Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Hoàn thiên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 72 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
Lời nói đầu
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hội nhập WTO trên thế giới và trong khu vực
đang biến chuyển rất nhanh và mạnh, dới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật và công nghệ hiện đại, công nghiệp hoá hiện đại hoá là con đờng phát triển
tất yếu của những nớc có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu để tiến dần lên chế độ sản
xuất công nghiệp tiên tiến và hiện đại. Đờng lối phát triển kinh tế đất nớc tại Đại
Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, để nớc ta trở thành một n ớc công
nghiệp, u tiên phát triển lực lợng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất
phù hợp theo định hớng Xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời
tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế để phát triển
nhanh, có hiệu quả và bền vững... .
Cùng với sự đổi mới cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị tr ờng,
hàng loạt các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời. Để tồn tại và phát triển trong điều
kiện kinh tế thị trờng trong nền kinh tế hội nhập WTO, các Doanh nghiệp phải phát
huy tối đa tính năng động sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi Doanh nghiệp.
Để tìm đợc chỗ đứng trên thị tr ờng, các Doanh nghiệp đã từng b ớc mở rộng qui mô
nâng cao chất lợng sản phẩm và giảm tối thiểu chi phí sản xuất nhằm hạ đến mức
thấp nhất giá thành sản phẩm. Chính vì thế, công tác quản lý và cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý trong các Doanh nghiệp luôn đợc quan tâm . Đối với các Doanh nghiệp
sản xuất, Trong nền kinh tế thị trờng cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì ngoài các điều kiện cần thiết nh: Vốn kinh doanh, chiến lợc
kinh doanh... đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
phù hợp với quy mô và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nó là
điều kiện đủ quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp trên th ơng trờng. Do
cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có vai trò và ảnh hởng lớn tới sự tồn tại của mỗi
doanh nghiệp, nên trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần mía đờng Lam Sơn
em đã chọn đề tài: " Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ
phần mía đờmg Lam Sơn đáp ứng tiến trình hội nhập Quốc tế." làm đề tài cho
1


Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
chuyên đề thực tập của mình. Với mong muốn vận dụng kiến thức đã học để tìm
hiểu và đề ra những biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của
Công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn, với vai trò
là ngời sinh viên, em đã nghiên cứu khái quát về Công ty, tìm hiểu toàn bộ cơ cấu
tổ chức bộ máy quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
mía đờng Lam Sơn. Bên cạnh đó đợc sự giúp đỡ tận tình của Ban tổng giám đốc, cán
bộ phòng tổ chức nhân sự và sự hớng dẫn trực tiếp của Cô giáo PGS TS Lê Thị
Anh Vân em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và lựa chọn đề tài này: Với
mong muốn vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu và đề ra những biện pháp nhằm
hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Chuyên đề của em gồm ba chơng chính:
Chơng1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Chơng2: Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần mía đ ờng
Lam Sơn.
Chơng3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý tại Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn, đáp ứng quá trình hội nhập
trong thời kỳ mới.
Đây là một đề tài khó, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng cả về lý thuyết cũng nh
kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, dù đã cố gắng nhng chắc chắn chuyên đề của em còn
nhiều thiếu sót, rất mong đợc ý kiến đóng góp của thầy cô, các anh chị ở Công ty
và các bạn để chuyên đề của em đợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Cô Giáo PGS TS Lê Thị Anh
Vân và các anh chị ở Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Chơng I
Những lý luận cơ bản về tổ chức
I. Một số vấn đề cơ bản về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1. Khái niệm:

2
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) có mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau, đợc chuyên môn hoá có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
nhất định, đợc bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các
hoạt động của tổ chức và tiến tới những mục tiêu đã xác định.
2. Vai trò:
Vic ho n thiện cơ cấu bộ máy tổ chức có ảnh h ởng đến sự phát triển của tổ chức
nh:
Phân tích kế hoạch nhằm xác định, tập hợp các chức năng nhiệm vụ của từng
công việc, phân hệ cần thực hiện để đạt mục tiêu của tổ chức
Xác định đợc con ngời cho các bộ phận, phân hệ trong cơ cấu bộ máy tổ chức
để tổ chức thực hiện các công việc, các nhiệm vụ, các chức năng. Con ngời
trong tổ chức là công cụ để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức.
Trao cho họ các nguồn lực nh nhân lực, vật lực, tài lực thông tin, quyền lực ra
các quyết định nhất định.
Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động của con ngời trong từng phân hệ và toàn
bộ hệ thống. Trên cơ sở tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, nhằm
hớng tới thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Cơ cấu bộ máy tổ chức là tạo ra khuôn khổ cơ cấu và nhân lực quản lý cho
quá trình triển khai các kế hoạch công tác, công tác tổ chức có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, quyết định phần lớn sự thành bại của tổ chức. Một tổ chức
làm công tác tổ chức tốt sẽ hoạt động có hiệu quả trong mọi tình huống phức
tạp
3. Các yêu cầu cơ bản của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý việc xây dựng và
hoàn thiện cơ cấu tổ chức phải bảo đảm những yêu cầu sau:
Tính thống nhất trong mục tiêu:
Một cơ cấu tổ chức đợc coi là có kết quả nếu nó cho phép mỗi cá nhân, góp phần

công sức vào các mục tiêu của tổ chức nhằm thực hiện tốt các hoạt động của tổ
chức.
3
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
Cơ cấu tổ chức mang tính tối u:
Cơ cấu tổ chức phải có đầy đủ các phân hệ, bộ phận và con ngời (Không thừa mà
cũng không thiếu) để thực hiện các hoạt động cần thiết của tổ chức. Giữa các bộ
phận và cấp tổ chức đều thiết lập đợc mối quan hệ hợp lý với số cấp nhỏ nhất cùng
với môi trờng, nhờ đó cơ cấu sẽ mang tính năng động cao, luôn đi sát và phục vụ
mục đích đề ra của tổ chức.
Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính tin cậy:
Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời đầy đủ các thông tin đ ợc sử
dụng trong tổ chức, nhờ đó đảm bảo phối hợp tốt các hoạt động và nhiệm vụ của tất
cả các bộ phận của tổ chức.
Cơ cấu tổ chức phải bảo đảm tính linh hoạt:
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống tĩnh, cơ cấu tổ chức phải có khả năng thích ứng linh
hoạt đối với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong tổ chức cũng nh ngoài môi trờng. Sự
thay đổi của cơ cấu tổ chức phải tiến hành rất thận trọng, vì nó ảnh hởng vận mệnh
của nhiều ngời.
Quản lý sự thay đổi của tổ chức cần chú ý:
Hiểu đợc tính tất yếu của sự thay đổi.
Dự báo đợc thay đổi có thể.
Chủ động thay đổi cho tổ chức thích nghi sự thay đổi của môi trờng.
Cơ cấu tổ chức bảo đảm tính hiệu quả:
Công cụ thực hiện mục tiêu của tổ chức với chi phí là nhỏ nhất, bởi vì chi phí cho
cơ cấu tổ chức đợc tính vào giá thành của sản phẩm và dịch vụ.
4. Nguyên tắc xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý:
Đợc thừa nhận rộng rãi bởi các nhà lý luận và thực hành quản lý, các nguyên tắc

