Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

CÁC PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐƯỢC LỰA CHỌN TRONG VIỆC XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.28 KB, 29 trang )

CÁC PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐƯỢC
LỰA CHỌN TRONG VIỆC XUẤT KHẨU THỦY SẢN
PHẦN 1 CÁC PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU
1. XUẤT KHẨU TẠI CHỔ
1.1 Khái niệm:
Đây là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu ngay chính đất nước của mình để
thu ngoại tệ thông qua việc giao hàng bán cho các doanh nghiệp đang hoạt động
trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của phía nước ngoài; hoặc bán hàng sang
khu chế xuất đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
1.2 Đặc điểm:
+ Hợp đồng ký kết là hợp đồng ngoại thương.
+ Hàng hóa vật tư là đối tượng mua bán của hợp đồng không xuất khẩu ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam.
+ Các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan về xuất khẩu tại
chỗ ( mở tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ) và các thủ tục khác để hoàn thuế.
- Hợp đồng ký kết phải là hợp đồng ngoại thương,
- Nơi giao, nhận: Trong hợp đồng phải có điêu khoản quy định giao, nhận
hàng tại Việt Nam và ghi rõ tên, địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ.
- Phương thức thanh toán: trong hợp đồng phái có điều khoản quy định thanh
toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng.
- Đối tượng: là hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài, nhưng theo chỉ
định của thương nhân nước ngoài được giao cho DN khác tại Việt Nam.
- Các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan về xuất khẩu
tại chỗ.
1
- Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ phải báo cáo cơ quan
Thuế sở tại và cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ về tình
hình, số liệu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
- Về thuế GTGT: hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có thuế GTGT là 0%.
- Về thuế xuất khẩu: nộp theo quy định của Luật thuế xuất khẩu và biểu thuế
xuất khẩu hiện hành.


1.3 Ưu điểm:
+ Tăng kim ngạch xuất khẩu.
+ Giảm rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu.
+ Giảm chi phí kinh doanh xuất khẩu: chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm hàng
hóa, tiết kiệm chi phí xúc tiến để đưa sản phẩm tới tay nhà phân phối bán lẻ, người
tiêu dùng.
1.4 Hạn chế:
- Giá trị mang lại cho DN không cao.
- Thủ tục xuất khẩu khá phức tạp.
1.5 Điều kiện để doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu tại chỗ
- Các DN hoạt động có qui mô sản xuất vừa và nhỏ, không có vốn nhiều
để xúc tiến thương mại ở nước nhập khẩu nhằm nâng cao giá trị hàng hóa.
- Không đòi hỏi năng lực thương thuyết cao, rủi ro cũng không cao.
Thông thường xuất khẩu theo điều kiện nhóm E (ExW), nhóm F (FCA, FAS, FOB)
trong Incoterm nhưng không có hành động hổ trợ khách hàng ở nước nhập khẩu.
- Không bắt buộc DN có những hổ trợ về xúc tiến đối với sản phẩm ở
nước nhập khẩu nhằm đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
- Không đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Ngoại Thương cao đối
với nguồn nhân lực trong các hoạt động đàm phán, ký kết, khả năng Marketing ở
nước nhập khẩu, xuất khẩu ở dạng nguyên liệu không phải xây dựng thương hiệu.
2
Sơ đồ các bước quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu
nhập khẩu tại chỗ
Nguồn: Quyết định số : 153/2002/QĐ/BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban
hành quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và
mẫu tờ khai hàng hoá xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ
2. XUẤT KHẨU GIA CÔNG
2.1 Khái niệm:
Gia công xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó,
người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp : máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu

3
hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước; người nhận gia công trong
nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ
sản phẩm sẽ được giao cho người đạt gia công để nhận tiền gia công. Đây là hình
thức xấu khẩu mang lại kim ngạch ngoại tệ cho đất nước cả tỷ USD dưới dạng gia
công hàng may mặc, giày dép, đồ da...
2.2 Các hình thức gia công quốc tế:
a. Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm : Bên đặt gia công giao nguyên liệu
hoặc bán thành phẩm, (không chịu thuê quan) cho bên nhận gia công để chế biến
sản phẩm và sau thiời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi sản phẩm và trả phí gia
công.
b. Mua đứt, bán đoạn dựa trên HĐ mua bán dài hạn với Công ty nước
ngòai: Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thàn phẩm cho bên nhận gia
công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm. Trong trương hợp
này quyền sở hữu nguyên liệu, bán thnàh phẩm thuộc về bên nhận gia công. Vì vậy
khi nhập trở lại các bộ phận giá trị thực tế tăng thêm phải chịu thuế.
c. Kết hợp: Bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, bên nhận
gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ.
Bên cạnh các hình thức trên còn có hình thức gia công chuyển tiếp: là hình
thức sản phẩm gia công của hợp đồng gia công xuất khẩu này được sử dụng làm
nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công xuất khẩu tại Việt Nam (theo sự chỉ
định của bên đặt gia công ở nước ngoài)
2.3 Đặc điểm của xuất khẩu gia công
- Khi gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước
ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có
thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Có 3 hình thức gia công:
4
+ Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm: bên đặt gia công giao nguyên liệu
hoặc bán thành phẩm (không chịu thuế quan) cho bên nhận gia công để chế biến

sản phẩm. Sau thời gian sản xuất sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Thực
chất đây là hình thức “làm thuê” cho bên đặt gia công vì quyền sở hữu nguyên liệu
vẫn thuộc về bên này. Đây là hình thức gia công xuất khẩu chủ yếu vì công nghiệp
sản xuất nguyên phụ liệu của Việt Nam chưa phát triển, chưa có chất lượng.
+ Mua đứt, bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán dài hạn với nước ngoài:
bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công.
Sau thời gian sản xuất sẽ mua lại thành phẩm. Trường hợp này quyền sở hữu
nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công, do đó phải chịu
thuế quan dẫn đến giá trị thực tế sau khi nhập trở lại tăng thêm.Thực chất đây là
hình thức bên đặt gia công giao nguyên liệu, giúp đỡ kỹ thuật cho bên nhận gia
công và bao tiêu sản phẩm.
+ Kết hợp cả 2 hình thức trên: bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật
liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ.
Lưu ý: còn có hình thức gia công chuyển tiếp là hình thức sản phẩm gia công
của hợp đồng gia công xuất khẩu này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho
hợp đồng gia công xuất khẩu khác tại Việt Nam (theo sự chỉ định của bên đặt gia
công ở nước ngoài).
- Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương và có thể bao gồm các điều khoản nhất định.
- Nguyên liệu chủ yếu đựơc nhập khẩu từ nước đặt gia công. Nước nhận
gia công nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật…của nước này. Và nước đặt
gia công sẽ gởi kỹ thuật viên sang giám sát qúa trình sản xuất.
- Hàng hoá chủ yếu là để xuất khẩu chứ không để tiêu dùng nội địa
5
- Gia công xuất khẩu chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng, của khách
hàng nước ngoài. Khách hàng nước ngoài là người đưa ra kiểu, dáng, mẫu thíêt kế.
Bên nhận gia công sẽ thực hiện.
- Đặc điểm để phân biệt gia công xuất khẩu với các loại hình xuất khẩu
khác là vấn đề lợi nhuận hoạt động của công ty: Doanh thu của hoạt động gia công
xuất khẩu thực chất là tiền công trừ đi các chi phí gia công.

2.4 Ưu điểm:
- Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản
phẩm xuất khẩu.
- Vốn đầu tư cho sản xuất ít.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
- Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì; kinh nghiệm làm thủ tục
xuất khẩu; tích lũy vốn.
- Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh
doanh đều do phía đặt gia công nước ngoài lo.
- Đây là hình thức rất hợp với doanh nghiệp Việt nam vì các doanh nghiệp
vốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu về luât lệ và thị trường thế giới, chưa có thương
hiệu, kiểu dáng công nghiệp nỗi tiếng qua gia công xuất khẩu vẫn có thể thâm nhập
ở mức độ thị nhất định vào thị trường thế giới.
- Qua gia công XK, doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm tổ chức hàng
Xuất khẩu, kinh nghiệm làm thủ tục XK, tích lũy vốn….
- Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít vì đầu vào & đầu ra của quá trình kinh
doanh đều do phía đối tác nước ngoài đặt gia công lo.
-Đây là hình thức giải quyết công việc cho người lao động, thu ngoại tệ (Ở
khía cạnh nào đó, đây là hình thức XK lao động phổ thông tại chỗ).
6
2.4 Hạn chế:
- Tính bị động cao: vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công
phụ thuộc vào bên đặt gia công; phụ thuộc về thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt
gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm ...
- Một số trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để bán
máy móc mới hoặc đưa máy móc cũ, lạc hậu cho phiá Việt Nam, sau một thời gian
không có thị trường đặt gia công nữa, máy móc mới phải “đắp chiếu” gây lãng phí,
còn máy cũ thì gây ô nhiễm môi trường, ảnh hướng đến sức khỏe công nhân.
- Năng lực kinh doanh kém làm cho nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia
công lợi dụng quota phân bổ để đưa hàng vào thị trường ưu đãi hoặc đưa các nhãn

hiệu hàng hóa chưa đăng ký hoặc nhãn hiệu giả vào Việt Nam.
- Quản lý định mức gia công và thanh lý các hợp đồng gia công không tốt sẽ
là chỗ hở để đưa hàng hóa trốn thuế vào Việt Nam, gây khó khăn cho sản xuất kinh
doanh nội địa.
- Tình hình cạnh tranh trong gia công ở khu vực và nội địa ngày càng gay gắt
làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm, hậu quả: hiệu quả kinh doanh gia công
thấp, thu nhập của công nhân gia công ngày càng giảm sút.
- Hiệu qủa sản xuất thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền gia công, đơn giá
gia công thấp, ngày một giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn ggiữ những đơn vị
nhận gia công
- Tính phụ thuộc vào đối tác nước ngoài cao.
- Nếu chỉ áp dụng phương thức kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp khó có
thể xây dựng chiến lựơc phát triển ổn định và lâu dài vì doanh nghiệp không thể
xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, xây
dựng thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm……..
2.5 Điều kiện áp dụng:
- Phù hợp với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường.
7
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, chưa có thương hiệu nổi tiếng.
- Các doanh nghiệp lớn thực hiện gia công xuất khẩu để nâng cao hiệu quả
sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của mình song song với tiến hành xuất khẩu tự
doanh.
3. XUẤT KHẨU ỦY THÁC
3.1 Khái niệm:
Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ thương mại thông
qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác và được hưởng phí trên
việc xuất khẩu đó.
3.2 Đặc điểm:
Bên được uỷ thác mua bán hàng hóa là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng
phù hợp với hàng hóa được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hóa theo những

điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác.
Bên uỷ thác mua bán hàng hóa là doanh nghiệp giao cho bên được uỷ thác
thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và phải trả phí uỷ thác.
Bên được uỷ thác không được uỷ thác lại cho bên thứ 3 thực hiện hợp đồng
uỷ thác mua bán hàng hóa đó ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản
của bên uỷ thác.
Bên được uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hóa của nhiều bên uỷ
thác khác nhau.
3.3 Ưu điểm:
+ Ở khía cạnh nào đó tăng tiềm năng kinh doanh xuất khẩu cho công ty nhận
ủy thác :duy trì khách hàng ,thị trường …
+ Phát triển hoạt động thương mại dịch vụ tăng thu nhập cho doanh nghiệp .
+ Tạo việc làm cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
8
3.4 Hạn chế:
+ Có thể tham gia vào các tranh chấp thương mại
+ Bên đi ủy thác xuất khẩu không thực hiện tốt các nghĩa vụ :thủ tục và thuế
xuất khẩu …bên nhận ủy thác chịu trách nhiệm liên đới .
+ Để giảm thiểu tranh chấp thương mại có liên quan đến hoạt động ủy thác
,các bên đi ủy thác và bên nhận ủy thác xuất khẩu nên ký một hợp đồng ủy thác
xuất khẩu.
3.5 Điều kiện áp dụng:
Đối với bên uỷ thác:
Có đăng ký kinh doanh hợp pháp và hoặc có giấy phép kinh doanh XNK. Có
hạn ngạch hoặc chỉ tiêu xuất khẩu nếu uỷ thác xuất khẩu những hàng hoá thuộc hạn
ngạch hoặc kế hoạch định hướng. Được cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn
bản đối với những mặt hàng xuất nhập chuyên ngành. Có khả năng thanh toán hàng
hoá xuất khẩu uỷ thác
Đối với bên nhận uỷ thác:
Có giấy phép kinh doanh xuất khẩu. Có ngành hàng phù hợp với hàng hoá

