Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
VŨ THỊ LỤA
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC
CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG
Y TẾ ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
VŨ THỊ LỤA
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC
CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG
Y TẾ ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nông Khánh Bằng
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực chƣa hề đƣợc sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Vũ Thị Lụa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Tâm lý - Giáo dục, trƣờng Đại
học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên em đã hoàn thành chƣơng trình khoá học
Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục và hoàn thành luận văn “Quản lý hoạt
động giáo dục y đức cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Điện Biên”.
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban chủ nhiệm Khoa, Hội đồng Đào tạo, Hội đồng khoa học, các thầy
giáo, cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học
Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ và chỉ
bảo tận tình, quý báu của thầy giáo - Tiến sỹ Nông Khánh Bằng đã hết lòng
giúp đỡ em ngay từ ngày đầu hình thành ý tƣởng đến khi hoàn thiện luận văn.
Với tình cảm chân thành, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo
Trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên cùng các bạn đồng nghiệp và gia đình đã tận
tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành việc học tập, thu thập và xử lý
thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu của mình.
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, trong luận văn không tránh khỏi
thiếu sót, em rất mong tiếp tục nhận đƣợc sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của
các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Vũ Thị Lụa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
7. Phạm vi nghiên cứu 4
8. Cấu trúc luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y
ĐỨC CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ 5
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2. Những khái niệm cơ bản 9
1.2.1. Quản lý 9
1.2.2. Quản lý giáo dục (QLGD) 11
1.2.3. Khái niệm đạo đức 12
1.2.4. Y đức 14
1.3. Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho HS, SV trƣờng Cao đẳng Y tế 22
1.3.1. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục y đức 22
1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục y đức 23
1.3.3. Phƣơng pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức 25
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục y đức cho HS, SV
trƣờng Cao đẳng Y tế 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Kết luận chƣơng 1 30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC VÀ QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐIỆN BIÊN 31
2.1. Một vài nét về tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội tỉnh Điện Biên 31
2.2. Khái quát lịch sử phát triển trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên 32
2.2.1. Thành lập trƣờng, truyền thống của nhà trƣờng 32
2.2.2. Quy mô đào tạo, các ngành nghề đào tạo, môi trƣờng đào tạo 34
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục y đức cho học sinh, sinh viên trƣờng
Cao đẳng Y tế Điện Biên 38
2.3.1. Khái quát chung về hoạt động giáo dục y đức trong trƣờng Cao
đẳng Y tế Điện Biên 38
2.3.2. Thực trạng y đức của học sinh, sinh viên trƣờng Cao đẳng Y tế
Điện Biên 41
2.3.3. Thực trạng về nội dung giáo dục y đức cho học sinh, sinh viên 50
2.3.4. Thực trạng các biện pháp giáo dục y đức cho HS, SV trƣờng Cao
đẳng Y tế Điện Biên 52
2.3.5. Các hình thức giáo dục y đức cho học sinh, sinh viên 54
2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục y đức cho HS, SV trƣờng
Cao đẳng Y tế Điện Biên 56
2.4.1.Tổ chức bộ máy 56
2.4.2.Thực trạng về công tác lập kế hoạch 59
2.4.3.Thực trạng về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch 60
2.4.4. Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá 60
2.5. Nguyên nhân dẫn đến kết quả giáo dục y đức cho HS, SV
trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên 61
Kết luận chƣơng 2 62
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO
HỌC SINH, SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐIỆN BIÊN 63
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo 63
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi 63
3.1.3. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, sinh viên
trƣờng Y 64
3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ 64
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho học sinh, sinh
viên trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên 64
3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản
lý và giảng viên nhà trƣờng về vị trí và tầm quan trọng của hoạt
động giáo dục y đức cho học sinh, sinh viên 64
3.2.2. Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục y đức cho học sinh, sinh viên 69
3.2.3. Tăng cƣờng việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động
giáo dục y đức cho học sinh, sinh viên 72
3.2.4. Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và các lực
lƣợng xã hội trong việc giáo dục y đức cho học sinh, sinh viên 73
3.2.5. Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở thực tập trong việc rèn luyện tay
nghề và đạo đức nghề nghiệp cho HS, SV nhà trƣờng 75
3.2.6. Đổi mới và thực hiện đúng việc đánh giá kết quả rèn luyện của HS, SV 77
3.2.7. Xây dựng chế độ khen thƣởng và trách phạt hợp lý 79
3.2.8. Các biện pháp hỗ trợ 81
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp 83
3.4. Khảo nghiệm về nhận thức tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất 84
Kết luận chƣơng 3 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
1. Kết luận 87
2. Khuyến nghị 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý
CBYT : Cán bộ y tế
CĐ, ĐH : Cao đẳng, Đại học
CĐ : Cao đẳng
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CSSK : Chăm sóc sức khỏe
ĐT : Đào tạo
GDĐĐ : Giáo dục đạo đức
GDYĐ : Giáo dục y đức
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
HĐGD : Hội đồng giáo dục
HS,SV : Học sinh, sinh viên
NCKH : Nghiên cứu khoa học
QLGD : Quản lý giáo dục
TDTT : Thể dục thể thao
UBND : Ủy ban nhân dân
XH : Xã hội
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên 36
Bảng 2.1: Vai trò của các lực lƣợng giáo dục trong hoạt động giáo dục y
đức cho SV 39
Bảng 2.2: Nhận thức của sinh viên về tiêu chuẩn phẩm chất cần thiết của
ngƣời cán bộ y tế 42
Bảng 2.3: Động cơ thi vào trƣờng y của sinh viên 45
Bảng 2.4: Thái độ của sinh viên đối với nghề y 47
Bảng 2.5: Kết quả học tập, rèn luyện của HS, SV 49
Bảng 2.6: Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục y đức 51
Bảng 2.7: Thực trạng các biện pháp giáo dục y đức cho HS, SV 52
Bảng 2.8: Các hình thức giáo dục y đức cho HS, SV 55
Bảng 2.9: Công tác lập kế hoạch quản lý giáo dục y đức cho HS, SV 59
Bảng 2.10: Nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động giáo dục y đức
cho HS, SV 61
Bảng 3.1: Kết quả kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho HS, SV trƣờng
Cao đẳng Y tế Điện Biên 85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
"Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của người dân, là nền tảng để
xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người, vì vậy bất cứ quốc gia nào, thời
đại nào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ đang lớn lên cũng là trung tâm chú ý
của các nhà lãnh đạo và các thành viên trong xã hội" [45; tr.309].
Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII đã chỉ
rõ "Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đạo đức, trí dục, mỹ dục ở
tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng nhân cách,
khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành" [18; tr.33].
Nhiệm vụ của các trƣờng y là đào tạo ra những cán bộ y tế vừa có đức,
vừa có tài. Đạo đức trong y học chính là y đức. Y đức là đạo đức của ngƣời
hành nghề y tế, thể hiện qua các tiêu chuẩn nguyên tắc đạo đức đƣợc xã hội
thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của thầy thuốc đối với bệnh
nhân và cộng đồng. Một ngƣời thầy thuốc có y đức tốt trƣớc hết phải là ngƣời
có đạo đức tốt. Y đức xác định trách nhiệm, lƣơng tâm, danh dự và niềm hạnh
phúc của ngƣời thầy thuốc.
Thực vậy, nghề y là một nghề đặc biệt, bởi vì không có nghề nào lại đi
vào đời sống con ngƣời một cách sâu sắc, cấp thiết nhƣ nghề y, nó có quan hệ
thiết thực đến đời sống và tính mạng con ngƣời, đến hạnh phúc của từng gia
đình, tƣơng lai giống nòi, đến sức khoẻ và sự cƣờng thịnh của một dân tộc, của
toàn xã hội. Đối tƣợng phục vụ của thầy thuốc là bệnh nhân, đó không phải là
máy móc, công trình kiến trúc hay đƣờng xá mà là "người" một ngƣời cụ thể
đang ở tình trạng bệnh tật, đau đớn cả về thể xác cũng nhƣ về tinh thần, họ cần
sự quan tâm, cần đƣợc cứu chữa và giúp đỡ của thầy thuốc. Sức khoẻ, sự sống
của họ đƣợc giao phó cho thầy thuốc, vì vậy không thể tha thứ cho một sự cẩu
thả, sự bàng quang và chủ nghĩa hình thức ở ngƣời thầy thuốc.
Hơn nghìn năm trƣớc đây nhà đại danh y Việt Nam Hải Thƣợng Lãn Ông
Lê Hữu Trác, cây Đại thụ về nghề y, với tính mạng bệnh nhân nhƣ sau: " Sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
chết trong tay mình nắm, phúc hoạ trong tay mình giữ". Nhƣ vậy ngƣời thầy
thuốc có "quyền" thực sự, nếu họ không có đạo đức thì cái quyền của họ sẽ gây ra
bao nỗi đau khổ cho con ngƣời, cho nhân loại. Ngƣợc lai nếu họ có đạo đức thì
quyền lực này sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc chẳng những cho bệnh nhân, cho
gia đình họ mà cho toàn xã hội.
Chính vì vậy mà từ muôn đời nay đạo đức nghề y luôn đƣợc đề cao,
ngƣời làm công tác y tế phải không ngừng rèn luyên nâng cao y đức, để đáp
ứng nhiệm vụ cao cả của ngành và sự yêu mến, tín nhiệm của nhân dân và thực
hiện lời của Hồ Chủ Tịch đã dạy: "Lương y phải như từ mẫu".
Hiện nay, nƣớc ta đang đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc. Đảng, Nhà nƣớc ta chủ trƣơng xây dựng nền kinh tế
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
(XHCN). Dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc, chủ trƣơng trên đã phát huy đƣợc
tiềm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế của nƣớc ta ngày
càng phát triển.
Trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên (đƣợc nâng cấp thành trƣờng Cao đẳng
tháng 5/2005), tiền thân là trƣờng Trung học Y tế Điện Biện đƣợc thành lập
năm 1966. Qua 48 năm xây dựng và phát triển, nhà trƣờng đã thu đƣợc những
kết quả đáng trân trọng. Nằm trên địa bàn của một tỉnh miền núi, có đƣờng biên
giới với Lào, Trung Quốc, dân số phân bố không đồng đều, có nhiều dân tộc ít
ngƣời. Kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp. Vì vậy sự phát
triển kinh tế giữa các vùng miền cũng khác nhau. Cùng với sự phát triển của
đất nƣớc, phần lớn học sinh (HS), sinh viên (SV) trƣờng Cao đẳng Y tế Điện
Biên đều có ý thức học tập, rèn luyện vƣơn lên vì họ ý thức đƣợc vị trí quan
trọng của ngƣời cán bộ y tế. Tuy nhiên một bộ phận HS, SV cũng bị cuốn vào
dòng xoáy của nền kinh tế thị trƣờng. HS, SV của nhà trƣờng chủ yếu là ngƣời
Điện Biên, nhƣng phần đông các em đều ở xa gia đình và có nhiều em là con
em dân tộc ít ngƣời, vì vậy các em thiếu sự quản lý của gia đình. Mức sống của
HS, SV cũng chênh lệch nhau rất lớn, nhiều em có kinh tế gia đình khá giả, trái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
lại nhiều em có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Một số em đã sa vào các tệ nạn
xã hội và sa vào lối sống thực dụng, ích kỷ, mất niềm tin, không còn chí hƣớng
phấn đấu. Hơn nữa, đặc điểm của HS, SV trƣờng y là ngoài giờ học lý thuyết ở
trƣờng, hàng ngày các em đƣợc đi thực tập lâm sàng tại các bệnh viên. Chính
nơi đây, các em vừa đƣợc các thầy cô của mình, vừa đƣợc các y, bác sỹ ở bệnh
viện hƣớng dẫn thực hành. Nhƣng cũng chính nơi đây tình trạng sách nhiễu
bệnh nhân của một số y, bác sỹ đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến HS, SV.
Việc quản lý hoạt động giáo dục y đức cho HS, SV trong nhà trƣờng mặc
dù đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, song sự phối hợp giữa các lực lƣợng
giáo dục chƣa chặt chẽ, các hình thức giáo dục y đức chƣa phong phú, còn
mang tính hành chính hoá Vì những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu vấn đề:
"Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng
Y tế Điện Biên" làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động
giáo dục y đức cho HS, SV trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên, đề xuất các biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho ngƣời thầy thuốc tƣơng lai.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho HS, SV
trong trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho
HS, SV của trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay việc quản lý hoạt động giáo dục y đức cho HS, SV trƣờng Cao
đẳng Y tế Điện Biên đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều
hạn chế, vì vậy chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu đào tạo. Nếu nghiên cứu đề xuất
đƣợc những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức có cơ sở khoa học và
phù hợp với điều kiện thực tiễn, đồng thời tổ chức tốt việc thực hiện các biện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
pháp một cách đồng bộ sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục y đức cho
HS, SV nhà trƣờng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý hoạt động giáo dục y đức
cho HS, SV trƣờng y.
- Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo
dục y đức cho HS, SV trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho HS, SV
trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên
- Tổ chức khảo nhiệm các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức
cho HS, SV trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, phân loại
các tài liệu lý luận và các văn bản pháp lý có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phƣơng pháp quan sát, phƣơng
pháp trò chuyện, phỏng vấn, phƣơng pháp điều tra, phƣơng pháp chuyên gia.
6.3 Nhóm phương pháp bổ trợ: Sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho
HS, SV trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục y đức cho HS, SV
trƣờng Cao đẳng Y tế.
Chƣơng 2: Thực trạng về hoạt động giáo dục y đức và quản lý hoạt động
giáo dục y đức cho HS, SV trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên.
Chƣơng 3: Các biện quản lý hoạt động giáo dục y đức cho HS, SV
trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC
CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngành Y tế là ngành đƣợc vinh dự nhận nhiệm vụ vẻ vang nhƣng hết sức
nặng nề, đó là bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ (CSSK) nhân dân. Đối tƣợng chăm
sóc của họ là những con ngƣời cụ thể đang trong tình trạng ốm đau, bệnh tật. Họ
đang đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần; họ giao toàn bộ sinh mạng của họ cho
các y, bác sỹ. Vì vậy, ngƣời hành nghề Y cần phải có phẩm chất đạo đức đặc biệt
đó là y đức. Và không phải đến bây giờ vấn đề y đức mới đƣợc đề cập đến, mà
ngay từ thời cổ đại Hy Lạp "Y nghĩa vụ luận" đầu tiên đƣợc soạn thảo vào khoảng
500 năm trƣớc công nguyên, vào thời kỳ thịnh vƣợng nhất của nƣớc Hy Lạp cổ
đại, do Hyppocrate và trƣờng phái của ông đã phát triển những lời hứa trong lời
thề Asclepios. Lời thề Hyppocrate có đoạn trích "Tôi sẽ săn sóc miễn phí cho
người nghèo và không bao giờ đòi hỏi một thù lao quá đáng so với công việc làm.
