Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 149 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
o0o



NGUYỄN TRUNG HẢI



PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2006 - 2012


Chuyên ngành: Địa lí học (Địa lí kinh tế - xã hội)
Mã số: 60310501

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Trƣờng






THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 12

Chƣơng 1 12

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 12

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 12

1.1.1. Các khái niệm 12

1.1.2. Các nguồn lực phát triển kinh tế 16

1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế 20

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 22

1.2.1. Tổng quan về phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 22

1.2.2. Tổng quan về phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên 28


Tiểu kết chƣơng 1 35

Chƣơng 2 37

NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN 37

KINH TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 37

2.1. NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ 37

2.1.1. Vị trí địa lí 37

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 39

2.1.3. Nguồn lực kinh tế - xã hội 46

2.1.4. Tác động của vùng trung du miền núi phía Bắc và các vùng lân cận 58

2.1.4. Đánh giá chung 61

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 61

2.2.1. Khái quát chung 61

2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực 69

2.2.3. Nhận xét chung tình hình phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên 101

2.3. NHẬN XÉT VỊ THẾ VAI TRÒ TRUNG TÂM VÙNG CỦA THÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN 106


2.3.1. Vị thế về vị trí địa lý trung tâm và đầu mối giao thông vận tải của vùng 106

2.3.2. Vị thế là đô thị lớn nhất Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 106

2.3.3. Vị thế trung tâm công nghiệp của vùng 107

2.3.4. Vị thế là trung tâm giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của vùng 108

2.3.5. Vị thế là trung tâm y tế vùng 109

2.3.6. Vị thế là trung tâm văn hoá, lịch sử truyền thống 109

Tiểu kết chƣơng 2 110

Chƣơng 3 111

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 111

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 111

3.1.1. Quan điểm phát triển 111

3.1.2. Mục tiêu phát triển 113

3.1.3. Định hƣớng phát triển 115

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 129

3.2.1. Giải pháp về nguồn lực 129

3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách 133

3.2.3. Giải pháp về phát triển thị trƣờng 136

3.2.4. Giải pháp phối hợp với các địa phƣơng trong vùng, cả nƣớc 137

3.2.5. Hoàn thiện bộ máy, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 139

3.2.6. Giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế cụ thể 139

Tiểu kết chƣơng 3 143

KẾT LUẬN 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO 146

PHỤ LỤC 148


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Phát triển kinh tế là một nội dung đặc biệt quan trọng, có tính quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, linh
hoạt bảo đảm phát huy tối đa mọi lợi thế của một lãnh thổ nhƣ một chiến lƣợc phát
triển kinh tế, xã hội đã đƣợc Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra ngay từ Đại hội lần thứ
V (27 - 31/3/1982). Trên thực tế, quá trình chuyển biến kinh tế ở nƣớc ta theo xu
hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập với thế giới đã, đang
diễn ra mạnh mẽ và đạt đƣợc nhiều kết quả. Nhiệm vụ đổi mới toàn diện đất nƣớc đòi
hỏi phải đổi mới cả kinh tế địa phƣơng hợp thành cơ cấu thống nhất, hoàn chỉnh của
nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy việc đầu tƣ phát triển kinh tế địa phƣơng là một việc
làm quan trọng, không chỉ có ý nghĩa trƣớc mắt mà còn là chiến lƣợc lâu dài để củng
cố tiềm lực kinh tế địa phƣơng, góp phần vào sự phát triển chung của đất nƣớc.
Tình hình phát triển kinh tế cả nƣớc nói chung, ở các địa phƣơng nói riêng là
một vấn đề đƣợc những nhà nghiên cứu ở trung ƣơng và địa phƣơng quan tâm dƣới
nhiều hình thức và góc độ khác nhau. Đặc biệt từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất
nƣớc theo chủ trƣơng của Đảng, với cách tƣ duy mới, chúng ta đã thấy rõ hơn vai trò
của kinh tế địa phƣơng đối với sự phát triển nói chung của kinh tế cả nƣớc. Vì thế nên
việc nghiên cứu tìm hiểu về nền kinh tế địa phƣơng là vô cùng quan trọng và hữu ích
không chỉ cho cá nhân ngƣời nghiên cứu mà nó còn đóng góp nguồn tài liệu quý báu
cho việc đề ra các kế hoạch, hoạch định phát triển.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du, nằm trong vùng Đông Bắc,
không chỉ là một trong những vùng chè nổi tiếng, mà nơi đây từng là thủ phủ khu tự
trị Việt Bắc, là “chiếc nôi” của công nghiệp luyện kim Việt Nam, với khu công
nghiệp Gang Thép đƣợc xây dựng từ những năm cuối thập kỉ 50 (thế kỷ XX). Sự ra
đời của các khu công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, cùng với nhiều khu mỏ khai thác
khoáng sản đã tạo cho Thái Nguyên dáng hình đặc trƣng của một trung tâm công
nghiệp miền Bắc Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




Thành phố Thái Nguyên là thành phố công nghiệp, đƣợc thành lập ngày
19/10/1962 cùng với sự hình thành khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên. Ngày
01/9/2010, thành phố đƣợc Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái
Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên thành phố là 189,7 km
2
, dân số quy đổi gần 340.000
ngƣời năm 2012 (trong đó, dân số thƣờng trú là 287.910 ngƣời), đứng thứ 10 trong
các đô thị có số dân đông nhất Việt Nam. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái
Nguyên và vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Việt Nam. Vai trò, chức năng của
thành phố đƣợc xác định nhƣ sau: (i) Là trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia: là một
trong các trung tâm công nghiệp, giáo dục - đào tạo của cả nƣớc; (ii)Trung tâm tổng
hợp cấp vùng: Y tế, thể thao, thƣơng mại, dịch vụ của vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ; (iii) Là đầu mối giao thông quan trong kết nối các tỉnh vùng trung du miền
núi Bắc Bộ với đồng bằng sông Hồng; (iv) Là đô thị động lực hỗ trợ tăng trƣởng kinh
tế vùng tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long); (v) Có
vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.
Xuất phát từ những yêu cầu khách quan, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố trong những năm qua, cần có những nghiên cứu cụ thể về từng thời kì
kinh tế để hoạch định chính sách xây dựng và phát triển kinh tế thời kì sau, làm cơ sở
cho các cấp chính quyền hoạch định chính sách đầu tƣ, định hƣớng quy hoạch Thái
Nguyên trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng trƣớc năm 2020. Đây là nhiệm vụ
của nhiều ngành khoa học trong đó có khoa học về địa lý kinh tế xã hội.
Hơn nữa, bản thân tôi là ngƣời con của mảnh đất Thái Nguyên trẻ anh hùng này
nên tự tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm tìm hiểu và giáo dục cho thế hệ trẻ những
giá trị truyền thống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói
riêng, cả tỉnh và cả nƣớc nói chung trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc, đƣợc
sự định hƣớng của giảng viên hƣớng dẫn, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế

thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2012” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế Việt Nam trải qua các giai đoạn
và thời kì phát triển khác nhau, để tìm ra con đƣờng phát triển kinh tế phù hợp với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



