Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 88 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1- Cơ sở lí luận.
Giáo dục và đào tạo là một hoạt động có tổ chức của xã hội, nhằm bồi
dưỡng và phát triển các phẩm chất và năng lực con người cho mỗi công dân.
(Cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khoẻ và nghề nghiệp). Trong quá
trình giáo dục ở nhà trường, nhiệm vụ giáo dục tri thức luôn phải gắn với
nhiệm vụ giáo dục đạo đức. Thông qua “dạy chữ” để “dạy người”, giáo dục
đạo đức là một khâu then chốt để giáo dục nhân cách con người. Đạo đức là
tổng hợp các qui tắc, tiêu chuẩn chỉ đạo mối quan hệ giữa con người với nhau
trong một cộng đồng, một xã hội nói chung. Cho dù ở giai đoạn nào của lịch
sử thì nét chung của đạo đức vẫn là hướng tới cái thiện, chống lại cái ác,
hướng tới quan hệ đẹp đẽ giữa con người với con người, con người với tự
nhiên và xã hội, đồng thời cũng khẳng định sự tu dưỡng, tự giáo dục của
chính mỗi cá nhân. Trong nền giáo dục từ xa xưa, ông cha ta vẫn rất đề cao và
coi trọng giáo dục đạo đức của con người. “Tiên học lễ, hậu học văn”, phải
chăng “lễ” là đức dục, là nền tảng cho sự phát triển và tài năng của con người.
Lóc sinh thời Hồ Chủ Tịch rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo
đức cho thế hệ trẻ. Bác nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó, có tài mà không có đức là người vô dụng’’. Bác còn chỉ rõ “Dạy cũng
như học phải chú trọng cả Đức lẫn Tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái
gốc rất quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức trong trường học là một bộ
phận quan trọng có tính chất nền tảng của nhà trường XHCN”. Như vậy Đức
và Tài là hai phạm trù cơ bản để đánh giá nhân cách của một con người. Cho
nên để phát triển nhân cách phải hình thành, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giá
trị đạo đức phù hợp.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta khẳng định: “Phát
triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ
bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Để phát
triển giáo dục và đào tạo đạt hiệu quả cao, trước tiên phải nâng cao chất lượng


đội ngò giáo viên. Giáo viên ở bất kì cấp học nào, bậc học nào cũng là người
giữ trọng trách trước một thế hệ. Theo G.S -V.S Phạm Minh Hạc: “ Giáo viên
là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và nhân cách người thầy giáo là
một nhân tố đảm bảo chất lượng giáo dục. Sứ mệnh Êy đặt lên vai người thầy
giáo, đòi hỏi người thầy không những phải có vốn kiến thức phong phú, sâu
rộng mà còn phải có phẩm chất đạo đức trong sáng để xứng đáng là người dẫn
đường trên con đường dạy học và giáo dục”. Việc hình thành những phẩm
chất đạo đức của người thầy giáo cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ
rất quan trọng của nhà trường sư phạm cần được quan tâm ngay từ khi họ
bước vào trường vì: “Tri thức có thể có được bằng cách luyện cấp tốc trong
một thời gian ngắn nhưng phẩm chất kĩ năng nghề nghiệp thì không thể có
được trong ngày một ngày hai Những phẩm chất đó muốn có phải được tổ
chức giáo dục chặt chẽ ngay từ khi sinh viên mới bước vào trường”.
Luật giáo dục của nhà nước ta xác định nội dung giáo dục là: “Phải
tập trung vào đào tạo năng lực nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức nhằm
đạt mục tiêu người lao động vừa có kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, vừa có
đạo đức, lương tâm nghề nghiệp”.
Với những ý nghĩa trên, nghề dạy học đòi hỏi rất cao yêu cầu về cả
phẩm chất và năng lực, người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh
noi theo. Chính vì thế những sinh viên sư phạm, những người thầy cô giáo
trong tương lai cần phải học tập, rèn luyện để có những phẩm chất đạo đức,
năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của người giáo viên trong giai
đoạn cách mạng mới.
1.2- Cơ sở thực tiễn.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, trong xu hướng toàn cầu hoá diễn ra
trên mọi mặt của đời sống xã hội đã có ảnh hưởng tích cực đến tầng líp sinh
viên. Mét bộ phận lớn sinh viên đã nhận thức đúng đắn việc học tập và tu
dưỡng đạo đức. Tuy nhiên cùng với xu hướng hội nhập Êy thì mặt trái của nó
cũng len lỏi, xâm nhập vào tầng líp sinh viên, khiến cho một bộ phận sinh
viên sa sút về đạo đức, mờ nhạt về lí tưởng và hoài bão ước mơ Những tệ

nạn xã hội đã gây không Ýt tác hại đối với sinh viên làm ảnh hưởng tới chất
lượng, uy tín của các nhà trường sư phạm. Thực tế công tác giáo dục- đào tạo
ở các trường sư phạm chưa được quan tâm đúng mức. Việc giáo dục đạo đức
cho sinh viên mặc dù đã được chú ý nhưng chưa đổi mới thường xuyên, nội
dung nghèo nàn, thực hiện chưa đồng bộ. Quá trình đào tạo giáo viên ở các
trường sư phạm nói chung và trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình nói riêng
còn nặng về trang bị, cung cấp kiến thức khoa học chưa chú ý rèn luyện kĩ
năng nghề nghiệp và những phẩm chất đạo đức của người giáo viên. Để đáp
ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, các trường sư phạm cần
quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên thông
qua các môn học. Muốn dạy học tốt trước hết phải có tâm hồn đẹp. Tu dưỡng
về nghề căn bản nhất và cũng gian khổ là luyện tâm hồn. Không có tâm hồn
đẹp khó dạy học sinh thành công. Quá trình luyện tâm hồn đi song song với
quá trình luyện tay nghề. Nói cách khác hồng thắm phải tiến hành cùng lúc
với chuyên sâu.
Trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình nằm trong hệ thống các trường
sư phạm thực hiện nhiệm vụ đào tạo các thầy giáo, cô giáo tương lai. Là một
giáo viên của trường tôi luôn nhận thức được vai trò quan trọng trong việc
hình thành nhân cách cho sinh viên, đào tạo sinh viên vừa có kiến thức và
trình độ chuyên môn nghiệp vô cao, vừa phải có đạo đức tốt. Đặc biệt là giúp
các giáo sinh yên tâm với nghề mình đã chọn, để họ có thể trở thành những
thầy, cô giáo vừa có Đức, vừa có Tài, gắn bó cả đời mình với sự nghiệp đào
tạo thế hệ trẻ. Từ những lÝ do trên, tôi lùa chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình”
để tiến hành nghiên cứu.
2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Xác định một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh
viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả,
chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
3- KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

