Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tìm hiểu về đặc tính kỹ thuật các thiết bị chính của hệ thống quản lý điện năng (PMS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 17 trang )


LỜI NÓI ĐẦU
Với mỗi sinh viên ngoài việc tiếp thu kiến thức lý thuyết trên giảng đường thì
việc tiếp xúc thực tiễn là yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên. Do đó, việc đi
thực tập trước khi nhận đồ án tốt nghiệp là một yêu cầu tất yếu của sinh viên Đại
học Bách khoa Hà nội nói chung và sinh viên của Viện Điện- Bộ môn Tự động hóa
công nghiệp nói riêng. Lý thuyết được học phải đi kèm kiến thức thực tế thì sinh
viên mới thực sự hiểu rõ lý thuyết đã học đồng thời trang bị một số ít kiến thức thực
tiễn để giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể nắm bắt và hòa nhịp với công việc
thực tiễn
Nhóm sinh viên chúng em gồm có:
1. Hoàng Thế Anh.
2. Nguyễn Hữu Bình
3. Nguyễn Viết Hương
4. Nguyễn Quang Hưng
5. Đàm Quang Huy
được thực tập tại Công ty cổ phần công nghệ và giải pháp tự động hóa SH Việt (viết
tắt VASSH.,JSC). Qua đợt thực tập này, chúng em phần nào hiểu về điều khiển,
vận hành hệ thống Điều hòa không khí, Quản lý điện năng, Phòng cháy chữa
cháy, hệ thống bơm cấp nước sinh hoạt, hệ thống bơm nước thải, hệ thống điều
khiển chiếu sáng,.v.v…Đây là kiến thức thực tiễn chuyên ngành rất bổ ích, giúp
nhóm chúng em hiểu rõ hơn lý thuyết điều khiển, lập trình PLC đã được học.
Hơn nữa, nhóm em được sự hướng dẫn của thầy Dương Minh Đức nên đã hiểu
sâu hơn những kiến thức trên. Do vậy, nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy đã tạo
điều kiện giúp đỡ chúng em.
1

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY:
1. Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh:
Công ty CP công nghệ và giải pháp tự động hóa SH Việt (viết tắt
VASSH.,JSC) hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tự động hoá và điều khiển tự


động, tư vấn giải pháp kỹ thuật, dịch vụ kỹ thuật, kinh doanh thiết bị điện điện tử và
sản xuất. Công ty có các hoạt động chính:
Phân phối, lắp đặt các sản phẩm điện công nghiệp và tự động hóa của các
hãng: Siemens, Schneider, Autonics, Carel, Airflow, Fuji electric, Idec Izumi,
Mitsubishi, Max , Connectwell. Cacs
+ Tích hợp hệ thống điều khiển trong nhà máy sản xuất.
+ Tích hợp hệ thống tự động hóa trong tòa nhà
+ Hệ thống điều khiển điều hòa trung tâm trong tòa nhà
+ Hệ thống chiếu sang trong nhà và ngoài trời.
+ Hệ thống bơm phòng cháy, chữa cháy.
+ Hệ thống đỗ xe tự động
+ Hệ thống giám sát và điều khiển quản lý năng lượng.
+ Hệ thống quản lý an ninh, kiểm soát vào ra.
+ Hệ thống điều khiển và giám sát máy phát điện dự phòng.
Trong môi trường công nghệ, tự động hóa năng động hiện như hiện nay các
sản phẩm điện và tự động thay đổi nhanh chóng và có những tiến bộ vượt bậc để
cung cấp những tính năng mạnh mẽ và linh hoạt, hỗ trợ kết nối trong sản xuất ngày
càng cao. Trong xu thế đó, công ty chúng tôi hướng đến mục tiêu giúp các doanh
nghiệp sản xuất nâng cao hiệu quả trong sản xuất và đảm bảo tối ưu hóa chi phí để
cạnh tranh với thị trường
VASSH với đội ngũ nhân viên bao gồm nhiều kỹ sư chuyên ngành Tự động
hóa được đào tạo trong và ngoài nước có kinh nghiệm đảm bảo sẽ cung cấp cho
Quý Khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất,
mang lại sự hài lòng cho Quý Khách.Chúng tôi tin sẽ trở thành đối tác tốt nhất của
Quý khách trong lĩnh vực Điện – Tự động hóa các quy trình sản xuất công nghiệp
và mong muốn được đóng góp vào thành công và thịnh vượng của quý khách hàng
2

