Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài giảng môn tâm lý học du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.16 KB, 7 trang )


Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
khoa tâm lý học






tâm lý học du lịch

tâm lý khách du lịch Trung Quốc














I. Khái quát chung.

1


Trung Quốc luôn là thị trường du lịch đầy tiềm năng đối với
Việt Nam. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm
nay, số khách quốc tế đến Việt Nam là gần 1,16 triệu người, tăng
khoảng 20% so với cùng kì năm trước. Trong lượng khách đó, khách
đến Việt Nam đông nhất vẫn là từ Trung Quốc với xấp xỉ 320.000
người. Việc tìm hiểu về tâm lí khách du lịch Trung Quốc là rất cần
thiết để tạo điều kiện cho việc khai thác tốt thị trường khách du lịch
lớn này.
Trung Quốc nằm ở phía Đông Châu á với diện tích 9,78 triệu
kilômet vuông. Xét về mặt địa lí, Trung Quốc là nước lớn thứ ba
trên thế giới. Trung Quốc có chung lãnh thổ với 15 nước, trong đó
có Việt Nam. Trung Quốc có một lịch sử rất lâu đời và cổ xưa với
một nền văn hoá rực rỡ giàu bản sắc. Tầm ảnh hưởng của văn hoá
Trung Hoa rất rộng lớn và khắp Châu á. Chính vì thế, người Trung
Quốc rất tự hào về truyền thống của dân tộc của đất nước mình.
Người Trung Quốc sống ở khắp nơi trên thế giới, nhưng ở đâu họ
vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc bởi lòng tự hào, tự tôn
dân tộc của họ rất cao.
Hiện nay, quốc gia này là một trong những nền kinh tế lớn với
tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Mức sống của người dân
không ngừng được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ cuộc sống ngày
càng cần thiết. Người Trung Quốc đi du lịch ngày càng nhiều. Rất
nhiều khách Trung Quốc đã chọn đến Việt Nam du lịch vừa do việc
đi lại giữa hai quốc gia rất thuận tiện với rất nhiều cửa khẩu đường
bộ, vừa bởi văn hoá Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng với
Trung Quốc. Không vì có nhiều nét tương đồng mà việc phục vụ

2
khách du lịch Trung Quốc đơn giản, cần phải tìm hiểu rõ về văn
hoá, tâm lí người Trung Quốc thì việc phục vụ mới đạt kết quả tốt

nhất.
Trung Quốc là một quốc gia đa chủng tộc. Nhóm dân tộc lớn
nhất của Trung Quốc là người Hán chiếm khoảng 95% dân số; 5%
dân số còn lại bao gồm 55 dân tộc thiểu số khác nhau. Nhóm thiểu
số đông nhất là người Chuang với 15,5 triệu người, dân tộc nhỏ nhất
là người Lobo chỉ gồm 2.300 người. Có thể điểm qua một số các dân
tộc thiểu số ở Trung Quốc với những nét tính cách chính. Người
Tây Tạng với dân số 4,6 triệu người với tín ngưỡng là đạo Lâm -
một hình thức của đạo Phật, nên người Tây Tạng rất hiền lành và
sống lương thiện. Người Tây Tạng là những người rất hiếu khách và
thân tình, họ yêu ca hát nhảy múa, và sống bằng nghề nông và chăn
nuôi. Với 15,5 triệu người, người Chuang là dân tộc thiểu số lớn
nhất Trung Quốc. Họ sống hầu hết ở tình Quảng Tây vùng Tây Nam
Trung Quốc. Họ nổi tiếng vì các bài ca và những lễ hội của mình.
Người Hán chiếm khoảng 95% dân số Trung Quốc nên khi nghiên
cứu về tâm lí người Trung Quốc cũng chính là nghiên cứu về tâm lí
người Hán.
II. nội dung.
1. Đặc điểm chung của người Trung Quốc.
Người Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn bởi Khổng giáo và Đạo
giáo, Phật giáo. Thiên chúa giáo cũng khá phát triển ở Trung Quốc
nhưng chưa thể bằng khổng giáo và Đạo giáo, đặc biệt là Khổng
giáo. Thái độ của người Trung Quốc đối với cuộc sống chịu ảnh
hưởng bởi đạo đức Khổng giáo. Nó dạy cho người Trung Quốc biết