3.1- Khách thể nghiên cứu.
Quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên ở trường CĐSP.
3.2- Đối tượng nghiên cứu.
Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP
Thái Bình.
4- GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.
Hiện nay trước những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, trước những tác động của cơ chế thị trường đã và đang tạo ra
những biến động về giá trị đạo đức trong xã hội nói chung và trong tầng líp
sinh viên nói riêng. Trường CĐSP Thái Bình đã có những biện pháp giáo dục
dạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nhưng những biện pháp đó có thể còn hạn
chế. Nếu nhà trường có những biện pháp giáo dục phù hợp, đồng bộ sẽ ngăn
ngõa được những mặt tiêu cực của sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức nghề nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngò giáo viên
vừa sức, vừa tài phục vụ đất nước.
5- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
5.1- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp
trong nhà trường sư phạm hiện nay.
5.2- Tìm hiểu thực trạng các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho sinh viên trường CĐSP Thái Bình.
5.3- Đề xuất những biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh
viên trường CĐSP Thái Bình và thẩm định những biện pháp đó.
6- PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đề tài nghiên cứu một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên trong phạm vi trường CĐSP Thái Bình trên đối tượng khảo sát là sinh
viên năm thứ 1, thứ 2 khoa tự nhiên và khoa xã hội của trường CĐSP Thái Bình.
- Giảng viên dạy các môn ở trường và những cán bộ đoàn thể liên quan.
7- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
7.1- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Sưu tầm, tập hợp các tài liệu sách báo, tạp chí chuyên ngành, tạp chí

thông tin khoa học, các công trình nghiên cứu của thạc sĩ, tiến sĩ có liên quan
đến đề tài.
- Mét số văn kiện đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam, văn bản chỉ thị
của ngành về vấn đề giảng dạy, giáo dục đạo đức cho học sinh- sinh viên
trong trường học.
7.2- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.2.1- Phương pháp quan sát.
- Dù giê học, giê sinh hoạt trên líp.
- Quan sát các sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chuyên đề, ngoại khoá.
- Quan sát các hoạt động tập thể trong kí túc xá, hoạt động thực hành,
thực tế, hoạt động xã hội.
7.2.2- Phương pháp điều tra bằng ankét
Dùng hệ thống câu hỏi lùa chọn, câu hỏi kín và mở, câu hỏi loại trừ
nhằm khẳng định một cách khoa học những vấn đề đã trao đổi, tiếp xóc với
đối lượng cần tìm hiểu.
7.2.3- Phương pháp trao đổi trò chuyện.
- Phỏng vấn sinh viên để tìm hiểu quan điểm, nhận thức, những nguyện vọng
của họ về vấn đề đạo đức, giáo dục đạo đức và việc lùa chọn nghề nghiệp.
- Thăm dò dư luận xã hội về vấn đề đạo đức của giáo viên sư phạm hiện
nay (cả tích cực và tiêu cực).
7.2.4- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
Thăm dò thu thập ý kiến của những người có sự am hiểu về các vấn đề liên
quan đến đề tài.
7.2.5- Phương pháp thống kê toán học.
Sử dụng một số phương pháp toán học nh lập bảng thống kê, xử lý thông
tin và số liệu thu thập được.

NỘI DUNG NGHIÊN CøU
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành rất sớm trong
lịch sử phát triển nhân loại và được mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi thời đại
quan tâm. Trong bất cứ xã hội nào, thời đại nào cũng đều tồn tại mối quan hệ
giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Tuỳ theo trình độ phát
triển xã hội mà những lợi Ých của cá nhân phù hợp Ýt hay nhiều với lợi Ých
của xã hội. Giáo dục đạo đức cho con người là vấn đề đã được đặt ra từ xa
xưa và luôn được đổi mới để thích ứng với thực tiễn của thời đại.
Khổng Tử (551- 479) là người sáng lập ra thuyết đạo đức của Nho giáo.
Theo ông Nhân- Nghĩa là giường cột của đạo đức, nhân nghĩa được đánh giá
theo hành vi. Bàn về vấn đề vai trò của Nho giáo đối với đời sống xã hội và
giáo dục, tác giả Quang Đạm đã viết: “Nho giáo đã cã những cố gắng to lớn
bền bỉ, có những cống hiến tích cực trong việc khuyên bảo dạy dỗ cho con
người yêu thương đồng loại, cho con người có quan hệ tốt với nhau: Đạo đức
Nhân - Nghĩa- Lễ- Trí - Tín và Hiếu đễ tuy có phần mơ hồ do hạn chế của
những điÒu kiện lịch sử đương thời, đều biểu thị rõ tinh thần và ý chí tốt lành
thiết tha mong muốn làm cho con người tránh được, bớt được đau khổ”.[12,
106].
Ở phương tây, trước công nguyên có nhiều nhà triết học quan tâm đến
vấn đề đạo đức. Nhà triết học Xôcrát (470-399) hướng triết học vào việc giáo
dục con người sống có đạo đức. Ông cho rằng: “ Nguyên nhân sâu xa của
hành vi có hay không có đạo đức là do nhận thức”. Arixtốt thì xem đạo đức
và chính trị là triết học về con người. Đạo đức là cái thiện của cá nhân, còn
chính trị là cái thiện của xã hội. Sau này trên thế giới có nhiều triết gia, nhiều
nhà giáo dục khác bàn về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Trong đó phải
kể đến nhà sư phạm lỗi lạc người Tiệp Khắc J.A.Komenxky (1592- 1670).
Theo ông : “ Việc trau dồi đức hạnh cần phải bắt đầu từ lúc còn thơ, trước
khi tâm hồn bị hoen ố” và “ Đức hạnh của người có thể trau dồi được bằng
cách luôn luôn xử sự chân chính’’ [19]. Trong các phương pháp giáo dục sinh
động của mình, ông đề cao giáo dục động cơ và hành vi đạo đức.