2. Mục tiêu:
Chúng tôi luôn cam kết cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng và những

giải pháp tiên tiến, tin cậy, tối ưu cho khách hàng
Luôn luôn hướng tới khách hàng
Luôn mang tới khách hàng những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất
và nhanh nhất
Thiết lập một mối quan hệ thân thiết, bền vững với khách hàng
Năng động và sáng tạo
Đây là mục tiêu luôn được khuyến khích và phát huy ở công ty VASSH.
Chúng tôi hiểu rắng tự do đổi mới và năng động sang tạo là yếu tố kiên quyết để
giúp chúng tôi thành công. Môi trường năng động và cởi mở ở VASSH luôn khuyến
khích và tiếp nhận những cá nhân sang tạo và năng động
Hợp tác, chia sẻ, tin cậy
Sức mạnh tập thể là nhân tố tạo nên sức mạnh của VASSH, đoàn kết được tạo
ra từ sự kết hợp, bổ sung giữa các cá nhân với năng lực và cá tính riêng biệt
Thiết lập môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau
Tạo cơ hội cho sự phát triển của mọi thanh viên trong công ty
3. Cam kết hành động:
Với phương châm " KHÁCH HÀNG LÀ TRÁI TIM SỰ PHÁT TRIỂN". Trên
mỗi bước tiến của toàn công ty, nhu cầu và sự thoả mãn của khách hàng luôn định
hướng cho sản phẩm, dịch vụ và trí tuệ chung của chúng tôI. Hợp tác trên nền tảng
hai bên cùng có lợi. Thế kỉ 21 là thế kỉ của những cái bắt tay hợp tác. Những mối
quan hệ bền vững cần phải được xây dựng trên nền tảng hai bên cùng có lợi và cùng
phát triển. Chúng tôi tin tưởng vào sự thịnh vượng chung giữa đôi bên khi cả hai
bên cùng gặt hái được thành quả từ sự hợp tác chung.Lợi nhuận không phải là tất
cả. Chúng tôi tập chung mạnh vào việc tạo ra ý nghĩa, giá trị trong mỗi việc mình
làm và tin tưởng điều đó sẽ đem lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Chân
giá trị đó đã thực sự tạo nên sự khác biệt trong phương thức cung cấp dịch vụ chăm
sóc khách hàng của chúng tôi.
3

4. Sơ đồ tổ chức tại hiện trường:

4
Nhân sự SH Việt
Nam
Kỹ sư chịu trách
nhiệm
Quản lý dự án
Đoàn Xuân Hùng
Chỉ huy trưởng
Lâm Duy Điền
Trưởng hệ tích
hợp PMS
Tô Tất Anh
Các đội thi công
+ Lắp đặt hệ
thống hạ tầng.
+ Kiểm tra và
nhận đấu nối
thiết bị chấp
hành.
+ Kiểm tra, đấu
nối tủ điều khiển
ET200, PLC
Nhóm KS Giám sát
Hệ điện
Trưởng hệ tich hợp
ĐHKK
Lâm Nhật Hải
Các đội thi công
+ Lắp đặt hệ
thống hạ tầng.

+ Kiểm tra và
nhận đấu nối
thiết bị chấp
hành.
+ Kiểm tra, đấu
nối tủ điều khiển
DDC
Nhóm KS Giám sát
Hệ ống gió, hệ
nước
Trưởng hệ tích
hợp PCCC
Phạm Trung Kiên
Các đội thi công
+ Lắp đặt hệ
thống hạ tầng.
+ Kiểm tra và
nhận đấu nối
thiết bị chấp
hành.
+ Kiểm tra, đấu
nối tủ điều khiển
DDC
Nhóm KS Giám sát
Hệ Phòng cháy,
Báo cháy
Trưởng hệ tích
hợp các hệ khác
Nguyễn Văn Mỹ
Các đội thi công

