Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tài liệu tin học ứng dụng 1 (khối Công nghệ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 41 trang )


TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG NINH
KHOA TỰ NHIÊN
o0o

UB122012
2
Mục lục
PHẦN I: CẤU TRÚC MÁY TÍNH 3
1. Các khái niệm cơ bản 3
2. Cấu trúc máy tính 3
PHẦN II: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH 4
1. Thiết bị nội vi 4
1.1. Vỏ máy (Case) 4
1.2. Bộ nguồn (Power Supply) 4
1.3. Bảng mạch chính (Mainboard) 7
1.5. CPU (Central Processing Unit) - Đơn vị xử lý trung tâm 19
2. Thiết bị ngoại vi 20
PHẦN III: TÌM HIỂU VỀ ĐĨA MỀM, FLASH DISK, ĐĨA CỨNG VÀ Ổ SSD
21
1. Đĩa mềm 21
2. Flash Disk (USB) 24
3. Ổ cứng (HDD - Hard Disk Drive) 26
3.1. Lịch sử phát triển 26
3.2. Cấu tạo 29
3.3. Cách tổ chức logic của đĩa cứng 31
3.4. Định dạng đĩa 32
3.5. Các thông số về thời gian trong ổ đĩa cứng 33
3.6. Bộ nhớ đệm 34
3.7. Tốc độ quay của ổ đĩa cứng 34
3.8. Chuẩn giao tiếp 35


4. Ổ SSD (Solid State Drive) 39
2
PHẦN I: CẤU TRÚC MÁY TÍNH
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Phần cứng (Hardware)
Phần cứng là chỉ phần thiết bị vật lý của máy tính như: vi mạch, bản mạch
in, dây cáp nối mạch điện, bộ nhớ, màn hình, máy in, thiết bị đầu cuối, nguồn…
Phần cứng thực hiện các chức năng xử lý thông tin cơ bản ở mức thấp nhất tức
là các tín hiệu nhị phân.
1.2. Phần mềm (Software)
Là các chương trình được thiết kế chứa các mã lệnh giúp phần cứng làm
việc phục vụ nhu cầu người sử dụng. Phần mềm được lưu trữ trong các thiết bị
lưu trữ.
Phần mềm chia làm 2 loại:
• Phần mềm hệ thống (System Softwares): bao gồm các hệ điều hành điều
khiển, quản lý phần cứng và phần mềm ứng dụng; các trình điều khiển
trình thiết bị (driver).VD: Microsoft Windows, Mac OS, Linux…
• Phần mềm ứng dụng (Application Softwares): là các phần mềm chạy
trên nền các hệ điều hành để giúp người sử dụng thao tác với máy tính.
VD: Microsoft Office, Unikey, Autocad…
1.3. Phần sụn (Firmware)
Là phần chương trình BIOS dùng để điều khiển quá trình khởi động máy,
thiết lập cấu hình máy, kiểm tra máy và thực hiện các lệnh vào ra cơ bản nhất.
Phần nhão thường gắn chặt với phần cứng. Phần mềm hệ thống và ứng dụng
không phụ thuộc vào phần cứng cụ thể.
2. Cấu trúc máy tính
- Thiết bị nhập (Input Devices): là những thiết bị nhập dữ liệu vào máy tính
như bàn phím, chuột, máy quét,
- Thiết bị xử lý (Processing Devices): là những thiết bị xử lý dữ liệu bao
gồm bộ vi xử lý, bo mạch chủ.

- Thiết bị lưu trữ (Stogare Devices): là những thiết bị dùng để lưu trữ dữ
liệu bao gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
+ Bộ nhớ trong bao gồm bộ nhớ chỉ đọc ROM, bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên
RAM.
+ Bộ nhớ ngoài bao gồm ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD, DVD, USB, thẻ nhớ và
các thiết bị lưu trữ khác.
- Thiết bị xuất (Output Devices): là những thiết bị hiển thị và xuất dữ liệu
từ máy tính. Thiết bị xuất bao gồm màn hình, máy chiếu, máy in
THIẾT BỊ NHẬP ⇔
THIẾT BỊ XỬ LÝ
⇔ THIẾT BỊ XUẤT

THIẾT BỊ LƯU TRỮ
2
PHẦN II: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH
1. Thiết bị nội vi
1.1. Vỏ máy (Case)
Là giá đỡ để gắn các bộ phận khác của máy và
bảo vệ các thiết bị khỏi bị tác động bởi môi trường.
Người ta phân biệt hai case chính: AT và ATX dựa
theo nguồn lắp trong nó. Hiện nay chủ yếu sử dụng
loại vỏ ATX. Case thường có nguồn kèm theo nó
phải phù hợp với yêu cầu của Mainboard, từ nguồn
điện đến kích thước.
Phía trước vỏ máy gồm: phím bật nguồn
Power on, phím Reset, đèn power và đèn HDD.
Các khoang để lắp ổ đĩa mềm, đĩa cứng, CD …
Phía sau case là ổ cắm nguồn, quạt gió, các
connector song song, nối tiếp, USB, các khe để cắm
card mở rộng, ổ cắm keyboard, chuột. Phía trong

gồm khoang rộng để gá Mainboard, các khoang
trên-sau để gá nguồn, các khoang trên-trước gá các
ổ đĩa.
1.2. Bộ nguồn (Power Supply)
Nguồn cung cấp cho máy vi tính là hộp kim loại,
đầu vào là điện 220V hoặc 110V. Đầu ra là các nguồn
khác nhau cung cấp cho Mainboard và các ổ đĩa.
Trong nguồn có lắp quạt làm mát máy. Nguồn máy
PC hoạt động theo nguyên tắc switching nên gọn, nhẹ.
Có hai loại nguồn AT và ATX. Nguồn AT không điều
khiển tắt được, không có điện +3.3V cung cấp cho
CPU. Nguồn ATX có thể tắt được bằng phần mềm và
có nguồn +3.3V cung cấp trực tiếp cho CPU.
Nguồn ATX có một cáp nối gồm 20
pin như hình vẽ bên. Cáp nối với các ổ
đĩa là cáp gồm 4 pin như hình vẽ.
2
Nguồn ATX có hai phần là nguồn cấp trước (Stanby) và nguồn chính
(Main Power)
- Khi ta cắm điện AC 220V cho bộ nguồn, nguồn Stanby hoạt động ngay
và cung cấp xuống Mainboard điện áp 5V STB, điện áp này sẽ cung cấp cho
mạch khởi động nguồn trên Chipset nam và IC-SIO (nguồn chính chưa hoạt
động khi ta chưa bấm công tắc)
- Khi ta bấm công tắc => tác động vào mạch khởi động trong Chipset nam
=> Chipset đưa ra lệnh P.ON => cho đi qua IC- SIO rồi đưa ra chân P.ON của
rắc cắm lên nguồn ATX (chân P.ON là chân có dây mầu xanh lá cây), khi có
lệnh P.ON (= 0V) => nguồn chính Main Power sẽ hoạt động.
- Khi nguồn chính hoạt động => cung cấp xuống Mainboard các điện áp
3,3V (qua các dây mầu cam), 5V (qua các dây mầu đỏ), 12V (qua các dây mầu
vàng), -5V qua dây mầu trắng và -12V qua dây mầu xanh lơ.

