Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.2 KB, 24 trang )

Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRUY XUẤT
NGUỒN GỐC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ
– NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG
Tóm tắt
Mục tiêu – Mục tiêu của báo cáo này là khám phá ngành công nghiệp hải sản nhận thức
lợi ích của việc thực hiện truy xuất nguồn gốc như thế nào. Ngoài ra, báo cáo này còn tiến
hành phân tích lợi ích - chi phí trong việc ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc mới cho 02
công ty hoạt động ở những công đoạn khác nhau trong chuỗi cung ứng, giúp chúng ta có
những hiểu biết sơ bộ về lợi ích ròng của dự án, và chi phí, lợi ích được phân bổ giữa các công
ty đó như thế nào.
Thiết kế nghiên cứu/ Phương pháp nghiên cứu/ Cách tiếp cận – Đây là nghiên cứu tình
huống.
Kết quả nghiên cứu – Lợi ích quan trọng nhất mà các công ty (tham gia khảo sát) thu
được từ việc truy xuất nguồn gốc là cải tiến việc quản lý chuỗi cung ứng. Những lợi ích khác
có thể thấy được là duy trì khách hàng hiện hữu, cải tiến chất lượng sản phẩm, khác biệt hóa
sản phẩm, và giảm khiếu nại từ khách hàng. Tuy nhiên, các công ty trong những công đoạn
khác nhau của chuỗi cung ứng định lượng lợi ích khác nhau, chẳng hạn, việc ứng dụng thẻ từ
(RFID: Radio Frequency Identification: Xác định tần số sóng vô tuyến) trên các kiện hàng
(pallet) ở trường hợp công ty thương mại thu được những lợi ích được định lượng rõ ràng.
Nguồn gốc/ giá trị - Báo cáo này hữu ích cho những công ty trong lĩnh vực này và các
viện nghiên cứu trong việc tìm hiểu lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng
cá. Nghiên cứu này cung cấp cho chúng ta cái nhìn ban đầu về lợi ích khi theo đuổi giải pháp
truy xuất RFID. Báo cáo cũng chỉ ra rằng các công ty chế biến chịu gánh nặng tài chính trong
việc ứng dụng công nghệ này, trong khi các trung gian phân phối gần với người tiêu dùng cuối
cùng lại thu được lợi. Điều đó có thể giải thích một phần tại sao các công ty sản xuất chậm
thực hiện truy xuất nguồn gốc như là một công cụ tiếp thị tăng thêm giá trị cho sản phẩm của
mình, thay vào đó họ buộc ứng dụng công nghệ này vì các đạo luật về an toàn thực phẩm.
Từ khóa – Phân tích lợi ích - chi phí, Ngành công nghiệp cá và nông nghiệp, châu Âu,
Việt Nam, Chi Lê, Quản lý chuỗi cung ứng.
Kiểu báo cáo – Nghiên cứu tình huống.


1. Giới thiệu
Việc truy xuất nguồn gốc đã được áp dụng nhiều năm qua trong ngành cung ứng thực
phẩm theo yêu cầu của thị trường và luật pháp, chẳng hạn, Quy định của Liên minh châu Âu
số 178/2002 trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và Quy định của Hoa Kỳ số PL107-188
(2002) trong việc phòng ngừa khủng bố sinh học qua đường thực phẩm.
Việc truy xuất nguồn gốc tốt trong chuỗi cung ứng thực phẩm có tiềm năng giảm rủi ro và
chi phí liên quan đến sự bùng nổ của dịch bệnh (Hobb, 2003), chẳng hạn, giảm những tác động
trên diện rộng đối với sức khỏe con người; giảm hoặc tránh được các chi phí y tế; giảm những
mất mát về việc suy giảm năng suất lao động; giảm các chi phí về an toàn phát sinh từ sự lan
truyền dịch bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm (Can-Trace, 2007). Việc giảm các chi phí cũng
liên quan đến vấn đề thu hồi sản phẩm, chẳng hạn như là giảm thời gian và phạm vi thu hồi.
Điều này cũng là động lực kinh tế để các doanh nghiệp thực hiện truy xuất nguồn gốc thực
phẩm (Golan et al., 2004, Can-Trace, 2007). Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm cũng liên
1
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
quan đến việc duy trì khách hàng và xây dựng niềm tin của thị trường đối với sản phẩm (Can-
Trace 2007). Ngoài ra, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng các thiết
bị điện tử sẽ có tiềm năng gia tăng hiệu quả sản xuất, chẳng hạn, giảm chi phí thu mua, vận
chuyển và lưu kho; thực hiện quản lý đúng lúc (just-in-time) trong sản xuất (Moschini, 2007);
cải tiến việc lập kế hoạch, giảm chi phí ở hệ thống phân phối, gia tăng doanh thu đối với các
sản phẩm có giá trị cao hoặc là các sản phẩm được người tiêu dùng tín nhiệm trên thị trường
(Golan, et al., 2004).
Việc chứng minh nguồn gốc bền vững của các loại thực phẩm có thể dễ dàng được truy tìm
trong chuỗi cung ứng, điều này đem lại những lợi ích kinh tế gia tăng, nếu không thì doanh
nghiệp sẽ không đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Những khách hàng quan tâm đến môi trường
sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm càng thân thiện với môi trường, chẳng hạn, sản phẩm
có nguồn gốc từ các ngư trường được quản lý một cách bền vững. Gần đây, vấn đề phát triển
bền vững ngày càng trở nên quan trọng trên thị trường. Đây là các sản phẩm có nguồn gốc
sạch (Intrafish, 2009), và một hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm giúp gia tăng yếu tố
“xanh và sạch” (Tyedmers et al, 2008) của sản phẩm, cũng là yếu tố quyết định một lần nữa

trong việc lựa chọn sản phẩm có hình ảnh “xanh” của khách hàng (Carbon Trust, 2008), và
thông thường, họ sẽ sẵn lòng chi trả cao hơn. Hơn nữa, những vấn đề liên quan đến công bằng
trong thương mại đòi hỏi việc theo dõi và truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nguồn gốc của
những khiếu nại (provenance of the claims). Bằng cách ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn
gốc, các công ty trong chuỗi cung ứng có thể đáp ứng những yêu cầu về luật pháp của nước sở
tại cũng như nhằm thỏa mãn các khách hàng, từ đó giúp họ có thể duy trì và mở rộng thị
trường (Souza and Monterio and Caswell, 2004).
Một lý do kinh tế nữa khi thực hiện việc truy xuất nguồn gốc là loại bỏ các rủi ro trách
nhiệm pháp lý liên quan đến vấn đề thực phẩm không an toàn (Hobb, 2003), các rủi ro này sẽ
gây ra những thiệt hại tài chính như là phạt, tổn thất, thiệt hại về uy tín, và làm giảm giá trị
thương hiệu (Can-Trace, 2007). Một hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm tốt có thể giúp
các nhà cung cấp tránh được các cáo buộc sai trái về thực phẩm an toàn, cũng như gia tăng độ
an toàn của thực phẩm. Các công ty sẽ được an toàn khi ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực
phẩm bởi vì họ có thể cung cấp các tài liệu cần thiết về hệ thống sản xuất cũng như thực tiễn
hoạt động để chứng minh rằng họ không làm những điều vi phạm khi các vấn đề về an toàn
thực phẩm phát sinh. Những công ty này có thể sẽ ít bị vướng vào các vấn đề pháp lý hơn là
các công ty không chứng minh được họ đã giải quyết các vấn đề về sức khỏe cộng đồng
(Souza-Monterio, Casrwell, 2004).
Cải tiến việc truy xuất nguồn gốc có thể làm giảm các chi phí ở các công ty ở công đoạn
dưới (downstream) (ví dụ như là nhà bán lẻ hoặc các nhà chế biến) trong việc theo dõi hoạt
động của các công ty ở công đoạn trên (upstream) (ví dụ như là các nhà cung cấp nguyên liệu
thô) trong chuỗi cung ứng.
Những thông tin đáng tin cậy về nguồn gốc thực phẩm có thể làm giảm các chi phí khách
hàng trong việc tìm kiếm thông tin về chất lượng sản phẩm (Hobb, 2003), chẳng hạn, việc dán
nhãn thể hiện sự an toàn của thực phẩm, sản xuất thân thiện với môi trường, đảm bảo trong
chăn nuôi, không ngược đãi động vật, những đặc trưng của sản phẩm.
Lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc có thể được phân thành các nhóm, gồm: lợi ích về thị
trường; giảm chi phí thu hồi; giảm khiếu nại và trách nhiệm pháp lý; và cải tiến quy trình
(Can-Trace, 2004; Poghosyan et al., 2004; Sparling et al., 2006; Chryssochodis et al., 2009;
Wang et al., 2009a). Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng điện tử có

thể làm giảm các chi phí về lao động so với công nghệ giấy tờ thông thường (Buhr, 2003;
Alfaro and Radabe, 2009; Chryssochodis et al., 2009).
2
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
Tuy nhiên, cho đến hiện nay, không có nhiều ấn bản khoa học về lợi ích của việc thực hiện
truy xuất nguồn gốc từ góc nhìn (viễn cảnh) của các công ty, và cũng không có bất kỳ phân
tích lợi ích - chi phí (CBAs) nào trong lĩnh vực này. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm lấp
những khoảng trống đó bằng cách khám phá những lợi ích thu được từ việc truy xuất nguồn
gốc (cả định tính lẫn định lượng) từ góc nhìn của các công ty hải sản.
Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với các công ty (thành tố) trong chuỗi cung ứng bị
hạn chế bởi vì sự phân bổ không đều lợi ích và chi phí giữa họ (Can-Trace, 2004). Do đó, báo
cáo này cũng khám phá các yếu tố lợi ích và chi phí của giải pháp truy xuất nguồn gốc ở
những công đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng. Hai phân tích lợi ích - chi phí (quy về giá trị
hiện tại) rời rạc về việc chấp nhận giải pháp truy xuất RFID mới được tiến hành ở 02 công ty
hoạt động trong 02 công đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng cá. Mục tiêu là nhằm đạt được
những hiểu biết ban đầu về lợi ích ròng của dự án và sự phân bổ chi phí, lợi ích như thế nào
giữa các công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện sự phân bổ chi phí, lợi ích.
Báo cáo này được sắp xếp như sau: Phần 2 là tổng quan lý thuyết về thái độ của các công
ty thực phẩm trong việc thực hiện truy xuất nguồn gốc và những lợi ích của nó, và kết thúc với
một bảng tóm tắt (Bảng 1) cung cấp một khung khái niệm cho phương pháp luận của nghiên
cứu này. Phần 3 cung cấp những thông tin nền tảng về các công ty tham gia điều tra trong
nghiên cứu này. Phần 4 trình bày các dữ liệu thu nhập và phương pháp phân tích. Phần 5 trình
bày những kết quả của nghiên cứu này về lợi ích của việc thực hiện truy xuất nguồn gốc từ góc
nhìn của các công ty hải sản, cũng như kết quả phân tích lợi ích - chi phí chi tiết của 02 tình
huống nghiên cứu. Phần 6 tóm tắt những kết quả chính, những hạn chế của nghiên cứu và gợi
ý cho những nghiên cứu trong tương lai.
2. Tổng quan lý thuyết
Từ góc nhìn của các công ty, lợi ích từ việc thực hiện truy xuất nguồn gốc có thể đến từ
hiệu quả thương mại (giá sản phẩm cao hơn, mở rộng thị trường); giảm những tác động của
việc thu hồi sản phẩm; giảm các chi phí liên quan đến kiện tụng và trách nhiệm pháp lý; cải