+ Lắp đặt hệ
thống hạ tầng.
+ Kiểm tra và
nhận đấu nối
thiết bị chấp
hành.
+ Kiểm tra, đấu
nối tủ điều khiển
DDC
Nhóm KS Giám sát
Hệ bơm nước thải,
chiếu sáng CC

5. Sơ đồ công việc lắp đặt, chạy thử tại hiện trường:
5
Tiến hành thi công lắp đặt
Đạt yêu cầu
Không đạt
Phiếu xử lý kỹ thuật
Nghiệm thu từng phần
Nghiệm thu bởi TVGS &
BQLDA
Bàn giao cho BQLDA
& chủ đâu tư
Đạt yêu cầu
Không đạt
Chỉnh sửa nghiệm thu lại
Không đạt
Chỉnh sửa nghiệm thu lại
Không đạt

Cân chỉnh nghiệm thu lại
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
1. Vật tư
2. Bản vẽ thiết kế thi công
3. Phương pháp thi công
Đạt
Vật tư giao đến công trường
Tư vấn nghiệm thu
Tư vấn Kiểm tra
Chuyển vật tư đến nơi lắp đặt
Kết nối hệ thống
Nghiệm thu hệ thống
Cân chỉnh, vận hành hệ thống

II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH:
1. Tên công trình: Tòa nhà văn phòng BCA
2. Địa điểm xây dựng: 47-Đường Phạm Văn Đồng – Cầu Giấy – Hà Nội.
.3. Quy mô công trình: Công trình gồm các tòa nhà A, B, C, D, E, BB:
- Nhà A là 02 tòa gồm 19 tầng nổi, 2 tầng hầm.
- Nhà B là 10 tòa: gồm B01 đến B10, mỗi tòa 09 tầng nổi và 01 tầng hầm.
- Nhà C là 01 tòa gồm 12 tầng nổi, 01 tầng hầm.
- Nhà D, E là 02 tòa gồm 06 tầng nổi.
Hình 1: Mặt bằng tổng thể công trình
III. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ (BMS):
Hình 2: Cấu trúc mạng tổng thể của hệ thống quản lý tòa nhà
6

1. Đặc tính kỹ thuật hệ thống quản lý tòa nhà BMS sử dụng cho công trình:
Hệ thống sử dụng cho công trình là hệ thống Siemen S700 Apogee. Hệ thống

Apogee S700 là hệ thống tự động hóa tòa nhà thông minh gồm phần mềm giao diện
đồ họa, bộ điều khiển số trực tiếp (DDC), van và các thiết bị cảm biến trường. Hệ
thống được tổ chức 03 phân lớp mạng sau:
+ Mạng quản lý tòa nhà (MLN)
+ Mạng tổng tòa nhà (BLN)
+ Mạng tầng tòa nhà (FLN)
a. Mạng quản lý tòa nhà (MLN): Apogee S700 tích hợp trọn bộ phần mềm
quản lý công trình bằng đồ hoạ động có tên Apogee Insight, về mặt cấu trúc, chiếm
vị trí đứng đầu của hệ thống. Apogee Insight là giao diện vận hành chính giữa
người sử dụng và bộ điều khiển số trực tiếp DDC, được sử dụng để thiết kế đồ hoạ,
lập chương trình hệ thống, điều khiển, giám sát và phát hành báo cáo. Apogee
Insight hoạt động trên hệ thống vận hành bằng máy tính hệ điều hành Window,
được thiết kế bảo mật cũng như sự linh hoạt ở mức độ cao gắn liền với hệ thống
mạng máy tính thực, và có khả năng điều khiển nhiều máy tính cá nhân trong một
công trình hoặc thông qua một số các công trình riêng biệt, đảm bảo quản lý công
trình trên phạm vi rộng.
b. Mạng tổng tòa nhà (BLN): Apogee S700 kết hợp với bộ điều khiển công
trình modular Landis & Staefa (MBC) dưới dạng bộ điều khiển số chính DDC đáp
ứng tất cả các yêu cầu về điều khiển quản lý công trình. Nhân tố cốt lõi bên trong
MBC/MEC là bộ xử lý mở có tính năng lập trình và quản lý. MBC/MEC được kết
nối trực tiếp với các điểm đầu ra/đầu vào (I/O) và các điểm I/O của các bộ điểu
khiển hệ thống bên thứ 3 mà không có yêu cầu sửa đổi đặc biệt nào đối với bộ điều
khiển xử lý mở. Mỗi MBC/MEC đều có một cơ sở dữ liệu riêng và được lập trình
cho các hệ thống của toà nhà mà nó điều khiển. MBC/MEC tiếp tục thực hiện các
chức năng điều khiển thông thường dưới dạng bộ điều khiển độc lập trong trường
hợp đường thông tin liên lạc bị hỏng.
c. Mạng tầng tòa nhà (FLN): Apogee S700 tích hợp một loạt bộ điều khiển
thiết bị đầu cuối Siemen nhằm điều khiển từ xa một cách hiệu quả về kinh tế và các
thiết bị đầu cuối. Các thiết bị này giao tiếp với nhau thông qua MBC ở mạng nội bộ
7


