Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663 KB, 152 trang )

Bé Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN
THỰC HIỆN DẠY HỌC
VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hà Nội- tháng 12 năm 2010
1
Biên soạn:
- Trần Văn Thắng
- Nguyễn Xuân Trường
- Nguyễn Thị Thu Hoài
2
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức bồi
dưỡng giáo viên cốt cán lớp cấp THPT thực hiện tài liệu Hướng dẫn chuẩn
kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, dưới sự chỉ đạo của
Vụ Giáo dục Trung học với sự phối hợp của Chương trình phát triển giáo
dục trung học, chúng tôi biên soạn tập Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực
hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình giáo dục phổ thông
Tài liệu gồm các phần
Phần thứ nhất : Những vấn đề chung
1. Giới thiệu chương trình và Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực
hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo
dục công dân Trung học phổ thông
2. Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng của chương trình giáo dục phổ thông
Phần thứ hai : Tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực


1. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong
dạy học môn Giáo dục công dân
2.Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Phần thứ ba: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương
Những vấn đề trình bày trong tập Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực
hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo
dục công dân Trung học phổ thông thể hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, làm định hướng cho mỗi giáo viên thực hiện một cách sáng tạo,
linh hoạt có hiệu quả trong những điều kiện cụ thể của việc dạy học ở địa
phương. Điều quan trọng là phải thực hiện có kết quả việc thực hiện dạy học
bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, vận
dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực một cách linh hoạt, có
3
hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất ở địa
phương khắc phục, xoá bỏ những sai lầm, thiếu sót làm hạn chế, giảm sút
chất lượng giáo dục bộ môn.
Việc đổi mới trong dạy học Giáo dục công dân ở trường phổ thông,
đặc biệt việc vận dụng phương pháp và kĩ dạy học tích cực thực sự là “một
cuộc cách mạng” trong dạy và học, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao ý thức,
tinh thần trách nhiệm, phát huy những bài học, kinh nghiệm, những thành
tựu đã đạt và cương quyết đấu tranh chống các mặt tiêu cực, khắc phục các
giải kém.
Vì hạn chế về thời gian và khả năng, mà tài liệu lại đề cập đến nhiều
nội dung quan trọng, nên trong tài liệu này khó tránh khỏi những sai sót nhất
định. Rất mong có được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo.
Trân trọng cảm ơn!
Các tác giả
4

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU
Giáo dục công dân: GDCD
Giáo dục và đào tạo: GD-ĐT
Giáo viên: GV
Học sinh: HS
Kĩ thuật dạy học: KTDH
Kiến thức, kĩ năng: KT, KN
Kiểm tra, đánh giá: KT, ĐG
Phương pháp dạy học: PPDH
Sách giáo khoa: SGK
Sách giáo viên
Trung học phổ thông: THPT
5
Phần thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I – GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO
VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Mục tiêu tập huấn
1.1. Về kiến thức
Sau khi tập huấn, HV có khả năng:
- Hiểu được các mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của từng chủ đề
trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục
công dân Trung học phổ thông.
- Hiểu được một số yêu cầu cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học
môn Giáo dục công dân ở THPT.
- Hiểu được một số kiến thức cơ bản và định hướng về đổi mới kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh THPT.
- Hiểu được các bước tiến hành khóa tập huấn ở địa phương.

1.2. Về kĩ năng
- Thực hiện thành thạo và có hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân
THPT
- Có khả năng ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD
THPT bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Có khả năng tập huấn cho các đồng nghiệp ở địa phương theo các
yêu cầu về nội dung và phương pháp đã được triển khai ở lớp tập huấn do
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
3. Về thái độ
- Tích cực, chủ động, tự tin và có trách nhiệm trong việc tập huấn lại
cho các đồng nghiệp ở địa phương.
- Có ý thức đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD và đổi mới
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân của HS THPT.
- Tích cực vận dụng có hiệu quả, sáng tạo các phương pháp dạy học
tích cực và đổi mới kiểm tra, đánh giá môn GDCD THPT.
6
2. Nội dung tập huấn
2.1. Giới thiệu nội dung Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD THPT.
2.2. Hướng dẫn dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD
THPT qua việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
2.3. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn
GDCD THPT.
2.4. Hướng dẫn tổ chức tại địa phương.
II – KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN
KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
1. Lí do biên soạn tài liệu
- Thực tiễn dạy học trong những năm qua trong cả nước đã cho thấy,
bên cạnh những GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm

tra, đánh giá theo những yêu cầu của chuẩn KT, KN được quy định trong
Chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD THPT, nhiều GV vẫn chưa
biết căn cứ vào chuẩn KT, KN để xác định mục tiêu bài học; chưa dạy học
bám sát chuẩn KT, KN, hoặc dạy học chưa đủ yêu cầu của chuẩn, hoặc dạy
học vượt quá chuẩn KT, KN.
- Chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD THPT đã được ban
hành cùng với việc thay SGK, nhưng nhiều GV vẫn sử dụng không đúng và
không có hiệu quả.
- Tình trạng dạy học lệ thuộc vào SGK và SGV vẫn còn phổ biến làm
cho GV không có thời gian thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, dẫn đến
giờ học chủ yếu là cung cấp kiến thức và đồng thời kéo theo tình trạng ”quá
tải”.
- Việc rèn luyện kĩ năng và giáo dục thái độ và hành vi của học sinh
trong dạy học môn Giáo dục công dân thực hiện chưa đạt được yêu cầu đề ra
của chương trình.
- Nhiều GV vẫn còn lúng túng việc đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra, đánh giá, hoặc sử dụng các phương pháp dạy học một cách hình
thức, lạm dụng phương pháp này hoặc phương pháp khác một cách tràn lan,
kém hiệu quả…
2. Mục đích biên soạn tài liệu
7
- Khắc phục tình trạng dạy học chưa bám sát chuẩn KT, KN trong
chương trình Giáo dục phổ thông, tình trạng dạy học quá tải về nội dung
kiến thức.
- Giúp GV kết hợp sử dụng có hiệu quả giữa Chương trình Giáo dục
phổ thông, SGK, SGV và các loại tài liệu tham khảo.
- Giúp GV xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mỗi bài học, mục tiêu
của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng dạy học.
- Tạo sự thống nhất về dạy học theo các mức độ về kiến thức, kĩ năng
trong từng bài, mục của lớp học, cấp học.

- Là căn cứ để kiểm tra, đánh giá theo các hình thức khác nhau ở mỗi
bài học và mỗi lớp học.
3. Cấu trúc tài liệu
Tài liệu Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công
dân Trung học phổ thông gồm hai phần, có cấu trúc như sau:
Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm:
1/ Giới thiệu chung về chuẩn
- Khái niệm về chuẩn.
- Những yêu cầu cơ bản của chuẩn.
2/ Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT
- Chuẩn kiến thức của chương trình môn học.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình cấp học.
- Những đặc điểm của chuẩn kiến thức, kĩ năng.
3/ Các mức độ về kiến thức, kĩ năng
4/ Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông vừa
là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá:
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để biên soạn SGK, chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá, xác định mục tiêu dạy học và xác định mục tiêu kiểm tra, đánh
giá.
8
- Yêu cầu dạy học bám sát chuân rkiến thức, kĩ năng.
- Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Phần thứ hai: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái
độ môn Giáo dục công dân Trung học phổ thông
Phần này được cấu trúc theo từng lớp 10, 11, 12, trong đó mỗi lớp đều
có cấu trúc thống nhất như sau:
1/ Giới thiệu chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ môn Giáo dục công
dân lớp...
2/ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ môn Giáo

dục công dân lớp...
3/ Hướng dẫn thực hiện một số bài theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và
thái độ môn Giáo dục công dân lớp...
4. Yêu cầu về sử dụng tài liệu
Khi sử dụng tài liệu để vận dụng vào quá trình dạy học, GV cần chú ý
những yêu cầu sau:
- Sử dụng kết hợp các tài liệu:
+ Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân Trung học phổ thông;
+ Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo
dục công dân Trung học phổ thông;
+ Chương trình giáo dục phổ thông;
+ Sách giáo khoa và các loại tài liệu tham khảo khác.
- Sử dụng tài liệu này trong việc thiết kế bài giảng, trong việc ra đề
kiểm tra bảo đảm yêu cầu bám sát chuẩn KT, KN trong dạy học.
9
Phần thứ hai
TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THÔNG QUA
CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
I - GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công
dân ở Trung học phổ thông
1.1. Một số quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo
dục công dân ở Trung học phổ thông
1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD ở THPT phải phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS
Đổi mới PPDH môn GDCD ở trường phổ thông nói chung, trường