Những thập kỉ gần đây, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho thế hệ
trẻ thu hót được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục. Có thể
kể đến các công trình sau:
- Năm (1977- 1978), trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên của
Bungari trong chương trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh
niên đã đề cập nhiều đến vấn đề định hướng giá trị cho thanh niên trong đó có
giá trị đạo đức.
- Năm 1979 Nhà xuất bản Matxcơva xuất bản cuốn “Giáo dục đạo đức
học sinh - những vấn đề lí luận” của N.I Bônđưrép đề cập đến vấn đề lí luận
giáo dục đạo đức cộng sản chủ nghĩa cho thanh niên.
- Năm (1986 - 1987) theo đề nghị của UNESCO đã có cuộc điều tra quốc
tế về giá trị đạo đức của con người chuẩn bị bước vào thế kỉ XXI nhằm mục
đích nghiên cứu các vấn đề về giá trị đạo đức và giáo dục về giá trị đạo đức.
Đáng kể đến là tài liệu “Giá trị trong hành động” của trung tâm Canh tân và
công nghệ giáo dục thuộc tổ chức Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á, xuất bản
năm 1992. Tài liệu trình bày về vấn đề đưa giáo dục giá trị vào nhà trường và
cộng đồng các nước Inđônêxia, PhilÝppin, Malaysia và Thái Lan.
Ở Việt Nam đã có hơn một trăm cuốn sách về giáo dục đạo đức. Nội dung
sách dạy làm người và bổn phận của mỗi người đối với xã hội, cách giao tiếp
trong xã hội, thể hiện qua các tựa đề sách như : Huấn nữ ca ; Thơ dạy làm dâu ;
Gia huấn ca ; Phong hoá tập ; Phong hoá lễ nghi ; Tập lễ phép ; Phải trái ở đời;
Lời mẹ dạy con; Đạo đức và luân lí ; Mấy lời khuyên học trò…Trong số những
tác giả viết loại sách này phải kể đến cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.
Cô Phan Bội Châu khi viết “ Khổng đăng học”, cụ đã rót ra 6 tính tốt
cần rèn luyện gọi là lục ngôn: Nhân, Trí, Tín, Trực, Dũng, Cương. Trong
thời đại Êy việc giáo dục 6 đức tính đó có tác dụng như sự rèn luyện bản
lĩnh cho con người.
Cô Phan Chu Trinh trong bài “Đạo đức và luân lí” đã tìm ra sức mạnh
cho dân cho nước ở sức mạnh đạo đức, nhân cách, bản lĩnh con người. Theo
Cụ từ xưa đến nay bất cứ dân téc nào đã đứng cạnh tranh hơn thua với các

dân téc trên thế giới thì chẳng những thuần nhờ sức mạnh mà thôi mà phải
nhờ có đạo đức làm gốc nữa. Nhất là dân téc nào đã bị té nhào xuống nay
muốn đứng lên khái bị người ta đi lên trên thì lại phải có một nền đạo đức
vững chắc hơn dân téc đang giàu mạnh hơn mình.
Sau này, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nghiên cứu về vấn đề đạo đức và
giáo dục đạo đức. Tư tưởng đạo đức của Người cụ thể và gần gũi với mọi đối
tượng. Đối với trẻ thơ, Bác chỉ mong chóng “…biết ăn biết ngủ, biết học
hành là ngoan”. Với thiếu niên, nhi đồng, Bác dạy thành 5 điều. Bác dạy mỗi
công dân nói chung phải tuân theo pháp luật, kỉ luật lao động, giữ gìn trật tự,
hăng hái lao động sản xuất, tiết kiệm … Đối với các chiến sĩ trong quân đội,
Bác dạy phải “Trung với nước, hiếu với dân , nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đối với lực lượng
công an, Bác dạy thành 6 điều theo 6 mối quan hệ với bản thân, với đồng sự,
với chính phủ, với nhân dân, với công việc và với cả kẻ địch. Còn đối với
người Đảng viên, cán bộ, Bác dạy phải “ cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô
tư ”. Tư tưởng đạo đức của Bác Hồ thật gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng
cũng rất chặt chẽ, toàn diện và sâu sắc. Bên cạnh đó cũng có một sè tác giả
khác nghiên cứu về đạo đức trong mối quan hệ với văn hoá, giá trị truyền
thống, lối sống…như Vũ Khiêu, Trần Ngọc Thêm,Trần Văn Giàu…
Trong những năm gần đây, vấn đề đạo đức trong xã hội hiện tại và vấn
đề giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho thế hệ trẻ trở thành mối
quan tâm của xã hội. Nhiều nhóm tác giả đã đi sâu nghiên cứu theo các đề tài
khoa học cấp nhà nước về định hướng giá trị, lối sống, đạo đức…Có thể kể
đến một số công trình sau:
-“Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” thuộc đề tài
khoa học cấp nhà nước mã số KX- 07- 04(1995). Các tác giả trình bày về hệ
thống thang bậc giá trị, sự hình thành định hướng giá trị nhân cách cũng như
việc giáo dục giá trị. Trong đó khía cạnh phẩm chất đạo đức trong nhân cách
được coi là giá trị đích thực, cao quÝ của con người, của mỗi cá nhân mà xã
hội đang đòi hỏi, mong đợi. Các tác giả cũng nhấn mạnh phải coi trọng cả

việc kế thừa những giá trị truyền thống lẫn giá trị hiện đại trong việc giáo dục
giá trị cho thế hệ trẻ.
- “Về phát triển toàn diện con người thời kì CNH-HĐH ” thuộc đề tài
khoa học cấp nhà nước do Giáo sư- Viện sĩ Phạm Minh Hạc chủ trì, mã số
KHXH 04-04(2001). Trong đó dành hẳn một chương (chương7) nói về định
hướng chiến lược xây dựng đạo đức con người Việt Nam, các tác giả trình
bày thực trạng đạo đức, nêu rõ mục tiêu giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện
nay cũng như việc đề ra các giải pháp giáo dục đạo đức cho con người Việt
Nam thời kì CNH-HĐH.
Tóm lại, đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước đề cập đến
vấn đề giáo dục đạo đức, nhưng nghiên cứu về đạo đức và giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm thì rất Ýt. Đặc biệt trong điều kiện toàn
cầu hoá, thế giới có nhiều biến động, sự hội nhập của các nền văn hoá trên thế
giới, một số hiện tượng tiêu cực đang xuất hiện ngày càng nhiều trong ngành
giáo dục đã có ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ phận sinh viên. Chính vì thế
việc nghiên cứu về biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ở
trường CĐSP Thái Bình là hết sức cần thiết, và đây cũng là một vấn đề mới
mẻ chưa có ai nghiên cứu.
2- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
2.1- Khái niệm về đạo đức.
2.1.1- Khái niệm đạo đức.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội luôn được mọi giai cấp, trong
mọi thời đại quan tâm. Đạo đức là phép ứng xử có nhân phẩm giữa người này
với người khác. Đạo đức luôn luôn là mối quan hệ hai chiều, là một thể chế
đặc thù của xã hội nhằm điều chỉnh các hành vi của con người trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Đạo đức là phương thức xác lập mối quan hệ giữa cá
nhân và xã hội, giữa lợi Ých xã hội và lợi Ých cá nhân.
C.Mác cho rằng:
“ Đạo đức chính là lực lượng bản chất của con người trong sự phát
triển của nó theo hướng ngày càng đạt tới giá trị đích thực của cái thiện”.

