Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ĐỀ TÀI: Tổng quan về Philippin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 22 trang )

I. Các yếu tố tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến báo chí Philipines
Vị trí địa lý:
Philippines là quốc gia hải đảo bao gồm 7.107 hòn đảo lớn nhỏ, nối liền thành
một dải dài 1.800km, trải rộng trên diện tích 299.700km2, Philippin được ví
như "dãy cọc tiêu” trên mặt đại dương. Đảo Ludông và Minđanao là hai đảo
lớn nhất của Philippin, chiếm tới hai phần ba diện tích đất nước.
=> Philippines là quốc gia có lợi thế khi nằm ở vị trí chiến lược của một
trung tâm thương mại, phía đông là Thái Bình Dương rộng lớn, phía tây là
các nước Đông Dương, phía tây nam là Thái Lan và Malaysia nên không
khó để Philippines trở thành một nơi giao lưu kinh tế, văn hóa sầm uất lớn
của Đông Nam Á, góp phần sự đáp ứng thông tin, nhu cầu thông tin mà báo
chí phản ảnh sẽ phổ biến hơn, tạo điều kiện để báo chí hoạt động hiệu quả
đặc biệt là báo chí trong các khu vực Asean.

Bản đồ địa hình Philippines.
1
Địa hình
Địa hình Philippin chủ yếu là đồi núi và cao nguyên. Núi chiếm ba phần tư diện
tích các hòn đảo. Nằm ở rìa phía tây bắc của Vành đai núi lửa Thái Bình
Dương, Philippines thường xảy ra động đất và các hoạt động núi lửa;
Khoảng 20 trận động đất được ghi nhận mỗi ngày ở Philippines…
=> Điều này khiến cho việc cung cấp thông tin cũng như truyền tải thông tin
trên thế giới gặp gián đoạn. Tuy nhiên khi thông tin truyền đi được thì chính
những tờ báo này lại là nơi cũng cấp thông tin đầy đủ, chính xác và nhanh
chóng nhất để báo chí các nước trong khu vực theo đó đưa tin. Do đó, báo
chí Philippines đối với báo chí các nước Asean đóng một vai trò to lớn và
quan trọng trong việc cũng cấp thông tin cũng như kết nối cộng đồng.
Động đất ở Philippines
Khí hậu
2
Philippin có khí hậu xích đạo nhiệt đới-biển-gió mùa; nhiệt độ trung bình hàng


năm từ 27-28°C ở Vùng đồng bằng và 15-20°C ở Vùng núi. “Dải lửa" này chịu
nhiều sự khắc nghiệt của tự nhiên: trung bình mỗi năm có tới 20 cơn bão nhiệt
đới đi qua Philippin. Cùng với gió bão, những trận mưa lớn gây ra không ít khó
khăn cho đời sống và sản xuất của cư dân. Đồng thời mưa bão gây hư hại đến
các phương tiện truyền thông tại đất nước này. Do đó cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ cho hoạt động truyền thông thường xuyên bị hại gây ảnh hưởng tới
hoạt động cuả hoạt động truyền thông.
Đất nước Philippines bị quét sạch sau trận bão HaiYan

Văn hóa
Văn hóa Philippines là một sự kết hợp của văn hóa phương Đông và văn hóa
phương Tây. Với một di sản Mã Lai, Philippines có những diện mạo tương
đồng với các quốc gia châu Á khác. Tây Ban Nha và Hoa Kỳ có lẽ là những
nước có ảnh hưởng văn hoá lớn nhất tới nước này, bởi vì quần đảo
3
Philippines từng là thuộc địa của Tây Ban Nha trong hơn 350 năm và là
thuộc địa của Hoa Kỳ trong gần 50 năm
Nhà thờ Brasoain tại Malolos, Bulacan nơi thành lập Đệ nhất Cộng hòa
Philippines.
Dân số:
Cộng hoà Philippin là nước có dân số đứng thứ ba trong các nước Đông Nam
Á, thứ 12 trên thế giới. Hiện nay, dân số Philippin trên 99 triệu dân (2013).
Phillippines trở thành quốc gia đông dân. Phần lớn cư dân Philippin là người
gốc Mã Lai. Philippin là quốc gia đa dân tộc và đa ngữ
Kinh tế:
Kinh tế: Phillippines có nền kinh tế lớn thứ 41 thế giới. Theo ước tính, GDP
vào năm 2013 là 272.207 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của
Phillippines bao gồm các sản phẩm bán dẫn và điện tử, thiết bị vận tải, hàng
4
may mặc, các sản phẩm đồng, các sản phẩm dầu dừa và quả. Xuất khẩu,

