Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Giới thiệu tổng quan về SacombankLeasing và doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.54 KB, 20 trang )

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ
SACOMBANKLEASING VÀ DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA
1.1 Sự ra đời và hệ thống tổ chức của SacombankLeasing:
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Sacombank:

Kết thúc 11 tháng hoạt động của năm 2006, tổng tài sản của Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đạt gần 24.000 tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD),
tăng trên 60% so với cùng kỳ năm ngối. Trong đó, tài sản có sinh lời ln chiếm trên 75
% tổng tài sản của ngân hàng.
Giá trị vốn hóa cổ phần của Sacombank đạt xấp xỉ 1 tỉ đô la. Lợi nhuận trước thuế của
Sacombank hiện là 482,4 tỷ đồng, dự kiến đến cuối năm nay, sẽ đạt 520 tỷ đồng, vượt xa
con số kế hoạch cả năm là 407 tỷ do đại hội đồng cổ đông đề ra. Tốc độ tăng trưởng doanh
thu của ngân hàng này đạt hơn 58%, trong đó cơ cấu giữa thu nhập thuần từ lãi với thu
nhập ngồi lãi đã có sự chuyển dịch tích cực theo cơ cấu thu nhập chủ yếu từ tín dụng sang
các nguồn thu khác như dịch vụ và các hoạt động đầu tư khác… Đây là những con số có ý
nghĩa thiết thực chào mừng 15 năm thành lập Sacombak.
Ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) , được
thành lập cách đây 15 năm (ngày 21/12/1991) chỉ với số vốn vỏn vẹn là 3 tỷ đồng, mạng
lưới hoạt động chủ yếu xung quanh các quận vùng ven thành phố Hồ chí Minh với 01 hội
sở và 03 chi nhánh. Sau 15 năm sau Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP đẫn đầu cả
nước về nhiều mặt: vốn điều lệ hơn 2.000 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động gồm 163 chi
nhánh và phòng giao dịch, quan hệ với gần 8.000 đại lý thuộc 202 ngân hàng của 82 quốc
gia trên thế giới, số lượng cổ đơng gần 11.000 người, văn phịng Hội sở và trụ sở chi nhánh
kiên cố bề thế, đội ngũ CBNV năng động trẻ trung gần 4.000 người,… Và đặc biệt
Sacombank là ngân hàng đầu tiên được niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng
khoán TP.HCM. Những nhân tố để Sacombank có được sự thành cơng như trên có thể kể
đến: trước hết, Sacombank đã vững tin vào chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, chủ
trương đổi mới của ngành và năng lực cần cù sáng tạo của đội ngũ CBNV; thứ hai,
Sacombank đã sớm tự xác lập định hướng phát triển lâu dài, xây dựng một lộ trình với
từng mục tiêu cụ thể, hình thành hành lang pháp lý rõ ràng, luôn xem củng cố và phát triển


là hai nhiệm vụ trung tâm hàng đầu; thứ ba, Sacombank đã tập trung hết sức cho việc tăng
cường nội lực, mở rộng mạng lưới hoạt động, thiết lập chặt chẽ các mối quan hệ với các
đối tác chiến lược trong lẫn ngoài nước để thu hút ngày càng nhiều các nguồn lực bên
trong và giảm bớt áp lực cạnh tranh bên ngoài; và cuối cùng, Sacombank đã biết sử dụng
triệt để các chính sách lợi ích vật chất – tinh thần và văn hóa, để tạo dựng và phát triển
được một đội ngũ cán bộ điều hành kiên trung, vững vàng trước mọi tình huống, một lực
lượng nhân viên năng động trẻ trung và đặc biệt, Sacombank đã hình thành và phát triển
được một hệ khách hàng đặc trưng, gắn bó thủy chung lâu dài. Tất cả các nhân tố này đã


tạo cho Sacombank một nền tảng phát triển bền vững. Sacombank đã trở thành một hạt
nhân không thể thiếu của thị trường tài chính Việt Nam và là một trong những thương hiệu
ngân hàng được sự tín nhiệm và yêu thích của mọi tầng lớp dân cư Việt Nam cũng như các
đối tác nước ngồi.
Sacombank ln được xem là cánh chim đầu đàn của khối Ngân hàng TMCP với sức
phát triển bền bỉ trong nhiều năm liền. Ban lãnh đạo Sacombank đã có những chiến lược
điều hành quản trị vững chắc: biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc ứng dụng công nghệ
ngân hàng tiên tiến nhất thế giới (hệ điều hành Temenos của Thụy Sỹ trị giá hơn 4 triệu
USD) với việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tương ứng thích hợp; các
sản phẩm, dịch vụ không ngừng được sáng tạo, cải tiến, và nâng cao chất lượng (“Cho vay
Lãi cấn trừ - Bất động sản”, dịng sản phẩm đầu tiên có mặt ở Việt Nam); mạng lưới hoạt
động kinh doanh có mặt ở 38/64 tỉnh, thành trên cả nước với phong cách phục vụ chuyên
nghiệp, nhiệt tình, và hiệu quả; đối tác nước ngồi chiến lược là những tên tuổi của thị
trường tài chính thế giới như Ngân hàng ANZ, Quỹ Dragon Capital, Công ty tài chính IFC
(trực thuộc ngân hàng Thế giới).
Sacombank sẽ tiếp tục mở rộng và hồn thiện hệ thống các cơng ty trực thuộc và công
ty liên kết trong các lĩnh vực chứng khốn (Cơng ty Sacombank Securities), quản lý nợ và
khai thác tài sản (Công ty AMC), kiều hối (Công ty SacomRex), cho th tài chính (Cơng
ty SacombankLeasing), thẻ, vàng bạc, bảo hiểm, đào tạo… Mục tiêu của Sacombank đến
năm 2010 là quyết tâm xây dựng Sacombank thành Ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại

và tốt nhất Việt Nam, và kỳ vọng của chúng tôi trong 10 năm tiếp theo là hình thành một
Tập đồn Tài chính đa chức năng – đa sở hữu mà trong đó Sacombank là đơn vị hạt nhân.
Từ những định hướng đó, Sacombank tự đã hình thành nên những phương châm hành
động “Biến cơ hội thành lợi thế so sánh, biến cạnh tranh thành động lực phát triển, biến sở
đoản thiếu hợp tác thành thế mạnh hợp tác, và cuối cùng biến thách thức thành địn bẩy để
đẩy nhanh q trình hội nhập”.
Cùng với những phấn đấu nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu hướng về cộng
đồng cũng luôn được Sacombank xem trọng, bởi sự phát triển bền vững như ngày nay của
Sacombank cũng do có sự đóng góp vơ cùng quý báu của cộng đồng. Các chương trình
hành động đã và đang được Sacombank thực hiện như tài trợ Vàng cho Quỹ “Mãi mãi tuổi
20” năm 2006; chương trình học bổng Sacombank “Ươm mầm cho những ước mơ” hỗ trợ
các học sinh, sinh viên nghèo vượt khó trên mọi miền đất nước với kinh phí hàng tỷ đồng
mỗi năm; giải Việt dã “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng” tổ chức tại địa
phương nơi có sự hiện diện của Sacombank; “Ngày hội từ thiện đón xuân” cho trẻ em
nghèo, người khuyết tật và các cụ già neo đơn tại thành phố Hồ Chí Minh vào mỗi dịp Tết;
… và những hoạt động từ thiện khác như cứu trợ đồng bào bị thiên tai hoạn nạn, gây quỹ
từ thiện, bảo trợ các mái ấm tình thương, … Tất cả những chương trình hành động này đã
tạo nên nét đẹp văn hóa cộng đồng của Sacombank.
Hồi bão đưa Sacombank trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt
Nam và là một thương hiệu được nhận biết trên thị trường tài chính khu vực đã được hiện
thực hóa bằng hành động theo đuổi những chiến lược trọng tâm: nâng cao năng lực tài
chính, phát triển cơng nghệ hiện đại, mở rộng mạng lưới hoạt động, cải tiến và sáng tạo sản
phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và đặc biệt hoàn thiện hệ thống quản


trị điều hành, để có thể đưa các tiện ích ngân hàng tốt nhất vào cuộc sống, cùng cộng đồng
Việt Nam hướng đến tương lai thịnh vượng và phát triển.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của SacombankLeasing:

Hoạt động cho thuê tài chính đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại.

Tại Mỹ, cái nôi của loại hình hoạt động th mua hay cịn gọi là th tài chính đã phát triển
vơ cùng mạnh mẽ vào đầu những năm 50 của thế kỷ này.
Dịch vụ cho th tài chính tại Việt nam có chậm hơn so với thế giới, chỉ bắt đầu vào
khoảng năm 1995. Tuy nhiên, sự ra đời của các công ty cho th tài chính đã tạo được một
động lực khơng nhỏ cho nền kinh tế, phần nào làm giảm sức ép và gánh nặng cho hệ thống
ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn với các doanh nghiệp, đặc biệt là vốn trung
và dài hạn.
Với đặc điểm tài sản cho thuê là tài sản thế chấp, các công ty cho thuê tài chính đã tạo
điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn mới để đầu tư sản xuất kinh
doanh, nâng cao năng lực kinh doanh trước lộ trình hội nhập.
Nhằm đóng góp cho sự phát triển của loại hình mới này. Ngày 10-7, Cơng ty Cho th Tài
chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (SacombankLeasing) chính thức đi vào hoạt động
tại 87A Hàm Nghi, Quận 1, TPHCM. Đây là cơng ty cho th tài chính đầu tiên của khối
ngân hàng cổ phần tại Việt Nam, với vốn điều lệ ban đầu 150 tỉ đồng. SacombankLeasing
hoạt động như một đối tác tài chính chuyên nghiệp và tin cậy, có khả năng đáp ứng nhu
cầu về nguồn vốn đầu tư, làm nhà tư vấn chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, và cam kết
cùng doanh nghiệp phát triển trong giai đoạn cạnh tranh sắp tới.
SacombankLeasing hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ cho thuê tài chính
với thời hạn từ 3 đến 5 năm. Trước mắt, SacombankLeasing tập trung vào các loại hình
dịch vụ, th mua tài chính, mua và cho thuê mua lại, thực hiện các dịch vụ ủy thác và
quản lý tài sản có liên quan đến hoạt động cho th tài chính. Ngồi ra, SacombankLeasing
cịn cho thuê máy móc thiết bị phục vụ sản xuất; thiết bị và phương tiện vận tải mặt đất;
thiết bị cho ngành xây dựng, động cơ điện; thiết bị viễn thông, y tế, ngành xử lý mơi
trường, thiết bị văn phịng...
Khách hàng chính của SacombankLeasing là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt
động trong các ngành nghề khác nhau. Được biết, toàn bộ tài sản cho thuê của
SacombankLeasing đều được bảo hiểm.
Trước đó, SacombankLeasing đã tổ chức buổi hội thảo “Cho th tài chính – Cơng cụ
tài chính của Doanh nghiệp” vào sáng ngày 8-7 tại Khách sạn Sofitel, TPHCM.


1.1.3 Bộ máy tổ chức và chức năng của các phòng ban:


1.1.3.1

Cơ cấu tổ chức:

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị
Bộ phận kiểm tốn nội bộ
Phịng Kinh doanh
Phịng Thẩm định
Phịng Kế tốn và quỹ
Phịng Kiểm tra - kiểm sốt
Phịng Hành chính – nhân sự
Bộ phận Quan hệ quốc tế và công chúng

Ban tổng giám đốc
Được tổ chức theo từng bộ phận, trực thuộc trực tiếp tổng giám đốc. Trưởng đơn vị có
trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và chịu trách
nhiệm trước tổng giám đốc và hội đồng quản trị công ty.
1.1.3.2

Chức năng, nhiệm vụ phòng kinh doanh:

a/ Chức năng: - Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch CTTC của cty
-Thực hiện công tác dịch vụ hỗ trợ hoạt động CTTC
b/ Nhiệm vụ:
b1. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động CTTC của cty

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch kịnh doanh dịch vụ CTTC của cty
- Triển khai thực hiện và theo dõi quản lý hoạt động CTCT của cty trên cơ sở chiến
lược và kế hoạch đề ra:
+ Trực tiếp tiến hành nghiệp vụ CTTC từ khâu tiếp xúc cho đến khâu giải ngân
+ Quản lý hợp đồng CTTC, theo dõi và đôn đốc việc trả nợ của khách hàng, đề
xuất các biện pháp xử lý đối với các vấn đề phát sinh sau khi thuê.
- Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường và sản phẩm CTTC của cty:
+ Xây dựng, tổ chức triển khai, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tiếp thị, đề
xuất giải pháp phát triển thị trường
+ Cải tiến và hoàn thiện sản phẩm hiện hành và xây dựng sản phẩm CTTC mới
b2. Thực hiện công tác dịch vụ hỗ trợ
 Thực hiện công tác dịch vụ hỗ trợ trong việc mua bán, quản lý, sử dụng, xử lý tài
sản thuê
- Hỗ trợ thực hiện các thủ tục mua bán, nhập khẩu tài sản cho thuê
- Thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký hợp đồng, tài sản theo quy định của
pháp luật
- Thực hiện các thủ tục liên quan đến mua bảo hiểm tài sản thuê