hoạt động với t cách là chuẩn mực cơ bản cho quá trình tổ chức có kết quả. Có
những nguyên tắc cơ bản sau:
4
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
Cơ cấu bộ máy tổ chức phải mang tính tối u: Cơ cấu bộ máy tổ chức phải có
đầy đủ các phân hệ, bộ phận, các vị trí công tác nhằm thực hiện tất cả các
hoạt động của tổ chức.Mối quan hệ giữa các phân hệ, bộ phận, các vị trí công
tác và giữa tổ chức với môi trờng phải hợp lý
Cơ cấu tổ bộ máy tổ chức phải phù hợp tơng thích với sứ mệnh và chiến lợc
của tổ chức. Cơ cấu bộ máy tổ chức là công cụ chiến l ợc để thực thi sứ mệnh
và chiến lợc của tổ chức.
Cơ cấu bộ máy tổ chức phải bảo đảm tính linh hoạt, cơ cấu bộ máy tổ chức là
hệ thống tĩnh. Khi có sự thay đổi dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu bộ máy tổ
chức phải đợc tiến hành một cách rất thận trọng, bởi vì sự thay đổi này sẽ làm
ảnh hởng đến vận mệnh của nhiều ngời
Quản lý đợc sự thay đổ của tổ chức
- Hiểu đợc tính tất yếu của sự thay đổi
- Dự báo đợc sự thay đổi có thể có
- Chủ động thay đổi cho tổ chức thích nghi sự thay đổi của môi trờng
Cơ cấu bộ máy tổ chức phải bảo đảm tính hiệu quả công cụ thực hiện mục tiêu
của tổ chức nó phải đợc thực hiện với chi phí là nhỏ nhất. Bởi vì cơ cấu bộ
máy tổ chức đợc tính vào giá thành sản phẩm và dịch vụ.
Tuân thủ qui trình thiết kế cơ cấu bộ máy tổ chức. Thiết kế đ ợc hiểu là hoàn
thiện, đổi mới hoặc xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức mới, qui trình thiết kế nh
sau:
1- Nghiên cứu và dự báo môi trờng
Bên trong
. Điểm mạnh của cơ cấu bộ máy tổ chức

. Điểm yếu của cơ cấu bộ máy tổ chức
. Chiến lợc của tổ chức là gì?
5
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
.Xem xét thực trạng của cơ cấu bộ máy tổ chức đã và đang tồn tại nh thế nào; điểm
mạnh; điểm yếu của cơ cấu bộ máy tổ chức cũ
Bên ngoài
. Cơ hội của cơ cấu bộ máy tổ chức về môi trờng;
Môi trờng vĩ mô
Môi trờng vi mô
. Thách thức bên ngoài đối với tổ chức
2- Phân tích chiến lợc của tổ chức để tiến hành nên tập hợp các chức năng,
nhiệm vụ, hoạt động công việc
5- Xây dựng cơ chế phối hợp các cá nhân, phân hệ, bộ phận trong cơ cấu bộ
máy tổ chức
4- Trao cho họ các vị trí, các bộ phận, các phân hệ, các nguồn lực( nhân lực, vật
lực, tài lực, thông tin, quyền hạn, trách nhiệm )
3- Hợp nhóm các công việc, các hoạt động, nhiệm vụ, chức năng để hình thành
nên các bộ phận, phân hệ
6-Thể chế hóa cơ cấu tổ chức, xây dựng sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức. Xây dựng
cơ chế cho tổ chức hoạt động của cơ cấu bộ máy tổ chức
5. Các nhân tố ảnh hởng đến cơ cấu tổ chức:
Không một yếu tố riêng lẽ nào có thể quyết định cơ cấu của một tổ chức. Ng ợc lại
cơ cấu tổ chức chịu ảnh hởng của nhiều yếu tố tố thuộc về môi trờng bên trong và
bên ngoài tổ chức, với mức độ tác động thay đổi theo từng trờng hợp. Có những yếu
tố cơ bản đó là:
Chiến lợc của tổ chức
Qui mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của tổ chức

Công nghệ.
Thái độ ban lãnh đạo cấp cao và năng lực của đội ngũ nhân viên.
Môi trờng
Chiến lợc:
Chiến lợc và cơ cấu tổ chức là hai mặt không thể tách rời trong cơ sở phân tích (1)
các cơ hội và sự đe doạ của môi trờng, và (2) những điểm mạnh yếu của tổ chức
trong đó cơ cấu đang tồn tại. Ngợc lại, là công cụ để thực hiện các mục tiêu chiến l -
ợc, cơ cấu tổ chức sẽ phải đợc thay đổi khi có sự thay đổi chiến lợc. Động lực khiến
6
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
các tổ chức phải thay đổi là cơ cấu kém hiệu quả của những thuộc tính cũ trong việc
thực hiện chiến lợc. Các nghiên cứu cho thấy quá trình phát triển của một tổ chức
để đảm bảo sự tơng thích với chiến lợc thờng trải qua các bớc sau:
Xây dựng chiến lợc mới
Phát sinh các vấn đề quản lý
Cơ cấu tổ chức mới, thích hợp hơn đợc đề xuất và triển khai
Đạt đợc thành tích mong đợi
Tuy sự thay đổi về chiến lợc không phải bao giờ cũng bắt buộc phải có sự thay đổi
về cơ cấu tổ chức( nh một số doanh nghiệp có thể tăng giá bán để bù đắp cho sự
kém hiệu qủa) các nghiên cứu nói chung ủng hộ ý tởng rằng cơ cấu tổ chức phải đi
theo chiều chiến lợc
- Trong bất kỳ tổ chức kinh tế nào thì nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ
chức là hai mặt không thể tách rời. Khi sự thay đổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
thì cơ cấu tổ chức cũng thay đổi theo, vì thế nếu không thay đổi theo thì cơ cấu tổ
chức bộ máy cũ xẽ làm cản trở việc phấn đấu đạt đợc mục tiêu chung của doanh
nghiệp. Tuy nhiên không phải bao giờ sự thay đổi về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
cũng đòi hỏi phải có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý; Song các kết
quả nghiên cứu đều ủng hộ ý kiến bộ máy cần đợc thay đổi kèm theo nhiệm vụ sản