THPT nói riêng phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
HS. Có thể nói đây là một quan điểm cơ bản nhất của đổi mới PPDH, tạo
nên sự khác biệt với lối dạy học thụ động truyền thống. HS không chỉ là đối
tượng của dạy học mà còn là chủ thể của quá trình dạy học, các em cần được
tạo cơ hội để tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá
và lĩnh hội nội dung bài học.
1.1.2. Dạy học GDCD thông qua các hoạt động của HS
Hoạt động và giao tiếp là đặc trưng cơ bản của con người. Tâm lí học
hiện đại đã chứng minh rằng: Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển
thông qua hoạt động và giao tiếp. Chính vì vậy, để hình thành và phát triển
nhân cách người công dân cho thế hệ trẻ, để thực hiện được mục tiêu môn
GDCD không thể bằng sự thuyết lí, rao giảng của GV mà phải thông qua các
hoạt động và tương tác của chính các em. Nói cách khác, quá trình dạy học
môn GDCD cho HS THPT phải là quá trình tổ chức cho các em hoạt động và
tương tác với thầy, với bạn, để thông qua đó các em có thể phát hiện và
chiếm lĩnh nội dung bài học. Các hoạt động này phải do GV thiết kế, dựa
trên mục tiêu, nội dung của bài học; dựa trên trình độ của HS và sở trường
của GV; dựa trên điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học, nhà trường, địa
10
phương. HS sẽ hứng thú, thông hiểu, ghi nhớ và thực hiện những gì các em
đã lĩnh hội được thông qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình.
Các hoạt động dạy học môn GDCD ở THPT rất phong phú, đa dạng,
bao gồm những hình thức hoạt động chủ yếu như:
- Thảo luận lớp, thảo luận nhóm.
- Đóng vai, diễn tiểu phẩm.
- Quan sát, phân tích các tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm.
- Xử lí tình huống.
- Nhận xét, phân tích, đánh giá các ý kiến, quan điểm, các hành vi,
việc làm, các trường hợp điển hình, các thông tin, sự kiện, các hiện tượng
trong đời sống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức và pháp

luật đã học.
- Sưu tầm, tìm hiểu các tranh ảnh, bài báo, các tư liệu có liên quan
đến nội dung bài học và trình bày, giới thiệu sản phẩm sưu tầm được.
- Xây dựng kế hoạch hành động của HS.
- Điều tra thực tiễn.
- Xây dựng và thực hiện các dự án thực tiễn.
- Chơi các trò chơi học tập.
- …
Các hoạt động dạy học phải được GV thiết kế đan xen nhau một cách
hợp lí trong tiết học, để vừa bảo đảm thực hiện được mục tiêu bài học, vừa
gây được hứng thú học tập cho HS.
1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học GDCD theo quan điểm hợp tác
Trong dạy học môn GDCD, GV cần tạo cơ hội cho HS được hợp tác
với GV và với nhau trong lớp, trong nhóm nhỏ. Cụ thể là GV cần tạo cơ hội
cho HS được bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học; được
nêu những băn khoăn, vướng mắc, đặt câu hỏi cho thầy, cho bạn; được trao
đổi, tranh luận, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm; được phản hồi và thu nhận
thông tin phản hồi từ GV và bạn bè; được cùng nhau xây dựng kế hoạch,
chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đã được
giao.
11
Việc học tập hợp tác sẽ làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải
quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp thực sự giữa
các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động hợp tác theo
nhóm nhỏ, tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn; tình
bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được phát triển. Sự hợp tác trong học
tập sẽ giúp HS quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội,
giúp HS hình thành năng lực hợp tác rất cần thiết đối với người công dân
sống trong một thế giới phát triển với những sự hợp tác song phương, đa
phương giữa các quốc gia và xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá.

Để dạy học hợp tác có kết quả, GV cần xây dựng môi trường học tập
thân thiện; xây dựng mối quan hệ gần gũi, cởi mở, tin cậy và tôn trọng lẫn
nhau giữa GV với HS và giữa các HS trong lớp học.
1.1.4. Dạy học GDCD phải gắn với thực tiễn cuộc sống của học sinh
Về bản chất, GDCD là môn học giáo dục HS cách sống và ứng xử phù
hợp với các giá trị xã hội, với quyền và nghiã vụ của người công dân. Chính
vì vậy, để dạy học môn GDCD có hiệu quả cần gắn nội dung bài học với
thực tiễn cuộc sống của HS. Cụ thể là GV cần tăng cường sử dụng các tình
huống, các trường hợp điển hình, các hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc
trong đời sống xã hội để phân tích, đối chiếu, minh hoạ cho bài giảng. Đồng
thời cũng cần khuyến khích HS liên hệ, tự liên hệ; tiến hành điều tra, tìm
hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống thực tiễn của lớp học,
nhà trường, địa phương, đất nước trong quá trình học tập. Đặc biệt, cần tạo
cơ hội và hướng dẫn HS xây dựng và thực hiện các dự án nhỏ để góp phần
vào việc cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội của lớp học, trường học và
địa phương.
1.1.5. Dạy học GDCD phải kết hợp giữa phương pháp dạy học và
phương pháp giáo dục đạo đức, giữa các PPDH hiện đại và PPDH truyền
thống
Phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú, đa
dạng, bao gồm cả PPDH và phương pháp giáo dục đạo đức (như: nêu
gương, thuyết phục, khen thưởng - trách phạt, luyện tập, tổ chức chế độ sinh
hoạt, giáo dục bằng truyền thống, giáo dục bằng viễn cảnh,...); bao gồm cả
các phương pháp hiện đại (thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
12
nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi, dự án, động não,…) và các
phương pháp truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, kể chuyện, …); bao
gồm cả hình thức dạy học theo lớp, theo nhóm nhỏ và cá nhân; hình thức
dạy học ở trong lớp, ngoài lớp và ngoài trường. Mỗi phương pháp dạy học
đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi

những điều kiện thực hiện riêng. Vì vậy, GV không nên phủ định hoặc quá
lạm dụng một PPDH nào. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính
chất từng bài, căn cứ vào trình độ nhận thức của HS và năng lực, sở trường
của GV, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa
chọn và sử dụng phối hợp các PPDH một cách hợp lí.
1.1.6. Dạy học GDCD phải chú trọng sử dụng có hiệu quả các thiết bị
dạy học
Việc đổi mới PPDH môn GDCD cần phải gắn liền với đổi mới
phương tiện dạy học. Trong quá trình dạy học môn GDCD, GV cần lựa chọn
và sử dụng hợp lí, có hiệu quả các thiết bị dạy học đã được cung cấp theo
danh mục cũng như các thiết bị, đồ dùng dạy học do GV, HS tự làm; đặc
biệt khuyến khích GV sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
1.1.7. Dạy học GDCD cần phải phối, kết hợp các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường, nhằm xây dựng môi trường dạy học, giáo dục
lành mạnh, khép kín
Khác với các môn học khác, hiệu quả dạy học môn GDCD đòi hỏi
phải có môi trường dạy học, môi trường giáo dục lành mạnh, khép kín.
Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, cần phải phối, kết hợp các lực lượng
giáo dục trong nhà trường (Ban Giám hiệu, GV bộ môn, GV chủ nhiệm, cán
bộ Đoàn,...) và ngoài nhà trường (phụ huynh, chính quyền địa phương,...)
nhằm tạo ra những tác động giáo dục cùng chiều, những tấm gương sống và
ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật,... để HS noi theo;
những sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hành
những điều đã học trong cuộc sống.
1.2. Yêu cầu cụ thể đối với giáo viên
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với
các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài
học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa
phương.
13

- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham
gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội
nội dung bài học; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có
của HS; bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học
tập cho HS; giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.
- Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng bài tập phát triển tư
duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập;
hướng dẫn HS có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn
đề thực tiễn;..
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách
hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội
dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS ; thời lượng dạy học và
các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương.
1.3. Yêu cầu cụ thể đối với học sinh
- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự
khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành
vi đúng đắn.
- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực
thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn; biết tự
đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập
của bản thân và bạn bè.
- Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành vận dụng kiến
thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề
đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với
khả năng và điều kiện thực tế.
2. Một số phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy
học môn Giáo dục công dân ở Trung học phổ thông
Có nhiều phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung học
phổ thông, từ các phương pháp truyền thống như: thuyết trình, đàm thoại,
nêu gương, sử dụng đồ dùng trực quan… đến các phương pháp hiện đại như:

thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, đóng vai, tổ chức trò chơi, dự
án… Các phương pháp này có thể được thực hiện qua các hình thức học tập
theo lớp, theo nhóm, cá nhân, có thể tổ chức học tập trong hoặc ngoài lớp.
Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, phù hợp với
14
tng loi bi hc v ũi hi nhng nhng iu kin thc hin riờng. Vỡ vy
khụng nờn ph nh hoc quỏ lm dng mt phng phỏp no. Khi dy hc,
GV cn cn c vo ni dung, tớnh cht ca tng bi, cn c vo trỡnh
nhn thc ca HS, cn c vo iu kin, hon cnh c th ca lp, ca
trng m la chn v s dng cỏc phng phỏp dy hc mt cỏch hp lớ.
Trong dy hc, cn bit s dng mt cỏch hp lớ cỏc phng phỏp dy hc,
to nờn s a dng, phong phỳ v phng phỏp v phong cỏch dy hc,
khuyn khớch v lụi cun hc sinh hng say tham gia vo quỏ trỡnh dy -
hc.
Cỏc phng phỏp dy hc Giỏo dc cụng dõn truyn thng v hin i
ó c cp ti trong cỏc ti liu khỏc nhau, c GV lm quen qua qua
cỏc t tp hun v thc hin nhiu trong cỏc gi dy hc trờn lp. Trong ti
liu ny, xin gii thiu mt s phng phỏp dy hc thng c s dng
trong dy hc mụn GDCD THPT theo nh hng i mi.
2.1. Phng phỏp tho lun nhúm
Phng phỏp tho lun nhúm l phng phỏp trong ú GV t chc
hc tp cho HS theo nhng nhúm nh, cựng nhau tho lun gii quyt
nhng vn m GV t ra; to iu kin cho HS c giao lu, hc hi ln
nhau, cựng nhau hp tỏc gii quyt nhng nhim v chung ca c nhúm.
c trng ca phng phỏp tho lun nhúm l cú s tip xỳc trc din
gia nhng ngi tham gia v s t do trao i ý tng, quan im, kinh
nghim ca cỏ nhõn; to ra s khỏc bit, s ho ng hoc s gn nhau rt
phong phỳ ca cỏc quan im, ý tng.
2.1.1. Muc tiờu ca phng phỏp
Tho lun nhúm l phng phỏp dy hc cú tớnh xó hi hoỏ cao, c