điều kiện và hoàn cảnh của đất nƣớc đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
vấn đề phát triển kinh tế trên nhiều góc độ khác nhau. Dƣới góc độ địa lí học, kinh tế
lãnh thổ là một hƣớng nghiên cứu khá hoàn chỉnh và cơ bản. Thế mạnh của các công
trình đó là đánh giá đƣợc tiềm năng, hạn chế của các nguồn lực tới sự phát triển của
mỗi địa bàn, phân tích và đƣa ra bức tranh hiện trạng phát triển kinh tế lãnh thổ.
Không chỉ đánh giá tiềm năng, hiện trạng các công trình này còn có khả năng dự báo,
đề ra phƣơng hƣớng, giải pháp cho sự phát triển kinh tế lãnh thổ trong tƣơng lai.
Những tác phẩm nghiên cứu về kinh tế lãnh thổ phải kể đến là: Địa lý các vùng kinh
tế ở Việt Nam, Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), NXB Giáo dục năm 2009; Địa lý các
tỉnh và thành phố Việt Nam, Lê Thông (chủ biên), NXB Giáo dục năm 2003. Ngoài
ra, khía cạnh kinh tế lãnh thổ còn xuất hiện đan xen trong nhiều công trình nghiên
cứu khác. Ví dụ nhƣ: Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, Lê Thông (chủ biên), NXB Sƣ
phạm năm 2004; Giáo trình địa lý kinh tế xã hội Việt Nam (tập 1, tập 2), Nguyễn Viết
Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, NXB Giáo dục năm 2003, NXB Sƣ phạm năm 2008; Tổ
chức lãnh thổ Việt Nam, Đặng Văn Phan (chủ biên), NXB Giáo dục năm 2000; Giáo
trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Trần Bình Trọng (chủ biên), NXB Đại học Kinh
Tế Quốc Dân, năm 2008.
Trong đó, đối với lãnh thổ kinh tế, các công trình nghiên cứu đã đƣa ra những
đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, đồng thời
đánh giá đúng những ảnh hƣởng của các nguồn lực đó tới phát triển kinh tế lãnh thổ
trong từng giai đoạn khác nhau; phân tích hiện trạng phát triển kinh tế theo khía cạnh
ngành và lãnh thổ. Đồng thời còn chỉ ra các xu hƣớng phát triển kinh tế trong tƣơng

lai, trên cơ sở đó đề ra định hƣớng phát triển phù hợp.
Trong chƣơng trình đào tạo thạc sĩ đã có nhiều công trình nghiên cứu về tổ
chức lãnh thổ và phát triển kinh tế địa phƣơng. Kinh tế huyện là một trong những đề
tài đƣợc nhiều tác giả lựa chọn, trong đó tiêu biểu là: Phát triển kinh tế huyện Phổ
Yên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học
- Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, tác giả Hoàng Thị Thắm; Phát triển kinh tế huyện
Yên Phong tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2011, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lí
học - Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, tác giả Nguyễn Duy Nam. Những đề tài nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



cứu đã đánh giá các nguồn lực phát triển kinh tế của địa phƣơng, phân tích hiện trạng
kinh tế và đƣa ra mục tiêu, định hƣớng, giải pháp phát triển kinh tế trên địa bàn trong
tƣơng lai,
Các công trình khoa học khác nghiên cứu về Thái Nguyên nhƣ: Đoàn Văn Thủy
(2010) với cuốn “Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010” nội dung đề cập tới cơ sở
khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu, thực trạng cơ cấu kinh tế thành phố Thái
Nguyên và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Thái Nguyên
giai đoạn 2006 - 2010. Nguyễn Văn Toàn (2010) với cuốn “Thực trạng và một số
giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa của tỉnh Thái Nguyên” đã đề cập đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa và một số giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa của tỉnh Thái Nguyên. Nguyễn
Văn Sơn (chuyên ngành Địa lý) bảo vệ Luận văn Thạc sĩ “Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững” tại Trƣờng Đại học Sƣ
phạm - Đại học Thái Nguyên năm 2010. Đề tài Luận văn Thạc sĩ: “Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997-2007)”của Bùi
Thanh Tùng (Chuyên ngành Lịch sử) bảo vệ năm 2010 tại trƣờng Đại học Sƣ phạm -

Đại học Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ Địa lí học của Lê Thanh Nguyên (2011) với
đề tài “Phân tích quá trình đô thị hóa thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2010”
Ngoài ra còn có báo cáo tổng kết, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế xã hội trong
tỉnh. Các tài liệu Niên giám thống kê có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hệ thống Niên
giám Cục, Thống kê Tỉnh Thái Nguyên đã phản ánh tình hình kinh tế - xã hội hàng
năm của tỉnh.
Tất cả các công trình trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã góp
phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói chung và tình hình
kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong một thời kì lịch sử nhất định. Tuy
nhiên cho đến nay chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự phát triển kinh tế
của thành phố Thái Nguyên mà cụ thể là ở giai đoạn 2000 – 2012. Vì thế nên việc tìm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



hiểu về phát triển kinh tế của tỉnh trong thời kì đổi mới 2000-2012 là công tác vô
cùng quan trọng và cần thiết.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn phạm vi của đề tài
3.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế vào địa bàn thành phố
Thái Nguyên nhằm đánh giá các nguồn lực và phân tích thực trạng phát triển kinh tế
để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế huyện có hiệu quả và bền
vững trong thời kỳ đến 2020 và tầm nhìn 2030.
3.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế.
- Đánh giá các nguồn lực (tự nhiên, kinh tế - xã hội) đối với phát triển kinh tế
của thành phố Thái Nguyên.
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 -
2012.
- Đề xuất các giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế thành

phố Thái Nguyên ổn định và bền vững đến năm 2020.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các thế mạnh và hạn chế của
thành phố Thái Nguyên cũng nhƣ thực trạng phát triển kinh tế theo nghành và sự
phân bố theo lãnh thổ.
- Về không gian nghiên cứu: Chủ yếu nghiên cứu trên phạm vi toàn thành phố,
tuy nhiên ở một số ngành (nông nghiệp) cần cố gắng đi sâu xuống các xã. Ngoài ra,
đề tài cũng có so sánh Thành phố với toàn tỉnh Thái Nguyên hoặc với các thành phố
lân cận, các huyện trong tỉnh.
- Về thời gian nghiên cứu: Các số liệu thông tin thu thập để phân tích trong
khoảng thời gian từ 2006 - 2012, một số nội dung số liệu đề cập đến năm 2000.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống: Tính hệ thống làm đề tài trở nên logic, thông suốt và sâu
sắc. Trong đề tài này việc nghiên cứu hiện trạng phát triển kinh tế thành phố Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