nhập khẩu đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế và xã hội của đất nước này.
=> Tình hình kinh tế phản ánh sự phát triển của báo chí. Báo chí có một
phần lớn làm nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về kinh tế là nhiệm vụ hết sức
quan trọng của báo chí trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Chính trị:
Philippines có một chính phủ dân chủ theo mô hình cộng hòa lập hiến với
một tổng thống chế.

Philippines là một quốc gia đơn nhất, ngoại trừ Khu tự
trị Hồi giáo Mindanao được tự do ở mức độ lớn với chính phủ quốc gia. Có
một số nỗ lực nhằm biến chính quyền thành một chính quyền liên bang, đơn
viện hay nghị viện kể từ thời Ramos.
Tổng thống đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia và nguyên thủ chính phủ,
cũng như là tổng thư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống được bầu theo
hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ sáu năm, trong thời gian đó
tổng thống sẽ bổ nhiệm và điều khiển nội các.

Lưỡng viện quốc hội
Philippines gồm có Thượng viện và Hạ viện, các thượng nghị sĩ được dân
bầu và có nhiệm kỳ sáu năm. Quyền tư pháp được trao cho Tối cao pháp
viện, bao gồm một Chánh án tối cao và 14 thẩm phán, họ đều do Tổng thống
bổ nhiệm từ danh sách do Hội đồng Tư pháp và Luật sư đệ trình.
5
Benigno S. Aquino III, tổng thống thứ 15 của Philippines.

Tôn giáo:
Philippines là một quốc gia thế tục, hiến pháp tách biệt nhà thờ và nhà nước.
Lịch sử Philippines khác biệt nhiều mặt so với các quốc gia trong
vùng Đông Nam Á, là nước duy nhất không bị ảnh hưởng bởi Phật
giáo và Ấn giáo. Do ảnh hưởng của văn hóa Tây Ban Nha, Philippines là

một trong hai quốc gia mà Công giáo La Mã chi phối tại châu Á, quốc gia
còn lại là Đông Timor.
II. Lịch sử báo chí Philippines
Đất nước Philippines đã trải qua các thời kì lịch sử đầy biến động: Thời kì
thực dân xâm lược Tây Ban Nha, thời kì cách mạng, thời kì thực dân Mỹ,
thời kì “Cộng sản”, thời kì độc lập, thời kì kinh tế - chính trị hậu chiến, thời
6
kì thiết quân luật, thời kì của chế độ độc tài Marcos và cuối cùng là thời kì
chính phủ của bà Aquino.
Hệ thống báo chí Philippines gắn chặt với từng thời kỳ lịch sử đất nước.Với
lịch sử luôn bị kiểm soát như vậy, tất yếu đã sản sinh ra một hệ thống báo
chí có những xu hướng và sự phát triển không dễ định nghĩa.
Theo một học giả người Mỹ đã nhận xét: “Khi một người nói về báo chí
Philippines, anh ta đang nói về một tổ chức ra đời từ thế kỉ XVII, nhưng mãi
đến thế kỉ XIX mới thực sự “bén rễ.
1. Thời kì thực dân Tây Ban Nha xâm lược.
- Năm 1565, chính phủ Tây Ban Nha chỉ huy đạo quân xâm lược
Philippines.
- Để cai trị Philippines, Tây Ban Nha áp dụng chế độ thác quản
(Encommiendas) đặt nhân dân Philíppin dưới quyền thống trị trực tiếp của
bọn thực dân. Chính quyền Tây Ban Nha sử dụng đạo Thiên chúa làm công
cụ thống trị tinh thần, đạo Thiên chúa ngày càng mở rộng, đẩy lùi và đánh
bại đạo Ixlam vào giữa thế kỷ XIX. Philippines là nước châu Á có tỷ lệ dân
số theo đạo Thiên chúa đông nhất (80% dân số)
- Dưới sức ép của các nước Mỹ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha buộc phải mở cửa
Philippines cho các nước này vào tự do buôn bán. Ở giai đoạn này báo chí
Philippines phản ánh mọi mặt của đời sống của người dân Philippines. Báo
chí ra đời trong thời kì thuộc địa hóa.
Các tờ báo nổi bật của Philippines trong thời kì này.
+ Tờ báo đầu tiên: Sucgos Felices (Fortunate Fvents): gồm 14 trang ra