tiến quy trình chế biến (giảm chi phí lưu kho, hư hỏng, quy trình chế biến, cải tiến chất lượng
sản phẩm và các vấn đề khác) (Can-Trace 2007; Moschini, 2004).
Pauliot và Summer (2008) đã chỉ ra rằng truy xuất nguồn gốc có thể xem như là công cụ
nhằm cải tiến độ an toàn của thực phẩm, bù lại giá mà khách hàng sẵn sàng trả sẽ cao hơn cho
sản phẩm an toàn hơn. Các công ty phía dưới có thể đẩy trách nhiệm cho các công ty phía trên
trong chuỗi cung ứng và giảm các rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm.
Theo Oslo (2008) thì động lực chính khiến các công ty trong chuỗi cung ứng phải thực
hiện truy xuất nguồn gốc là việc tối thiểu hóa tỷ lệ thu hồi, giữ được thị phần, bảo vệ thương
hiệu, và gia tăng danh tiếng. Ông cũng cho rằng trong chuỗi cung ứng thực phẩm thì nhà sản
xuất là người bị đổ lỗi nhiều nhất khi khách hàng khó chịu.
Hobb (2004) cũng chỉ ra rằng vai trò của việc truy xuất nguồn gốc là nhằm truy tìm nguồn
gốc của thực phẩm trong trường hợp có phát sinh các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm
để xác định và thu hồi những sản phẩm bị ảnh hưởng; nhằm xác định căn nguyên của vấn đề
và quy trách nhiệm. Truy xuất nguồn gốc cũng góp phần làm giảm các chi phí về chứng thực
sản phẩm đạt chất lượng cho khách hàng.
Frederiksen (2002) cho rằng những lý do chính để ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực
phẩm là sự hiệu quả, kiểm soát thiệt hại, tỷ lệ thu hồi, bảo vệ thương hiệu và một số lý do
khác. Tác giả cũng đưa ra một ví dụ về sự mất lòng tin của khách hàng đối với nước khoáng
đóng chai Perrier, dẫn đến sự sụt giảm về thị phần từ 60% xuống 15% trên toàn cầu.
3
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
Trong một nghiên của của Poghosyan (2004) về động lực của việc truy xuất nguồn gốc
thực phẩm và những lợi ích của nó, tập trung vào việc phỏng vấn đại điện của 17 công ty nông
nghiệp quốc tế từ Argentina, Úc, Đức, Hà Lan, Nam Phi, Thụy Sỹ, và Mỹ. Nghiên cứu này đã
tìm ra động lực khiến các công ty thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm là: cải thiện hiệu
quả quản lý chuỗi cung ứng; đạt được mục tiêu chất lượng sản phẩm; giảm các rủi ro và trách
nhiệm pháp lý bằng cách cải tiến hoạt động; phù hợp với quy định; tăng lợi thế cạnh tranh và
tiếp cận thị trường một cách tốt hơn; đảm bảo niềm tin của khách hàng và bảo vệ thương hiệu.
Hơn nữa, những công ty được phỏng vấn cho rằng lợi ích chính của việc truy xuất nguồn gốc
thực phẩm là cải tiến sản phẩm và quy trình chế biến; giảm chi phí sản xuất; giảm rủi ro về

việc thu hồi các sản phẩm có vấn đề; bảo vệ thương hiệu.
Wang (2009a) cũng nghiên cứu những động lực và lợi ích khiến các công ty chế biến cá
của Trung Quốc theo đuổi việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Các công ty tham gia điều tra
được yêu cầu sử dụng thang đo Likert 5 bậc từ “rất không hài lòng” cho đến “rất hài lòng”.
Từ đó, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng việc cải tiến chất lượng sản phẩm, nhu cầu tiêu thụ các
sản phẩm khỏe mạnh, và những cải tiến trong quản lý là những động cơ phổ biến nhất cho việc
thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Hơn nữa, đối với các công ty tư nhân và liên doanh,
việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường nội địa và quốc tế cũng là những
yếu tố quan trọng khiến họ theo đuổi công nghệ này.
Sparling (2006) cũng nghiên cứu động cơ khiến các nhà máy sản xuất bơ sữa tại Canada
theo đuổi công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn các Giám
đốc quản lý chất lượng với các câu hỏi theo chiều sâu - cấu trúc chung ở giai đoạn thứ nhất để
thiết kế dữ liệu khảo sát qua thư ở giai đoạn thứ hai. Trong một phần của bảng câu hỏi khảo
sát, các công ty được yêu cầu cho điểm vào 19 động cơ tiềm tàng khiến các công ty theo đuổi
công nghệ này theo thang đo Likert 1 - 5, từ 1 = “rất không quan trọng” cho đến 5 = “rất quan
trọng”. Tác giả đã phát hiện ra rằng có 03 yếu tố phổ biến khiến các công ty theo đuổi các
công nghệ này là: những vấn đề liên quan đến sản phẩm (giảm các rủi ro liên quan đến sản
phẩm, giảm tỷ lệ thu hồi và các rủi ro liên quan đến thu hồi sản phẩm); những vấn đề liên quan
đến động lực thị trường (như thỏa mãn nhu cầu khách hàng, định vị lại vị trí của sản phẩm/
hoặc gia tăng thị phần, xâm nhập thị trường mới, bán sản phẩm với giá cao hơn); những vấn đề
liên quan đến luật/ điều lệ (như hạn chế trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm, đáp ứng các đòi
hỏi của luật lệ). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tới 60% trong số 130 công ty nhận định lợi
ích từ việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc vượt so với chi phí bỏ ra và 27,8% trong
số đó cho rằng lợi ích thu được vượt quá mong đợi. Một điều thú vị nữa là sau khi ứng dụng
công nghệ này, các công ty tham gia điều tra cho rằng việc tiếp cận cải tiến theo hướng nhắm
vào khách hàng, luật pháp, và người tiêu dùng là những yếu tố rất quan trọng; trong khi việc
định vị lại thị trường, bán được sản phẩm với giá cao hơn, tiếp cận thị trường mới là không
quan trọng mấy.
Một nghiên cứu tại Italia về các động lực kinh tế đối với việc tự nguyện ứng dụng công
nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm vào các ngành công nghiệp như chế biến thịt, trái cây, rau

quả, bơ sữa, rượu, dầu ôliu, làm bánh và chăn nuôi cũng được tiến hành (Banterle and
Statienry, 2008). Một bảng câu hỏi nhiều lựa chọn và thang đo đánh giá được dùng. Nghiên
cứu cho thấy rằng các công ty được lợi từ việc truy xuất nguồn gốc thông qua việc tạo ra sự
khác biệt của sản phẩm, giảm tỷ lệ thu hồi sản phẩm, xác định chính xác trách nhiệm của các
công ty trong chuỗi cung ứng, và cải tiến việc quản lý chuỗi cung ứng.
Một bình luận từ Mỹ đối với việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc trong các lĩnh
vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, và chế biến thịt (Smith et al., 2005) cho rằng việc truy xuất
nguồn gốc được dùng để đảm bảo nguồn gốc thực phẩm, kiểm soát và loại bỏ các động vật
mang dịch bệnh từ nước ngoài, bảo hộ các loài vật nuôi trong nước, tuân thủ những yêu cầu
4
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
của khách hàng quốc tế và yêu cầu dán nhãn xuất xứ, cải tiến việc quản lý chuỗi cung ứng,
nhắm đến tiếp thị giá trị cốt lõi và giá trị gia tăng, xác định một cách hiệu quả và chính xác
nguồn gốc của các vấn đề liên quan đến thực phẩm, giảm đến mức tối thiểu tỷ lệ thu hồi sản
phẩm và cải tiến khả năng quản lý khủng hoảng.
Nghiên cứu của Ward (2005) cho rằng thịt bò Canada được ứng dụng công nghệ truy xuất
nguồn gốc thực phẩm sẽ được chấp nhận hơn là loại thịt bò không được ứng dụng công nghệ
này sau khi dịch bò điên hoành hành tại Mỹ vào tháng 12/2003.
Theo Leat (2008), công nghệ truy xuất nguồn gốc đối với ngành nông nghiệp Scotland sẽ
giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh. Những lý do chính để theo đuổi công nghệ này chính là nhằm
đảm bảo cho người tiêu dùng về xuất xứ an toàn của thực phẩm; khả năng xác định nguồn thực
phẩm dưới tiêu chuẩn; kiểm soát dịch bệnh và sự lan truyền ra khu dân cư; hỗ trợ đo lường
tiêu chuẩn; tuân thủ các quy định về nhãn mác; và đối với thị trường thịt bò đó là gỡ bỏ các
lệnh cấm xuất khẩu đối với thịt bò Anh và các sản phẩm liên quan đến thịt bò.
Alfaro and Rabade (2009) cũng tiến hành việc điều tra đối với việc ứng dụng hệ thống điện
toán cho việc xác định nguồn gốc thực phẩm đối với ngành rau quả tại Tây Ban Nha. Những
cuộc phỏng vấn sâu với nhiều nhân viên đã được tiến hành với bảng câu hỏi chung. Đối với
sản xuất, lưu kho và phân phối, nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thống truy xuất nguồn gốc giúp
cải tiến năng suất gấp đôi với cùng một số lượng công nhân; giảm thiệt hại liên quan đến chế
biến đến 90%; giảm các chi phí gián tiếp 20%; gia tăng công suất lưu kho 10 - 15%, giảm tồn

kho an toàn 20 - 30%, giảm sự thoái hóa các lô hàng 80%. Thêm nữa, một vài lợi ích định tính
cũng được liệt kê như cải tiến quy trình hoạt động, tăng niềm tin của khách hàng, Các công ty
thấy rằng hệ thống truy xuất nguồn gốc nguồn gốc là công cụ phục vụ cho việc cải tiến liên
tục.
Chryssochodis (2009) đã phát triển khung đánh giá lợi ích và chi phí đối với việc ứng dụng
công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng điện tử với trường hợp cụ thể là công ty sản xuất nước
khoáng thiên nhiên WaterCo. Các câu hỏi được thiết kế cho các nhà điều hành WaterCo sẽ có
thang điểm từ 1 - 7 để lựa chọn và trả lời. Những lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ truy xuất
nguồn gốc thực phẩm bằng điện tử có thể thấy được như là: tiết kiệm chi phí lao động; các chi
phí về tài sản và hoạt động; cải tiến việc lưu kho; giảm tỷ lệ thu hồi sản phẩm và quản lý rủi
ro; cải tiến việc quản lý chuỗi cung ứng; tuân thủ các quy định pháp luật.
Buhr (2003) nghiên cứu vai trò của việc sử dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc thực
phẩm bằng điện tử trong ngành công nghiệp chế biến thịt và gia cầm tại châu Âu. Việc nghiên
cứu được tiến hành dựa trên việc thăm các cơ sở chế biến và phỏng vấn từng người quan trọng
trong các công đoạn của quy trình chế biến. Ông ta cho rằng nguyên nhân chính của việc ứng
dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng điện tử là để giảm các thiệt hại về thông
tin bất cân xứng trong chuỗi cung ứng. Một số động lực để theo đuổi công nghệ này cũng có
thể được liệt kê như là giảm chi phí lao động, gia tăng sự chính xác, và giảm những lỗi do con
người gây ra trong sản xuất. Ngoài ra, công nghệ này còn giúp giảm các chi phí liên quan đến
việc thu hồi đối với các sản phẩm an toàn. Navaobi là một ví dụ, nhà sản xuất sữa bò này nhờ
việc ứng dụng công nghệ này đã tiết kiệm 100.000 USD cho việc thu hồi và thay thế các sản
phẩm của mình khi dịch bệnh do vi khuẩn Salmonella bùng phát. Hệ thống này cũng giúp cải
tiến khâu chế biến, một công ty giết mổ tại Na Uy đã ứng dụng công nghệ này kết hợp với một
hệ thống đánh giá hợp lý để tăng sản lượng từ 5 - 7%.
Tổng lợi ích mà Saintbury (nhà bán lẻ) thu được từ việc ứng dụng các thẻ điện tử hoạt
động bằng sóng vô tuyến đối với các loại thực phẩm đông lạnh (không có sự tham gia của nhà
cung cấp) được ước tính khoảng 8,5 triệu bảng/năm; trong đó, tiết kiệm từ việc nhập kho là
294.000 bảng, từ việc kiểm tra là 2.556.000 bảng, từ việc nâng hiệu suất cung ứng đầy đủ là
1.425.000 bảng, và từ mất mát trong lưu kho là 4.117.000 bảng (Karlkainen, 2003).
5

Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
Việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng các thẻ điện tử hoạt động
bằng sóng vô tuyến trong công tác hậu cần có thể làm giảm tỷ lệ mất mát sản phẩm từ 0,05%
(hệ thống hậu cần thông thường) cho đến 0,01%; làm giảm tỷ lệ nhầm lẫn từ 0,1% xuống
0,01%; cải thiện quy trình hậu cần từ 0 đến 10 - 30% (Kim và Sohn, 2009).
Lợi ích của công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm cũng được phản ánh qua giá mà
người tiêu dùng sẵn sàng trả cho thực phẩm.
Phương pháp đấu giá thử nghiệm cũng được áp dụng đối với người tiêu dùng tại Chicago
và Denver nhằm xác định những ưu tiên của họ trong việc lựa chọn thực phẩm (Umberger,
2009). Người tiêu dùng được yêu cầu đánh giá và đấu giá cho 02 loại thịt khác nhau, và chỉ
khác nhau duy nhất ở mẫu mã của nhãn hiệu bên ngoài. Đa số những người tham gia đều sẵn
sàng trả mức giá trung bình cao hơn khoảng 19% đối với loại thịt dán nhãn hiệu của Mỹ. Một
trong những nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng chọn lựa thịt bò được bảo đảm và có
dán nhãn của Mỹ đó là việc e ngại khi dịch bò điên bùng phát.
Mức trả giá cao hơn cho các sản phẩm có chứng nhận Mỹ là 38% đối với thịt và 58% đối
với Hamburger tại khu vực Colorado (Lourerio và Umberger, 2003). Tỷ lệ này cao hơn so với
nghiên cứu ở trên.
Mức giá mà người tiêu dùng Mỹ sẵn sàng trả cho các loại thịt có các thông tin về nguồn
gốc trên nhãn cao hơn so với việc không có là 1.899 USD/tấn (nguồn gốc của nông trại nuôi
những vật nuôi đó) (Loureio and Umberger, 2007).
Những kết quả từ một cuộc thử nghiệm thị trường tại Đại học Utah, Mỹ cho thấy người
tiêu dùng Mỹ sẵn sàng trả tiền cho sự xác định minh bạch và nguồn gốc của thịt (ví dụ như
việc đảm bảo vệ sinh giết mổ thịt thú), các điều khoản đảm bảo an toàn thêm khác (ví dụ như
tiến hành xét nghiệm vi khuẩn ký sinh đường ruột – Escherichia coli và bệnh khuẩn
Salmonella ở thịt bò và thịt heo, lần lượt từng loại). Chi phí bình quân cho việc truy xuất
nguồn gốc thịt bò nướng là 0,23 USD, cho đảm bảo an toàn giết mổ 0,5 USD, các cam đoan
khác về an toàn thực phẩm 0,63 USD và cho cả 03 yêu cầu trên thì 1 USD. Cho thịt lợn muối,
người tiêu dùng sẵn lòng trả thêm cho việc xác định nguồn gốc là 0,5 USD; 0,53 USD cho
đảm bảo về giết mổ, cho đảm bảo an toàn thực phẩm khác là 0,59 USD và nếu cho cả ba yêu
trên thì chi phí phải là 1,14 USD.

Cuộc nghiên cứu thực nghiệm tại Saskatchewan và Ontario cho thấy rằng người dân
Canada sẵn lòng trả thêm mức phí ít hơn 10% cho việc xác định được nguồn gốc thực phẩm
trên mỗi cái bánh sandwich kẹp thịt bò giá 2,5 CND (Hobbs 2003). Một nghiên cứu thực
nghiệm khác tại Canada (Hobbs 2005) cho thấy rằng khách hàng chấp thuận trả thêm 0,27
CND trên mỗi cái bánh sandwich thịt lợn, trả thêm 4.9% chi phí cho mỗi cái bánh sandwich có
giá 2,85 CND. Cả 02 cuộc khảo sát này chỉ ra cho chúng ta thấy được nếu chỉ xác định nguồn
gốc thực phẩm (không liên quan đến xác định chất lượng) thì nó bị hạn chế tùy thuộc vào từng
người tiêu dùng. Còn nếu có cả hai thì nó sẽ tạo ra được sự hưởng ứng rộng rãi hơn trong
người tiêu dùng.
Những cuộc phỏng vấn được tiến hành trên 19 người tiêu dùng Ý sau khi họ mua sản phẩm
dầu ăn Olive tinh chiết ở một siêu thị và họ than phiền rằng cứ mỗi lít dầu thì họ mất gần 1
LIA.
Một loạt những cuâ hỏi được điều tra tại Trung Quốc về thái độ của người tiêu dùng về chi
phí phải trả thêm cho việc xác định nguồn gốc thực phẩm này là 60,1% người tiêu dùng sẵn
lòng trả thêm khoảng 10% nếu như nguồn gốc sản phẩm cá được an toàn. Mức phí trung bình
chấp nhận là 6%.
Người tiêu dùng thì đa dạng, nên họ cũng có nhiều ý kiến khác nhau cho việc trả thêm chi
phí này như ở các nước châu Âu (Đức, Pháp, Ý, và Tây Ban Nha) và nhận định là việc truy
6
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
xuất nguồn gốc thực phẩm sẽ giúp gia tăng sự tin cây về sản phẩm cho người tiêu dùng, nhưng
cái chính là họ thu được lợi chung về nhãn hiệu chất lượng sản phẩm.
Từ tổng quan lý thuyết, lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc từ góc nhìn của các công ty có
thể được tổng hợp và xem xét định tính (vô hình) và định lượng (hữu hình). Lợi ích định tính
thật khó có thể xác định được giá trị bằng tiền; trái với lợi ích định lượng (Boardman et al.,
2006). Lợi ích định lượng có thể được phân thành 05 loại theo thứ tự: lợi ích về thị trường, tiết
kiệm chi phí thu hồi, tiết kiệm chi phí pháp lý, tiết kiệm nhờ cải tiến quy trình sản xuất, và
cuối cùng là tiết kiệm chi phí lao động (Bảng 1).
Các lợi ích
Định tính

(Vô hình)
Định lượng (hữu hình)
Thị
trường
Thu hồi
Trách
nhiệm
Quy
trình
Lao
động
Cải tiến khôi phục thị trường X
Tăng trưởng doanh thu và thị trường X
Sản phẩm có giá cao hơn X
Giảm thu hồi sản phẩm thường xuyên X
Giảm thu hồi sản phẩm khắt khe X
Quản lý việc thu hồi tốt hơn X
Giảm khiếu nại và kiện tụng thường xuyên X
Giảm khiếu nại và kiện tụng khắt khe X
Giảm chi phí bảo hiểm trách nhiệm X
Cải tiến lưu kho X
Giảm chi phí sản phẩm hỏng/quá hạn X
Cải tiến sản lượng X
Giảm chi phí lao động
Tuân thủ luật pháp và điều lệ X X
An ninh quốc gia X
Gia tăng lòng tin của khách hàng X
Thu hẹp rủi ro về pháp lý hoặc chuyển các rủi ro
này cho các doanh nghiệp (thành tố) khác.
X

Giải quyết các khiếm khuyết về xác định và theo
dõi
X
Danh tiếng – Khách hang X
Danh tiếng – Người tiêu dùng X
Danh tiếng – Chính phủ và cộng đồng X
Cải tiến dịch vụ khách hàng X
Danh tiếng – Nhà cung ứng X
Trở thành một chuyên gia và dẫn đầu thị trường
về ứng dụng công nghệ chế biến
X
Nguồn: Smyth and Phillips (2002); Buhr (2003); Karkkainen (2003); Can-Trace (2004); Poghosyan et al.(2004);
Sparling et al. (2006); Pouliot and Sumner (2008); Chryssochoidis et al. (2009); Wang et al. (2009a)
Bảng I. Bảng tóm tắt lợi ích của việc truy xuất
3. Nền tảng
Một khảo sát lợi ích định tính của việc truy xuất nguồn gốc được tiến hành với các công ty
trong ngành cá ở Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), Việt Nam, và Chi Lê. Những công ty này
hoạt động trong các công đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng, như cung ứng nguyên liệu thô,
chế biến, vận tải, thương mại và bán sỉ.
Các cuộc phỏng vấn lợi ích định lượng khi chuyển sang một giải pháp truy xuất nguồn gốc
mới (chẳng hạn, RFID) được tiến hành ở 08 công ty ngành cá, trong đó 02 công ty chuyên về
chế biến (01 ở Ai Len và 01 ở Chi Lê), 01 công ty thương mại Ai Len, và 05 công ty bán sỉ
Tây Ban Nha. Bốn trong số 05 công ty này chỉ kinh doanh tại thị trường nội địa, và công ty thứ
năm kinh doanh 80% ở thị trường và 20% ở thị trường chung châu Âu.
7
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
Hai phân tích lợi ích - chi phí được tiến hành tại 01 công ty chế biến và 01 công ty thương
mại hải sản. Công ty chế biến là một doanh nghiệp nhỏ với 02 chi nhánh, 01 ở Ai Len và 01 ở
Pháp. Doanh thu hàng năm khoảng 1 triệu bảng và có 50 nhân viên, sản xuất cá thành phẩm
tươi sống, đông lạnh, hun khói, và ướp muối. Công ty này thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng

giấy tờ thông thường đã nhiều năm, nhưng bây giờ họ quan tâm đến công nghệ Rf-TTI (chỉ
báo nhiệt độ thời gian - tần số sóng vô tuyến), công nghệ này là sự kết hợp của RF (tần số sóng
vô tuyến) và TTI (chỉ báo nhiệt độ thời gian), và được gắn trên mỗi hộp lớn (master box).
Những hộp này có trọng lượng từ 1 - 17,7 kg. Hàng năm, công ty dự định tiêu thụ trung bình
khoảng 450 tấn sản phẩm ứng với công nghệ mới này. Việc phân tích lợi ích - chi phí, kích
thước hộp trọng lượng 1 kg được sử dụng trong tính toán.
Công ty thương mại còn lại có trụ sở tại Ai Len, có chi nhánh tại các nước châu Âu (như
Đức, Pháp, Tây Ban Nha, và Hy Lạp), Mỹ và châu Á. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực tiếp thị và thương mại hải sản (đông lạnh, tươi sống, hun khói, ướp muối), là cầu nối giữa
các nhà sản xuất với khách hàng trên toàn thế giới (các công ty chế biến thêm, các công ty bán
sỉ, các công ty phân phối, các nhà bán lẻ, các nhà hàng…). Công ty này có doanh thu hàng
năm là 400 triệu bảng và 70 nhân viên. Công ty hiện đang ứng dụng công nghệ truy xuất
nguồn gốc bằng giấy tờ, lưu trữ bằng điện tử và cũng sử dụng mã vạch cho một số sản phẩm.
Công ty này sẵn sàng triển khai hệ thống gắn các thẻ từ (RFID tag) trên mỗi kiện hàng (pallet).
Do khối lượng sản xuất, hộp và các kiện hàng khác nhau nên việc phân tích lợi ích - chi phí
được giả định dựa trên khối lượng thương mại bình quân hàng năm là 10 ngàn tấn, kích thước
hộp là 3 kg và mỗi kiện hàng xếp 100 hộp.
4. Phương pháp luận
4.1. Khảo sát
Ba kiểu bảng câu hỏi được dùng trong nghiên cứu. Đầu tiên, một bảng câu hỏi ngắn (Phụ
lục) được gửi đi vào Tháng 12/2008 đến 07 nhà phát triển công nghệ để thu thập chi phí của
những giải pháp /hệ thống truy xuất nguồn gốc, nhận được 02 hồi âm.
Thứ hai, một bảng câu hỏi khác gồm 07 phần có 21 câu hỏi (Phụ lục) được dùng để phỏng
vấn tại 01 công ty chế biến hải sản và 01 công ty thương mại hải sản ở Ai Len để định lượng
lợi ích của việc thực hiện những giải pháp/ hệ thống truy xuất nguồn gốc. Phần thứ nhất của
bảng câu hỏi này đề cập những thông tin chung về công ty và thái độ của họ về một giải pháp/
hệ thống truy xuất nguồn gốc mới. Từ phần thứ hai đến phần thứ sáu, người trả lời phỏng vấn
được hỏi để định lượng lợi ích mà họ nhận được khi thực hiện giải pháp/ hệ thống truy xuất
nguồn gốc mới đó bằng 05 loại lợi ích định lượng được liệt kê như Bảng I. Phần cuối cùng là
những câu hỏi nhạy cảm hơn, như quy mô và doanh số hàng năm của công ty. Cũng bảng câu