(mạng LAN) và hoàn toàn có thể lập trình và điều khiển được từ trạm làm việc máy
tính vận hành chính sử dụng phần mềm điều khiển vận hành bằng đồ họa Apogee
Insight. Do các bộ điều khiển này có chứa các cơ sở dữ liệu và có các chương trình
điều khiển riêng, các bộ điều khiển này sẽ tiếp tục hoạt động nếu như có sự cố về
truyền thông qua mạng LAN.
Hình 3: Cấu trúc chi tiết mạng quản lý tòa nhà (BMS)
IV. HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỆN NĂNG (PMS) CHO CÔNG TRÌNH :
Quản lý điện năng (Power management system-PMS) là một phần của hệ
thống quản lý tòa nhà, hệ thống thực hiện chức năng giám sát và điều khiển các tủ
phân phối điện hạ thế chính (MDC, MDC-S), tủ điện trung thế (MV-TS), máy phát
điện dự phòng, hệ thống nguồn dự trữ UPS.
1. Phương thức tích hợp: Hệ thống bao gồm hai lớp mạng truyền thông:
8

Hình 4: Cấu trúc hệ thống quản lý điện năng-PMS
1.1. Mạng trường (Field bus): mạng truyền thông từ các bộ thu thập dữ liệu phân
tán (Remote I/O) với chuẩn truyền thông Profibus-DP.
1.2. Mạng truyền thông công nghiệp (Industrial Ethernet-IE): truyền dữ liệu từ
các bộ điều khiển PLC về máy tính giám sát trung tâm (Work Station).
2. Phương thức điều khiển: Hệ thống gồm 02 cấp điều khiển
2.1. Cấp điều khiển xử lý (Process control):
Tất cả tín hiệu từ thiết bị trường (field devices) được nối trực tiếp về các tủ
trung tâm hoặc các tủ thu thập dữ liệu phân tán (Remote I/O cabinet, tủ ET-200).
Tín hiệu từ các tủ sẽ được chuyển đến tủ điều khiển trung tâm thông qua chuẩn
truyền thông Profibus-DP, tốc độ truyền lên đến 12 Mbit/s. Cấp điều khiển bao gồm
các module thu thập dữ liệu tín hiệu từ các thiết bị đo lường và thiết bị điều khiển,
các module truyền thông có chức năng truyền tín hiệu thu thập được về bộ điều
khiển PLC trung tâm. Số trạm tối đa trên một mạng Profibus là 127 trạm, đáp ứng
tiêu chuẩn IEC 61158/EN 50170.