đời năm 1637, do Tomas Pinpin cha đẻ ngành in ấn Philippines sáng lập.
7
Báo chủ yếu đăng tải những vụ cướp phá của bọn hải tặc, hồi giáo và được
viết theo phong cách giai thoại đặc sắc gợi lại những xu hướng báo chí hiện
đại.
+ Tờ thứ 2: Không rõ tên ra đời năm 1639, bên cạnh chúng còn có những tờ
rơi chuyên đưa những tin tức không thường xuyên.
+ Tờ thứ 3: Aviso al Publico (Notice to the Public) : gồm 11 trang (trang
cuối cùng để trắng), ra số đầu ngày 02/02/1809 bởi Toàn quyền Mariano
Fernandes de Folgueras. Những nội dung chủ yếu là những thông tin chính
về châu Âu.=> đến 11/9/1809 tờ Aviso thứ 2 ra đời. Cả 2 tờ đều thiếu hẳn
những bài bình luận, không nêu địa chỉ nhà in.
+ Tờ tuần báo đầu tiên: Del Superior Gobierno, ra ngày 08/08/1811 – Kết
thúc ngày 07/02/1812. Là tờ báo nghiêm túc đầu tiên ở Philippines, đặc biệt
chú trọng đến tính cấp bách của tin tức.
+ Ngoài ra, ở thời kì liền sau đó còn có 135 tờ báo khác như:
Tờ Diario de Manila- tờ Nhật báo (1848)
Tờ Boletin Ofcial de Filipinais- tờ Công báo (1852)
Tờ Fl Catolico Filipino - tờ Tôn giáo (1862)
Tờ Fl Comercio - Nội dung về thương mại (1858)
Tờ La Opiniou- Nội dung về chính trị (1887)
Tờ họa báo Ilustraciou Filipina – nội dung về các vấn đề khoa hoc, văn
học, nghệ thuật (1859)
2. Thời kì cách mạng chống thực dân Tây Ban Nha
- Đầu thế kỷ XIX, dưới ảnh hưởng của cách mạng tư sản lần thứ nhất ở
Tây Ban Nha (1801-1814) và phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ latinh,
phong trào giải phóng dân tộc ở Philíppin phát triển mạnh.
8
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp tại Philippines để đòi tự do, đòi
quyền bình đẳng Nhưng các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại tất cả đều

thất bại.
- Ở giai đoạn này, báo chí có nhiệm vụ truyền bá tư tưởng đến các tầng
lớp nhân dân. Mỗi cơ quan báo chí chính là một tổ chức chính trị đấu tranh
cách mạng. Đặc biệt ở giai đoạn này đa số các nhà báo là các nhà lãnh đạo
và các chiến sĩ tham gia cách mạng. Họ lập nên những tờ báo nhằm thỏa
mãn yêu cầu cuộc đấu tranh cách mạng.
Các tờ báo nổi bật của Philippines trong thời kì này:
+ Tờ báo đầu tiên của thời kì này là Fl Pasig ra năm 1862 tại Tây Ban Nha
và Tagalog
+ Tờ nhật báo đầu tiên là Diariong Tagalog ra năm 1882 bởi Marcelo H.del
Pilar và Franciseo Calvo. Chỉ tồn tại được 3 tháng
+ Tờ báo hàng ngày của thời kì này là La Solidaridad (1889 – 1895) do
Graciano Lope – Jaeua thành lập. Hầu hết người viết cho tờ này đều là
những chiến sỹ đấu tranh cho tự do tiêu biểu là Ri al, del Pilas, an hem Luna,
Isabele de Los Reyes, Dominador Gome.
- Ngày 24/05/1898 tướng Aguinaldo tuyên bố thành lập cộng hòa
Philippines.
- Tướng Aguinaldo muốn dùng báo chí như một đồng minh nêu đã ra sắc
lệnh “trong suốt thời gian những điều kiện không bình thường còn tồn tại,
không một ấn phẩm ở bất kì dạng nào được phép xuất bản nếu không có
giấy phép của chính phủ”. Ông cho lập ra tờ báo riêng: Fl Heraldo de la
Revolucion 28/09/1898, Revolucion sau đổi thành Gaceta de Pilipines
9
- 5 tờ báo do người Tây Ban Nha lập ra như : Kon Leche, Fl Comta, Fl
Bejuco, Fl Chiflado, La Restauracio. Đây là những ấn phẩm mang tính
chất trào phúng
- Năm 1898, chiến tranh giữa người Philippines và người Mỹ bắt đầu, làm
nên một chương trình mới cho báo cho Philippines. Từ 13/08 đến
03/12/1898 có tới 17 tờ báo ra đời. Tất nhiên người Mỹ có những tờ báo
riêng của họ. 13 ngày sau khi chiếm đóng Manila, họ cho ra đời tờ Official

