Phần 2:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
NỘI DUNG CHÍNH:
Lợi ích của kinh doanh ngoại hối trên FOREX
Trạng thái ngoại hối
Các lệnh trên thị trường ngoại hối
Phân tích thị trường
Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
Kinh doanh ngoại hối online
I. LỢI ÍCH CỦA KINH DOANH TRÊN FOREX
Phí giao dịch thấp (tài khoản càng lớn thì phí càng thấp).
Thông tin công khai, minh bạch
Thị trường giao dịch 24h:
Không phải chờ đợi giờ thị trường mở cửa và đóng cửa, có thể chọn giao dịch bất kì
lúc nào (sáng, trưa, tối hoặc đêm)
Cho phép những người tham gia thị trường vào và thoát ra bất cứ lúc nào
Tỷ suất đòn bẩy (Leverage trading) hấp dẫn: 1:100 hoặc 1:200, 1:300
Leverage is the Forex advantage
The ratio of investment to actual value is called “Leverage”.
Archimedes is said to have remarked of the lever: Give me a place to stand
on, and I will move the Earth.
Leverage
Là tỷ lệ giữa giá trị thực tế với khoản tiền đầu tư.
Thể hiện thông qua số tiền đặt cọc/ký quỹ
(margin); phí quyền chọn.
Lãi/lỗ sẽ tăng theo cấp số nhân.
Hạn chế rủi ro bằng cách: chọn tỷ lệ đòn bẩy
thích hợp + kết hợp công cụ lệnh. (giao dịch
online)
Ví dụ:
Giả sử một nhà kinh doanh thực hiện khoản đầu tư mua 1.000USD.
Tỷ lệ đòn bẩy: 1: 100
Tỷ giá mở cửa của nhà đầu tư là EUR/USD =1,5700. Lợi nhuận/thua lỗ của
nhà đầu tư được thể hiện trong bảng sau:
Ví dụ: Khoản đầu tư 1000USD
Tỷ giá mở cửa: EUR/USD=1.5700
Tỷ suất đòn bẩy là: 1:100
Tỷ giá thực hiện EUR/USD Chuyển dịch thực tế Chuyển dịch đòn bẩy Lãi/ Lỗ (tính theo USD)
1,5700 0,000% 0,0% 0
1,5655 0,2866% 28,66% 286,6
1,5506
1,5621
1,5702
1,5808
Thông thường là phải sử dụng lệnh Stop-loss, để mức lỗ tối đa chỉ bằng mức ký quỹ.
II. RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
Là thị trường đầu tư rủi ro cao dưới tác động của tỷ giá và lực đòn bẩy.
Rủi ro là gì?
Rủi ro là những bất trắc có thể lường được
Là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất
Khả năng kiếm lời càng cao rủi ro cũng càng cao.
II. RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
Có nhiều cách phân loại rủi ro
2 dạng rủi ro căn bản:
Rủi ro có tính hệ thống: là những rủi ro có thể ảnh hưởng đến nhiều cặp đồng tiền.
Rủi ro không có tính hệ thống: mang tính cá thể, riêng biệt, chỉ ảnh hưởng đến một vài loại
tiền, vài cặp tiền.
II. RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
Có thể chia nhóm rủi ro thành:
Rủi ro tài chính bao gồm:
rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản=> rủi ro thị trường
rủi ro tín dụng
Rủi ro hoạt động (rủi ro trong việc dùng người, rủi ro vận hành, rủi ro tín dụng)
II. RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
Rủi ro tỷ giá: phát sinh do sự biến động của tỷ giá hối đoái làm ảnh hưởng đến giá trị
kỳ vọng trong tương lai
là những rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh
doanh ngoại hối
Nguyên nhân:
Trạng thái ngoại hối mở (trạng thái ngoại hối ròng # 0)
Do tác động của các yếu tố liên quan đến cung cầu ngoại tệ, cán cân thanh toán quốc tế, chính sách
thuế quan, tình hình kinh tế chính trị, lãi suất, lạm phát…
II. RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
Rủi ro lãi suất: xảy ra khi lãi suất thay đổi trước thời hạn đáo hạn hợp đồng/giao dịch.
Nguyên nhân: do trạng thái luồng tiền ròng khác 0 (là chênh lệch giữa luồng tiền
dương và âm tại một thời điểm).
Luồng tiền phát sinh khi chủ thể nhận/trả tiền
Nhận tiền: luồng tiền dương
Trả tiền: luồng tiền âm
II. RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
Những rủi ro thường gặp:
Rủi ro thanh khoản: là rủi ro phát sinh trong tình huống chủ thể/NH không thể thực
hiện các cam kết tài chính đã thỏa thuận với khách hàng hoặc với đối tác do không
huy động đủ vốn hoặc không thanh khoản được tài sản.
Phân biệt: rủi ro thanh khoản và rủi ro thanh toán
II. RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
Rủi ro tín dụng (rủi ro độ tin cậy):
phát sinh từ việc khách hàng hay đối tác không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ
cam kết trong hợp đồng vào thời điểm phát sinh các nghĩa vụ cam kết đó.
Nguyên nhân:
-> chủ quan từ phía đối tác, như đối tác làm ăn thua lỗ, phá sản ;
-> khách quan như chiến tranh, bạo động, đình công và các bất khả kháng khác.