Rắc 4 chân cấp nguồn 12V cho mạch VRM
• Các dây mầu đen : Mass
• Các dây mầu cam : 3,3V
• Các dây mầu đỏ : 5V
• Các dây mầu vàng : 12V
• Dây mầu tím : 5V STB (cấp trước)
• Dây mầu trắng : - 5V
2
• Dây mầu xanh lơ: -12V
• Dây mầu xanh lá cây: P.ON (lệnh mở nguồn)
Khi P.ON = 0V là mở nguồn chính
Khi P.ON > 0V là tắt nguồn chính
• Dây màu xám là chân P.G (Power Good - báo nguồn tốt)
Các dây cùng mầu có cùng điện áp, trên nguồn ATX chúng xuất phát từ
một điểm, tuy nhiên nhà sản xuất vẫn chia ra làm nhiều sợi với mục đích để tăng
diện tích tiếp xúc trên các rắc cắm, đồng thời giảm thiểu được các trục trặc do
lỗi tiếp xúc gây ra
@ Các mạch ổn áp trên Mainboard.
* Các điện áp cấp trực tiếp đến linh kiện (không qua ổn áp)
Trên Mainboard có một số linh kiện sử dụng trực tiếp nguồn điện từ nguồn
ATX tới mà không qua mạch ổn áp, đó là các linh kiện:
- IC Clock gen (tạo xung Clock) sử dụng trực tiếp nguồn 3,3V
- Chipset nam sử dụng trực tiếp các điện áp 3,3V , 5V và 5V STB
- IC-SIO sử dụng trực tiếp nguồn 3,3V và 5V STB
(Các linh kiện sử dụng trực tiếp nguồn điện từ nguồn ATX hay bị sự cố khi
ta sử dụng nguồn ATX kém chất lượng)
* Các mạch ổn áp:
- Các linh kiện như CPU, RAM, Card Video và Chipset bắc chúng thường
chạy ở các mức điện áp thấp vì vậy chúng thường có các mạch ổn áp riêng để hạ
áp từ các nguồn 3,3V, 5V hoặc 12V xuống các mức điện áp thấp từ 1,3V đến

2,5V.
# Mạch VRM (Vol Regu Module - Modun ổn áp):
- VRM là mạch ổn áp nguồn cho CPU, mạch này có chức năng biến đổi
điện áp 12V xuống khoảng 1,5V và tăng dòng điện từ khoảng 2A lên đến 10A
để cung cấp cho CPU
- Trên các Mainboard Pen3 thì mạch VRM biến đổi điện áp từ 5V xuống
khoảng 1,7V cấp cho CPU
# Mạch Regu_Chipset (mạch ổn áp cho chipset)
- Là mạch ổn áp nguồn cấp cho các Chipset, các Chipset nam và bắc của
Intel thường sử dụng điện áp chính là 1,5V các Chepset VIA thường sử dụng
điện áp khoảng 3V.
# Mạch Regu_RAM (mạch ổn áp cho RAM)
- Với thanh SDRAM trên hệ thống Pentium 3 sử dụng 3,3V thì không cần
ổn áp
- Thanh DDR sử dụng điện áp 2,5V; thanh DDR2 sử dụng 1,8V và thanh
DDR3 sử dụng 1,5V vì vậy chúng cần có mạch ổn áp để giảm áp xuống điện áp
thích hợp.
* Phân tích sơ đồ mạch cấp nguồn trên Mainboard
- Khi cắm điện, phần nguồn STANBY trên nguồn ATX hoạt động => cung
cấp 5V STB xuống Mainboard qua sợi dây mầu tím của rắc nguồn.
2
- Khi bấm công tắc => mạch khởi động trên Mainboard đưa ra lệnh P.ON =
0V điều khiển cho nguồn chính hoạt động, nguồn chính chạy => cung cấp
xuống Mainboard các điện áp: 3,3V 5V và 12V, và một số nguồn phụ như -5V
và -12V
- Nguồn 3,3V cấp trực tiếp cho IC tạo xung Clock, Chipset nam, BIOS và
IC-SIO - đồng thời đi qua mạch ổn áp hạ xuống 1,5V cấp cho các Chipset (Intel)
hoặc hạ xống 3V cấp cho các chipset VIA.
- Nguồn 12V đi qua mạch ổn áp VRM hạ xuống điện áp khoảng 1,5V cấp
cho CPU

- Nguồn 5V đi cấp cho Chipset và các Card mở rộng trên khe PCI , giảm áp
xuống 2,5V qua mạch ổn áp để cấp nguồn cho RAM
* Hoạt động mở nguồn trên Mainboard Quá trình điều khiển nguồn trên
Mainboard
Chú thích quá trình điều khiển nguồn:
- Khi cắm điện, nguồn STANBY hoạt động trước cung cấp điện áp 5V
STB cho mạch khởi động trên Chipset nam và IC- SIO
- Khi bật công tắc, từ Chipset nam đưa ra lệnh mở nguồn P.ON, lệnh này
đưa qua IC-SIO rồi đưa đến chân P.ON của rắc cấp nguồn cho Mainboard (qua
dây mầu xanh lá) để lên điều khiển cho nguồn chính Main Power hoạt động.
- Nguồn chính họat động cho ra các điện áp chính là:
* 3,3V - Cấp trực tiếp cho các IC như Chipset nam, SIO và Clock gen
đồng thời đi qua mạch ổn áp Regu để cấp nguồn chính 1,5V cho hai Chipset
* 5V cấp trực tiếp đến Chipset nam, và cấp cho các Card mở rộng PCI
* 12V cấp cho mạch ổn áp VRM để giảm áp xuống khoảng 1,5V cấp
nguồn cho CPU
- Nếu mạch VRM hoạt động tốt (không có sự cố) nó sẽ cho ra nguồn
VCORE (1,5V) cấp cho CPU đồng thời cho tín hiệu VRM_GD (VRM_Good)
báo về Chipset nam, đây là tín hiệu bảo vệ, nếu có tín hiệu này báo về, Chipset
nam hiểu là CPU đã sẵn sàng hoạt động và Chipset sẽ cho ra tín hiệu RESET để
khởi động máy.
1.3. Bảng mạch chính (Mainboard)
Là bảng mạch lớn nhất trong máy vi tính. Mainboard có chức năng liên kết
và điều khiển các thành phần được cắm vào nó. Đây là cầu nối trung gian cho
quá trình giao tiếp của các thiết bị được cắm vào Mainboard. Điều khiển tốc độ
và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị.
Mainboard có hai dạng chủ yếu là AT và ATX. Hiện nay chủ yếu là dùng
ATX. ATX có ưu điểm:
- Đa số các Connector LPT1, COM, USB, PS2 được hàn trực tiếp từ
Mainboard nên lắp ráp dễ dàng, nhanh.

