Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng thực trạng và giải pháp nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Đề tài:
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH VẬT TƯ VẦ XÂY DỰNG:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
Tên Sinh viên : Nguyễn Thị Thanh Huyền
MSSV : CQ491204
Lớp : QTKD Thương Mại 49B :
QTKD Thương Mại 49B
Khóa : 49
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thanh Phong
Hà Nội – 2011
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Chuyên đề thực tập cuối khóa với đề tài: “Hiệu quả
sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây
dựng: Thực trạng và giải pháp nâng cao” là công trình nghiên cứu của cá
nhân em dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thanh Phong và chưa được
từng công bố dưới bất cứ hình thức nào cũng như không có sự sao chép từ các
chuyên đề, luận văn khác. Các số liệu dùng để phân tích, đánh giá trong
chuyên đề là hoàn toàn trung thực và đều được trích nguồn rõ ràng.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về kết quả chuyên đề thực tập của mình.
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Sinh viên lớp QTKD Thương mại 49B
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
MỤC LỤC


CHỮ VIẾT TẮT 4
NGUYÊN NGHĨA 4
Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 8
Sơ đồ 1.2. Quy trình tổ chức xây lắp của công ty 15
Sơ đồ 1.3. Quy trình sản xuất bê tông của công ty 16
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 59
2.3.1. Những mặt đạt được 59
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 61
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
XNXD Xí nghiệp xây dựng
BXD-TCLĐ Bộ xây dựng – Tiêu chuẩn lao động
CHLB Cộng hòa liên bang
GTGT Giá trị gia tăng
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
XDCB Xây dựng cơ bản
TSCĐ Tài sản cố định
TTTB Tỷ trọng trung bình
VLĐ Vốn lưu động
ĐTNH Đầu tư ngắn hạn
CPKD Cổ phần kinh doanh
Trđ Triệu đồng
VLĐbq Vốn lưu động bình quân
CBCNV Cán bộ công nhân viên
TCNH Tài chính ngắn hạn
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BẢNG 2.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN
2006 – 2010 24
BẢNG 2.2. NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

26
BẢNG 2.3. SỰ TĂNG TRƯỞNG TRONG NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY GIAI
ĐOẠN 2006 - 2009 27
BẢNG 2.4. CƠ CẤU NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN
2006 – 2010 32
BẢNG 2.5. CƠ CẤU VỐN VÀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG VỐN CỦA CÔNG TY
33
BẢNG 2.6. PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 5 NĂM 2006
– 2010 35
BẢNG 2.7. KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY 38
BẢNG 2.8. GIÁ TRỊ CÁC KHOẢN VỐN BẰNG TIỀN 40
BẢNG 2.9. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN VỐN BẰNG TIỀN 40
BẢNG 2.10. GIÁ TRỊ CÁC THÀNH PHẦN KHOẢN PHẢI THU 43
BẢNG 2.11. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN
43
BẢNG 2.12. GIÁ TRỊ CÁC THÀNH PHẦN TRONG HÀNG TỒN KHO 45
BẢNG 2.13. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN TRONG HÀNG TỒN KHO
46
BẢNG 2.14. TỠNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC 47
BẢNG 2.16. TỔNG HỢP CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG 52
BẢNG 2.17. SO SÁNH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 53
BIỂU ĐỒ 2.1. TỠNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG VỐN CỦA CÔNG TY 34
BIỂU ĐỒ 2.2. CƠ CẤU THÀNH PHẦN TRONG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY
39
SƠ ĐỒ 1.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 8
SƠ ĐỒ 1.2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC XÂY LẮP CỦA CÔNG TY 15
SƠ ĐỒ 1.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÊ TÔNG CỦA CÔNG TY 16
LỜI MỞ ĐẦU

