Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tai lieu tap huan Giao duc Moi truong Chu de 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 28 trang )

Chủ đề 2
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
?nh ch? có tính ch?t minh ho?
Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn
về bài toán cân bằng năng lượng với nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng đều
đặn ở mức 2 con số mỗi năm. Trong khi đó, việc thăm dò, khai thác các
nguồn năng lượng truyền thống cũng như năng lượng mới, tái tạo còn
rất hạn chế.
Bên cạnh đó, phát triển kinh tế và tăng nhu cầu sử dụng năng lượng đã
làm các nguồn tài nguyên năng lượng bò khai thác với một tốc độ lớn và
đang dần bò cạn kiệt. Đồng thời, những vấn đề môi trường gây ra do
hoạt động của con người, trong đó có việc khai thác, sử dụng các
nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng hóa thạch, đã ảnh hưởng
đến sự phát triển cân bằng của Trái đất, mà hậu quả rõ rệt nhất là biến
đổi khí hậu toàn cầu trong những năm gần đây.
Vì vậy, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sự quan tâm
không chỉ của một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia mà là của toàn
thế giới, góp phần thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững của
Trái đất.
Chủ đề 2 – “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” giúp học sinh
biết sự tồn tại của năng lượng dưới các dạng khác nhau, phân biệt
được năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo, từ đó xây dựng ý
thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hướng tới sử dụng năng
lượng sạch, góp phần bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Chủ đề này cũng giúp các thầy cô giáo biết cách phân bổ thời lượng,
lồng ghép, tích hợp nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả vào các môn học (chính khoá, ngoại khoá) theo chương trình của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Trong phần Phụ lục 1 và 2, các giáo viên có thể tham khảo xây dựng và
tổ chức các bộ câu hỏi trắc nghiệm, các trò chơi bổ trợ nhằm giúp học
sinh nắm vững những nội dung cơ bản của chủ đề.
48
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Giới thiệu chung
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Mục tiêu
49
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Thời gian:
Mục tiêu:
Học liệu:
Tiến trình:
Đánh giá:
Lưu ý:
60 phút
Học viên liệt kê và mô tả được các khái niệm cơ bản về năng lượng, thế
nào là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và lợi ích của việc sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Laptop, projector, bài giảng
Bảng ghim, thẻ màu, giấy khổ A0, đề can đánh dấu (nhãn dính có hình)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm (Tham khảo Phụ lục 1b)
1. Tổ chức lớp học theo nhóm;
2. Giới thiệu các dạng năng lượng khác nhau dựa trên nguồn gốc bằng
hình ảnh. Mỗi nhóm nghó về một dạng năng lượng và thể hiện bằng
hình ảnh trên giấy A0, các nhóm khác cố gắng đoán;

3. Khi các nhóm đoán đúng về mỗi dạng năng lượng, người tập huấn
tổng kết, giải thích rõ hơn (Phụ lục 1a);
4. Mỗi nhóm đề xuất 3 cách tiết kiệm năng lượng;
5. Người tập huấn phản hồi, nhận xét và bổ sung (Phụ lục 1a);
6. Các nhóm nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm (Phụ lục 1b), dán nhãn
vào câu trả lời lựa chọn và cử người đại diện trình bày;
7. Người tập huấn nhận xét và tóm tắt tổng kết toàn bộ nội dung.
Các nhóm nhận biết các dạng năng lượng khác nhau và đề xuất được
cách biện pháp để tiết kiệm năng lượng;
Kết quả trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Trong hoạt động vẽ hình về các dạng năng lượng, người tập huấn có thể
sẽ phải vẽ hình đầu tiên làm ví dụ;
Nếu các nhóm không thể chọn được dạng năng lượng, người tập huấn
có thể sẽ phải đưa ra gợi ý;
Có thể tích hợp các nội dung trong Hoạt động 1 vào các bài giảng của
các môn Vật lý, Công nghệ, Môi trường và Mỹ thuật
Hoạt động 1
Các khái niệm
Thời gian:
Mục tiêu:
Học liệu:
Tiến trình:
Đánh giá:
Lưu ý:
60 phút
Học viên có thể liệt kê và mô tả về các nguồn năng lượng tái tạo, năng
lượng không tái tạo, năng lượng hoá thạch, cũng như biết về các loại
năng lượng tái tạo có ở Việt Nam.
Laptop, projector, bài trình chiếu PowerPoint kèm hình ảnh;
Bảng ghim, thẻ màu;

Tranh ảnh liên quan.
1. Tổ chức lớp học theo nhóm;
2. Chơi trò chơi về năng lượng hóa thạch (Phụ lục 2b);
3. Chơi trò chơi về năng lượng tái tạo (Phụ lục 2b);
4. Học viên xác đònh những dạng năng lượng có ở Việt Nam;
5. Người tập huấn tóm tắt và tổng kết.
Kết quả trò chơi của các nhóm;
Học viên trả lời đúng câu hỏi
Người tập huấn có thể chuẩn bò ảnh in to thay cho hình ảnh trên máy tính
Có thể tích hợp các nội dung trong Hoạt động 2 vào các bài giảng của
các môn Vật lý, Công nghệ, Môi trường
50
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Hoạt động 2
Phân biệt các loại năng lượng
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
51
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Thời gian:
Mục tiêu:
Học liệu:
Tiến trình:
Đánh giá:

Lưu ý:
60 phút


Học viên liệt kê được những hậu quả của việc sử dụng năng lượng không
hiệu quả.
Laptop, projector
Bảng ghim, thẻ màu, giấy khổ A0
Đồng hồ có tính giây;
Video tin tức liên quan (Có thể lấy ví dụ từ Youtube)
Máy quay phim (nếu có thể)
1. Tổ chức lớp học thành 2 nhóm;
2. Nhóm 1 nghiên cứu về cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên như một hậu quả
của sử dụng năng lượng không hợp lý (Phụ lục 3a), nhóm 2 nghiên cứu
về sự gia tăng hiệu ứng nhà kính (Phụ lục 3a);
3. Người tập huấn chiếu tin tức về chủ đề này;
4. Các nhóm chuẩn bò các mẩu tin tương tự;
5. Đóng vai phát thanh viên để đọc bản tin;
6. Chiếu và thảo luận chung về phần “bản tin” vừa được quay;
7. Người tập huấn tóm tắt tổng kết toàn bộ nội dung.
Kết quả làm việc nhóm
Mỗi nhóm có một khoảng thời gian nhất đònh để đọc bản tin, một học viên
được phân công theo dõi thời gian;
Nếu không có máy quay, thay thế bằng người tập huấn nhận xét về tin
đáng lo ngại nhất hoặc tồi tệ nhất;
Có thể tích hợp nội dung trong Hoạt động 3 vào các bài giảng của các
môn Vật lý, Công nghệ, Môi trường
Hoạt động 3
Hậu quả của việc sử dụng năng lượng không hợp lý
Thời gian:
Mục tiêu:
Học liệu:
Tiến trình:
Đánh giá:

Lưu ý:
60 phút
Học viên hiểu về các phương pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả và có thể chuyển tải nội dung này tới học sinh để sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua các hoạt động cụ thể hàng ngày.
Laptop, projector, bài giảng PowerPoint (nếu cần)
Bảng ghim, thẻ màu, giấy khổ A0, đề can đánh dấu (nhãn dính có hình)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm
1. Tổ chức lớp học thành 4 nhóm;
2. Các nhóm thảo luận về các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả (sử dụng bản đồ tư duy);
3. Các nhóm trình bày, người tập huấn bổ sung nếu cần thiết (Phụ lục 1a);
4. Cacù nhomù đưa ra đề xuatá về Ngoiâ nhà xanh và chia sẻ cunø g cacù nhomù khacù ;
5. Người tập huấn nhận xét, phản hồi;
6. Các nhóm nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm (Phụ lục 4b), dán nhãn vào
câu trả lời lựa chọn và cử người đại diện trình bày
7. Người tập huấn tóm tắt tổng kết toàn bộ nội dung.
Đề xuất của các nhóm về biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả và “Ngôi nhà xanh”;
Học viên trả lời đúng câu hỏi
Người tập huấn có thể đưa ra đề xuất của chính mình về Ngôi nhà xanh
để chia sẻ với cả nhóm;
Các nhóm có thể sử dụng giấy A0, cũng có thể dùng máy tính để thể hiện
ý tưởng về Ngôi nhà xanh
Có thể thay phần câu hỏi trắc nghiệm bằng trò chơi “Thi đua tiết kiệm
điện” (Phụ lục 4d);
Có thể tích hợp các nội dung trong Hoạt động 4 vào các bài giảng của
các môn Giáo dục công dân, Công nghệ, Mỹ thuật…
52
Sử dụng năng lượng

tiết kiệm và hiệu quả
Hoạt động 4
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Làm gì để sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả
53
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Thời gian:
Mục tiêu:
Học liệu:
Tiến trình:
Đánh giá:

Lưu ý:
60 phút

Học viên có thể nắm được cách tích hợp một phần nội dung trong chủ đề
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào một bài học cụ thể và liệt
kê được các bài học trong môn mình phụ trách mà họ có thể tích hợp các
nội dung này.
Ví dụ về bài giảng hoặc hoạt động có tích hợp nội dung về tiết kiệm năng
lượng;
1. Tổ chức lớp học thành các nhóm theo môn học;
2.Yêu cầu học viên đọc ví dụ về kế hoạch bài giảng tích hợp nội dung Sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
3. Học viên bàn luận về cách tích hợp nội dung Sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả vào bài học cụ thể;
4. Học viên làm việc theo nhóm môn học, hoàn thành bảng khai thác

nội dung Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ sách giáo
khoa (Phụ lục 5a).
Kết quả làm việc nhóm của học viên;
Sự đầy đủ của bảng khai thác nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng
Có các môn học có thể dễ dàng tích hợp, có những môn khó hơn, do
đó, mỗi nhóm theo môn học có thể đưa ra số các ví dụ rất khác nhau
Hoạt động 5
Tích hợp nội dung trong chủ đề sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả vào chương trình chính khóa
Năng lượng
là gì?
Các dạng
tồn tại cơ
bản của
năng lượng
Giới thiệu
chung
Điện năng
Nhiệt năng
Năng lượng
hóa học
Năng lượng
bức xạ
Năng lượng
hạt nhân
Năng lượng là khả năng sinh công. Công là sự chuyển đổi năng lượng để
dòch chuyển một vật tới một khoảng cách nhất đònh. Tốc độ mà công
được thực hiện gọi là công suất. Tỷ lệ giữa công và thời gian xác đònh
lượng công suất sử dụng.
Năng lượng tồn tại ở hai dạng sơ cấp, thế năng và động năng. Thế năng