Nguyên đƣợc đặt trong vấn đề phát triển kinh tế của tỉnh và cả nƣớc. Đồng thời,
thành phố Thái Nguyên cũng đƣợc coi là một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất,
trong đó bao gồm các hệ thống con (Nhƣ các cụm phƣờng, xã). Các hệ thống có mối
quan hệ tƣơng tác, mật thiết với nhau. Vì vậy cần phải tìm hiểu các mối quan hệ qua
lại, các tác động ảnh hƣởng giữa các yếu tố trong một hệ thống và giữa các hệ thống
để đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu.
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Mọi sự vật hiện tƣợng địa lý đều tồn tại và phát
triển trong một không gian lãnh thổ nhất định. Khi nghiên cứu phải tìm hiểu sự ảnh
hƣởng của lãnh thổ đến khía cạnh nghiên cứu, tìm ra các quy luật phát triển và đƣa ra
những định hƣớng tốt nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng của thành phố.
Đặc biệt chú ý tới sự khác biệt lãnh thổ trong quá trình phát triển kinh tế. Các khu

vực khác nhau, kết hợp với sự phân hóa không gian, cũng nhƣ việc tổ chức hợp lý
quá trình sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thành phố Thái Nguyên là một thể tổng hợp bao gồm các yếu tố tự nhiên, kinh
tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động ảnh hƣởng và chi phối lẫn nhau. Quan
điểm tổng hợp thể hiện rõ việc xem xét hiện trạng phát triển kinh tế trong mối liên hệ
tác động qua lại giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội.
- Quan điểm lịch sử, viễn cảnh: Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào
nghiên cứu phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên để thấy đƣợc những biến đổi
của các yếu tố kinh tế trong từng giai đoạn phát triển và xu hƣớng chuyển dịch các
ngành kinh tế trong thành phố. Từ đó đánh giá đƣợc hiện trạng và dự báo xu hƣớng
phát triển kinh tế đến năm 2020.
- Quan điểm phát triển bền vững: Những giải pháp cho sự phát triển kinh tế - xã
hội phải dựa trên quan điểm bền vững. Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ và
tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trƣờng, kết hợp hài hòa phát triển
kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
Để phân tích và đánh giá tình hình phát triển kinh tế của một lãnh thổ, cần phải
có thông tin và nhiều khía cạnh khác nhau của các ngành và lãnh thổ. Cụ thể trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



luận văn này, tác giả phải thu thập những dữ liệu bằng số liệu thống kê, bằng văn bản
và dữ liệu không gian (bản đồ) từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ các báo cáo, các văn
kiện, văn bản chính thức, niên giám thống kê và có sự thống nhất về mặt thời gian.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở những dữ liệu đã thu thập, bằng phƣơng pháp phân tích tổng hợp,
phân tích tình hình phát triển kinh tế, những yếu tố ảnh hƣởng, hiện trạng phát triển
kinh tế - xã hội và từ đó tìm ra những giải pháp nhằm phát triển các ngành kinh tế của

thành phố Thái Nguyên.
- Phương pháp so sánh
Đây là phƣơng pháp phổ biến dùng để so sánh các yếu tố định lƣợng hoặc định
tính, so sánh các mối quan hệ không gian và thời gian giữa các ngành, các lĩnh vực
kinh tế, đặc biệt là mối quan hệ về tự nhiên và nhân văn, so sánh phân tích các chỉ
tiêu, các hoạt động kinh tế đã đƣợc lƣợng hóa có cùng nội dung, tính chất tƣơng tự để
xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu. Trên cơ sở đó rút ra bản chất của các
hiện tƣợng kinh tế, hiện tƣợng địa lý và xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
hợp lý.
- Phương pháp thống kê toán học
Từ những số liệu đã đƣợc thu thập, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê
toán học để xử lý số liệu, tính toán các chỉ số phát triển, tính tỉ trọng các ngành so với
tổng thể, so sánh, đánh giá để thấy đƣợc vị trí và sự chuyển biến của nền kinh tế
thành phố Thái Nguyên trong thời kì công nghiệp hóa
- Phương pháp thực địa
Đây là phƣơng pháp dùng để kiểm tra lại mức độ chính xác của các số liệu đã
đƣợc thu nhập, trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu trực tiếp các cơ sở sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã, các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp và các
hoạt động dịch vụ và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Tác giả phỏng vấn một số
cán bộ địa phƣơng, hộ nông dân, các hộ kinh doanh về những lĩnh vực liên quan đến
đề tài. Từ đó thu thập thêm những thông tin, tích lũy thêm những hiểu biết về địa
phƣơng để đề xuất những giải pháp thiết thực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



- Phương pháp biểu đồ, bản đồ: Sử dụng công nghệ GIS để số hóa và vẽ các
bản đồ, biểu đồ một cách chính xác, mang tính khoa học cao.
- Phương pháp chuyên gia: Đề tài có sử dụng ý kiến đóng góp của các chuyên
gia về kinh tế, địa lí Những ý kiến của các chuyên gia góp phần nâng cao giá trị của

các kết luận khoa học và bổ sung cho tính hiện thực của các giải pháp do tác giả đề
tài kiến nghị.
- Phương pháp dự báo: Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Tp, quá
trình phát triển của hệ thống đô thị quốc gia và ở TP Thái Nguyên. Phƣơng pháp dự
báo đƣa ra các dự báo về phát triển kinh tế của TP Thái Nguyên trong tƣơng lai và đề
xuất một số giải pháp phát triển.
5. Những đóng góp chủ yếu
Đề tài đƣợc thực hiện sẽ đem lại những đóng góp thiết thực:
- Đúc kết, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế
- Làm sáng tỏ lợi thế và cơ hội phát triển, các hạn chế và thách thức đối với nền
kinh tế thành phố Thái Nguyên.
- Nhận diện nền kinh tế của thành phố theo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế thành phố Thái
Nguyên nhanh, mạnh và bền vững.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
kết cấu thành ba chƣơng:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế
- Chương 2: Các nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2006 - 2012
- Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên
đến năm 2020