Từ xưa đến nay, để thực hiện một ý tưởng kinh doanh, thành lập và vận
hành một doanh nghiệp hay khởi nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào thì điều
kiện đầu tiên cần thiết và không thể thiếu đó là vốn. Người xưa cú câu “ Buôn
tài không bằng dài vốn” đã cho thấy vai trò cũng như sức mạnh của đồng vốn
trong việc tạo dựng nên thành công của doanh nghiệp.
Trong thời kỳ quá độ lên Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, thực
hiện nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp
được tự chủ trong việc quyết định các vấn đề kinh doanh cơ bản, thêm vào đó
là chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã
đem lại nhiều thuận lợi, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp
trên thị trường. Song bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều khó khăn mà các doanh
nghiệp phải đối mặt như cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ảnh hưởng từ khủng
hoảng kinh tế toàn cầu…Để thích nghi với sự biến động cả tích cực và tiêu
cực từ thị trường thì yếu tố quan trọng đầu tiên mà doanh nghiệp phải đáp ứng
đó là đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là vốn lưu
động – thước đo hiệu suất và sức mạnh tài chính trong ngắn hạn của doanh
nghiệp. Hiện nay, khó khăn về nguồn vốn do lãi suất cao và các ngân hàng
giảm tăng trưởng tín dụng đang bao trùm lên đại bộ phận các doanh nghiệp
trong nền kinh tế. Tuy nhiên không chỉ đảm bảo nguồn vốn lưu động mà vấn
đề quan trọng hơn cả là việc sử dụng vốn lưu động như thế nào, có đạt được
hiệu quả cao hay không. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn và không phải
doanh nghiệp nào cũng có thể giải quyết tốt.
Xuất phát từ vai trò, thực tiễn nêu trên và thực trạng hoạt động sử dụng
vốn lưu động trong Công ty CPKD vật tư và xây dựng, trong thời gian thực
tập tại công ty, em đã dần tiếp cận và làm sáng tỏ những vấn đề trên. Với sự
định hướng của Th.S. Nguyễn Thanh Phong và mong muốn được đóng góp
một phần nhỏ bé của mình vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của Công ty em đã chọn đề tài: " Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công
ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng: Thực trạng và giải pháp nâng
cao” làm nội dung nghiên cứu của mình.

Do điều kiện khách quan và chủ quan, em đã tiến hành nghiên cứu
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong giai đoạn 2006 - 2010.
Phương pháp mà em sử dụng là tổng quan tài liệu, thu thập thông tin, tư duy
lụgic, phân tích dữ liệu thứ cấp, phương pháp so sánh, phương pháp thống
kê… Bên cạnh đú cũn cú cỏc công cụ như bảng biểu, sơ đồ… nhằm phục vụ
cho công tác nghiên cứu đạt kết quả tốt, có giá trị thực tiễn với yêu cầu quản
lý kinh tế thị trường.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây
dựng
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ
phần kinh doanh vật tư và xây dựng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động tại Công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng
Do trình độ lý luận cũng như khả năng thực tế còn hạn chế, nên vấn đề
nghiên cứu cũng như những phân tích đánh giá chắc chắn sẽ không thể tránh
khỏi thiếu sót, em rất mong sẽ nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy
cô cựng cỏc bạn đọc để đề tài nghiên cứu của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S.Nguyễn Thanh Phong cũng như tập thể cán
bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt là các bác, cụ chú, anh chị Phòng Tài
chính kế toán và Kế hoạch – kỹ thuật đã hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG
1.1. Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng
Tên giao dịch: Material trading and construction joint stock company
Tên viết tắt: CMC
Trụ sở: Số 145 Đốc Ngữ - Phường Liễu Giai - Quận Ba Đình - Hà Nội

Chi nhánh: Tại thị xã Lào Cai - Tỉnh Lào Cai
Vốn điều lệ: 16.300.000.000 VNĐ
Tel: (04) 38 326 181; (04) 38 326 182; (04) 37 625 946
Fax: (84.4) 8 326 183
Email: ;
Ngành, nghề kinh doanh:
- Sản xuất và kinh doanh bê tông thương phẩm, bê tông cấu kiện, vật
tư và các chủng loại vật liệu xây dựng khác.
- Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với
các công trình xây dựng.
- Thiết kế kết cấu đối với các công trình dân dụng, công nghiệp, công
trình cầu, hầm, đường bộ, thiết kế giao thông đường bộ, công trình cảng, các
công trình thuỷ lợi, cấp thoát nước nông thôn và miền núi.
- Tư vấn xây dựng (chỉ được hoạt động thiết kế trong lĩnh vực chứng
chỉ cho phép) ; tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng.
- Lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, khảo sát xây dựng, thí nghiệm, thẩm
định dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế tổng dự toán, quản lý dự án đầu tư giám sát thi
công.
- Thi công xây lắp hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống âm thanh ánh
sáng, hệ thống điện máy, điện lạnh, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống
diệt mối và phòng chống mối mọt, hệ thống cấp thoát nước.
- Thi công xõy lắp trang trí nội, ngoại thất, công trình cảng.
- Gia công, lắp đặt thiết bị trong ngành công nghiệp, thủy lợi, giao
thông và dân dụng.
- Kiểm định chất lượng các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thủy lợi;
- Đầu tư, kinh doanh khách sạn và cho thuê văn phòng;
- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ khách du lịch;
- Buôn bán hàng lương thực, thực phẩm, hàng công nghệ phẩm, hàng
nụng, lõm, thủy, hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện, điện tử, điện