xuất kinh doanh.
Qui mô của tổ chức và độ phức tạp của tổ chức:
Các tổ chức có qui mô càng lớn càng phức tạp thì hoạt động của tổ chức cũng phức
tạp theo. Tổ chức có qui mô lớn, thực hiện những hoạt động phức tạp thờng có độ
chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá, hình thức hoá cao hơn, nhng lại ít tập chung hơn
các tổ chức nhỏ, thực hiện không quá phức tạp. Do đó các nhà quản lý cần phải đ a
ra một mô hình cơ cấu bộ máy quản lý sao cho đảm bảo quản lý đ ợc toàn bộ hoạt
động của tổ chức đồng thời làm sao để bộ máy quản lý không cồng kềnh và phức
tạp về mặt cơ cấu.
Công nghệ:
7
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
Tính chất và mức độ phức tạp của công nghệ mà tổ chức sử dụng có thể ảnh h ởng
đến cơ cấu của tổ chức . Ví dụ các tổ chức chú trong đến công nghệ cao thờng có
tầm quản lý thấp. Cơ cấu phải đợc bố trí sao cho tăng cờng đợc khả năng thích nghi
của tổ chức trớc sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ. Đáng tiếc là cơ cấu tổ chức
đi sau công nghệ gây ra sự chậm trễ trong việc khai thác đầy đủ công nghệ mới. Các
tổ chức khai thác công nghệ mới thờng có su hớng sử dụng (1) các cán bộ quản lý
cấp cao có học vấn và kinh nghiệm về kỹ thuật (2) Các cán bộ quản lý th ờng có chủ
trơng đầu t cho các dự án hớng vào việc hậu thuẫn và duy trì vị trí dẫn đầu của tổ
chức về mặt công nghệ (3) cơ cấu tổ chức phù hợp với hệ thống công nghệ và đảm
bảo sự điều phối một cách chặt chẽ trong việc ra các quyết định liên quan đến hoạt
động của tổ chức và công nghệ.
Thái độ của lãnh đạo cấp cao:
- Thái độ của lãnh đạo cấp cao:Tác động đến cơ cấu tổ chức các cán bộ quản lý
theo phơng thức truyền thống , thờng thích sử dụng hình thức tổ chức theo chức
năng với hệ thống thứ bậc. Họ ít khi vận hành tổ chức theo ma trận hay mạng l ới.
Hớng sự kiểm soát tập chung, họ cũng không muốn sử dụng các mô hình tổ chức

mang tính phân tán với các đơn vị chiến lợc.
- Năng lực của đội ngũ nhân lực: Khi lựa chọn mô hình tổ chức cũng cần xem
xét đến đội ngũ công nhân viên. Nhân lực có trình độ kỹ năng cao th ờng hớng tới
các mô hình quản lý mở. Các nhân viên cấp thấp và công nhân kỹ thuật có trình độ
tay nghề cao thờng thích mô hình tổ chức theo có nhiều tổ, đội, bộ phận đợc
chuyên môn hoá nh tổ chức theo chức năng, vì các tổ chức nh vậy có sự phân định
nhiệm vụ rỏ ràng hơn và tạo điều kiện cơ hội để liên kết những đối t ợng có chuyên
môn tơng đồng.
Môi trờng của tổ chức:
Những tính chất của môi trờng nh tính tích cực, tính phức tạp và mức độ thay đổi có
ảnh hởng đến cơ cấu tổ chức . Trong điều kiện phong phú về nguồn lực, đồng nhất,
tập chung về nguồn lực và ổn định, tổ chức thờng có cơ cấu về cơ học, trong đó việc
ra quyết định mang tính tập chung với những chỉ thị, nguyên tắc với những thể lệ
8
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
cứng rắn có thể mang lại hiệu quả cao. Ngợc lại tổ chức muốn thành công trong môi
trờng khan hiếm nguồn lực, đa dạng, phân tán và thay đổi nhanh chóng thờng phải
xây dựng cơ cấu tổ chức với các mối liên hệ hữu cơ, trong đó việc ra quyết định
mang tính chất phi tập chung với các thể lệ mềm mỏng, các bộ phận liên kết chặt
chẽ với nhau và các tổ đội đa chức năng.
Địa bàn hoạt động:
Việc mở rộng hoặc phân tán địa bàn hoạt động của tổ chức đều có sự thay đổi về sự
xắp xếp nhân lực nói chung và nhân lực quản lý nói riêng, do đó dẫn đến sự thay
đổi về cơ cấu tổ chức quản lý. Do vậy sự thay đổi địa bàn hoạt động của tổ chức
cũng làm ảnh hởng tới cơ cấu của tổ chức bộ máy quản lý.
II - Một số mô hình cơ cấu bộ máy quản lý
1 - Mô hình cơ cấu bộ máy theo chức năng:
Theo kiểu cơ cấu này, nhiệm vụ quản lý đợc phân chia cho các bộ phận riêng biệt

theo chức năng quản lý, mỗi bộ phận đảm nhiệm theo một chức năng nhất định
Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng
Giám đốc
Trởng phòng nhân sự
Trợ lý giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất
Phó giám đốc tài chính
9
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
Nghiên cứu thị trờng
Lập kế hoạch thị trờng
Quảng cáo
Quản lý bán hàng
Bán hàng
Lập kế hoạch sản xuất
Phòng kỹ thuật
Phòng kiểm soát chất lợng
Phân xởng 1
Phân xởng 2
Lập kế hoạch tài chính
Ngân quĩ
Kế toán chung
Kế toán chi phí
Thống kê và sử lý số liệu
Mô hình tổ chức theo cơ cấu này là hình thức tạo nên bộ phận trong đó các cá
nhân hoạt động trong cùng một lĩnh vực chức năng. Do vậy sẽ hình thành nên
ngời lãnh đạo đợc chuyên môn hoá, chỉ đảm nhận thực hiện một số chức năng