Được mời đến tư gia, mắt tôi sẽ không chú ý đến mọi sự việc xảy ra, miệng tôi sẽ
giữ kín những bí mật đã tiết lộ. Tôi sẽ không lợi dụng địa vị của mình làm đồi bại
phong tục hoặc tán trợ tội ác. Một lòng tôn trọng và biết ơn thầy, tôi sẽ truyền bảo
cho con cháu các thầy những giáo huấn mà tôi đã được lãnh hội. Nếu tôi giữ chọn
lời thề, người đời sẽ quý mến. Nếu thất hứa, tôi sẽ mang mối ô danh và cam chịu
sự khinh bỉ của các bạn đồng nghiệp".
Tại đại hội của Liên Đoàn các thầy thuốc thế giới năm 1948 đã ra bản
tuyên ngôn (gọi là bản tuyên ngôn Geneve) gồm những điều căn bản sau đây:
"Tôi tự đảm nhận lấy trách nhiệm trọng thể là cống hiến cả cuộc đời
mình để phục vụ nhân loại. Tôi sẽ giữ lòng kính trọng và biết ơn các bậc thầy
dạy, tôi sẽ hành nghề với lương tâm và phẩm giá, sức khoẻ của bệnh nhân sẽ là
mối quan tâm đầu tiên của chúng tôi, tôi sẽ tôn trọng những điều bí mật mà nó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
được giao phó cho tôi, tôi sẽ bằng mọi cách trong khả năng của mình, bảo vệ
danh dự và truyền thống cao quý của nghề Y, những đồng nghiệp của tôi sẽ là
anh em của tôi, tôi sẽ không được phép tính đến vấn đến vấn đề tôn giáo, dân
tộc, chủng tộc, đảng phái chính trị, địa vị xã hội, xen vào giữa nhiệm vụ của tôi
và bệnh nhân của tôi. Bằng sự tôn trọng tối đa, tôi sẽ bảo vệ tính mệnh con
người từ hãy còn trứng nước, ngay cả dưới sự đe doạ, tôi cũng không dùng
kiến thức y học của mình trái ngược với luật lệ của lòng nhân đạo. Tôi thực
hiện những điều hứa hẹn ấy một cách trọng thể, tự do, và với danh dự của tôi".
Đây là "Y nghĩa vụ luận" thứ hai.
Thomas Sydenhan (thế kỷ XVII) cho rằng "Thầy thuốc là công bộc của
lòng từ thiện thiêng liêng". Đầu thế kỷ XIX những vấn đề về đạo đức y học đã
đƣợc nghiên cứu trong các bài giảng của các giáo sƣ lâm sàng hệ Y khoa
Trƣờng Đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va. Nhà nội khoa lâm sàng lớn nhất ở nửa
đầu thế kỷ XIX, M.Ia. Mucdrop giảng dạy rằng: "Thầy thuốc phải khiêm tốn và
thận trọng, đối với bệnh nhân phải thương yêu", ông đã nhiều lần nói rằng
"Trong nghệ thuật Y học không thể có những thầy thuốc làm xong công tác
khoa học".
Trong các giáo sƣ hệ Y khoa đã nêu ra vấn đề đạo đức y học, có E.O
Mukhin, ngƣời đƣợc bệnh nhân yêu quý nhất. Lời tựa của ông viết trong một
chƣơng cuốn khái niệm về giải phẫu học, để tặng SV, đã kết thúc bằng những lời
nổi tiếng sau đây: "Vì lợi ích, danh dự, vinh quang của tổ quốc, các bạn luôn
luôn là những tấm gương lớn nhất"
Ở Việt Nam ngay từ thế kỷ XIV, đại danh y Tuệ Tĩnh (1326 - 1399) (tên
thật là Nguyễn Bá Tĩnh) là tấm gƣơng sáng về y đức. Trong tác phẩm "Nam
dược quốc ngữ phú", ông đã viết lời tuyên ngôn đanh thép đầy tinh thần dân tộc
tự lực, tự cƣờng:
" Tôi tiên sư kính đạo tiên sư
Thuốc Việt Nam chữa người Nam Việt "
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Quan điểm dùng thuốc và cứu bệnh nhân của ông rất đặc biệt:
"Dùng thuốc như dùng binh, cứu bệnh như cứu hoả"
Và ông đã căn dặn:
"Cõi trời Nam gấm vóc
Nước sông Hồng chảy dài
Vườn hạnh phúc nghĩa dân
Gió mùa xuân áp rộng
Thương nhân dân chết chóc
Chọn hiền triết phương thang"
Đến thế kỷ XIX danh y Hải Thƣợng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác
(1720-1791) đã dạy ngƣời làm nghề Y trong cuốn Âm án và Dƣơng án, ông
nêu ra 8 đức tính của ngƣời hành nghề y "Nhân, Minh, Trí, Đức, Thành, Lượng,
Khiêm, Cần" và 8 điều tội lỗi mà ngƣời làm nghề Y phải tránh, đó là: "Lười,
Keo kiệt, Bủn xỉn, Tham, Lừa dối, Bất nhân, Hẹp hòi, Thất đức, Dốt".
Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm tới sức khoẻ của đồng bào, ngay từ
những ngày đầu Cách mạng tháng Tám thành công Ngƣời luôn căn dặn: "Mỗi
người dân khoẻ thì cả nước khoẻ" và "Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là
bổn phận của mỗi người dân yêu nước"
Trong thƣ gửi cán bộ y tế ngày 27/02/1955 Bác Hồ đã dạy: "Thương yêu
người bệnh - Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú việc
chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ
vang. Vì vậy cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh, em ruột
thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn", Ngƣời nhấn mạnh "Lương
y phải như từ mẫu".
GS. Đỗ Nguyên Phƣơng nguyên Bộ Trƣởng Bộ Y tế đã ra chỉ thị số
09/2001/CT-BYT về tăng cƣờng y đức, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ và
chất lƣợng chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Trong cuốn "Phát triển sự
nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" và trong Tạp chí y học thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
hành tháng 3 năm 2000, ông cũng đã đề cập đến vấn đề rèn luyện đạo đức của
ngƣời CBYT trong thời kỳ nền kinh tế thị trƣờng.
Trong bài viết về thi đua thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh
"Lương y phải như từ mẫu", Lê Ngọc Trọng, thứ trƣởng Bộ Y tế đã nêu ra
những tấm gƣơng, những thầy thuốc đã hết lòng phục vụ sự nghiệp CSSK nhân
dân, đồng thời trong bài viết cũng nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao y đức
trong giai đoạn hiện nay bằng quyết định số 4031/2001/QĐ/-BYT về việc ban
hành "Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám, chữa bệnh".
Gần đây nhất, cả nƣớc ta đã và đang dấy lên phong trào học tập và làm
theo tấm gƣơng của liệt sĩ bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm, ngƣời chiến sỹ áo trắng đã
hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để chăm sóc các chiến sĩ trong cuộc đấu
tranh vĩ của dân tộc ta.
Nói tóm lại, từ cổ chí kim hầu hết những ngƣời hành nghề y đều hết lòng
phục vụ ngƣời bệnh, họ luôn thể hiện tấm lòng y đức cao cả, thƣơng ngƣời nhƣ
thể thƣơng thân, ngƣời khác đau đớn cũng nhƣ mình đau đớn. Họ luôn tận tuỵ
với công việc mà họ đã lựa chọn, đó là việc đƣợc CSSK mọi ngƣời bằng tài
năng của mình công với những kiến thức học đƣợc của thầy, của bạn và cả ở
trƣờng đời nữa. Họ luôn mong muốn đƣợc cống hiến hết mình để chăm sóc cho
ngƣời bệnh và truyền những kiến thức y học quý báu cho những thế hệ kế tiếp.
Trong những năm gần đây, các vấn đề quản lý trƣờng học và quản lý
những nhiệm vụ cụ thể của trƣờng học đã đƣợc quan tâm xem xét trong nhiều
đề tài, luận án, luận văn, các đề án phát triển giáo dục. Trong đó có vấn đề quản
lý giáo dục đạo đức (QLGDĐĐ), y đức trong nhà trƣờng cũng đƣợc đề cập,
tuy chƣa nhiều và chƣa thƣờng xuyên, ví dụ:
- “Những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh phổ thông
trung học của người hiệu trưởng” của Dƣơng Thị Trúc Bạch, năm 2002.
- “Một số biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ ở trường THPT An Lão,
Hải Phòng”. Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Tiến Dũng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
- “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa
nhà trương, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2 - Tỉnh Bắc Giang”.
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Văn Tân, Đại học sƣ phạm, Đại học Thái
Nguyên, năm 2010.
- “Một số biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Tây Hồ - Hà Nội”. Luận văn
thạc sĩ của Phạm Minh Tâm, ĐHSP Hà Nội, 2007.
- “Biện pháp quản lý công tác giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao
đẳng Y tế Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Thị Ái Liên, học viện quản lý giáo dục, ĐHSP Hà Nội, năm 2008.
Các công trình này đã đề cập đến một số vấn đề lí luận về giáo dục đạo đức,
y đức, quản lý giáo dục, quản lý trƣờng học, quản lý giáo dục đạo đức và đề xuất
một số biện pháp phù hợp để quản lý giáo dục đạo đức, y đức ở một số địa bàn cụ
thể. Tại tỉnh Điện Biên và trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên chƣa có công trình nào
nghiên cứu về vấn đề này.
1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là một hoạt động rất phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh
tế và đời sống xã hội loài ngƣời. Khi một nhóm hay một tổ chức cộng đồng
ngƣời cùng làm việc với nhau để đạt đƣợc mục tiêu chung nào đó thì cần đến
sự quản lý để điều khiển và điều hoà mọi hoạt động của từng thành viên, hƣớng
những hoạt động chuyên biệt riêng vào hoạt động chung và đạt đến mục đích
chung nhất đã đƣợc xác định trƣớc. Nhƣ vậy, ở bất cứ đâu, trong bất kỳ lĩnh
vực nào mà có sự hợp tác của nhiều ngƣời thì ở đó cần có quản lý, bởi vì mọi
hoạt động chung của nhiều ngƣời, nhiều thành tố tham gia đòi hỏi phải có sự
liên kết, phối hợp với nhau dù dƣới bất kỳ hình thức nào. Ăng Ghen khẳng
định: "Quản lý là tất yếu khi nhiều ngƣời cùng hoạt động chung với nhau, khi
có sự hợp tác của một số ngƣời, khi có sự phối hợp của nhiều ngƣời".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý. Dƣới đây là một số khái niệm
chủ yếu:
- Theo cách tiếp cận hệ thống: quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý
đến khách thể quản lý nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con ngƣời trong
quá trình sản xuất xã hội để đạt đƣợc mục đích đã định.
