Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam phong tạp chí (1917 đến 1934)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.59 KB, 111 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






TRẦN THỊ HẰNG





NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ (1917 – 1934)




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC







Thái Nguyên – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




TRẦN THỊ HẰNG



NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ (1917 – 1934)


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Cao Thị Hảo





Thái Nguyên – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa sau đại học, khoa ngữ
văn trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã
tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp cao học
K20 – Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi có điều kiện học tập và
nghiên cứu khoa học.
Xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới TS. Cao Thị Hảo – người thầy rất
nghiêm khắc, tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức
quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình thầy cô và bạn bè đã luôn
động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 04 năm 2014
Tác giả luận văn


Trần Thị Hằng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CAM ĐOAN



“Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện
ngắn trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)”
riêng tôi, n
.
n “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện
ngắn trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)” đã được chỉnh sửa theo ý kiến
của hội đồng.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn.



Trần Thị Hằng




Xác nhận Xác nhận
của khoa chuyên môn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học




TS. Cao Thị Hảo


.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 8
CHƢƠNG 1: THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX 8
1.1 Truyện ngắn và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn 8
1.1.1 Truyện ngắn 8
1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn 13
1.2. Sự xuất hiện của Nam Phong tạp chí và truyện ngắn trên Nam
Phong tạp chí 17
1.2.1. Bối cảnh lịch sử 17
1.2.2. Đóng góp chung của Nam Phong tạp chí. 21
1.2.3. Truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí 24
1.2.4. Những đóng góp của truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí. 28
CHƢƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ NGHỆ
THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ 35
2.1. Lời trần thuật 35
2.1.1. Khái niệm lời trần thuật 35
2.1.2. Ngôn ngữ người kể chuyện bước đầu được cụ thể hóa 36
2.1.3. Ngôn ngữ miêu tả đi sâu vào trạng thái cảm xúc của con người 43
2.2. Lời đối thoại ngắn gọn, sinh động 48
2.3. Lời độc thoại nội tâm. 59
i


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ NGỮ, CÂU VĂN TRONG TRUYỆN NGẮN
TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ 71
3.1 Ngôn ngữ ảnh hưởng văn học truyền thống 71
3.1.1 Hệ thống từ Hán Việt 72
3.1.2. Lối diễn đạt ảnh hưởng văn biền ngẫu 77
3.2. Ngôn ngữ ảnh hưởng từ văn học phương Tây 80
3.2.1. Những từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp 81
3.2.2. Sử dụng câu văn ngắn gọn, súc tích 86
3.2.3. Sử dụng nhiều từ ngữ đời thường mang tính khẩu ngữ 90
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trước những biến động của xã hội vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX, văn học Việt Nam chuyển mình từ văn học trung đại sang văn học
hiện đại, chính quá trình hiện đại hoá này đã đem lại cho văn học một diện
mạo mới cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các trào lưu văn học mang tư
tưởng, chủ đề mới, đáng chú ý nhất là sự thay đổi của hệ thống thể loại. Trong
quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam đã xảy ra hiện tượng phá vỡ hệ
thống thể loại cũ. Những thể loại vùng ngoại biên dần đi vào trung tâm, đồng
thời xuất hiện những thể loại mới du nhập từ phương Tây. Sự cách tân nền
văn học được thể hiện rõ nhất qua sự phát triển và chiếm ưu thế của các thể
loại văn xuôi cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của các thể loại đó.
Thể loại truyện ngắn xuất hiện khá sớm trong lịch sử văn học và nhanh

chóng khẳng định được vai trò của mình trong tiến trình phát triển văn học.
Ngay từ thời kỳ trung đại chúng ta đã thấy xuất hiện một số truyện như Việt
điện u linh bao gồm các truyện về thần thánh và các nhân vật lịch sử. Đến thế
kỷ XV Lĩnh Nam chích quái đã mở rộng phạm vi tới các truyện sinh hoạt
trong dân gian, thế kỷ XVI có Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã thể hiện
sự tiến bộ vượt bậc trong việc sử dụng hình thức văn xuôi. Sang thế kỷ XVIII
có Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ đã ghi chép các giai thoại lịch sử của
các nhân vật trong xã hội…Toàn bộ những tác phẩm kể trên đều là những tác
phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán. Qua thời gian nội dung các truyện đã đi từ
những câu chuyện thần thoại đến những truyện trong đời sống hằng ngày.
Tính sáng tạo nghệ thuật cũng được nâng cao dần, màu sắc văn chương phong
phú hơn. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XX, truyện ngắn mới trở thành một
thể loại đặc biệt không thể vắng bóng của văn học Việt Nam. Trong mỗi tác
phẩm, các tác giả không chỉ phản ánh số phận, tính cách của các nhân vật tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