Theo ông, bất luận trong mối quan hệ xã hội nào thì đạo đức còng là
quan hệ thực sự người, là sự phản ánh tồn tại xã hội cho nên mỗi hình thái
kinh tế - xã hội hay mỗi giai đoạn lịch sử đều định hình những nguyên tắc,
chuẩn mực đạo đức tương ứng. Trong đó, ngoài những giá trị chung, nó còn
hàm chứa các nét đặc thù. Đó là cơ sở hình thành các thang bậc đạo đức của
mỗi giai đoạn lịch sử hoặc mỗi hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Đạo đức
theo nghĩa hẹp là luân lí, là những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con
người. Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù
chính trị , pháp luật, lối sống. Có rất nhiều khái niệm về đạo đức, có thể kể
đến các khái niệm sau:
Từ điển xã hội học NXB thế giới Hà Nội 1993- Nguyễn Khắc Viện
(chủ biên):
“Đạo đức bao gồm những chuẩn mực hành vi đạo đức của con người
theo hướng thiện, tránh hướng ác. Mỗi một xã hội, mỗi một nhóm xã hội và
mỗi cá nhân có thể lí giải cái thiện (đạo đức) và cái ác (vô đạo đức) theo
những cách khác nhau, tuỳ thuộc vào quan niệm sống và lợi Ých của mình”.
Theo Trần Hậu Kiểm :
“Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội nhờ
đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi Ých xã hội, hạnh
phóc của con người trong mối quan hệ giữa con người và con người, giữa cá
nhân và tập thể hay toàn xã hội” [ 29,7].
Gần đây trong cuốn : “Về phát triển toàn diện con người thời kì CNH-
HĐH” các tác giả đưa ra khái niệm đạo đức theo nghĩa rộng:
“Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân
cách của mét cá nhân đã được xã hội hoá” [16,153].
Như vậy trong các định nghĩa về đạo đức nêu trên đều đề cập đến các
khía cạnh sau:
- Đạo đức là hình thái ý thức xã hội phản ánh quan hệ giữa cá nhân với
xã hội, với người khác và chính mình.
- Đạo đức bao gồm hệ thống các giá trị, quy tắc, chuẩn mực xã hội.

- Đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người.
Tóm lại, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm hệ thống các
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực. Căn cứ vào hệ thống các nguyên tắc chuẩn
mực đó để đánh giá hành vi của cá nhân là hành vi đạo đức hay phi đạo đức.
Hoặc cá nhân lùa chọn và điều chỉnh cách ứng xử của mình cho phù hợp với
yêu cầu của xã hội và cộng đồng.
2.1.2- Khái niệm đạo đức nghề nghiệp.
Nói tới khái niệm đạo đức nghề nghiệp là người ta muốn thu hẹp phạm
vi của khái niệm đạo đức nói chung nhưng nó được cụ thể hoá và đặc trưng
hoá cho từng nghề nghiệp nhất định.
Đạo đức nghề nghiệp cũng có những nguyên tắc, chuẩn mực được dư
luận xã hội thừa nhận và quy định những hành vi ứng xử trong mối quan hệ
xã hội. Bản thân nó lại có những nét đặc thù riêng, phản ánh đầy đủ phẩm
chất cần có của một ngành, một nghề cụ thể. Đó là những qui tắc, chuẩn
mực của một nghề nghiệp hoặc một nhóm nghề nghiệp nào đó, nó qui định
những hành vi ứng xử của những cá nhân khi hoạt động trong lĩnh vực nghề
nghiệp đó. Khi những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức đó không được thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả
trong hoạt động của chính hoạt động đó. Mỗi một lĩnh vực nghề nghiệp đều
có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung: Ví dụ khi nói đến đạo đức của
ngành y thì vấn đề “lương y như từ mẫu” được coi là một chuẩn mực đạo
đức của ngành này. Trong thời kì chiến tranh, phẩm chất đạo đức “yêu xe
như con, quí xăng như máu” là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người bộ
đội lái xe thời kì đó. Với những người làm công tác dịch vụ xã hội thì: “Vui
lòng khách đến, vừa lòng khách đi” là biểu hiện đạo đức nghề nghiệp của
họ. Với lực lượng công an nhân dân thì phẩm chất đạo đức của họ phải đạt
chuẩn theo 6 điều Bác Hồ dạy:
“Với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính.
Với đồng sự phải thân ái giúp đỡ.
Với chính phủ phải tuyệt đối trung thành

Với nhân dân phải kính trọng lễ phép.
Với công việc phải tận tuỵ.
Đối với địch phải cương quyết khôn khéo.”
Đối với người Đảng viên, cán bộ, Bác dạy phải “cần, kiệm, liêm, chính,
chí, công, vô tư”. Đối với ngành giáo dục, một khẩu hiệu chung cho các cấp
học là: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Đó chính là đạo đức nghề nghiệp của
người thầy giáo.
Tóm lại, từ nội hàm của khái niệm đạo đức nói chung và qua phân tích
một số đặc trưng về đạo đức của một vài nghề nghiệp, ta có thể hiểu:
Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp những nguyên tắc, qui tắc, những
chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính đặc thù của một bộ phận xã hội nhất
định nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi ứng xử và giải quyết những mối
quan hệ giữa các thành viên và xã hội, nó còn chịu sự chế ước của pháp luật.
Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp được xem như là một nội dung quan trọng của
công tác giáo dục đạo đức nói riêng và công tác giáo dục đào tạo nói chung.
2.2- Khái niệm giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
2.2.1- Khái niệm giáo dục đạo đức.
Theo tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt:
“Giáo dục đạo đức là quá trình biến đổi hệ thống các chuẩn mực đạo
đức từ những đòi hỏi bên ngoài, bên trong của cá nhân thành niềm tin, nhu
cầu, thãi quen của người được giáo dục.” [22, 128].
Đạo đức bao giê cũng gồm ý thức đạo đức, tình cảm và niềm tin đạo đức,
hành vi đạo đức. Do đó việc giáo dục đạo đức đều phải bao gồm cả ba mặt
nhằm hình thành những con người có bộ mặt đạo đức phù hợp với yêu cầu
của xã hội.
Trong nhà trường XHCN, giáo dục đạo đức cho học sinh là phát triển
mặt đạo đức của nhân cách, là xây dựng các sản phẩm đạo đức XHCN trong
mỗi cá nhân, là hoàn thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi và thãi
quen đạo đức của học sinh theo những nguyên tắc đạo đức cách mạng mà tấm
gương sáng ngời là đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giáo dục đạo đức là bộ phận của nội dung giáo dục toàn diện con người,
là quá trình kết hợp nâng cao nhận thức với hình thành thái độ, xúc cảm, tình
cảm, niềm tin và hành vi thãi quen đạo đức. Giáo dục đạo đức phải gắn chặt
với giáo dục tư tưởng chính trị. Giáo dục tư tưởng chính trị có tác dụng xây
dựng cơ sở thế giới quan Mác - Lê Nin và định hướng chính trị xã hội theo
quan điểm và đường lối của Đảng cộng sản, cho ý thức và hành động đạo đức.
Ngoài ra giáo dục đạo đức còn phải kết hợp với giáo dục pháp luật. Giáo dục
pháp luật có tác dụng củng cố và thúc đẩy việc thực hiện các yêu cầu đạo đức.
2.2.2- Đạo đức gắn liền nghề nghiệp
Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong các nhà
trường sư phạm là hết sức quan trọng được các nhà trường chú ý và đặt song
song với nhiệm vụ bồi dưỡng tri thức khoa học. Thực chất của công tác này là
công tác quản lí, giáo dục học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện tại nhà
trường. Đây là khâu quan trọng của quá trình hình thành nhân cách người
giáo viên theo mục tiêu đào tạo và theo tiêu chuẩn đạo đức của người giáo
viên. Đồng thời đưa hoạt động của nhà trường vào nề nếp, chính qui đáp ứng
yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đặt ra đó là “xã hội hoá công tác giáo dục”. Do
đó giáo dục đạo đức phải đạt những yêu cầu cơ bản sau:
- Giáo dục tư tưởng phẩm chất đạo đức cách mạng, lòng nhân ái cho sinh
viên là nội dung xuyên suốt quá trình quản lí giáo dục sinh viên. Yêu cầu này
nhằm xây dựng niềm tin, bản lĩnh chính trị, sự tin tưởng trung thành vào
đường lối lãnh đạo của Đảng, của ngành, của trường và khoa. Giáo dục tình
cảm đạo đức cách mạng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Đây là yếu tố
tiên quyết, cốt lõi để xây dựng bản chất nhân cách người giáo viên nhân dân.
Việc giáo dục đạo đức trong điều kiện hiện nay gặp không Ýt khó khăn bởi
những tác động tiêu cực của lối sống thực dụng, vị kỉ khá phổ biến trong xã
hội. Từ đó ảnh hưởng đến môi trường giáo dục trong nhà trường.
- Nhà trường cần giáo dục mục đích, động cơ học tập đúng đắn, tinh thần
vượt khó, ý chí rèn luyện, sự ham mê sáng tạo trong học tập. Đây là mặt quan
trọng để giáo dục sinh viên có bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học phục vụ

