Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.76 KB, 9 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm kiểm toán tài chính và đối tượng kiểm toán tài chính
♦ Khái niệm
Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài
chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ
tương xứng đảm nhận và dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực.
Kiểm toán báo cáo tài chính là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét của
kiểm toán viên và công ty kiểm toán về tính trung thực, hợp lý, tính hợp thức và
tính hợp pháp của Bảng khai tài chính.

Đối tượng
Đối tượng kiểm toán tài chính là Bảng khai tài chính và những bảng kê khai có
tính pháp lý khác như Bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sản đặc biệt
( kể cả các bảng kê khai tài sản doanh nghiệp phá sản hoặc bán đấu giá…), các
bảng khai theo yêu cầu riêng của chủ đầu tư…
1.1.2. Chức năng
Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp
lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính. Mục
tiêu xác minh trong kiểm toán tài chính bao gồm:
 Tồn tại hoặc phát sinh
 Đầy đủ ( Trọn vẹn)
 Phân loại và trình bày
 Tính giá
 Chính xác
 Quyền và nghĩa vụ
Biểu hiện của nó là:
 Xác minh độ tin cậy của các con số
 Xác minh việc tuân thủ các quy định và tính hợp thức, hợp pháp của các biểu
mẫu kế toán.


Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu rộng với nghĩa cả kết luận về chất
lượng thông tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh.
Chức năng bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn mà sản phẩm của hình thức này
là thư quản lý và dưới hình thức phán xử.
1.1.3. Mục tiêu của Kiểm toán tài chính
Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty
kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp
luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các
khía cạnh trọng yếu hay không? Ngoài ra, kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp
cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm
nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
Trung thực: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội
dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hợp lý: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết
và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận.
Hợp pháp: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật,
đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).
1.2. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH.
Để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính cũng sử
dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ (kiểm toán cân đối, đối chiếu trực
tiếp, đối chiếu logic) và kiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, thực nghiệm, điều
tra). Tuy nhiên, do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể khác nhau, đối tượng
cụ thể khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toán khác nhau nên trong
kiểm toán tài chính, cách thức kết hợp các phương pháp cơ bản trên cũng có
những điểm đặc thù.
Thử nghiệm cơ bản: là thẩm tra lại các thông tin biểu hiện bằng tiền phản
ánh trên bảng tổng hợp bằng việc kết hợp các phương pháp kiểm toán chứng từ
và ngoài chứng từ theo trình tự và cách thức kết hợp xác định.
Thử nghiệm tuân thủ: dựa vào kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ khi

hệ thống này tồn tại và hoạt động có hiệu lực để khẳng định sự tồn tại và hiệu
lực này cần khảo sát, thẩm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
1.3. THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
1.3.1. Khái niệm về thủ tục phân tích
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 520, quy trình phân tích là việc phân tích
các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng,
biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên
quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến.
1.3.2. Mục tiêu của thủ tục phân tích
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520, quy trình phân tích được sử
dụng cho các mục đích sau:
- Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục
kiểm toán khác.
- Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử
dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi
ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.
- Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét
cuối cùng của cuộc kiểm toán.
1.3.3. Phân loại thủ tục phân tích
 Phân tích xu hướng
Phân tích xu hướng là sự phân tích dựa trên cơ sở so sánh các chỉ số của
cùng một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Phân tích xu hướng thường được kiểm
toán viên sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kỳ này với kỳ trước, hay so
sánh giữa các tháng trong kỳ, hoặc so sánh số dư (số phát sinh) của các tài
khoản cần xem xét. Đồng thời thông qua phân tích sự biến động của một số dư
tài khoản hay khoản mục giữa các kỳ kế toán trước, kiểm toán viên có thể đưa
ra dự kiến của kỳ hiện tại.
Có thể phân chia thủ tục phân tích xu hướng thành hai dạng là: Phân tích
xu hướng giản đơn và phân tích hồi quy.
 Phân tích xu hướng giản đơn: Là xác định con số ước tính dựa trên số

dư tài khoản kỳ trước.
 Phân tích hồi quy: Là sử dụng phương pháp toán học trong phân tích
tài chính để biểu hiện và đánh giá các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này xác định sự thay đổi của nguyên nhân. Đây là phương pháp
phổ biến và có hiệu quả sử dụng cao hơn so với phương pháp phân tích xu
hướng giản đơn. Vì nó chi tiết đến từng yếu tố của chỉ ta đang xem xét.
 Phân tích tỷ suất là một thuật ngữ thường được sử dụng để nói tới việc
phân tích tỷ suất số dư tài khoản này với một số dư tài khoản khác, một loại sự
thay đổi liên quan đến số dư tài khoản, các dữ liệu tài chính với dữ liệu hoạt
động của một yếu tố qua một thời gian hay so với các yếu tố khác. Nếu phân
tích xu hướng tập trung vào một tài khoản cụ thể và không đi vào phân tích mối
quan hệ về số dư các tài khoản thì phân tích tỷ suất lại tập trung vào mối quan
hệ này. Phân tích tỷ suất chủ yếu áp dụng đối với bảng cân đối kế toán và báo
cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, dự đoán xu hướng biến động của các tài
khoản thường không đem lại hiệu quả cao do các số dư tài khoản trên bảng cân
đối kế toán được đưa ra vào một thời điểm, trong khi đó phân tích tỷ suất giữa
các số dư tài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh lại hiệu quả do nó phản ánh
sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ với các khoản
mục. Trong thực hành kiểm toán, kiểm toán viên thường tiến hành thủ tục phân
tích thông qua các nhóm tỷ suất:
 Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán
 Nhóm tỷ suất hoạt động
 Nhóm tỷ suất đòn bẩy
 Nhóm tỷ suất lợi nhuận
 Nhóm tỷ suất giá thị trường
1.3.4. Ý nghĩa của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính
Thực hiện thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên hạn chế tối đa các thủ tục
kiểm toán chi tiết, tiến hành kiểm toán không dàn trải mà tập trung vào các sai
sót trọng yếu, làm rõ những nghi vấn, những dấu hiệu bất thường, làm giảm chi
phí, thời gian kiểm toán, tăng hiệu quả làm việc và chất lượng kiểm toán. Thủ

tục phân tích trong giai đoạn này được xem như một loại thử nghiệm cơ bản
cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của các khoản mục hay thông tin tài chính
khác. Không những làm rõ nguyên nhân chênh lệch, các sai sót trọng yếu mà
thủ tục phân tích còn giúp củng cố hoạt động kế toán tại doanh nghiệp.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, thủ tục phân tích được sử dụng để
đánh giá tổng quát lần cuối cùng toàn bộ số liệu đã được kiểm toán nhằm khẳng
định một lần nữa cho kết luận kiểm toán, hoặc phải tiến hành thêm các thủ tục
kiểm toán bổ xung, từ đó đưa ra đánh giá hợp lý, chính xác về tình hình tài
chính của đơn vị trong năm báo cáo tài chính hiện hành.
1.4. VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.4.1. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
1.4.1.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

×