Ga ette để thông tin cho 8000 lính Mỹ ở đây. Sau đó là hàng loạt tờ báo của
Mỹ ra đời tại Philippines.
- Tờ Filipinos sute Europe (1899 - 1901) ra ở Madrid bởi Isabelo de los
Reyes – một nhà cách mạng và dân tộc chủ nghĩa. Nó đã không được phép
lưu hành ở Philipines.
- Sự kiểm duyệt của giới quân sự dường như kéo dài mãi đến khoảng
1901 rồi sau đó thay bằng điều 10, luật 292 (năm 1901).
3. Thời kì hiện đại
- Từ thời kì có Quốc hội 1907 qua chính phủ “cộng sản” năm 1935 đến
những năm 40 được gọi là hiện đại vì sự ra đời của báo chí kiểu Mỹ.
Các tờ báo nổi bật của Philippines trong thời kỳ này:
+ Tờ Manila Daily Bulletio ra ngày 01/02/1900 bởi Carson Taylor, chủ yếu
thông tin về thương mại
+ Tờ The Manila Times ra ngày 11/10/1898 bởi một người Anh sau đó
chuyển sang tay một người Mỹ, người Philippines rồi lại người Mỹ. Ngừng
phát hành 15/3/1930.
10
+ Tờ The Times ra năm 1927 bởi Alejandro Roces
+ Một số tờ báo khác như: Palaris (1914), Ti Bagnes (1919)…
4. Thời kì Nhật chiếm đóng
- Nhà cầm quyền Nhật đã đề ra sự kiểm duyệt cho hệ thống đối với báo chí
thậm chí còn khắt khe hơn dưới thời thực dân Tây Ban Nha và Mỹ chiếm
đóng.
- Hầu hết các tờ báo bị đóng cửa chỉ một số tờ như Manila, Tribune, Tabila,
La Vanguardia được phép ra, nhưng đặt dưới sự kiểm duyệt của Đoàn Tuyên
truyền của quân đội Nhật.
- Ngày 3/2/1945 Manila được giải phóng. Điều đó ó nghĩa là báo chí
Philippines cũng được giải phóng khỏi sự kiểm duyệt của quân đội Nhật,
cũng như thoát khỏi các chế độ kiểm duyệt đã từng tồn tại trước đó ở
Philippines.

