Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài kiểm tra Đơn vị hành chính sự nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.21 KB, 15 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Thu
Lớp: TC 14-22
Mã SV: 09A14318N
Bài Kiểm Tra Tài Chính Các Đơn Vị Sự Nghiệp Lần 2
Bài làm:
Câu 1:Kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên của ĐVSN thực
hiện chế độ tự chủ:
• Nội dung các khoản chi thường xuyên của các đơn vị bao gồm:
- Chi hoạt động thường xuyen theo chức nawg nhiệm vụ được cấp thẩm quyền
giao, tiền lương tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích nộp theo bảo
hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định, dịch vụ công
công, văn phong phẩm, các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa thường
xuyên tài sản cố định
- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ công tác thu phí, lệ phí, tiền lương tiên
công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, kinh phí công đoàn theo quy định cho số lao động trực tiếp phục vụ công
tác thu phí, chi phí chuyên môn phục vụ công tác thu phí, sửa chữa thương
xuyên tài sản cố định.
- Chi cho các hoạt động dịch vụ không bao gồm các hoạt động liên doanh liên
kết thanh lập tổ chức riêng. Kho bạc nhà nước không kiểm soát các khoản chi
này của đơn vị, đơn vị tự chịu trách nhiệm vê quyết định chi tiêu của mình.
• Điều kiện cấp phát thanh toán:
Về cơ bản điều kiện cấp phát thanh toán đối với các khoản chi thường
xuyên được quy định tương tự như thông tư số 79/2003/TT-BTC . Tuy
nhiên có một số điểm khác biệt sau:
- Đã có quyết định giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính của đơn vị chủ quản cấp
trên có thẩm quyền cho đơn vị sự nghiệp, phân loại đơn vị sự nghiệp và
mức ngân sách nhà nước đảm bảo thường xuyên của đơn vị đối với đơn
vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp chưa gửi quyết định giao quyền tự chủ , tự


chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy , biên chế và tài
chính của cơ quan có thẩm quyền hoặc quy chế chỉ tiêu nội bộ, quy chế
quản lý tài sản công cho Kho Bạc Nhà Nước thực hiện kiểm soát thanh
toán cho đơn vị theo các chế độ chi tiêu hiện hành.
- Đã có trong dự toán được cơ quan có thẩm quyền giao.
+ Về thẩm quyền giao dự toán: Đối với các đơn vị sự nghiệp ở TW là
quyết định giao dự toán của Bộ Chủ Quản, đối với các đơn vị sự nghiệp địa
phương là quyết định giao dự toán của Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp hoặc
cơ quan chủ quản chủ địa phương được chủ tịch UBND các cấp ủy quyền. Viecj
giao dự toán của đơn vị chủ quản được thực hiện theo từng năm của thời kỳ ổn
định.
+ Về hình thức dự toán: dự toán giao cho các đơn vị sự nghiệp thực
hiện chế độ tự chủ phải tách riêng thành hai phần: phần chi thường xuyên và
phần chi không thường xuyên. Trong cả hai phần nói trên , cơ quan nhà nước có
thẩm quyên đều phải giao riêng nguồn tiết kiệm 10% để thực hiện cải cách tiền
lương
- Đã được thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền quyết định chi
- Đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc đơn vị quy định, cụ thể:
+ Đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động và đơn vị sự
nghiệp bảo đảm một phần kinh phí hoạt động được quyết định một số mức chi
quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn cao hơn hoặc thấp hơn mức chi
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định như: chi công tác phí trong nước,
chi hội nghị phí, chi phí thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, chi viết giáo trình,
chi khám chữa bệnh, phòng bệnh.
+Đối với các đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn
bộ chi phí hoạt động được vận dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành,
nhưng không được vượt quá mức chi tiêu tối đa do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định.
+ Các tiêu chuẩn định mức, mức chi đơn vị phải thực hiện đúng quy