là năng lượng được tích trữ. Động năng là sự giải phóng thế năng tạo ra
chuyển động, cuối cùng là sinh công. Công là sự chuyển đổi năng lượng
để dòch chuyển một vật tới một khoảng cách nhất đònh.
Năng lượng có ở khắp nơi, biến đổi từ dạng này sang dạng khác khi chòu
tác động. Có nhiều dạng năng lượng như: động năng làm dòch chuyển
vật thể; nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của vật thể; thế năng là năng lượng
mà vật dự trữ, cơ năng v.v Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào rất
nhiều dạng biến đổi năng lượng.
là dòng của các điện tử chạy trong một mạch. Sự chuyển động của các
điện tử tạo ra một dòng điện tạo ra điện
là việc sử dụng nhiệt như là nguồn năng lượng
là năng lượng được tạo ra từ phản ứng hóa học, trong đó liên kết hóa học
của một chất bò phá vỡ và được tái sắp xếp tạo thành phân tử mới, quá
trình đó có thể cung cấp năng lượng.
là năng lượng đến từ một nguồn sáng, như mặt trời. Năng lượng phát ra từ
mặt trời ở dạng các photon. Những phần tử nhỏ bé này vô hình với mắt
người, di chuyển tương tự như song.
là năng lượng được tạo ra khi những phần của nguyên tử của một số vật
liệu nhất đònh được tách trong môi trường có kiểm soát. Quá trình này tạo
ra nhiệt (nhiệt năng) dùng vào các mục đích khác nhau, bao gồm cả
phát điện.
54
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Tài liệu nguồn cho Chủ đề 2
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 1
Phụ lục 1a: Các khái niệm về năng lượng
1. Năng lượng là gì?
2. Các dạng năng lượng
55

Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng
lượng tiết
kiệm và hiệu
quả bằng
cách nào
Mục đích
sử dụng năng
lượng tiết
kiệm và
hiệu quả
Có thể hiểu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nghóa là giảm bớt
số năng lượng sử dụng bằng cách loại bỏ việc tiêu thụ năng lượng lãng
phí không cần thiết và không đúng cách. Điều đó còn có nghóa là sử
dụng năng lượng phù hợp với mục đích sử dụng, không lãng phí, sử
dụng những thiết bò ít tiêu hao năng lượng; sử dụng năng lượng hiệu quả
có nghóa là giảm mức tiêu thụ năng lượng cho cùng một nhu cầu, một
công việc hoặc cùng một đơn vò sản phẩm.
Bằng việc tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng,
các cá nhân, hộ gia đình, tập thể, cơ quan, đơn vò doanh nghiệp sẽ tiết
kiệm được chi phí đồng thời góp phần tiết kiệm được tài nguyên của đất
nước, bảo vệ môi trường.
3. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
56
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Phụ lục 1b: Phiếu trắc nghiệm cho Hoạt động 1
1) Loại nào sau đây không phải là nhiên liệu hóa thạch?
a. Dầu mỏ

b. Gỗ
c. Than đá
2) Than đá có nguồn gốc từ:
a. Thực vật bò vùi lấp
b. Khủng long hóa thach
c. Phản ứng hóa học
3) Loại nhiên liệu hóa thạch nào phát thải ít cacbon đioxit nhất?
a.Khí thiên nhiên
b.Than đá
c.Dầu mỏ
4) Năng lượng phát sinh lớn nhất từ:
a.Siêu bão
b.Bom hạt nhân
c.Sóng biển
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
57
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
1) “Hóa thạch” là thuật ngữ dùng để chỉ những phần còn lại của động
thực vật cổ đại nằm trong đá. “Nhiên liệu hóa thạch” vì thế được dùng để
chỉ các loại nhiên liệu được tạo thành bởi quá trình phân hủy kỵ khí của
động, thực vật chết bò chôn vùi cách đây hơn 300 triệu năm. Than đá,
dầu mỏ, khí tự nhiên là nhiên liệu hóa thạch. Gỗ cũng là nhiên liệu (thứ mà
có thể đốt để lấy năng lượng), nhưng không phải là nhiên liệu hóa thạch.
2) Than đá có nguồn gốc từ cây cối mọc trên các vùng đầm lấy hàng
triệu năm trước. Khi cây chết, chúng được chôn vùi dưới các lớp bùn.
Theo thời gian, cây cháy âm ỉ trong điều kiện thiếu không khí và biến
thành than. Cần 440 triệu năm để cây cối biến thành than theo cách như

vậy
3) Khí thiên nhiên khi cháy phát thải ít đioxit nhất. Than đá khi
cháy phát thải nhiều cacbon đioxit nhất.
4) Siêu bão là loại bão mạnh nhất, sức gió của nó có thể phá hủy các
thành phố ven biển. Siêu bão phát sinh năng lượng gần bằng 10.000 quả
bom hạt nhân.
cacbon
Phụ lục 1c: Đáp án cho Phiếu trắc nghiệm
Khái niệm
Nhiên liệu
hóa thạch
liên quan
đến biến đổi
khí hậu thế
nào?
Khái niệm
Pin nhiên
liệu
Năng lượng hoá thạch là năng lượng không tái tạo như than đá, than
bùn,dầu mỏ, đá dầu, khí… tạo thành từ thực vật, động vật và vi sinh vật
sinh trưởng từ xa xưa, trải qua những biến động của vỏ Trái đất trong một
thời gian rất dài. Hiện con người đã sử dụng một lượng rất lớn năng lượng
hóa thạch (khoảng 80% nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp) để phát
triển kinh tế.
Nhiên liệu hóa thạch như dầu, than, khí tự nhiên khi đốt cháy sẽ thải ra
CO , lưu huỳnh oxit (SOx), nitơ ôxit (NO ). Khi nồng độ cacbon đioxit trong
2 2
không khí tăng lên, thì nhiệt độ Trái đất sẽ tăng lên. Người ta dự đoán
rằng, nếu nhân loại cứ tiếp tục đốt các nhiên liệu hóa thạch như hiện nay
và khí CO vẫn tiếp tục tăng lên, thì sau 100 năm, nhiệt độ trung bình của