lạnh, hàng gia dụng, hàng thời trang, bông, vải, sợi;
- Kinh doanh hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm);
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng là một doanh nghiệp
Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội - Bộ xây dựng. Tiền thân
của công ty là Công ty cung ứng vận tải được thành lập ngày 24/12/1982.
Tháng 3 năm 1993, công ty được thành lập trên cơ sở hợp nhất từ hai công ty:
Công ty cung ứng vật tư và Công ty xây lắp sản xuất vật liệu xây dựng số 4
theo quyết định số 143/BXD-TCLĐ (ngày 26/03/1993) của Bộ trưởng Bộ xây
dựng. Năm 2004, công ty chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần theo
quyết định số 1693/QĐ-BXD ngày 19/12/2003 của Bộ trưởng bộ xây dựng.
Tháng 06/2005, công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công
ty cổ phần số 0103003548 (ngày 27/06/2005).
Công ty là một đơn vị có bề dày truyền thống trong lĩnh vực sản xuất
bê tông thương phẩm và xây dựng công trình với dây chuyền sản xuất được
trang bị đồng bộ, hiện đại, với đội ngũ công nhân vận hành trạm là các kỹ sư
được đào tạo tại các trường đại học chớnh quy. Từ năm 1996 đến nay, công ty
đã cung ứng trên 300.000 m3 bê tông chất lượng cao cho nhiều công trình xây
dựng công nghiệp và dân dụng như nhà máy lắp ráp ô tô Ford - Hải Dương,
nhà máy xi măng Nghi Sơn - Thanh Hoá, nhà máy xi măng Hoàng Mai -
Nghệ An, khách sạn Đại Hà, khách sạn Trung Tâm, khách sạn Hà Nội, sân
vận động thể thao quốc gia, các khu đô thị mới Linh Đàm, Trung Yên, làng
quốc tế Thăng Long, Trung tâm hội nghị quốc gia…
Trong lĩnh vực thi công xây lắp giai đoạn 2000-2010: Trong 10 năm,
công ty đã thi công trên 100 công trình và hạng mục công trình dân dụng,
công nghiệp, giao thông, thủy lợi… với khối lượng hoàn thành bàn giao trên 1
triệu m3 san lấp mặt bằng, trên 3 vạn m2 sân đường bê tông và bê tông atfan,
các trạm biến áp và đường dây trung hạ thế… Hàng năm đảm bảo duy trì việc
làm ổn định cho 500-600 lao động với thu nhập bình quân 3.500.000
đồng/người/thỏng.

Công ty luôn coi trọng chữ tín với khách hàng đặc biệt đã luôn luôn
đảm bảo sự tín nhiệm về chất lượng, tiến độ cung cấp khối lượng bê tông chất
lượng cao cho những hạng mục công trình đòi hỏi điều kiện thi công khắt
khe, thời gian thi công ngắn. Vì vậy trong những năm vừa qua, công ty luôn
được các đơn vị xây lắp trong và ngoài nước lựa chọn thi công xây lắp các
công trình mới. Những hạng mục công trình có phần bê tông do công ty đảm
nhận đều được các nhà thầu đánh giá cao về chất lượng. Với phương châm
“Phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng”, công ty đã và sẽ không ngừng nâng cao
trình độ, năng lực, công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, tạo dựng vị
thế vững chắc cho mình cũng như tạo niềm tin cho khách hàng.
Quá trình hình thành và phát triển công ty là một biểu đồ đi lên của sự
tiến bộ không ngừng. Công ty đã góp sức mình vào quá trình hiện đại hoá
công nghiệp hoá của đất nước. Những thành công của công ty là nhờ sự phấn
đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên. Ban lãnh đạo công ty
luôn luôn giáo dục tư tưởng chính trị, kịp thời tuyên truyền phổ biến các
chính sách mới của Đảng và luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ công
nhân viên, khuyến khích nhân viên sáng tạo đổi mới. Vì thế, công ty đã nhận
được danh hiệu đơn vi quyết thắng (1993 -2003) và nhiều bằng chứng nhận
chất lượng cao công trình sản phẩm xây dựng Việt Nam.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.3.1. Nhiệm vụ của công ty
Công ty sử dụng nguồn vốn Nhà nước 27 % và vốn cổ đông 73 %, sản
xuất và cung cấp bê tông, các nguyên vật liệu cần thiết cho các đơn vị thành
viên của Tổng công ty xây dựng Hà Nội - Bộ Xây Dựng đồng thời trực tiếp
thực hiện các hợp đồng xây dựng theo đơn đặt hàng của khách hàng. Công ty
có nhiệm vụ sử dụng vốn có hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh nhằm
mục đích thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng
cổ tức hàng năm cho cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và sự phát
triển công ty.
1.3.2. Chức năng của công ty