định của nhà nước, bao gồm: tiêu chuẩn, định mức sử dung xe ô tô, tiêu chuẩn
định mức, về nhà làm việc, tiêu chuẩn định mức sự dụng thanh toán cước phí
điện thoại, chế độ công tác phí nước ngoài, chế độ tiếp khách nước ngoài và hội
thảo quốc tế ở Việt Nam, các khaorn chi không thường xuyên.
+Có đầy đủ hồ sơ , chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định liên
quan đến từng khoản chi( trừ khoản thanh toán tiền văn phòng phẩm, thanh toán
tiền công tác phí được đơn vị thực hiện khoán theo quy chế chi tiêu nội bộ,
thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài
Chính) Về cơ bản hồ sơ chứng từ liên quan đến từng khoản chi được quy định
như trong thông tư số 79/2003/TT-BTC
- Tài khoản tiền gửi, tài khoản dự toán của đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ
tự chủ còn đủ số dư để thanh toán.
• Kiểm soát thanh toán và phương thức chi trả, thanh toán:
Về cơ bản, quy trình kiểm soát, thanh toán và phương thức thanh toán
được thực hiện tương tự Thông tư 79/ 2003/ TT-BTC.
Một số khoản chi thường xuyên trong thông tư:
- Các khoản chi thanh toán cho cá nhân.
Nhóm mục chi thanh toán cho cá nhân trong dự toán chi thường xuyên được
giao của đơn vị sử dụng ngân sách bao gồm các mục: 100, 101, 102, 103, 104,
105, 106, 107, 108, 122, 124 của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Kho
bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát các khoản chi thuộc nhóm mục chi này
như sau:
+ Đối với các khoản tiền lương, có tính chất lương, học bổng, sinh
hoạt phí: hàng tháng căn cứ vào danh sách chi trả lương, phụ cấp lương, học
bổng, sinh hoạt phí đối chiếu với bảng đăng ký biên chế - quỹ lương, học
bổng, sinh hoạt phí năm hoặc bảng đăng ký điều chỉnh (có chia ra quí, tháng)
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, kèm theo giấy rút dự toán
ngân sách nhà nước của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà
nước cấp thanh toán cho đơn vị để chi trả cho người được hưởng. Mức tối đa
không được vượt quá quỹ lương, học bổng, sinh hoạt phí tháng đã được

duyệt (hoặc được điều chỉnh);
+ Đối với các khoản thanh toán cho các cá nhân thuê ngoài: căn cứ
vào dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao; nhu cầu chi
quý do đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đăng ký; nội dung thanh toán theo
hợp đồng kinh tế; hợp đồng lao động; giấy rút dự toán ngân sách nhà nước
của đơn vị, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán trực tiếp cho người được
hưởng hoặc cấp qua đơn vị để thanh toán cho người được hưởng.
- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn.
Nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn trong dự toán chi thường xuyên được
giao của đơn vị sử dụng ngân sách bao gồm các mục: 109, 110, 111, 112, 113,
114, 115, 116, 117, 119 của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Căn cứ vào nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn trong dự toán ngân sách
nhà nước được cấp có thẩm quyền giao; nhu cầu chi quý do đơn vị đăng ký;
các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi nghiệp vụ chuyên môn cho từng lĩnh vực;
giấy rút dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
và các hồ sơ, chứng từ có liên quan, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán
cho đơn vị.
- Các khoản chi mua đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa
lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ.
+ Nhóm mục chi mua sắm, sửa chữa trong dự toán chi thường
xuyên được giao của đơn vị sử dụng ngân sách bao gồm các mục: 118, 144,
145 của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Đối với những khoản chi
thuộc nhóm mục chi này, Kho bạc Nhà nước kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng
từ chi (qui định tại điểm 1 phần II của Thông tư này), nếu đủ điều kiện thì
làm thủ tục thanh toán cho đơn vị. Căn cứ đề nghị chi của đơn vị sử dụng
ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước thanh toán trực tiếp bằng chuyển
khoản hoặc thanh toán bằng tiền mặt qua đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước để chi trả cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
+ Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán trực
tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân

sách nhà nước:
+ Căn cứ vào giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng) kèm
theo hồ sơ, chứng từ liên quan của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, Kho
bạc Nhà nước cấp tạm ứng để chuyển tiền cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch
vụ bằng chuyển khoản hoặc cấp bằng tiền mặt cho đơn vị sử dụng ngân sách
nhà nước để đơn vị thanh toán cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
+ Sau khi thực hiện chi, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có
trách nhiệm thanh toán số đã tạm ứng theo quy định: căn cứ hóa đơn, chứng
từ và các hồ sơ khác có liên quan kèm theo giấy đề nghị thanh toán tạm ứng
của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước kiểm tra, kiểm
soát nếu đủ điều kiện thanh toán theo quy định tại điểm 1 phần II của Thông
tư này, thì làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang thanh toán tạm ứng.
- Các khoản chi thường xuyên khác.
Nhóm mục chi khác trong dự toán được giao của đơn vị sử dụng ngân
sách bao gồm các mục của mục lục ngân sách nhà nước không nằm
trong 3 nhóm mục chi thanh toán cho cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên
môn, chi mua sắm sửa chữa và các mục từ mục 147 đến mục 150. Đối
với những khoản chi thuộc nhóm mục chi này, Kho bạc Nhà nước thực
hiện kiểm soát , thanh toán cho đơn vị như sau:
+ Đối với những khoản chi đơn vị đề nghị thanh toán trực tiếp,
Kho bạc Nhà nước kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ và điều kiện chi
theo quy định và thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
+Đối với những khoản chi chưa thực hiện được việc thanh toán
trực tiếp: căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước năm được cơ quan có thẩm
quyền giao; nhu cầu chi quý của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đã gửi
Kho bạc Nhà nước, kèm theo giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng),
Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng cho đơn vị. Đầu tháng sau, chậm nhất
vào ngày 5 hàng tháng, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải lập bảng
kê chứng từ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước. Căn cứ vào bảng kê chứng từ
thanh toán và đối chiếu với các điều kiện chi ngân sách nhà nước, nếu đủ điều

kiện quy định, thì Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang
cấp thanh toán tạm ứng và lưu 1 liên bảng kê chứng từ thanh toán.
- Kiểm soát, thanh toán các khoản chi sự nghiệp kinh tế.
Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định tại điểm 4
phần II và tiết 5.1 điểm 5 phần II của Thông tư này, trừ một số khoản kinh phí
sự nghiệp kinh tế có tính chất đặc thù như vốn sự nghiệp đường sắt, sự
nghiệp địa chất, cầu đường bộ, đường thuỷ, được cấp phát thanh toán theo
các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
- Kiểm soát, thanh toán các khoản chi cho các chương trình mục tiêu
quốc gia.
+Đối với các khoản chi cho các chương trình mục tiêu, dự án gắn với
nhiệm vụ quản lý của các Bộ, ngành, địa phương đã được cơ quan chủ quản
giao trong dự toán ngân sách nhà nước của các đơn vị sử dụng ngân sách
nhà nước, thì thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định tại tiết 5.1 điểm
5 phần II của Thông tư này.
+Đối với các khoản chi uỷ quyền cho các chương trình mục tiêu quốc
gia, thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định tại tiết 5.4, điểm 5, phần II
của Thông tư này.
+Đối với các khoản chi chương trình mục tiêu có tính chất đặc thù
như chương trình 5 triệu ha rừng, chương trình 135, thực hiện theo các văn
bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính.
- Kiểm soát, thanh toán các khoản kinh phí uỷ quyền.
+ Trường hợp cơ quan nhận uỷ quyền (cơ quan tài chính, cơ quan
quản lý nhà nước cấp dưới) cấp phát kinh phí uỷ quyền cho các đơn vị sử
dụng ngân sách nhà nước theo dự toán, thì Kho bạc Nhà nước kiểm soát và
cấp thanh toán cho các đơn vị theo qui định tại tiết 5.1, điểm 5, phần II Thông
tư này.
+Trường hợp cơ quan tài chính nhận uỷ quyền dùng uỷ nhiệm chi
để chi trực tiếp cho đơn vị sử dụng kinh phí uỷ quyền, Kho bạc Nhà nước
thanh toán, chi trả theo uỷ nhiệm chi của cơ quan tài chính.