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Các khái niệm
Ngày nay, nền kinh tế thế giới luôn có sự biến động không ngừng. Tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội đều tăng trƣởng và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong
lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, khi nghiên cứu chiến lƣợc phát triển kinh tế học thƣờng hay
đề cập đến tốc độ tăng trƣởng, phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và các nguồn lực.
Đây là cơ sở cần thiết để các nhà hoạch định chiến lƣợc có thể lựa chọn và quyết định
phƣơng án có lợi nhất cho đất nƣớc.
1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế
“Tăng trưởng kinh tế theo nghĩa chung nhất là mức tăng lượng của cải (tài sản)
trong một thời kì nhất định” [24]. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế này thích hợp với
mọi qui mô kinh tế; toàn nền kinh tế, cấp tỉnh, huyện, ngành. Của cải tài sản có thể
tính bằng hiện vật hoặc tiền.
Để biểu thị sự tăng trƣởng kinh tế ngƣời ta thƣờng dùng mức tăng trƣởng kinh
tế: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc gia (GNI), hoặc tổng sản
phẩm quốc nội và tổng thu nhập quốc gia tính theo đầu ngƣời… bên cạnh đó là một
số các tiêu chí khác.
Tăng trƣởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lƣợng của nền kinh tế, do đó tăng
trƣởng kinh tế không phản ánh đƣợc sự biến đổi của cơ cấu kinh tế - xã hội, đời sống
của nhân dân. Tăng trƣởng có thể cao nhƣng chất lƣợng cuộc sống có thể không tăng,
môi trƣờng có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt. Mặc dù vậy,
các chỉ tiêu đo lƣờng kinh tế vẫn đƣợc sử dụng làm thƣớc đo trình độ phát triển nền
kinh tế một cách cụ thể và trở thành mục tiêu phấn đấu của một quốc gia, một vùng

và một địa phƣơng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



1.1.1.2. Phát triển kinh tế
“Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một
thời gian nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thểm về qui mô sản lượng (tăng
trưởng kinh tế), sự hoàn thiện thể chế và nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Nói cách khác, phát triển kinh tế là sự vận động theo chiều hƣớng tiến lên, bao
hàm trong đó có sự thay đổi về lƣợng lẫn sự chuyển hóa về chất của một sự vật hiện
tƣợng trong thời gian và không gian cụ thể.
Nếu sự tăng trƣởng kinh tế thể hiện chủ yếu sự thay đổi về lƣợng thì phát triển
kinh tế không chỉ tập trung vào tăng trƣởng mà bao gồm cả những thay đổi về chất:
về cơ cấu kinh tế và cuộc sống con ngƣời.
Nhƣ vậy, phát triển kinh tế là sự tăng trƣởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện
cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống và bảo đảm bảo công bằng xã
hội. Muốn phát triển kinh tế trƣớc hết phải có sự tăng trƣởng kinh tế. Nhƣng không
phải sự tăng trƣởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi
hỏi phải bao hàm các yêu cầu cụ thể là:
- Mức tăng trƣởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số.
- Sự tăng trƣởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để bảo đảm
tăng trƣởng bền vững.
- Tăng trƣởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi ngƣời
có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hƣởng thụ kết quả của tăng trƣởng kinh tế.
- Chất lƣợng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của con
ngƣời và xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
1.1.1.3. Cơ cấu kinh tế

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (1995): “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các
ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan
hệ hữu cơ tương đổi ổn định hợp thành”. Từ định nghĩa này có thể nhấn mạnh đến
hai nội dung chủ yếu: thứ nhất đó là tổng thể các bộ phận hợp thành và thứ hai. chúng
có mối quan hệ hữu cơ tƣơng đối ổn định theo một tƣơng quan tỉ lệ nhất định. Về bản
chất của cơ cấu kinh tế phải đƣợc thể hiện ở ba khía cạnh chính sau đây:
- Phƣơng diện hệ thống: đó là các phạm trù tổng thể và bộ phận. Một hệ thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



lớn bao gồm nhiều phân hệ (hệ thống nhỏ). Điều này không có nghĩa là chỉ cộng các
phân hệ lại là có đƣợc hệ thống. Vì thế, cơ cấu kinh tế trƣớc hết là tổng thể với tƣ
cách nhƣ một chỉnh thể. Trong chỉnh thể đó bao gồm nhiều bộ phận nhƣ các nhóm
ngành (lĩnh vực) và các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của mỗi quốc gia.
- Trong tổng thể nền kinh tế đất nƣớc, các nhóm ngành (lĩnh vực) và các yếu tố
cấu thành của hệ thống kinh tế đƣợc sắp xếp theo một số lƣợng và tỷ lệ nhất định.
Việc sắp xếp nếu đƣợc thực hiện một cách khách quan, khoa học, phù hợp với xu thế
chung của thời đại thì sẽ có cơ cấu kinh tế hợp lí, nền kinh tế phát triển nhanh và
ngƣợc lại.
- Các nhóm ngành (lĩnh vực) và các yếu tổ cấu thành hệ thống kinh tế không
phải hoạt động đơn lẻ độc lập, mà có mối quan hệ tác động qua lại với nhau để làm
sao có thể đạt đƣợc các mục tiêu đã định trƣớc.
Nền kinh tế là sản phẩm của xã hội loài ngƣời. Là kết quả của quá tình phân
công lao động xã hội dƣới tác động mạnh mẽ của sức sản xuất ngày càng phát triển,
các ngành kinh tế ra đời. Trên cơ sở đó hình thành cơ cấu kinh tế tự phát hay tự giác.
Ở mỗi quốc gia, cơ cấu kinh tế là sự thể hiện ở chừng mực nhất định chiến lƣợc phát
triển kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn nhất định. Do vậy chiến lƣợc phát triển kinh
tế phải mang tính khách quan, khoa học, phù hợp với tình hình cụ thể đất nƣớc trong
từng giai đoạn và phù hợp với xu thế của thời đại.

Cơ cấu kinh tế không phải là bất biến. Sự thay đổi của nó phụ thuộc vào trình độ
phát triển của sức sản xuất và đặc điểm chính trị xã hội mỗi quốc gia trong thời kì lịch
sử nhất định. Cơ cấu kinh tế hợp lí là cơ cấu có khả năng tái sản xuất mở rộng nền kinh
tế, thỏa mãn các yêu cầu: phù hợp với các quy luật khách quan về tự nhiên, kinh tế,
chính trị, xã hội; có khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hội nhập kinh tế
thế giới, tiến tới phát triển bền vững; gắn với xu thế chung của thế giới và khu vực.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, mối quan hệ biện
chứng giữa qui mô và cơ cấu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Chúng phản ánh cả
hai mặt số lƣợng và chất lƣợng của sự phát triển trong tổng thể thống nhất và chúng
cần đƣợc nhận thức theo bản chất vận động và phát triển để phục vụ việc hoạch định
chính sách và chỉ đạo thực hiện. Sự phát triển biện chứng tƣ duy kinh tế về chuyển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