- Hỗ trợ và cung cấp các hồ sơ liên quan đến việc sử dụng tài sản cho khách hàng
thuê theo pháp luật
- Tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xử lý tài sản thuê, tài sản đảm bảo (nếu
có) khi hợp đồng CTTC chấm dứt
 Thực hiện công tác kiểm tra, tư vấn, hỗ trợ về công nghệ thiết bị phục vụ cho hoạt
động cty
- Cung cấp các báo cáo tư vấn, các thơng tin có liên quan tới kỹ thuật và công nghệ
của tài sản thuê
- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật về các máy móc, thiết bị, và về hệ thống
phân phối máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động cty
- Nghiên cứu, kiểm tra, giám sát tài sản sau khi thuê theo quy định và đề xuất sử

dụng tài sản thuê phù hợp
b3. Phối hợp và hỗ trợ cấc phòng ban để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của
cty
b4. Xây dựng các quy định, hướng dẫn, quy trình tác nghiệp liên quan đến việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của phịng.
c/ Tổ chức bộ máy nhân sự
Trưởng phịng
Phó phịng
Phó phòng
Bộ phận
Kinh doanh doanh nghiệp
Bộ phận
Kinh doanh cá nhân
Bộ phận
Hỗ trợ và công nghệ thiết bị
Bộ phận Nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Trưởng phòng: chỉ đạo, tổ chức, điều hành hoạt động của phòng, chịu trách nhiệm trước
TGĐ.


Phó phịng: trợ giúp trưởng phịng theo sự phân cơng của trưởng phòng.
1.1.3.3

Chức năng, nhiệm vụ phòng thẩm định:

a/ Chức năng:
- Thẩm định các hồ sơ CTTC
- Quản lý rủi ro hoạt động CTTC
b/ Nhiệm vụ:

b1. Thẩm định hồ sơ cho thuê:
- Thẩm định các hồ sơ, dự án theo yêu cầu của cấp thẩm quyền
- Tái thẩm định
- Tổng hợp dữ liệu, chuẩn bị hồ sơ, lên kế hoạch họp Hội đồng xét duyệt cho thuê
đối với các dự án cho thuê thuộc quyền phán quyết của Hội đồng xét duyệt.
b2. Quản lý rủi ro hoạt động CTTC
 Quản lý nợ
- Quản lý, theo dõi danh mục nợ, tình hình tăng giảm dư nợ, đề xuất giải pháp hạn
chế rủi ro nâng cao hiệu quả hoạt động
- Theo dõi và kiểm sốt chặt chẽ tình hình gia hạn nợ, nợ quá hạn, đề xuẩt các biện
pháp để giảm thiểu nợ quá hạn
- Thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định
- Xây dựng và quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng phục vụ cho hoạt động cty
- Quản lý các rủi ro phi tín dụng ( rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt
động)
- Lập báo cáo, thống kê cho cơ quan thẩm quyền theo quy định
- Cung cấp thông tin về việc quản lý rủi ro cho các phòng ban khác
 Quản lý rủi ro ngành
- Xây dựng và quản lý hệ thống pháp luật ngành kinh tế phục vụ cho việc tham
khảo, công tác dự báo và định hướng hoạt động của cty
- Thường xuyên cung cấp các thông tin liên quan đến ngành kinh tế cho các bộ phận
có liên quan
b3. Phối hợp và hỗ trợ các phòng khác
b4. Xây dựng các quy định, hướng dẫn về quy trình tác nghiệp liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ phòng
b5. Thực hiện các yêu cầu khác của BGĐ
c/ Tổ chức bộ máy:
- Trưởng phòng: chỉ đạo, tổ chức, điều hành hoạt động của phòng, chịu trách nhiệm
trước TGĐ.
- Phó phịng: trợ giúp trưởng phịng theo sự phân cơng của trưởng phòng.

- Bộ phận thẩm định
- Bộ phận quản lý nợ và rủi ro


1.1.3.4

Chức năng, nhiệm vụ phịng kiểm tra-kiểm sốt nội bộ:

a/ Chức năng:
- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế quy định
của cty
- Kiểm tra, đánh giá tính chính xác các số liệu báo cáo, tính hiệu quả và mức độ rủi
ro của hoạt động
- Giải quyết các yêu cầu liên quan đến cơng tác thanh tra
- Tham mưu, góp ý hồn chỉnh, cải tiến các quy chế, quy định của cty
b/ Nhiệm vụ:
b1. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế quy định
của cty
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc kiểm tra
đột xuất việc tuân thủ quy định pháp luật, quy chế cty
- Phổ biến, hướng dẫn các quy chế của nhà nước và cty cho các bộ phận
b2. Kiểm tra, đánh giá tính chính xác các số liệu báo cáo, tính hiệu quả và mức độ rủi
ro của hoạt động
- Kiểm tra tính chính xác của các số liệu báo cáo kinh doanh và tài chính của đơn vị
- Kiểm tra và đánh giá hiệu quả các mặt hoạt động
- Kiểm tra và đánh giá mức độ rủi ro các mặt hoạt động
b3. Giải quyết các yêu cầu liên quan đến công tác thanh tra
- Thay mặt cty làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra
- Lên kế hoạch chỉnh sửa theo yêu cầu của các đoàn thanh tra, kiểm tra. Theo dõi,
đơn đốc và báo cáo

b4. Tham mưu, góp ý hoàn chỉnh, cải tiến các quy chế, quy định của cty
b5. Phối hợp các phòng ban
b6. Xây dựng các quy định, hướng dẫn về quy trình tác nghiệp
b7. Thực hiện các yêu cầu khác của TGĐ và của Ban kiểm sốt
c/ Tổ chức bộ máy:
- Trưởng phịng: chỉ đạo, tổ chức, điều hành hoạt động của phòng, chịu trách nhiệm
trước TGĐ.
- Phó phịng: trợ giúp trưởng phịng theo sự phân cơng của trưởng phịng.
- Các kiểm tra viên
1.1.3.5

Chức năng, nhiệm vụ phịng quan hệ quốc tế và cơng chúng:

a/ Chức năng:
- Cơng tác thư ký văn phịng cơng ty


- Công tác quản lý & phát hành văn thư
- Quan hệ quốc tế & công chúng
- Tiếp thị & phát triển thương hiệu
b/ Nhiệm vụ:
Công tác thư ký văn phịng cơng ty
- Trực văn phịng cơng ty, tiếp nhận thơng tin nội bộ & bên ngồi cho lãnh đạo công
ty, ghi nhận phổ biến ý kiến với Ban lãnh đạo, các phịng.
- Tổng hợp, theo dõi, đơn đốc các phòng thực hiện chỉ đạo của ban Tổng giám đốc
- Lập lịch công tác tuần của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Ban tổng giám đốc
- Chuẩn bị các cuộc họp

b1.


