Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.59 KB, 4 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.
1.1. KHÁI NIỆM TÍN DỤNG.
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người
cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng được biểu hiện qua sơ đồ sau :
1.2. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG TÍN DỤNG.
1.2.1. Bản chất của tín dụng:
Tín dụng thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa người sở hữu và người
sử dụng. Bản chất của sự chuyển nhượng này là quan hệ chuyển nhượng giữa người cho vay và
người đi vay. Do đó, quan hệ giữa người cho vay và người đi vay như thế nào thì quan hệ tín dụng
như thế ấy.
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan hệ giữa người cho vay và người đi vay chỉ là
quan hệ điều hoà việc sử dụng vốn theo một kế hoạch do nhà nước vạch ra sẵn, quan hệ tín dụng ở
đây chỉ là hình thức chứ không tự thể hiện cân nhắc giữa chi phí và hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường quan hệ giữa người cho vay và người đi vay là quan hệ trao đổi
và chuyển nhượng quyền sử dụng vốn trên cơ sở so sánh giữa lợi nhuận và chi phí nên quan hệ ở
đây hình thành trên cơ sở cân nhắc và tính toán cẩn thận giữa lợi ích thu được và chi phí sử dụng
vốn.
1.2.2. Chức năng của tín dụng:
1.2.2.1. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ.
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà các nguồn
vốn tiền tệ trong xã hội được điều hoà từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển
kinh tế.
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng.
Ở khâu tập trung vốn tiền tệ, nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng các nguồn tiền nhàn rỗi
được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp, các
tổ chức đoàn thể, xã hội…
Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ, là sự chuyển hoá sử dụng các nguồn vốn đã tập trung để
đáp ứng nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hoá cũng như nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn
trả. Vì vậy, tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn và thúc đẩy việc sử dụng vốn
có hiệu quả.


1.2.2.2. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.
Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí
lưu thông cho xã hội, điều này được thể hiện qua các mặt :
Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng
như thương phiếu, kỳ phiếu, các loại séc, các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ
 Cho vay vốn
Chủ thể đi vay
(Borrower)
Hoàn trả vốn và lãi
Chủ thể cho vay
(Lender)
thanh toán…cho phép thay thế một số lượng lớn tiền mặt lưu hành. Nhờ đó, mà làm giảm bớt các
chi phí liên quan như in tiền, đúc tiền, vận chuyển và bảo quản tiền…
Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra một khả năng lớn
trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng dưới hình thức chuyển khoản
hoặc bù trừ cho nhau.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toná qua ngân hàng ngày
càng được mở rộng, vừa cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế vừa tạo điều
kiện cho nền kinh tế xã hội phát triển.
1.2.2.3. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế.
Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hoá, chi
phí trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.Vì vậy, qua đó tín dụng không những phản ánh
được các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp mà còn thực hiện việc kiểm soát các hoạt động
này nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, vi phạm luật pháp…trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3. VAI TRÒ TÍN DỤNG.
Từ việc thực hiện các chức năng vốn có, tín dụng có vai trò tích cực trong đời sống kinh tế -
xã hội như sau:
1.3.1. Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, để duy trì sự hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của các

doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại ở 3 giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông, nên hiện tượng
thừa và thiếu vốn luôn xảy ra. Từ đó tín dụng đã góp phần điều tiết các nguồn vốn, tạo điều kiện
cho quá trình sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn.
Thêm vào đó, khi mở rộng sản xuất, kinh doanh thì yêu cầu về vốn đối với từng doanh
nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, để đẩy mạnh phát triển sản xuất không
thể chỉ trong chờ vào vốn tự có, doanh nghiệp còn phải biết tận dụng “kênh” vốn khác trong xã
hội, từ đó, tín dụng với tư cách tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi sẽ là trung tâm đáp ứng nhu cầu
vốn bổ sung cho đầu tư phát triển. Thực hiện được điều đó, tín dụng vừa giúp doanh nghiệp tập
trung vốn nhanh cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích
luỹ vốn cho nền kinh tế.
Trong điều kiện hiện nay cùng với sự phân công và hợp tác quốc tế ngày một sâu rộng, quá
trình điều tiết vốn không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn hình thành các quan hệ tín
dụng quốc tế. Do vậy, tín dụng còn góp phần phát triển các mối quan hệ đối ngoại.
Với vai trò này, tín dụng luôn là trợ thủ đắc lực và là người bạn đường cho các doanh nghiệp
trong tiến trình sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế.
1.3.2. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả.
Với chức năng tập trung và tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng đã
trực tiếp giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Lượng tiền dôi thừa nếu không được huy động
và sử dụng kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình hình lưu thông tiền tệ, dẫn đến mất cân đối
hàng - tiền và hệ thống giá cả bị biến động là điều không thể tránh khỏi. Do đó, trong điều kiện
nền kinh tế bị lạm phát, tín dụng được xem như là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần
làm giảm lạm phát.
Mặt khác, tín dụng còn tạo điều kiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là một
trong những nhân tố tích cực tiết giảm việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế đó cũng chính là bộ
phận “tiền” mà nhà nước rất khó quản lý và dễ bị tác động bởi quy luật lưu thông tiền tệ.
Trong những thập niên gần đây, ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển, trong các công
cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ
thì lãi suất tín dụng đã trở thành một trong những công cụ điều tiết nhạy bén và mang lại hiệu quả
thiết thực để điều tiết nền kinh tế.
Qua phân tích trên, cho thấy tín dụng đã đóng góp tích cực trong việc ổn định tiền tệ, tạo