biểu cho một lớp người trong xã hội lúc đó mà qua đó còn bộc lộ được thái độ
của tác giả trước những hiện tượng của đời sống xã hội.
1.2. Ngôn ngữ là một phương tiện vô cùng quan trọng trong sáng tác văn
học. Nó là hình thức duy nhất để khẳng định sự có mặt và tồn tại của tác
phẩm. Thông qua ngôn ngữ nhà văn có thể bộc lộ được cách suy nghĩ và tài
năng sáng tạo của mình. Nhà văn là người tổ chức ngôn từ tạo nên hình tượng
nghệ thuật, chỉnh thể cho tác phẩm.Trong truyện ngắn, ngôn ngữ trở thành
một đối tượng đặc biệt được quan tâm nghiên cứu bởi những đặc trưng thể
loại của nó. Truyện ngắn với dung lượng ngôn từ không lớn nhưng chúng
phản ánh được một lát cắt của cuộc sống thể hiện bản chất hiện thực của xã
hội và con người. Đi vào nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn
trên Nam Phong tạp chí chúng ta mới thấy rõ được dấu ấn ngôn ngữ giai đoạn
giao thời, và có một cái nhìn cụ thể hơn về quá trình hiện đại hoá văn học.

Đồng thời chúng ta sẽ thấy được những nét riêng biệt của ngôn ngữ truyện
ngắn với ngôn ngữ của các thể loại văn học khác.
1.3. Khi nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn giao
thời không thể không nghiên cứu Nam Phong tạp chí. Mặc dù đã có thời kì nó
bị coi là tờ báo “nô dịch” mang tính chất “xu phụ”, “nịnh Tây” nhưng trong
một chừng mực khách quan thì các tờ báo khác nói chung và Nam Phong tạp
chí nói riêng đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của văn học
dân tộc. Đây là chặng đường đầu tiên của văn học hiện đại góp phần tạo đà
cho các giai đoạn sau của văn học Việt Nam phát triển và nở rộ.
Với hi vọng đem lại cái nhìn khái quát về ngôn ngữ truyện ngắn trên
Nam Phong tạp chí cũng như đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn giai đoạn giao
thời, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn
trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)” để nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam báo chí có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển
của văn học hiện đại. Ngay từ khi mới ra đời báo chí đã là nơi mở đầu và nuôi
dưỡng nhiều thể loại, nhiều khuynh hướng mới, nhất là những khuynh hướng
chịu ảnh hưởng của phương Tây, đặc biệt là thể loại truyện ngắn. Nam Phong
tạp chí là một tờ tạp chí có công lớn trong việc giới thiệu truyện ngắn bằng
chữ quốc ngữ. Những truyện ngắn được coi là dấu mốc đầu tiên của truyện
ngắn Việt Nam hiện đại cũng được giới thiệu trên tờ tạp chí này. Trước đây
do nhiều lí do mà phần văn chương trên Nam Phong tạp chí nói chung, truyện
ngắn trên Nam Phong nói riêng chưa được đánh giá đúng mức. Riêng về
truyện ngắn, các nhà nghiên cứu chỉ chủ yếu quan tâm đến Nguyễn Bá Học và
Phạm Duy Tốn, hai tác giả tiêu biểu của thể loại truyện ngắn Việt Nam thời kì
đầu. Nhưng hơn mười truyện ngắn của hai ông chưa phải là toàn bộ truyện
ngắn trên Nam Phong. Với gần ba mươi tác giả và hơn sáu mươi truyện ngắn