9

2.2. Cấp giám sát điều khiển (Supervisory control and data acquisition-SCADA):
Hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu gồm 02 máy tính giám sát (PC work
station) đặt tại phòng điều khiển trung tâm. Dữ liệu từ các thiết bị đo lường, điều
khiển do PLC thu thập sẽ được truyền về các trạm giám sát SCADA thông qua
mạng truyền thông Industrial Ethernet-IE, tốc độ truyền 100 Mbit/s, hỗ trợ giao
thức truyền thồng khác nhau như OPC, TCP/IP, v.v…
V. TÍCH HỢP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ, HỆ THỐNG BÁO
CHÁY, CHIẾU SÁNG SỰ CỐ VỚI HỆ THỐNG BMS:
5.1. Hệ thống điều hòa không khí:
a) Kiểu tích hợp: Hệ thống điều hòa không khí được tích hợp với BMS bằng giao
thức BACnet, Modbus, Lonwork, ….
b) Yêu cầu về tích hợp hệ thống điều hòa không khí: Giám sát các thông số hoạt
động chính của hệ thống điều hòa không khí: Nhiệt độ dầu cao, thấp, % tải, nhiệt độ
nước vào, nước ra, tốc độ quạt, …. Khả năng vẽ trực tuyến đồ thị các thông số đó.
Tính toán phụ tải, COP để tối ưu hóa vận hành.
Tối ưu chế độ vận hành: Vào thời điểm nóng và lạnh nhất trong năm, các thiết
bị HVAC (AHU, Chiller, FCU, quạt,…) cần phải được khởi động trước khi sử dụng
để tạo tiện nghi cho các đối tượng sử dụng. Hệ thống Apogee S700 cho phép bạn
lập chương trình khởi động/tắt một cách tối ưu tùy theo điều kiện về không gian. Hệ
thống Apogee S700 giúp tiết kiệm năng lượng vào những thời điểm khí hậu ôn hòa,
đồng thời không phải lo lắng khi có các thay đổi đột ngột.
Quản lý lỗi: Tất cả các lỗi xảy ra với thiết bị, máy móc được báo ngay tới màn
hình hiển thị Apogee, nhân viên bảo dưỡng sẽ được thông báo tự động bởi Apogee
và có thể hành động theo chỉ dẫn mà Apogee đưa ra. Ngoài ra, hệ thống Apogee còn
cách ly lỗi và tìm giải pháp thay thế đảm bảo tiếp tục vận hành.
5.2. Hệ thống điều khiển chiếu sáng sự cố:
a) Kiểu tích hợp: Tích hợp mức qua mạng LAN sử dụng giao thức OPC.
b) Yêu cầu về tích hợp hệ thống điều khiển chiếu sáng: Theo dõi tín hiệu báo động

của tất cả bộ nạp điện của hệ thống.
5.3. Hệ thống báo cháy:
a) Kiểu tích hợp: Tích hợp mức qua mạng LAN sử dụng giao thức OPC.
b) Yêu cầu về tích hợp hệ thống báo cháy: Tín hiệu báo cháy được xác nhận bởi hệ
thống báo cháy trung tâm được chuyển qua hệ thống BMS và hệ thống BMS phối
hợp các hệ thống HVAC, chiếu sáng sự cố để chuyển từ chế độ thông thường sang
chế độ sự cố.
10

V. NỘI DUNG THỰC TẬP:
1. Tìm hiểu về đặc tính kỹ thuật các thiết bị chính của hệ thống quản lý điện
năng (PMS):
- Hệ thống PLC sử dụng cho công trình là hệ thống PLC-S7 300 của hãng Siemens,
gồm 03 tủ PLC được lắp tại phòng điều khiển trung tâm với thông số kỹ thuật:
PLC trung tâm là CPU 319-3 PN/DP.
- Tích hợp truyền thông Ethernet-IE tại mỗi trạm cho phép kết nối
với hệ thống giám sát SCADA với tốc độ 100 Mbit/s.
- Bộ chuyển đổi nguồn (6ES7-307): chuyển đổi điện áp ngõ vào 220
VAC, ngõ ra 24 VDC, nhằm cung cấp điện áp 24VDC cho CPU, các
module I/O và module truyền thông.
- Bộ xử lý trung tâm 319-3PN/DP (6ES-7318): Tích hợp truyền thông MPI/Profibus
DP và Ethernet.
+ Số lượng bộ đếm S7 counter: 2048 counters
+ Số lượng bộ định thời S7 timer: 2048 timers
+ Số lượng tín hiệu digital input (DI) kết nối: 65.536 tín hiệu
+ Số lượng tín hiệu digital output (DO) kết nối: 65.536 tín hiệu
+ Số lượng tín hiệu anlogue input (AI) kết nối: 4.096 tín hiệu.
+ Số lượng tín hiệu anlogue output (AO) kết nối: 4.096 tín hiệu
- Ngôn ngữ lập trình: có khả năng lập trình tất các các ngôn ngữ theo tiêu chuẩn
IEC 61131