nhất định. Mối liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức rất phức tạp và chịu sự
lãnh đạo của nhiều thủ trởng.
Ưu điểm:
Hiệu quả tác nghiệp cao nếu nhiệm vụ có tính tác nghiệp lặp đi lặp lại
hàng ngày
Phát huy đầy đủ hơn những u thế của chuyên môn hoá nghành nghề
Giữ đợc sức mạnh và uy tín của các chức năng chủ yếu
Đơn giản hoá việc đào tạo
Chú trọng đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và t cách nhân viên
Tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất
Giảm bớt gánh nặng cho ngời lãnh đạo
Nh ợc điểm :
Thờng dẫn đến mâu thuẩn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra chỉ tiêu
và chiến lợc
10
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
Thiếu sự phối hợp và hành động giữa các phòng ban chức năng.
Chuyên môn hoá quá mức tạo ra cái nhìn hạn hẹp ở các cán bộ quản lý
Hạn chế việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý chung
Đổ vấn đề thực hiện mục tiêu chung của tổ chức cho lãnh đạo cấp cao
nhất.
Với mô hình tổ chức chức năng này chỉ phù hợp cho các tổ chức có qui mô vừa
và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực đơn sản phẩm và đơn thị trờng.
2- Mô hình cơ cấu bộ máy trực tuyến chức năng:
Sơ đồ 1.2 Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng
Lãnh đạo cấp 1
Lãnh đạo chức năng B
Lãnh đạo chức năng C

Lãnh đạo chức năng A
Lãnh đạo cấp 2
Ngời lao động chức năng C
Ngời lao động chức năng B
Ngời lao động chức năng A
Đối tợng quản lý3
Đối tợng quản lý2
Đối tợng quản lý1
Trực tuyến
Chức năng
Cơ cấu này là sự kết hợp của hai cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến và cơ cấu
theo kiểu chức năng. Theo đó mối liên hệ cấp dới và lãnh đạo là đờng thẳng, là
quyền tự chủ trong quá trình quyết định, và quyền đòi hỏi sự tuân thủ quyết định ,
gắn liền với một vị trí quản lý nhất định trong tổ chức. Còn bộ phận chức năng chỉ
làm nhiệm vụ tham mu, điều tra, khảo sát, nghiên cứu, phân tích và đa ra ý kiến t
11
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
vấn cho ngời quản lý trực tuyến mà họ có trách nhiệm phải quan hệ. Sản phẩm lao
động của cán bộ hay bộ phận tham mu là những lời khuyên chứ không phải là quyết
định cuối cùng.
Ưu điểm:
Lợi dụng đợc các u điểm nh; bộ máy gọn nhẹ, tạo điều kiện cho việc thực hiện
chế độ một thủ trởng. Thu hút đợc chuyên gia vào công tác lãnh đạo, có điều
kiện sử dụng và phát huy tốt cán bộ hơn, đồng thời phát huy tốt tác dụng của
những ngời có trình độ chuyên môn giỏi, giảm bớt gánh nặng cho ngời lãnh đạo.
Đồng thời đảm bảo đợc quyền chỉ huy trực tiếp của lãnh đạo cấp cao của tổ chức.
Nh ợc điểm:
Cơ cấu phức tạp, nhiều vấn đề đòi hỏi ngời lao động phải thờng xuyên giải quyết

mối quan hệ giữa các bộ phận trực tuyến với các bộ phận chức năng.
3 - Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức theo Ma trận:
Mô hình tổ chức theo ma trận ( theo sơ đồ 1.3) là sự kết hợp của hai hay nhiều
mô hình tổ chức bộ phận khác nhau, ở đây các cán bộ quản lý theo chức năng và
theo sản phẩm điều đó có vị thế ngang nhau. Họ chịu trách nhiệm báo cáo cho
cùng một cấp lãnh đạo và có thẩm quyền ra quyết định thuộc lĩnh vực mà họ phụ
trách.
Ưu điểm:
Định hớng các hoạt động theo kết quả cuối cùng
Tập chung nguồn lực vào khâu xung yếu
Kết hợp đợc năng lực của nhiều cán bộ quản lý và các chuyên gia
Tạo điều kiện đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trờng
Nh ợc điểm:
Hiện tợng song trùng lãnh đạo dẫn đến không thống nhất mệnh lệnh
Quyền hạn và trách nhiệm của các nhà quản lý có thể trùng lắp dễ tạo ra
các xung đột
12
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
Cơ cấu phức tạp và không bền vững
Có thể gây nhiều tốn kém
Với những u và nhợc điểm trên mô hình cơ cấu tổ chức này đợc sử dụng rộng dãi
trong các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức cần phải thực hiện nhiều dự án nghiên cứu
và triển khai.
Sơ đồ 1.3 Mô hình tổ chức bộ phận theo ma trận
Tổng giám đốc
PTổng giám đốc kỷ thuật
P Tổng giám đốc MAR
PTổng giám đốc sản xuất

PTổng giám đốc tài chính
Trởng phòng thiết kế
Trởng phòng cơ khí
Trởng phòng điện CN
13
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
Trởng phòng tự động hóa
Chủ nhiệm dự án A
Chủ nhiệm dự án B
Chủ nhiệm dự án C
4 - Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức hỗn hợp:
Sơ đồ 1.4 Mô hình tổ chức bộ máy hỗn hợp tại doanh nghiệp th ơng Mai
Tổng giám đốc
P.Tổng giám đốc kinh doanh
P.Tổng giám đốc tài chính
P.Tổng giám đốc nhân sự
Giám đốc Khu vực Miền Trung
Giám đốc Khu vực Miền Nam
Giám đốc Khu vực miền bắc
Quản lý bán lẽ
Quản lý giao dịch với các cơ quan
Quản lý bán buôn
Đây là kiểu mô hình hợp nhóm các hoạt động cùng tạo ra một sản phẩm hay dịch
vụ, những hoạt động cùng phục vụ một loại khách hàng hay những hoạt động cùng
hoạt động trên một địa bàn nhất định vào một bộ phận hay phân hệ sản xuất.
Ưu điểm:
Hớng phục vụ tạo ra những sản phẩm trọn gói;Phục vụ những khách hàng cụ thể
trên những địa bàn cụ thể;Cho phép chuyên môn hóa một số cơ cấu tổ chức