5. Thời kì hậu chiến
- Tờ báo đầu tiên của thời kỳ này là Manila Free Philippines ( 2->9/1945)
được ra bởi Cục Thông tin chiến tranh của Mỹ.
- Một số tờ báo khác: Philippines Liberty News(Người sở hữu là tổng biên
tập I.P.Soliongco), Manila Post (Abelardo Subido), Manila Tribune ( TBT
Vicente Albano Pacis), Morning Sun( (Mauro Mende),
- Tập đoàn Herald sở hữu 3 cơ quan thông tin điện tử Đài PT Mindanao,
Đài PT-TH Inter-Islaud ( Liên Đảo) và Herald.
6. Thời kì “Thiết quân luật”
11
- Vào thời hậu Marcos, tình trạng tham nhũng, sự bất ổn trong đời sống
đất nước và hoạt động của nhóm nổi loạn cũng như những phong trào li khai
Hồi giáo tiếp tục ngăn cản phát triển kinh tế của đất nước Philippines trong
nhiều năm.
- Tình trạng Thiết quân luật được ban bố ngày 21/9/1972, trong đó có lệnh
đóng tất cả các tờ báo, đài phát thanh, truyền hình.
- Một ngày sau, Marcos công bố chỉ thị số 1 yêu cầu các cấp lãnh đạo báo
chí áp dụng tình trạng giới nghiêm đồng thời một số phóng viên biên tập
viên nhà in đã bị bắt giữ.
- Ngày 25/09, cục Thông tin đại chúng ( DPI) ra công lệnh số 1 và 2.
+ Công lệnh số 1 yêu cầu tất cả các ấn phẩm báo chí phải được kiểm duyệt
đầu tiên bới DPI và rằng: “ các phương tiện thông tin đại chúng có quyền
đưa những thông tn khách quan, cho dừ là nguồn trong hay ngoài nước.
Nhưng sẽ không được đăng một bài bình luận, xã luận nào, cũng như lồng
những cái tương tự vào các chương trình thời sự và tin tức. Ấn phẩm bị cấm
là những loại có tính chất phản loạn hay hay có xu hướng gây náo loạn, phi
luật pháp và nạo lực. Không phóng viên nước ngoài nào có quyền phê phán,
chỉ trích chính phủ và các cơ quan cầm quyền hợp pháp của nó.
+ Công lệnh số 2: cấm các nhà in “ sản xuất bất cứ dạng ấn phẩm tuyên
truyền đại chúng nào mà không có sự cho phép của DPI”.

- Ngày 28/10, sắc lệnh số 33 của tổng thống được ban hành về việc xử lý “
việc in, sở hữu, phân phối hoặc lưu hành các ấn phẩm có nội dung đồi trụy,
không lành mạnh, hoặc có ý coi thường chính phủ và các nhân viên của nó,
hoặc có xu hướng gây tổn hại đến uy tín của chính phủ và sự ổn định của
12
quốc gia”. Đối với những vi phạm trên, hình phạt là tù giam, thời gian tùy
mức độ vi phạm
- 6/1/1973, sắc lệnh số 90 của tổng thống được ban hành về vấn đề: tin
đồn, tin sai sự thật. Trong đó quy định là có tội đối với: “ Người nào đưa ra
in, phân phối, lưu hành tin đồn, thông tin hoặc co thể dẫn đến sự hoảng hốt
hoang mang trong công chúng, làm mất thể diện, gây ngờ vực đối với nhà
cầm quyền, gây tổn hại cho sự ổn định của chính trị, gây nguy hiểm cho trật
tự chung cũng như các lợi ích quốc gia.
- Các sắc lệnh 1834, 1875, 1876, 1877 của Tổng thống đều xoay quanh việc
xử lý tội bôi nhọ ( vu khống) và nhất là tội phản loạn. Những điều này ghi rõ
trong luật an ninh quốc gia
- Thời kì này có một tổ chức quản lí báo chí đó là Hội đồng các phương
tiện thông tin đại chúng (MMC). Sau đó, tổng thống ra sắc lệnh 576 chia các
phương tiện thông tin thành 2 loại: loại in ấn, loại điện tử. Thành lập Hội
đồng các phương tiện thông tin qua in ấn.
7. Thời kì chính phủ của bà Aquino
- Với sự trở lại của nền dân chủ, báo chí đã bắt đầu có chỗ đứng trong hệ
thống luật pháp. Mặc dù trước đây, trong hiến pháp 1973 được Macros ban
hành có ghi: “Không có đạo luật nào được thông qua nhằm rút bớt sự tự do
ngôn luận hay tự do báo chí”. Nhưng thực tế báo chí đã bị phong tỏa chằng
chịt những sắc lệnh và biện pháp của chính phủ nhằm bảo đảm vai trò trấn
áp của nó.
- Hiến pháp 1986 ban hành và có những điều khoản liên quan đến báo chí
như:
13