Công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng là một doanh nghiệp
Nhà nước đã được Bộ Xây dựng xếp hạng là doanh nghiệp hạng II (theo
Quyết định số 143A/BXD-TCLĐ ngày 26 tháng 3 năm 1993). Hiện nay công
ty có 01 chi nhánh và 08 xí nghiệp gồm: xõy dựng, sản xuất vật liệu xây dựng
và vận tải hoạt động chính trong các lĩnh vực sau :
+ sản xuất và kinh doanh bê tông thương phẩm, bê tông cấu kiện, vật tư
xây dựng khỏc…Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, hạ tầng kỹ thuật đô thị và
các khu công nghiệp, xây dựng cỏc cụng trỡnh…
+ tư vấn xây dựng, lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, khảo sát xây
dựng, thẩm định dự án đầu tư…
Trong những năm gần đây, hoạt động chính của công ty là thi công xây
lắp các loại công trình dân dụng, công nghiệp và sản xuất bê tông thương
phẩm.
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
CTCP kinh doanh vật tư và xây dựng tổ chức bộ máy quản lý theo mô
hình trực tuyến chức năng, phân làm hai cấp: Cấp doanh nghiệp và cấp phân
xưởng. Bộ máy quản lý của công ty tương đối phù hợp, cỏc phũng ban có
chức năng nhiệm vụ cụ thể, không chồng chéo, hầu hết cỏc phũng ban có
nhiệm vụ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác.
Có thể khái quát bộ máy quản lý của công ty qua sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận phòng ban
• Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý công ty giữa hai kỳ Đại hội, quy định mọi vấn đề
liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên do Đại hội
BAN KIỂM
SOÁT
KẾ TOÁN

TRƯỞNG
PHÓ GIÁM
ĐỐC
GIÁM ĐỐC
BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN
PHÒNG
TÀI CHÍNH – KẾ
TOÁN
XÍ NGHIỆP XÂY
DỰNG SỐ 1
XÍ NGHIỆP XÂY
DỰNG SỐ 2
XÍ NGHIỆP XÂY
DỰNG SỐ 3
XÍ NGHIỆP XÂY
DỰNG SỐ 4
XÍ NGHIỆP SẢN
XUẤT BÊ TÔNG
C45
XÍ NGHIỆP SẢN
XUẤT BÊ TÔNG
ORU
ĐỘI XÂY DỰNG
MIỀN TRUNG –
TÂY NGUYÊN
PHÓ GIÁM
ĐỐC
XÍ NGHIỆP XÂY
DỰNG SỐ 5

CHI NHÁNH TẠI
LÀO CAI
PHÒNG
KẾ HOẠCH - KỸ
THUẬT
PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH -
TTBV
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
đồng bầu chọn hoặc miễn nhiệm. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng
đầu hội đồng quản trị có nhiệm vụ: Lập chương trình kế hoạch hành động của
Hội đồng quản trị, chuẩn bị nội dung các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và
chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị, ký các văn bản quy định của các hợp đồng
thoả thuận thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, quyết định cử đi công tác
đào tạo ở nước ngoài với các chức danh do Hội đồng quản lý theo đề nghị của
Giám đốc được uỷ quyền và chịu trách nhiệm về sự uỷ quyền của mình.
• Ban kiểm soát
Là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản
trị và điều hành công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại hội đồng bầu và
bãi miễn với đa số phiếu tính theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp và bỏ
phiếu kín.
• Giám đốc điều hành
Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch kinh
doanh, là người quản lý và điều hành toàn công ty, có quyết định cao nhất chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị đại hội cổ đông và pháp luật về những sai
phạm gây tổn thất cho công ty, chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị,
ban kiểm soát và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với việc thực hiện điều
hành công ty.
• Phó giám đốc công ty