thì truyện ngắn Nam Phong hiện diện như một mảng của văn xuôi hiện đại.
Việc tìm hiểu một cách đầy đủ toàn diện về truyện ngắn Nam Phong nói
chung và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Phong tạp chí nói riêng
là một việc làm rất cần thiết.
2.1 Giai đoạn trƣớc năm 1945
Nghiên cứu về truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí sớm nhất phải kể
đến công trình Việt Nam văn học sử yếu (năm 1941) của Dương Quảng
Hàm. Tác giả đã dành khá nhiều trang viết về Nam Phong với có những
nhận xét sắc sảo về sự chuyển biến của hệ thống thể loại từ trung đại sang
hiện đại, đồng thời những nhận xét đó góp phần dự báo về một nền văn xuôi
mới – văn xuôi quốc ngữ.
Năm 1942 trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nói đến một
cách sơ lược về các sáng tác văn học bằng chữ quốc ngữ giai đoạn giao thời
trong đó có nói tới nhóm tác giả trên Nam Phong tạp chí như Phạm Duy Tốn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Nguyễn Bá Học…Tuy nhiên, đây mới chỉ là một công trình nghiên cứu khái
quát, có đề cập đến cách sử dụng ngôn ngữ của các tác giả trên nhưng chưa
làm rõ được một số vấn đề cơ bản về ngôn ngữ trong truyện ngắn trên Nam
Phong tạp chí.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về Nam Phong tạp chí không thể không kể đến
các bộ sách như: Việt Nam văn học sử trích yếu của Nghiêm Toản, Lược sử
văn học Việt Nam của Thế Phong, các bộ Lược thảo lịch sử văn học Việt
Nam của nhóm Lê Quý Đôn…Hầu như, các công trình nghiên cứu trên đều
đề cập tới nền văn học giao thời nói chung và một số vấn đề của văn chương
trên Nam Phong nói riêng. Ngoài ra, một số bài nghiên cứu, những chuyên
luận về Nam Phong như cuốn: Chủ đích Nam Phong của Nguyễn Văn Trung,
Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn cũng ít nhiều có những gợi mở về ngôn
ngữ, cách hành văn của truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí.

Với những công trình này đã đem đến cho người đọc những kiến thức
khái quát nhất về Nam Phong tạp chí nói chung và thể loại truyện ngắn nói
riêng. Tuy nhiên, phần lớn những công trình này mới đề cập chủ yếu đến nội
dung phản ánh, phong cách của các tác giả là chính. Về phương diện ngôn
ngữ cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu độc lập, chuyên sâu.
2.2 Giai đoạn sau 1945
Gần đây, truyện ngắn trên tạp chí Nam Phong đã được các nhà nghiên cứu
quan tâm nhiều hơn, tạp chí văn học số 6 năm 1987 đã giới thiệu bài viết :
“Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn trên tạp chí Nam Phong” của Lại Văn Hùng.
Trong bài viết tác giả đã nhấn mạnh tính chất “văn” của truyện ngắn Nam Phong
đồng thời phân tích một số vấn đề về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn
Nam Phong. Tác giả bài viết đã thống kê truyện ngắn của người Việt Nam viết
bằng chữ quốc ngữ chỉ gồm 34 truyện ngắn của 17 tác giả mà theo ông đó là
toàn bộ truyện ngắn của tạp chí này. Nhưng con số thống kê đó vẫn chưa đầy đủ.
Như vậy bài viết của ông mới chỉ khảo sát một nửa truyện ngắn trên Nam Phong
tạp chí chứ chưa phải là toàn bộ truyện ngắn Nam Phong.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Bài nghiên cứu Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn quốc
ngữ 1900 – 1932 của tác giả Lê Dục Tú đã khẳng định những đặc điểm ngôn
ngữ trong truyện ngắn quốc ngữ đầu thế kỷ XX đi từ truyền thống đến hiện
đại. Quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ này gắn liền với ngôn ngữ thể loại.
Năm 2013 cuốn Truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí của tác giả
Nguyễn Đức Thuận đã tập hợp được 47 truyện ngắn trên báo Nam Phong,
đồng thời nhà nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích đề tài và chủ đề của truyện
ngắn trên Nam Phong tạp chí.
Bên cạnh đó, còn một số bài nghiên cứu về truyện ngắn trên Nam Phong
tạp chí như: Năm 1993 bài viết Một số vấn đề của truyện ngắn trên Nam
Phong tạp chí của Nguyễn Thúy Hòa đã khái quát được phần nào nội dung và