+ Continuous Function Charts (CFC)
+ Sequential Function Charts (SFC)
+ Structured Control Language (SCL)
+ Relay Ladder Logic (LAD)
+ Instruction List (STL)
- Module ngõ vào tương tự (Analog input-AI):
+ Điện áp cung cấp: 24 VDC
+ Đo được các tín hiệu: điện áp, dòng điện, điện trở và nhiệt
điện trở (RTD)
+ Ngõ vào điện áp tương tự dạng: 1V÷5V, ±10V, ±2.5V,
±250mV, ±500mV,±80mV
+ Ngõ vào dòng điện dạng: 0÷20mA, ±10mA, ±20mA,
±3.2mA.
+ Ngõ vào điện trở: 0±150 Ohm, 0±300 Ohm
+ Độ chính xác: 0.5% cho ngõ vào dòng điện và điện áp.
11

- Module ngõ vào số (Digital input-DI:)
+ Điện áp cung cấp: 24 VDC
+ Điện áp của tín hiệu “0”: -30VDC… 5VDC.
+ Điện áp của tín hiệu “1”: 15VDC……30VDC
+ Khoảng cách với thiết bị (sử dụng cáp STP): 1000m
- Phần mềm SCADA: SIMATIC WinCC cho phép cấu hình hệ thống SCADA với
mô hình khách/chủ
- Máy chủ có khả năng hỗ trợ tới 32 máy trạm với các dữ liệu thời gian thực, dữ liệu
lưu trữ, thông báo, v.v….
- Cấu hình mạng dùng cho mô hình: giao thức chuẩn TCP/IP
- In báo cáo với thời gian thực.
2. Tìm hiểu về đồ họa hệ thống:
- Giao diên phần mềm đồ họa Apogee Insight:

- System profile: là công cụ để thiết lập sơ đồ cấu trúc thiết bị của hệ thống. Nó mô
tả cấu trúc vật lý thực của hệ thống, trạng thái kết nối hiện tại của mỗi thiết bị. Đồng
thời giúp việc thực hiện mở rộng hay điều chỉnh hệ thống online trực tiếp mà không
ảnh hưởng đến các thiết bị khác đang vận hành.
12

- Commander: thực hiện các thao tác lệnh điều khiển. Có thể thực hiện commander
trực tiếp trên main menu hoặc từ các graphic. Lệnh commander có nhiều cấp thao
tác khác nhau từ None đến cấp cao nhất là tác động trực tiếp của người vận hành
“Operator”.
- Schedule: Lập kế hoạch làm việc cho hệ thống theo thời gian có thể vận hành theo
các ngày trong tuần, trong tháng, năm, ngày làm việc trong tuần và các ngày đặc
biệt. Schedule còn cho phép overrides kế hoạch của một ngày bất kỳ mà không phải
thay đổi kế hoạch chung.
- Màn hình giám sát và điều khiển hệ thống máy lạnh trung tâm (Chiller system)
13

- Màn hình giám sát và điều khiển hệ thống AHU (Air handing unit):
14

- Màn hình giám sát và điều khiển hệ thống FCU
- Màn hình giám sát và điều khiển FCU theo khu vực:
- Màn hình giám sát và điều khiển quạt theo khu vực:
15

- Màn hình giám sát hệ thống điện theo khu vực:
3. Tìm hiểu về các tủ điều khiển (tủ điều khiển số trực tiếp DDC, tủ PLC):
- Sơ đồ nguyên lý điều khiển Chiller, bể đệm:
- Sơ đồ nguyên lý điều khiển bộ trao đổi không khí AHU:
16


- Sơ đồ nguyên lý điều khiển dàn lạnh FCU
- Bản vẽ tủ điều khiển DDC: tham khảo phần phụ lục kèm theo
- Bản vẽ tủ điều khiển ET200: tham khảo phần phụ lục kèm theo
- Bản vẽ tủ điều khiển PLC: tham khảo phần phụ lục kèm theo
4. Tìm hiểu đấu nối, lắp đặt biến tần: Biến tần sử dụng cho các tủ điều khiển bơm
(bơm nước lạnh cho chiller), tủ điều khiển AHU, tủ điều khiển quạt là biến tần
Altivar 61 của hãng Shneider (phụ lục )
17

×