- Nguồn cải tiến: có nguồn +3.3V cung cấp cho CPU hiện đại, và có thể tắt
mở theo chương trình. Nhờ tính năng này, BIOS trên Mainboard có thể liên tục
kiểm tra nhiệt độ của CPU, nếu quá nhiệt thì sẽ điều khiển để tắt máy, bảo vệ
CPU.
2
Mainboard là tấm mạch in nhiều lớp trên đó tích hợp nhiều thành phần
quan trọng của máy vi tính: socket cắm CPU, socket cắm bộ nhớ, bộ nhớ cache,
slot loại ISA, slots PCI để cắm các card mở rộng như card mạng, modem, slot
AGP để cắm card màn hình AGP. Mainboard có các cổng I/O để nối với thiệt bị
ngoại vi: LPT1, COM1, COM2, USB. Mainboard có các đầu để cắm nguồn, các
tín hiệu cho phím nguồn, đèn LED …
2
@@ Bộ nhớ Cache : Là bộ nhớ đệm nằm giữa bộ nhớ RAM và CPU
nhằm rút ngắn thời gian lấy dữ liệu trong lúc CPU xử lý, có hai loại Cache là
Cache L1 và Cache L2. Với các máy Pentium 2 Cache L1 nằm trong CPU còn
Cache L2 nằm ngoài CPU Từ các máy Pentium 3 và 4 Cache L1 và L2 đều
được tích hợp trong CPU. Không như bộ nhớ RAM, bộ nhớ Cache được làm từ
RAM tĩnh có tốc độ nhanh và giá thành đắt
Đa số các mạch điều khiển trên Mainboard nằm trong con chip có tên là
Chipsets. Nó là vi mạch điều khiển các luồng thông tin bên trong máy vi tính.
Chipsets sẽ quyết định Mainboard hỗ trợ được loại CPU nào, loại bộ nhớ nào,
loại BUS nào mà Mainboard có thể có. Khi muốn bổ sung công nghệ mới thì
phải thiết kế loại Chipsets mới cho Mainboard. Ví dụ như sử dụng tốc độ bus
cao hơn, nhiều bus hơn, sử dụng loại RAM mới, cải tiến IDE …phải sử dụng
chipsets mới trên Mainboard. Một số nhà cung cấp các loại chipsets nổi tiếng:
Intel, SiS, ViA, Ali. Intel là nhà cung cấp chipsets hàng đầu cho Mainboard loại
Pentium. Ví dụ một số chipsets: 82420TX, SiS630, 82440LX, i810, i820, i825,
i845D. Bảng sau so sánh một số chipset cho Pentium 4.
Intel 850E Intel 845E Intel 845G
VIA

P4X333
SiS645DX
North Bridge i82850E i82645E i82645G VT8754 SiS645DX
Processor bus 400MHz/533MHz Quad Pumped Bus (4.3GB/sec / 3.2GB/sec)
2
Processor
interface
Socket478
Memory type
Dual-
channel
PC800
RDRAM
PC2100
PC1600
DDR
SDRAM
PC2100
PC1600
DDR
SDRAM
PC133
SDRAM
PC2700
PC2100
PC1600
DDR
SDRAM
PC2700
PC2100

PC1600
DDR
SDRAM
Unofficially
supported
memory type
Dual-
channel
PC1066
RDRAM
-
PC2700
DDR
SDRAM
-
DDR400
SDRAM
Max. memory
bus bandwidth
3.2GB/sec
(4.3GB/sec)
2.1GB/sec
2.1GB/sec
(2.7GB/sec)
2.7GB/sec
2.7GB/sec
(3.2GB/sec)
Max. memory
size
2GB

4 RIMM
slots
2GB
2 DDR
DIMM slots
2GB
2 DDR
DIMM slots
4GB
4 DDR
DIMM slots
3GB
3 DDR
DIMM slots
ECC support + + - + -
AGP 4x/8x +/- +/- +/- +/+ +/-
Integrated
graphics core
- - + - -
Inter-Bridge
bus
Hub Link
1.0
(266MB/se
c)
Hub Link
1.5
(266MB/sec
)
Hub Link

1.5
(266MB/sec
)
V-Link 8x
(533MB/sec
)
MuTIOL
(533MB/sec
)
South Bridge i82801BA i82801DB i82801DB VT8235 SiS691B
Max. number
of PCI Master
5 6 6 5 6
ATA-100/ATA-
133 support
+/- +/- +/- +/+ +/+
AC'97 + + + + +
CNR/ACR/AM
R support
+/-/+ +/-/+ +/-/+ +/+/+ +/+/+
10/100Mbit
LAN
+ + + + +
USB 1.1 ports 4 6 6 6 6
2
USB 2.0 ports - + + + -
IEEE1394
ports
- - - - -
2

- Mainboard có 2 IC quan trọng là Chipset cầu bắc và Chipset cầu nam,
chúng có nhiệm vụ là cầu nối giữa các thành phần cắm vào Mainboard như nối
giữa CPU với RAM, giữa RAM với các khe mở rộng PCI v v
- Giữa các thiết bị này thông thường có tốc độ truyền qua lại rất khác nhau
còn gọi là tốc độ Bus.
@@ Bus: Đây là tốc độ tryền dữ liệu giữa thiết bị với các Chipset
Thí dụ : Tốc độ truyền dữ liệu giữa CPU với Chipset cầu bắc chính là tốc
độ Bus của CPU, tốc độ truyền giữa RAM với Chipset cầu bắc gọi là tốc độ Bus
của RAM ( thường gọi tắt là Bus RAM ) và tốc độ truyền giữa khe AGP với
Chipset là Bus của Card Video AGP
- 3 đường Bus là Bus của CPU, Bus của RAM và Bus của Card AGP có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với một Mainboard vì nó cho biết Mainboard thuộc
thế hệ nào và hỗ trợ loại CPU, loại RAM và loại Card Video nào ?
+ Thí dụ trên một Mainboard Pentium 4, tốc độ dữ liệu ra vào CPU là
533MHz nhưng tốc độ ra vào bộ nhớ RAM chỉ có 266MHz và tốc độ ra vào
Card Sound gắn trên khe PCI lại chỉ có 66MHz .
@ Giả sử ta nghe một bản nhạc MP3, đầu tiên dữ liệu của bản nhạc được
nạp từ ổ cứng lên bộ nhớ RAM sau đó dữ liệu được xử lý trên CPU rồi lại tạm
thời đưa kết quả xuống bộ nhớ RAM trước khi đưa qua Card Sound ra ngoài,
toàn bộ hành trình của dữ liệu di chuyển như sau :
• Dữ liệu đọc trên ổ cứng truyền qua cổng IDE với vận tốc 33MHz đi qua
Chipset cầu nam đổi vận tốc thành 133MHz đi qua Chipset cầu bắc vào bộ nhớ
RAM với vận tốc 266MHz, dữ liệu từ RAM được nạp lên CPU ban đầu đi vào
Chipset bắc với tốc độ 266MHz sau đó đi từ Chipset bắc lên CPU với tốc độ
533MHz , kết quả xử lý được nạp trở lại RAM theo hướng ngược lại, sau đó dữ
liệu được gửi tới Card Sound qua Bus 266MHz của RAM, qua tiếp Bus
133MHz giữa hai Chipset và qua Bus 66MHz của khe PCI
=> Như vậy ta thấy rằng 4 thiết bị có tốc độ truyền rất khác nhau là:
+ CPU có Bus (tốc độ truyền qua chân) là 533MHz
+ RAM có Bus là 266MHz

+ Card Sound có Bus là 66MHz
+ Ổ cứng có Bus là 33MHz
đã làm việc được với nhau thông qua hệ thống Chipset điều khiển tốc độ Bus.
1.3.1. Đế cắm CPU
- Giúp bộ vi xử lý gắn kết với Mainboard.
Giao tiếp với CPU có 2 dạng khe cắm (slot) và chân cắm (socket):
+ Dạng khe cắm là một rãnh dài nằm ở khu vực giữa Mainboard dùng cho
PII, PIII đời cũ. Hiện nay hầu như người ta không sử dụng dạng khe cắm.
+ Dạng chân cắm (socket) là một khối hình vuông gồm nhiều chân. Hiện
nay đang sử dụng socket 370, 478, 775 tương ứng với số chân của CPU
2
1.3.2. AGP Slot (Accelerated Graphic Port)
- Cổng tăng tốc đồ hoạ , đây là cổng giành riêng cho Card Video có hỗ trợ
đồ hoạ, tốc độ Bus thấp nhất của khe này đạt 66MHz <=> 1X.
• 1X = 66 MHZ (Cho máy Pentium 2 & Pentium 3)
• 2X = 66 MHz x 2 = 133 MHz (Cho máy Pentium 3)
• 4X = 66 MHz x 4 = 266 MHz (Cho máy Pentium 4)
• 8X = 66 MHz x 8 = 533 MHz (Cho máy Pentium 4)
• 16X = 66 MHz x 16 = 1066 MHz (Cho máy Pentium 4)
Lưu ý: Đối với những Mainboard có card màn hình tích hợp thì có thể có
hoặc không có khe AGP. Khi đó khe AGP chỉ có tác để nâng cấp card màn hình
bằng card rời nếu cần thiết để thay thế card tích hợp trên Mainboard.
 Card màn hình - VGA (Video Graphic Adapter)
Công dụng: là thiết bị giao tiếp giữa màn hình và Mainboard.
Đặc trưng: Dung lượng, biểu thị khả năng xử lý hình ảnh tính bằng MB
(4MB, 8MB, 16MB, 32MB, 64MB, 128MB, 256MB, 512MB, 1.2 GB )
Nhận dạng: card màn hình tùy loại có thể có nhiều cổng với nhiều chức
năng, nhưng bất kỳ card màn hình nào cũng có một cổng màu xanh đặc trưng
như hình trên để cắm dây dữ liệu của màn hình.
• Dạng card rời: cắm khe AGP, hoặc PCI

• Dạng tích hợp trên mạch (onboard)
1.3.3. RAM Slot
- Dùng để cắm RAM vào Mainboard.
- Khe cắm RAM luôn có cần gạt ở 2 đầu.
Lưu ý: Tùy vào loại RAM (SDRAM, DDRAM, RDRAM) mà giao diện khe
cắm khác nhau.
1.3.4. PCI Slot (Peripheral Component Interconnect)
- Dùng để cắm các loại card như card mạng, card âm thanh…
- Khe màu trắng nằm ở phía trên Mainboard.
1.3.5. IDE header (Intergrated Drive Electronics)
- Là đầu cắm 40 chân, có đinh trên Mainboard để cắm các loại ổ cứng, CD.
Mỗi Mainboard thường có 2 IDE trên Mainboard:
• IDE1: chân cắm chính, để cắm dây cáp nối với ổ cứng chính
Socket370 trong các máy
Pentium 3
2
• IDE2: chân cắm phụ, để cắm dây cáp nối với ổ cứng thứ 2 hoặc các
ổ CD, DVD
Lưu ý: Dây cắp cắm ổ cứng dùng được cho cả ổ CD, DVD vì 2 IDE hoàn
toàn giống nhau.
1.3.6. ROM BIOS
Đây là bộ nhớ chỉ đọc được các nhà sản xuất Mainboard nạp sẵn các
chương trình phục vụ các công việc :
** Khởi động máy tính và kiểm tra bộ nhớ RAM, kiểm tra Card Video,
bộ điều khiển ổ đĩa, bàn phím
** Tìm hệ điều hành và nạp chương trình khởi động hệ điều hành.
** Cung cấp chương trình cài đặt cấu hình máy (CMOS Setup). Khi bạn
vào chương trình CMOS Setup, phiên bản Default của cấu hình máy được khởi
động từ BIOS, sau khi bạn thay đổi các thông số và Save lại thì các thông số
mới được lưu vào RAM CMOS và được nuôi bằng nguồn Pin 3V.

@@ RAM CMOS là một bộ nhớ nhỏ được tích hợp trong South Bridge.
Bộ nhớ RAM CMOS được chế tạo theo công nghệ CMOS nên tiêu tốn rất ít
năng lượng. Nó được nuôi bởi một pin khô trên Mainboard. Mặc dù dung lượng
nhỏ nhưng nó giữ thông tin quan trọng về cấu hình hệ thống cần thiết cho quá
trình POST và BIOS. Các thông tin đó gồm: chủng loại FDD và HDD sử dụng
trong máy; bàn phím; loại CPU, bộ nhớ cache, các giá trị khởi động chipset,
RAM, thời gian, trình tự khởi động máy …
Để cung cấp thông tin cho RAM CMOS ta phải chạy chương trình BIOS
Setup. Để gọi chương trình Setup ta phải ấn phím Del ngay sau khi bật máy PC.
Khi ra khỏi Setup ta ấn Esc và ấn “Y” nếu muốn thay đổi cấu hình ghi trong
RAM CMOS. Nói chung không nên thay đổi nếu không thật cần thiết. Một số
thay đổi hay sử dụng là: Password, loại HDD, trình tự khởi động … Các nhà
sản xuất Mainboard thường thiết lập một giá trị chuẩn cho RAM CMOS nên khi
cần có thể quay về điểm xuất phát bằng cách thiết lập chế độ mặc định
(default).
@@ POST (Power On Self Test) - QUÁ TRÌNH KHỞI ĐỘNG VÀ KIỂM
TRA CỦA MÁY TÍNH
Quá trình POST máy như sau:
Đầu tiên là máy tính được "nuôi" bởi bộ nguồn gọi là nguồn cấp trước và
nguồn 5VSTB có giá trị là 5V, được cho ra ở chân xanh là cây và chân tím của
bộ nguồn. Khi bật công tắc còn gọi là switch nguồn thì nguồn sẽ mở, lúc đó
nguồn sẽ chờ đợi Mainboard gởi về 1 tín hiệu gọi là tín hiệu PowerGood để xác
nhận là bộ nguồn hoạt động tốt, tín hiệu PowerGood được truyền trên dây màu
xám, nếu khi bật nguồn mà dây này ko có điện áp thì chứng tỏ phần nguồn có
vấn đề. Khi nguồn đã hoạt động tốt thì các điện áp sẽ được cấp ra các pin nối
trên Main của bộ nguồn. Sau đó Mainboard sẽ kiểm tra các bit địa chỉ của CPU
(thường đối với những Main Intel, nếu không có CPU thì nguồn sẽ không switch
2
được). Tiếp theo CPU sẽ kiểm tra các thông số của Mainboard tại BIOS. Sau đó
kiểm tra các bit địa chỉ trên RAM và cuối cùng là card màn hình. Khi Card màn

hình đã kiểm tra hoàn tất thì mà hình sẽ hiện lên các dòng thông số về card màn
hình, CPU, RAM, và tới các thiết bị lưu trữ ngoài. Ta cũng có thể theo dõi quá
trình POST bằng card test Main hoặc nhận biết các tín hiệu bằng âm thanh.
Các phần của quá trình POST
+ Sau khi được cấp nguồn, công việc đầu tiên CPU đi thực thi là nó sẽ tiến
hành đi đọc ROM BIOS. Như vậy lúc này có thể nói ROM BIOS đóng vai trò là
người dẫn đường đầu tiên cho CPU trong quá trình khởi động .
Thực chất trong ROM BIOS sẽ mang một đoạn chương trình và yêu cầu
CPU phải tiến hành thực thi đoạn chương trình này ở mỗi lần khởi động máy.
Lúc này CPU sẽ lần lượt thực hiện các lệnh trong ROM BIOS theo từng bước
sau:
- Tiến hành kiểm tra các thiết bị cơ bản nhất trên hệ thống để xem tình
trạng làm việc của các thiết bị này đã sẳn sàng chưa. Các thiết bị cơ bản này sẽ
bao gồm: RAM ,HDD ,VGA ,các bộ chipset và Mainboard Trong quá trình
kiểm tra từng thiết bị ,nếu tốt nó sẽ kiểm tra thiết bị kế tiếp, nhưng nếu gặp sự
cố trong giai đọan này thì hoặc là máy sẽ treo luôn, không có hình ảnh âm
thanh gì, hoặc là máy sẽ dùng tín hiệu báo lỗi âm thanh để thông báo cho ta
biết . Lúc ày chưa thể hiện hình được vì CPU chưa đọc ROM màn hình (ROM
video).
- Khi kiểm tra RAM trong giai đoạn này thì thông thường ta sẽ gặp một số
lỗi như sau: Nếu ta gắn RAM sai Bank thì máy sẽ không lên hình ảnh và không
báo lỗi gì cả, nhưng nếu ta gắn RAM lỏng chân hay RAM hư thì máy sẽ dùng tín
hiệu âm thanh báo lỗi cho ta biết và thông thường mã âm thanh báo lỗi của
RAM là nó sẽ bip từng tiếng ngắn và liên tục nhau .
- Khi kiểm tra đĩa cứng thì thông thường ta cũng sẽ gặp một số lỗi sau:
Nếu ta gắn 1 đĩa cứng bị hư, gắn lỏng dây hoặc set Jumper đĩa cứng sai thì
chẳng ảnh hưởng gì cả, máy vẫn làm việc bình thường chỉ có ta không thể
detect được đĩa cứng đó trong CMOS mà thôi và tất nhiên cũng chẳng thể vào
Win được .
- Khi kiểm tra VGA: Nếu ta gắn VGA tốt, bình thường thì không có chuyện

gì xảy ra cả, nhưng nếu ta gắn VGA bị hư hay chưa gắn thì lúc này máy sẽ phát
tín hiệu báo lỗi và tín hiệu này sẽ là một tiếng bip kéo dài và 3 tiếng bip ngắn.
Nhờ code báo lỗi của VGA ta có thể lợi dụng nó để xem Mainboard hay CPU có
hư hay không. Giả sử ta bật máy lên chẳng có âm thanh hình ảnh gì và ta nghi
ngờ là có thể hư Mainboard hay CPU.
Để xác định xem là có hư Main hay không ta có thể thử bằng cách: cấp
nguồn cho Main bình thường, gắn RAM, loa và nhổ VGA ra. Bật nguồn lên, nếu
2
máy báo lỗi VGA ra loa thì có nghĩa là Main và CPU vẫn có thể làm việc bình
thường, còn nếu như máy không báo lỗi thì ta có thể xác định có thể là do Main.
- Và cuối cùng nó sẽ đi kiểm tra các thành phần còn lại trên Main và các
bộ chipset hệ thống. Nếu quá trình kiểm tra này hoàn tất mà không có lỗi gì cả
lúc này ta sẽ nghe đựoc một tiếng bip ngắn , tiếng bip này xác nhận cho ta biết
là giai đoạn POST đã thành công .
+ CPU tiếp tục đi đọc ROM màn hình và bắt đầu thông tin lên màn hình
các thông tin đầu tiên mà nó sẽ thông báo cho ta biết là hãng sản xuất của card
màn hình , model của card và dung lượng RAM màn hình của nó. Giai đoạn báo
thông tin này đối với các máy đời cũ diễn ra khá chậm , nhưng đối với các máy
ngày nay nó diễn ra rất nhanh đế nỗi có nhiều khi ta xem không kịp.
+ Tiếp theo, nó sẽ đi dò tìm trên hệ thống để xem ta có đang sử dụng một
Adapter card nào có gán ROM hay không , nếu không thì thôi nhưng nếu có thì
nó sẽ đi đọc luôn thông tin trong ROM của các Adapter card đó.
+ Đọc và báo thông tin về CPU, Main và ROM BIOS. Về CPU nó sẽ báo
hãng sản xuất CPU, loại CPU và tần số làm việc của nó; về Main nó sẽ báo loại
Main , đời Main và bộ chipset của Main; về ROM BIOS có thể nó sẽ báo hãng
sản xuất, ngày sản xuất và version của nó.
+ Test RAM: Thông thường khi test RAM nó sẽ test RAM 3 lần và trong
mỗi lần đó nó sẽ test đi test lại bộ nhớ qui ước 2 lần.
+ Đến 1 địa chỉ trên RAM để đọc 1 byte ở giá trị này xem hệ thống đang
boot cứng (warm boot: boot bằng Ctrl-Alt-Del) hay boot mềm (cold boot: Reset

hay tắt máy). Địa chỉ này là 0000:0472, nếu byte này có giá trị là 1234h thì hệ
thống đang boot nóng, còn nếu là 1 giá trị khác thì hệ thống đang boot lạnh.
Nếu hệ thống đang boot lạnh thì khởi động lại nó phải thực thi từng bước
giống như lúc đầu . Nhưng nếu hệ thống đang boot nóng thì khi boot lại nó sẽ
bỏ qua các bước đã thực thi rồi ví dụ như đọc CPU, test RAM …để nhằm làm
cho quá trình khởi động nhanh hơn.
+ CPU đi đọc CMOS: Đọc các thông tin đang được khai báo trong CMOS
rồi so sánh với thực tế trên hệ thống, nếu đúng thì làm tiếp nhưng nếu thông tin
đang khai báo trong CMOS bị sai thì có thể máy sẽ báo lỗi hoặc treo máy.
Như vậy thì CPU sẽ đi đọc CMOS ngay sau khi test RAM, nên thông
thường nếu ta đang khởi động mà máy test RAM xong lại treo máy thì hầu hết
90 % nguyên nhân là do các thông số trong BIOS gây ra. Kiểm tra lại CMOS.
@ Pin CMOS: Là viên pin 3V nuôi những thiết lập riêng của người dùng
như ngày giờ hệ thống, mật khẩu bảo vệ
1.4. RAM (Random Access Memory)
- Là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên - bộ nhớ trong, lưu trữ những chỉ lệnh của
CPU, những ứng dụng đang hoạt động, những dữ liệu mà CPU cần Khác với
2
truy cập tuần tự. Có thể lấy ví dụ có 100 ô nhớ được đánh địa chỉ từ 1 đến 100.
Với cách truy cập tuần tự muốn lấy dữ liệu từ ô nhớ thứ 99, cần phải truy cập
tuần tự từ ô nhớ thứ 1,2,3…….cho đến ô nhớ thứ 99. Nhưng với phương thức
truy cập ngẫu nhiên, có thể truy cập ngay đến ô nhớ thứ 99 mà không cần phải
qua các ô nhớ trước đó.
Có 2 loại RAM cơ bản là SRAM ( Static Ram ) hay còn gọi là RAM tĩnh
và DRAM ( Dynamic RAM) hay còn gọi là RAM động .SRAM là loại RAM ko
cần phải refesh mà dữ liệu vẫn không bị mất,do đó dung lượng lớn hơn và cũng
đắt tiền hơn.
Trong đó DRAM cần phải được refresh thường xuyên (Hàng triệu lần mỗi
giây ) để đảm bảo dữ liệu lưu trữ không bị mất đi.
Cả SRAM và DRAM đều sẽ bị mất dữ liệu sau khi tắt máy.