b2.Công tác quản lý & phát hành văn thư
b3.Quan hệ quốc tế & công chúng
 Quản lý hoạt động công chúng:

- Đưa tin, soạn tin, viết bài giới thiệu
- Xây dựng các mối quan hệ với cơ quan truyền thơng, thường xun theo dõi các
điểm tin trên báo chí
- Quản lý các phát ngôn về sản phẩm dịch vụ công ty
- Thực hiện báo cáo thường niên cho đơn vị
 Quản lý hoạt động quan hệ quốc tế
- Xúc tiến mối quan hệ quốc tế
- Tập hợp, lưu giữ thơng tin của các định chế tài chính của nước ngồi có liên quan,
làm đầu mối liên lạc
b4.Tiếp thị & phát triển thương hiệu
- Tổ chức các chương trình, sự kiện quảng bá
- Xây dụng và quản lý hệ thống nhận dạng nhãn hiệu
b5.Phối hợp các phòng ban
b6.Xây dựng các quy định, hướng dẫn về quy trình tác nghiệp
b7.Thực hiện các yêu cầu khác của TGĐ
c/ Sơ đồ tổ chức:
Trưởng bộ phận
Tổ thư ký
1.1.3.6

tổ QHQT&CC

Phịng hành chính nhân sự:

a/ Chức năng:
- Chức năng hành chính quản trị


tổ tiếp thị& ptriển thương hiệu


- Chức năng nhân sự đào tạo
- Quản lý tài nguyên CNTT
- Thực hiện công tác pháp chế
b/ Nhiệm vụ:
b1.Nhiệm vụ hành chính quản trị:
- Quản lý các hồ sơ pháp lý, ấn chỉ, ấn phẩm. Tiếp nhận, kiểm tra, phân phối, lưu
trữ văn thư, khuôn dấu , quản lý hồ sơ pháp lý
- Cơng tác hành chính phục vụ:
+ Thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết cho hoạt động công ty
+ In ấn chứng từ, hợp đồng với các đơn vị truyền thơng
+ Cung cấp tiện ích
- Công tác lễ tân
- Quản lý tài sản công cụ lao động
- Công tác bảo vệ an ninh
- Quản lý đội xe
b2.Nhiệm vụ nhân sự đào tạo: tuyển dụng & quản lý nhân sự
b3.Quản lý tài nguyên CNTT

- Triển khai hệ thống ngân hàng lõi, các chương trình phần mềm hệ thống của công
ty
- Xây dựng, triển khai hệ thống phát triển CNTT
- Bảo trì tin học, CNTT
- Bảo mật an ninh mạng
b4.Thực hiện công tác pháp chế
- Tư vấn pháp lý
- Tham gia soạn thảo, thẩm định các hợp đồng do công ty ký kết

- Trực tiếp soạn thảo các văn bản lập quy và các văn bản khác
- Thay mặt đơn vị tham gia giải quyết tranh chấp
- Lưu trữ văn bản pháp luật
c/ Sơ đồ tổ chức:
Trưởng phịng
Phó phịng
Bộ phận hành chính
1.1.3.7

Kế tốn và quỹ:

Phó phịng
Nhân sự

Pháp chế

CNTT


a/ Chức năng:
- Thực hiện công tác xây dựng và kiểm tra chế độ kế tốn tài chính của tồn cơng ty
- Thực hiện cơng tác kế tốn quản trị
- Thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn
- Quản lý nguồn vốn và an tồn kho quỹ
- Thực hiện cơng tác huy động vốn
- Xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của tồn cơng ty
b/ Nhiệm vụ:
b1.Thực hiện công tác xây dựng và kiểm tra chế độ kế tốn tài chính của tồn cơng ty
- Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán, thiết lập hệ thống chứng từ, biểu mẫu, sổ sách kế
toán theo KSA, hướng dẫn thống nhất của công ty

- Xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra cơng tác hạch tốn kế toán
- Nghiên cứu xây dựng áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế cho cơng ty
b2.Thực hiện cơng tác kế toán quản trị
- Xây dựng hệ thống báo cáo kế tốn quản trị, phân tích các chỉ tiêu tài chính
- Nghiên cứu giải pháp tính và phân tích giá thành sản phẩm
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính
b3.Thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn
b4.Quản lý nguồn vốn và an toàn kho quỹ
- Tổ chức thu chi tiền mặt, vàng, các chứng chỉ tiền gửi
- Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn
- Quản lý thanh khoản của công ty tại các ngân hàng, đảm bảo quản lý thanh khoản,
khả năng chi trả
- Quản lý kho quỹ
- Thực hiện dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng
- Lưu trữ các hồ sơ
b5.Thực hiện công tác huy động vốn
- Thực hiện các tác nghiệp huy động tiền gửi
- Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm huy động vốn
- Quản lý tài khoản
c/ Sơ đồ tổ chức:
Trưởng phịng
Phó phịng
Bộ phận kế tốn

Giao dịch viên quỹ

Phó phịng
Bộ phận nguồn vốn và kế hoạch chiến lược



1.1.4 Cơ cấu và các nguồn hình thành vốn:

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động số 04/GPNHNN cho công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Sài gịn Thương tín (Sacombank- LC).
Cơng ty có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm và có địa chỉ trụ
sở chính là 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TPHCM. Và nguồn vốn này được
hệ thống ngân hàng Sài Gòn cấp theo mô hình công ty con trực tḥc ngân hàng. Cịn hiện
nay cơ cấu vốn của công ty sau thời gian với tổng nguồn vốn là 165,976 tỷ đồng trong đó
nguồn vốn tự có là 150,454 tỷ đồng, nguồn vốn huy động là là 10,172 tỷ đồng cịn các
nguồn khác là 5,350 tỷ đồng.
Cơng việc mà Sacombank- LC được triển khai để huy động vốn từ các nguồn: Nhận
tiền gửi có kì hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân và vay vốn ngắn, trung và dài hạn
của tổ chức tín dụng trong và ngồi nước; Phát hành các giấy tờ có giá như: kỳ phiếu, tín
phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu…có thời hạn trên 1 năm để huy động vốn của tổ chức
và cá nhân trong nước.
Sacombank – LC còn được phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá
khác có thời hạn trên 1 năm để huy động vốn của tổ chức và cá nhân nước ngoài khi được
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Ngoài ra, ngân hàng này còn được tiếp nhận các nguồn
vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, Sacombank- LC còn được thực hiện các nghiệp vụ như: Cho thuê tài
chính; Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài
chính; Nhận ủy thác bằng máy móc, thiết bị để cho thuê tài chính đối với khách hàng;
Nhận uỷ thác bằng tiền từ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước để nhập máy móc, thiết
bị cho th tài chính đối với khách hàng…
Các nghiệp vụ bảo lãnh liên quan đến cho thuê tài chính; Cho thuê vận hành; Mua và
cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;
Thực hiện hoạt động ngoại hối theo giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp; Thực hiện các
nghiệp vụ khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép…cũng là một trong những phạm
vi nhiệm vụ và quyền hạn của Sacombank – LC.
1.1.5 Mạng lưới hoạt động:


Công ty được thành lập vào ngày 10/07/2006 tại số 87A Hàm Nghi Q1 tp.HCM với
vốn điều lệ 150 tỷ đồng và hiện nay đây là trụ sở và là địa điểm giao dịch duy nhất hiện
nay của công ty. Tuy nhiên về qui mô và mạng lưới hoạt động thì cơng ty có khách hàng
hầu hết ở các tỉnh thành với các sản phẩm cho thuê chủ yếu là xe ơ tơ và các máy móc thiết
bị.
1.1.6 Đối tượng khách hàng và các loại hàng hoá có cho th tài chính chủ yếu:

Trong thời gian vừa qua kể từ khi công ty thành lập đến nay thì khách hàng của cơng ty
bao gồm nhiều thành phần kinh tế xã hội. Trong các khách hàng hợp tác với cơng ty có
những khách hàng là những doanh nghiệp lớn có tiếng tăm trên thị trường từ lâu nhưng số
lượng khách hàng này chỉ chiếm số lượng rất nhỏ; cịn đối với khách hàng cá nhân có thu
nhập cao tương đối ổn định thì chỉ chiếm khoảng 6% doanh số của công ty; và phần lớn


khách hàng chủ yếu của công ty lúc này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Và chủ yếu khách
hàng có quan hệ tín dụng với Sacombank và do nhà cung cấp giới thiệu.
Khách hàng doanh nghiệp Việt Nam đa số là những doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu
cầu rất đa dạng đối với các loại máy móc thiết bị và tài sản. Song, trong giai đoạn hiện nay,
việc thoả mãn các nhu cầu cần được xem xét trên nhiều phương diện và công ty luôn tâm
huyết với sứ mệnh là cung cấp cho các khách hàng các dịch vụ tài chính có chất lượng
hồn hảo với mức phí cạnh tranh với kinh nghiệm quản trị theo phong cách chuyên nghiệp
và dịch vụ khách hàng tốt nhất.
Do mức độ rủi ro trong kinh donh nói chung và hoạt động tín dụng th nua nói riêng ở
Việt Nam hiện nay còn rất cao. Các hoạt động Leasing bước đầu chỉ tập trung vào một số
tài sản, thiết bị dể di chuyển, có nhu cầu mang tính phổ biến ổn định hoặc dễ chuyển
nhượng, mua bán, như:
Ngành xây dựng cơ bản: Máy móc, thiết bị thi cơng, xây dựng, đào đắp, máy ủi ….
Ngành du lịch, khách sạn: Các loại xe du lịch, các loại thiết bị phòng phục vụ cho
các khách sạn vừa và nhỏ.
Ngành dệt, may, da, giầy … Các loại máy dệt hiện đại, máy bay, các laọi máy

nhuộm, cán láng, in hoa hiện đại….
Các loại thiết bị văn phịng: Máy vi tính, máy sao chụp, máy điện thoại.
Các loại máy móc, thiết bị động lực: (do nguồn điện Việt Nam không ổn định): Máy
phát điện loại vừa và nhỏ, máy biến áp điện…
Các loại phương tiện vận tải đường bộ: Các loại xe chở khách, các loại xe tải, xe ô
tô con, xe cầu, xe nâng các cỡ … Và đây chính là đối tượng khách hàng và tài sản cho thuê
chủ lực của công ty hiện nay.
Các loại máy công cụ: Các loại máy cắt, gọt kim loại; các loại máy rèn, dập; các lạoi
máy hàn và các loại máy gia công đồ gỗ.
Các loại máy Ngành gốm sứ: các loại lò nung gas, lò nung điện, các loại máy khai
thác, nhào trộng nguyên liệu, các loại khuôn mẫu …
Các loại bất động sản: Nhà xưởng, văn phòng làm việc …
Sau 1 thời gian hoạt động thì cơng ty các tài sản cho th của cơng ty được thống kê:
Bảng 01: Bảng kết cấu doanh số theo tài sản
Đvt: triệu đồng
LOẠI TÀI SẢN
Sản xuất kinh doanh
Phương tiện vận chuyển
Tổng cộng

(Nguồn: số liệu công ty SacombankLeasing)


1.2 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa:
1.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ bé về mặt vốn, lao
động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào
quy mơ đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo
tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số

lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50
người, cịn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí
riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, khơng phân biệt
lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng
lao động trung bình hàng năm dưới 300 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa
(khơng có tiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, đâu là nhỏ, và đâu là vừa)
1.2.2 Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Đặc điểm chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa là mới thành lập, ít kinh nghiệp kinh
doanh, thiếu trầm trọng các nguồn lực cần thiết như vốn, tài nguyên, nhiều rào cản, ít được
hỗ trợ và sự phân biệt đối xử còn nặng nề. Do vậy, các doanh nghiệp dành hầu hết thời
gian cho việc thích ứng với hồn cảnh trước mắt và khắc phục những khó khăn nói trên
hơn là đầu tư thời gian vào nghiên cứu những sự kiện chưa tới.
Ngoài ra đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa lại thiếu kiến thức về hội nhập quốc tế, ít
kinh nghiệm trong các vụ kiện tụng mang tính quốc tế, đây chính là mộ trong những điểm
yếu của loại hình doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam chiếm hơn 90% trong tổng số các
doanh nghiệp đang hoạt động nên đây cũng chính là một điểm mạnh của loại hình doanh
nghiệp này với mạng lưới hoạt động rộng,có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả
nước,với ngành nghề đa dạng, dễ linh động thay đổi và hoà nhập trong mọi hoàn cảnh, và
đây là động lực chủ yếu trong quá trình phát triển kinh tế ở những nước như nước ta.
1.2.3 Vai trò và tầm quan trọng của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền

kinh tế:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp một khối lượng lớn về sản phẩm và
đóng góp 25% GDP, chiếm 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp hàng
năm
theo số liệu thống kê riêng tại tp.HCM cho thấy: năm 2003 tỷ trọng đóng góp của khu
vực KTTN vào GDP của TP đạt 37,6% và năm 2004 là 38,9%
Đóng góp đáng kể vào nguồn thu NSNN

Theo số liệu bộ tài chính, năm 2003 số thuế thu từ doanh nghiệp dân doanh chiếm 15%
tổng thu ngân sách, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2004 số thu từ khu vực
KTTN đạt khoảng 7,8% thu ngân sách. Năm 2005 là 8,4%. Nếu tính trên đầu người về
mức thứe và phí: Doanh nhgiệp nhỏ là 10 triệu đồng , doanh nghiệp vừa là 42 triệu đồng,
doanh nghiệp lớn là 12 triệu đồng. So với ngân sách trung ương, đóng góp của khu vực
1.2.3.1