cho công tác sau này.
- Giáo dục sinh viên xây dựng nề nếp, thãi quen sống có kỉ luật, trật tự
theo nội quy, quy chế của trường, kỉ cương của gia đình và pháp luật. Yêu cầu
mỗi sinh viên phải rèn luyện cho mình tác phong tù tin, nhanh nhẹn, có văn
hoá, thích ứng với mọi hoạt động học tập và rèn luyện trong quan hệ xã hội.
Đồng thời phát hiện, bồi dưỡng những mặt tích cực, giáo dục khắc phục
những mặt tiêu cực, lệch lạc trong hành vi đạo đức của sinh viên để có biện
pháp giáo dục và xử lí kịp thời.
- Giáo dục sinh viên nêu cao ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác trong học
tập, trong việc chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước.
2.2.3- Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong trường sư phạm.
Trong nhà trường Sư phạm, nội dung giáo dục đạo đức được gắn với
việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người giáo viên tương lai, được cụ thể
hoá theo yêu cầu nghề nghiệp trong thời đại mới. Nội dung giáo dục đạo đức
phải bao gồm cả ba mặt: phát triển ý thức đạo đức, hình thành nhu cầu, động
cơ, tình cảm đạo đức phù hợp với nền đạo đức mới, xây dựng hành vi và thãi
quen đạo đức.
- Phát triển ý thức đạo đức nhằm trang bị cho mọi người những hiểu biết
về các chuẩn mực, quy tắc đạo đức.
- Hình thành nhu cầu, động cơ, tình cảm đạo đức phù hợp để thúc đẩy
hành vi đạo đức.
- Xây dựng hành vi và thãi quen đạo đức là xây dựng những hành vi đạo
đức ổn định, trở thành nhu cầu đạo đức được thể hiện trong mọi tình huống
tương tự, hình thành thãi quen đạo đức bền vững trong mỗi cá nhân.
- Giáo dục lí luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, giáo dục lí tưởng của chủ nghĩa cộng
sản.
- Giáo dục chủ nghĩa tập thể.
- Giáo dục lòng nhiệt tình hăng say lao động, có ý thức bảo vệ tài sản

XHCN.
- Giáo dục dân chủ và pháp chế XHCN.
- Giáo dục hành vi văn minh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, giáo
dục ý thức công dân và các nội dung đạo đức mới XHCN.
Nội dung chủ yếu của giáo dục đạo đức phải phù hợp với yêu cầu công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện ý nguyện của Đảng : Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Giáo dục đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với giáo dục tư tưởng chính trị
nhằm xây dựng thế giới quan Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, định
hướng chính trị xã hội theo quan điểm đường lối của Đảng.
Các nội dung giáo dục đạo đức nêu trên phải được thể hiện trong các mối
quan hệ cụ thể của cá nhân với xã hội, với người khác, với bản thân, cũng như
đối với lao động.
Trong nhà trường sư phạm, nội dung giáo dục đạo đức được gắn với việc
tu luyện phẩm chất đạo đức của người giáo viên tương lai, được cụ thể hoá
theo yêu cầu nghề nghiệp trong thời đại mới. Tuy vậy cơ bản vẫn không tách
rời những mối quan hệ chủ yếu trong xã hội, bao gồm các mối quan hệ sau:
* Mối quan hệ của cá nhân với xã hội.
Giáo dục cho sinh viên lòng yêu nước, yêu CNXH, tha thiết với lợi Ých
của nhà nước, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, tự hào về thành tựu văn hoá xã hội
của đất nước, quí trọng quá khứ vẻ vang và những truyền thống của dân téc.
Tinh thần Êy phải được gắn vào điều kiện, tình hình xã hội cụ thể của địa
phương mình đang sống để có những hành động thiết thực mang lại lợi Ých
cho cộng đồng, xã hội.
* Mối quan hệ thể hiện lí tưởng sống, nhận thức tư tưởng chính trị của cá nhân.
Đó là việc giáo dục thế giới quan khoa học, lí tưởng sống cao đẹp…giúp cho
mỗi cá nhân có nhận thức, thái độ chính trị vững vàng, có bản lĩnh trước cuộc sống.
* Quan hệ của cá nhân đối với công việc.
Giáo dục cho cá nhân những giá trị đạo đức thể hiện nhận thức, thái độ,
chất lượng hiệu quả công việc trong mọi hoạt động. Những giá trị đạo đức