s dng rng rói trong dy hc. Nú giỳp HS tham gia mt cỏch ch ng,
tớch cc vo quỏ trỡnh hc tp trờn c s cú s hp tỏc, chia s kinh nghim,
hc hi ln nhau; phỏt trin nng lc giao tip v ý thc trỏch nhim ca HS.
- Nhờ không khí thảo luận tập thể cởi mở nên HS sẽ mạnh dạn hơn.
Thông qua thảo luận tập thể, HS biết lắng nghe ý kiến của bạn, tạo cơ sở giúp
HS dễ hòa nhập vào tập thể nhóm, tạo cho các em niềm hứng thú trong học
tập.
15
- Thông qua thảo luận nhóm, HS có điều kiện phát triển kĩ năng giao
tiếp và kĩ năng hợp tác.
2.1.2. Cỏch thc hin
Tho lun nhúm c tin hnh theo cỏc bc sau:
- GV gii thiu ch tho lun
- Chia lp thnh nhng nhúm nh, giao nhim v cho cỏc nhúm, quy
nh thi gian v phõn cụng v trớ lm vic ca tng nhúm.
- Cỏc nhúm tho lun gii quyt cỏc nhim v c giao, ghi kt qu
tho lun ra giy kh ln.
- Tng nhúm c i din trỡnh by kt qu tho lun ca nhúm trc
lp. Cỏc nhúm khỏc lng nghe v trao i ý kin, nhn xột, b sung.
- GV tng kt li nhng ni dung, vn m HS cn nm vng, nh
hng nhn thc, hnh vi ca HS; nhn xột kt qu lm vic ca cỏc nhúm.
2.1.3. Mt s im cn lu ý
- Cn thng xuyờn thay i thnh phn ca nhúm bng cỏc cỏch chia
nhúm khỏc nhau, to iu kin cho HS c hp tỏc, giao lu vi tt c cỏc
bn trong lp, khụng nờn gi nguyờn thnh phn ca nhúm trong thi gian
di. S lng HS ca nhúm khụng nờn quỏ ụng trỏnh tỡnh trng mt s
em li khụng tham gia hot ng.
- Mi nhúm cn c nhúm trng iu khin nhúm lm vic v th
kớ ghi chộp cỏc ý kin. Nhim v nhúm trng v th kớ cn luõn phiờn
nhau tt c mi HS u cú kh nng thc hin.

- Nhim v tho lun phi phự hp vi ch bi hc, sỏt vi trỡnh
, nng lc ca HS. Cỏc cõu hi phi sỏng sa, ngn gn, rừ rng, kớch
thớch suy ngh ca HS, to ra nhiu ý kin, quan im khỏc nhau.
- Nhim v ca cỏc nhúm cú th ging nhau hoc khỏc nhau, tu tng
hot ng.
- Trong khi cỏc nhúm tho lun, GV cn theo dừi, khuyn khớch v
giỳp khi cn thit (iu chnh cuc tho lun i ỳng hng, ng
viờn nhng HS nhỳt nhỏt tham gia ý kin, gi ý khi cuc tho lun gp khú
khn, b tc...).
- Cn b trớ ch lm vic ca cỏc nhúm sao cho thun li, cỏc thnh
viờn cú th hng vo nhau, lng nghe v cựng chia s suy ngh/ý tng.
16
- Cách trình bày kết quả thảo luận nhóm có thể bằng nhiều hình thức:
bằng lời, bằng tranh vẽ, sơ đồ, đóng vai ... Cần luân phiên nhau trình bày
kết quả thảo luận của nhóm.
2.2. Phương pháp động não
Phương pháp động não thường được sử dụng trước khi giới thiệu bài
học mới, giới thiệu một nội dung mới hoặc kết thúc một nội dung nào đấy.
2.2.1. Mục tiêu của phương pháp
Động não là phương pháp mà trong một thời gian ngắn HS nảy sinh
được nhiều ý tưởng khác nhau về một chủ đề nào đó trong phạm vi một đơn
vị kiến thức của một bài học cụ thể. Phương pháp này:
- Tạo cho HS tập trung suy nghĩ, từng bước rèn luyện khả năng tư duy
độc lập trong sự hướng dẫn của GV, khi cần tìm hiều về một nội dung kiến
thức.
- Tạo cho HS làm quen với môi trường học tập tích cực, không bị áp
đặt các luồng tư duy và khả năng làm việc sáng tạo.
2.2.2. Cách thực hiện
GV có thể tiến hành theo các bước sau:
- Nêu câu hỏi hoặc vấn đề, trong đó có nhiều cách trả lời, cần được

tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
- Khích lệ HS phát biểu.
- Liệt kê các ý kiến lên bảng hoặc giấy to.
- Phân loại các ý kiến; làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ.
- Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.
2.2.3. Một số lưu ý
- Câu hỏi động não phải là câu hỏi tạo ra một số cách trả lời khác
nhau.
- GV chú ý HS phát biểu ngắn gọn.
- GV không nên đánh giá, phê phán trong khi HS phát biểu.
2.3. Phương pháp xử lí tình huống
Giải quyết vấn đề/ xử lí tình huống là phương pháp dạy học đặc trưng
có nhiều lợi thế của môn Giáo dục công dân. Phương pháp này đặt ra yêu
cầu cần phải xem xét, phân tích những vấn đề/ tình huống cụ thể thường gặp
phải trong cuộc sống, qua đó xác định cách giải quyết, xử lí vấn đề/ tình
17
huống đó sao cho phù hợp. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong
dạy học GDCD.
2.3.1. Mục tiêu của phương pháp
Xử lí tình huống có tác dụng kích thích HS suy nghĩ tìm tòi cách xử lí,
giải quyết vấn đề/tình huống, giúp HS có cách nhìn toàn diện trước các tình
huống/vấn đề của cuộc sống có liên quan đến bản thân, biết cách giải quyết
một cách có hiệu quả đối với những khó khăn, thách thức của cuộc sống, từ
đó biết nhìn nhận lại mình và có suy nghĩ, hành động tích cực trong cuộc
sống; rèn luyện kĩ năng tư duy phê phán và kĩ năng ra quyết định.
2.3.2. Cách thực hiện
Xử lí tình huống được thực hiện theo các bước sau:
- Đưa HS vào tình huống:
GV cho HS xem xét một tài liệu mô tả trường hợp nào đó phản ánh
vấn đề pháp luật cần tìm hiểu và giải quyết. Tình huống có thể do GV mô tả

bằng lời, có thể HS kể hoặc đọc trong tài liệu do GV cung cấp, có thể qua
băng hình, phim video, có thể do HS đóng... Trong quá trình mô tả tình
huống, nếu có các phương tiện hỗ trợ như tranh/ảnh, băng hình, sơ đồ, bảng
biểu... thì càng tốt.
- HS tìm hiểu tình huống và giải thích tình huống:
Ở bước này, HS cần phải xác định, nhận diện được tình huống/vấn đề.
Các em có thể thảo luận những điều còn thắc mắc hoặc đưa ra câu hỏi để
GV giải đáp.
- Tìm giải pháp giải quyết tình huống:
+ HS suy nghĩ tìm cách giải quyết tình huống, đề xuất giải pháp của
cá nhân, lí giải, lập luận để bảo vệ giải pháp đó.
+ Liệt kê các các cách giải quyết có thể có.
+ Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết (mặt, lợi, mặt hại,
cảm xúc ...).
- Lựa chọn giải pháp:
GV hướng dẫn HS lựa chọn, tìm giải pháp hợp lí, đúng đắn nhất, phù
hợp với chuẩn mực mà bài học đặt ra.
- Quyết định hành động:
HS quyết định và thực hiện trong thực tế theo cách giải quyết tình
huống đã lựa chọn.
18
2.3.3. Một số điểm cần lưu ý
- Tình huống/vấn đề đưa ra để học sinh xử lí, giải quyết cần thoả mãn
các yêu cầu sau:
+ Tình huống cần phải liên hệ với kinh nghiệm sống thực của học
sinh.
+ Tình huống phải chứa đựng mâu thuẫn/vấn đề, có thể liên quan liên
đến nhiều phương diện, gợi ra cho học sinh nhiều hướng suy nghĩ, nhiều
cách giải quyết.
+ Tình huống phải vừa sức với khả năng của học sinh và có thể giải

quyết trong điều kiện cụ thể.
+ Tình huống cần có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau, giúp học
sinh hiểu được rằng một tình huống thực tiễn có nhiều phương diện xem xét
khác nhau, nhiều cách giải quyết, không phải là duy nhất.
- Phương án giải quyết tình huống tối ưu đối với mỗi học sinh có thể
giống nhau hoặc khác nhau. GV chỉ nên định hướng cho học sinh, không
nên áp đặt một phương án nào.
2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu
chuyện có thật về một người, một tập thể, một cơ quan, đơn vị, hoặc sử dụng
một câu chuyện được viết dựa theo những trường hợp gần gũi thường xảy ra
trong thực tiễn cuộc sống. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình còn có
thể được thực hiện qua video hay một băng catset.
2.4.1. Mục tiêu của phương pháp
Làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động, dễ hiểu đối với HS.
2.4.2. Cách thực hiện
Nghiên cứu trường hợp điển hình được thực hiện theo các bước sau:
- HS đọc hoặc nghe kể/ xem về trường hợp điển hình
- Suy nghĩ về nội dung câu chuyện (có thể viết một vài suy nghĩ trước
khi thảo luận điều đó với người khác).
- Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của
GV.
2.4.3. Một số điểm cần lưu ý
- Vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng
của cuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các tuyến nhân vật
19
v nhng tỡnh hung khỏc nhau ch khụng phi l mt cõu chuyn n
gin.
- Trng hp in hỡnh phi phự hp vi trỡnh ca HS v thi
lng cho phộp.