KTTN (chủ yếu là DNNVV) trong nguồn thu ngân sách địa phương lớn hơ nhiều. Ví dụ, ở
Tp.HCM, KTTN đóng góp trong tổng ngân sách địa phương khoảng 15%, Tiền Giang
34%, Đồng Tháp 16%, Gia Lai 22%, Ninh Bình 19% .....
Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp cho tăng trưởng
kinh tế và ổn định xã hội
DNNVV tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, khoảng 25% - 26%
lực lượng lao động trong cả nước. Suất đầu tư cho một tổ làm việc ở DNNVV thấp bằng 310% so vói các doanh nghiệp lớn. Hiện nay nhu cầu tăng lao động nước ta lên tới khoảng
3,5 – 4 triệu lao động mỗi năm, nhưng khu vực kinh tế quốc doanh cao lắm cũng chỉ giải
quyết được khoảng 2 triệu lao động còn lại là DNNVV. Do vậy các DNNVV là nơi có khả
năng tiếp nhận phần lớn số lao động mới hàng năm và số lao động dư thừa do sắp xếp tại
doanh nghiệp Nhà nước hay cải cách hành chính. Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp,
mỗi năm thu hút khoảng 45 vạn lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 1,1 triệu
đồng/ tháng.
1.2.3.2

Sự phát triển của DNNVV nhất là các DNNVV ngồi quốc doanh trong
những năm qua đã góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hố, hiện đại hóa.
Các doanh nghiệp có qui mô lớn thường tập trung ở các thành phố, trung tâm cơng
nghiệp.Do đó, đã gây ra sự mất cân đối nghiêm trọng về trình độ phát triển kinh tế - văn
hố – xã hội giữa thành thị, nơng thơn, giữa các vùng khác nhau trong một quốc gia. Vì
thế, phát triển DNNVV là phương tiện quan trọng trong việc tạo lập cân đối giữa các vùng,

góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành và các
lãnh thổ và có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phân bổ vốn đầu tư theo hướng tăng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm ở
khu vự nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ
38,13% (năm 2001) lân 41,03% (năm 2005), dịch vụ tăng từ 36,63% lên 38,08% và nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 23,24% xuống cịn 20,89%.
Cơ cấu kinh tế vùng đã có bước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của
từng vùng. Số doanh nghiệp và số vốn đăng ký tập trung nhiều nhất là ở vùng đông Nam
Bộ, chiếm 40,7% số doanh nghiệp thành lập mới. Vùng Đồng bằng Sông Hồng, tỷ lệ đó là
29,8%. Vùng Tây Bắc có tỷ lệ tyhấp nhất 0,94%, Hà Nội và Tp.HCM chiếm khoảng 52%;
lai động đã qua đào tạo tăng từ 20%(năm 200) lên 25% (năm 2005)
Cơ cấu thành phần kinh tế: tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các
thành phần kinh tế và đan xen nhiếu hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm
38,4% GDP; kinh tế dân doanh chiếm 45,7% GDP (trong đó kinh tế hớp tác và hợp tác xã
đóng góp 6,8% GDP); kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 15,9%.
1.2.3.3

Tham gia tích cực vào hoạt động xuất khẩu
Sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây đã làm cho tỷ trọng xuất khẩu của các
DNNVV trong nền kinh tế quốc dân tăng lên. Số lượng DNNVV tham gia kinh doanh xuất
khẩu chiếm 84,2% tổng số doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khấu. Tổng kim
1.2.3.4


ngạch xuất khẩu năm 2002 của các DNNVV đạt 4.108 triệu USD, chiếm 24,6% tổng kinh
ngạch nhập khẩu đạt 4.789 triệu USD, chiếm 23,3% so với toàn bộ kim ngạch xuất khẩu,
nhập khẩu của nền kinh tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hố của tồn nền kinh tế trong
5 năm 2000-2005 đạt hơn 110,6 tỷ USD, tăng 17,5% năm; tổng kim ngạch nhập khẩu
khoảng 130 tỷ USD, tăng 19%/năm.
Bên cạch đó, hoạt động xuất khẩu của các DNNVV chủ yếu từ các mặt hang nông,

thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, dagiày, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các
ngành nghề truyền thống để đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu như Bát Tràng, La
Phù (Hà Tây)….
Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng của các doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy
vốn đầu tưtoàn xã hội tăng khá nhanh vượt mức dự kiến hơn 30% so với kế hoạch
(gấp hai lần so với 5 năm trước); vốn đầu tư trong nước chiếm 72% tổng vốn đầu tư
tồn xã hội.
DNNVV góp phần khai thác tiềm năng phong phú trong dân:
Sự mếm mại, linh hoạt của các DNNVV tạo ra một cơ cấu kinh tế có tính đổi mới và
thích ứng cao cho nến kinh tế; cơ cấu ngành, thành phần, vùng tạo điều kiện tận dụng và
thu hút tốt các nguồn lực cho đầu tư ohất triển, thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn. Do quy mô nhỏ và vừa nên các DNNVV khi thành
lập cần vốn ít, thu hồn vốn nhân, có thể đặt văn phòng làm việc, nhà xưởng , kho tang ở
khắp nơi trên lãnh thổ, ở cả những cơ sở hạ tầng chưa phát triển đẩ có thể khai thác tiềm
năng và thế mạnh từng vùng, sử dụng tiềm năng về nguồn lao động và nguyên vật liệu tại
địa phương cũng nhu việc thu hút vốn . việc phát triển các lành nghề truyền thống ở nông
thôn là một trong những hướng quan trọng để sử dụng tay nghề tinh xảo của nghệ nhân,
nhằm thu hút lao động nông thôn và phát huy thế mạnh của từng vùng để phát triễn kinh tế.
1.2.3.5

DNNVV đáp ứng tích cực nhu cầu tiêu dung xã hội ngày càng phong phú, đa
dạng mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được:
Hiên nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV đã phát triển hầu hết các
lĩnh vực, cung cấp một khối lượng lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm. Thực tế trong
tiêu dung xã hội, có những mặt hang mà người tiêu dung chỉ có nhu cầu rất ít và cá biệt
song chất lượng, chủng loại, mẫu mã và kiếu cách không ngừng thay đổi. Trong trường
hợp này, các doanh nghiệp lớn không thể đáp ứng được, trái lại các DNNVV do quy mơ
sản xuất nhỏ, có khả năng điểu chỉnh hoạt động nên có thể đáp ứng những nhu cầu nói trên
của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện.Đặc biệt, có những hang h1oa người
tiêu dùng có nhu cầu khơng thể sản xuất ở các doanh nghiệp quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại

mà chỉ có thể sản xuất bằng lao động thủ công, phân tán đến từng cơ sở sản xuất nhỏ và hộ
gia đình.
1.2.3.6