này sẽ tạo thành động lực giúp mỗi cá nhân trong quá trình rèn luyện nhân
cách.
Từ đó giáo dục cho sinh viên thái độ tận tuỵ với nghề nghiệp, lòng yêu
nghề, tìm thấy niềm hạnh phóc trong lao động nghề nghiệp.
* Quan hệ giữa cá nhân với người khác, với dân téc khác.
Đó là những phẩm chất qui định mối quan hệ giữa người với người trong
xã hội như tình yêu thương con người, tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh
chị em, thầy cô giáo …Đó là lòng nhân ái, tình yêu thương, sự tôn trọng, biết
quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ người khác, luôn có hành động hướng thiện bảo
vệ hạnh phóc của người khác, có thái độ không khoan nhượng với những
hành vi vi phạm vào quyền con người hoặc phẩm giá con người.
Tinh thần mình vì mọi người là phẩm chất đạo đức cơ bản điều chỉnh
quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội, giữa cá nhân với tập thể. Vì
vậy cần giáo dục cho sinh viên hăng hái tham gia vào những hoạt động tập thể
có Ých cho xã hội, tôn trọng các nguyên tắc và chuẩn mực do tập thể đề ra.
Có tinh thần hợp tác, đoàn kết giúp đỡ nhau trong khi thực hiện công việc
chung. Giáo dục cho các em có nhận thức đúng đắn về tình đoàn kết, sự hợp
tác, tính nhân văn, bình đẳng giữa các dân téc trên thế giới.
* Quan hệ của cá nhân với lao động
Giáo dục và bồi dưỡng cho sinh viên có tri thức và niềm tin đạo đức, có
tình cảm và động cơ đạo đức trong sáng, có ý thức và hành vi đạo đức lành
mạnh, có thái độ đúng đắn với các hình thức lao động tạo ra sản phẩm cho xã
hội. Đặc biệt phải thể hiện thái độ đó trong học tập và rèn luyện như nghiêm
túc, tự giác, chăm chỉ, có ý thức kỉ luật cao, có trách nhiệm trong công tác,
cần cù chịu khó trong lao động, biết tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt.
* Thái độ đối với bản thân.
Giáo dục cho mỗi cá nhân biết cách nhìn nhận, đánh giá về bản thân, có
những định hướng đúng đắn để tự hoàn thiện nhân cách của mình, tự tu dưỡng tốt.
Biểu hiện ở ý thức trách nhiệm đối với bản thân, nghiêm túc khi nhìn
nhận đánh giá bản thân, kiên quyết đấu tranh với những bất công dối trá. Giáo

dục cho sinh viên tính khiêm tốn, thật thà, lòng tự trọng, biết giữ gìn phẩm giá
của cá nhân. Biết ứng xử có văn hoá, lễ độ, nhường nhịn, gương mẫu…những
phẩm chất này gắn chặt với lĩnh vực ý chí của họ được thể hiện trong học tập,
lao động sinh hoạt đoàn thể, đời sống hàng ngày.
* Quan hệ cá nhân với môi trường.
Giáo dục cho mỗi cá nhân có nhận thức đúng về môi trường sống (môi
trường tự nhiên, xã hội) có cách nhìn nhận tiến bộ về tính cộng đồng, hợp tác
trong việc bảo vệ môi sinh. Từ đó giáo dục cho các em ý thức tự giác sẵn sàng
tham gia bảo vệ, cải thiện môi trường tự nhiên, văn hoá.
Như vậy nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên trước hết là giáo dục
tình cảm trách nhiệm với tổ quốc, quê hương, với truyền thống ông cha, giáo
dục về lối sống lành mạnh của mỗi cá nhân trong các mối quan hệ xã hội.
Giáo dục đạo đức phải tiến hành cùng với giáo dục tư tưởng chính trị và
giáo dục lối sống nhằm giúp cho sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung
thấm nhuần các quy tắc, chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định. Ngoài ra
còn phải giáo dục cho họ có được bản lĩnh đấu tranh chống tư tưởng thãi
quen lạc hậu, lên án hành vi phi đạo đức, tự giáo dục chính mình trở thành
con người có Ých cho xã hội.
2.2.4- Mét sè phương pháp giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức
nghề nghiệp trong nhà trường hiện nay:
Phương pháp giáo dục là thành tố quan trọng của quá trình giáo dục, là
cách thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm thực hiện
các nhiệm vụ giáo dục.
Theo phó Giáo sư - Tiến sĩ Hà Nhật Thăng:
“Phương pháp giáo dục là cách thức hoạt động gắn bó với nhau giữa
nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục
do xã hội đặt ra đối với nhà trường”. [35, 72].
Phương pháp giáo dục được thể hiện thông qua các biện pháp giáo dục
khác nhau. Biện pháp giáo dục là biểu hiện cụ thể và có tính chất bộ phận của
phương pháp giáo dục, nó nằm trong phương pháp và thuộc về phương pháp

đó. Giữa phương pháp giáo dục và biện pháp giáo dục gắn bó chặt chẽ với
nhau, chuyển hoá lẫn nhau, trao đổi vai trò cho nhau trong từng tình huống sư
phạm cụ thể. Phương pháp giáo dục liên quan chặt chẽ với phương tiện giáo
dục và nó được thể hiện qua các hình thức tổ chức giáo dục.
Trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng thường dùng
các nhóm phương pháp sau:
* Loại phương pháp hình thành ý thức cá nhân.
Là những phương pháp tác động vào lí trí, tình cảm, ý chí của người
được giáo dục nhằm hình thành ở họ ý thức xã hội, niềm tin đạo đức.
Nhóm này gồm các phương pháp:
- Đàm thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện, chủ yếu là giữa nhà giáo
dục và người được giáo dục về các chủ đề đạo đức, thẩm mĩ dùa trên một hệ
thống câu hỏi nhất định.
+ Giảng giải là phương pháp dùng lời nói trình bày, giải thích, chứng
minh các chuẩn mực xã hội nhằm giúp người được giáo dục hiểu và nắm
được ý nghĩa, nội dung và quy tắc thực hiện các chuẩn mực này.
+ Kể chuyện là phương pháp dùng lời nói kết hợp với cử chỉ điệu bộ để
thuật lại một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục.
+ Nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương cụ thể, sống động
để kích thích người được giáo dục bắt chước hoặc né tránh.
Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân có tác dụng giúp
người được giáo dục trang bị những tri thức cần thiết về các chuẩn mực xã hội
để họ hiểu được những giá trị xã hội cần tôn trọng. Trên cơ sở đó dần dần họ
sẽ hình thành niềm tin đối với các chuẩn mực, các giá trị xã hội đó, làm cơ sở
định hướng cho hệ thống hành vi và thãi quen đạo đức.
* Loại phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng
xử.
Là những phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn cho người được
giáo dục tham gia nhằm tạo cơ hội cho họ chuyển hoá ý thức hành vi và lặp đi
lặp lại hành vi để có thãi quen cần thiết.