1. Không ai được tước đoạt cuộc sống, tự do và tài sản cũng như phủ nhận
vai trò bảo vệ công lý của pháp luật.
2. Không một đạo luật nào được thông qua nhằm thu bớt quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí
3. Người dân có quyền thông tin về những vấn đề đáng quan tâm chung.
III. Báo chí Philippines trong giai đoạn hiện nay.
1. Đặc điểm báo chí Philippines
- Ngày nay, nền báo chí của Philippines hoạt động theo mô hình báo chí tự
do. So với báo chí các nước Asean, thì Philipines là một nước có Tự do báo
chí gần như là dẫn đầu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến nền báo chí
này là bởi từ năm 1898, chiến tranh giữa người Mỹ và người Philippines xảy
ra và cũng từ đây, báo chí Philippines đã chuyển sang một chương mới.
Ngày 16/5/2005 Tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo tuyên bố
lập "Quỹ tự do báo chí. Quỹ này nhằm hỗ trợ cho việc tìm ra hung thủ sát
hại các nhà báo trong thời gian qua. "Quỹ trên chỉ là một bước đi hướng đến
việc giải quyết cuộc khủng hoảng tự do báo chí hiện nay. Đã có 70 nhà báo
Philippines bị sát hại kể từ năm 1986 sau khi nhà độc tài Ferdinand Marcos
bị lật đổ
- Hiện nay, báo chí Philippines tập trung ở Manila và các thành phố lớn.
Hiện cả nước có hơn 252 tờ. Đây cũng là nền báo chí chủ yếu bằng tiếng
Anh, thứ đến là tiếng Philippines và một số thứ tiếng địa phương như
Cebuano, Iflocano, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hoa. Trong 27 tờ được xuất
bản ở Manila có 17 tờ bằng tiếng Anh, 13 tờ bằng tiếng Philippines. Nội
dung chủ yếu của những tờ báo bằng tiếng Anh là tin tức thời sự, thông tin
điều tra, tin tức phân tích và bình luận.
14
- Truyền hình ban ngày chủ yếu phát các các chương trình trò chơi, chương
trình tạp kỹ, và chương trình trò chuyện. Các chương trình kịch, truyền hình,
trò chơi, chương trình tạp kỹ và chương trình trò chuyện luôn được diễn ra
thành công.

- Một số tờ báo ở Philippines:
15
The Philippines Star

16
Mindanao Daily news
17
Cagayan Times
18
- Các đài truyền hình Philipines.
ABS-CBN Philippines là một mạng lưới truyền hình thương mại chính
thuộc quyền sở hữu và điều hành bởi tập đoàn truyền thông ABS-CBN của
Philipines. Đây là mạng lưới truyền hình hàng đầu của đất nước với doanh
thu quảng cáo lên tới 17,5 tỷ peso trong năm tài chính 2011. Nó được phát
sóng vào ngày 23 tháng mười năm 1953 và là một trong số các mạng truyền
hình thương mại đầu tiên ở châu Á. Trụ sở chính của nó là tại thành phố
Quezon với các văn phòng khu vực và văn phòng tin tức tại hơn 25 tỉnh
trong cả nước.
Channel [V] là tên của một hệ thống các kênh truyền hình âm nhạc trả tiền
được quản lý bởi STAR TV, phát sóng 24/24 giờ một ngày, sử dụng các
ngôn ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Phổ thông Trung Hoa, Tiếng Đài Loan, Tiếng
Ấn Độ và Tiếng Thái Lan. Channel [V] là thành quả của STAR TV sau khi
kết thúc quá trình hợp tác của họ với MTV Networks, kênh truyền hình này
ra đời vào tháng 3 năm 1994, sớm hơn MTV Châu Á 1 năm. Logo của kênh
nếu như để ý kĩ sẽ thấy chính là chữ cái "M" như bị bẻ ra làm 3 phần, tượng
trưng cho sự hợp tác không trọn vẹn.
GMA Network là một truyền hình mạng lưới thương mại quan trọng và đài
phát thanh ở Philippines. Nó thuộc sở hữu bởi GMA Network, Inc, một công
ty giao dịch công khai. Phát sóng đầu tiên của nó trên đài phát thanh vào
năm 1950 và truyền hình vào ngày 29 tháng 10 1961. Ở Việt Nam GMA