- Cú th t chc cho c lp cựng nghiờn cu mt trng hp in hỡnh
hoc phõn cụng mi nhúm nghiờn cu mt trng hp khỏc nhau.
2.5. Phng phỏp úng vai
Phng phỏp úng vai c s dng trong dy hc Giỏo dc cụng
dõn, thụng qua vic GV t chc cho HS thc hnh mt s cỏch ng x no
ú trong mt tỡnh hung gi nh.
2.5.1. Mc tiờu ca phng phỏp
- úng vai cú nhiu u th trong vic rốn luyn k nng ng x cho
HS, giỳp HS cú c hi thc hnh nhng k nng ng x trong iu kin cú
s kim soỏt, iu chnh trc khi xy ra tỡnh hung thc.
- HS hng thỳ vi hot ng.
- Lm ny sinh úc sỏng to ca hc sinh trong vic tỡm kim cỏch x lớ
v th hin cỏch ng x.
- Thay đổi không khí học tập, tạo hứng thú cho HS trong học tập, qua
đó nhanh chóng tiếp thu kiến thức bài học.
2.5.2. Cỏch thc hin
úng vai c tin hnh theo cỏc bc sau:
- GV chia nhúm v giao nhim v úng vai cho cỏc nhúm. Trong ú cú
quy nh rừ thi gian chun b, thi gian úng vai ca mi nhúm.
- Cỏc nhúm tho lun nghiờn cu tỡnh hung. xõy dng kch bn, chun
b vai din v phõn cụng úng vai.
- Cỏc nhúm lờn úng vai th hin cỏch ng x trong tỡnh hung.
- Lp tho lun, nhn xột v cỏch ng x ca cỏc vai din.
- GV kt lun, nh hng cho HS v cỏch ng x tớch cc trong tỡnh
hung ó cho.
2.5.3. Mt s im cn lu ý
- Tỡnh hung úng vai cn m HS t tỡm cỏch gii quyt,
cỏch ng x phự hp; khụng cho trc kch bn, li thoi.
- Tỡnh hung úng vai phi cú tớnh mc ớch tht rừ rng, khụng nờn
quỏ phc tp v phi cú nhiu cỏch gii quyt.

20
- Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng
vai, mỗi nhóm thể hiện cách ứng xử khác nhau, trên cơ sở đó HS nhận xét,
đánh giá, so sánh các cách ứng xử và lựa chọn cách ứng xử tối ưu.
- Phải dành thời gian thích hợp cho học sinh thảo luận xây dựng kịch
bản và chuẩn bị đóng vai.
- Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng
nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết.
2.6. Phương pháp dự án
Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học, trong đó HS thực
hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với
thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức
làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động
có thể giới thiệu được.
2.6.1. Mục tiêu của phương pháp
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS.
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm và sự sáng tạo của người học.
- Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực hợp
tác trong công việc, năng lực đánh giá.
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn.
- Rèn luyện nhiều kĩ năng sống như hợp tác, giao tiếp, ra quyết định,
giảo quyết vấn đề, đặt mục tiêu, quản lí thời gian...
2.6.2. Cách thực hiện
Phương pháp dự án được thực hiện qua các bước sau:
- Lựa chọn chủ đề: GV cùng HS đề xuất chủ đề, mục đích của dự án.
GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hoá
thành những tiểu chủ đề.
- Xây dựng kế hoạch dự án: HS xây dựng đề cương, kế hoạch thực
hiện dự án. Trong kế hoạch cần xác định nội dung những công việc cần làm,
dự kiến thời gian cho từng công việc, phân công thực hiện.