Nhóm này gồm các phương pháp:
- Nêu yêu cầu sư phạm là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục
thực hiện nội quy, quy chế, công việc hay nghĩa vụ nhất định.
- Tập luyện là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục lặp đi lặp
lại một cách thường xuyên, có hệ thống các thao tác, các sinh hoạt và hành
động nhất định nhằm biến chúng thành kĩ năng, kĩ xảo, thãi quen cần thiết.
- Rèn luyện là phương pháp tổ chức các hoạt động về cuộc sống cho
người được giáo dục, tạo cho chúng có điều kiện ứng xử phù hợp với chuẩn
mực xã hội và các kĩ năng tổ chức các hoạt động của mình.
* Loại phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi.
Là các phương pháp nhà giáo dục biểu thị sự đánh giá tích cực hay
không đồng tình, phê phán các hành động, hành vi của người được giáo dục.
Nhóm này gồm 2 phương pháp:
- Khuyến khích là cách thức biểu thị sự đánh giá tích cực của xã hội đối
với hành vi ứng xử và hoạt động của từng học sinh hay của nhóm, tập thể.
- Trách phạt là cách thức tác động vào nhân cách học sinh bằng cách
biểu thị sự không đồng tình, phê phán và lên án những hành động, hành vi trái
với các chuẩn mực đạo đức của xã hội hoặc đi chệch khỏi những qui tắc tập
thể.
Nhóm phương pháp nêu trên nhằm kích thích những hành vi phù hợp với
chuẩn mực xã hội đồng thời uốn nắn, điều chỉnh những hành vi không phù
hợp với chuẩn mực xã hội.
* Loại phương pháp kiểm tra, đánh giá hành vi và hoạt động.
Nhằm kiểm tra, đánh giá hành vi và hoạt động của học sinh, là yếu tố
quan trọng đảm bảo hiệu quả giáo dục.
Trong đánh giá có thể dùng các phương pháp sau:
- Quan sát để có thể phát hiện được kĩ năng, hành vi, thái độ của học
sinh, người được giáo dục.
- Đàm thoại, trò chuyện, trao đổi với những người xung quanh học sinh,
người được giáo dục, thấy được ý thức, thái độ, động cơ, hành vi và thãi quen

của học sinh.
2.3- Biện pháp và biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
- Theo từ điển tiếng Việt phổ thông: Biện pháp là cách làm, cách giải
quyết một vấn đề cụ thể.
- Trong nghiên cứu khoa học người ta hiểu biện pháp như là con đường,
là cách thức để chuyển tải nội dung. Có nghĩa là khi lùa chọn, sử dụng một
biện pháp nào đó thì phải căn cứ vào nội dung của vấn đề.
- Trong thực tế, người ta sử dụng biện pháp theo hai nghĩa (nghĩa rộng
và nghĩa hẹp)
Theo nghĩa hẹp: Biện pháp là yếu tố hợp thành phương pháp, phụ thuộc
vào phương pháp và trong tình huống cụ thể phương pháp và biện pháp có
thể chuyển hoá cho nhau.
Theo nghĩa rộng: Biện pháp bao hàm cả nội dung và cách làm, nó nằm
trong tầng bậc dưới giải pháp nhưng trên phương pháp. Ở đề tài này, chúng
tôi sử dụng khái niệm biện pháp theo nghĩa rộng.
Từ cách hiểu về “Đạo đức”, “Giáo dục đạo đức” và “Biện pháp” như
trên, theo chúng tôi:
Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp là con đường, là cách thức tác
động của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục để họ tự giác biến những giá
trị, chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính khách quan và nhu cầu, động cơ bên
trong thành ý thức, niềm tin, tình cảm và thãi quen, hành vi đạo đức nghề
nghiệp của bản thân.
3-TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG
NHÀ TRƯỜNG SƯ PHẠM HIỆN NAY.
3.1- Vị trí, chức năng của người thầy giáo trong xã hội.
Trong xã hội, nghề thầy giáo được đánh giá là nghề cao quý, người
thầy giáo là người được xã hội tôn vinh, kính trọng. Dù ở chế độ xã hội nào,
người thầy giáo cũng được toàn dân tôn kính, đối xử khuôn phép với tấm lòng
kính nể. Những người thầy mẫu mực được coi là tinh hoa của dân téc, được
lưu danh muôn đời như thầy giáo Chu Văn An, Lê Qúi Đôn, Cao Bá Quát,

Lương Thế Vinh…Thực hiện chức năng của mình, người thầy có một vị trí
đặc biệt trong xã hội, là người đại diện cho nền văn minh nhân loại, người
đem ánh sáng văn hoá truyền cho thế hệ trẻ nói riêng và xã hội nói chung.
“Không ai trong xã hội, ngay cả cha mẹ và cả cha mẹ là bậc vĩ nhân đi chăng
nữa cũng không thể thay thế được chức năng của người thầy giáo” [24, 161].
Bằng lao động sư phạm của mình, người thầy giáo giúp học sinh tiếp
cận với nền văn minh nhân loại, chỉ cho họ phương pháp tiếp thu, lĩnh hội có
hiệu quả nhất những tinh hoa văn hoá chuyển thành tài sản riêng của họ, nhờ
đó họ có thể bước vào cuộc sống xã hội. Người thầy giáo thực sự là cái “dấu
nối” giữa nền văn hoá nhân loại và dân téc với việc tái tạo nền văn hoá đó
trong chính thế hệ trẻ. Thật đúng như ông cha ta đã từng đúc kết: “Không
thầy đố mày làm nên”.
Trong xã hội hiện đại thì thầy giáo cũng là người lao động, mà loại hình
lao động này có đặc thù riêng so với nhiều loại hình lao động khác. Luật Giáo
dục của Nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân”. Trong công việc hệ trọng đó
thì giáo viên là người có chức năng nhiệm vụ cao cả, người có vị trí được tôn
vinh. Vị trí đó được xác định bởi tầm quan trọng của giáo dục trong xã hội
hiện đại và do đặc điểm của lao động sư phạm qui định. Nghề giáo có quan hệ
hữu cơ với mọi ngành nghề khác, người thầy giáo cũng bình đẳng với mọi
người ở những ngành nghề khác, nhưng do tính chất của nghề “trồng người”
nên nhà giáo được xã hội gọi là thầy. Thầy giáo thời xưa được nhìn nhận có
phần chặt chẽ, xa cách đời thường, còn thầy giáo thời nay được nhìn nhận cởi
mở hơn, phù hợp hơn với nền văn minh đương đại.
Trong bối cảnh mới của thời đại, thành tựu kĩ thuật- công nghệ phát triển
đang tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị. Giáo viên không thể chỉ đóng
vai trò truyền đạt tri thức mà phải có năng lực phát triển cảm xúc, thái độ,
hành vi của học sinh, đảm bảo cho người học làm chủ được và biết ứng dụng
hợp lí những tri thức đó. Giáo viên không chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức,
kiến thức mà còn là người biết gợi mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn và trọng