- Kiểm soát, thanh toán các khoản chi cho vay của ngân sách nhà
nước.
Đối với các khoản chi cho vay của ngân sách nhà nước, cơ quan tài chính
chuyển nguồn vốn cho cơ quan được giao nhiệm vụ cho vay hoặc chuyển tiền
theo hợp đồng cho tổ chức được vay (trong trường hợp cho vay trực tiếp).
Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ ngân sách nhà nước và chuyển tiền
theo lệnh chi tiền của cơ quan tài chính.
- Kiểm soát, thanh toán các khoản trả nợ vay của ngân sách nhà
nước.
a. Trả nợ nước ngoài:
+ Trên cơ sở dự toán chi trả nợ và yêu cầu thanh toán, cơ quan tài
chính lập lệnh chi tiền chuyển đến Kho bạc Nhà nước để thanh toán chi
trả. Căn cứ lệnh chi tiền của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước làm
thủ tục xuất quỹ ngân sách nhà nước để thanh toán trả nợ nước ngoài;
+ Trường hợp trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ được thực hiện theo
quy định tại tiết 5.8 điểm 5 phần II của Thông tư này.
b. Trả nợ trong nước:
+ Các khoản nợ về trái phiếu Chính phủ và công trái xây dựng Tổ
quốc: căn cứ văn bản đề nghị của Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính lập lệnh chi
tiền chuyển cho Kho bạc Nhà nước để xuất quỹ ngân sách trung ương thanh
toán;
+ Đối với trái phiếu công trình địa phương (thuộc trách nhiệm trả
nợ của ngân sách địa phương): khi đến hạn trả nợ, Sở Tài chính - Vật giá các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trả nợ cho chủ sở hữu
trái phiếu;
+ Các khoản chi trả nợ trong nước khác: Kho bạc Nhà nước thực
hiện thanh toán theo lệnh chi tiền của Bộ Tài chính.
- Kiểm soát, thanh toán các khoản chi cho hoạt động của Đảng Cộng
sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

+ Đối với các khoản chi cho hoạt động của Đảng Cộng sản Việt
Nam được thực hiện theo cơ chế riêng.
+ Đối với các khoản chi cho các tổ chức khác đươc thực hiện cấp
phát theo dự toán, Kho bạc Nhà nước chi trả, thanh toán cho đơn vị sử
dụng ngân sách như qui định tại các tiết 4.1, 4.2 điểm 4, phần II của
Thông tư này.
- Kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngoại tệ.
a. Những khoản chi ngoại tệ được cấp phát bằng lệnh chi tiền, bao gồm:
chi trả nợ nước ngoài; viện trợ cho các tổ chức quốc tế và nước ngoài
theo quyết định của Chính phủ; kinh phí cho cơ quan đại diện Việt Nam
ở nước ngoài; đóng góp cho các tổ chức quốc tế; chi nghiệp vụ, nhập
thiết bị, vật tư của an ninh, quốc phòng; chi trợ cấp và đào tạo đối với
lưu học sinh Việt Nam học ở nước ngoài theo Quyết định của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và đào tạo; các khoản chi khác theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc cấp phát, thanh toán
được thực hiện như sau:
+Bộ Tài chính lập lệnh chi tiền trong đó ghi rõ số chi ngoại tệ và quy
ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định gửi Kho bạc
Nhà nước Trung ương;
+Căn cứ lệnh chi tiền của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước Trung
ương thực hiện hạch toán chi ngân sách trung ương bằng đồng Việt Nam;
đồng thời, trích quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước cấp thanh toán cho các
khoản chi bằng ngoại tệ theo nội dung đã ghi trong lệnh chi tiền.
b. Những khoản chi ngoại tệ được cấp phát theo dự toán năm tính bằng
đồng Việt Nam, bao gồm: chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài; chi
đóng niên liễm tổ chức quốc tế; chi mua tin, thanh toán cước phát sóng;
các khoản chi khác theo Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Kho
bạc Nhà nước Trung ương thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước,
trích quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước để cấp phát thanh toán cho
đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; đồng thời, hạch toán bằng đồng

Việt Nam tương ứng với số ngoại tệ đó theo tỷ giá do Bộ Tài chính quy
định và trừ dần vào dự toán bằng đồng Việt Nam của đơn vị, cụ thể
như sau:
+ Cấp ngoại tệ cho các đoàn đi công tác nước ngoài thuộc các đơn
vị sử dụng ngân sách trung ương, căn cứ vào tình hình thực tế của đoàn ra,
việc cấp phát chia thành 2 bước sau:
*Cấp tạm ứng: căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước bằng ngoại
tệ (tính theo đồng Việt Nam) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
duyệt và đề nghị tạm ứng của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (phụ
lục 06 số đính kèm), Kho bạc Nhà nước Trung ương làm thủ tục trích
quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước tạm ứng cho đơn vị; đồng thời,
hạch toán tạm ứng chi ngân sách trung ương bằng ngoại tệ và bằng
tiền Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ tài chính quy định;
*Cấp thanh toán: trong thời gian 15 ngày sau khi đoàn về, đơn vị sử
dụng ngân sách trung ương có trách nhiệm gửi quyết toán chi ngoại tệ
đoàn ra cho Kho bạc Nhà nước Trung ương để thanh toán tạm ứng.
Căn cứ hồ sơ quyết toán đoàn ra đã được cơ quan chủ quản duyệt
quyết toán chi ngoại tệ và giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị
(phụ lục số 07 đính kèm), Kho bạc Nhà nước Trung ương làm thủ tục
chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp thanh toán tạm ứng và trừ dần vào
dự toán của đơn vị; đồng thời, thanh toán số ngoại tệ đã tạm ứng theo
tỷ giá do Bộ Tài chính quy định. Quá trình thanh toán tạm ứng được bù
trừ thừa, thiếu giữa các đoàn trong cùng một đơn vị. Sau khi đã bù trừ
giữa các đoàn, nếu còn chênh lệch, thì xử lý như sau:
+Trường hợp số tạm ứng nhỏ hơn số được quyết toán, đơn vị
được Kho bạc Nhà nước Trung ương cấp bổ sung ngoại tệ và trừ vào dự toán
ngân sách nhà nước được duyệt;
+Trường hợp số tạm ứng lớn hơn số được quyết toán, đơn vị có
trách nhiệm hoàn trả quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước số chênh lệch. Khi
đơn vị hoàn trả, Kho bạc Nhà nước Trung ương thực hiện hạch toán giảm chi

ngân sách trung ương bằng đồng Việt Nam.
- Cấp ngoại tệ thanh toán đóng niên liễm, mua tin, cước phát sóng:
+Đối với các khoản chi đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế;
mua tin: căn cứ dự toán chi ngoại tệ kèm theo chứng từ thanh toán có liên
quan (hợp đồng thanh toán, giấy báo đòi tiền của các tổ chức quốc tế) và giấy
rút dự toán ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước Trung ương thực hiện
trích quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước để cấp phát và thanh toán cho đơn
vị sử dụng ngân sách nhà nước; đồng thời, hạch toán bằng đồng Việt Nam
theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định trừ vào dự toán ngân sách nhà
nước của đơn vị;
+ Đối với khoản chi phát sóng, truyền tin phục vụ cho các đoàn
cấp cao của Đảng, Chính phủ, Quốc hội đi công tác nước ngoài được thực hiện
như việc cấp phát ngoại tệ cho đoàn đi công tác nước ngoài.
c. Chi mua ngoại tệ của ngân hàng: mua ngoại tệ của ngân hàng được thực
hiện trong trường hợp quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước không đủ ngoại
tệ để chi cho các khoản chi thuộc ngân sách trung ương hoặc đối với các
khoản chi bằng ngoại tệ thuộc ngân sách địa phương. Căn cứ dự toán ngân
sách nhà nước được phân bổ, giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng
hoặc thanh toán) của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước
cấp tạm ứng hoặc cấp thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách bằng đồng
Việt Nam theo tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng (nơi đơn vị mua ngoại tệ)
công bố tại thời điểm chi ngoại tệ để đơn vị trực tiếp mua ngoại tệ của ngân
hàng.
- Chi bằng hiện vật và ngày công lao động.
Đối với các khoản chi ngân sách nhà nước bằng hiện vật và ngày công lao
động, căn cứ lệnh ghi thu, lệnh ghi chi ngân sách nhà nước của cơ quan tài
chính, Kho bạc Nhà nước hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước
Câu 2: Nêu nguyên tắc quyết toán, trình tự quyết toán,lập báo cáo quyết toán
và xét duyệt thẩm định báo cáo quyết toán ngân sách.
• Nguyên tắc quyết toán:

- Về số liệu:
+ Số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung
thực,đầy đủ. Số quyết toán thu NSNN là số thu đã thực nộp hoặc đã
hạch toán thu NSNN qua Kho bạc nhà nước.
+ Số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh toán hoặc đã được
phép hạch toán chi theo quy định.
- Về nội dung:
+ Báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung trong
dự toán được giao và theo Mục lục NSNN, Báo cáo quyết toán của
các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp chính quyền địa phương
không được quyết toán chi lớn hơn thu.
+ Báo cáo quyết toán năm phải có báo cáo thuyết minh nguyên nhân
tăng, giảm các chỉ tiêu thu, chi ngân sách so với dự toán.
- Về trách nhiệm:
+ Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính chính xác, trung thực,đầy đủ cua báo cáo quyết
toán của đơn vị, chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi hạch
toán, quyết toán sai chế độ.
+ Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết
toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để cơ quan Tài chính lập báo
cáo quyết toán. Kho bạc Nhà nước xác nhận số liệu thu, chi ngân
sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp, đơn vị sử dụng
ngân sách.
+ Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm kiểm toán báo cáo quyết toán
ngân sách nhà nước các cấp trước khi Quốc Hội, Hội đồng nhân dân
phê chuẩn quyết toán ngân sách.
• Trình tự quyết toán Ngân sách:
Bước 1: Khóa sổ kế toán cuối năm và xử lý các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán.
Khóa sổ kế toán là công việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên

nợ, bên có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu,
chi, tồn quỹ… Khóa sổ kế toán ngân sách cuối năm được thực hiện vào
thời điểm cuối niên độ kế toán ngân sách xã tứ là cuối ngày 31/12.
Kết quả hoạt động của năm báo cáo được tập hợp thông qua việc khóa
số kế toán cuối năm là một trong những căn cứ để tiến hành lập dự
toán cho những năm ngân sách tiếp theo.
Thông qua việc khóa số kế toán cuối năm để đối chiếu, rà soát, phát
hiện và sửa chữa những sai sót trong quá trình hạch toán. Khi khóa số
cuối năm, các đơn vị dự toán cần thực hiện một số bước công việc sau:
- Thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản phải nộp ngân sách, làm thủ
tuch nộp ngay các khoản phải nộp nhưng chưa nộp vào ngân sách
nhà nước. Nghiêm cấm các đơn vị giữ lại nguồn thu của NSNN,
trường hợp số thu phát sinh nhưng chưa kịp làm thủ tục nộp vào
ngân sách hiện hành mà chuyển nộp vào ngân sách năm sau thì
hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm sau.
- Theo dõi chặt chẽ dự toán còn lại chưa chi, số dư tài khoản tiền gửi
của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước và tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị để
chủ động chi tiêu trong những ngày cuối năm.
- Các khoản chi ngân sách được bố trí trong dự toán ngân sách năm
nào, chỉ được chi trong niên độ ngân sách năm đó. Các khoản chi
ngân sách thuộc dự toán năm trước chưa thực hiện hoặc chưa thực
hiện hết,không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trường hợp đặc
biệt được Bộ trưởng Bộ Tài Chính ( đối với các khoản chi của ngân
sách trung ương) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc ủy quyền cho
thủ trưởng cơ quan tài chính ( đối với các khoản chi của các cấp
chính quyền địa phương) quyết định cho chi tiếp thì hạch toán,
quyết toán như sau:
+ Nếu được quyết định chi vào ngân sách năm trước, thì dùng tồn quỹ
năm trước để xử lý và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách năm
trước( trong thời gian chỉnh lý quyết toán).

+ Nếu được quyết định chi vào ngân sách năm sau thì cơ quan tài chính
làm thủ tục chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp và thực hiện
quyết toán chi chuyển nguồn vào ngân sách năm trước, khi thực hiện
chi, các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp hạch toán và quyết toán
vào ngân sách năm sau.
- Các khoản đã tạm ứng kinh phí trong dự toán để chi hết ngày 31
tháng 12 chưa đủ thủ tục thanh toán, được tiếp tục thanh toán
trong thời gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vào niên độ năm
trước. Đối với tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo
quy định riêng vủa Bộ trưởng Bộ tài chính.
Trường hợp hết thời gian chính lý quyết toán vẫn chưa đủ thủ tục
thanh toán thì đơn vị sử dụng ngân sách phải báo cáo cơ quan chủ
quản( kèm tài liệu liên quan) để cơ quan chủ quản tổng hợp đề nghị
cơ quan tài chính cùng cấp cho phép chuyển tạm ứng năm trước
sang tạm ứng năm sau, nếu được chấp thuận thì hạch toán và quyết
toán vào ngân sách năm sau, nếu không được chấp thuận thì Kho
bạc Nhà nước thực hiện thu hồi số tạm ứng bằng cách trừ vào các
mục chi tương ứng thuộc dự toán ngân sách năm sau của đơn vị,
nếu dự toán năm sau không bố trí các mục chi đó hoặc có bố trí
nhưng ít hơn số phải thu hồi tạm ứng, Kho bạc Nhà Nước thông báo
cho cơ quan tài chính cùng cấp xử lí.
Bước 2: Chỉnh lý quyết toán ngân sách:
Chỉnh lý quyết toán ngân sách là việc kế toán ngân sách thực hiện
việc kiểm tra rà soát và chỉnh lý lại các số liệu thu, chi ngân sách
nhằm thỏa mãn yêu cầu hạch toán chính xác số thực thu , thực chi
của năm ngân sách.
Trong khoảng thời gian được phép chỉnh lý quyết toán do Bộ tài
chính quy định, kế toán đơn vị phải đối chiếu và điều chỉnh những
sai sót trong quá trình hạch toán kế toán. Kế toán đơn vị phải phối
hợp với KBNN nơi giao dịch chỉnh lý quyết toán ngân sách, đảm bảo

số liệu hạch toán đầy đủ, chính xác, khớp đúng cả tổng số và chi tiết
các khoản phải thu, chi theo mục lục ngân sách quy định, khớp đúng
cả tổng số và chi tiết các khoản thu, chi theo mục lục ngân sách quy
định. Thời gian chỉnh lý quyết toán của NSNN của tất cả các cấp
ngân sách là 31/12 năm sau.
Bước 3: Lập báo cáo quyết toán ngân sách:
Nguyên tắc lập báo cáo quyết toán NSNN:
- Số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội
dung báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi
trong dự toán được giao( hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho
phép) và chi tiết theo Mục lục ngân sách nhà nước. Thủ trưởng đơn
vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính
chính xác, trung thực, đầy đủ, chịu trách nhiệm về những khoản thu,
chi, hạch toán, quyết toán ngân sách sai chế độ.
- Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán cấp dưới gửi đơn vị dự
toán cấp trên, đơn vị dự toán cấp 1 gửi cơ quan tài chính cung cấp
phải gửi kèm các báo cáo sau:
+ Bảng cân đối tài khoản cuối ngày 31/12 và bảng cân đối tài khoản
sau khi kêt thúc thời gian chỉnh lý quyết toán.
+ Báo cáo thuyết minh quyết toán năm, thuyết minh quyết toán
phải giải trình rõ nguyên nhân đạt, không đạt hoặc vượt dự toán
được giao theo từng chỉ tiêu và những kiến nghị nếu có.
- Báo cáo quyết toán năm, gửi các cấp có thẩm quyền để thẩm định,
phê duyệt phải có xác nhận của KBNN cùng cấp về tổng số và chi
tiết.
- Báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán và cua các cấp
chính quyền địa phương không được quyết toán chi lớn hơn thu.
- Cấp dưới không quyết toán các khoản kinh phí ủy quyền của ngân
sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình.
-

Bước 4: Xét duyệt , thẩm định báo cáo quyết toán ngân sách:
Trình tự lập,gửi, xét duyệt báo cáo thu, chi NSNN năm đối với
đơn vị dự toán quy định như sau:
- Sau khi kết thúc công tác khóa số kế toán cuối ngày 31/12, số liệu
trên số sách kế toán của đơn vị phải đảm bảo cân đối và khớp đúng
với chứng từ thu, chi ngân sách của đơn vị và số liệu của cơ quan
Tài chính, Kho bạc Nhà nước về tổng số và chi tiết, trên cơ sở đó đơn
vị dự toán tiến hành lập báo cáo quyết toán năm.
Ngoài mẫu biểu báo cáo quyết toán năm theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Tài chính, đơn vị dự toán còn phải gửi kèm báo cáo giải trình chi tiết
các loại hàng hóa, vật tư tồn kho, các khoản nợ, vay và tạm ứng, tạm
thu, tạm giữ, tồn quỹ tiền mặt, số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị dự
toán để cơ quan chủ quản cấp trên( hoặc cơ quan tài chính cùng cấp)
xem xét trước khi ra thông báo duyệt( hoặc thẩm định) quyết toán năm
cho đơn vị.
- Sau khi nhận được báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới,
thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết
toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán
cấp dưới. Trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo
xét duyệt quyết toán, đơn vị dự toán cấp dưới phải thực hiện xong
những yêu cầu trong thông báo xét duyệt quyết toán. Trường hợp
đơn vị dự toán cấp dưới có ý kiến không thống nhất với thông báo
duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp trên thì phải có văn bản
gửi đơn vị dự toán cấp trên nữa để xem xét và quyết định. Trường
hợp đơn vị dự toán cấp 2 có ý kiến không thống nhất với thông báo
duyệt quyết toán của Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp 1 thì phải có
văn bản gửi cơ quan tài chính(đồng cấp với đơn vị dự toán cấp 1) để
xem xét và quyết định. Trong khi chờ ý kiến quyết định của các cấp
có thẩm quyền thì đơn vị dự toán cấp dưới phải chấp hành theo
thông báo duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp trên.

- Đơn vị dự toán cấp 1 có trách nhiệm duyệt báo cáo quyết toán của
các đơn vị trực thuộc, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm( gồm
báo cáo quyết toán của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của đơn
vị dự toán cáp dưới trực thuộc), gửi cơ quan tài chính đồng cấp. Đối
với đơn vị dự toán thuộc NS trung ương, Bộ Tài chính có trách
nhiệm thẩm định quyết toán năm trong thời gian tối đa 30 ngày kể
từ ngày nhận được báo cáo quyết toán, đối với đơn vị sự toán thuộc
ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thời gian
thẩm định quyết toán cụ thể nhưng phải đảm bảo thời gian quyết
toán theo quy định của Điều 67 của Luật NSNN. Trong phạm vi 10
ngày kể từ khi đơn vị dự toán cấp 1 nhận được thông báo nhận xét
quyết toán năm của cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp 1 phải
thực hiện xong những yêu cầu trong thông báo nhận xét quyết toán
của cơ quan tài chính.
Trường hợp đơn vị dự toán cấp 1 có ý kiến không thống nhất với
thông báo nhận xét quyết toán của cơ quan tài chính thì phải trình
Ủy ban nhân dân đồng cấp ( nếu là đơn vị dự toán thuộc trung
ương) hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ( nếu là đơn vị dự toán
thuộc trung ương) để xem xét và quyết định. Trong khi chờ ý kiến
quyết định của Ủy ban nhân dân đồng cấp và Thủ tướng Chính phủ
thì mọi quyết định của cơ quan tài chính phải được thi hành.
Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm và thời gian thẩm định quyết
toán năm quy định như sau:
Sau khi đã duyệt báo cáo quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc,
đơn vị dự toán cấp 1 của ngân sách trung ương tổng hợp gửi Bộ tài
chính chậm nhất trước 1 ngày 10 tháng năm sau, thời gian gửi báo
cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp 2, 3 giao đơn vị cấp 1 quy
định nhưng phải đảm bảo thời hạn để đơn vị dự toán cấp 1 gửi báo
cáo quyết toán Bộ tài chính theo quy định trên, đối với các đơn vị
này dự toán thuộc ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh quy

đinh cụ thể để đảm bảo thời hạn gửi báo cáo quyết toán của ngân
sách đia phương theo điều 67 của Luật ngân sách nhà nước.
Thẩm định báo cáo quyết toán năm:
Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ khi nhận được báo cáo
quyết toán năm của địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
phê chuẩn, và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân
sách trung ương, Bộ tài chính thực hiện thẩm định và có ý kiến
nhận xét quyến toán gửi đại phương, đơn vị dự toán cấp 1 thuộc
ngân sách trung ương. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể thời
hạn thẩm định báo cáo quyết toán năm của cơ quan tài chính cấp
trên đối với ngân sách cấp dưới và dơn vị dự toán cấp 1 ở địa
phương, bảo đảm thời gian để Hội đồng nhân dân các cấp phê
chuẩn quyết toán ngân sách năm theo quy định tại Diều 67 của Luật
Ngân sách nhà nước.

×