Nh ợc điểm:
14
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
Có thể sảy ra tình trạng cát cứ của các nhà lãnh đạo các phân hệ;Tranh dành nguồn
lực giữa các phân hệ, bộ phận mang tính độc lập tơng đối;Có thể dễ dẫn đến việc
hình thành các bộ phận , phân hệ quá nhỏ
Khả năng ứng dụng:
Đây là mô hình tổ chức rộng cho những hệ thống lớn hoạt động đa lĩnh vực, tạo ra
nhiều sản phẩm mang tính độc lập tơng đối và trên nhiều địa bàn.
Chơng II
Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ
phần mía đờng Lam Sơn
I. Những vấn đề cơ bản của Công ty ảnh hởng đến công tác tổ
chức bộ máy quản lý.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Sự ra đời của Công ty cổ phần mía đ ờng Lam Sơn :
Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn (tiền thân là Nhà máy Đờng Lam Sơn) đợc
thành lập từ tháng 3 năm 1980 trên vùng đất gắn liền với địa danh lịch sử, nơi mà
cách đây hơn 600 năm về trớc ngời Anh Hùng dân tộc Lê Lợi đã phất cao cờ dấy binh
tụ nghĩa. Trong suốt 10 năm kháng chiến trờng kỳ đấu tranh anh dũng đánh đuổi giặc
ngoại xâm Phơng Bắc, lập nên Nớc Đại Việt.
Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, mảnh đất địa linh nhân kiệt ấy vẫn toả
sáng và phát triển không ngừng từ thế hệ này đến thế hệ khác. Dới ánh sáng đổi mới
của Đảng, đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp chế biến, vùng đất Lam Sơn khô
cằn, nghèo đói nay đã thực sự thay da, đổi thịt, trở thành một thị trấn công nghiệp, du
lịch trù phú nằm ở phía tây bắc Tỉnh Thanh Hoá, đó là Thị Trấn Lam Sơn - Huyện
Thọ Xuân - Tỉnh Thanh Hoá.
25 năm xây dựng và phát triển, cũng nh bao doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần

mía đờng Lam Sơn đã trãi qua những bớc thăng trầm, những khó khăn thử thách.
Song có rất nhiều điều kiện thuận lợi, đó là dới sự lãnh đạo của Đảng bộ, ban tổng
giám đốc cộng với sự quyết tâm phấn đấu của cán bộ công nhân viên, sự đồng tình
ủng hộ giúp đỡ của chính quyền và nhân dân các địa phơng trong vùng, đặc biệt là sự
15
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của các Bộ chủ quản, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hoá, của
các cấp, các nghành từ Trung uơng đến địa phơng.
Đợc ra đời và chính thức đi vào hoạt động trong những năm đầu của sự nghiệp đổi
mới đất nớc, đặc biệt là đổi mới t duy về kinh tế. Trong những năm qua, Đảng bộ và
cán bộ công nhân viên chức lao động trong Công ty luôn luôn nêu cao tinh thần đoàn
kết một lòng, đồng tâm, hiệp lực vì sự phát triển của doanh nghiệp. Lao động, cần cù,
sáng tạo, vợt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch
Nhà Nớc giao. Xây dựng và phát triển doanh nghiệp lên tầm cao mới cả về số l ợng và
chất lợng, tạo thế và lực vững chắc, khẳng định vị trí và uy tín của một doanh nghiệp
vững vàng trong cơ chế thị trờng mở cửa và hội nhập.
Quá trình thành lập và phát triển Công t y:
Nhìn lại quãng đờng 25 năm xây dựng và phát triển, có thể chia làm 3 thời kỳ, mỗi
thời kỳ đều có những khó khăn thách thức và đặc trng riêng, nhng tổng quát chung
đến nay là rất tự hào, bởi suốt 25 năm lúc nào cũng có một tập thể những ng ời lãnh
đạo và công nhân lao động đoàn kết, hiệp lực, vợt qua mọi thách thức gian khó vơn
lên xây dựng cho một mía đờng Lam Sơn hoành tráng, vẻ vang nh ngày hôm nay.
Thời kỳ 1980 - 1988: Nhà máy xây dựng kéo dài hơn 5 năm, vốn thiếu, nguyên liệu
không đủ 5% công suất, hơn 600 công nhân không đủ việc làm, nhà máy đứng bên bờ
vực phá sản, đã nhiều lần bàn đến việc tháo dỡ chuyển đi nơi khác. Do nhiều nguyên
nhân, cái chính là cơ chế bao cấp trói buộc, nhng thành công lớn ở thời kỳ này là đã
đặt nền móng cho những bớc tiếp.
Thời kỳ 1989 - 1999: Mời năm sáng tạo đổi mới vơn lên trở thành đơn vị Anh hùng

Lao động, nhờ có đờng lối đổi mới của Đảng, lãnh đạo Nhà máy đã sáng tạo tìm cho
mình một lối thoát, đó là phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ và hợp tác của các nhà
khoa học và các đơn vị bạn, dựa vào dân, giúp nông dân giải quyết 3 cái thiếu là:
vốn, kỹ thuật, thị trờng, vơn lên làm giàu từ việc xây dựng phát triển vùng mía. Kết
nghĩa với các xã, xây dựng Hiệp hội mía đờng Lam Sơn - Một mô hình kinh tế
hợp tác mới đợc Đảng và Nhà nớc quan tâm, bạn bè xa gần mến mộ, gắn công
nghiệp với nông nghiệp, liên kết các thành phần kinh tế làm bà đỡ tác động và hỗ trợ
nông dân khai hoang phục hoá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, làm sống dậy cả một
vùng đất trống, đồi trọc hoang hoá, hình thành một vùng mía xanh rộng ngút ngàn
16
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
trên địa bàn 97 xã, 4 nông trờng thuộc 6 huyện phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá đã và
đang trở thành một vùng kinh tế động lực của Tỉnh. Sản xuất của Công ty liên tục
phát triển, tăng trởng với tốc độ cao: Doanh số tăng 52 lần; sản lợng đờng tăng 27,5
lần; nộp ngân sách tăng gần 70 lần; vốn tích luỹ tăng gần 7 lần; thu nhập và đời sống
công nhân tăng 12 lần. Công ty đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong
nghành mía đờng Việt Nam, đợc Nhà nớc tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời
kỳ đổi mới và nhiều phần thởng cao quý.
Thời kỳ 200-2005: Ngày 5/12/1999 Thủ tớng Chính phủ có quyết định chuyển Công
ty Đờng Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn, vốn điều lệ là 200 tỉ
đồng: Vốn Nhà Nớc 36,28%, cán bộ công nhân viên: 32,68%; nông dân trồng mía:
22,98%; ngoài doanh nghiệp: 8,06%. 5 năm thực hiện cổ phần hoá, sản xuất kinh
doanh liên tục tăng trởng với tốc độ cao, bình quân 18%/năm; lợi nhuận, nộp ngân
sách Nhà nớc, thu nhập ngời lao động và cổ đông đều tăng cao, vợt các mục tiêu đề
ra. Vùng nguyên liệu mía đợc mở rộng, quan hệ hợp tác Công - Nông - Trí đợc phát
triển đã có tác động thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp
và nông thôn phát triển. Từ đầu năm 2002 đến nay đã du nhập thêm một nghề mới
cho nông dân chăn nuôi bò sữa bớc đầu đã mở ra nhiều triển vọng mới. Các nhà máy