tài cho các hoạt động tìm tòi của học sinh. Giáo viên giỏi là người biết giúp
học sinh tiến bộ nhanh trên con đường học tập tự lực, kết hợp thành công việc
giảng dạy tri thức với giáo dục giá trị và phát triển tư duy. Như vậy người
thầy có vị trí cơ bản đối với sự phát triển của cá nhân và đất nước, bởi lẽ khi
giáo dục một thầy giáo ta được một thế hệ. Muốn có trò giỏi trước hết phải có
thầy giỏi, vì thế người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng đến việc hình thành
và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ.
Trong nhà trường XHCN, đội ngò giáo viên là những người trực tiếp
giáo dục quan điểm của Đảng, vị trí của họ càng được coi trọng. Đồng thời
nhiệm vụ đặt ra cho họ càng nặng nề khi giáo dục được mang trọng trách là
đòn bảy thúc đẩy lực lượng sản xuất, góp phần làm tăng trưởng xã hội. Thực
hiện vai trò là lực lượng nòng cốt trong giáo dục, là nhân tố quyết định chất
lượng hiệu quả giáo dục, người thầy giáo là những người tiên phong trong sự
nghiệp đổi mới của đất nước.
Với ý nghĩa trên đây, nghề thầy giáo đòi hỏi những ông thầy phải có
những phẩm chất tốt đẹp và năng lực thực sự mới tham gia được loại hình lao
động trí tuệ gian khó và vẻ vang của mình.
3.2- Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở trường sư
phạm hiện nay.
Trường sư phạm, nơi đào tạo các thầy cô giáo tương lai chuẩn bị bước
vào nghề sư phạm, nghề mà theo nhà giáo dục K.D.Usinxki đã nhận định:
Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách, thì việc giáo dục đạo đức là một trong
những nội dung quan trọng. Bởi đạo đức là cái gốc quan trọng giúp người
thầy giáo đứng vững được với nghề, là cái nâng nghề sư phạm trở nên cao
quÝ, là cái khiến người thầy giáo được đặt vào vị trí cao trong xã hội và được
xã hội tôn kính.
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là một hoạt động mang tính
xã hội phức tạp từ nhiều phía: Gia đình, nhà trường, xã hội, được thực hiện
đồng bộ trên các mặt (giáo dục tư tưởng chính trị , giáo dục hành vi, lối sống,
nếp sống, truyền thống…). Kết quả đều phục vụ mục tiêu chung là hình thành

ở họ những tri thức đạo đức, tình cảm, hành vi đạo đức lành mạnh. Từ nhận
thức về các giá trị và chuẩn mực đạo đức dần hình thành các nhu cầu, động cơ
bên trong thúc đẩy các em có hành vi, hành động thể nghiệm chúng trong
cuộc sống hàng ngày.
Tóm lại: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là quá trình xây dựng và điều
chỉnh hành vi hoạt động của cá nhân phù hợp với mục tiêu đã định. Việc giáo
dục đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm mục đích tạo ra
một đội ngò những người giáo viên có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn mới.
4- NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CẦN HÌNH THÀNH Ở
NGƯỜI SINH VIÊN SƯ PHẠM.
4.1- Đặc điểm tâm lí của sinh viên.
Sinh viên là một tầng líp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi
thể chế chính trị. Thanh niên sinh viên là nhóm người có vị trí chuyển tiếp,
chuẩn bị cho một đội ngò tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong
xã hội. Sinh viên là những công dân thực thụ của đất nước với đầy đủ quyền hạn
và nghĩa vụ trước pháp luật. Họ có quyền bầu cử, ứng cử, phải chịu trách nhiệm
về mọi hành vi và việc làm trước Bộ luật hình sự, luật nghĩa vụ quân sự, luật hôn
nhân gia đình…Như vậy xã hội coi họ là một thành viên chính thức, một người
trưởng thành. Tuy nhiên do đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa tham gia trực
tiếp sản xuất ra của cải vật chất nên thanh niên sinh viên chưa hoàn toàn tự lập
về mọi mặt so với thanh niên cùng độ tuổi vào đời sớm.
* Về sự phát triển tâm lý, thanh niên sinh viên có những đặc điểm sau:
- Đa số sinh viên thích nghi khá nhanh chóng với cuộc sống và môi
trường hoạt động mới (nội dung học tập mang tính chất chuyên ngành;
phương pháp học tập mang tính chất nghiên cứu khoa học ; môi trường sinh
hoạt mở rộng phạm vi quốc gia, thậm chí quốc tế, nội dung và cách thức giao
tiếp với thầy cô giáo, bạn bè và các tổ chức xã hội phong phú đa dạng…)
- Họ thường không thoả mãn với những gì đã biết mà muốn đào sâu suy
nghĩ để nắm vấn đề sâu hơn, rộng hơn. Có những sinh viên không chỉ theo

học một khoa, mà 2,3 khoa khác nhau hoặc gần nhau để bổ sung kiến thức
toàn diện của mình.
* Về động cơ học tập của sinh viên.
Những động cơ có tính chất nhận thức đối với chính quá trình nghiên
cứu, học tập như khao khát có tri thức, có trình độ, hứng thó với những vấn đề
lý luận, những vấn đề khoa học, những nội dung có tính nghề nghiệp rõ rệt,
thích có nghề nghiệp nghiêm chỉnh, muốn trở thành chuyên gia của một
nghề…Những động cơ liên quan đến sự tự khẳng định, tự ý thức về năng lực,
phẩm chất của người thanh niên trưởng thành. Những động cơ có tính xã hội,
muốn cống hiến tài năng, sức lực cho xã hội, có hoài bão trong việc xây dựng
đất nước; những động cơ liên quan đến tương lai đường đời của cá nhân; có
nghề nghiệp ổn định, tương đối cao trong xã hội để có thu nhập trong việc
nuôi sống mình và gia đình…
Những nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên cho thấy trong cấu
trúc thứ bậc động cơ, sinh viên thường biểu hiện như sau:
+ Động cơ có tính chất nhận thức được xếp ở vị trí thứ nhất.
+ Động cơ nghề nghiệp được xếp ở vị trí thứ hai.
+ Động cơ có tính xã hội ở vị trí thứ ba.
+ Động cơ tự khẳng định ở vị trí thứ tư.
+ Động cơ có tính cá nhân ở vị trí thứ năm.
Thứ bậc các động cơ này không cố định mà chúng biến đổi trong quá
trình học tập và cũng không phải là như nhau ở các sinh viên có trình độ học
lực khác nhau, ở các lĩnh vực khoa học khác nhau.
Tính tích cực phụ thuộc vào một số điều kiện sư phạm nhất định.Ví dụ:
Những bài giảng của giáo viên được trình bày theo hướng nêu vấn đề, gây
những tình huống được giải quyết, những giê thảo luận, những buổi hội thảo

×