nghệ thuật của truyện ngắn trên báo Nam Phong. Trên Tạp chí Ngôn ngữ và
đời sống có bài Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn
Bá Học và Phạm Duy Tốn của tác giả Cao Thị Hảo đã đề cập tới vấn đề ngôn
ngữ nghệ thuật của hai tác giả lớn viết truyện ngắn trên báo Nam Phong.
Có thể nói, những công trình và bài viết trên đã đi sâu vào tìm hiểu những
vấn đề về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí,
nhưng chưa có công trình nào đi sâu vào khai thác, khảo sát, hệ thống hóa ngôn
ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí để khẳng định được
những đặc điểm cụ thể về ngôn ngữ của thể loại truyện ngắn đã sớm xuất hiện
trên Nam Phong tạp chí trong tiến trình phát triển văn học dân tộc.
Chọn đề tài Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong
tạp chí (1917 – 1934), chúng tôi mong muốn bước đầu khảo sát một cách cụ
thể ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn viết bằng chữ quốc ngữ trên tạp
chí này. Nhưng do hạn chế về mặt tư liệu vì Tạp chí Nam Phong ra đời cách
đây khá lâu, việc lưu giữ có nhiều khó khăn nên đây cũng là một thách thức
với người nghiên cứu. Tuy nhiên để bổ sung một cái nhìn toàn diện đối với
thể loại truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí chúng tôi quyết định chọn hướng
nghiên cứu này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện luận văn này chúng tôi tiến hành khảo sát 47 truyện ngắn viết
bằng chữ quốc ngữ in trong cuốn Đoản thiên tiểu thuyết, truyện ngắn trên
Nam Phong tạp chí của Nguyễn Đức Thuận – Nxb Văn học, 2013. Trong đó
tập chung vào những tác giả tiêu biểu như: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học,
Lê Đức Nhượng, Nguyễn Khắc Cán, Tùng Toàn…
Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo thêm những truyện ngắn của các
tác giả khác cùng thời như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái

Quốc…để so sánh và thấy được sự khác biệt, nét độc đáo của ngôn ngữ
truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí.
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Thực hiện luận văn chúng tôi tập trung tiến hành khảo sát và nghiên
cứu những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên
Nam Phong tạp chí.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Luận văn làm rõ một số khái niệm lí luận liên quan đến đề tài, khái quát
diện mạo chung thể loại truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí, sự xuất hiện,
những đóng góp tiêu biểu và vị trí của truyện ngắn trên Tạp chí Nam Phong
những năm đầu thế kỷ XX.
Luận văn đi sâu phân tích và chỉ ra một số đặc điểm tiêu biểu của ngôn
ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí. Qua đó cho thấy
dấu ấn ngôn ngữ văn học giai đoạn giao thời in đậm trong các truyện ngắn
này, góp phần khẳng định đóng góp của Nam Phong tạp chí cho văn học
hiện đại Việt Nam ở giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá từ phương
diện ngôn ngữ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
5.1 Phƣơng pháp thống kê phân loại.
Để những phân tích, khảo sát có căn cứ khoa học khi cần thiết chúng tôi
tiến hành phương pháp thống kê phân loại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5.2 Phƣơng pháp so sánh đối chiếu.
Sử dụng phương pháp này để thấy được nét tương đồng và khác biệt trên
phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí.
5.3 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp.
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ những đặc điểm
về ngôn ngữ nghệ thuật.

5.4 Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành.
Vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học
khác như: Lí luận văn học, lịch sử, văn hoá. Do đó, chúng tôi vận dụng
phương pháp này nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của luận văn.
- Cung cấp một cái nhìn toàn diện về đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của
thể loại truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934).
- Thấy được những đóng góp cụ thể và những hạn chế còn tồn tại ở
phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí trong quá
trình hiện đại hoá văn học Việt Nam giai đoạn giao thời.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính
của luận văn được triển khai trong 3 chương.
Chương 1. Thể loại truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí những năm đầu
thế kỷ XX.
Chương 2. Các thành phần cơ bản trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện
ngắn trên Nam Phong tạp chí.
Chương 3. Đặc điểm về từ ngữ, câu văn trong truyện ngắn trên Nam
Phong tạp chí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX

1.1 Truyện ngắn và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn
1.1.1 Truyện ngắn
1.1.1.1 Khái niệm

Về khái niệm truyện ngắn, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những cách
hiểu khác nhau.
Lại Nguyên Ân cho rằng truyện ngắn là “một thể loại tự sự cỡ nhỏ,
thƣờng đƣợc viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết đến các phƣơng diện của đời
sống con ngƣời và xã hội. Nổi bật của truyện ngắn là dung lƣợng, tác phẩm
truyện ngắn thích hợp với việc tiếp nhận đọc nó liền mạch không nghỉ ”
(4. 1846-1847)
Các nhà văn với trải nghiệm thực tế của mình, đã đưa ra những cảm nhận
cụ thể và đa dạng. Đối với Konstantin Paustovski thì truyện ngắn phải ngắn
gọn, là cái bình thƣờng diễn ra nhƣ cái không bình thƣờng. Cái không bình
thƣờng diễn ra nhƣ cái bình thƣờng.[35.129]. Điều này cũng được nhà văn
Mĩ Juan Bosch khẳng định: “Truyện ngắn là sự trình bày một sự kiện nào đó
đáng chú ý. Cố nhiên sự kiện chỉ có thể quan trọng tới mức nào đó nhƣng nó
cần đƣợc độc giả tin cậy” [35.116]
Aitơmatov chú ý đến đặc trưng lao động nghệ thuật, ở đây đòi hỏi sự
chặt chẽ, cô đúc các phương tiện phải được tính toán một cách rất tinh tế xoay
quanh trên một mảnh đất hẹp, đó chính là điểm phân biệt truyện ngắn với
những thể tài khác.
Xuất phát từ dung lượng tác phẩm, các nhà nghiên cứu đều khẳng định
truyện ngắn phải ngắn gọn, hơn nữa truyện ngắn phải là thứ để kể và nghe.
Đọc truyện ngắn là được tiếp xúc với một vấn đề của đời sống con người
thông qua lăng kính người kể chuyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Theo các nhà biên soạn sách Lí luận văn học thì truyện ngắn là: “tác
phẩm tự sự cỡ nhỏ. Truyện ngắn đích thực xuất hiện tƣơng đối muộn trong
lịch sử văn học. Tác giả truyện ngắn thƣờng hƣớng tới khắc họa một hình
tƣợng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ xã hội hay đời sống tâm hồn
con ngƣời” [32.397]

Nguyễn Công Hoan khẳng định: truyện ngắn không phải là truyện mà là
một vấn đề đƣợc xây dựng bằng chi tiết.[35.15]
Nguyên Ngọc thì cho rằng: truyện ngắn là một bộ phận của tiểu thuyết
nói chung, vì thế không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào những khuôn
mẫu gò bó. Truyện ngắn có nhiều vẻ, có truyện viết về cả một đời ngƣời, lại
có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua.[10.45]
Để có một cái nhìn thống nhất hơn, toàn diện hơn về truyện ngắn, chúng
tôi khảo sát một số khái niệm truyện ngắn trong các cuốn: Từ điển thuật ngữ
văn học, Từ điển văn học, 150 thuật ngữ văn học Tất cả coi truyện ngắn là
một: “thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”, và “thƣờng đƣợc viết bằng văn xuôi”,
đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Điểm
chung cơ bản đó là sự giới hạn về dung lượng của truyện ngắn và thích hợp
với người tiếp nhận “đọc nó liền một mạch không nghỉ ”.
Ở Việt Nam, theo Thanh Lãng thì khái niệm truyện ngắn hiện đại
Việt Nam chỉ có từ đầu thế kỷ XX trở đi.
Bùi Việt Thắng cho rằng truyện ngắn có mầm mống từ rất sớm, nó có
mầm mống từ văn xuôi trung đại chữ Hán, ông luận giải có truyện ngắn chữ
Hán và truyện ngắn hiện đại trong dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam.
Thế kỷ XI, mầm mống truyện ngắn đã xuất hiện với Việt điện u linh. Thế kỷ
XV trở đi, truyện viết mang tính nghệ thuật có yếu tố cá nhân và yếu tố thần
kỳ trong văn học. Thế kỷ XVII về sau, nó biến đổi dần thành ra tiểu thuyết
chương hồi và truyện Nôm.
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chữ quốc ngữ phổ biến rộng rãi đặc
biệt ở Nam Bộ, tác phẩm dịch thuật cũng đi vào miền Nam. Nguyễn Trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Quản, Trần Chánh Chiếu sáng tác những truyện mang đề tài tôn giáo, Huỳnh
Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký viết những truyện gắn với những vấn đề xã hội
(hình thức ngắn, đậm chất dân gian: gây cười, ngụ ngôn).