Công ty gồm 2 người giúp việc cho giám đốc công ty điều hành một số
lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về lĩnh vực
được giao.
+ Phó giám đốc kỹ thuật xe, máy, thiết bị QMR:
Đặc trách quản lý sản xuất ở các xí nghiệp, quản lý công nghiệp (sản
xuất ở xí nghiệp bê tông ORU, xí nghiệp bê tông C45, xí nghiệp sản xuất vật
liệu số 1), quản lý công tác sửa chữa, bảo dưỡng xe, máy, thiết bị của công ty,
đại diện cho công ty về quản lý chất lượng QRM.
+ Phó giám đốc kỹ thuật thi công:
Đặc trách quản lý các xí nghiệp xây dựng, các đội xây dựng, quản lý
việc thi công công trình, phụ trách lĩnh vực bảo hộ an toàn lao động của công
ty, báo cáo về việc thực hiện hợp đồng trong thi công công trình.
• Phòng tổ chức hành chính – thanh tra bảo vệ
Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tổ chức lao động, tiền lương, hành
chính quản trị, thanh tra bảo vệ. Phòng gồm trưởng phòng, phó phòng, nhân
viên lao động tiền lương – đào tạo tuyển dụng văn thư, tổ lái xe, tổ phục vụ.
• Phòng kế hoạch kỹ thuật
Có nhiệm vụ lên kế hoạch đầu tư, lập kế hoạch tháng, quý, năm, chuẩn bị các
điều kiện cho việc đàm phán tiếp xúc trong quá trình hợp tác liên doanh xây
dựng dự án, đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước, sau đó tổ chức và
triển khai các hợp đồng đầu tư; làm công tác quản lý chất lượng các sản phẩm
công nghiệp từ bê tông, công tác quản lý các công trình xây dựng, tham mưu
cho giám đốc công ty về công tác quản lý các thiết bị máy móc và xe, công
tác bảo hộ lao động, kiểm tra an toàn lao động. Phòng gồm có trưởng phòng,
phó phòng kế hoạch, phó phòng phụ trách thi công, cán bộ kỹ thuật 1, cán bộ
kỹ thuật 2, cán bộ kỹ thuật 3.
• Phòng kế toán – tài chính
Có nhiệm vụ hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh trong công ty, thực
hiện công tác kế toán, thống nhất theo quy định hiện hành đảm bảo công tác tài
chính cho toàn công ty. Phòng gồm có trưởng phòng, kế toán tổng hợp, kế toán

thanh toán 1, thủ quỹ, kế toán thanh toán 2, kế toán tiền mặt – tiền gửi ngân hàng.
• Ban quản lý dự án
Là người chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện quản lý, thực hiện dự
án như: lập dự án, tổ chức mời thầu, đấu thầu, chọn thầu, thanh toán tạm ứng,
đôn đốc tiến độ xây dựng.
• Các đơn vị thành viên
+ Hai xí nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm: Trực tiếp tiến hành công
tác tiếp thị, sản xuất bê tông thương phẩm. Xí nghiệp sản xuất bê tông thương
phẩm gồm có: giám đốc, phó giám đốc, thủ kho, bảo vệ, kế toán xí nghiệp, tổ
thí nghiệm, tổ tiếp thị, tổ vận hành sản xuất, tổ vận chuyển, tổ xe bơm.
+ Các xí nghiệp xây dựng: Trực tiếp tiến hành công tác xây lắp các
công trình được giao. Xí nghiệp thi công xây lắp bao gồm: giám đốc, phó
giám đốc, thủ kho, kế toán xí nghiệp, tổ kỹ thuật, bảo vệ, thợ nề, thợ mộc, tổ
cơ khí, tổ điện nước máy xây dựng.
1.5. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
1.5.1. Đặc điểm chung
1.5.1.1. Đặc điểm thị trường, khách hàng
Công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng là một nhà thầu có uy
tín lâu năm trong lĩnh vực xây lắp. Bên cạnh đó, công ty còn là một trong
những nhà cung cấp bê tông lớn cho các công trình xây dựng ở Hà Nội và các
tỉnh phia Bắc. Sản phẩm bê tông thương phẩm công ty dùng để xây dựng các
công trình do mình là nhà thầu thi công và cung cấp ra thị trường theo yêu cầu
của khách hàng, trực tiếp là các dự án của Tổng công ty xây dựng như khu
đoàn ngoại giao, các dự án xây dựng thành phố giao lưu, khu đô thị phía tây
Hồ Tây và các tỉnh lân cận Hà Nội cũng như các khu công nghiệp.
Với định hướng quy hoạch phát triển của thành phố Hà Nội trong tương
lai là rất lớn sẽ mở ra nhiều khu công nghiệp và đô thị, thúc đẩy mạnh sự tăng
trưởng của thành phố. Sự phát triển đô thị dẫn đến nhu cầu về vật liệu xây
dựng cũng như nhu cầu về xây lắp tăng lên mạnh mẽ. Theo báo cáo của Hiệp
hội Bờ tụng hiện nay, mỗi năm khu vực Hà Nội cần tới hơn 3.000.000 m3 bê