hỏi này được gửi đến Chi Lê và Tây Ban Nha để phỏng vấn những công ty hoạt động nghề cá
ở đó; nhận được 01 hồi âm từ Chi Lê và 05 hồi âm từ Tây Ban Nha. Người trả lời phỏng vấn
hoặc là chủ tịch hoặc là cán bộ điều hành của công ty, vốn am hiểu tình hình sản xuất và kinh
doanh của họ. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành vào Tháng 12/2008, Tháng 01 và Tháng
02/2009. Bảng câu hỏi được gửi bằng e-mail trước 01 tháng cho các công ty chuẩn bị. Mỗi bài
phỏng vấn mất từ 45 đến 60 phút.
Thông tin từ cuộc khảo sát thứ nhất và thứ hai được dùng trong phân tích lợi ích - chi phí.
Cuối cùng, để khảo sát trên diện rộng về thái độ của các công ty đối với việc thực hiện truy
xuất nguồn gốc và những lợi ích, 01 bảng câu hỏi trực tuyến được triển khai vào Tháng 01 và
02/2009 dùng thang đo 5 bậc, trong đó 1 là “rất không chắc chắn” đến 5 là “rất chắc chắn”
(Phụ lục). Bảng câu hỏi này được chấp nhận và chỉnh sửa từ bảng câu hỏi được dùng trong dự
án của chúng tôi cho ngành công nghiệp hải sản Trung Quốc (Wang et al., 2009a, b). Trong
một phần của bảng câu hỏi này, các công ty được hỏi họ định tính lợi ích của việc thực hiện
8
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
những giải pháp/ hệ thống truy xuất nguồn gốc như thế nào bằng cách đánh giá câu trả lời của
họ. Do đó, đáng để nhận xét rằng định tính ở đây là cách các công ty nhận thức được những lợi
ích. Nó không có nghĩa là tất cả lợi ích được sắp xếp trong bảng câu hỏi không thể được lượng
hóa thành tiền. Nhóm được nghiên cứu là những công ty hải sản (nhà kinh doanh, nhà chế
biến, nhà cung ứng, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu). 120 lời mời tham gia cuộc khảo sát trực
tuyến, và nhận được 24 câu trả lời (12 từ những công ty ở EEA, 01 từ Chi Lê và 11 từ Việt
Nam).
Tất cả những bảng câu hỏi trên được phát triển hoặc chấp nhận dựa trên kết quả từ tổng
quan lý thuyết, đề xuất của các chuyên gia, và được thử nghiệm với một vài công ty tiên phong
để chỉnh sửa hoàn thiện trước khi gửi đi khảo sát thực sự.
4.2. Những nghiên cứu tình huống của các công ty được lựa chọn
Những phân tích lợi ích - chi phí của việc thực hiện những hệ thống truy xuất nguồn gốc
được tiến hành cho 02 công ty đã được đề cập trước đó (01 chế biến và 01 thương mại). Chi
phí của hệ thống truy xuất dựa trên sự phân tích kết quả của bảng câu hỏi ngắn đối với các nhà
phát triển công nghệ, trong khi lợi ích được thu thập từ những cuộc phỏng vấn với các công ty

được lựa chọn.
4.3. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí
Hiện giá ròng (NPV), được dùng là tiêu chí chính trong phân tích lợi ích - chi phí của 02
nghiên cứu tình huống, được tính bởi công thức sau đây (Boardman et al., 2006):
n
NPV = ∑ NB
t
/(1+r)
t
t=0
Với t là thời gian của dòng tiền; n là thời gian tính toán (vòng đời) của dự án; r là suất chiết
khấu, là lãi suất sinh lợi của một khoản đầu tư trên thị trường tài chính có mức rủi ro tương
tự), NB
t
là lợi ích ròng tại thời gian t, = B
t
- C
t
, mà B
t
, C
t
lần lượt là lợi ích, chi phí phát sinh tại
thời gian t.
Chi phí liên quan tới cấu trúc thường xuyên không được đưa vào tính toán. Thêm nữa, Euro
thực trước thuế và suất chiết khấu thực trước thuế được dùng khi phân tích được giả định để
phản ánh tổng lợi ích xảy ra với nhà sản xuất và nhà thương mại. Thêm nữa, giả định rằng việc
thực hiện dự án sẽ không ảnh hưởng đến giá thị trường của đầu vào sản xuất, kinh doanh bởi
vì quy mô nhỏ của nó (Bell and Devarajan, 1983; Dreze and Stern, 2001).
Giả định dưới đây được dùng trong tính toán của 02 nghiên cứu tình huống:

- Suất chiết khấu thực 4,5% được dùng cho kịch bản bình thường; phân tích độ nhạy với
suất chiết khấu từ 2,4% đến 7% (dữ liệu này được dùng hiện hành ở các nước châu Âu) (Evans
and Sezer, 2005).
- Khung thời gian của hệ thống truy xuất là 05 năm (dựa trên hồi âm từ các nhà phát triển
công nghệ).
- Dòng tiền đầu tiên xảy ra vào cuối mỗi năm (từ năm đầu tiên).
- Bởi vì hệ thống gồm có những khoản mục có tuổi thọ ngắn có mối liên hệ với nhau, khấu
hao được bỏ ra ngoài tính toán.
- Giá trị thanh lý của những khoản mục hệ thống bằng 0 (nghĩa là chi phí được đánh giá rất
cao).
Trong cả 02 nghiên cứu tình huống, 03 kịch bản được xem xét là: bình thường, xấu nhất và
tốt nhất. Kịch bản bình thường có suất chiết khấu là 4,5%; chi phí được ước tính trung bình;
lợi ích được ấn định với 02 giá trị: thấp có nghĩa là giới hạn dưới của lợi ích ước tính, cao có
nghĩa là giới hạn trên của lợi ích ước tính. Kịch bản xấu nhất có suất chiết khấu là 7%; chi phí
9
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
được ước tính tối đa; lợi ích được ước tính ở giới hạn dưới. Và kịch bản tốt nhất có suất chiết
khấu là 2,4%; chi phí được ước tính thấp nhất; lợi ích được ước tính ở giới hạn trên.
4.4. Phân tích dữ liệu
Bài kiểm nghiệm Wilcoxon W cho 02 mẫu độc lập tại mức ý nghĩa 0,05 được tiến hành,
dùng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16, để thấy có sự khác nhau nào không về điểm số
trung bình lợi ích nhận được giữa các công ty Việt Nam và nhóm các công ty EEA.
Microsoft Excel 2007 được dùng để tính điểm số trung bình, hiện giá của lợi ích và chi phí,
hiện giá ròng, phân tích độ nhạy, và vẽ đồ thị.
5. Kết quả và thảo luận
5.1. Định tính lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc
Kết quả từ khảo sát lợi ích định tính của việc truy xuất nguồn gốc được trình bày trong Biểu
đồ 1. Điểm số trung bình của các công ty trong cùng vùng được cho 11 công ty Việt Nam và
12 công ty EEA, trong khi giá trị điểm số đơn lẻ được thể hiện đối với công ty Chi Lê. Điểm
số trung bình thông qua 24 công ty cũng được thể hiện.

Từ Biểu đồ 1, có thể thấy rằng các công ty xem cải thiện việc quản lý chuỗi cung ứng là lợi
ích quan trọng nhất của việc truy xuất nguồn gốc. Những lợi ích khác gồm tăng khả năng duy
trì khách hàng hiện hữu, cải tiến chất lượng sản phẩm, khác biệt hóa sản phẩm, và giảm khiếu
nại từ khách hàng. Nhìn chung, các công ty Việt Nam và EEA đã nhận thức được rằng việc
truy xuất nguồn gốc có thể giảm các vụ kiện tụng và trách nhiệm pháp lý, trong khi công ty
Chi Lê không nhận thức được điều này. Nhóm các công ty EEA và Chi Lê còn nhận thấy lợi
ích của việc truy xuất nguồn gốc là giảm hư hỏng sản phẩm. Những lợi ích này còn được xem
xét và/ hoặc được báo cáo trong những lĩnh vực thực phẩm khác, chẳng hạn, cải tiến việc quản
lý cung ứng (Golan et al., 2004); nâng cao chất lượng sản phẩm (Poghosyan et al., 2004;
Chryssochoidis et al., 2009); giữ vững thị trường thịt bò ở những nước có yêu cầu việc truy
xuất nguồn gốc (Souza-Monteiro and Caswell, 2004); khác biệt hóa sản phẩm trong ngành trái
cây và rau quả (Golan et al., 2004), hay lĩnh vực sản xuất bơ sữa (Sparling et al., 2006).
10
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
Điều ngạc nhiên là, những lợi ích mang tính lý thuyết khác của việc truy xuất nguồn gốc,
như giảm chi phí hàng tồn (Can-Trace, 2004), giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán sản phẩm
(người tiêu dùng tích cực WTP) (Hobbs, 2003; Hobbs et al., 2005), và tiết kiệm chi phí lao
động (Chryssochoidis et al., 2009) được xem có tầm quan trọng thấp bởi các người được
phỏng vấn (respondents). Không có sự khác nhau có ý nghĩa nào về lợi ích nhận thức được
giữa các công ty Việt Nam với nhóm công ty EEA.
5.2. Định lượng lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc
Kết quả khảo sát từ 24 công ty hải sản cho thấy họ thực hành hệ thống truy xuất nguồn gốc
trên giấy có hoặc không có dữ liệu được lưu trữ. Phần nhiều (14/24 trường hợp) cũng dùng mã
vạch. Điều thú vị, 75% (18/24) công ty nói rằng họ sẵn lòng ứng dụng hệ thống truy xuất
nguồn gốc tiên tiến hơn.
Định lượng lợi ích từ việc chấp nhận giải pháp truy xuất nguồn gốc mới (chẳng hạn, hệ
thống xác định tần số sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification - RFID), kết hợp Rf-
TTI…) có được từ việc phỏng vấn 08 công ty hải sản. Một bảng tóm tắt lợi ích nhận được
trình bày trong Bảng II. Dựa theo loại lợi ích thị trường, các công ty nói rằng họ không thể
bán việc truy xuất nguồn gốc 02 lần (tức không vừa hệ thống hiện hành vừa hệ thống mới), do

đó họ không mong đợi được giá cao hơn bằng việc tiếp thị đơn giản là sản phẩm được truy
xuất. Sparling et al. (2006) còn khám phá ra rằng các công ty sản xuất bơ sữa nhận thức việc
được giá bán cao hơn không là lợi ích quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên,
phần lớn các công ty hải sản trong nghiên cứu này đều mong đợi có thể tăng trưởng thị trường
nhờ giải pháp truy xuất nguồn gốc mới. Có lẽ giải pháp truy xuất nguồn gốc mới mang những
giá trị niềm tin đến thị trường như là: thực phẩm hữu cơ, bền vững…(TESCO, 2007, 2008).
Loại lợi ích
Lợi ích kỳ vọng của các công ty
(số lượng công ty thể hiện trong dấu ngoặc đơn)
Chế biến (2) Thương mại (1) Bán sỉ (5)
1. Tăng trưởng thị trường (% tăng thêm
của doanh số hiện hành)
Từ 0 đến ≤10 ≤10 Từ ≤10 đến 20
2a. Giảm thu hồi (số trường hợp mỗi
năm)
a
Từ 0,1-0,25
a
ở hệ
thống hiện hành
đến 0-0,1
a
ở hệ
thống mới.
0
Từ 0-0,25
a
ở hệ
thống hiện hành đến
0 ở hệ thống mới.