- Thực hiện kế hoạch dự án: Trong bước này, các thành viên và nhóm
cần thực hiện các công việc đã được phân công, thu thập và xử lí thông tin,
tìm câu trả lời cho các vấn đề cần giải quyết.
- Trình bày kết quả dự án: HS trình những điều đã học được, tìm thấy
hay tạo ra. Kết quả được trình bày dưới những hình thức khác nhau: bài thu
21
hoạch, báo cáo, tranh ảnh, văn thơ, triển lãm, mô hình, diễn kịch, biểu diễn
văn nghệ, phim video ...
- Đánh giá dự án: GV và HS cùng đánh giá quá trình thực hiện và kết
quả của dự án, rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
2.6.3. Một số điểm cần lưu ý
- Đề tài dự án phải phù hợp với thực tiến địa phương, phù hợp với khả
năng và hứng thú của HS.
- Kế hoạch thực hiện dự án phải cụ thể, huy động được sự tích cực
tham gia của HS.
- Trong các nhóm nên có cả học sinh khá giỏi và HS yếu để có thể
giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.
- Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên cần quan tâm động viên
và hỗ trợ kịp thời khi HS gặp khó khăn.
3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học
môn Giáo dục công dân Trung học phổ thông
Kĩ thuật dạy học là một cấp độ của phương pháp dạy học hiểu theo
nghĩa rộng. Trong tài liệu này, xin giới thiệu một số kĩ thuật dạy học có thể
sử dụng trong dạy học môn Giáo dục công dân.
3.1. Kỹ thuật XYZ: Là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong
thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần
đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người.
Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau:
- Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong
vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên

cạnh;
- Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của
mình, có thể lặp lại vòng khác;
- Con số X-Y-Z có thể thay đổi;
- Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.
3.2. Kỹ thuật “bể cá”: Là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong
đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác
trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi
22
kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những
HS thảo luận.Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi.
HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào
cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát
biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này
được gọi là phương pháp thảo luận “bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài
có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong
một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những
người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.
Bảng câu hỏi cho những người quan sát:
- Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?
- Họ có nói một cách dễ hiểu không?
- Họ có để những người khác nói hay không?
- Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?
- Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?
- Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?
- Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?
3.3. Tranh luận ủng hộ – phản đối
Tranh luận ủng hộ – phản đối (tranh luận chia phe) là một kỹ thuật
dùng trong thảo luận, trong đó đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột.
Những ý kiến khác nhau và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận

nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Mục tiêu của
tranh luận không phải là nhằm “đánh bại” ý kiến đối lập mà nhằm xem xét
chủ đề dưới nhiều phương diện khác nhau.
Cách thực hiện:
- Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối
lập nhau về một luận điểm cần tranh luận. Việc chia nhóm có thể theo
nguyên tắc ngẫu nhiên hoặc theo nguyên vọng của các thành viên muốn
đứng trong nhóm ủng hộ hay phản đối.
23
- Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu
thập những luận cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận.
- Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua
đại diện của hai nhóm. Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm
ủng hộ đưa ra một lập luận ủng hộ, tiếp đó nhóm phản đối đưa ra một ý kiến
phản đối và cứ tiếp tục như vậy. Nếu mỗi nhóm nhỏ hơn 6 người thì không
cần đại diện mà mọi thành viên có thể trình bày lập luận.
- Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận
chung và đánh giá, kết luận thảo luận.
3.4. Kĩ thuật tia chớp
Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành
viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải
thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc
các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý
kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
Quy tắc thực hiện:
- Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần
thiết và đề nghị;
- Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả
thuận, ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?
- Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình;

- Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.
3.5. Kĩ thuật “3 lần 3”
Kĩ thuật “3 lần 3“ là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy
động sự tham gia tích cực của HS.
Cách làm như sau:
- HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội
dung buổi thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận...).
- Mỗi người cần viết ra: - 3 điều tốt;- 3 điều chưa tốt;- 3 đề
nghị cải tiến.
24
- Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.
II - TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THƯC, KĨ NĂNG
THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
TÍCH CỰC
1. Mối quan hệ giữa Chương trình giáo dục phổ thông, Hướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa môn Giáo dục công
dân
Để giải quyết mối quan hệ này, trước hết cần tìm hiểu để nắm vứng và
vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo những quy định của Luật Giáo dục về
“Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa” (Điều 29 Luật Giáo dục
năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến
thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân Trung học phổ thông, theo đó:
1/ Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ
thông; quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo
dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách
thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp
học của giáo dục phổ thông.
2/ Sách giáo khoa lịch sử cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến
thức và kĩ năng quy định chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp
của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ

thông”.
3/ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến, thức, kĩ năng môn Giáo dục công
dân THPT thể hiện những yêu cầu cụ thể mức độ cần đạt được về kiến thức,
kĩ năng và thái độ của môn Giáo dục công dân THPT.
Như vậy, có thể thấy:
- Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân THPT quy
định khung mức độ mà HS cần đạt được về kiến thức, kĩ năng, sau khi học
chủ đề, nội dung được quy định trong chương trình, nhưng các mức độ này
chưa được cụ thể hóa bằng những nội dung kiến thức và yêu cầu về kĩ năng,
thái độ cụ thể.
- SGK cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng của
chương trình giáo dục phổ thông, nhưng do SGK là tài liệu cơ bản dùng cho
HS học tập, cho nên ngoài việc bám sát chương trình còn cung cấp thêm
25

×