dịch cơ cấu kinh tế ở nƣớc ta đã đạt đƣợc những điểm mới trong thời gian qua gắn
với những diến biến thực tiễn.
Để phân tích và xem xét cơ cấu của nền kinh tế, ngƣời ta chia nền kinh tế thành
các góc độ sau:
- Cơ cấu các ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tƣơng quan tỷ lệ,
biểu hiện mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành
phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình
độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia
ngƣời ta thƣờng phân tích theo 3 nhóm ngành chính:
Nhóm ngành nông nghiệp: Gồm các ngành nông lâm, ngƣ nghiệp.
Nhóm ngành công nghiệp: Gồm các ngành công nghiệp và xây dựng.
Nhóm ngành dịch vụ: Gồm thƣơng mại, du lịch…
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá
trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu vùng – lãnh
thổ lại đƣợc hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Cơ cấu

vùng lãnh thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế.
Trong cơ cấu vùng – lãnh thổ kinh tế có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều
kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Loại cơ cấu này phản ánh những mối liên hệ
kinh tế giữa các vùng lãnh thổ của một đất nƣớc trong hoạt động kinh tế. Thông
thƣờng cơ cấu này bao gồm cơ cấu khu vực kinh tế thành thị và nông thôn, khu vực
kinh tế trọng điểm và phi trọng điểm, khu vực kinh tế đồng bằng và miền núi…
- Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là nhân
tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng - lãnh thổ. Sự tác động đó là biểu
hiện sinh động của mối quan hệ giữa các loại cơ cấu trong nền kinh tế. Loại cơ cấu này
phản ánh các mối quan hệ giữa con ngƣời trong quá trình sản xuất trong đó nổi bật lên
hàng đầu là quan hệ sở hữu đối với các tƣ liệu sản xuất. Mô hình chung về số lƣợng
thành phần kinh tế trong nền kinh tế các nƣớc bao gồm: kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập
thể, kinh tế tƣ nhân, kinh tế hỗn hợp. Tỷ lệ giữa các thành phần kinh tế này thƣờng
không giống nhau. Điều này tạo ra tính đặc thù trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia cũng nhƣ trong mỗi giai đoạn phát triển của từng quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



Trên đây là ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế trong đó cơ cấu ngành
kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thể
đƣợc chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ và trên phạm vi cả
nƣớc. Mặt khác việc phân bố không gian vùng một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng
thúc đẩy phát triển các ngành và thành phần kinh tế trên vùng, lãnh thổ kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng
thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Về thực chất đó là sự điều chỉnh cơ cấu
trên ba mặt biểu hiện (ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế) nhằm hƣớng sự phát triển của
cả nền kinh tế vào các chiến lƣợc kinh tế xã hội đã đề ra cho từng giai đoạn cụ thể. [10]
1.1.1.4. Nguồn lực phát triển kinh tế
Nguồn lực phát triển là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên,

hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đƣờng lối chính sách, vốn và thị trƣờng
ở cả trong nƣớc và nƣớc ngoài có thể đƣợc khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển
kinh tế của một lãnh thổ nhất định. Nguồn lực không phải là bất biến. Nó thay đổi
theo không gian và thời gian. Con ngƣời có thể làm thay đổi nguồn lực theo hƣớng có
lợi cho mình.
Trong quá trình phát triển kinh tế, việc sử dụng và phát huy các nguồn lực đóng
vai trò quan trọng. Adam Smith cho rằng: việc khai thác các nguồn lực từ góc độ lợi
thế so sánh là nguồn gốc của cải của các dân tộc.
Nguồn lực có những đặc điểm sau:
- Nguồn lực là một dạng vật chất và phi vật chất đƣợc sử dụng để phát triển kinh tế.
- Nguồn lực phụ thuộc vào nhận thức, quan niệm của con ngƣời và nó thay đổi
vị trí, vai trò theo thời gian cũng nhƣ theo trình độ của ngƣời sử dụng.
Nguồn lực phụ thuộc vào trình độ phát triển của loài ngƣời, đặc biệt là trình độ
khoa học- công nghệ. [10]
1.1.2. Các nguồn lực phát triển kinh tế
Sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ chịu tác động của hàng loạt các nguồn lực
nhƣ: vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động,
vốn đầu tƣ và thị trƣờng, khoa học và công nghệ, CSHT- CSVCKT, đƣờng lối chính
sách có khả năng khai thác để sản xuất hàng hóa hay cung ứng dịch vụ góp phần phát
triển kinh tế.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



1.1.2.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Những
nhân tố này ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo thuận lợi hay
khó khăn trong thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế mở, tăng cƣờng

mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập vào đời sống kinh tế - xã hội của khu vực
và thế giới, vị trí địa lý là nguồn lực góp phần định hƣớng có lợi nhất trong phân công
lao động quốc tế.
1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là đối tƣợng lao động của con
ngƣời và là nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho
phát triển kinh tế. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên bao gồm địa hình, khí
hậu, đất đai, nguồn nƣớc, khoáng sản, sinh vật Sức lao động càng cao thì các danh
mục tài nguyên càng đƣợc mở rộng. Đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, tài
nguyên thiên nhiên là điều kiện cần nhƣng chƣa đủ. Tài nguyên thiên nhiên thực sự
trở thành sức mạnh kinh tế khi đƣợc con ngƣời khai thác và sử dụng một cách hợp lí
và hiệu quả. Trên thế giới nhiều nƣớc có nhiều tài nguyên nhƣng vẫn chỉ là những
nƣớc nghèo, chậm phát triển nhƣ các nƣớc ở châu Phi, Mĩ La Tinh Nhƣng cũng có
nhiều nƣớc nghèo tài nguyên song vẫn là quốc gia hàng đầu về kinh tế nhƣ Nhật Bản,
Pháp, Anh
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia, là nhân tố
không thể thiếu đƣợc trong quá trình sản xuất, tạo ra của cải cho xã hội. Điều đó cho
thấy tài nguyên thiên nhiên thực sự là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội.
1.1.2.3. Dân cư và nguồn lao động
Dân cƣ và nguồn lao động có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội. Nguồn lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất nuôi sống nhân loại mà còn
sáng tạo ra công nghệ, thiết bị và sử dụng chúng vào quá trình sản xuất.
Mặt khác con ngƣời cũng chính là thị trƣờng tiêu thụ các sản phấm và các dịch
vụ xã hội. Dân số càng đông, mức sống và nhu cầu càng cao càng có tác dụng thúc
đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