2
Trái đất sẽ tăng lên 2 độ và gây ảnh hưởng rất lớn đối với Trái đất.
Ngoài ra, lưu huỳnh oxit và nitơ ôxit còn là nguyên nhân tạo ra hiện tượng
mưa axít, gây ra những tác hại to lớn đối với động thực vật trên Trái đất.
Năng lượng hạt nhân từ chất phóng xạ Uranium tuy không phải là năng
lượng hoá thạch nhưng cũng xếp vào loại năng lượng không tái tạo.
Năng lượng tái tạo (hay năng lượng tái sinh) là năng lượng từ những
nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Năng lượng
vô hạn là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn
kiệt vì sự sử dụng của con người.
Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái tạo là tách một phần
năng lượng từ các quá trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa
vào các sử dụng kỹ thuật.
Dưới đây là một số nguồn năng lượng sạch và tái tạo dùng cho tương lai:
Pin nhiên liệu cung cấp năng lượng cho con người nhờ phản ứng giữa
hydro và ôxy. Kỹ thuật này không phát thải cacbon đioxit hoặc những
B
chất thải độc hại khác. Hydro có thể lấy từ nhiều nguồn như khí thiên
nhiên, khí mêtan lấy từ chất thải sinh vật và do không bò đốt cháy nên
chúng không có khí thải độc hại. Đi đầu trong lónh vực này là Nhật Bản,
sản xuất được nhiều nguồn pin nhiên liệu khác nhau, dùng cho xe
phương tiện giao thông, cho ôtô hoặc cả cho cả các thiết bò dân dụng
như điện thoại di động.
58
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 2
Phụ lục 2a: Phân biệt các loại năng lượng
1. Năng lượng không tái tạo
2. Năng lượng tái tạo
a. Năng lượng hóa thạch

b. Loại năng lượng không tái tạo khác
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Năng lượng
mặt trời
Năng lượng
mặt trời
Năng lượng
từ đại dương
Năng lượng
gió
Năng lượng
từ tuyết
Nguồn năng
lượng đòa
nhiệt
Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia Tây Âu là những nơi đi đầu trong việc sử
dụng nguồn năng lượng mặt trời rất sớm (từ những năm 50 ở thế kỷ
trước). Tính đến năm 2002, Nhật Bản đã sản xuất được khoảng 520.000
kW điện bằng pin mặt trời, với giá trung bình 800.000 Yên/kW, thấp hơn
10 lần so với cách đây trên một thập kỷ. Nếu một gia đình người Nhật 4
người tiêu thụ từ 3 đến 4 kW điện/mỗi giờ, thì họ cần phải có diện tích từ
30-40 m2 mái nhà để lắp pin. Nhật Bản phấn đấu đến năm 2010 sẽ sản
xuất được hơn 8,2 triệu kW điện tử năng lượng mặt trời.
Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia Tây Âu là những nơi đi đầu trong việc sử
dụng nguồn năng lượng mặt trời rất sớm (từ những năm 50 ở thế kỷ
trước). Tính đến năm 2002, Nhật Bản đã sản xuất được khoảng 520.000
kW điện bằng pin mặt trời, với giá trung bình 800.000 Yên/kW, thấp hơn
10 lần so với cách đây trên một thập kỷ. Nếu một gia đình người Nhật 4
người tiêu thụ từ 3 đến 4 kW điện/mỗi giờ, thì họ cần phải có diện tích từ

30-40 m2 mái nhà để lắp pin. Nhật Bản phấn đấu đến năm 2010 sẽ sản
xuất được hơn 8,2 triệu kW điện tử năng lượng mặt trời.
Đây là nguồn năng lượng vô cùng phong phú, nhất là quốc gia có diện
tích biển lớn. Sóng và thủy triều được sử dụng để quay các turbin phát
điện. Nguồn điện sản xuất ra có thể dùng trực tiếp cho các thiết bò đang
vận hành trên biển như hải đăng, phao, cầu cảng, hệ thống hoa tiêu dẫn
đường v.v
Năng lượng gió được coi là nguồn năng lượng xanh vô cùng dồi dào,
phong phú và có ở mọi nơi. Người ta có thể sử dụng sức gió để quay các
tuốc bin phát điện. Ví dụ như ở Hà Lan hay ở Anh, Mỹ. Riêng tại Nhật mới
đây người ta còn sản xuất thành công một turbin gió siêu nhỏ, sản phẩm
của hãng North Powen. Tuốc bin này có tên là NP 103, sử dụng một bình
phát điện dùng cho đèn xe đạp thắp sáng hoặc giải trí có chiều dài cánh
quạt là 20 cm, công suất điện là 3 W, đủ để thắp sáng một bóng đèn nhỏ.
Hiệp hội nghiên cứu năng lượng thiên nhiên ở Bihai của Nhật đã thành
công trong việc ứng dụng tuyết để làm lạnh các kho hàng và điều hòa
không khí ở những tòa nhà khi thời tiết nóng bức. Theo dự án này, tuyết
o o
được chứa trong các nhà kho để giữ nhiệt độ kho từ 0 C đến 4 C. Đây là
mức nhiệt độ lý tưởng dùng để bảo quản nông sản vì vậy mà giảm được
chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm.
Đây là nguồn năng lượng nằm sâu dưới lòng những hòn đảo, núi lửa.
Nguồn năng lượng này có thể thu được bằng cách hút nước nóng từ
hàng nghìn mét sâu dưới lòng đất để chạy turbin điện. Tại Nhật Bản hiện
nay có tới 17 nhà máy kiểu này, lớn nhất có nhà máy đòa nhiệt
Hatchobaru ở Oita Kyushu, công suất 110.000 kW đủ điện năng cho
3.700 hộ gia đình.
59
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng

tiết kiệm và hiệu quả
Khí mêtan
hiđrat
Năng lượng
từ lên men
sinh học
Nhiên liệu
sinh học
Khí mêtan hiđrat được coi là nguồn năng lượng tiềm ẩn nằm sâu dưới
lòng đất, có màu trắng dạng như nước đá, là thủ phạm gây tắc đường
ống dẫn khí và được người ta gọi là “nước đá có thể bốc cháy”. Mêtan
hiđrat là một chất kết tinh bao gồm phân tử nước và metan, nó ổn đònh ở
điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới
lớp băng vónh cửu và những tầng đòa chất sâu bên dưới lòng đại dương
và là nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than đá rất tốt.
Nguồn năng lượng này được tạo bởi sự lên men sinh học các đồ phế thải
sinh hoạt. Theo đó, người ta sẽ phân loại và đưa chúng vào những bể
chứa để cho lên men nhằm tạo ra khí sinh học (biogas).
Khí sinh học là một hỗn hợp khí, trong đó thành phần chủ yếu là khí mêtan
(CH ), được sản sinh ra từ sự phân huỷ những chất hữu cơ dưới tác động
4
của vi khuẩn trong môi trường yếm khí. Sau khi quá trình phân hủy hoàn
tất, phần còn lại của các chất hữu cơ được sử dụng để làm phân bón.
Nguyên liệu dùng để sản xuất khí sinh học được chia làm 2 loại:
¨ Nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật: thuộc loại này, phân
người và phân gia súc, gia cầm là phổ biến. Vì đã được xử lý
trong bộ máy tiêu hoá nên phân dễ phân huỷ và nhanh chóng
cho khí sinh học. Tuy vậy, thời gian phân huỷ phân không dài (2 –
3 tháng) và tổng lượng khí thu được từ 1kg phân là không lớn.
Phân trâu, bò, lợn phân huỷ nhanh hơn. Phân người và phân gà

vòt phân huỷ chậm hơn nhưng cho năng suất cao hơn;
¨ Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật: Các nguyên liệu thực vật
gồm phụ phẩm cây trồng như rơm rạ, thân lá ngô, khoai, đậu…và
loại cây xanh hoang dại như: bèo, các cây cỏ sống ở dưới nước
Nhiên liệu sinh học là nhiên liệu có nguồn gốc từ sinh khối (biomass), tức
là từ thực vật, động vật và các sản phẩm phụ của chúng. Nhiên liệu sinh
học có thể ở dạng lỏng, rắn hay khí.
Có thể tạm chia nhiên liệu sinh học thành 2 loại như sau:
· Nhiên liệu sinh học làm từ sản phẩm nông lâm nghiệp vốn là
lương thực thực phẩm, ví dụ: ngô, đậu tương, sắn, cải dầu, lúa
mì, củ cải đường, mía, dầu cọ ;
· Nhiên liệu sinh học làm từ sản phẩm nông lâm nghiệp không
phải lương thực thực phẩm (non-food energy crops), ví dụ: hạt
Cọc rào (Jatropha curcas L.), cỏ kê Mỹ (Switchgrass hay
Panicum virgatum), cỏ trâu (Buffalograss hay Buchloe
dactyloides), tảo
60
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Nhận đònh
chung
Năng lượng
mặt trời
Năng lượng
gió
Năng lượng
đòa nhiệt
Thủy điện
61

Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Hiện nay các sản phẩm nhiên liệu sinh học phổ cập trên thế giới là:
· Diesel sinh học (biodiesel) viết tắt là BD, được sản xuất từ
nguyên liệu chính là các chất béo, dầu tự nhiên được, ví dụ dầu
đậu nành, dầu dừa để sử dụng cho động cơ diesel;
· Cồn sinh học (bioancol): bioethanol, biobutanol, biomethanol,
trong đó nổi bật là Ethanol sinh học (bioethanol) viết tắt là BE,
được sản xuất từ các nguyên liệu chủ yếu là các loại hạt có chứa
tinh bột, các loại cây có chứa đường, thậm chí từ gỗ và phế thải
nông nghiệp khác;
· Nhiên liệu sinh học rắn, trong đó nổi bật là gỗ viên (wood
pellet).
Với điều kiện thiên nhiên và thổ nhưỡng, Việt Nam được đánh giá là quốc
gia có khả năng tiềm tàng cho năng lượng tái tạo. Theo một số chuyên
gia nước ngoài về năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể đảm bảo 100%
điện từ năng lượng tái tạo.
Việt Nam hiện phấn đấu để tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo chiếm
khoảng 3% tổng công suất điện năng vào năm 2010 và 6% vào năm
2020. (Tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo ở Đức năm 2004 là 9,6%; ở Thái
Lan dự kiến năm 2020 là 8-9%).
Về bức xạ mặt trời, Việt Nam có đến 2000 đến 2500 giờ nắng/năm, với
lượng bức xạ mặt trời 150 Cal/cm2/ năm. Đó là một nguồn năng lượng
khá dồi dào mà không phải ở đâu cũng có được.
Về gió, khu vực miền Trung, hải đảo có tốc độ gió trung bình 4m/s ở độ
cao 12m có thể lắp đặt các tuốc bin gió.
Về điện đòa nhiệt, có hơn 300 nguồn nước khoáng nóng có nhiệt độ từ 30
o
– 1050 C ở Tây Bắc và Trung bộ. Người ta dự tính đến năm 2025 sẽ sản