điều kiện ổn định giá cả, là tiền đề quan trọng để thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá.
1.3.3. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, và ổn định trật tự xã
hội.
Vai trò này của tín dụng có thể nói là hệ quả tất yếu từ hai vai trò nêu trên.
Nền kinh tế phát triển trong môi trường tiền tệ ổn định điều kiện nâng cao dần đời sống nhân
dân, góp phần triển khai, thực hiện tốt các chính sách xã hội. Từ đó rút ngắn khoản cách, giàu,
nghèo, từng bước thay đổi cấu trúc xã hội.
Hoạt động tín dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho những doanh nghiệp mà còn phục vụ
cho các tầng lớp dân cư. Trong nền kinh tế bên cạnh những ngân hàng còn có các tổ chức tín dụng
luôn sẵn sàng cung cấp vốn cho các cá nhân phát triển kinh tế gia đình, xây dựng và sửa chữa nhà,
mua sắm tư liệu sinh hoạt…tất cả những việc làm này không nằm ngoài mục đích cải thiện từng
bước đời sống nhân dân, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, qua đó góp phần ổn định trật
tự xã hội.
1.4. CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.
Tín dụng ngân hàng (TDNH) là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng
cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ
tín dụng khác, TDNH chứa đựng nội dung: có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở
hữu sang cho người sử dụng; sự chuyển nhượng này có thời hạn; sự chuyển nhượng này có kèm
theo chi phí.
TDNH có thể phân chia thành nhiều loại tuỳ theo những tiêu thức phân loại khác nhau.
1.4.1. Theo mục đích của tín dụng.
TDNH có thể phân chia thành các loại:
• Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh công, thương nghiệp: giúp khách hàng trang trải
các chi phí hoạt động như chi phí mua hàng, trả lương, nộp thuế…
• Cho vay tiêu dùng cá nhân: nhằm giúp cho người tiêu dùng có nguồn tài chính để trang
trải nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình và phương tiện đi lại…
• Cho vay bất động sản: nhằm đáp ứng vốn cho các công ty kinh doanh bất động sản
hoặc cá nhân có nhu cầu mua đất để xây nhà hoặc làm địa điểm kinh doanh.
• Cho vay nông nghiệp: nhằm hỗ trợ cho nông dân trong hoạt động gieo trồng, thu
hoạch, bảo quản sản phẩm..

• Cho vay kinh doanh xuất, nhập khẩu: tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán các
chi phí hoá đơn nhập hàng, xuất hàng.
1.4.2. Theo thời hạn tín dụng.
TDNH có thể phân chia thành các loại:
• Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho
vay này thông thường để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
• Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Mục đích của loại
cho vay này thường để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
• Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này
thường để tài trợ cho việc đầu tư vào các dự án đầu tư.
1.4.3. Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng.
TDNH có thể phân chia thành các loại:
• Cho vay không có đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo
lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.
• Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở có đảm bảo cho tiền vay như thế
chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ nào khác.
1.4.4. Theo phương thức cho vay.
TDNH có thể phân chia thành các loại:
• Cho vay từng lần: là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng
đều phải làm các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. Khách hàng vay nhằm mục đích thanh
toán hoá đơn mua hàng và các chi phí kinh doanh khác.
• Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương pháp cho vay mà ngân hàng và khách hàng
xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng, duy trì trong khoảng thời gian nhất định. Trong
phạm vi hạn mức tín dụng còn lại , khách hàng được rút tiền vay để mua hàng dự trữ hoặc tài trợ
cho các chi phí kinh doanh khác.
1.4.5. Theo phương thức hoàn trả nợ vay.
TDNH có thể phân chia thành các loại:
• Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ, còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn.
• Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ, còn gọi là cho vay trả góp.
• Cho vay trả nợ nhiều lần, nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể nào mà tuỳ thuộc vào khả

năng tài chính của người đi vay. Loại này có thể trả nợ bất cứ lúc nào.

×