• Bộ nhớ RAM là bộ nhớ không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống máy tính
nào, CPU chỉ có thể làm việc được với dữ liệu trên RAM vì chúng có tốc
độ truy cập nhanh, toàn bộ dữ liệu hiển thị trên màn hình cũng được truy
xuất từ RAM .
• Khi ta khởi động máy tính để bắt đầu một phiên làm việc mới, hệ điều hành
cùng với các trình điều khiển phần cứng được nạp lên bộ nhớ RAM.
• Khi ta chạy một chương trình ứng dụng: Thí dụ PhotoShop thì công cụ của
chương trình này cũng được nạp lên bộ nhớ RAM
 Tóm lại khi ta chạy bất kể một chương trình nào, thì công cụ của chương
trình đó đều được nạp lên RAM trước khi có thể sử dụng được chúng.
• Với một hệ thống để chạy đúng tốc độ thì khoảng trống của RAM phải còn
khoảng 30% trở lên, nếu ta sử dụng hết khoảng trống của Ram thì máy sẽ
chạy chậm hoặc bị treo.
Ram là nơi hệ điều hành,ứng dụng lưu trữ data để CPU có thể nhanh
chóng truy xuất. Tăng dung lượng Ram đồng nghĩa với việc giảm số lần CPU
phải lấy dữ liệu từ Hard Disk, một quá trình mất nhiều thời gian hơn đọc dữ
liệu trực tiếp từ RAM. (Thời gian truy xuật RAM được tính = ns trong khi đó
thời gian truy xuất HD được tính = mili s )Máy tính cá nhân cần 1 lượng RAM
nhất định cho mỗi ứng dụng,càng nhiều ứng dụng bạn mở, lượng RAM cần
dùng càng nhiều. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi RAM đầy. Rất may là hệ điều hành
của chúng ta được thiết kể để xử lí trường hợp này. Khi Ram gần đầy hệ điều
hành sẽ lấy bớt 1 phần dữ liệu từ RAM và ghi vào ổ cứng, thường là phần ít
được dùng nhất. Phần HDD dùng để ghi dữ liệu tạm thời này được gọi là
PAGE FILE hay SWAP FILE dịch sang tiếng việt có nghĩa là “Tập tin tráo
đổi”.RAM của chúng ta vì thế sẽ không bao giờ bị đầy nhưng cái giá phải trả sẽ
là việc hệ thống hoạt động ỳ ạch vì CPU phải lấy quá nhiều dữ liệu từ ổ cứng.
Một câu hỏi được đặt ra là vì sao máy tính của chúng ta không phải là một cỗ
máy chỉ có RAM thay luôn cho chức năng của ổ cứng vì RAM có tốc độ truy
xuất rất nhanh. Lý do rất đơn giản là RAM bị mất dữ liệu sau khi tắt máy và
hơn thế nữa giá thành của RAM quá đắt trong việc dùng để lưu trữ dữ liệu lên

đến hàng trăm GB trong các máy tính ngày nay.
Đặc trưng:
2
• Dung lượng tính bằng MB.
• Tốc độ truyền dữ liệu (Bus) tính bằng Mhz.
Phân loại:
• Giao diện SIMM - Single Inline Memory Module.
• Giao diện DIMM - Double Inline Memory Module.
Giao diện SIMM
Giao diện SIMM là những loại RAM dùng cho những mainboard và
CPU đời cũ. Hiện nay loại Ram giao diện SIMM này không còn sử dụng.
Giao diện DIMM
Là loại RAM hiện nay đang sử dụng với các loại RAM sau:
+ SDRAM
Nhận dạng: SDRAM có 168 chân, 2 khe
cắt ở phần chân cắm.
Tốc độ (Bus): 100Mhz, 133Mhz.
Dung lượng: 32MB, 64MB, 128MB
Lưu ý: SDRAM sử dụng tương thích với
các mainboard socket 370 (Mainboard socket
370 sử dụng CPU PII, Celeron, PIII).
+ DDRAM
Nhận dạng: SDRAM có 184 chân, chỉ có 1 khe cắt ở giữa phần chân cắm.
Tốc độ (Bus): 266 Mhz, 333Mhz, 400Mhz
Dung lượng: 128MB, 256MB, 512MB.
Lưu ý!: DDRAM sử dụng tương thích với các mainboard socket 478, 775
( sử dụng cùng với các loại CPU Celeron Socket 478, P IV)
+ DDRAM2
Viết tắt là DDR2 - là thế hệ tiếp theo của DDRAM
2

Nhận dạng: Tốc độ gấp đôi DDRAM, cũng có 1 khe cắt giống DDRAM
nhưng DDR2 cắt ở vị trí khác nên không dùng chung được khe DDRAM trên
mainboard.
Tốc độ (Bus): 400 Mhz
Dung lượng: 256MB, 512MB
Tốc độ bộ nhớ RAM là tốc độ truy cập dữ liệu vào RAM .
=> Trong các máy Pentium 2 và Pentium 3 khi lắp máy ta chọn RAM
có tốc độ bằng tốc độ Bus của CPU, nếu tốc độ của 2 linh kiện này khác nhau
thì máy sẽ chạy ở tốc độ của linh kiện có tốc độ thấp hơn, vì vậy ta lên chọn tốc
độ của RAM >= Bus của CPU
=> Trong các máy Pentium 4, khi lắp máy ta chọn RAM có tốc độ >=
50% tốc độ Bus của CPU {Với máy Pentium 4, khi hoạt động thì tốc độ Bus của
CPU nhanh gấp 2 lần tốc độ của RAM vì nó sử dụng công nghệ (Quad Data
Rate) nhân 4 tốc độ Bus cho CPU và công nghệ (Double Data Rate) nhân 2 tốc
độ Bus cho RAM}
- Khi gắn một thanh RAM vào máy thì phải đảm bảo Mainboard có hỗ trợ
tốc độ của RAM mà ta định sử dụng.
1.5. CPU (Central Processing Unit) - Đơn vị xử lý trung tâm
- Là một bộ phận tính toán chính của máy tính
được ví như bộ não của con người, toàn bộ quá trình xử
lý, tính toán và điều khiển đều được thực hiện tại đây.
- Nó được cấu thành bởi đơn vị số học - lôgic
(ALU- Arithmetic Logic Unit), đơn vị điều khiển (CU-
Control Unit) và các thanh ghi (Registers).
• Trong các CPU Pentium 4 hiện nay có tới hàng trăm triệu con Transistor
được tích hợp trong một diện tích rất nhỏ khoảng 2 đến 3cm2.
• CPU là linh kiện quyết định đến tốc độ của máy tính, tốc độ xử lý của
CPU được tính bằng MHz hoặc GHz .
- 1MHz = 1000.000 Hz
- 1GHz = 1000.000.000 Hz