Ví dụ:
NH A ký HĐ cho một khách hàng 5 triệu GBP với tỷ giá GBP/SGD là 2,0200 và lượng ngoại tệ này
NH A lại mua từ một NH khác theo tỷ giá GBP/SGD là 2,0195.
Người mua bị phá sản <-> không đủ khả năng mua 5 triệu GBP như đã cam kết.
Giả sử tỷ giá GBP/SGD trên thị trường hạ xuống còn 2,0095, NH đành phải bán theo giá này cho
đối tác khác và chấp nhận chịu lỗ 50.000 SGD.
II. RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
Rủi ro hoạt động bao gồm:
Rủi ro trong việc dùng người
Rủi ro vận hành
Rủi ro tổ chức kiểm soát
II. RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
Rủi ro trong việc dùng người:
Là loại rủi ro xuất phát một cách chủ quan từ các nhân viên tham gia vào
quá trình thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại hối.
Nguyên nhân: hạn chế về trình độ, mức độ tinh thông nghiệp vụ cũng
như kinh nghiệm còn ít ỏi.
II. RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
Rủi ro kỹ thuật (rủi ro vận hành): sự gián đoạn, hỏng hóc của những
máy móc công nghệ hay mạng bị hỏng.
Những giao dịch ngoại hối phụ thuộc vào công nghệ => nhiều nhà đầu tư
không để ý
Cần dự phòng một đường mạng thay thế khi cần thiết, dự phòng máy khi
máy tính chính đang sử dụng bị hỏng.
II. RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
Rủi ro tổ chức kiểm soát
Là những rủi ro do hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý đem lại.
Rủi ro này thường có nguồn gốc từ sự phân công trách nhiệm chưa rõ ràng
giữa các bộ phận tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại hối: giao dịch,
thanh toán, kiểm soát.
III. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
Trạng thái ngoại hối
Trạng thái luồng tiền
Công cụ hạn mức
Công cụ lệnh
Công cụ phái sinh
1. CÔNG CỤ TRẠNG THÁI NGOẠI HỐI
Dùng quản trị rủi ro tỷ giá/rủi ro thanh khoản
Phát sinh khi có giao dịch mua bán ngoại hối (phát sinh sự chuyển giao quyền
sở hữu ngoại tệ)
Trạng thái ngoại tệ trường/đoản: giao dịch làm tăng/giảm quyền sở hữu về
ngoại tệ
Trạng thái ngoại hối trường: Chênh lệch giữa tổng TS có và TS nợ của một
ngoại tệ là dương.
Thời điểm ghi nhận: lúc ký kết HĐ
1. CÔNG CỤ TRẠNG THÁI NGOẠI HỐI
Trạng thái cuối ngày được tính trên cơ sở trạng thái ngoại tệ ngày hôm
trước và chênh lệch giữa doanh số mua và bán phát sinh trong ngày của
ngoại tệ đó, bao gồm cả Spot và Forward.
Giới hạn trạng thái ngoại hối (limit of foreign exchange position)
Ý NGHĨA
Đối với NHNN:
giúp kiểm soát được khả năng thanh khoản về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
nắm được chênh lệch cung cầu về ngoại tệ,
=> có những can thiệp trên thị trường;
=> còn là một công cụ dự đoán tín hiệu thị trường, thị trường đang có xu hướng mua vào hay bán ra,
qua đó NHNN có thể điều chỉnh tỷ giá cho thích hợp.
Đối với NHTM VN:
Giúp kiểm soát được hoạt động đầu cơ kinh doanh ngoại tệ
Dự đoán các tín hiệu của thị trường, từ đó xác định được xu hướng biến động của thị trường ngoại tệ,
Hạn chế rủi ro khi có biến động về tỷ giá,
2. CÔNG CỤ HẠN MỨC (POSITION LIMITS)
Hạn mức là một giới hạn do các ngân hàng đặt ra áp dụng cho các giao dịch viên
cũng như đối tác kinh doanh với mục đích kiểm soát rủi ro.
Sử dụng các công cụ hạn mức để nhằm hạn chế các rủi ro thị trường và cả các rủi ro
tín dụng.
Nguyên tắc phân bố hạn mức:
Dựa vào kinh nghiệm thâm niên và năng lực kinh doanh trên FOREX.
Theo từng đồng tiền: những đồng tiền ít biến động thì hạn mức có thể cao; biến động nhiều -> hạn mức thấp
Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể
2. CÔNG CỤ HẠN MỨC
Thứ nhất, hạn mức trạng thái ngoại hối
Thứ hai, hạn mức lỗ khi giao dịch: là mức lỗ tối đa khi giao dịch.
Thứ ba, hạn mức khách hàng: NH sẽ quy định hạn mức giao dịch cụ thể tùy theo tình hình tài
chính của khách hàng.
Thứ tư, hạn mức giao dịch theo các chỉ tiêu khác, như theo loại ngoại tệ giao dịch hay theo kỳ
hạn giao dịch
Nguyên tắc phân bố hạn mức:
Dựa vào kinh nghiệm thâm niên và năng lực kinh doanh trên FOREX.
Theo từng đồng tiền: những đồng tiền ít biến động thì hạn mức có thể cao; biến động nhiều -> hạn mức thấp
Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể