TRƢỜNG THPT BUÔN MA THUỘT ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT–HỌC KỲ I
TỔ ĐỊA LÍ MÔN ĐỊA LÍ 12 ( CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO )
THỜI GIAN: 45 PHÚT ( Không kể phát đề )
Câu 1 ( 1,5 điểm )
Nêu ý nghĩa về kinh tế, văn hóa-xã hội và quốc phòng của vị trí địa lí nước ta.
Câu 2 ( 3,0 điểm): Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a.Trình bày ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh
thổ Việt Nam.
b.So sánh đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc nước ta.
Câu 3 ( 2,5 điểm )
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần địa hình và sông ngòi
như thế nào ? Giải thích vì sao sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa.
Câu 4 ( 3,0 điểm) : Cho bảng: lượng mưa, bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm
nước ta
Địa điểm
Lƣợng mƣa
(mm)
Lƣợng bốc hơi
(mm)
Cân bằng ẩm
(mm)
Hà Nội
1.676
989
+ 687
Huế
2.868
1.000
+ 1.868
Tp Hồ Chí Minh
1.931
1.686
+ 245
a. Vẽ biểu đồ cột so sánh lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên
b. Nhận xét và giải thích về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên
Hết
TRƢỜNG THPT BUÔN MA THUỘT ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT–HỌC KỲ I
TỔ ĐỊA LÍ MÔN ĐỊA LÍ 12 ( CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO )
THỜI GIAN: 45 PHÚT ( Không kể phát đề )
Câu 1 ( 1,5 điểm )
Nêu ý nghĩa về kinh tế, văn hóa-xã hội và quốc phòng của vị trí địa lí nước ta.
Câu 2 ( 3,0 điểm): Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a.Trình bày ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh
thổ Việt Nam.
b. So sánh đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc nước ta.
Câu 3 ( 2,5 điểm )
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần địa hình và sông ngòi
như thế nào ? Giải thích vì sao sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa.
Câu 4 ( 3,0 điểm) : Cho bảng: lượng mưa, bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm
nước ta
Địa điểm
Lƣợng mƣa
(mm)
Lƣợng bốc hơi
(mm)
Cân bằng ẩm
(mm)
Hà Nội
1.676
989
+ 687
Huế
2.868
1.000
+ 1.868
Tp Hồ Chí Minh
1.931
1.686
+ 245
a. Vẽ biểu đồ cột so sánh lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên
b. Nhận xét và giải thích về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên
Hết
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƢỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 45’ HỌC KỲ I (2011-2012)
MÔN ĐỊA LÍ 12 ( nâng cao)
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
(1,0 đ)
Ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội-văn hóa, quốc phòng….
1,0
- Về kinh tế:
+…Có điều kiện phát triển các loại hình giao thông vận tải và quan hệ với các nước
trong khu vực và trên thế giới rất thuận lợi, cửa ngõ ra biển cho các nước.
+…Các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ đều thuận lợi để phát triển, tạo điều kiện
thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút đầu tư với nước ngoài.
- Về văn hóa- xã hội:
+ Nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa khác nhau nên có nhiều nét tương đồng về lịch
sử, văn hóa và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực; góp phần thúc đẩy…
+…đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng
phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.
Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
(*)Khó khăn: vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới, bảo vệ
lãnh thổ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(3,0 đ)
a. Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo….
-Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo ở nước ta làm cho các quá trình địa mạo-địa
chất phát triển mạnh (nêu dẫn chứng).
-Các điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm đã được hoàn thiện, thể hiện rõ nét trong quá
trình tự nhiên (nêu dẫn chứng).
0,5
0,5
b. So sánh địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
2,0
*Đông Bắc:
-Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn (diễn giải)
-Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, sông cùng hướng.
-Hướng nghiêng chung của địa hình là TB-ĐN + phân hóa địa hình phức tạp
-Những núi cao trên 2.000 m ở thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là
các khối núi đá vôi cao trên 1.000 m ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi
thấp, cao trung bình 500-600 m.
*Tây Bắc:
-Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta (diễn giải)
-Hướng núi chính là Tây Bắc-Đông Nam
-Hướng nghiêng chung của địa hình là TB-ĐN+ phân hóa địa hình phức tạp
-Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, phía Tây là núi trung bình dọc biên giới
Việt-Lào, ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi và các thung
lũng sông cùng hướng.
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(2,5 đ)
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua địa hình, sông ngòi….
2,0
*Địa hình:
-Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi (nêu được 2/4 ý sau)
+Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá.
+Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô.
+Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu.
+Hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra khi mưa lớn.
-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
*Sông ngòi:
-Mạng lưới sông ngòi dày đặc (dẫn chứng)
-Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. (dẫn chứng)
-Chế độ nước theo mùa (dẫn chứng)
1,0
1,0
*Giải thích vì sao sông ngòi nhiều nƣớc, giàu phù sa:
0,5
-Chế độ mưa của khí hậu + địa hình cao, dốc, đá gốc dễ phong hóa -> giàu phù sa
0,25
-Lượng mưa lớn-mưa theo mùa-> nhiều nước (60% lưu lượng từ bên ngoài)
0,25
4
(3,0 đ)
a.Vẽ biểu đồ
2,0
-Biểu đồ cột nhóm (trong cùng một biểu đồ (1 địa điểm vẽ 3 cột)
-Tỉ lệ thích hợp, chính xác về chia vẽ các số liệu, đầy đủ tên, chú giải biểu đồ…
b.Nhận xét và giải thích
1,0
*Nhận xét:
-3 đại lượng của 3 địa điểm đều cao, cân bằng ẩm luôn dương (dẫn chứng)
-Lượng mưa, lượng bốc hơi 3 địa điểm khác nhau dẫn đến cân bằng ẩm khác nhau
(dẫn chứng)
0,5
*Giải thích (phân hóa bắc-Nam-có thể giải thích cụ thể theo từng địa điểm)
-Vĩ trí vĩ độ -> Bức xạ-bốc hơi khác nhau-cân bằng ẩm khác nhau
-Gió mùa->lượng mưa khác nhau
0,5
Hết
Khi chấm cần linh động tính điểm về phần số liệu-dẫn chứng, biểu đồ, nhận xét…
(nếu thiếu thì trừ mỗi ý -0,25 điểm )