Những năm 1920, xuất hiện truyện ngắn hiện đại (lúc bấy giờ gọi là tiểu
thuyết) với dung lượng từ 80 – 100 trang. Sau đó, hình thức thể loại này
chuyển động ra Bắc và thành công với Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, và
một số truyện ngắn khác trên Nam Phong tạp chí
Vào đầu những năm 1930 xuất hiện với một số truyện ngắn lãng mạn của
nhóm Tự lực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam…Truyện ngắn
hiện thực với đóng góp của các cây bút như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng
Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Ngô Tất Tố….
Giai đoạn 1945 – 1975: khi đất nước vẫn chịu sự xâm lược của thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ thì âm hưởng của truyện ngắn mang tính sử thi hoá.
Và từ 1986 – nay: truyện ngắn đa dạng, phát triển rực rỡ, với nhiều ý
tưởng đổi mới thể loại, bước đầu cũng đạt những thành tựu nhất định.
Từ những khái niệm trên, theo chúng tôi, để nhận định truyện ngắn cần
dựa vào hai tiêu chí chính là dung lƣợng và thi pháp. Các yếu tố như cốt
truyện, tình huống, kết cấu, lời trần thuật, giọng điệu được coi là cơ bản khi
tìm hiểu thể loại này.
1.1.1.2. Đặc điểm của truyện ngắn
* Hình thức tự sự cỡ nhỏ
Truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, chỉ thể hiện một bước ngoặt,
một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật. Nói như Henri Benac: Một lời
mời gọi sự suy ngẫm thông minh của độc giả.
Như vậy, truyện ngắn là cách phát hiện nghệ thuật của đời sống theo
chiều sâu. Có những bậc thầy về thể loại này đã đem đến cho truyện ngắn một
sức chứa của tiểu thuyết. Ở lĩnh vực truyện ngắn thì văn học hiện đại thế giới
có nhiều cây bút lừng danh như Bunhin, Môroa, Xvaigơ, Môravia,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Văn học thế giới đã nói nhiều đến cái chết của tiểu thuyết - cái chết của
bi kịch nhưng chưa từng nói đến cái chết của truyện ngắn. Với hình thức tự sự

cỡ nhỏ, số trang ít, ít sự kiện, ít nhân vật, phạm vi phản ánh hẹp nhưng tất cả
những chi tiết góp phần làm cho câu chuyện đạt đến hiệu quả mong muốn, tác
động mạnh mẽ và giá trị thẩm mỹ lớn lao.
* Tình huống là yếu tố không thể thiếu
Tình huống được nảy sinh từ một sự kiện, một mâu thuẫn nhất định. Mâu
thuẫn càng quyết liệt, bất ngờ, thì tình huống càng hấp dẫn, cuốn hút. Khi tình
huống phát triển cao thì sẽ xuất hiện xung đột. Tình huống giúp cho những gì
còn nằm trong hình thức chưa phát triển nay bộc lộ và hoạt động tích cực. Vì
thế, truyện ngắn cũng như các thể loại tự sự khác, không thể thiếu tình huống.
Chỉ trong các tình huống cụ thể các nhân vật mới bộc lộ tính cách, tâm lý hoặc
thay đổi tính cách, tâm lý nhằm biểu đạt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
Nói tóm lại, khi tiếp cận một truyện ngắn người đọc cần phải nắm được giá
trị của các bình diện nghệ thuật cấu thành cái thực thể sinh động - là truyện ngắn.
Nhưng nếu chưa nắm được tình huống thì xem như chưa nắm được chiếc chìa
khóa mầu nhiệm để mở vào một thế giới bí ẩn của truyện ngắn.
* Nhân vật đƣợc thể hiện nhƣ một lát cắt điển hình
Nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm. Có thể nói nhân
vật là xương sống là linh hồn của mỗi tác phẩm, nhân vật cũng là người phát
ngôn cho tư tưởng nhà văn, thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của
tác giả.
Nếu nhiệm vụ của tiểu thuyết là theo dõi, tìm hiểu và mô tả tỉ mỉ sự
thăng trầm của số phận thì nhiệm vụ của truyện ngắn thường hướng tới khắc
họa một hiện tượng, một nét tính chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống
tâm hồn con người - nhân vật tâm trạng.
Theo Sêkhốp, nhân vật truyện ngắn phải được hiểu theo nghĩa rộng, có
khi là người, có khi là vật. Cho dù là tồn tại dưới dạng nào thì tất cả các nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vật đều hướng tới con người. Chỗ khác biệt cơ bản nhất của truyện ngắn là