Các nhà lí luận quản lý Quốc tế nhƣ: Frederich William Taylor (1856 -
1915), Mỹ; Henry Fayol (1841 - 1925), Pháp; Max Weber (1864 - 1920), Đức
đều khẳng định: Quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự
phát triển XH.
- Theo tác giả Trần Quốc Thành: Quản lý là sự tác động có ý thức của
chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hƣớng dẫn các quá trình xã hội, hành vi
và hoạt động của con ngƣời nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý,
phù hợp với quy luật khách quan [39; tr.1].
- Theo quan điểm quản lý hiện đại: Quản lý là cách tổ chức phối hợp
thực hiện 4 chức năng cơ bản: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Bốn chức
năng này liên quan mật thiết với nhau tạo thành chu trình quản lý.
Các khái niệm quản lý tuy khác nhau, song chúng có chung những dấu
hiệu chủ yếu sau đây:
+ Hoạt động quản lý đƣợc tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm XH.
+ Hoạt động quản lý là những tác động có tính hƣớng đích.
+ Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân
nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể đƣa ra một khái niệm chung nhất cho quản lý:
quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của
tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.
QL là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn: Khoa học tự nhiên,
Khoa học XH và nhân văn. Đồng thời nó còn là nghệ thuật thu phục nhân tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Có nhiều quan điểm khác nhau về chức năng quản lý, theo chúng tôi,
quản lý có bốn chức năng cơ bản sau:
- Chức năng kế hoạch hoá: Là quá trình xác định các mục tiêu và lựa
chọn các phƣơng thức đề đạt đƣợc các mục tiêu đó, xác định và đảm bảo về
nhân lực và các nguồn lực khác, lập chƣơng trình hoạt động để đạt đƣợc mục
tiêu đã đề ra. Kế hoạch hoá là khâu đầu tiên của chu trình quản lý.
- Chức năng tổ chức: Bao gồm thiết lập bộ máy thống nhất từ trên xuống
dƣới, xây dựng mối quan hệ giữa các bộ phận, các cá nhân. Tổ chức công việc,
điều hành nguồn nhân lực và các nguồn lực khác cùng hoạt động trong bộ máy.
- Chức năng chỉ đạo: Là dùng mệnh lệnh, chỉ thị hoặc sử dụng năng lực
quản lý để cùng tham gia hoạt động theo đúng kế hoạch đã đề ra nhằm đạt tới
mục tiêu đã định. Động viên khuyến khích mọi thành viên hoạt động tốt đồng
thời uốn nắn, điều chỉnh những thiếu sót, lệch lạc của các cá nhân.
- Chức năng kiểm tra: Bao gồm đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kế
hoạch. Khi thực hiện chức năng kiểm tra cần chú ý nguyên tắc định chuẩn,
lƣợng hoá và thu thập xử lý thông tin. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phải
dựa trên cơ sở phân công, phân nhiệm từng tổ chức, cá nhân trong bộ máy, thu
thập thông tin từ các báo cáo, kiểm tra thực tế hoạt động của cá nhân, tổ chức
trong bộ máy.
Tóm lại: Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, quản lý phải tuân
thủ những nguyên tắc, phƣơng pháp nhất định. Nhà quản lý phải xác định
những yếu tố tác động đến quản lý để thực hiện quá trình quản lý một cách hiệu
quả nhất.
1.2.2. Quản lý giáo dục (QLGD)
Theo tác giả Hoàng Minh Thao: "QLGD là hệ thống những tác động có ý
thức, hợp quy luật của chủ thế quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu
của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong
hệ thống giáo dục, đảm bảo sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số
lượng cũng như chất lượng" [40; tr.6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Theo tác giả Trần Kiểm, nếu chia QLGD theo 2 cấp độ: vĩ mô và vi mô
thì có thể đƣợc hiểu nhƣ sau:
Đối với cấp vĩ mô:
- "QLGD là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ
chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát một cách có hiệu quả các nguồn lực
(nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội" [25; tr.36-37].
Đối với cấp vi mô:
-“QLGD thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình
giáo dục (đƣợc tiến hành bởi tập thể GV và HS, với sự hỗ trợ đắc lực của các
lực lƣợng XH) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục
tiêu đào tạo của nhà trƣờng” [25; tr.37-37].