Lực lƣợng lao động là một bộ phận của dân cƣ và là yếu tố quyết định đến việc
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Chất lƣợng và số lƣợng lao động cũng là
nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, nguồn lao động có chất
lƣợng, trình độ chuyên môn và kĩ thuật càng cao thì sự phát triển của nền kinh tế càng
nhanh và càng bền vững.
1.1.2.4. Vốn đầu tư và thị trường
Vốn đầu tư: là yếu tố đầu vào cần thiết cho một quá trình sản xuất. Để đảm bảo
cho quá trình phát triển ổn định nền kinh tế phải đầu tƣ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất
kĩ thuật, máy móc, trang thiết bị, công nghệ, mua các sáng chế, đào tạo nguồn lực và
các dịch vụ khác. Vì thế việc gia tăng nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích lũy nội bộ
của nền kinh tế. Nguồn vốn trong nƣớc có ý nghĩa quyết định chính trong phát triển
kinh tế, đặc biệt với các nƣớc đang phát triển và các nƣớc kém phát triển. Bên cạnh
nguồn vốn trong nƣớc, nguồn vốn từ nƣớc ngoài đƣợc sử dụng để đầu tƣ cho phát
triển, tạo điều kiện để khai thác hiệu quả tiềm năng của đất nƣớc, góp phần đẩy mạnh
phát triển kinh tế trong nƣớc.
Thị trường: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa ngƣời
bán và ngƣời mua, hay là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Thị trƣờng hoạt động
theo qui luật cung và cầu, là yếu tố đảm bảo khâu tiêu dùng, xuất nhập khẩu, giá cả
và tạo ra nhu cầu mới, giúp cho quá trình tái sản xuất diễn ra không ngừng, là yếu tố
hƣớng dẫn và điều tiết sản xuất cho các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Trong nền
kinh tế thị trƣờng luôn có sự thay đổi do thị hiếu ngƣời tiêu dùng, do đó biến đổi
nhiệm vụ sản xuất để thích ứng tiêu dùng đã thúc đẩy sự tăng trƣởng, phát triển của
nền kinh tế.
1.1.2.5. Khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ là hệ thống các tri thức về các hiện tƣợng, sự vật, quy
luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy, là tập hợp các phƣơng pháp, quy trình kĩ thuật, bí
quyết, công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ. Vì vậy, khoa học và công nghệ ngày càng có vai trò quyết định trong phát
triển kinh tế. Ứng dụng tiến bộ khoa học tạo điều kiện mở rộng khả năng phát hiện,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



khai thác và nâng cao hiệu quả đƣa vào sử dụng các nguồn lực. Công nghệ hiện đại
cho phép tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng cao, số lƣợng lớn và giá thành thấp, do
đó có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trƣờng, làm biến đổi cơ cấu kinh tế.
Máy móc, của cải vật chất làm ra ngày càng nhiều, qui mô sản xuất ngày càng
lớn đòi hỏi trình độ lao động có chất xám, phân công lao động trở nên sâu sắc hơn,
nền kinh tế chia thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực mới. Từ đó,
làm thay đổi cơ cấu, vị trí giữa các ngành, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế càng cao, làm
cho nền kinh tế chuyển dịch theo chiều sâu.
Hiện nay, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều áp dụng khoa học và công nghệ vào
khai thác và sử dụng tài nguyên, nên sử dụng đƣợc hợp lí, tiết kiện và tránh ô nhiếm
môi trƣờng. Đối với các nƣớc có nền kinh tế phát triển đã rất thành công khi dựa trên
cơ sở khoa học và công nghệ tiên tiến để phát triển nền kinh tế của mình. Những thành
công đó đã làm thay đổi lớn nền kinh tế của những nƣớc này và có xu hƣớng tăng dần
những ngành có giá trị kinh tế và hàm lƣợng khoa học và kĩ thuật cao. Các nƣớc đang
phát triển trên cơ sở tiếp thu, chuyển giao công nghệ để sử dụng hiệu quả nguồn lực
trong nƣớc, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế, góp phần thực hiện
thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc mình.
1.1.2.6. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở hạ
tầng đảm điều kiện vật chất thuận lợi nhất để các cơ sở sản xuất và dịch vụ hoạt động
có hiệu quả. Chỉ cần trục trặc một khâu trong hệ thống cơ sở hạ tầng thì lập tức sẽ gây
sự cố cho các hoạt động khác còn lại. Ngƣợc lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại,
đồng bộ sẽ tạo điều kiện rút ngắn chu kì sản xuất và lƣu thông, giảm bớt chi phí sản
xuất và góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Vì vậy cơ sở hạ tầng là là hệ thống
huyết mạch của nền kinh tế, có nhiệm vụ thực hiện những mối liên hệ giữa các bộ
phận và giữa các vùng của nền kinh tế. Ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc

sử dụng tốt nhất các tiềm năng của đất nƣớc, mở rộng quan hệ quốc tế. Nhƣ vậy, cơ
sở hạ tầng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị
kinh tế cũng nhƣ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của kết cấu hạ tầng
sẽ là một trong những điều kiện vật chất quan trọng cho sự phát triển kinh tế và phúc
lợi xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



1.1.2.7. Đường lối chính sách
Đƣờng lối chính sách là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
các nƣớc trên thế giới. Nếu có đƣờng lối chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ tạo cho sự
phát triển và ngƣợc lại sẽ là trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế. Bởi nó có khả
năng cân đối ngân sách, kìm chế lạm pháp, có tích lũy nội bộ kinh tế, từng bƣớc tăng
tỉ lệ đầu tƣ cho phát triển. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia và vào từng thời
điểm mà có đƣờng lối chính sách kinh tế - xã hội riêng.
Tăng trƣởng và phát triển kinh tế đòi hỏi phải có một thể chế chính trị xã hội ổn định.
Sự ổn định đó thể hiện bằng đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, phù hợp với
các quy luật khách quan, có khả năng thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc. Ngƣợc
lại sự khủng khoảng về chính trị tất yếu dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế.
Trong những năm gần đây với đƣờng lối chính sách đúng đắn, phù hợp. Nƣớc ta
đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy
nhanh quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và đƣa nƣớc ta cơ
bản trở thành một nƣớc công nghiệp vào năm 2020. Việc xây dựng và kiện toàn hệ
thống đƣờng lối chính sách tạo điều kiện thuận lợi, hạn chế các khó khăn, tạo môi
trƣờng kinh doanh, lựa chọn các nghề để huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của nội
lực và ngoại lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Bên cạnh còn mở rộng quan hệ ngoại
giao, hợp tác với các nƣớc trên thế giới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. [10]
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế
1.1.3.1. Các chỉ tiêu cấp quốc gia và tỉnh

- Tổng sản phẩm trong nƣớc (Gross Domestic Product - GDP): là tổng sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một
quốc gia, không phân biệt ngƣời trong nƣớc hay ngƣời nƣớc ngoài làm ra, ở một thời
điểm nhất định thƣờng là một năm.
GDP thƣờng đƣợc sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỉ lệ giữa
các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào
ngân sách. Chỉ tiêu này còn tính tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, nghiên cứu sự
thay đổi về khối lƣợng hàng hóa, dịch vụ sản xuất. Ngoài ra còn dùng để đánh giá
trình độ phát triển và mức sống của con ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



- Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI): là tổng sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đƣợc tạo ra của một quốc gia, ở một thời điểm nhất
định, thƣờng là một năm.
GNI = GDP + nguồn thu nhập từ nƣớc ngoài – nguồn thu nhập phải chuyển cho
nƣớc ngoài (thu nhập từ nƣớc ngoài do có vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài, nguồn thu nhập
do ngƣời lao động từ nƣớc ngoài gửi về; thu nhập phải chuyển cho nƣớc ngoài do vốn
đầu tƣ của họ vào trong nƣớc).
GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP tùy thuộc mối quan hệ kinh tế (đầu tƣ vốn, lao
động ) giữa một nƣớc với nhiều nƣớc khác. Những quốc gia có vốn đầu tƣ ra nƣớc
ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP. Ngƣợc lại, những nƣớc đang tiếp nhận đầu tƣ nhiều
hơn là đầu tƣ ra nƣớc ngoài sẽ có GDP lớn hon GNI.
- GNI và GDP bình quân đầu ngƣời: GNI/đầu ngƣời và GDP/đầu ngƣời đƣợc
tính bằng GNI và GDP chia cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định. Chỉ số
GNI/ngƣời và GDP/ngƣời phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và
đƣợc coi là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lƣợng cuộc sống. [1]
- Cơ cấu kinh tế: là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ
trọng tƣơng ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tƣơng đối ổn định hợp thành. Cơ

cấu kinh tế có vai trò quyết định tới sự phát triển và tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ
quyết định đến sự phát triển của xã hội. Để phân tích cơ cấu nền kinh tế, ngƣời ta chia
nền kinh tế thành các góc độ sau:
+ Góc độ ngành: đƣợc chia thành các nhóm ngành: nông- lâm- ngƣ nghiệp (khu
vực I); công nghiệp- xây dựng (khu vực II) và dịch vụ (khu vực III). Cơ cấu kinh tế
theo ngành phản ánh số lƣợng, vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành
nền kinh tế.
+ Góc độ lãnh thổ: cho thấy cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ, phản ánh khả
năng kết hợp, khai thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế - xã hội của các vùng phục vụ
cho mục đích phát triển nền kinh tế. Mỗi cấp lãnh thổ đều có cơ cấu kinh tế lãnh thổ
của nó. Nếu đƣợc tổ chức, các mối quan hệ giữa các cấp phân vị lãnh thổ sẽ tạo nên
mối quan hệ ngang rất chặt chẽ đảm bảo cho toàn bộ các hoạt động trong mỗi lãnh
thổ và giữa các lãnh thổ thống nhất, cân đối hài hòa để phát triển một cách nhịp
nhàng, có hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



+ Góc độ sở hữu: là tƣơng quan tỉ lệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào
các ngành, lĩnh vực hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Phản ánh khả năng khai
thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của một thành viên xã hội. Một nền kinh tế
thƣờng có nhiều hình thức sở hữu khác nhau, ở đó có loại hình kinh tế có ý nghĩa
quyết định đối với nền kinh tế và từ đó thể hiện rõ quan điểm, xu hƣớng phát triển
kinh tế. Trong điều kiện toàn cầu hóa việc phân định các loại hình kinh tế là rất quan
trọng, có tác dụng thúc đẩy, mở rộng sự phát triển kinh tế chung.
1.1.3.2. Các chỉ tiêu cho cấp huyện, thành phố
- Giá trị sản xuất: là kết quả hoạt động các ngành sản xuất tạo ra các sản phẩm
vật chất trong thời gian nhất định. GTSX theo ngành kinh tế bao gồm: giá trị sản xuất
nhóm ngành nông- lâm- thủy sản, công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. GTSX trong nội
bộ các ngành kinh tế và theo lãnh thổ.

- Tốc độ tăng trƣởng GTSX: thể hiện mặt định lƣợng tăng trƣởng kinh tế ở cấp
huyện, thành phố thƣờng đƣợc tính theo giá so sánh (1994) một năm cố định gọi là
năm mốc.
- Cơ cấu giá trị sản xuất: thể hiện qui mô và tỷ trọng các ngành, nội bộ từng
ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ trong nền kinh tế cấp huyện, thành phố.
- Năng suất lao động và mức tăng năng suất lao động: năng suất lao động đƣợc
đo bằng GTSX trên tổng số lao động làm việc theo từng nhóm ngành.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tổng quan về phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trung du miền núi phía Bắc là 1 trong 7 vùng kinh tế nƣớc ta có diện tích lãnh
thổ lớn nhất (101.437,8 km
2
), chiếm 30,6% diện tích cả nƣớc. Dân số 12.328,8 nghìn
ngƣời (năm 2010), chiếm 14,2 % dân số cà nƣớc.
Trung du miền núi phía Bắc gồm 15 tỉnh: 4 tỉnh thuộc Tây Bắc (Điện Biên, Lai
Châu, Sơn La, Hòa Bình) và 11 tỉnh thuộc Đông Bắc (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà
Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Son, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và
Quảng Ninh). Đây là vùng có vị trí đặc biệt: Phía Bắc giáp với các tỉnh phía Nam Trung
Quốc, giao lƣu thuận lợi bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt qua các cửa khẩu Lào Cai, Hữu
Nghị, Móng Cái Phía Tây giáp với thƣợng Lào, phía Đông là Biển Đông, phía Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



giáp với Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng, cùng với sự đầu tƣ mạng lƣới giao
thông vận tải sẽ tạo điều kiện thuận lợi giao lƣu với các vùng và phát triển kinh tế mở.
Trung du miền núi phía Bắc bao gồm miền Tây Bắc núi non hiểm trở, các dãy
núi hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, ở phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao trên 2.500m
so với mực nƣớc biển, là bức tƣờng chắn gió mùa đông bắc; phía tây là địa hình núi
trung binh của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt- Lào; ở giữa thấp hơn là các dãy

núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; xen giữa các dãy núi là các thung lũng
sông cùng hƣớng Tây Bắc - Đông Nam nhƣ sông Đà, sông Mã, sông Chu.
Vùng Đông Bắc với các núi thấp và đồi, các dãy núi hình cánh cung mở ra ở
phía Bắc và Đông Bắc, chụm lại ở Tam Đảo. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng thƣợng nguồn sông
Chảy, giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng,
ở trung tâm là các đồi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.
Đất feralit hình thành trên đá phiến, đá mẹ khác và đá vôi. Khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa, có một mùa đông lạnh, lại bị phân hóa sâu sắc do diều kiện địa hình. Vì vậy
miền núi trung du phía Bắc có thế mạnh phát triển cây công nghiệp cận nhiệt (chè),
rau quả ôn đới, các cây đặc sản (hồi, đỗ trọng, thảo quả), trồng rừng và dồng cỏ cho
chăn nuôi. Đất phù sa ở dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi nhƣ Than
Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh tạo cơ sở lƣơng thực cho vùng.
Đây là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nƣớc ta. Ở đây có những laoij
khoáng sản có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia nhƣ: than, sắt, thiếc, apatit, đồng,
chì, kẽm Chúng đƣợc coi là những tài nguyên quan trọng để phát triển công nghiệp
khai khoáng và nhiều ngành quan trọng khác.
Các sông suối của vùng có trữ lƣợng thủy năng lớn. Hệ thống sông Hồng chiếm 1/3
trữ lƣợng thủy năng của cả nƣớc. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang đƣợc khai thác.
Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng, đang phát triển năng động cùng với sự
phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Ở đây đang phát triển mạnh đánh bắt
hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Du lịch biển- đảo đang đóng góp
đáng kể vào cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, vùng còn có tiềm năng phát triển giao thông vận
tải đƣờng biển. [6] [9] [10]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



Trung du miền núi phía Bắc là vùng thƣa dân. Mật độ dân số toàn vùng là 122
ngƣời/km

2
, ở miền núi 50 - 100 ngƣời/ km
2
. Vì vậy có sự hạn chế về thị trƣờng tại
chỗ và về lao động nhất là lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít ngƣời,
đồng bào có kinh nghiệm sản xuất và trinh phục tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng lạc
hậu và nạn du canh, du cƣ còn ở một số tộc ngƣời.
Cơ sở vật chất của vùng đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, ở vùng núi cơ sở vật chất
còn nghèo, dễ bị xuống cấp. ở trung du cơ sở vật chất kĩ thuật đƣợc tập trung nhiều hơn.
Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tƣ
ƣu đãi nhằm phát triển kinh tế - xã hội của vùng nhƣ Chƣơng trình 135, 186, 120,
159, 134, đã giúp kinh tế vùng phát triển khá toàn diện. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế
bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt khoảng 8,5 – 9,0%. GDP của vùng tăng lên khá
nhanh, từ 67.554 tỷ đồng năm 2005 lên 180.481,4 tỷ đồng năm năm 2010. Tuy
nhiên, đóng góp của vùng cho nền kinh tế cả nƣớc còn thấp so với tiềm năng. Do
nền kinh tế tăng trƣởng khá, nên GDP bình quân đầu ngƣời của vùng đã tăng lên từ
5,7 triệu đồng năm 2005 lên 14,6 triệu đồng năm 2010, song mới chỉ bằng 64,0%
mức bình quân của cả nƣớc.
Bảng 1.1. GDP và GDP/ngƣời vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
giai đoạn 2000 – 2010 theo giá thực tế
Tiêu chí
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
GDP toàn vùng (tỉ đồng)
% so với cả nước
33.983
8,5
67.554,0
7,7

180.481,4
8,1
GDP/ngƣời (triệu đồng)
% so với cả nước
3,0
52,6
5,7
60
14,6
64
Nguồn: [7]
Trong cơ cấu kinh tế, tỉ trọng khu vực I vẫn cao chiếm 26,6%, còn khu vực phi
nông nghiệp chiếm 73,4%, trong đó dịch vụ là 36,0%. Cơ cấu kinh tế đang có sự
chuyển dịch theo chiều hƣớng tích cực: Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực
II và III. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm chƣa phát huy hết tiềm năng, lợi thế so
sánh của vùng, cơ cấu kinh tế chƣa hiện đại, kém chất lƣợng, các sản phẩm chủ yếu
trong vùng chƣa rõ nét.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



- Ngành nông – lâm - ngƣ nghiệp là lĩnh vực giữ vị trí quan trọng trong nền
kinh tế của vùng. Theo xu hƣớng chuyển dịch chung của nền kinh tế, ngành nông –
lâm – ngƣ nghiệp có xu hƣớng giảm tỉ trọng từ 41,5% năm 2000 xuống còn 26,6%
vào năm 2010, trong cơ cấu GDP của vùng, song vẫn giữ vai trò quan trọng. Diện
tích đất cho hoạt động của ngành này chiếm tới gần 70% diện tích tự nhiên của
vùng, sử dụng 70,8% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Hoạt động
kinh tế này đang dần chuyển từ nền sản xuất truyền thống mang tính tự cấp tự túc
sang sản xuất hàng hóa.
Giá trị sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp của vùng tăng tƣơng đối đều trong giai

đoạn 1995 – 2010. Năm 2010, giá trị sản xuất tăng gần 13,0 nghìn tỉ đồng so với năm
1995, tăng trƣởng trung bình đạt 6,1%/năm. Tuy diện tích lớn nhất cả nƣớc, hoạt
động nông – lâm – thủy sản chiếm tỉ trọng khá cao, nhƣng tỉ trọng trong nhóm ngành
này của vùng so với cả nƣớc chỉ dao động khoảng 9,5 – 10%.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp, nông nghiệp là hoạt
động kinh tế chủ đạo, luôn chiếm khoảng 80% và tƣơng đối ổn định. Lâm nghiệp ở vị
trí thứ hai nhƣng đang có xu hƣớng giảm, ngƣ nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất song có
xu hƣớng tăng lên từ 2,5% lân 5,4% giai đoạn 1995 – 2010. [7]
Nhờ điều kiện sinh thái phân hóa đa dạng, nên sản xuất nông nghiệp có tính đa
dạng về cơ cấu sản phẩm và tƣơng đối tập trung về quy mô. Một số sản phẩm có giá
trị trên thị trƣờng nhƣ: chè, hoa quả (vải thiều, mận, lê, mơ, cam ). Ngành lâm
nghiệp đã có những tiến bộ đáng kể nhờ triển khai tích cực các dự án trồng rừng, bảo
vệ, tu bổ và phòng chống cháy rừng. Nhiều mô hình nông - lâm nghiệp đêm lại hiểu
quả kinh tế sinh thái, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ngành ngƣ nghiệp đang tăng
mạnh và vững chắc. Nghề nuôi cá, tôm trên ao, hồ, đầm và vùng nƣớc mặn, nƣớc lợ
ven biển tỉnh Quảng Ninh bắt đầu đem lại hiểu quả kinh tế rõ rệt. Tuy nhiên sản xuất
nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thiếu qui hoạch, chƣa chủ động đƣợc thị
trƣờng. Hầu hết các địa phƣơng đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xóa
đói, giảm nghèo đi đôi với xây dựng nông thôn mới.
- Trong cơ cấu GDP của Trung du và miền núi Bắc Bộ, ngành công nghiệp –
xây dựng ngày càng tăng lên, song còn chiếm tỉ trọng khiêm tốn (37,4% năm 2010).

×