tông thương phẩm. Chính tốc độ phát triển của xã hội và nhu cầu của thị
trường đòi hỏi Công ty CPKD vật tư và xây dựng phải phát triển mở rộng và
nâng cấp hơn nữa về cung cấp vật liệu – cấu kiện lên một tầm cao mới.
1.5.1.2. Khả năng cạnh tranh
Trong cơ chế thị trường hiện nay, cũng như nhiều doanh nghiệp khác,
công ty phải đối phó vơi sự cạnh tranh gay gắt từ phớa cỏc công ty cùng tham
gia trong lĩnh vực xây lắp và cung cấp bê tông thương phẩm. Áp lực cạnh tranh
khiến cho thị trường của công ty bị thu hẹp ở ngoài thành phố. Sản phẩm bê tông
thương phẩm của công ty không còn mang tính chất độc quyền mà còn có rất
nhiều công ty lớn, có uy tín kinh nghiệm trên thị trường cùng sản xuất.
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, công ty luôn đặt nhiệm vụ của
công tác thị trường lên hàng đầu. Trong giai đoạn hiện nay tư tưởng chỉ đạo
của công ty là lấy hiệu quả của sản xuất kinh doanh là điều kiện tiên quyết
chứ không phải vì sản lượng, chạy theo thành tích mà bất chấp mọi giá. Đõy
là điều kiện tiên quyết, khi thương hiệu của công ty đã được khẳng định trên
thị trường xây dựng. Cụ thể, công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất
lượng sản phẩm, giữ uy tín cho thương hiệu công ty, của ngành xây dựng tiến
tới sản phẩm bê tông thương phẩm – cấu kiện bê tông cốt thép của doanh
nghiệp ngày càng tăng trưởng. Công ty đã đầu tư một số trang thiết bị công
nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng công trình. Chất
lượng bê tông thương phẩm luôn được thực hiện trên dây chuyền tự động hóa
và được trung tâm Đo lường Quốc gia kiểm định thường kỳ hơn 10 năm qua,
đã khẳng định được vị trí hàng đầu và luôn được các tổ chức Nhà nước Việt
Nam cũng như các tổ chức kinh tế nước ngoài hoạt động trên địa bàn Hà Nội,
Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh mời cung cấp. Công ty đã cung cấp bê tông
thương phẩm cho các công trình như: Nhà Quốc hội Việt Nam, Khách sạn
DAEWOO, Khu công nghiệp HANEL Sài Đồng, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
2, Nhà máy Nhiệt điện Uụng Bớ…
Bên cạnh đó, công ty còn là một đơn vị đã hoạt động với vai trò nhà
thầu trong suốt 27 năm. Thời gian hoạt động trong suốt một quá trình dài đú

đó khẳng định được kinh nghiệm cũng như năng lực của công ty trong lĩnh
vực xây lắp và cung cấp bê tông, vật liệu xây dựng mà các đơn vị khác trong
ngành khó mà có được. Hiện tại, công ty là 1 trong 4 nhà cung cấp bê tông
lớn tại Hà Nội. Các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường Hà Nội
như: Công ty xây dựng bê tông Hà Nội, Công ty xây dựng bê tông Thịnh Liệt,
Công ty Vinaconex…
Những kết quả hoạt động kinh doanh trong một vài năm gần đây cho
thấy công ty đang ngày càng tạo được uy tín lớn trong lĩnh vực xây lắp, đáp
ứng tốt nhu cầu của khách hàng và tạo được chỗ đứng vững chắc trong ngành
xây dựng với nhiều công trình uy tín và chất lượng, thực hiện tăng khả năng
cạnh tranh trong ngành xây dựng trên thị trường trong nước hiện nay.
1.5.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty khá tiên tiến và hiện
đại. Hiện tại, công ty đã trang bị hơn 30 loại máy móc thiết bị thi công có
nguồn gốc xuất xứ từ Nga, Đức… với công suất lớn, tạo tiền đề cho việc nâng
cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ thi công, góp phần đem lại sự hài
lòng cho các khách hàng. Các loại máy móc thiết bị hiện đang được sử dụng ở
công ty như: 12 máy trộn bê tông 350L, 13 xe vận chuyển bê tông, 3 xe bơm
bê tông cựng cỏc loại máy xúc, cần trục tháp, xe lu, máy đào xỳc…Cụ thể,
các loại xe bơm bê tông đang được dùng trong các xí nghiệp của công ty gồm:
Xe bơm bê tông TEKA (CHLB Đức) có công suất bơm 55m3/ h và xe bơm
bê tông Huyndai (Hàn Quốc) có công suất bơm 150 m3/h. Công ty hiện có ba
xí nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm gồm 03 trạm trộn bê tông khá hiện
đại gồm: Trạm bê tông ORU do hãng ORU, Italia chế tạo với công suất
60m3/h và trạm trộn bê tông C45 do CHLB Đức và Việt Nam chế tạo với
công suất 55m3/h và gần đây nhất công ty đã xây dựng và vận hành trạm trộn
bê tông tại khu Đoàn ngoại giao xó Xuõn Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội với công
suất 80m3/h. Các trạm trộn của ba xí nghiệp đều dạng công nghệ ướt, có tính
cơ động cao nên ngoài việc cú cỏc xe chuyên dụng hiện đại do Hàn Quốc và
Liờn Xụ sản xuất để chuyên vận chuyển bê tông, bản thân các trạm trộn đều