3
kính trọng và yêu thương đồng bào mình. Ngày nay, khi Trung Quốc
dần dân muốn khẳng định vị trí lớn mạnh của mình trên thế giới thì
người Trung Quốc lại càng đề cao Khổng giáo.
Người Trung Quốc nói chung là những người mê tín. Người

Trung Quốc tin vào triết lí âm dương, tin vào việc giữ gìn sự hài
hoà với thiên nhiên và vũ trụ. Những việc quan trọng như cưới xin,
chuyển nhà, xây nhà… phải chọn ngày lành, tháng tốt mới đem lại
may mắn, suôi xe… Tuy vậy, các nhà cầm quyền Trung Quốc không
khuyến khích sự mê tín quá đáng vẫn còn trong tư tưởng và hành
động của dân chúng, hiến pháp Trung Quốc vẫn đảm bảo quyền tự
do tín ngưỡng nhưng đa số người Trung Quốc là vô thần. Thế hệ trẻ
ngày nay ít mê tín hơn nhưng trong giao tiếp với người Trung Quốc
vẫn phải chú ý nhiều đến những điều mê tín kiêng kị của người
Trung Quốc.
Khi hai người Trung Quốc làm quen với nhau, họ thiết lập một
quan hệ. Họ có nghĩa vụ phải chiếu cố lẫn nhau, người này không
bao giờ nói không với người kia, mà nói “để sau” hoặc “có thể”. Họ
rất chú ý tới mối quan hệ cá nhân khi quan hệ thương mại. Khi tiếp
khách, chức vụ và bằng cấp là rất quan trọng. Thường đưa card với
hai thứ tiếng: tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Trong quan hệ làm
ăn, tuy vẫn có cách ứng xử theo “tình” hay “chiếu cố lẫn nhau”
nhưng n người Trung Quốc rất giữ chữ tín và uy tín của mình.
Tuy nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển, nhiều các
công ty tư nhân, nước ngoài, các tập đoàn kinh tế song còn rất đông
một bộ phận dân cư làm trong các công ty nhà nước. Các cơ quan
này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của họ. Các cơ

4
quan nhà nước trả lương và các khoản trợ cấp và những phúc lợi xã
hội cơ bản. Vì thế, quan hệ giữa các đồng nghiệp trong một cơ quan
khá thân thiết. Các cơ quan vẫn có các hình thức tổ chức đi du lịch
tập thể cho các nhân viên của mình. Xu hướng ngày nay của người
dân Trung Quốc là làm cho các công ty tư nhân, nước ngoài. Người
Trung Quốc khá năng động và có rất nhiều người thành đạt trong

công việc kinh doanh.
Hiện nay, ở Trung Quốc có rất nhiều thành phố lớn, các đặc
khu kinh tế phát triển hiện đại và năng động. Thủ đô Bắc Kinh là
một thành phố thương mại nhộn nhịp với 10.8 triệu dân. Thượng
Hải từ lâu đã là một hải cảng quan trọng của Trung Quốc, được
mệnh danh là thành phố không ngủ về đêm với dân số trên 12 triệu
người và là thành phố lớn nhất Trung Quốc. Quảng Châu là thành
phố hiện đại nhất và năng động nhất ở Trung Quốc. Mặc dù vậy,
càng phát triển, càng hiện đại thì người Trung Quốc càng có ý thức
bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống của mình. Nước Trung
Quốc ngày nay rất quan tâm đến bảo tồn văn hoá truyền thống để
khẳng định mình là một nền văn minh lớn trên thế giới và là một
quốc gia rất phát triển.
Người Trung Quốc có tinh thần dân tộc rất cao và rất tự hào
về truyền thống dân tộc mình. ở Trung Quốc cuộc sống luôn gắn
liền với gia đình. Các thế hệ có thể cùng sống chung dưới một mái
nhà. Trong gia đình, người già luôn luôn được kính trọng. Con cái
phải có trách nhiệm chăm sóc, kính trọng yêu thương những người
lớn tuổi trong gia đình. Với bất cứ gia đình nào thì trẻ con đều rất
được yêu thương và ngày nay với chính sách một con thì những đứa
trẻ trong gia đình càng được chiều chuộng. Với người Trung Quốc