1.2.3.7

Mối liên hệ giữa các DNNVV và các doanh nghiệp lớn, nhu các tổng công ty
lớn của Nhà nước, các tập đoàn xuyên quốc gia cácnnướ đang hoạt động tại
nước ta


Mặc dù thời gian qua, mối quan hệ này chỉ được xác lập bước đầu trong các khâu:
cung ứng nguyên vật liệu, hợp đồng phụ và tạo ra mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm
…. Song đây là một hướng hết sức quan trọng trong thúc đẩy phát triển DNNVV trong
thời gian tới. Các doanh nghiệp lớn đảm bảo cho các DNNVV về tài chính, cơng nghệ, thị
trường và cả về tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghệim quản lý, ngược lại, các DNNVV đảm
bảo cho các doanh nghiệp lớn về công nghiệp bổ trợ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rộng
khắp cả nước.
1.3 Mối quan hệ:
1.3.1 Mối quan hệ giữa hệ thống ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp nhỏ và

vừa:
NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, tự huy động vốn để cho vay, hưởng
chênh lệnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Cho nên, NHTM một mặt nhận những
khoản tiền gửi tiết kiệm của công chúng hoặc những khoản tiền chờ đợi để chi tiêu tiền
“nhàn rỗi” ở các cơ quan doanh nghiệp để hình thành nguồn vốn cho vay; mặt khác trên cơ
sở số vốn đã huy động được, ngân hang cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh
doanh, tiêu dùng … cho những cá nhân, doanh nghiệp cần tiền vay, góp phần đảm bảo sự
sận động liên tục của guồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy
NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay.

Hệ thống ngân hàng năm 2005 có những bước phát triển tích cực và ngày càng đóng
vai trị quan trọng trong việc huy động và điều tiết trong nền kinh tế quốc dân. Hiện ngân
hàng đã là kênh huy động, cung ứng vốn chính cho nền kinh tế với 30% vốn đầu tư phát
triển hàng năm và 40% tổng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Tổng dư nợ tín dụng cho
nền kinh tế qua hệ thống ngân hàng vào cuối năm 2005 đã trên 60% GDP, cao hơn mức
bình quan của các nước có thu nhập thấp. quan trọng hơn, nguồn vốn tín dụng ngân hàng
đổ vào các doanh nghiệp nhà nước (hoạt động kém hiệu quả) đang giảm dần từ khoảng
70% tổng tín dụng trong thập kỷ 90 xuống còn khoảng 30% trong năm 2005.
Doanh nghiệp là một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế, là nơi quyết định về quá
trình sản xuất được đưa ra. Vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh
tế vận động liên tục và biểu hiện các hình thái khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trình
sản xuất, tạo thành chu kỳ tuần hoàn và luân chuyển vốn, điểm xuất phát và kế thúc của
một vịng tuần hồn này thể hiện dưới dạng tiền tệ. Trong quá trình SXKD, để duy trì hoạt
động liên tục đòi hỏi vốn của các doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại ở cả ba giai đoạn: dự
trữ - sản xuất – lưu thong. Từ đó xảy ra hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời : tại một thời
điểm nhất định có những doanh nghiệp có vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi (thừa vốn) vá có
những doanh nghiệp khác tạm thời thiếu vốn. Đây là hiện tượng mang tính chất tạm thời
nhưng xảy ra thường xuyên và phổ biến trong bất kỳ nền kinh tế nước nào, làm nảy sinh
yêu cầu ngày càng bức thiết phải giải quyết cho được vấn đề điếu hoà vốn. NHTM với vai
trị là một trung gian tín dụng đứng ra tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, điều hoà cung
cầu vốn trong các donah nghiệp của nền kinh tế, đã góp phần điều tiềt các nguồn vốn, tạo
điều kiện cho quá trình SXKD của các doanh nghiệp không bị gián đoạn.


Cũng như để mở rộng sản xuất, doanh nghiệp cần bỏ vốn để đầu tư vào nhà máy và
thiết bị. Việc làm này dựa vào hai lý do: trước hết doanh nghiệp này phải thay thế các thiết
bị hư hỏng hay lạc hậu, và hai là doanh nghiệp cần phải mở rộng quy mô hoạt động. Trong
trường hợp này doanh nghiệp cần các nguồn vốn dài hạn hơn, lại cần có trước khi doanh
nghiệp có thu nhập từ việc sử dụng nhà máy và thiết bị. Do đó vốn là một trong những mối
quan tâm hàng đầu được đặt ra, các doanh nghiệp không thể chỉ trông chờ vào nguồn vốn

tự có, mà cịn phải biết dựa vào vốn của nhiều nguồn khác nhau trong xã hội.
Doanh nghiệp có thể tiếp cận với các nguồn vốn nào? Và khả năng thành công của
donah nghiệp trong việc huy động từng loại nguồn vốn này ra sao? Các doanh nghệip có
thể sử dụng vốn của bản than chủ doanh nghiệp, kêu gọi góp vốn dưới hình thức hợp
doanh, vay mượn gia đình bạn bè, vay từ những người cho vay tư nhân, sử dụng tín dụng
thương mại, path hành nợ ra thị trường thong qua các cơng cụ tài chính như cổ phiếu, trái
phiếu, và vay tiền từ các TCTD mà tiêu biểu là từ các NHTM. Về tính khả thi của các hình
thức trên, một trong những ngồn vốn mà doanh nghệip có thể sử dụng là vốn vay từ những
người cho vay tư nhân, lợi thế của hình thức này là đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn,
không cần phải đi qua nhiều thủ tục phức tạp và phiền hà. Tuy nhiên, lãi suất của các
khoản vay này thường rất cao, các hành vi bạo lực có thể xảy ra trong các trường hợp
doanh nghiệp khong trả được nợ đúng hạn. Hình thức gọi vốn liên kết cũng gặp nhiều khó
khăn do việc bất cân thơng tin của người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, điều này
gây ra khả năng tài sản của doanh nghiệp bị đánh giá thấp, và do đó làm giảm nhu cầu gọi
vốn liên kết của bản than chủ doanh nghiệp. Còn sử dụng loại hình tín dụng thương mại
thường có thời hạn rất ngắn và thường có lãi suất ngầm ẩn cao hơn rất nhiều so với lãi suất
có kỳ hạn tương đương của vốn vay từ NHTM, lãi suất ngầm ẩn thể hiện ở chênh lệch giữa
giá cả được chiết khấu (nếu trả ngay) và giá cả trả chậm. Khả năng mà doanh nghiệp của
Việt Nam có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu hầu như là khó có thể thực hiện. Để có đủ
tư cách phát hành nợ, doanh nghiệp thường yêu cầu chi phí cao và chưa đủ độ tin cậy để
vượt qua các yêu cầu này.
Trong lúc các nguồn tài chính bên ngồi kể trên là khơng dễ dàng tiếp cận. Một nguồn
vốn quan trọng của tín dụng ngân hang đối với sự phát triển kinh tế đã được đề cập từ đầu
thế kỷ 20. Ngày nay trong q trình tham gia kinh tế tồn cầu thì các giao dịch tín dụng lại
càng quan trọng. Một đặc điểm khác làm cho tín dụng ngân hang có tầm quan trọng đối với
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là : chính thị trường này là nơi mà chính phủ có
thể can thiệp nhanh nhất và dễ dàng hơn rất nhiều đối với loại hình tài chính khác đề cập ở
trên. Nhiều khách hang bước vào ngân hàng giao dịch, vì họ đánh giá cao tính an tồn, tính
thanh khoản, tính thuận lợi và khả năng tiếp cận với ngân hàng. Ngồi ra, trong q trình
hoạt động các doanh nghiệp cần phải thực hiện các nghiệp vụ thanh tốn, từ khi NHTM ra