đờng, cồn, sữa, phân bón... với thiết bị công nghệ hiện đại đợc đầu t xây dựng và mở
rộng công suất, sản phẩm đa dạng hơn, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh đợc mở rộng.
Thơng hiệu LASUCO đợc vang xa và in đậm trên thơng trờng trong nớc và nớc ngoài.
Tập đoàn kinh tế Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ - Thơng mại gồm Công ty mẹ
LASUCO và 15 Công ty, nhà máy, xí nghiệp thành viên đã hình thành hoạt động có
hiệu quả. Vị thế hàng đầu trong nghành mía đờng Việt Nam tiếp tục đợc khẳng định
và là tác nhân quan trọng trong nền kinh tế của Tỉnh và vùng kinh tế động lực phía
Tây Tỉnh Thanh Hoá. Đợc Nhà nớc tặng thởng Huân chơng Độc lập hạng 3 và nhiều
phần thởng cao quý khác.
Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn đợc thành lập theo quyết định số 1133/QĐ-TTg,
ngày 23/12/1999 của Thủ tớng chính phủ.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Đăng ký thay đổi lần 3 ngày 26/7/2004 - Số 056673.
1. Tên công ty: Công ty cổ phần mía đờng lam Sơn
17
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
Tên giao dịch: Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn.
Tên viết tắt: LASUCO
2. Địa chỉ trụ sở chính: Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa.
Điện thoại: 037.834091 037.834092 FAX 037.834092
Email:
3. Nghành nghề kinh doanh:
- Công nghiệp đờng, cồn, nha, nớc uống có cồn và không có cồn. Chế biến sản phẩm
sau đờng, nông, lâm sản, thức ăn gia súc. Dịch vụ vận tải, cơ khí, cung ứng vật t
nguyên liệu. Sản xuất cung ứng giống cây, con, tiêu thụ sản phẩm. Chăn nuôi bò sữa,
chế biến sữa, kinh doanh thơng mại, khách sạn, ăn uống. Xuất nhập khẩu các sản
phẩm trên và tài sản cố định, máy móc, thiết bị, vật t, phụ tùng thay thế phục vụ cho
sản xuất kinh doanh.

- Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu đi thuê và cho thuê. Sản xuất CO
2
(khí,
lỏng, rắn). Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp, công nghiệp; Nớc sạch
phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Dịch vụ sữa chữa và gia công máy móc, thiết bị. Dịch
vụ làm đất nông, lâm nghiệp.
4. Vốn điều lệ: 200.000.000.0000 đồng. ( Hai trăm tỷ đồng Việt Nam)
Một số thành tích Công ty đã đạt đ ợc trong thời gian qua .
25 năm xây dựmg và phát triển Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn đã đạt một số
giải thởng khẳng định vị thế của Công ty.
+ Giải thởng chất lợng vàng Việt Nam năm 1997.
+ Giải thởng vàng Hà Nội ngàn năm Thăng Long năm 2000.
+ Giải thởng Bông lúa vàng Việt Nam 10 năm liên tục (1993-2003)
+ Giải thởng Quả cầu vàng Việt Nam năm 2001
+ 03 giải thởng Cúp sen Vàng năm 2001
+ 02 Giải thởng Quốc tế chất lợng toàn cầu GQM năm 2001,2002
+ 02 Giải thởng Ngôi Sao Vàng Quốc tế BID năm 2001,2002
+ Cúp kỷ cơng kỷ nguyên chất lợng Quốc tế QC100, năm 2003
+ 04 Cúp vàng vì sự nghiệp Xanh Quốc tế Việt Nam: 2001, 2002, 2003,2004.
+ Giải thởng Tợng vàng Niềm tin Đồng bằng năm 2003
+ Cúp vàng: Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững năm 2005
18
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
+ Giải thởng Sao vàng đất Việt Năm 2005
+ Cúp vàng Thơng hiệu và nhãn hiệu năm 2005
+ Giải thởng Siêu cúp thơng hiệu mạnh và phát triển bền vững năm 2005.
+ Đợc cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lợng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001.

Công ty đã nhiều năm đợc vinh dự đón các nguyên thủ Quốc gia, các đồng chí lãnh
đạo cấp cao của Trung ơng về thăm và chỉ đạo. Có 75 đoàn đại biểu các tỉnh và các
doanh nghiệp tới thăm và trao đổi kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005:
Năm 2005 các chỉ tiêu sản lợng đều đạt thấp so với kế hoạch và thấp hơn năm 2004,
nhng nhờ có giá bán tăng nên tổng doanh thu và lợi nhuận đạt khá hơn năm trớc. Cụ
thể nh sau:
Về sản phẩm:
- Đờng các loại: 84.609 tấn = 87% KH năm , = 71% năm 2004, =83% năm 2003.
- Cồn thành phẩm: 10.796.200 lít = 85% KH năm, =2048% năm 2004, =562% năm
2003.
Về tiêu thụ:
- Đờng bán ra: 94.439 tấn, =97% KH năm, =62% năm 2004, =97% năm 2003. Giá
bán bình quân có thuế 6.464 đồng/kg, tăng 1.719 đồng/kg so với năm 2004, tăng
2.744 đồng/kg so với năm 2003.
- Cồn thành phẩm: 11.280.000 lít, đạt 88% KH, =375% năm 2004, =591% năm 2003.
Giá bán bình quân có thuế 5.879 đồng/kg, tăng 1.815 đồng/lít so với năm 2004, tăng
2.276 đồng/lít so với năm 2003.
- Thu nhập bình quân: 3,0 triệu đồng/ ngời/tháng, = 114% năm 2004, = 152% năm
2003.
Về doanh thu: 685,3 tỷ đồng, =98% KH, = 112% năm 2004, =154% năm
2003
- Nộp ngân sách: 32,85 tỷ đồng, =85% năm 2004, = 100% năm 2003.
19
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
- Lợi nhuận trớc thuế: 91, 034 tỷ đồng, = 118% KH năm, = 115% năm 2004. Lợi
nhuận sau thuế lỹ kế đến cuối năm : 80,36 tỷ đồng, = 138% năm 2004.
- Cổ tức 20%, = 117% KH năm, = 100% năm 2004