Nhƣ vậy, có thể hiểu QLGD là quá trình chủ thể quản lý vận dụng các
chức năng quản lý tác động đến khách thể quản lý nhằm đạt đến mục tiêu giáo
dục của hệ thống giáo dục; nói cách khác là sự tác động có ý thức của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý nhằm đƣa hoạt động sƣ phạm của hệ thống giáo
dục đạt đƣợc kết quả cao nhất của mục tiêu giáo dục đã đề ra.
1.2.3. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hiện tƣợng XH phức tạp, ở các góc độ khác nhau, khái
niệm đạo đức có sự khác nhau.
- Theo đạo đức học; “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao
gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn
mực xã hội” [24; tr.12].
- Theo Giáo dục học: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là hệ
thống các quan niệm về cái thiện và cái ác trong các mối quan hệ của con ngƣời
với con ngƣời [46; tr.170-172].
- Theo Xã hội học: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đƣợc phản
ánh dƣới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, quy tắc điều chỉnh (hoặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
chi phối) hành vi của con ngƣời trong các mối quan hệ giữa con ngƣời với tự
nhiên, xã hội, lao động con ngƣời với chính bản thân mình” [23; tr.73].
- Theo Tâm lý học: “Đạo đức chính là những phẩm chất nhân cách, phản
ánh y thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các
mối quan hệ giữa con ngƣời - tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với ngƣời
khác và với chính bản thân mình” [23; tr.73].
- Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của con ngƣời là quá trình
tác động qua lại giữa XH và cá nhân để chuyển hóa những nguyên tắc, yêu cầu,
chuẩn mực, giá trị đạo đức - XH thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm
cho cá nhân đó trƣởng thành về mặt đạo đức, công dân và đáp ứng về mặt yêu
cầu XH.
- Bàn về đạo đức không thể không nói đến quan niệm đạo đức của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Ngƣời cho rằng: đạo đức là Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm.
Đó là đạo đức cách mạng, đạo đức mới, đạo đức vì lợi ích chung của Đảng, của
dân tộc, của lòng ngƣời. Về Giáo dục đạo đức cách mạng, Ngƣời dạy: đạo đức
cách mạng là chí công vô tƣ; là cố gắng học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn
dùng phê bình và tự phê bình để nâng cao tƣ tƣởng và cải tiến công tác của
mình và đồng chí mình tiến bộ; là quyết tâm quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Theo
Ngƣời, đạo đức là sự thống nhất giữa tƣ tƣởng và phong cách sống. Lời nói đi
đôi với việc làm. Và Ngƣời chính là biểu tƣợng sáng ngời, sống động của nhà
tƣ tƣởng lớn về đạo đức và thực hành đạo đức trong cuộc đời mà Đảng ta đang
thực hiện cuộc vận động lớn trong toàn dân “Học tập và làm theo tấm gƣơng
đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Từ những định nghĩa về đạo đức nêu trên, có thể khái quát về đạo đức
nhƣ sau: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,
quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con
ngƣời trong quan hệ với nhau và quan hệ với XH, chúng đƣợc thực hiện bởi
niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dƣ luận XH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Nhƣ vậy, bản chất đạo đức là những nguyên tắc chuẩn mực trong quan hệ
XH, đƣợc hình thành và phát triển trong cuộc sống, đƣợc XH thừa nhận và tự giác
thực hiện.
1.2.4. Y đức
1.2.4.1 Khái niệm y đức
Theo tiếng Hy Lạp y đức là một học thuyết về trách nhiệm (“Deon”
nghĩa là trách nhiệm và “Logos” nghĩa là học thuyết). Theo cách giải thích hiện
đại của Y học Liên Xô cũ thì y đức học là học thuyết về các nguyên tắc ứng xử
của nhân viên y tế nhằm đạt đƣợc mục đích tối đa cho ngƣời bệnh.
Ngành Y tế chia đạo đức thành 2 phần y đức và y đạo:
+ Y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc của đời sống XH, điều chỉnh hành
vi xử sự và quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân cũng nhƣ với đồng nghiệp
khác. Nói cách khác y đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc đƣợc XH thừa nhận
và lƣơng tâm nghề nghiệp của ngƣời thầy thuốc.
+ Y đạo là những quy định bằng văn bản có tính chất pháp lý bắt buộc cả
thầy thuốc và bệnh nhân phải tuân theo.
Theo tác giả Đỗ Nguyên Phƣơng “Y đức là những chuẩn mực quy tắc
của đời sống XH, điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của thầy thuốc với bệnh
nhân cũng nhƣ đối với đồng nghiệp, nó xác định bổn phận, lƣơng tâm, danh dự
và hạnh phúc của ngƣời thầy thuốc”.
Tóm lại, y đức là đạo đức của ngƣời hành nghề y tế, thể hiện qua các tiêu
chuẩn, nguyên tắc đạo đức đƣợc XH thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, cách
ứng xử của thầy thuốc đối với bệnh nhân và cộng đồng. Y đức xác định trách
nhiệm, lƣơng tâm, danh dự và niềm hạnh phúc của ngƣời thầy thuốc.