đời và phát triển thì hầu hết các khoản thanh toán chi trả về hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ
thể kinh tế (các doanh nghiệp và cá nhân) đều được chuyển giao cho ngân àhng thực hiện,
việc thanh toán trở nên tiện lợi, tiết kiệm được nhiều chi phí, mọi quan hệ thanh tốn được
thực hiện bằng cách các doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng và yêu cầu ngân hàng
thực hiện các khoản chi trả hoặc uỷ nhiệm cho ngân hàng thực hiện việc thu nhận các
khoản tiền vào tài khoản của mình.


Như vậy, doanh nghiệp cũng có lúc có thể vừa là người cung cấp sản phẩm đầu
vào cho ngân hàng và cũng là người sử dụng sản phẩm đầu ra của ngân hàng.
Và trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, ngành ngân hàng luôn
bám sát phương châm “phát triển của doanh nghiệp là phát triển của ngân hàng” là bạn
đồng hành keo sơn của ngành ngân hàng. Ngành ngân hàng luôn mong muốn tạo điều kiện
cũng nhu mong muốn được hỗe trợ cho các doanh nghiệp, khơng phân biệt doanh nghiệp
trong hay ngồi quốc daonh miễn là daonh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có dự án khả thi, có
uy tín lâu dài bền vững trong quan hệ tín dụng.
1.3.2 Mối quan hệ giữa SacombankLeasing và các doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Mở rộng thị trường dịch vụ là một trong những cam kết của nước ta khi gia nhập Tổ
chức thương mạii thế giới (WTO), trong đó có thị trường dịch vụ tài chính. Vì thế trong
những năm tới, nhiều dịch vụ tài chính mới sẽ xuất hiện, các dịch vụ tài chính hiện tại cũng
có nhiều cơ hội để phát triển. Dịch vụ cho th tài chính khơng nằm ngồi xu thê đó.
Trong 10 năm trở lại đây, thị trường tài chính Việt Nam đã xuất hiện một loại hình dịch
vụ cấp vốn, khá thuận lợi cho các doanh nghiệp, đó là dịch vụ cho th tài chính. Đây là
một loại hình dịch vụ có nhiều ưu điểm, lợi thế cạnh tranh với các hình thức cấp vốn khác
và rất thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận
nguồn vốn, máy móc, thiết bị, khoa học – công nghệ… Đánh giá đây là một thị trường đầy
tiềm năng trong tương lai nên ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn thương tín đã thành
lập cơng ty cho thuê tài chính đầu tiên trực thuộc khối Ngân hàng TMCP là
SacombankLeasing. Với tầm nhìn là đồng hành cùng các Doanh nghiệp nhất là các doanh

nghiêrp nhỏ và vừa phát triển bằng các dịch vụ tài chính tốt nhất với việc tạo ra giải pháp
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có nhu cầu đổi mới cơng nghệ, thiết bị, cách thức
quản lý nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững.
Hiện nay công ty đang cho thuê với mức tài trợ đến 90% giá trị tài sản th, ngồi ra
cơng ty cịn tu vấn về thiết bị, công nghệ trước, trong và sau khi thuê. Do chiến lược kinh
doanh là tập trung vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp
mới thành lập vốn ít có phương án kinh doanh khả thi nên cơng ty có thể cho th mà
khơng cần tài sản đảm bảo cùng với việc xác định những mức lãi suất cạnh tranh, với thủ
tục cho thuê đơn giản cùng một đội ngũ nhân viên năng động và chuyên nghiệp nên công
ty cũng đã tạo lập được một mối quan hệ khá tốt với các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong nước và khoảng trên 80% số lượng khách hàng hiện nay của công ty là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là một hướng đi đầy triển vọng khi mà thị trường cho thuê
tài chính hiện nay được xem là một kênh dẫn vốn tiện ích đối với mọi thành ohần kinh tế,
nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế nhu cầu th tài chính trong thời gian tới sẽ là
rất lớn. Đối với các doanh nghiệp khi hợp tác với cơng ty thay vì phải bỏ ra một khoản tiền
lớn ngay một lúc để mua sắm động sản, doanh nghiệp cị thể nhanh chóng đổi mới máy
móc, thiết bị, cơng nghệ, tận dụng được cơ hội kinh doanh do tài sản thê được khấu hao
nhanh, giảm thuế lợi tức (do tiền thuê được hạch toán thẳng vào chi phí) mà khơng nhất
thiết phải có tài sản thế chấp. Ngồi ra, cơng ty cịn cung cấp cả dịch vụ tái cho thuê (người
thuê bán lại tài sản của họ cho bên cho thuê, đồng thời ký kết hợp đồng th lại chính tài
sản đó nhằm giải phóng đầu tư khỏi tài sản cố định và có thêm vốn lưu động để hoạt


động). Để có thể thuê một tài sản thi doanh nghiệp liên lạc với một nhà cung ứng với các
máy móc thiết bị, động sản mà doanh nghiệp muốn thuê sau đó trình phương án sản xuất
kinh doanh của dự án có liên quan đến tài sản cho cơng ty xem xét – do đó tính khả thi của
dự án sẽ được tái thẩm định thông qua công ty, đây chính là một điểm tích cực của việc đi
thuê tài chính. Nếu dự án khả thi cơng ty sẽ cấp vốn cho doanh nghiệp tùy theo năng lực
kinh doanh cũng như quy mơ về vốn của doanh nghiệp đó, và cuối thời hạn thuê doanh
nghiệp có thể mua lại tài sản với một mức giá tượng trưng (khoảng 1triệu đồng).




×