2b. Giảm tác động của việc thu hồi (%
doanh số hàng năm)
Từ ≤2,5% ở hệ
thống hiện hành
đến 0% ở hệ thống
mới.
Từ ≤5% ở hệ thống
hiện hành đến
≤2,5% ở hệ thống
mới.
Từ 0-0,25% ở hệ
thống hiện hành đến
0% ở hệ thống mới.
3a. Giảm tác động của việc bồi thường
(% doanh số hàng năm)
0 0
Từ 0-5% ở hệ thống
hiện hành đến 0% ở
hệ thống mới.
3b. Giảm tác động của việc kiện tụng (%
doanh số hàng năm)
0 0
Từ 0-1% ở hệ thống
hiện hành đến 0% ở
hệ thống mới.
4. Tiết giảm chi phí lao động (% doanh
số hàng năm)
Từ ≤2 đến ≤5 ≤15 Từ ≤10 đến 20
5a. Giảm tồn kho (% doanh số hàng năm) 0-0,2 0 Từ 5 đến 10
5b. Giảm hư hỏng (% doanh số hàng

năm)
0-10 0 Từ 5 đến 10
5c. Cải tiến quy trình (% doanh số hàng
năm)
0,3-10 0 Từ 5 đến 20
5d. Cải tiến chất lượng
b
(% doanh số
hàng năm)
0-10 0 0
5e. Khác
10.000€/năm
10% doanh số hàng
năm
0 0
11
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
Chú thích:
a
0,1 nghĩa là “rất không chắc chắn”; 0,25 là “không chắc chắn”;
b
cá với chất lượng cao hơn phản
ánh trên giá bán cao hơn của sản phẩm (quan điểm từ 01 người trả lời phỏng vấn)
Bảng II. Lợi ích kỳ vọng của việc thực hiện giải pháp truy xuất mới, góc nhìn của các công ty
Đánh giá lợi ích từ việc giảm thu hồi, các công ty mong đợi giảm việc tần suất cũng như là
phạm vi thu hồi dẫn đến việc tiết kiệm của hệ thống mới so sánh với hệ thống hiện hành. Điều
này phù hợp với kiểu thu hồi được mô tả bởi Resende-Filho and Buhr (2007), nơi mà chi phí
thu hồi tương xứng với số lượng sản phẩm được thu hồi. Nó còn phù hợp với khám phá của
Starling et al. (2006) rằng nhân tố liên hệ đến những vấn đề sản phẩm này được xem xét giữa
mức độ quan trọng và rất quan trọng (điểm định tính trên 4).

Các công ty nhận thức việc tiết kiệm nhờ việc giảm kiện tụng và trách nhiệm pháp lý rất
khác nhau. Số mà không mong đợi bất kỳ tiết kiệm trách nhiệm pháp lý nào giải thích rằng đó
là bởi vì họ chưa bao giờ trải nghiệm vấn đề này với hệ thống truy xuất hiện hành của họ. Số
khác thì thận trọng hơn, mặc dù gần đây họ không có kiện tụng hay đòi hỏi trách nhiệm pháp
lý nào; họ vẫn mong đợi những giải pháp mới có thể cứu họ nếu có vấn đề xảy ra. Chẳng hạn,
việc ghi nhiệt độ - thời gian từ việc sử dụng thẻ RFID với cái cảm biến nhiệt độ có thể được
dùng như là bằng chứng về sự tuân thủ hay không tuân thủ điều kiện vận chuyển sản phẩm.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc RFID được xem là hệ thống nhanh so với những hệ thống dựa
trên giấy. Do đó, tất cả công ty đều mong đợi vì tiết kiệm lao động. Nó còn chỉ ra rằng một hệ
thống dựa trên điện tử có thể tránh mất gấp đôi thời gian cho việc vừa ghi dữ liệu trên giấy vừa
ghi dữ liệu điện tử (Chryssochoidis et al., 2009).
Đánh giá lợi ích từ việc cải tiến quy trình, nó được mong đợi tiết kiệm nhờ quản lý chặt chẽ
tồn kho và chi phí hoạt động, giảm hư hỏng hàng hóa, giảm hao hụt và cải thiện chất lượng.
Kết quả này đúng với khám phá của Chryssochoidis et al. (2009) và Kim and Sohn (2009)
rằng giải pháp truy xuất dựa trên điện tử có thể cải thiện tồn kho nhờ giảm việc đặt không
đúng chỗ và xuất hàng sai, giảm tỷ lệ tổn thất, giảm việc nhận dạng sai, cải thiện việc xếp dỡ
sản phẩm, và tăng khả năng quan sát tài sản. Chryssochoidis et al. (2009) còn lưu ý lợi tức từ
việc cải tiến chất lượng sản phẩm. Một số người trả lời phỏng vấn còn mong đợi giảm chi phí
kiểm nghiệm phân tích như thường lệ nếu họ kết hợp hệ thống truy xuất của họ với phương
pháp kiểm nghiệm nhanh chóng như phục hồi chuỗi polymerase định lượng.
Bảng II cho thấy những công ty hoạt động trong những công đoạn khác nhau của chuỗi
cung ứng nhận thức lợi ích tiềm năng của giải pháp truy xuất mới khác nhau. Chẳng hạn,
những công ty thương mại và nhà bán sỉ mong đợi tiết kiệm chi phí lao động nhiều hơn khi so
với những công ty chế biến. Nhưng công ty thương mại không mong đợi lợi ích gì từ việc cải
tiến quy trình (như là giảm tồn kho, giảm hư hỏng, và cải thiện sản lượng) bởi vì họ hoặc
không sản xuất hoặc không tồn trữ.
5.3. Phân tích lợi ích - chi phí của việc thực hiện những giải pháp truy xuất nguồn gốc
mới - nghiên cứu tình huống
Chi phí của những hệ thống truy xuất có thể được chia thành chi phí đầu tư ban đầu và chi
phí vận hành (Chryssochoidis et al., 2009). Nói chung, chi phí hệ thống truy xuất RFID có thể

được liệt kê bởi những loại chi tiêu, đó là thẻ RFID, máy lưu trữ dữ liệu (máy tính xách tay,
máy tính để bàn), phần mềm, đầu đọc RFID (kể cả an-ten), huấn luyện và quản trị thay đổi, tư
vấn bên ngoài, tổn thất thẻ, chi phí dịch vụ thực hiện (internet và điện), lao động và chi phí
quản trị (Can-Trace, 2007; Montanari, 2008; Chryssochoidis et al.,2009).
Chi phí của những hệ thống truy xuất mới được thu thập từ những nhà phát triển công nghệ
được trình bày trong Bảng III. Các thành phần chi phí cho trường hợp công ty chế biến là
những khoản mục đánh số 1 - 2 và từ 5 - 14, trong khi trường hợp công ty thương mại là từ 3 -
14. Giả định rằng là máy tính được dùng chỉ 50% cho mục đích truy xuất và còn lại 50% cho
12
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
những mục đích khác. Do đó, khi tính toán chi phí máy tính, chỉ 1/2 giá được dùng. Giả định
tương tự cho những thiết bị kết nối internet và phần mềm văn phòng. Cũng giả định rằng chi
phí tư vấn bên ngoài được phân bổ trong suốt 05 năm theo vòng đời của hệ thống.
Stt Khoản mục
Chi phí mỗi đơn vị (€) Vòng
đời
(năm)
Số lượng
(đơn vị)
Trung bình Tối thiểu Tối đa
1
Thẻ RFID không kích hoạt Rf-
TTI
0,40 0,10 3 01 lần
2 Đầu đọc RFID cho thẻ Rf-TTI 3.000 200 5.000 7 15
3 Thẻ RFID kích hoạt 20 10 70 5
4 Cổng đầu đọc RFID kích hoạt 1.500 700 4.000 7 15
5 Vi tính 1.000 700 1.500 3 50%
6 Thiết bị kết nối internet 30 20 100 50%
7

Phần mềm (văn phòng, máy chủ
SQL,…)
1.000 400 10.000 50%
8 Phần mềm RFID 10.000 2.000 40.000
9 Huấn luyện và quản trị thay đổi 5.000 1.000
20.000
10.000
a
10
Phát triển chính sách, sự tuân thủ,
và kiểm toán
0 0 0
11 Lao động 0 0 0
12 Tư vấn bên ngoài/giờ 100 Không biết
b
Không biết
b
60
13
Dịch vụ cho việc thực hiện mỗi
năm
300 250 2.000
14
Thay thế tổn thất thẻ (chỉ cho thẻ
kích hoạt) (% số lượng thẻ)
3.0 2.0 10.0
Chú thích: Chi phí tối đa cho khoản mục số 9 là 20.000€ trường hợp công ty chế biến, và 10.000€ trường
hợp công ty thương mại.
Bảng III. Chi phí của việc thực hiện giải pháp truy xuất mới
Từ Bảng III, chi phí máy vi tính phát sinh vào thời điểm ban đầu cũng như là sau 03 năm

hoạt động hệ thống. Thời điểm phát sinh tương tự áp dụng cho thiết bị kết nối internet và phần
mềm văn phòng. Chi phí thẻ RFID Rf-TTI được giả định phát sinh vào đầu mỗi năm, chúng
không thể tái sử dụng. Các nhà phát triển công nghệ báo cáo rằng giá thẻ kích hoạt phụ thuộc
mạnh vào khối lượng đặt hàng, ví dụ, mua 100 đơn vị cùng lúc có thể tiết kiệm 20%. Chi phí
các thẻ kích hoạt, do đó, giảm 20% trong kịch bản bình thường và kịch bản tốt nhất, với giả
định rằng các công ty chế biến mua hơn 100 thẻ mỗi lần. Không có chi phí lao động tăng thêm
ở giải pháp truy xuất RFID mới so với giải pháp dựa trên giấy hiện hành, thậm chí việc tiết
kiệm chi phí lao động được mong đợi (Bảng IV). Điều này đúng với kết quả của
Chryssochoidis et al. (2009) mà giải pháp truy xuất dựa trên điện tử có thể tiết kiệm lao động
so với quy trình ghi dữ liệu. Nói chung, ở Bảng III, có một sự biến thiên lớn về phạm vi chi
phí các khoản mục, góp phần tạo ra khoảng cách rộng về tổng chi phí của việc chấp nhận
những giải pháp truy xuất mới giữa kịch bản xấu nhất, bình thường và tốt nhất (Bảng IV).
Thành phần chi phí
Trường hợp công ty chế biến Trường hợp công ty thương mại
Xấu nhất Tốt nhất B.thường Xấu nhất Tốt nhất B.thường
Thẻ RFID
a
6,885.3 203.7 776.2 2,333.4 333.3 666.7
Đầu đọc RFID
b
75.0 3.0 45.0 60.0 10.5 22.5
Máy vi tính 1.4 0.7 0.9 1.4 0.7 0.9
Thiết bị kết nối internet 0.1 0.0 0.0 0.1 0.0 0.0
Phần mềm văn phòng 9.1 0.4 0.9 9.1 0.4 0.9
Phần mềm RFID 40.0 2.0 10.0 40.0 2.0 10.0
Huấn luyện và quản trị thay đổi 20.0 1.0 5.0 10.0 1.0 5.0
Phát triển chính sách, sự tuân thủ, và
kiểm toán
0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
13

Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
Lao động 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
Tư vấn bên ngoài 5.1 5.7 5.4 5.1 5.7 5.4
Dịch vụ thực hiện (điện, internet) 10.2 1.4 1.6 10.2 1.4 1.6
Tổn thất thẻ 0.0 0.0 0.0 956.7 31.1 87.8
Tổng chi phí 7,046.1 217.9 845.1 3,425.9 386.1 800.9
Chú thích:
a
Thẻ RFID là Rf-TTI không kích hoạt trong trường hợp công ty sản xuất, và thẻ RFID kích hoạt
trong trường hợp công ty thương mại;
b
Đầu đọc RFID là đầu đọc cho thẻ không kích hoạt Rf-TTI trong trường
hợp công ty sản xuất, và cổng kích hoạt đầu đọc RFID trong trường hợp công ty thương mại; nghìn €.
Bảng IV. Hiện giá chi phí thực hiện giải pháp truy xuất mới
Đánh giá lợi ích của những hệ thống mới, những công ty chế biến hải sản mong đợi rằng họ
có thể lợi từ 0 - 2,5% doanh thu hàng năm nhờ việc giảm thu hồi, 1 - 2% từ việc tiết kiệm chi
phí lao động, và 0 - 0,5% từ việc cải tiến quy trình. Các công ty thương mại mong đợi đạt 5 -
10% doanh thu hàng năm từ sự tăng trưởng thị trường và 10 - 15% từ việc tiết kiệm chi phí lao
động. Giá trị thấp nhất của những phạm vi này ước tính giới hạn dưới, và giá trị cao nhất ước
tính giới hạn trên cho những tính toán thêm nữa.
Hiện giá ròng của lợi ích và chi phí của vòng đời 05 năm của hệ thống truy xuất được tính
toán và trình bày trong Bảng IV và Bảng V. Ba kịch bản bao gồm những tác động không chắc
chắn liên quan đến suất chiết khấu (2,4%, 4,5%, và 7%), chi phí ước tính (trung bình, thấp
nhất, cao nhất) và lợi ích trong tương lai (giới hạn dưới, giới hạn trên).
Bảng IV thể hiện rằng hiện giá chi phí tư vấn bên ngoài được cho cao nhất ứng với kịch bản
tốt nhất, và thấp nhất ứng với kịch bản xấu nhất. Bởi vì chi phí tư vấn mỗi giờ (100€) được giả
định cho tất cả kịch bản bởi vì sự không sẵn có dữ liệu đầu vào, trong khi suất chiết khấu
2,4%, 4,5%, và 7% được dùng cho kịch bản tốt nhất, bình thường và xấu nhất, theo trình tự.
Tuy nhiên, những hiện giá này không ảnh hưởng nhiều đến hiện giá tổng chi phí, vốn chịu ảnh
hưởng chính bởi chi phí thẻ RFID. Thêm nữa, chi phí tư vấn bên ngoài được tính chỉ là một