• Hãng sản xuất CPU lớn nhất hiện nay là Intel (Mỹ) hãng này chiếm đến
90% thị phần về CPU cho máy tính PC, ngoài ra còn có một số hãng
cạnh tranh như AMD, Cyrix, Nexgen, Motorola…
 Nguyên lý hoạt động của CPU
- CPU hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào các mã lệnh, mã lệnh là tín hiệu
số dạng 0,1 được dịch ra từ các câu lệnh lập trình, như vậy CPU sẽ không làm gì
cả nếu không có các câu lệnh hướng dẫn.
2
- Khi chúng ta chạy một chương trình thì các chỉ lệnh của chương trình đó
được nạp lên bộ nhớ RAM, các chỉ lệnh này đã được dịch thành ngôn ngữ máy
và thường trú trên các ngăn nhớ của RAM ở dạng 0,1.
- CPU sẽ đọc và làm theo các chỉ lệnh một cách lần lượt. Trong quá trình
đọc và thực hiện các chỉ lệnh, các bộ giải mã sẽ giải mã các chỉ lệnh này thành
các tín hiệu điều khiển.
2. Thiết bị ngoại vi
I.1. Màn hình (Monitor)
I.2. Bàn phím (Keyboard)
I.3. Chuột (Mouse)
I.4. Ổ đĩa mềm (FDD)
I.5. Ổ đĩa quang
I.6. …
2
PHẦN III: TÌM HIỂU VỀ ĐĨA MỀM, FLASH DISK, ĐĨA CỨNG VÀ Ổ
SSD
1. Đĩa mềm
Là phương tiện lưu trữ từ tính (bộ nhớ
thứ cấp) có thể tái sử dụng nhiều lần được
IBM giới thiệu vào năm 1971. Đĩa mềm là
phương thức chủ yếu dùng cho việc phân phối
các phần mềm và dữ liệu máy tính cho đến

giữa thập kỷ 1990 trước khi đĩa CD-ROM
được ưa chuộng như ngày nay. Đĩa mềm được
sử dụng ngày nay là loại có vỏ nhựa "cứng"
và chứa được 1.44 MB. Tên đĩa "mềm" xuất
phát từ lý do là các đời đĩa đầu tiên được bọc
trong các lớp vỏ mềm có thể uốn cong, gập
khúc được.
Đĩa mềm trở nên "quá nhỏ bé" so với nhu cầu sử dụng ngày nay. Đĩa mềm
còn được gọi là "diskette", là một vật liệu có từ tính (magnetic material) hình
tròn mềm tương tự như băng từ (magnetic tape), chỉ khác ở chỗ cả hai bề mặt
của đĩa mềm được sử dụng để lưu thông tin. Đầu đọc/ghi tiếp xúc với bề mặt
qua một khoảng mở qua vỏ nhựa phía trên đầu đĩa. Đầu đọc đĩa mềm (gọi là ổ
đĩa mềm - floppy drive) "giữ chặt" vùng trung tâm của vỏ đĩa và làm quay đĩa
mềm ở bên trong để truy xuất dữ liệu. Các đĩa mềm quay với tốc độ
300vòng/phút (300rpm), chậm hơn từ 10 đến 30 lần so với tốc độ đĩa cứng. Khi
không có nhu cầu truy xuất, đĩa mềm sẽ nghỉ ngơi (không quay). Đĩa mềm có
hình tròn và được bọc trong lớp vỏ hình vuông. Nó có hai loại với kích thước
(đường kính) 5½" và 3½". Loại 5½" là loại cũ và chứa được 360KB (single
density) và 1.2MB (double-sided & high density). Loại 3½" (loại đang sử dụng
ngày nay) có dung lượng tương ứng là 720KB và 1.44MB.
Để ổ đĩa mềm có thể ghi dữ liệu được và có thể đọc được dữ liệu ra từ đĩa
mềm, người ta phải định dạng và đánh địa chỉ vào từng đơn vị của đĩa mềm.
Phần này do hệ điều hành đảm nhiệm. Để có thể đánh địa chỉ cho đĩa người ta
chia cấu trúc vật lý của đĩa mềm như sau:
2
Mô tả đĩa mềm loại 3.1/2 Inch (1.44MB):
Track: là các đường tròn đồng tâm, được chia thành 80 đường được đánh
số từ ngoài vào trong, track ngoài cùng mang số 0.
Sector: Là đơn vị quản lý nhỏ nhất trên đĩa, 1sector=512 bytes. Một track
bao gồm nhiều sector.

Cluster: Đơn vị này được tính theo sector, 1 Cluster=1,2,4,8,16…Sector.
Đây là đơn vị truy xuất thông tin trên đĩa, thường thì đĩa mềm 1 Cluster=1
Sector.
Head: Vì đĩa mềm có khả năng làm việc trên 2 mặt nên nó có 2 đầu ứng
với 2 mặt đó. Để phân biệt 2 đầu từ trên người ta đưa ra các giá trị 0 và 1 ứng
với 2 đầu từ.
 Như vậy, ta thấy tất cả các điểm trên đĩa mềm đều có thể chỉ định
bằng tổ hợp các giá trị (Head, Track, Sector) hay (Head, Track, Cluster). Tuy
vậy, trên đây chỉ là cách tổ chức vật lý, rất khó cho quá trình làm việc của máy
tính. Do đó, người ta đưa ra cách đánh địa chỉ cho các đơn vị lưu trữ trên đĩa
theo logic chính xác và đơn giản hơn.
 Tổ chức logic của đĩa mềm
- Đĩa mềm được xem là một chuỗi liên tiếp các sector được chia thành vùng
hệ thống và vùng dữ liệu:
• Vùng hệ thống gồm: BootSector, FAT và Root Directory.
• Vùng dữ liệu được tổ chức thành các Cluster (các Cluster được đánh
số bắt đầu từ 2.
BootSector Hidden FAT 1 FAT 2 Root Directory 004 005
BootSector: là Sector đầu tiên của đĩa mềm chứa các thông tin về đĩa mềm
đó và các đoạn chương trình điều khiển khởi động (Bootrap) nếu đó là đĩa khởi
động.
2
Khi truy xuất dữ liệu, máy tính đọc các thông số này để xác định cấu trúc
của đĩa, từ đó xác định vị trí thông tin truy xuất. Nếu là đĩa khởi động thì
chương trình khởi động sẽ được thực hiện để tìm ra các file khởi động trên đĩa.
FAT: là công cụ lưu giữ các thông tin liên quan đến Cluster trên đĩa. Mỗi
điểm vào của FAT ứng với 1 giá trị của tập hợp (Head, Track, Cluster). Toàn bộ
bảng FAT là ánh xạ của toàn bộ các đơn vị trên đĩa. Các điểm vào này được
đánh địa chỉ tuần tự. Các điểm vào trên FAT của các Cluster trống trên đĩa mang
giá trị 000, các Cluster đã ghi dữ liệu sẽ được đánh dấu bằng giá trị của Cluster