có khả năng tháo lắp, thay đổi địa điểm, đáp ứng yêu cầu của các hạng mục
công trình lớn tại các địa phương khác nhau
1.5.1.4. Đội ngũ công nhân viên
Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 430 người,
trong đó lao động trực tiếp xây lắp là 340 người, cán bộ quản lý là 90 người.
Cơ cấu cán bộ quản lý của công ty bao gồm 88.89% là kỹ sư xây dựng, cử
nhân kinh tế và 11.11% trung cấp các ngành. Các cán bộ nhân viên, lực lượng
công nhân đều có tay nghề cao, có quá trình công tác và kinh nghiệm tương
đối dồi dào đã tạo nên thương hiệu, uy tín của công ty trong tâm trí khách
hàng. Năm 2010, công ty tuyển dụng thêm cán bộ kỹ thuật là các kỹ sư trẻ có
trình độ, năng lực để đảm nhiệm công việc được giao. Cụ thể, công ty đã
tuyển dụng 15 kỹ sư và nhân viên mới để đáp ứng nhu cầu khối lượng xây
dựng và sản xuất bờ tụng…
Công ty xây dựng và áp dụng một thủ tục bằng văn bản để thực hiện
việc tuyển dụng, đào tạo nghề nghiệp cho cán bộ quản lý và nhân viên kỹ
thuật, đảm bảo mọi nhân viên có trình độ phù hợp với công việc được giao.
Hàng năm, phòng tổ chức hành chính thanh tra bảo vệ đều tổ chức cập nhật
lại danh sách, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của cán bộ nhân viên toàn
công ty để có những sự điều chỉnh cần thiết đảm bảo nâng cao năng suất làm
việc của công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên công tác đào tạo lựa chọn
và tuyển dụng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chưa đáp
ứng tốt được yêu cầu nhân sự của công ty.
1.5.2. Quy trình tổ chức xây lắp
Hoạt động thi công xây lắp của công ty được thực hiện theo hồ sơ
trúng thầu nhưng nói chung đều tuân theo một quy trình công nghệ. Các nội
dung được hoạch định dựa trên quan điểm quản lý theo quá trình của công ty
theo từng hoạt động cụ thể. Hoạch định tổ chức xây lắp của Công ty CPKD
vật tư và xây dựng được khái quát trong sơ đồ 1.2 dưới đây.
Sơ đồ 1.2. Quy trình tổ chức xây lắp của công ty
Thông tin, mời thầu các

công trình
Lập hồ sơ dự thầu – Ký kết các
công trình
Chuẩn bị thực hiện thi công:
- Giao khoán, thành lập bộ máy
quản lý công trình.
- Hoàn chỉnh tài liệu thi công.
- Nhận mặt bằng, tập kết nhân lực
thiết bị theo yêu cầu.
- Mua và tập kết vật liệu, thử
nghiệm.
Thi công các hạng mục theo yêu cầu
Kiểm tra nghiệm thu
- Nghiệm thu nội bộ từng công
việc.
- Nghiệm thu với khách hàng.
- Nghiệm thu tổng thể bàn giao.
Hoàn công thanh quyết toán
Xử lý khắc
phục theo các
biên bản kiểm
tra nghiệm
thu.
Lư u hồ sơ
Sửa chữa bảo hành
(nếu có)
1.5.3. Quy trình sản xuất bê tông của công ty
Đối với bê tông thương phẩm, Công ty CPKD vật tư và xây dựng
chuyên sản xuất và cung cấp bê tông thương phẩm với quy trình như sau:
Sơ đồ 1.3. Quy trình sản xuất bê tông của công ty

Mua NVL
Kho, bãi
Phòng thí nghiệm
Hệ thống cân đo
Trạm trộn
Bê tông
Mặt bằng thi công
Xả trực tiếp Qua bơm bê tông cấp đến vị
trí thi công
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Tóm tắt quy trình sản xuất bê tông:
(1) Tập kết các loại vật liệu cần thiết cho sản xuất bê tông như cỏt, đỏ,
sỏi, xi măng, phụ gia, nguồn nước.
(2) Tiến hành thí nghiệm ra cấp phối cho mác bê tông theo yêu cầu
đồng thời kiểm tra cường độ của mẫu thời gian.
(3) Tiến hành cân đo vật liệu để chia vào trạm trộn theo cấp phối.
(4) Trộn bê tông trong trạm trộn.
(5) Khi trộn xong thì xả bê tông vào xe bồn chở đến công trình.
(6) Cấp đến mặt bằng thi công: có thể xả trực tiếp hoặc qua bơm cấp
đến vị trí thi công.
1.5.4. Đặc điểm sản phẩm của công ty
Công ty CPKD vật tư và xây dựng là một doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng. Về cơ bản thì hoạt động và đặc điểm sản phẩm của công ty
có sự khác biệt khá lớn so với những ngành nghề sản xuất vật chất khác như
khối lượng của sản phẩm lớn, thời gian sử dụng sản phẩm lâu dài, sản phẩm