nhân vật của tiểu thuyết thường là một thế giới thì nhân vật chính của truyện
ngắn chỉ là một mảnh nhỏ của thế giới.
* Vai trò quan trọng của chi tiết
Chi tiết là tiểu tiết trong tác phẩm tự sự. Truyện ngắn có thể không có
một cốt truyện nhưng không thể không có chi tiết. Chính nhờ có chi tiết mà
không khí, cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư nhân vật được
bộc lộ đầy đủ. Nhà văn Nguyên Ngọc nhấn mạnh: “Truyện ngắn có thể có cốt
truyện, thậm chí cốt truyện ly kỳ, gây cấn, kể đƣợc. Truyện ngắn cũng có thể
chẳng có cốt truyện gì cả, không kể đƣợc nhƣng truyện ngắn không thể nghèo
chi tiết. Nó sẽ nhƣ nƣớc lã”. Nguyễn Công Hoan cũng nhìn nhận: “Truyện
ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề đƣợc xây dựng bằng chi tiết”.
Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa chân thực còn cần phải đạt tới ý nghĩa
tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, cách đánh giá và năng lực tưởng tượng
của nhà văn đối với cuộc sống và con người.
Thông thường ta thấy có hai loại chi tiết tiêu biểu: chi tiết trung
tâm đóng vai trò trung tâm thẩm mỹ, nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng nghệ
thuật; chi tiết phụ trợ có chức năng đẩy câu chuyện vận động, phát triển.
Tóm lại, chi tiết chiếm dung lượng lớn trong truyện ngắn vì nó sẽ góp
phần cụ thể hóa ngoại cảnh, tính cách, hành động và tâm tư nhân vật. Đặc
trưng của thể loại truyện ngắn là dung lượng ngắn buộc các nhà văn khi sáng
tác cần tránh lối kể vòng vo, những câu kể dài dòng. Truyện ngắn luôn đòi hỏi
nhà văn phải không ngừng sáng tạo trong việc quan sát tìm tòi, lựa chọn các
chi tiết của truyện ngắn. Nói về điều này nhà văn Nguyễn Công Hoan nhấn
mạnh: “Cũng nhƣ một cái lò xo muốn bật cao, ta phải dùng sức ấn xuống rồi
mới buông tay ra. Cho nên muốn triển khai một ý, một vấn đề thì tôi tìm
những chi tiết để ấn cái lò xo tình cảm của độc giả xuống. Ở đây kinh nghiệm
cho thấy rằng cần phải chọn đúng chi tiết, không tham lam, không lông bông.
Bố trí không chặt truyện ngắn sẽ không viết đƣợc ngắn.” [42.305-306]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn
1.1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
Trong đời sống giao tiếp hằng ngày của con người thì ngôn ngữ là
phương tiện vô cùng quan trọng, để con người có thể trao đổi tư tưởng tình
cảm, cảm xúc, bộc lộ những suy nghĩ của mình trước những vấn đề của đời
sống xã hội. Đặc biệt trong sáng tác văn học nghệ thuật thì ngôn ngữ lại trở
thành phương tiện không thể thiếu để các nhà văn xây dựng hình tượng và
phản ánh đời sống xã hội của mỗi giai đoạn thời kỳ khác nhau. Đồng thời
ngôn ngữ là “cầu nối” để các tác phẩm đến với người tiếp nhận một cách dễ
dàng hơn, để họ có thể đồng cảm chia sẻ đối với mỗi số phận nhân vật.
Theo F. Sausure – một nhà ngôn ngữ học lớn của thế kỷ XX, hoạt động
ngôn ngữ bao hàm nhiều mặt, nhiều nhân tố không thể tách rời nhau: âm và
nghĩ, nhân tố vật lý, sinh lý, tâm lý, nhân tố cá nhân và xã hội, truyền thống
thói quen… Và theo F. Sausure thì : ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, mỗi
tín hiệu có hai mặt như hai mặt của một tờ giấy, không thể tách rời nhau gồm
cái biểu đạt (âm thanh ngôn ngữ) và cái được biểu đạt (khái niệm). Như vậy
ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của xã hội và là phương tiện để tư duy.
Hiện nay có rất nhiều những cách hiểu khác nhau về ngôn ngữ nghệ
thuật. Theo Từ điển Tiếng Việt, ngôn ngữ nghệ thuật được hiểu theo nghĩa
rộng: “là một hệ thống các phƣơng thức, phƣơng tiện tạo hình, biểu hiện, hệ
thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mỹ của một ngành sáng tác
nghệ thuật. Ngƣời ta có thể nói đến ngôn ngữ ba lê, ngôn ngữ chèo, ngôn
ngữ” [25.6]. Khái niệm này đã nêu ra cách hiểu khái quát về ngôn ngữ nghệ
thuật nhưng chưa chỉ ra được những nét riêng của nó với tư cách là phương
tiện biểu hiện của các sáng tác văn học loại hình nghệ thuật ngôn từ. Vì thế
khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật cần được khu biệt một cách rõ hơn.
Trong công trình nghiên cứu Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng. Lê
Hồng My đã dẫn ra khái niệm ngôn ngữ trong cuốn Từ điển biểu tượng văn
hoá thế giới: “Ngôn ngữ là hệ thống ngữ âm, những từ và quy tắc kết hợp