tiếp theo trong chuỗi, nếu là Cluster cuối cùng sẽ mang giá trị fff.
Khi ghi 1 file, hệ điều hành sẽ lần trên bảng FAT tìm Cluster trống và ghi
dữ liệu vào Cluster đó trên đĩa, đồng thời gán giá trị cho Cluster đó chỉ đến địa
chỉ của các Cluster tiếp theo hoặc mang giá trị kết thúc fff. Trong giai đoạn này,
hệ điều hành cũng ghi địa chỉ của Cluster đầu tiên của chuỗi vào bảng thư mục.
Khi đọc dữ liệu từ 1 file, hệ điều hành sẽ tìm đến Cluster đầu tiên để đọc
dữ liệu. Sau đó, đọc dần đến các Cluster tiếp theo cho đến Cluster mang giá trị
fff.
Bảng FAT rất quan trọng đối với đĩa, nó quyết định việc truy xuất thông tin
trên đĩa và được sử dụng thường xuyên nên rất dễ bị lỗi. Do đó, trên đĩa người ta
phải lưu trữ dự phòng bảng FAT thành 2 bảng là FAT1 và FAT2. Trong đó
FAT1 được sử dụng và FAT2 dự trữ, khi FAT1 bị lỗi ta có thể thay FAT1 bằng
FAT2 để tiếp tục làm việc.
Root Directory: là bảng chứa thông tin về thư mục, mỗi điểm vào của
bảng là những thông tin về các File hay Thư mục chứa trong thư mục gốc của
đĩa. Những thông tin này giúp cho việc đọc dữ liệu trên đĩa.
 Ổ đĩa mềm
Cấu tạo gồm những phần chính sau:
• Đầu đọc/ghi dữ liệu: Được thiết kế ở cả 2 mặt của ổ đĩa, chúng cùng di
chuyển với nhau trong suốt quá trình đọc và cùng thực hiện chức năng đọc và
ghi dữ liệu. Khi thực hiện chức năng ghi, đầu đọc có tiết diện lớn hơn sẽ xóa dữ
liệu cũ, đảm bảo dữ liệu ghi vào không bị nhầm lẫn.
• Mô-tơ chính: Là một mô-tơ nhỏ được bố trí ngay giữa ổ đĩa với chức
năng chính là quay đĩa từ (đĩa tròn plastic bên trong) vận tốc 300 hay 360
vòng/phút tùy loại đĩa.
• Mô-tơ di chuyển đầu đọc: Với chức năng chính rất quan trọng là di
chuyển đầu đọc/ghi đến chính xác vùng dữ liệu (Track) cần truy xuất trên bề mặt
đĩa. Mô-tơ này di chuyển đầu đọc qua các track khác nhau trên đĩa. Tầm quan
trọng của mô-tơ này ở chỗ nếu nó dịch chuyển không đúng ngay vị trí cần
đọc/ghi, thì dữ liệu truy xuất ra sẽ sai lệch và dữ liệu ghi vào sẽ bị “ghi đè” lên

các dữ liệu khác.
• Bản mạch điện tử: Có nhiệm vụ trao đổi dữ liệu đọc được từ đĩa mềm
với máy tính hay nhận dữ liệu cần lưu trữ từ máy tính ra đĩa mềm. Ngoài ra,
2
bảng mạch này cũng kiểm soát hoạt động của các thiết bị cơ học khác của đĩa
mềm như: mô-tơ di chuyển đầu đọc, mô-tơ chính, đầu đọc…
2. Flash Disk (USB)
Cấu tạo : Có 3 phần :
2.1. Chân cắm USB:
Là chân cắm theo chuẩn USB. Đời cũ là USB 1.0, đời mới là USB 2.0. Nếu
trên Flash Disk của bạn ghi USB2.0 có nghĩa là nó giao tiếp với PC theo chuẩn
truyền thông USB2.0.
Các hệ điều hành từ Win2000 trở lên đã hỗ trợ chuẩn truyền thông USB2.0
nên khi cắm vào PC, sẽ nhận ngay thiết bị và ta được thông báo USB mass
storage
Các hệ điều hành Win 95/97/98 chỉ hỗ trợ USB 1.0 nên khi cắm các Flash
Disk đời mới sẽ không nhận, phải cài driver (đi kèm thiết bị hoặc kiếm trên Net)
như tất cả các phần cứng khác .
Chân cắm bao gồm (xem hình)
2.2. IC điều khiển giao tiếp PC và ghi đọc bộ nhớ
Thực hiện các nhiệm vụ sau :
- Giải mã trang dữ liệu từ PC (frame data)
- Chuyển đổi dữ liệu thành các bit.
- Gán địa chỉ hàng/cột (Row/Column) cho các bít dữ liệu.
- Đặt trạng thái EN (Enable) cho chip nhớ.
- Ghi dữ liệu vào EPPROM.
Để thực hiện các tác vụ điều khiển thì IC này được nạp một chương trình,
gọi là phần dẻo (firmware).
Quá trình đọc thì ngược lại.
2

2.3. Chip nhớ (có dạng EPPROM)
- Lưu trữ/xuất dữ liệu theo điều khiển của chip giao tiếp.
Hiện nay, có rất nhiều loại Flash Disk trên thị trường. Nhưng tựu trung thì
sử dụng IC giao tiếp và IC nhớ của các hãng sau :
• IC giao tiếp : iCreat, Alcor, Phison, Oti, Profilic, SSS-Solid State
System, Netac, Ameco, Chipsbank, Skymedia, USBest. Mỗi hãng lại
có nhiều model IC. Và dĩ nhiên mỗi IC lại có phần dẻo (firrmware)
riêng. Không thể dùng lẫn.
• IC nhớ : Samsung, Hyundai, LG,
@@ Bộ nhớ Flash
Đặc điểm đặc trưng của bộ nhớ Flash
chính là tính chất "tĩnh" của nó. Các loại bộ nhớ
động truyền thống cần một nguồn cấp điện ổn
định về điện thế để lưu trữ được dữ liệu, nhưng
các loại bộ nhớ flash không cần điều này. Cũng
giống như loại chip nhớ EEPROM thường được
sử dụng để lưu thông số BIOS trên bo mạch
chủ, bộ nhớ flash cần điện để có thể ghi và đọc
dữ liệu nhưng vẫn tiếp tục lưu trữ dữ liệu sau
khi nguồn điện bị ngắt. Điều này làm nó trở nên
vô giá đối với việc sử dụng những thiết bị lưu động với những ràng buộc nhất
định về nguồn điện. Nét đặc trưng này có được nhờ sử dụng các transistor như là
một thiết bị lưu trữ dữ liệu.
Những transistor ở bên trong bộ nhớ flash có thể được dùng để thay đổi
trạng thái (từ giá trị “1” đến giá trị “0” và ngược lại) với nguồn điện chính,
nhưng sẽ vẫn tiếp tục trạng thái đó trong khi nguồn điện bị ngắt. Hầu hết những
thiết bị bộ nhớ flash hiện nay sử dụng công nghệ NAND – được đặt tên dựa trên
trật tự sắp xếp logic của các chip nhớ.
Chip Flash NAND nhỏ gọn, bền và có khả năng thực hiện tác vụ đọc/ghi
rất nhanh. Một thiết bị nhớ sử dụng công nghệ NAND thường sẽ chứa nhiều

chip nhớ, tương tự với hình thức của các module nhớ như RAM hay trên card đồ
họa, và mạch điều khiển kết nối giữa bộ nhớ và giao diện điều khiển của nó với
những thiết bị khác. Hầu hếu các loại bộ nhớ Flash đều dùng hệ thống tập tin
FAT-32 hay FAT-16 tuỳ thuộc vào dung lượng. Card dựa vào thiết bị flash
thường sử dụng FAT-16, trong khi thẻ nhớ USB nói chung sử dụng FAT-32.
Phần lớn những máy quay kĩ thuật số và các thiết bị khác không thể đọc được
thẻ nhớ flash định dạng FAT-32. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng FAT-16
thực chất giống với hệ thống tập tin được sử dụng trên đĩa mềm từ ngày xưa. Do

×