sản xuất ra không nhập vào kho mà được dựng luụn, khi có nhu cầu thì mới
tiến hành sản xuất sản phẩm. Trong một thời gian công ty vừa sản xuất bê tông
vừa triển khai các hợp đồng xây dựng, công ty sản xuất ra các sản phẩm để
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình và tiêu thụ trong nước với khối
lượng lớn. Các sản phẩm của công ty mang tính chất riêng biệt, sản xuất được
thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng. Cụ thể, một đặc điểm kỹ thuật của
bê tông thương phẩm của công ty là bê tông trộn ướt nên phạm vi cho phép để
vận chuyển bê tông là không quá 20km từ trạm trộn tới công trình, nếu không
bê tông sẽ bị khô, thêm vào đó là việc di dời trạm rất tốn kém. Điều này góp
phần giải thích cho việc thị trường chính của công ty hiện nay là các công trình
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.6. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh đến
hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty
1.6.1. Các nhân tố khách quan
 Chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước
Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là các doanh nghiệp được tự do
kinh doanh song đó là tự do trong khuôn khổ có sự điều chỉnh của Nhà nước.
Thông qua các chính sách kinh tế, biện pháp kinh tế, pháp luật kinh tế… Nhà
nước tác động vào môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó thực hiện
điều chỉnh nền kinh tế đi theo đúng hướng, đảm bảo tăng trưởng và phát triển
của nền kinh tế đất nước. Các chính sách và biện pháp quản lý kinh tế Nhà
nước đưa ra là một trong những căn cứ để doanh nghiệp lập kế hoạch và có
những chiến lược hoạt động kinh doanh của riêng mình đặc biệt là chiến lược
về nguồn vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp, từ đó
tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong một số
năm gần đây, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ nền kinh tế như hỗ trợ lãi
suất cho vay, giảm thuế suất GTGT một số hàng hóa dịch vụ trong đú cú sản
phẩm bê tông của công ty, giãn thời gian nộp thuế TNDN… tạo điều kiện cho
công ty cú thờm nguồn vốn để đưa vào sản xuất kinh doanh.
 Lạm phát và lãi suất

Lạm phát xảy ra sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm xuống, do đó
mà doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền tệ lớn hơn để đầu tư vào tài sản
đó, gây ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của đồng vốn. Ngoài ra, khi lạm phát
cao, các ngân hàng nâng lãi suất lên để giảm bớt lượng cung tiền trong lưu
thông, cùng với việc tăng lãi suất đầu vào thì lãi suất cho vay để sản xuất kinh
doanh cũng tăng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn ngân
hàng. Năm 2010 là năm Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng
tài chính toàn cầu, diễn biến phức tạp của tình hình lạm phát trong nước và lãi
suất ngân hàng. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn tài trợ vốn lưu
động của của công ty cũng như tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp nói chung và ngành xây dựng nói riêng.
 Thị trường
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, biến động của thị trường đầu ra
và đầu vào là một cơ sở quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch về vốn kinh
doanh. Ở thị trường đầu vào, trong năm 2010, nhất là thời điểm cuối năm,
nhiều loại vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bê tông và xây dựng có sự
biến động lớn về giá gây nên rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty để đáp ứng tiến độ theo hợp đồng đã ký. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp tới vòng quay hàng tồn kho cũng như hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của Công ty. Ở thị trường đầu ra, trong những năm gần đây, cạnh
tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn về giá bán bê tông thương phẩm., khách
hàng thường xuyên chiếm dụng vốn, gây khó khăn cho hoạt đông thu hồi vốn
của công ty. Từ đó, vốn lưu động quay vòng chậm hơn, doanh nghiệp không
tổ chức tốt được khâu mua sắm, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và như vậy với
lượng vốn nhất định không đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh
nghiệp. Trong hoàn cảnh đó, lãnh đạo công ty đã tập trung chỉ đạo và tạo mọi
điều kiện tốt nhất như con người, vật tư, vật liệu, thiết bị và nguồn vốn cho
công tác sản xuất công nghiệp, nên trong năm qua 2 xí nghiệp sản xuất bê
tông đã thực hiện được giá trị sản lượng: 66.389 triệu đồng (đạt 105,38 % kế
hoạch năm) bằng 29,06 % tổng giá trị lượng của công ty.

 Rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro là những sự kiện bất ngờ, ngẫu nhiên mà khi xảy ra thì mang lại
tổn thất cho con người, xã hội. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất đa
dạng và các hoạt động đó luôn có những rủi ro rình rập. Những rủi ro thường
xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp hay gặp phải

×