Về tình hình tài chính:
- Tổng vốn cổ phần năm đến 31/12/2005 là 200 tỷ đồng, cơ cấu cổ phần theo nhóm
cổ đông đã có sự dich chuyển và biến động lớn qua các năm. Tại thời điểm
31/12/2005 so với năm 2000 nh sau:
+ Cổ đông là CBCNV: năm 2000 chiểm 32,68% vốn cổ phần, thời điểm 31/12/2005
chiếm 35,44%
+ Cổ đông là ngời trồng mía: năm 2000 chiếm 22,98% vốn cổ phần, thời điểm
31/12/2005 chiếm 6,97%.
+ Cổ đông là ngời ngoài công ty: năm 2000 chiếm 8,06% vốn cổ phần, thời điểm
31/12/2005 chiếm 38,34%.
+Vốn Nhà nớc: Năm 2000 chiếm 36,28% vốn cổ phần, thời điểm 31/12/2005 chiếm
18,16%.
+ Cổ phiếu ngân quỹ: Năm 2000 chiếm 0%, thời điểm 31/12/2005 chiếm 1,09%.
- Tổng tài sản có dến 31/12/2005: 803,88 tỷ đồng, tăng 11,02 tỷ đồng so với năm
2004 và tăng 58,49 tỷ đồng so với năm 2003.
- Nguồn vốn chủ sở hữu đến 31/12/2005: 317,79 tỷ đồng, tăng 71,13 tỷ đồng so với
năm 2004 và tăng 1425 tỷ đồng so với năm 2003.
Kết quả SXKD 6 tháng đầu năm 2006:
- Mía ép:525.009 tấn, đạt 58%KH =92% cùng kỳ.
- Đờng nhập kho: 56.142 tấn , đạt 56% KH năm , = 84% cùng kỳ.
- Sản xuất cồn: 2.717.345 lít, đạt 22% KH năm, = 32% cùng kỳ.
- Tiêu thụ đờng: 30.771 tấn, đạt 32% KH năm, = 57% cùng kỳ; giá bán bình quân
có thuế 9.598 đ/kg.
20
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
- Tiêu thụ cồn các loại: 3.220.135 lít, đạt 26% KH năm, = 38% cùng kỳ; giá bán
bình quân có thuế 8.455 đ/lít.
- Doanh thu có thuế: 322,9 tỷ đồng, đạt 32% KH năm, = 91% cùng kỳ.

- Nộp ngân sách: 26,5 tỷ đồng, đạt 53% KH năm, tăng 65% cùng kỳ
2 Đặc điểm về nguồn lực
Năng lực sản xuất của công ty:
Công ty cổ phần mía đờng Lam sơn có 14 công ty và xí nghiệp thành viên.
- Nhà máy đờng số I công suất chế biến 2.500 tấn mía cây/ ngày
- Nhà máy đờng số II công suất chế biến 4.500 tấn mía cây/ ngày
- Nhà máy cồn số I sản xuất cồn từ mật rỉ công suất 1.5 triệu lít/ năm
- Nhà máy cồn số II sản xuất cồn từ mật rỉ công suất 25 triệu lít/ năm
- Xí nghiệp cơ khí sửa chữa
- Xí nghiệp nguyên liệu
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một tành viên sữa MILAS công xuất thiết kế
300.000 Tấn năm
- Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Lam Sơn
- Công ty thơng mại Lam Sơn
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lam Sơn Sao vàng
- Công ty cổ phần phân bón Lam Sơn, sản xuất phân bón vi sinh từ bùn lọc
của mía
- Công ty vận tải Lam sơn
- Công ty cổ phần cơ giới nông nghiệp Lam Sơn
- Trung tâm nghiên cứu giống mía diện tích 150 ha chuyên canh và cung cấp
các loại giống mía có năng xuất, chất lợng cao cho vùng nguyên liệu mía của
Lam Sơn
21
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
Ngoài các đơn vị trực thuộc trên công ty còn góp vốn liên doanh liên kết với 16
công ty khác và tham gia mua cổ phần với tổng lợng vốn là 120 tỷ đồng.
Khái quát về vùng nguyên liệu của công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn
Với tinh thần đổi mới và phát huy nội lực công ty đã tạo ra một vùng nguyên liệu

rộng lớn, đa dạng và vững chắc trên phạm vi 87 xã và 4 nông trờng thuộc 9 huyện
trung du miền núi phía tây tỉnh thanh hoá. Với diện tích 17.000 ha hàng năm
cung cấp cho hai nhà máy đờng của công ty xắp xỉ 1 triệu tấn mía cây, đồng thời
góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 50.000 hộ nông đan với 15 vạn lao
động tạo ra một mô hình kinh tế mới đó là Hiệp hội mía đ ờng Lam Sơn gắn kết
công nghiệp với nông nghiệp, liên minh Công Nông Trí khai thác và làm
sống động một vùng đất trống đồi trọc, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng
nông nghiệp từ sản xuất tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hoá, đồng thời
công ty đang triển khai dự án đa mía xuống ruộng canh tác 2 lúa bảo đảm thu
nhập ổn định cho vùng đất này đạt thu nhập trên 60 triệu đồng/ha/năm . Đã làm
cho đời sống văn hoá xã hội nông dân trông mía đợc cải thiện và nâng cao, bộ
mặt nông thôn đợc đổi mới, đang trên đà phát triển nhanh và mạnh trên vùng đồi
núi trung du miền tây của tỉnh Thanh hoá, thu hẹp đợc khoảng cách giàu nghèo
giữa miền núi và thành phố.
Năng lực về tài chính:
Qua bảng số liệu dới đây ta có thể thấy đợc tình hình tài chính và nguồn vốn của
công ty qua một số năm qua.
Biểu 1: Tình hình tài chính của công ty trong các năm 2004 - 2006.
22
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
tt chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 30/09/2006
A Nợ phải trả 545.236.340 446.607.325 371.848.291
I Nợ ngắn hạn 161.342.112 174.396.944 178.229.764
1 Vay ngắn hạn 47.327.639 28.491.113 105.243.938
2 Nợ dài hạn đến hạn trả - -
3 Phải trả cho người bán 40.289.157 36.858.665 36.943.827
4 Người mua trả trước 37.196.618 71.913.770 895.236
5 Thuế phải nộp NN 11.455.313 14.841.716 3.723.794