mạng có trụ sở tại tòa nhà của GMA Network Trung tâm tại Thành phố Hồ
Chí Minh
19
2. Báo chí Philippines trong nền báo chí các nước Asean:
- Báo chí các nước Asean ra đời trong quá trình thuộc địa hóa, ấn phẩm
Doctrina Christiana – 1953 được xuất bản tại Philippines vào thế kỉ 16. Cơ
sở ra đời: phương tiện in ấn; truyền bá tôn giáo; tin tức giao thương. Đánh
dấu sự ra đời ấn phẩm đầu tiên của nền báo chí Asean.
- Hiện nay, báo chí Philippines lấy thông tin từ báo chí trong khu vực nhiều
hơn trước. Cử phóng viên trực tiếp đưa tin các sự kiện lớn (SEA Games,
Tsunami,…)
- Tham gia các tổ chức trong khu vực, các khoá tập huấn, tham quan các
báo, đài lớn. Học tập những mô hình báo chí hiện đại.
-Báo chí Philippines tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên nước ngoài tác
nghiệp tại Philippines.
- Báo chí các nước trong khối Asean cũng như báo chí Philippines đang chịu
ảnh hưởng từ quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hóa và hợp tác cùng phát triển,
cụ thể là:
+ Chịu ảnh hưởng các chương trình Âu – Mỹ (MTV, HBO…)
+ Bản địa hoá cho phù hợp với khán giả từng quốc gia
+ Philippines là một trong những quốc gia là trụ sở có mặt của những báo,
đài, hãng thông tấn lớn trong khu vực .
+ Cung cấp thông tin cho các báo, đài, hãng thông tấn nước ngoài. Các tổ
chức báo chí lớn trong khu vực.
IV. Quy định về đạo đức nhà báo ở Philippines
1. Thông tin và diễn đạt tin tức một cách tỉ mỉ, chú ý không ỉm đi những sự
kiện chính, cũng như không tôn trọng sự thật bằng việc bỏ qua hay nhấn
mạnh không đúng chỗ. Nhận rõ trách nhiệm phải phơi bày mặt trái của vấn
đề và trách nhiệm sửa sai, uốn nắn một cách mau lẹ.
20

2. Không xâm nhập những thông tin, những vấn đề riêng, bí mật mà người
làm báo có được trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.
3. Chỉ dùng những phương pháp trung thực, thẳng thắn trong nổ lực đạt
được những tin, ảnh, tư liệu và giữ đúng mực là đại diện của báo chí khi làm
những cuộc phỏng vấn cá nhân để đăng, phát.
4. Tránh viết những bài ảnh hưởng không tốt đến thanh danh của một cá
nhân nào đó, trừ khi có cơ sở xuất phát từ lợi ích chung để chứng minh cho
điều đó. Đồng thời phải đấu trah mạnh mẽ cho sự tiếp xúc của công chúng
đối với thông tin
5. Không để tình cảm hay lợi ích cá nhân nào ảnh hưởng trong khi thực hiện
trách nhiệm nhà báo, không tặng hay nhận quà ảnh hưởng xấu tới uy tín
nghề nghiệp
6. Không phạm phải bất cứ hành động có tính chất “ăn cắp văn” nào.
7. Không được nhục mạ hay hạ thấp ai vì giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo,
niềm tin chính trị, nguồn gốc văn hóa và dân tộc của họ
8. Không được gây gây áp lực đối với những người bị buộc tội cho đến khi
bằng chứng được đưa ra. Không nên gây sự chú ý bằng cách nêu tên một
nhóm người hay những phụ nữ có liên quan đến các vụ án hình sự vì có thể
họ sẽ mất chỗ đứng trong xã hội.
9. Không lợi dụng một cách thiếu ngay thật những đồng nghiệp báo chí.
10. Chỉ nhận những nhiệm vụ phù hợp với đạo đức, phẩm chất của nghề
nghiệp, hãy nhớ đến điều khoản của lương tâm.
11. Cư xử đối với công chúng và trong khi thực thi trách nhiệm phairnhuw
một nhà báo theo cách đã tạo nên phẩm chất nghề nghiệp báo chí.Khi gặp
chuyện phiền nhiễu, sự chỉnh tề vẫn sẽ là khẩu hiệu của nhà báo.
21
Đây là một điều đã làm ảnh hưởng đến nền báo chí Philippines rất nhiều, dù
càng về sau này thì điều luật này càng ít được coi trọng bởi các sắc lệnh của
chính phủ đề ra.
V. Kết luận

Báo chí Philippines đang góp một phần tích cực cùng với báo chí Asean xây
dựng nền báo chí vững mạnh và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác Asean.
Đây là một nền báo chí phát triển nhưng bên cạnh đó còn chịu nhiều tác
động từ bên ngoài.
22

×