phần nhỏ trong tổng chi phí (0,1 - 2,6%). Điều này đúng với nghiên cứu của Sparling et al.
(2006) cho rằng chi phí tư vấn bên ngoài được xem không có tính quan trọng.
Tổng quan, Bảng IV cho thấy chi phí chính nằm trong chi phí đầu tư thẻ RFID, chiếm 91,8 -
97,7% tổng chi phí đối với công ty chế biến hải sản, và chiếm 94,2 - 96,0% (bao gồm cả việc
thay thế thẻ tổn thất) đối với công ty thương mại hải sản.
Từ bảng V, có thể thấy rằng trường hợp công ty chế biến hải sản, hiện giá ròng của kịch bản
bình thường giới hạn dưới, khi lợi ích của việc giảm thu hồi không được nhận thức, là âm.
Ngược lại, khi việc thu hồi được mong đợi giảm từ mức độ 0,25 (“không chắc chắn”) ở hệ
thống truy xuất hiện hành đến mức độ 0,1 (“rất không chắc chắn”) nhờ hệ thống mới, hiện giá
ròng là dương. Hiện giá ròng đối với công ty thương mại luôn luôn dương, và lợi ích vượt xa
chi phí (16 - 252 lần).
Thành phần lợi ích
Trường hợp công ty chế biến Trường hợp công ty thương mại
Xấu nhất
Tốt
nhất
Bình thường
Xấu
nhất
Tốt nhất
Bình thường
Thấp Cao Thấp Cao
Lợi ích tăng trưởng thị
trường
a
0.0 0.0 0.0 0.0 18,691.6 39,062.5 19,138.8 38,277.5
Giảm thu hồi
b
0.0 1,164.8 0.0 1,097.5 0.0 0.0 0.0 0.0
Tiết kiệm từ kiện tụng và

trách nhiệm pháp lý
0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
Tiết kiệm chi phí lao động
93.5 195.3 95.7 191.4
37,383.
2
58,593.8 38,277.5 57,416.3
Tiết kiệm từ cải tiến quy
trình
0.0 48.8 0.0 47.8 0.0 0.0 0.0 0.0
Tổng lợi ích
93.5 1,408.9 95.7 1,336.7
56,074.
8
97,656.3 57,416.3 95,693.8
Hiện giá ròng (NPV)
- 6,952.6 1,191.1 - 749.4 491.7 52,648.8 97,270.2 56,615.4 94,892.9
14
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
Chú thích:
a
Giả định rằng lợi ích phát sinh một lần vào cuối năm đầu tiên;
b
giả định lợi ích hàng năm, từ cuối
năm đầu tiên; nghìn €.
Bảng V. Hiện giá ròng lợi ích và lợi ích ròng của việc thực hiện giải pháp truy xuất mới
Để kiểm tra sự không chắc chắn của suất chiết khấu, một phân tích độ nhạy với tỷ suất từ
2,4 - 7% được tiến hành cho kịch bản bình thường đối với công ty chế biến. Ở giới hạn dưới,
hiện giá ròng âm (-786.591€), thậm chí tại suất chiết khấu 2,4%. Kết quả của giới hạn trên
được trình bày ở Biểu đồ 2. Có thể thấy rằng kịch bản bình thường giới hạn trên đã vượt qua

việc kiểm tra suất chiết khấu khi hiện giá ròng luôn luôn dương.
Không cần thiết phân tích độ nhạy về suất chiết khấu đối với trường hợp công ty thương mại
bởi vì hiện giá ròng trong kịch bản xấu nhất cũng đã dương. Nhìn chung, có thể đề nghị rằng
công ty thương mại nên thực hiện thẻ RFID trên kiện hàng cho mục đích truy xuất.
Mặc dù không phải tất cả kịch bản đối với trường hợp công ty chế biến đem lại lợi ích về
tiền, nó đáng lưu ý rằng giải pháp truy xuất mới trong trường hợp này nhằm vào một mức độ
chi tiết hơn (nghĩa là những hộp lớn (master boxes)) so với trường hợp công ty thương mại
(nghĩa là những kiện hàng (pallets)).
Biểu đồ 2. Phân tích độ nhạy kịch bản bình thường - giới hạn trên đối với công ty chế biến
6. Kết luận và hướng nghiên cứu trong tương lai

Tài liệu này minh họa những lợi ích định tính của việc truy xuất nguồn gốc từ góc nhìn của
các công ty. Cải tiến việc quản lý chuỗi cung ứng được kỳ vọng là lợi ích quan trọng nhất của
việc truy xuất nguồn gốc này. Các lợi ích khác là tăng khả năng duy trì khách hàng hiện hữu,
cải tiến chất lượng sản phẩm, khác biệt hóa sản phẩm, và giảm khiếu nại từ khách hàng. Những
kết quả trong tài liệu này đưa ta bằng chứng thực tế cho việc ủng hộ việc truy xuất nguồn gốc
đã được đề cập trong những nghiên cứu trước đó, như trong nghiên cứu của Smyth and Phillips
(2002), Buhr (2003), Karkkainen (2003), Golan et al. (2004), Poghosyan et al. (2004), Sparling
et al. (2006), Can-Trace (2007), Pouliot and Sumner (2008), Chryssochoidis et al. (2009),
Wang et al. (2009a)… Tuy nhiên, do kích thước mẫu của nghiên cứu là nhỏ (24 công ty), nên
những kết luận đưa ra không được phổ biến hóa. Nghiên cứu trong tương lai với mẫu lớn hơn là
cần thiết.
Bài viết cũng mô tả những lợi ích định lượng của việc áp dụng những giải pháp mới về truy
xuất nguồn gốc để đáp ứng mong muốn của ngành công nghiệp trong việc thay đổi một hệ
thống truy xuất nguồn gốc tiên tiến hơn. Những công ty ở những công đoạn khác nhau trong
chuỗi cung ứng hải sản nhận thức những lợi ích khác nhau. Nhìn chung, những lợi ích được kỳ
vọng là sự phát triển thị trường, giảm việc thu hồi sản phẩm, giảm kiện tụng và trách nhiệm
pháp lý, tiết kiệm lao động, và cải tiến quy trình. Những khám phá củng cố những khung mẫu
lợi ích đã được phát triển bởi Can-Trace (2004) và Chryssochoidis (2009).
Những phân tích về lợi ích - chi phí về trường hợp công ty chế biến hải sản cho thấy việc áp

dụng thẻ Rf-TTI trên những hộp lớn có thể mang lại những lợi ích tài chính nếu việc thu hồi
sản phẩm giảm và tiết kiệm chi phí lao động. Chỉ tiêu hiện giá ròng âm khi khoản tiết kiệm từ
việc giảm thu hồi sản phẩm là không được thừa nhận. Những phân tích về lợi ích - chi phí cho
trường hợp công ty thương mại hải sản chứng minh được những lợi ích định lượng hữu hình
của việc áp dụng những thẻ kích hoạt RFID trên những kiện hàng. Một lần nữa, những khám
phá củng cố thêm về mặt lý thuyết những lợi ích của việc áp dụng giải pháp truy xuất RFID,
những lợi ích này đã được liệt kê trước đây (Karkkainen, 2003; Vasvik, 2006; Chryssochoidis
et al., 2009).
15
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
Tuy nhiên, những nghiên cứu tình huống phân tích lợi ích - chi phí chỉ là những phân tích
với chi phí được ước lượng và những lợi ích kỳ vọng từ góc nhìn của các công ty, vì thế những
kết quả này bị giới hạn trong những điều kiện và trường hợp cụ thể. Việc mở rộng những phân
tích lợi ích - chi phí với quy mô rộng hơn cần được tiến hành để đánh giá lại những lợi ích
ròng (Boardman et al., 2006) của việc áp dụng những giải pháp truy xuất nguồn gốc mới.
Bởi vì 02 nghiên cứu tình huống không có cùng chuỗi cung ứng và nó nhắm đến những giải
pháp truy xuất nguồn gốc khác nhau (Rf-TTI với thẻ kích hoạt RFID) và quyết định sử dụng
(hộp hoặc kiện hàng), vì thế, những kết quả của những phân tích lợi ích - chi phí không thể so
sánh được. Tuy nhiên, chúng củng cố thêm cho sự tranh luận về chi phí luân chuyển giữa
những thành viên trong chuỗi cung ứng. Nó chỉ ra rằng những công ty chế biến hải sản trả
nhiều hơn cho mức cần thiết, kết quả là hiện giá ròng âm, trong khi những công ty thương mại
có thể mong đợi những lợi ích đều đặn. Để áp dụng những giải pháp truy xuất nguồn gốc mới,
chẳng hạn, RFID, tại mức độ chuỗi cung ứng, người ta đề nghị rằng giá của sản phẩm trung
gian nên tăng lên, đó là cách để những công ty thương mại có thể thuyết phục những nhà chế
biến thực phẩm thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc mới. Những khám phá này cũng cố
thêm nhu cầu cần có sự thảo luận trao đổi cởi mở giữa những người thực hiện khác nhau trong
chuỗi cung ứng thực phẩm về mặt phân phối/ tái phân phối chi phí và lợi ích của việc thực hiện
truy xuất nguồn gốc (Can-Trace, 2004).
Lời cám ơn
Phần chính của nghiên cứu được mô tả trong tài liệu này là một phần trong khung thứ sáu

của dự án được tài trợ bởi EC mang tên “Phát triển những công nghệ mới để cải thiện sự an
toàn, minh bạch và đảm bảo chất lượng của dây chuyền cung ứng thực phẩm đông lạnh/ đông
đá - trường hợp kiểm tra của cá và gia cầm” với những từ viết tắt CHILL-ON (Dự án số
FP6016333-2). Chúng tôi cảm ơn những đối tác trong phần việc 1.42 CHILL-ON cho những
thu thập và đóng góp số liệu của họ. Đặc biệt cảm ơn Tiến sỹ Weisong Mu từ Đại học Nông
nghiệp Trung Quốc cho việc cung cấp khung bảng câu hỏi về những lợi ích định tính. Thông
tin trong tài liệu này phản ánh quan điểm của tác giả, Uỷ ban châu Âu và những đối tác
CHILL-ON và không chịu trách nhiệm cho bất cứ việc sử dụng những thông tin bao gồm ở
trên.
Tài liệu tham khảo
Alfaro, J.A. and Rábade, L.A. (2009), “Traceability as a strategic tool to improve inventory
management: a case study in the food industry”, International Journal of Production Economics,
Vol. 118 No. 1, pp. 104-10.
Banterle, A. and Stranieri, S. (2008), “The consequences of voluntary traceability system for supply
chain relationships: an application of transaction cost economics”, Food Policy, Vol. 33 No. 6, pp.
560-9.
Bell, C. and Devarajan, S. (1983), “Shadow prices for project evaluation under alternative
macroeconomic specifications”, Quarterly Journal of Economics, Vol. 97, pp. 454-77.
Boardman, A.E., Greenberg, D.H., Vining, A.R. and Weimer, D.L. (2006), Cost-Benefit Analysis:
Concepts and Practice, Pearson Prentice-Hall, Upper Saddle River, NJ, p. 07458.
Buhr, B.L. (2003), “Traceability and information technology in the meat supply chain: implications for
firm organization and market structure”, Journal of Food Distribution Research, Vol. 34, pp. 13-
26.
Can-Trace (2004), Can-Trace Decision Support System for Food Traceability, Agriculture and Agri-
Food Canada, Ottawa.
Can-Trace (2007), Cost of Traceability in Canada: Developing a Measurement Model, Agriculture
and Agri-Food Canada, Ottawa.
16
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
CarbonTrust (2008), “What’s the carbon footprint of your product?”, Carbon Trust, available at:

