Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bài dự thi em yêu lịch sử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.55 KB, 13 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HOÁ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẢNG MINH

BÀI DỰ THI
EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM

Họ và tên : Hoàng Thị Ngọc
Lớp : 9B
Trường : THCS Quảng Minh
Huyện : Quảng Xương
Thành phố : Thanh Hóa
Thanh Hóa, tháng 11 năm 2014
BÀI DỰ THI EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM
Họ và tên : Hoàng Thị Ngọc
Lớp : 9B
Trường : THCS Quảng Minh
Huyện : Quảng Xương
Thành phố : Thanh Hóa
BÀI LÀM
Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín
ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh
(chị) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì ? Nêu những điều mà anh (chị) tâm đắc
nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.
Trả lời:
Ngày 6/12/2012, tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban Liên Chính phủ Công
ước 2003 về bảo tồn văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris (Pháp), UNESCO đã
chính thức công nhận Hồ sơ “Tín ngưỡng thờ, cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”
là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thời đại Hùng Vương có một ý nghĩa quan trọng trong lịch sử. Đây là
thời đại hình thành nên những giá trị về văn hóa để rồi trở thành những hằng
số trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu nghiên


cứu về thời đại Hùng Vương đã góp phần chứng minh một sự thật lịch sử rằng
mọi người dân sinh sống trên mảnh đất Việt Nam đều có chung một nguồn
cội, rằng chúng ta đều là dòng giống con Lạc cháu Hồng và dòng máu Lạc
Hồng luôn chảy trong huyết quản của mỗi người dân đất Việt. Đó là cũng là
yếu tố quan trọng hàng đầu giúp gắn kết toàn dân tộc thành một khối thống
nhất, đưa đất nước vượt qua muôn vàn thử thách để phát triển ngày một mạnh
giàu. Và ngày giỗ Tổ hằng năm đã trở thành một ngày hội lớn của toàn thể
già trẻ gái trai từ miền núi đến miền xuôi, từ miền nam ra miền bắc:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng Mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”./.
Như vậy, nhân dân Việt Nam thờ chung một vị Vua Tổ, thể hiện đạo
lý "Uống nước nhớ nguồn"; "Ăn quả nhớ người trồng cây" thuỷ chung son
sắt là điều em tâm đắc nhất mà thế hệ tiền nhân đã gửi lại cho hậu thế hôm
nay và cả mai sau.
Câu 2 : Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử
trọng đại của dân tộc.
Trả lời:
Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) là một sự kiện lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu. Một chiến thắng có ý nghĩa lịch sử to lớn là tác nhân
quan trọng đưa đến ký Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông
Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên,
tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên),
giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và quân đội Liên hiệp
Pháp (gồm lực lượng viễn chinh Pháp, lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ
và Quân đội Quốc gia Việt Nam).Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong
cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 của Việt Nam. Bằng thắng lợi
quyết định này, lực lượng QĐNDVN do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy

đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vàotháng 5 năm 1954,
sau suốt 2 tháng chịu trận. Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến
16.000 người nhưng vẫn không thể chống nổi các đợt tấn công của
QĐNDVN. Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp nhiều
năm chiến đấu và sự hỗ trợ ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ

và họ đã không
còn khả năng để tiếp tục ứng chiến sau thảm bại này.
Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên
quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân
đội của một cường quốc châu Âu. Được xem là một thảm họa bất ngờ đối
với thực dân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giới phương
Tây, đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước
này phải hòa đàm và rút ra khỏi Đông Dương, các thuộc địa ở Châu Phi được
cổ vũ cũng đồng loạt nổi dậy. Chỉ riêng trong năm 1960, 17 nước châu Phi đã
giành được độc lập và đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho
tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.
Qua đó, đại thắng của QĐNDVN trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn
được xem là một thảm họa đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong
nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của
mình nói chung sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, qua đó chấm dứt thời đại
hơn 400 năm của chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển trên thế giới.
Câu 3 : Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân
vật lịch sử nào ? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật
đó.
Trả lời:
Lịch sử dân tộc Việt Nam có rất nhiều anh hùng yêu nước, dũng cảm,
vì đất nước mà hi sinh lợi ích, cuộc sống cá nhân. Trong đó, người mà em yêu
quý và khâm phục nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta. Cả cuộc đời
Bác dành cho dân tộc, cho sự hòa bình, độc lập, tự do của nhân dân trên toàn