6 Phải trả công nhân viên 9.167.181 20.522.539 28.352.052
7 Phải trả cho đơn vị nội bộ - - -
8
Các khoản phải trả, phải nộp
khác
15.906.204 1.769.141 3.070.917
II Nợ dài hạn 276.592.921 186.857.762 162.913.229
1 Vay dài hạn 276.592.921 186.279.130 162.334.597
2 Nợ dài hạn - 578.632 578.632
III Nợ khác 107.301.306 85.352.619 30.705.298
1 Chi phí phải trả 107.301.306 85.352.619 30.705.298
2 Tài sản thừa chờ xử lý - -
3 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn - -
B Các khoản phải thu 112.317.145 116.087.586 148.670.227
1 Phải thu của khách hàng 3.759.569 3.862.181 36.246.025
2 Trả trước cho người bán 97.881.141 98.080.131 97.152.558
3 Thuế GTGT được khấu trừ - - -
4 Phải thu nội bộ 6.137.416 2.077.122 2.803.597
-
Vốn kinh doanh ở các đơn vị
trực thuộc
6.137.416 2.077.122 2.803.596
-
Phải thu nội bộ khác
- -
5 Các khoản phải thu khác 5.262.953 12.544.406 12.552.669
6
Dự phòng các khoản phải thu
khó đòi
-723.934 -476.254 -84.622

23
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
Biểu 2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2003
sau quyết toán thuế.
ĐVT : VNĐ
Chỉ tiêu Mã số Số tiền
Tổng Doanh thu
01
408.399.249.632
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
02
Các khoản giảm trừ(05 +06+07) 03
244.008.179
+ Chiết khấu thơng mại 04 299.772.438
+ Giảm giá hàng bán 05
+ Hàng bán bị trả lại 06 5.723.749
+ Thuế TTĐB, xuất khẩu phải nộp 07 8.512.532
1- Doanh thu thuần (10 =01 03) 10 408.155.240.913
2- Giá vốn hàng bán 11 364.265.002.738
3- Lợi nhuận gộp( 20 = 10 11) 20 43.890.238.175
4- Doanh thu hoạt động tài chính 21 8.338.234.999
5- Chi phí tài chính 22 32.823.756.584
6 - Chi phí bán hàng 24 16.946.546.765
7- Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 15.914609.443
8- Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất
kinh doanh (30 = (20 +(21-22-(24+25))
30
- 13.456.439.618

9- Thu nhập khác 31 2.225.921.457
10- Chi phí khác 32 185.053.867
11 - Lợi nhuận khác ( 40 = 31 32) 40 2.040.867.680
12 Tổng lợi nhuận trớc thuế (50= 30+40) 50 -11.415.571.938
13- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51
14- Lợi nhuận sau thuế (60= 50-51) -11.415.571.938
Biểu 3: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2004
sau quyết toán thuế.
ĐVT : VNĐ
Chỉ tiêu Mã số Số tiền
Tổng Doanh thu
01
580.083.148.495
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
02
Các khoản giảm trừ(05 +06+07) 03
57.317.141
+ Chiết khấu thơng mại 04 57.317.141
+ Hàng bán bị trả lại 06 0
24
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Khoa học quản lý
+ Thuế TTĐB, xuất khẩu phải nộp 07 0
1- Doanh thu thuần (10 =01 03) 10 580.025.831.354
2- Giá vốn hàng bán 11 428.89.563.480
3- Lợi nhuận gộp( 20 = 10 11) 20 151.186.267.874
4- Doanh thu hoạt động tài chính 21 2.609.554.590
5- Chi phí tài chính 22 27.171.089.014
6 - Chi phí bán hàng 24 21.169.455.154

7- Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 25.886.884.162
8- Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất
kinh doanh (30 = (20 +(21-22-(24+25))
30
79.568.394.134
9- Thu nhập khác 31 1.670.652.562
10- Chi phí khác 32 1.420.142..362
11 - Lợi nhuận khác ( 40 = 31 32) 40 250.510.200
12 - Các khoản giảm lợi nhuận
- Bù lỗ XN sản phẩm mới
- Lợi nhuận năm 2003 chuyển sang
41 -2.262.967.365
-360.144.146
-1.902.823.219
13 Tổng lợi nhuận trớc thuế (50= 30+40) 50 77.555.936.969
14- Thu nhập khômg chịu thuế 50.1 342.200.000
15- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 19.303.424.240
16 Thuế thu nhập doanh nghiệp đợc miễn 51.1 9.286.448.728
17- Lợi nhuận sau thuế (60= 50-51) 60 58.252.502.729
18 Chi phí phụ cấp các thành viên HĐQT& BKS 22.800.000
Biểu 4: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005
sau quyết toán thuế.
ĐVT : VNĐ
Chỉ tiêu Mã số Số tiền
Tổng Doanh thu
01
652.465.416.191
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
02 0
Các khoản giảm trừ(05 +06+07) 03

489.276.191
+ Chiết khấu thơng mại 04 3752.381
+ Giảm giá hàng bán 05 0
+ Hàng bán bị trả lại 06 485.523.810
+ Thuế TTĐB, xuất khẩu phải nộp 07 0
1- Doanh thu thuần (10 =01 03) 10 651.976.140.000
2- Giá vốn hàng bán 11 498.483.321.863
3- Lợi nhuận gộp( 20 = 10 11) 20 153.492.818.137
4- Doanh thu hoạt động tài chính 21 3.941.013.065
5- Chi phí tài chính
- Trong đó chi phí lãi vay
22 18.208.182.986
18.035.256.781
25
Ngời thực hiện: Mai Văn Tiên Lớp: QLKT Định kỳ K35
25

×