nhận xuất khẩu uỷ thác.
Phạm vi:
Uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu những mặt hàng không thuộc diện Nhà
nước cấm xuất khẩu. Bên uỷ thác chỉ được uỷ thác xuất khẩu những mặt hàng nằm
trong phạm vi kinh doanh đã được quy định trong đăng ký kinh doanh hoặc trong
giấy phép kinh doanh XK. Bên uỷ thác có quyền lựa chọn bên nhận uỷ thác có đủ
điều kiện theo quy định trên để ký hợp đồng uỷ thác.
Nghĩa vụ và trách nhiệm:
Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường,
giá cả, khách hàng, có liên quan đến đơn hàng uỷ thác xuất khẩu. Bên uỷ thác và
bên nhận uỷ thác thương lượng và ký hợp đồng uỷ thác. Quyền lợi, nghĩa vụ và
9
trách nhiệm của hia bên do hai bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng. Bên uỷ
thác thanh toán cho bên nhận uỷ thác phí uỷ thác và các khoản phí tổn phát sinh khi
thực hiện uỷ thác.
Trách nhiệm pháp lý:
Các bên tham gia hoạt động xuất khẩu uỷ thác phải nghiêm chỉnh thực hiện
những quy định của hợp đồng uỷ thác xuất khẩu do các bên tham gia đã ký và các
quy định của pháp luật. Việc tranh chấp giữa các bên sẽ được giải quyết trên cơ sở
thương lượng; nêu thương lượng không đi đến kết quả , thì sẽ đưa ra Toà Kinh tế.
Phán quyết theo thủ tục tố tụng của Toà án Kinh tế là kết luận cuối cùng bắt buộc
các bên phải thi hành.
 Những lưu ý khi thực hiện xuất khẩu ủy thác:
- Các điều 17-20 Nghị định 12/2006/N-CP ngày 23/01/2006 qui định về
chi tiết thi hành Luật thương mại Việt:
- Thương nhân được ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu,
nhập khẩu hoặc được nhận ủy thác xuất khẩu các loại hàng hóa trừ trường hợp
danh mục cấm xuất khẩu , tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh mục cấm
nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
- Đối với những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép thì bên

ủy thác hoặc bên nhận ủy thác có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp
đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác.
- Các tổ chức, cá nhân Việt Nam không phải thương nhân trên cơ sở
hợp đồng ký kết theo qui định của pháp luật được ủy thác xuất khẩu,
nhậpkhẩu hàng hóa phục vụ nhu cầu của tổ chức, cá nhân đó, trừ hàng hóa thuộc
danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục
nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
10
- Quyền lợi và nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác xuất khẩu,
nhập khẩu do các bên tự thoả thuận trong hợp đồng ủy thác, nhận ủy thácxuất khẩu,
nhập khẩu.
 Quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong xuất khẩu ủy
thác:
 Bên nhận ủy thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu:
Quyền:
- Yêu cầu bên ủy thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực
hiện hợp đồng ủy thác.
- Nhận phí ủy thác theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác.
- Yêu cầu bên nhận ủy thác bồi thường thiệt hại do họ gây ra.
Nghĩa vụ:
- Thực hiện mua bán hàng hóa theo hợp đồng ủy thác.
- Thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực
hiện hợp đồng ủy thác. Trong trường hợp có chỉ dẫn của bên ủy thác thì bên được
ủy thác phải tuân theo chỉ dẫn đó.
- Bảo quản, giữ gìn tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng ủy
thác.
- Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp
đồng ủy thác.
- Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác.
 Đối với bên xuất khẩu hoặc nhập khẩu:

Quyền:
- Yêu cầu bên nhận ủy thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp
đồng ủy thác.
- Khiếu nại đòi bên được ủy thác bồi thường thiệt hại do họ gây ra.
11

×