đất nước.
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một
nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người
đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh
thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn
Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng
9 năm 1945 tạiquảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.
Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của
ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền
Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn
thờ , và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở
một số đền thờ và chùa Việt Nam. Ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà
thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng
Pháp. Ông đã được tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh
hưởng nhất của thế kỷ 20.
Ông được xem là một danh nhân không chỉ của dân tộc Việt Nam mà
còn của thế giới. Trong Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 24 tại Paris (20/10 -
20/11/1987), UNESCO đã tôn vinh ông là "Anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hóa" (nguyên văn: Hero of national liberation and Great
man of culture) và khuyến nghị các nước thành viên tổ chức kỷ niệm 100 năm
ngày sinh của ông do "các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật", và ông "đã
dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho
cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
của các dân tộc [trên thế giới]". Tuy nhiên, trước sự phản đối của một số
người Việt và người Pháp tại thủ đô Paris nước Pháp, UNESCO không đứng
ra tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh mà để chính phủ Việt
Nam tự tổ chức nhưng không được lấy danh nghĩa UNESCO. Dù vậy, nghị

quyết gốc vẫn được UNESCO công nhận và bảo lưu giá trị. Phát biểu tại hội
thảo quốc tế ở Hà Nội tháng 3/1990, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á -
Thái Bình Dương Modagat Ahmet, khẳng định: "Hội nghị UNESCO phiên
thứ 24 đã quyết định kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông vào năm 1990. Đây
là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình
cho sứ mệnh tự do và độc lập. UNESCO rất vui sướng được tham gia vào sự
kiện đáng ghi nhớ này. Điều đó biểu hiện sự cam kết sâu sắc của tổ chức này
trong việc duy trì các giá trị và công lao của các nhân vật vĩ đại được nhân
loại công nhận và kính trọng". Năm 2010, văn bản gốc bằng tiếng Pháp của
Nghị quyết đã được Tổng Giám đốc UNESCO trao tặng cho Bảo tàng Hồ Chí
Minh để trưng bày
Ngoài tên gọi Hồ Chí Minh (dùng từ 1942), và tên tự Nguyễn Tất
Thành (阮必成), trong cuộc đời mình, ông còn có nhiều tên gọi và bí danh
khác như Paul Tất Thành (1912);Nguyễn Ái Quốc ( 阮 愛 國 , từ 1919); Văn
Ba (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911); Lý Thụy (李瑞, khi ở Quảng Châu,
1924-), Hồ Quang (1938-40), Vương (Wang) (1925-27, 1940), Tống Văn
Sơ (1931-33), Trần (1940) (khi ở Trung Quốc); Chín (khi ở Xiêm La, 1928-
30) và được gọi là Thầu (ông cụ) Chín; Lin (khi ở Liên Xô, 1934-38); Chen
Vang(trong giấy tờ đi đường từ Pháp sang Liên Xô năm 1923); ông cũng còn
được gọi là Bác Hồ, Bok Hồ, Cụ Hồ. Khi ở Việt Bắc ông thường dùng bí
danh Thu, Thu Sơn và được người dân địa phương gọi là Ông Ké, Già Thu,.
Tổng thống Indonesia Sukarno gọi ông là "Bung Hồ" (Anh Cả Hồ).
Bác là một nhà quân sự tài ba, một vị lãnh tụ yêu nước, một thi sĩ tài
giỏi, là tấm gương sáng sáng để chúng ta noi theo và học tập.
Câu 4 : Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn
hóa (vật thể và phi vật thể) tiêu biểu nào ? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di
sản văn hóa của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị), cần
phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó ?
Trả lời:
Ở quê em có rất nhiều di tích phi vật thể và vật thể tiêu biểu, như Khu

di tích Thành Nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh…
1) Khu di tích lịch sử thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh
Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị
trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước
Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại
nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua
Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa.
Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt
tên nước là Đại Ngu (1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô.
Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô,
Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.
Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam
Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp),
trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận
thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.
Thành Nhà Hồ đã đáp ứng hai tiêu chí được quy định trong Công ước
Di sản Thế giới năm 2008. Đó là tiêu chí 2 “bày tỏ sự trao đổi quan trọng của
các giá trị nhân văn, qua một thời kỳ hay bên trong một khu vực văn hóa của
thế giới, về những phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc,
quy hoạch thành phố hay thiết kế phong cảnh” và tiêu chí 4 “là ví dụ nổi bật
về một loại hình công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc hoặc kỹ thuật
hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại”.
2) Khu di tích lịch sử Lam Kinh
Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía
Tây Bắc, nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Đây là một
di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1962. Năm 2013, khu di tích này được
công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Nhân vật tạo lập ra Lam Kinh là Lê Thái Tổ. Sau 10 năm lãnh đạo

cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) đánh đuổi giặc nhà Minh và lên ngôi
hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), vua Thái Tổ lấy niên hiệu là
Thuận Thiên thứ nhất. Đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương đất
tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh hay còn gọi là Tây Kinh.
Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu mặt Nam nhìn ra sông
Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương
và núi Hàm Rồngchắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở
Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò
có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang
254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m.
Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ
môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu nguy nga tráng lệ.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm những lăng
phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết
tổ tiên.
* Để phát huy giá trị các di sản văn hoá cần phải hoàn hiện cơ sở hạ
tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các khu giải trí kèm theo các
di sản văn hoá lớn; quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông,
truyền hình, internet, mạng xã hội,… về các di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn
thiện cơ sở hạ tầng; mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh, món ăn
đặc sản vùng miền, … giá cả hợp lý; phát hành các ấn phẩm sách báo về di
sản văn hoá liên quan,…; phối hợp chặc chẽ với ngành du lịch tổ chức các
chuyến tham quan trật tự, nề nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế;
đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ
chức góp ý, rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm
thuần phong mỹ tục…

Câu 5 :
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của
hai câu thơ đó. Theo anh (chị), cần phải làm gì để người học yêu thích môn
Lịch sử ?
Trả lời:
Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến
công huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
thân yêu của mình. Lịch sử dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay là lịch sử
đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nội dung lịch sử dân tộc ta thật vô cùng
rộng lớn, phong phú bao gồm các mặt hoạt động khác nhau (kinh tế, chính trị,
quân sự, văn hoá, xã hội …) của xã hội và con người Việt Nam trong quá khứ
cũng như trong hiện tại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một
vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của
một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho
tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức,
của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay
nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.Hơn
thế nữa, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng mới, thời kỳ của CHH –
HĐH theo định hướng XHCN, đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có một sự
hiểu biết đầy đủ hơn, mới mẻ hơn về toàn bộ lịch sử dân tộc theo tinh thần
“ôn cố tri tân”, lấy xưa phục nay. Lịch sử là “cô giáo của cuộc sống”, là “bó
đuốc soi đường đi tới tương lai”. Vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững
tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, của nền văn hoá Việt Nam không chỉ
là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người hiện nay mà còn có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn sâu sắc.
Nắm vững lịch sử dân tộc ta không chỉ có được những hiểu biết về tổ
tiên, đất nước, dân tộc mình trong việc xây dựng “non sông gấm vóc như

ngày nay” mà còn góp phần bồi dưỡng tình yêu ông bà, cha mẹ, yêu quê
hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. Có biết được quá trình đấu tranh dựng
và giữ nước đầy máu và nước mắt của ông cha mới biết ơn, kính trọng những
thế hệ đi trước và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và
phát huy truyền thống dân tộc. Có hiểu được tường tận lịch sử dân tộc và mới
hiểu được giá trị của cuộc sống và mới có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống
hiện tại, đặt cơ sở cho sự phát triển tương lai.
Tuy nhiên, hiện nay việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói
chung còn nhiều thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung, phương pháp
dạy học, về những phương tiện cần thiết cho việc giáo dục. Do đó, chât lượng
dạy học và thi Đại học môn lịch sử giảm sút đến mức báo động. Tình trạng
“mù lịch sử” khá phổ biến. Đó là tình trạng không biết lịch sử, không hiểu
lịch sử, nhớ sai, không ham thích, không hứng thú học lịch sử …
Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử trong nhà
trường hiện nay? Câu hỏi được cả xã hội đặt ra và đang từng bước được giải
quyết. Song, theo tôi nghĩ, trách nhiệm đâu phải chỉ của nhà trường, của giáo
viên nói chung, của thầy cô giáo dạy môn lịch sử nói riêng mà điều cốt yếu
trước hết là mỗi người chúng ta cần có khát khao nghiền ngẫm sử cũ để học
được những điều bổ ích từ cuộc sống sinh động của tổ tiên ta xưa mà giáo dục
cho con cháu. Bởi, tổ tiên ta lẽ đâu chỉ giỏi đánh giặc, còn tư tưởng, đạo đức,
triết lý … và biết bao vấn đề cuộc sống mà ta chưa biết đến.
Bernard Shaw đã nói: “Bài học lớn nhất của lịch sử chính là ở chỗ
người ta không chịu rút ra từ lịch sử những bài học” có lẽ là vì vậy?

×