www.carbontrust.co.uk/News/presscentre/2008/PAS-2050.htm (accessed 28 February 2009).
Chryssochoidis, G., Karagiannaki, A., Pramatari, K. and Kehagia, O. (2009), “A cost-benefit
evaluation framework of an electronic-based traceability system”, British Food Journal, Vol. 111
No. 6, pp. 565-82.
Cicia, G., Giudice, T.D. and Scarpa, R. (2005), “Welfare loss due to lack of traceability in extra-virgin
olive oil: a case study”, Cahiers Options Méditerranéennes, Vol. 64, pp. 19-31.
Dickinson, D.L. and Bailey, D. (2002), “Meat traceability: are US consumers willing to pay for it?”,
Journal of Agricultural and Resource Economics, Vol. 27, pp. 348-64.
Dreze, J. and Stern, N. (2001), “Theory of cost-benefit analysis”, in Auerbach, A.J. and Feldstein, M.
(Eds), Handboook of Public Ecomomics, Elsevier Science, Amsterdam, pp. 909-89.
EU (2002), “Regulation (EC) No 178/2002 of the European Parliament and of the Council”, Official
Journal of the European Communities, L31/1, 1.2.2002, p. 24.
Evans, D.J. and Sezer, H. (2005), “Social discount rates for member countries of the European Union”,
Journal of Economic Studies, Vol. 32 No. 1, pp. 47-59.
Frederiksen, M., Østerberg, C., Silberg, S., Larsen, E. and Bremner, A. (2002), “Info-fisk.
Development and validation of an internet based traceability system in a Danish domestic fresh
fish chain”, Journal of Aquatic Food Product Technology, Vol. 11 No. 2, pp. 13-34.
Golan, E., Krissoff, B., Kuchler, F., Calvin, L., Nelson, K. and Price, G. (2004), “Traceability in the
US food supply: economic theory and industry studies”, Agricultural Economic Report 830,
Economic Research Service, USDA, Washington, DC.
Hobbs, J.E. (2003), “Traceability in meat supply chains”, Current Agriculture Food and Resource, No.
4, pp. 36-49.
Hobbs, J.E. (2004), “Information asymmetry and the role of traceability systems”, Agribusiness, Vol.
20 No. 4, p. 397.
Hobbs, J.E., Bailey, D.V., Dickinson, D.L. and Haghiri, M. (2005), “Traceability in the Canadian red
meat sector: do consumers care?”, Canadian Journal of Agricultural Economics, Vol. 53 No. 1,
pp. 47-65.
Intrafish (2009), “What’s the true value of seafood”, available at:
www.intrafish.no/global/news/article241463.ece (accessed 27 February 2009).
Karkkainen, M. (2003), “Increasing efficiency in the supply chain for short shelf life goods using

RFID tagging”, International Journal of Retail & Distribution Management, Vol. 31 No. 10, pp.
529-36.
Kim, H.S. and Sohn, S.Y. (2009), “Cost of ownership model for the RFID logistics system applicable
to u-city”, European Journal of Operational Research, Vol. 194 No. 2, pp. 406-17.
Leat, P., Marr, P. and Ritchie, C. (1998), “Quality assurance and traceability – the Scottish agri-food
industry’s quest for competitve advantage”, Supply Chain Management: An International Journal,
Vol. 3 No. 3, pp. 115-7.
Loureiro, M.L. and Umberger, W.J. (2003), “Estimating consumer willingness to pay for country-of-
origin labeling”, Journal of Agricultural and Resource Economics, Vol. 28, pp. 287-301.
Loureiro, M.L. and Umberger, W.J. (2007), “A choice experiment model for beef: what US consumer
responses tell us about relative preferences for food safety, country-of-origin labeling and
traceability”, Food Policy, Vol. 32 No. 4, pp. 496-514.
Montanari, R. (2008), “Cold chain tracking: a managerial perspective”, Trends in Food Science and
Technology, Vol. 19 No. 8, pp. 425-31.
Moschini, G. (2007), “The economics of traceability: an overview”, paper presented at Workshop:
Risk and Cost Benefit Analysis of Traceability in the Agri-food Chain, JRC, Ispra, 14 December.
Olsson (2008), “Risk management and quality assurance through the food supply chain – case studies
in the Swedish food industry”, Open Food Science Journal, Vol. 2 No. 1, p. 49.
PL107-188 (2002), “Public Health Security and Bioterrorism Preparedness and Response Act of
2002”, The Senate and House of Representatives of the United States of America in Congress
Assembled, 107th Congress, H.R. 3448, p. 104.
Poghosyan, A., Gonzalez-Diaz, F. and Bolotova, Y. (2004), “Traceability and assurance protocols in
17
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
the global food system”, International Food and Agribusiness Management Review, Vol. 7 No. 3,
pp. 118-26.
Pouliot, S. and Sumner, D.A. (2008), “Traceability, liability, and incentives for food safety and
quality”, American Journal of Agricultural Economics, Vol. 90 No. 1, pp. 15-27.
Resende-Filho, M.A. and Buhr, B.L. (2007), “Economics of traceability for mitigation of food recall
costs”, MPRA, available at: />(accessed 23 May 2008).

Smith, G.C., Tatum, J.D., Belk, K.E., Scanga, J.A., Grandin, T. and Sofos, J.N. (2005), “Traceability
from a US perspective”, Meat Science, Vol. 71 No. 1, pp. 174-93.
Smyth, S. and Phillips, P.W.B. (2002), “Product differentiation alternatives: identity preservation,
segregation, and traceability”, Journal of Agrobiotechnology Management and Economics, Vol. 5,
pp. 30-42.
Souza-Monteiro, D.M. and Caswell, J.A. (2004), “The economics of implementing traceability in beef
supply chains: trends in major producing and trading countries”, Department of Economics,
available at: />6.pdf (accessed 23 May 2008).
Sparling, D., Henson, S., Dessureault, S. and Herath, D. (2006), “Costs and benefits of traceability in
the Canadian dairy-processing sector”, Journal of Food Distribution Research Distribution
Research, Vol. 37 No. 1, pp. 154-60.
TESCO (2007), “Corporate responsibility review 2007”, Tesco PLC, available at:
www.tescoreports.com/crreview07/downloads/tesco_crr.pdf (accessed 10 February 2009).
TESCO (2008), “Corporate responsibility review 2008”, Tesco PLC, available at:
www.tescoreports.com/crreview08/downloads/tesco_crr.pdf (accessed 10 February 2009).
Tyedmers, P., Pelletier, N. and Garrett, A. (2008), “CO2 emissions case studies in selected seafood
product chains”, briefing paper, Dalhousie University and S. Anton Seafish, Edinburgh.
Umberger, W.J., Feuz, D.M., Calkins, C.R. and Sitz, B.M. (2003), “Country-of-origin labeling of beef
products: US consumers perceptions”, Journal of Food Distribution Research, Vol. 34 No. 3, pp.
103-16.
van Rijswijk, W., Frewer, L.J., Menozzi, D. and Faioli, G. (2008), “Consumer perceptions of
traceability: a cross-national comparison of the associated benefits”, Food Quality and Preference,
Vol. 19 No. 5, pp. 452-64.
Vasvik, S. (2006), “Bama tracks and saves”, Dagligvarehandelen, No. 19, 16 May.
Wang, F., Fu, Z., Mu, W., Moga, L.M. and Zhang, X. (2009a), “Adoption of traceability system in
Chinese fishery process enterprises: difficulties, incentives and performance”, Journal of Food,
Agriculture and Environment, Vol. 7 No. 2, pp. 64-9.
Wang, F.,Zhang, J.,Mu,W., Fu, Z. and Zhang, X. (2009b), “Consumers’ perception towardquality and
safety of fishery products, Beijing, China”, Food Control, Vol. 20 No. 10, pp. 918-22.
Ward, R., Bailey, D. and Jensen, R. (2005), “An American BSE crisis: has it affected the value of

traceability and country-of-origin certifications for US and Canadian beef?”, International Food
and Agribusiness Management Review, Vol. 8 No. 2, pp. 92-114.
Phụ lục
(A) Bảng câu hỏi liên quan đến lợi ích nhận thức định tính
(Sử dụng và chỉnh sửa từ bảng câu hỏi của Tiến sỹ Weissong Mu của Đại học Nông nghiệp Trung
Quốc)
1. Vui lòng cho điểm những lợi ích tiềm năng khi thực hiện hệ thống/ giải pháp truy xuất
nguồn gốc tại công ty bạn:
Rất không
chắc
Không
chắc một
phần
Không
biết
Chắc một
phần
Rất chắc
Cải tiến chất lượng sản phẩm
Cải tiến quản lý chuỗi cung ứng
Tăng khả năng xâm nhập thị trường nước
18
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
ngoài
Thu hút khách hàng mới trong nước
Khác biệt hóa sản phẩm
Tăng giá sản phẩm
Tăng khả năng giữ khách hàng hiện hữu
Giảm chi phí sản xuất
Giảm hư hỏng sản phẩm

Giảm hàng tồn kho
Giảm khiếu nại của khách hàng
Giảm kiện tụng và trách nhiệm pháp lý
Giảm chi phí lao động
2. Vui lòng nêu ra những lợi ích khác nếu có. Vui lòng chọn không ý kiến nếu bạn nghĩ
rằng không có lợi ích khác so với những lợi ích được liệt ra trong câu hỏi 1 ở trên.
Không ý kiến
Rất không
chắc
Không chắc
một phần
Không biết Chắc một phần Rất chắc
Những lợi ích khác (vui lòng chỉ ra)
3. Vui lòng cho điểm về những khó khăn gặp phải khi thực hiện hệ thống/ giải pháp truy
xuất nguồn gốc tại công ty:
Rất
không
chắc
1
Không
chắc một
phần
2
Không
biết
3
Chắc một
phần
4
Rất chắc

5
Thiếu nhân viên kỹ thuật
Chi phí cao cho việc áp dụng hệ thống truy
xuất nguồn gốc
Giảm tính linh hoạt trong việc giới thiệu sản
phẩm mới
Sự không chắc chắn về những lợi ích tương
lai
Không có những tiêu chuẩn thống nhất trên
thị trường
Thiếu sự hỗ trợ từ chính phủ
Thiếu cán bộ quản lý
Giảm tính linh hoạt trong qui trình sản xuất
Thiếu thời gian để nhân viên làm nhiệm vụ
khác
4. Vui lòng đánh giá những khó khăn khác nếu có. Vui lòng chọn không ý kiến nếu bạn
nghĩ rằng không có khó khăn khác so với những khó khăn được liệt ra trong câu hỏi 3 ở trên.
Không ý kiến Rất không chắc
Không chắc
một phần
Không biết Chắc một phần Rất chắc
Những khó khăn khác (vui lòng chỉ ra)
5. Vui lòng nêu rõ thực trạng thực hiện truy xuất nguồn gốc của công ty bạn. Có thể chọn
hơn 01 đáp án.
 Không thực hiện
 Sử dụng giấy tờ
 Dữ liệu đánh máy
 Sử dụng mã vạch
 E-exchange
6. Bạn có muốn thay đổi hệ thống/ giải pháp truy xuất nguồn gốc hiện tại?