xuất ra được 200 – 400 MW điện.
Việt Nam là một trong số 14 nước trên thế giới giàu tiềm năng thuỷ điện
nhất. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện lớn và
nhỏ.
3. Năng lượng tái tạo ở Việt Nam
(Tổng hợp từ Internet)
62
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Phụ lục 2b: Trò chơi cho Hoạt động 2
1. Người tập huấn chiếu/ cho cả lớp xem các bức tranh về các loại năng lượng khác nhau;
2. Học viên đoán đó là loại năng lượng gì và bổ sung thông tin về loại năng lượng đó;
Lưu ý: Người tập huấn có thể lần lượt giới thiệu về năng lượng không tái tạo và năng lượng
tái tạo.
Than
(Nguồn: />Than bùn
(Nguồn: />Dầu khí
(Nguồn: />Đá dầu
(Nguồn: />Khí tự nhiên
Nguồn: />Năng lượng không tái tạo:
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
63
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Pin
(Nguồn: />Năng lượng tái tạo:
Pin mặt trời
(Nguồn: />Năng lượng sóng biển
(Nguồn: />/ff09_oceanenergy.html)

Năng lượng bằng sức gió
(Nguồn: />Năng lượng đòa nhiệt
(Nguồn: />Geothermal_energy)
Năng lượng tái tạo:
Khí hydrat
(Nguồn: />/Methane_hydrate)
Bio-fermentation
(Nguồn: />Năng lượng sinh học
(Nguồn:
/2009_01_01_archive.html)
64
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
65
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Nhận đònh
chung
Nhận đònh
chung
Cạn kiệt
năng lượng
hóa thạch
Để tạo ra 1.000 USD GDP, Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 600 kg dầu quy
đổi, cao gấp 1,5 lần so với Thái Lan và gấp 2 lần mức bình quân của thế
giới. Hiện tình trạng lãng phí năng lượng ở nước ta rất lớn. Hiệu suất sử
dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-
32%, thấp hơn so với các nước phát triển 10%; hiệu suất các lò hơi công

nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới chừng
20%. Theo tính toán , cường độ năng lượng trong công nghiệp của Việt
Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5-1,7 lần (tức là để làm ra
một giá trò sản phẩm như nhau, nước ta phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5-
1,7 lần).
Tỷ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của
Việt Nam lên đến 2 lần, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1.
Hơn 80% nguồn năng lượng nước ta sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhiên
liệu có nguồn gốc hữu cơ nên quá trình cháy nhiên liệu nói riêng và hoạt
động năng lượng nói chung đều là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Khí thải từ quá trình cháy nhiên liệu đóng góp một tỷ trọng
lớn trong việc tăng khí nhà kính trong bầu khí quyển Trái đất, gây biến đổi
khí hậu toàn cầu.
Nguồn tài nguyên là của cải vô giá mà trái đất hàng tỷ năm tích luỹ được
nhưng nó không phải là vô tận. Nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt, sớm hay
muộn, điều đó chỉ còn là thời gian và phụ thuộc vào con người.
Cho đến nay, con người đã sử dụng một lượng rất lớn nhiên liệu hóa
thạch như than đá và dầu để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế và hiện
đang phải phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, chiếm khoảng
80% nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp.
Năng lượng đang sử dụng trên thế giới hiện nay nếu quy ra dầu là gần 8,5
tỷ tấn, trong đó, 40% là dầu, than khoảng 26% và khí thiên nhiên khoảng
24%.
Theo nhiều dự báo, số cung dầu lửa toàn cầu sẽ còn gia tăng ít ra trong 5
năm tới trước khi đạt đỉnh điểm; khí đốt thiên nhiên và urani có lẽ còn gia
tăng trong một hay hai thập kỷ trước khi lên mức tối đa và bắt đầu giảm
dần. Tài nguyên khoáng sản như than đá cũng trong tình trạng cạn kiệt.
Theo dự báo mới nhất, trên toàn thế giới dầu mỏ chỉ còn có thể khai thác
trong khoảng 40 năm; khí tự nhiên khoảng 60 năm; than khoảng 230
năm.