5
gia đình rất quan trọng. Ngày nay tuy mức sống của người ta khá
cao, nhưng không đồng đều, thêm vào đó là bản tính tiết kiệm nên
hình thức nghỉ ngơi du lịch mà người ta hay chọn cho cả gia đình là
những buổi picnic, dã ngoại, đi chơi cuối tuần ở các công viên khu
vui thơi giải trí hay là ngoại ô các thành phố lớn.
Có thể kể ra những đức tính của dân tộc Trung Quốc :
- Vững vàng cẩn thận - Chịu khó

- Thuần phác - Yêu mến nếp sống gia đình.
- Nhẫn nại - An phận
- Thế nào cũng được - Hài hước thú vị.
- Lõi đời - Bảo thủ
- Mắn đẻ - Hiếu sắc.
Khi nhìn vào những đức tính của người Trung Quốc đã liệt kê
trên đây ta thấy có rất nhiều điểm giống với người Việt Nam. Nhìn
vào quá trình phát triển lịch sử của người Trung Quốc chúng ta có
thể nhận ra rằng dân tộc này khá hiếu chiến và khôn ngoan. Dân tộc
này cũng là một dân tộc chịu khó, có ý chí điều đó đã làm nên sự
phát triển thần kì của đấn nước Trung Hoa ngày này.
Để có cách phục vụ tốt nhất đối với khách du lịch Trung Quốc
thì chúng ta cần phải rõ về những nét chính trong lối sống, suy nghĩ,
giao tiếp cơ bản của người Trung Quốc.
Sự khiêm tốn của người Trung Quốc không cho phép họ nhận
những lời tán dương; thay vì thế họ thường hay khen người khác.
Thường chúc tụng kèm vỗ tay, thậm chí đối với những việc đơn giản
nhất. Lời khen của người khác thường bị gạt đi với một nụ cười bối

6
rối và đáp lại bằng một lời khen đáp trả. Có lối nói khiêm nhường,
khách khí. Thường dùng từ “hảo” trong nhiều trường hợp.
2, Giáo tiếp của khách Du lịch Trung Quốc.
Khi gặp nhau, người Trung Quốc thường khom mình hoặc cúi
đầu để chào hỏi hoặc có thể bắt tay nhau. Người Trung Quốc cúi
mình chào mà không làm cho người khác bối rối lúng túng, bất kể
đó là bạn bè hay kẻ thù. Họ chẳng bao giờ nói không với bất kì một
lời đề nghị nào hay lộ vẻ không đồng ý ra ngoài mặt với bất kì điều
gì. Họ luôn che giấu tình cảm của mình, thường là bằng một nụ cười
mỉm hay cười to. Nếu có ai đáp lại một lời đề nghị bằng cách nói

“để sau” rồi sau đó “quên mất” thì điều đó thường có nghĩa là họ
không thể đáp ứng lời đề nghị đó được.
Người Trung Quốc không quen với những đụng chạm như vỗ
lưng hay ôm vai, ôm lưng khi gặp nhau. Đặc quyền “ôm” chỉ danh
cho những người yêu nhau. Người Trung Quốc cũng không quen với
việc biểu lộ tình cảm ngoài đường hay nơi công cộng.
Trong giao tiếp người Trung Quốc rất chú ý đến địa chị xã hội
và tuổi tác của nhau. Trong hầu hết trường hợp thì “Tiểu” (xiao) có
nghĩa là “nhỏ” được dùng gắn với tên của những người trẻ tuổi, còn
“lào” (lao có nghĩa là già được đặt trước họ của những người đứng
tuổi hay người gia để thể hiện để kính trọng sự từng trải và tuổi tác
của họ. Những “tiết đầu danh” này chỉ dùng cho những người mà
chúng ta quen biết. Còn trong lối chào hỏi trang trọng thì họ của
người đó được đặt trước từ “tiên sinh” (xiansheng) có nghĩa là
“ông” hay “ngài”. Phụ nữ vẫn giữ tên họ thời con gái sau khi lấy
chồng, chỉ thay “cô” bằng “bà”. Với những người tuổi tác gần nhau

×