 Có  Không
19
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
7. Bạn có muốn thay đổi hiện trạng truy xuất nguồn gốc của bạn thành một hệ thống/ giải
pháp tiên tiến hơn trong tương lai gần
 Có  Không
8. Công ty bạn đang ở công đoạn nào của chuỗi cung ứng? Có thể chọn hơn 01 đáp án.
 Cung cấp nguyên liệu thô
 Chế biến
 Vận chuyển
 Phân phối
 Nhập khẩu
 Xuất khẩu
9. Vui lòng cho biết doanh thu hàng năm của công ty bạn
 Dưới 10,000,000 €
 10,000,000 - 100,000,000 €
 100,000,000 - 200,000,000 €
 200,000,000 - 400,000,000 €
 Trên 400,000,000 €
10. Công ty bạn có bao nhiêu nhân viên?
11. Vui lòng cho biết tổng sản lượng (tấn/năm) của công ty bạn. Đây là câu hỏi/ trả lời tùy
chọn, bạn không cần trả lời nếu bạn không muốn.
(B) Bảng câu hỏi phỏng vấn công ty
Tên công ty:
Chúng tôi muốn biết về những ảnh hưởng tích cực của việc truy xuất nguồn gốc đối với doanh
nghiệp bạn. Vui lòng dành thời gian trả lời 07 phần sau với tổng cộng 21 câu hỏi.
A. Câu hỏi tổng quát: từ câu 1 đến 3
1. Vui lòng chỉ ra tình trạng thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng cách đánh chéo vào ô trả
lời thích hợp nhất
a Không thực hiện tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc

b Dùng giấy tờ x
c Dữ liệu đánh máy
d Sử dụng mã vạch
e E-exchange
2. Bạn muốn thay đổi tình trạng truy xuất nguồn gốc trong tương lai gần như thế nào? Hãy
đánh dấu chéo vào câu trả lời thích hợp nhất.
a Không thay đổi
b Sử dụng mã vạch x
c Sử dụng RFID *
d Sử dụng Rf-TTI** x
e Khác (vui lòng ghi rõ)
*RFID là viết tắt của từ Radio frequency identification, là xác định tần số sóng vô tuyến.
**Rf-TTI được sự kết hợp Time temperature indicators (TTI) (đồng hồ nhiệt độ thời gian)
và Radio frequency technology (công nghệ tần số song vô tuyến).
3. Bạn muốn sử dụng RFID hay Rf-TTI như thế nào? Vui lòng đánh dấu vào lựa chọn thích
hợp và điền thêm thông tin vào cột bên phải nếu cần thiết.
20
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
Sử dụng RFID
hoặc Rf-TTI
Đánh dấu
chéo
(x)
Số thẻ/
đơn vị
Số gói/ hộp Số hộp/ kiện hàng
Tối
thiểu
Tối
đa

Trung
bình
Tối
thiểu
Tối đa
Trung
bình
a Gói bán lẻ 1
b Hộp x 1 35 108
c Kiện hàng
d Container
- Vui lòng nêu rõ kích thước của gói lẻ (gam)
Tối thiểu: 100…………… ; Tối đa: 1.500……………… ; Trung bình:
………………………
(ví dụ. 35 đvị x 50g

1.750; 10 đvị x 100 g

1.000 g).
- Vui lòng nêu rõ kích thước của hộp (kg):
Tối thiểu: 1…………… ; Tối đa: 17,5………… ; Trung bình: ……………………….
(ví dụ: 35 đvị x 50 g

1.750; 10 đvị x100 g

1.000 g)
- Thông tin thêm (tùy chọn): Khối lượng sản phẩm giao dịch hàng năm khi sử dụng hệ
thống/ giải pháp truy xuất nguồn gốc mới* (tấn/ năm) (dựa trên số liệu giao dịch hiện tại)
Tối thiểu:…………… ; Tối đa:……………… ; Trung bình: 450
* Hệ thống/ giải pháp truy xuất nguồn gốc mới ở đây có nghĩa là hệ thống mà bạn muốn sử

dụng trong tương lai thay cho hệ thống/ giải pháp truy xuất nguồn gốc hiện tại.
4. Bạn muốn sử dụng truy xuất nguồn gốc để quảng cáo sản phẩm của bạn như thế nào?
Đánh dấu chéo vào lựa chọn thích hợp:
Không
Sản phẩm với “truy xuất nguồn gốc có thể nhìn thấy được” (sản phẩm được cung cấp mã số để
khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc đầy đủ, ví dụ qua internet)
x
Sản phẩm bền vững x
Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng x
Sản phẩm hữu cơ x
Giảm sản phẩm có dấu chân carbon x
Khác
B. Những lợi ích thị trường: câu hỏi 5 đến 7
5. Vui lòng trả lời câu hỏi (5a) nếu công ty bạn đã sử dụng truy xuất nguồn gốc hơn 05
năm trước năm 2005, ngược lại trả lời câu hỏi (5b) nếu công ty bạn thực hiện truy xuất nguồn
gốc ngay trước hay sau quy định năm 2005.
5a. Quy định truy xuất nguồn gốc năm 2005 của EU đã thay đổi/ ảnh hưởng hệ thống truy
xuất nguồn gốc của bạn và việc kinh doanh của bạn thế nào?
Hệ thống truy xuất nguồn gốc Việc kinh doanh
Không thay đổi x x
Thay đổi để phù hợp với luật
Tốt hơn
Xấu hơn
Ý kiến khác
5b. Những lợi ích có được khi sử dụng truy xuất nguồn gốc hiện tại so với không sử dụng
truy xuất nguồn gốc từ việc có thể bán sản phẩm với giá cao hơn (ước tính % mức đóng góp
của sản phẩm được truy xuất nguồn gốc vào doanh thu hàng năm)
0%
≤ 2%
≤ 5% ≤ 10% ≤ 15% ≤ 20% > 20%

      
21
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
6. Bạn mong đợi hệ thống truy xuất nguồn gốc mới sẽ giúp thị trường của bạn tăng trưởng
như thế nào? (% tăng trên doanh thu hiện tại)
0%
≤ 2%
≤ 5% ≤ 10% ≤ 15% ≤ 20% > 20%
      
7. Bạn mong đợi truy xuất nguồn gốc mới giúp bảo vệ thị phần hiện tại như thế nào?
Có Không Không biết
  
C. Lợi ích từ việc giảm thu hồi sản phẩm: câu hỏi 8 đến 11
8. Bao nhiêu lần thu hồi sản phẩm mà bạn trải qua mỗi năm trước khi thực hiện truy xuất
nguồn gốc?
0
0,1
(Rất không
chắc)
0,25
(Không chắc)
0,5
(Không biết)
0,75
(Chắc)
0,9
(Rất chắc)
1 2 3 4 5
x
9. Thu hồi sản phẩm ảnh hưởng đến doanh thu hàng năm như thế nào?

0%
(không đáng kể)
≤ 2%
≤ 5% ≤ 10% ≤ 15% ≤ 20% > 20%
      
10. Bao nhiêu lần thu hồi mỗi năm mà bạn kỳ vọng trong tương lai?
0
0,1
(Rất
không
chắc)
0,25
(Không
chắc)
0,5
(Không
biết)
0,75
(Chắc)
0,9
(Rất
chắc)
1 2 3 4 ≥5
Với khả năng hiện tại x
Với hệ thống mới x
11. Vui lòng ước đoán về ảnh hưởng tài chính của việc thu hồi đến doanh thu hàng năm
trong TƯƠNG LAI? (% doanh thu hàng năm)(có thể bao gồm: chi phí vật liệu mất đi/ thu hồi,
thời gian mất đi- thời gian nhân công, thời gian xí nghiệp, thời gian sản xuất…, phản ứng
khách hàng/ doanh thu biên mất đi, chi phí quan hệ công chúng/ tiếp thị tăng thêm, phí tổn
mỗi lần thu hồi…)

0
(không đáng kể)
≤ 2.5%
≤ 5% ≤ 7.5% ≤ 10% > 10%
Với khả năng hiện tại x
Với hệ thống mới x
D. Tiết kiệm từ khiếu nại trách nhiệm và kiện tụng: câu hỏi 12 đến 16
12. Bao nhiêu vụ khiếu nại trách nhiệm và kiện tụng bạn đã trải qua trong 03 năm gần
đây?
Khiếu nại thông thường
Không 1 2 3 4
Khiếu nại x
Kiện tụng x
13. Những vụ khiếu nại ảnh hưởng thế nào đến doanh thu hàng năm (% doanh thu hàng
năm)
22
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
Không 1 2 ≤ 5 ≤ 10 > 10
Trước khi thực hiện truy xuất x
Với khả năng hiện tại x
Với hệ thống truy xuất mới (kỳ vọng) x
14. Những vụ kiện tụng ảnh hưởng thế nào đến doanh thu hàng năm (% doanh thu hàng
năm)
Không 1 2 ≤ 5 ≤ 20 > 20
Trước khi thực hiện truy xuất x
Với khả năng hiện tại x
Với hệ thống truy xuất mới x
15. Hiện tại bạn phải chi trả bao nhiêu cho bảo hiểm trách nhiệm mỗi năm (% doanh thu
hang năm)
Bảo hiểm cho an toàn thực phẩm 0,003%

Bảo hiểm cho hư hỏng thực phẩm trong vận chuyển Không áp dụng
16. Bạn muốn trả cho bảo hiểm trách nhiệm hàng năm trong tương lai? (% doanh thu
hàng năm)
Bảo hiểm cho an toàn thực phẩm
Bảo hiểm cho hư hỏng thực
phẩm trong vận chuyển
Với khả năng hiện tại Như cũ
Với hệ thống mới Như cũ
E. Tiết kiệm từ chi phí lao động: câu hỏi 17
17. Vui lòng ước tính những lợi ích kỳ vọng bình quân từ việc tiết kiệm chi phí lao động
nhờ hệ thống mới so với hệ thống hiện tại (% doanh thu hàng năm)
0% ≤ 2% ≤ 5% ≤ 10% ≤ 15% ≤ 20% > 20%
      
F. Lợi ích từ việc cải tiến quy trình
18. Vui lòng ước tính lợi ích kỳ vọng bình quân của việc truy xuất nguồn gốc từ việc cải
tiến quy trình (% doanh thu hàng năm)
Với khả năng
hiện tại
Với hệ thống
mới
Ghi chú
A Giảm tồn kho 0% 0,2%
B Giảm hư hỏng 0% 0%
C Cải tiến quy trình (cải thiện sản lượng) 0% 0,3%
D
Cải tiến chất lượng
Lợi ích 01 lần với việc truy xuất nguồn gốc
Lợi ích hàng năm với việc truy xuất nguồn gốc Khó/Chủ quan
E
Lợi ích khác

Lợi ích 01 lần với việc truy xuất nguồn gốc
Lợi ích hàng năm với việc truy xuất nguồn gốc
G. Quy mô kinh doanh: câu hỏi 19 đến 21
19. Vui lòng cho biết thị phần của bạn trong những thị trường chính
Trong nước EU US Nhật Khác
0%
23
Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies
< 2% x
2 - 5%
5 - 10%
> 10%
20. Vui lòng cho biết doanh thu hàng năm của công ty
≤ 10,000,000€
≤ 100,000,000€
≤ 200,000,000€
Hoặc nêu rõ doanh thu hằng năm 10,000,000€
≤ 400,000,000€
>400,000,000€
21. Công ty bạn có bao nhiêu nhân viên? 50
Ghi chú khác:
Cám ơn sự đóng góp của bạn.
C. Bảng câu hỏi cho nhà phát triển công nghệ
Tên bạn (tùy chọn) Tên công ty bạn:
Chúng tôi muốn biết về chi phí của hệ thống truy xuất nguồn gốc sử dụng công nghệ như
RFID hay nhãn thông minh. Vui lòng dành chút thời gian để điền thông tin cần thiết.
Vui lòng điền chi phí trước thuế, dùng nhất quán một loại tiền tệ (như USD hay €).
Danh mục chi phí (Ghi chú: dưới đây chỉ là
gợi ý, vui lòng thay đổi danh mục phù hợp
hơn nếu cần thiết

Vòng
đời
(năm)
Chi phí ban đầu cho
mỗi đơn vị (€)
Chi phí hàng năm cho
mỗi đơn vị (€)
Tối
thiểu
Tối
đa
Trung
bình
Tối
thiểu
Tối
đa
Trung
bình
1 Hệ thống giấy
2 Thẻ RFID không kích hoạt HF
3 Thẻ RFID không kích hoạt UHF
4 Thẻ RFID kích hoạt
5
Thẻ RFID không kích hoạt HF + cảm
ứng nhiệt
6 Đầu đọc RFID cổng HF
7 Đầu đọc RFID cổng HF PDA
8 Đầu đọc RFID cổng kích hoạt
9 Máy vi tính

10 Thiết bị kết nối internet
11 Phần mềm (MS. Office, SQL server,…)
12 Phần mềm RFID
13 Những thay đổi đến quy trình hiện hành
14 Tập huấn và quản lý sự thay đổi
15 Tư vấn bên ngoài
16 Phát triển chính sách, và kiểm toán
17 Lao động cho RFID đọc HF
18 Lao động cho RFID đọc UHF
19 Dịch vụ thực hiện (internet, nguồn điện)
20
Thay thế thẻ tổn thất (%) RFID nhãn
UHD
Liên hệ tác giả: Nga Mai:
24

×