Tài liệu nguồn cho Hoạt động 3
Phụ lục 3a: Hậu quả của việc sử dụng năng lượng không hợp lý
1. Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
Số liệu
thống kê
Hậu quả
Việc sử dụng năng lượng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường,
trong đó việc tiêu thụ các nhiên liệu hoá thạch là nguồn phát thải khí nhà
kính chính. Những loại khí như cacbon đioxitB thải ra trong quá trình đốt
nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân lớn nhất cho vấn đề ấm lên của Trái
đẩt. Theo thống kê của tạp chí IEO 2004, trong 24 tỷ tấn cacbon đioxitB
phát thải trên toàn cầu năm 2001, việc tiêu thụ các sản phẩm dầu đóng
góp khoảng 10 tỷ tấn, tiếp đến là than với mức xấp xỉ như vậy và phần
còn lại là do tiêu thụ khí tự nhiên.
Khi nồng độ khí cacbon đioxit trong không khí tăng lên, theo hiệu ứng nhà
kính, thì nhiệt độ trên toàn Trái đất sẽ tăng dần lên, khi đó sẽ xuất hiện
những khu vực khí hậu thay đổi. Có nguy cơ thực vật bò ảnh hưởng, sản
xuất nông nghiệp bò tác động làm giảm sản lượng, còn các vùng đất khô
cằn sẽ dần dần bò sa mạc hóa.
* Theo International Energy Outlook – Viễn cảnh năng lượng toàn cầu
2. Gia tăng hiệu ứng nhà kính
66
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
67
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Giải pháp

chung
Công nghiệp
Văn phòng
và nhà ở
Sử dụng năng lượng quá mức, tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt, đồng
thời sinh ra nhiều khí khải gây biến đổi khí hậu. Để đối phó với tình trạng
cho ba lónh vực tiêu thụ nhiều năng lượng nhất là giao thông vận tải, công
nghiệp và sinh hoạt cần áp dụng các biện pháp sau:
· Gia tăng hiệu suất năng lượng để giảm nhu cầu về năng lượng và
giảm lượng khí có hiệu ứng nhà kính thải ra khí quyển,
· Chuyển sang một nguồn năng lượng khác hãy còn dồi dào, tái tạo,
rẻ hay/và ô nhiễm ít hơn để dành nguồn năng lượng đang dùng cho
những công nghệ bắt buộc phải dùng đến năng lượng đó,
· Chuyển sang những công nghệ khác đạt một hay cả hai hiệu quả
trên.
Trong công nghiệp, ba phương pháp gia tăng hiệu suất năng lượng để
tiết kiệm năng lượng là:
· Sản xuất đúng mức đúng lúc;
· Sản xuất vừa điện năng vừa nhiệt năng trong cùng một tổ máy nhiệt
điện; sản xuất điện theo hai hay ba chu kỳ nhiệt động liên tiếp (chu
trình kết hợp);
· Phân phối năng lượng bằng hai cách: phát điện hay hơi nước tới hai
nơi có nhu cầu không cùng một thời điểm hay phát điện cho một nơi
và phát nước cho một nơi khác.
Ngoài ra có thể đổi sang một dạng nhiên liệu khác hoặc một quy trình
sản xuất ít tiêu thụ năng lượng hơn.
Một số cách để tăng hiệu suất sử dụng năng lượng dùng cho trong văn
phòng và nhà ở:
· Nấu ăn: sử dụng lò bếp có hiệu suất năng lượng cao;
· Đun nước nóng sinh hoạt và điều hòa không khí: xây dựng các kiến

trúc hữu hiệu về năng lượng phù hợp với khí hậu đòa phương dựa
trên bốn nguyên tắc:
ƯTích trữ năng lượng mặt trời ban ngày để dùng ban đêm và, tốt
hơn nữa, tích trữ vào mùa nóng để dùng vào mùa lạnh;
ƯMôi trường thiên nhiên và hình dáng kiến trúc ngăn cản ánh sáng
mặt trời vào nhà khi trời nóng và hướng ánh sáng mặt trời vào nhà
khi trời lạnh,
ƯLớp cách nhiệt để giảm khả năng cân bằng nhiệt độ trong nhà
và nhiệt độ ở ngoài,
Hiệu ứng ống khói với cách biệt nhiệt độ giữa tầng dưới và tầng trên để
không khí tự động bay từ dưới lên trên rồi thổi khí nhiễm bẩn ra ngoài.
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 4
Phụ lục 4a: Làm gì để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Tiết kiệm năng lượng
· Chạy những thiết bò cơ điện nội thất:
Ư Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện thay cho bóng đèn sợi đốt.
Ư Sự dụng các thiết bò điện (điều hoà, tủ lạnh, tivi, máy nước
nóng, bàn là, quạt, máy tính, ) hợp lý;
Ư Tắt điện chiếu sáng khi ra khỏi nhà, khi không sử dụng;
Ư Tắt các thiết bò điện khi không cần thiết;
Ư Tiết kiệm gas, chất đốt (than, củi, rơm rạ);
Ư Sử dụng các thiết bò điện tốt, cho phép giảm tiêu hao điện
năng;
· Chuyển sang những dạng, năng ượng khác:
Ư Tận dụng chất thải nuôi gia súc để làm biogas để đun nấu,
chạy điện;
Ư Chuyển từ dầu đốt sang khí đốt để đun nước nóng sinh hoạt và
điều hòa không khí;
Ư Xây nhà theo kiến trúc khí hậu sinh học để sử dựng năng lượng
mặt trời điều hòa không khí.