Y đức hay còn gọi là đạo đức y học là cách xử thế hay các hành vi của
ngƣời thầy thuốc trong khi hành nghề hàng ngày, nghĩa là trong khi tiếp xúc
với ngƣời bệnh, chữa bệnh, chăm sóc họ và qua họ chăm sóc sức khỏe của gia
đình họ, cho cộng đồng XH trong đó có họ sinh sống hàng ngày, tùy theo vị trí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
của ngƣời thầy thuốc làm công tác y tế trong trong một cơ quan Nhà nƣớc, ở
trạm y tế cơ sở hay thầy thuốc làm tƣ, ngƣời thầy thuốc gia đình.
1.2.4.2. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục y đức
Từ khái niệm quản lý và QLGD, chúng ta có thể hiểu quản lý hoạt động
giáo dục y đức là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản
lý nhằm đƣa hoạt động giáo dục y đức đạt kết quả mong muốn một cách hiệu
quả nhất.
Quản lý hoạt động giáo dục y đức là phải hƣớng tới việc làm cho mọi lực
lƣợng giáo dục nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt đông giáo dục y
đức, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục y đức. Quản lý hoạt động giáo
dục y đức là quản lý cả mục tiêu, nội dung, hình thức phƣơng pháp giáo dục y
đức, huy động đồng bộ lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng thực hiện
tốt nhiệm vụ giáo dục y đức, phát huy năng lực tự giáo dục của sinh viên.
Quản lý hoạt động giáo dục y đức là quá trình tác động có định hƣớng
của chủ thể quản lý tới các thành tố tham gia vào hoạt động giáo dục y đức
nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục y đức.
1.2.4.3. Các phẩm chất của người cán bộ y tế
Ở Việt Nam, các bậc danh y nhƣ Nguyễn Bá Tĩnh hiệu Tuệ Tĩnh (1326-
1399) và Lê Hữu Trác hiệu Hải Thƣợng Lãn Ông (1720-1791) nêu cao tấm
gƣơng y đức, cả cuộc đời rèn luyện và phục vụ. Cụ luôn nhắc nhở mình: “Tiến
Đức, Tu Nghiệp”. Tiến đức là mỗi ngày phải rèn luyện cho toàn diện, toàn mỹ
về đạo đức của ngƣời hành nghề y. Tu nghiệp là hàng ngày phải chăm chỉ học
tập cho y thuật ngày càng giỏi. Trong cuốn Y huấn cách ngôn, Hải Thƣợng Lãn
Ông có 9 điều dạy, có những điều sau:
“Phàm người mời đi thăm bệnh, nên tùy theo bệnh cần kíp hay không,
mà sắp đặt đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà nơi
đến trước, chỗ đến sau, hoặc bốc thuốc lại phân biệt yếu kém. Khi trong mình
có chỗ không thành thật, thì khó mong thu được kết quả”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
“Phàm thầy thuốc nên nghĩ đến việc giúp đỡ người, không nên tự ý cầu
vui, như mang rượu lên núi, chơi bời, ngắm cảnh, vắng nhà chốc lát, nhớ khi
có bệnh cấp cứu, làm cho người ta sốt ruột mong chờ nguy hại đến tính mạng
con người. Vậy cần phải biết nhiệm vụ mình là quan trọng như thế nào”.
Hải Thƣợng Lãn Ông tha thiết với lòng mong mỏi đào tạo lớp lƣơng y kế
tiếp có đạo đức và lành nghề. Trong cuốn Y âm án ông đã nêu lên tám đức tính
của ngƣời lƣơng y và tám điều tội lỗi mà ngƣời hành nghề y dƣợc phải tránh
nhƣ sau:
* Tám đức tính: Nhân, minh, trí, đức, thành, lƣợng, khiêm, cần.
1. Nhân là nhân từ bác ái, rộng lƣợng với mọi ngƣời và quan tâm đến
ngƣời khác, không cá nhân ích kỷ.
2. Minh là phải thông hiểu sâu rộng, sáng suốt minh bạch, không nhầm lẫn.
3. Trí là phải khôn khéo, nhạy bén, để tâm lo nghĩ về việc làm, không cẩu
thả, tùy tiện.
4. Đức là phải có đạo đức nhân hậu, cốt làm điều lành để đức về sau,
chống điều ác.
5. Thành là thành thật ngay thẳng, trung thực vô tƣ, không dối trá thiên lệch.
6. Lƣợng là phải có độ lƣợng hòa nhã và đúng mức vừa phải.
7. Khiêm là phải khiêm tốn học hỏi và phải thực sự cầu thị không tự phụ,
chủ quan.
8. Cần là phải chuyên cần nhẫn nại và cần cù, chịu khó.
* Tám điều tội lỗi:
1. Tội lừa là chẩn đoán qua loa, hay ngại vất vả không chịu đến khám
bệnh cho cẩn thận, mà vội cho thuốc kê đơn cho xong chuyện.
2. Tội keo kiệt, bủn xỉn là sợ bệnh nhân không có tiền trả cho mình đủ
vốn mà không cho thứ thuốc tốt cần thiết.
3. Tội tham là trƣờng hợp thấy bệnh nhân chết đã rõ, mà không bảo thật
với nhà bệnh, lại nói lờ mờ để kiếm tiền.