· Thay đổi tập quán sinh sống:
Ư Cách ly nhiệt nhà ở hay tốt hơn, ở nhà đã được thiết kế theo
nguyên tắc của kiến trúc khí hậu sinh học;
Ư Sống ở đô thò và ở nhà gần nơi làm việc để ít phải di chuyển;
Ư Mùa đông mặc thêm quần áo ấm để giảm nhu cầu sưởi,
Ư Mùa hè mặc áo nhẹ và không đeo cravat để có thể chòu nóng;
Ư Mua thực phẩm và nấu thức ăn đủ cho mỗi bữa hay mỗi ngày
để ít phải đông lạnh rồi làm tan giá và hâm lại lương thực;
Ư Tắt đèn và tắt những thiết bò điều hòa không khí khi không còn
có người ở trong một căn phòng;
Ư Không để một thiết bò ở trạng thái canh chừng khi không dùng
đến nữa.
nguồn l
2. Sử dụng năng lượng hiệu quả
68
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Giải pháp Nhà ở Xanh
Sử dụng đèn và các thiết bò tiết kiệm điện;
Tránh rò rỉ nước trong bếp, toa-lét;
Đi xe đạp, xe buýt đi làm, đi học thay vì đi xe máy;
Ăn ở nhà nhiều thay vì đi ăn hàng, ăn hiệu;
Sử dụng các loại chất tẩy rửa không độc hại để lau dọn nhà cửa;
Phơi hong quần áo khô tự nhiên thay vì sấy khô;
Vặn bé vòi nước, vòi hoa sen khi sử dụng.
Không để nước chảy khi đánh răng, rửa mặt;
Thường xuyên bảo dưỡng xe máy, ô tô để xe bền lâu, đỡ sửa chữa,
thay thế, đỡ tốn xăng.
69

Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Phụ lục 4b: Phiếu trắc nghiệm cho Hoạt động 4
1) Trung bình bao nhiêu khí cacbon đioxit thải vào không khí khi dùng 1 lít xăng chạy xe ô tô?
B
a. Không, vì sử dụng xăng không thải cacbon đioxit
b. 2,4 kg
c. 24 kg
2) Hoạt động nào của con người làm Trái Đất nóng lên nhiều nhất?
a. Đi xe máy
b. Chặt cây
c. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng
3) Để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bạn lựa chọn đặt tủ lạnh làm việc ở nhiệt độ:
o o
a. Khoảng -5 C đến -2 C
o o
b. Khoảng 2 C đến 5 C
o o
c. Khoảng 12 C đến 15 C
4) Loại đèn nào sử dụng năng lượng hiệu quả nhất?
a. Đèn sợi đốt
b. Đèn compact
c. Đèn tuýp
5) Theo bạn, khi tắm sử dụng nước cách nào tiết kiệm nhất?
a. Sử dụng nước trực tiếp từ vòi vặn nửa vòng (không vặn hết cỡ)
b. Sử dụng bồn tắm
c. Sử dụng vòi tắm hoa sen
6) Màu sơn nào trong phòng có tác dụng tiết kiệm năng lượng hơn?
a. Màu vàng sáng

b. Màu xanh đậm
c. Không quan trọng, vì màu sơn phòng không
ảnh hưởng đến việc sử dụng năng lượng
70
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
7) Để nấu canh tốt nhất nên sử dụng:
a. Lò vi sóng
b. Bếp điện
c. Lò nướng
8) Hãy tự đánh giá mình đã dùng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bằng cách nào:
a. Đi bộ hoặc đi xe đạp hoặc đi xe buýt tới trường
b. Tắm bằng vòi hoa sen, không tắm bồn
c. Sử dụng đèn tiết kiệm điện năng (compact, LED)
d. Không để các thiết bò điện tử (máy tính, TV) ở chế độ chờ
e. Tắt đèn trong phòng khi ra ngoài dù chỉ vài phút
f. Tái sử dụng/Tái chế chế chai lọ thủy tinh, vỏ đồ hộp, giấy,
đồ kim loại
71
Chủ đề 2 - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
1) Một xe ô tô khi sử dụng 1lít xăng trung bình thải ra 2,4 kg đioxit .

Hàng năm trên thế giới tất cả các phương tiện giao thông (xe tải, xe buýt,
ô tô, xe máy, máy bay) thải khoảng 900 triệu tấn cacbon đioxit vào khí
quyển.
2) Sản xuất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch là hoạt động làm Trái đất
nóng lên nhiều nhất. Khoảng 90% năng lượng sử dụng trên toàn thế giới

được sản xuất từ dầu mỏ, khí thiên nhiên và than đá. Khí cacbon đioxit

phát thải từ việc sản xuất và sử dụng năng lượng hóa thạch là nguồn
B
phát thải khí nhà kính lớn nhất từ hoạt động của con người.
o o
3) Từ 2 C đến 5 C là nhiệt độ hoạt động lý tưởng của tủ lạnh gia đình.
Đây là nhiệt độ lý tưởng để bảo quản thực phẩm. Nếu đặt ở nhiệt độ thấp
hơn, năng lượng sẽ tiêu hao vô ích.
4) Đèn compact sử dụng điện năng chỉ bằng ¼ so với đèn sợi đốt và thời
gian sử dụng lâu hơn 10 lần. Đèn tuýp sử dụng điện năng bằng 60-80%
so với đèn sợi đốt và thời gian sử dụng lâu hơn 10 – 20 lần.
5) Một bồn tắm chứa khoảng 200 lít nước. Vòi hoa sen vặn hết cỡ phun 15
-20 lít nước trong 1 phút. Vì vậy, tốt nhất nên sử dụng nước từ vòi vặn nửa
vòng.
6) Tường màu sáng sẽ phản xạ 80% ánh sáng chiếu vào nó. Vì thế sẽ cần
ít đèn chiếu sáng trong phòng sơn màu sáng. Tường màu tối sẽ hấp thụ
ánh sáng.
7) Dùng bếp điện thì tiêu thụ điện chỉ bằng một nửa khi dùng lò vi sóng.
cacbon
Phụ lục 4c: Đáp án cho Phiếu trắc nghiệm

×