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

chúng mà những ngƣời trong cùng một cộng đồng làm phƣơng tiện để giao
tiếp với nhau” [33.6]. Ở đây nhà nghiên cứu khẳng định: “Từ ngôn ngữ đến
lời văn nghệ thuật là cả quá trình lao động công phu, gian khổ của nhà văn.
Có thể ví ngôn ngữ nhƣ tấm vải còn lời văn là bộ y phục nhà thiết kế đã hoàn
thành [33.6]. Như vậy ngôn ngữ được sử dụng trong đời sống nói chung khác
với ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn học. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn
chương xuất phát từ đời sống nhưng đã được chọn lọc tỉ mỉ, kĩ lưỡng chau
chuốt nhằm phục vụ cho dụng ý nghệ thuật của mỗi tác giả nhất định.
Từ những khái niệm trên chúng ta có thể nhận thấy rằng ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong đời sống con người, không có
ngôn ngữ thì không có tư duy, càng không thể có những tác phẩm văn học.
Ngôn ngữ nghệ thuật có những điểm khác so với ngôn ngữ đời sống chung.
Trong văn chương nghệ thuật, ngôn ngữ được dùng làm công cụ để nhà văn
sáng tạo và thể hiện tư tưởng của mình. Ngôn ngữ đời sống khi đi vào tác
phẩm văn học, qua lăng kính nghệ thuật và trí tuệ của người nghệ sĩ sẽ không
còn là ngôn ngữ chung nữa mà trở thành ngôn ngữ có phong cách riêng nhằm
thể hiện dụng ý nghệ thuật.
Theo cuốn Phong cách học Tiếng Việt, ngôn ngữ nghệ thuật được hiểu
là “ngôn ngữ đƣợc dùng trong thơ ca và trong văn xuôi nghệ thuật (bao gồm
các loại là: bút kí, kí sự, phóng sự, tuỳ bút, hồi ký…, truyện: truyện ký, truyện
ngắn, truyện dài…, kịch: hài kịch, bi kịch và chính kịch) và các thể loại trung
gian nhƣ tục ngữ, câu đối, ca dao, thơ văn xuôi, văn xuôi thơ”.[27.90]
Theo chúng tôi ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được sử dụng một cách
nghệ thuật trong tác phẩm văn học, đó là ngôn ngữ mang tính hình tượng, tính
biểu cảm thể hiện rõ cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong thực tế thì ngôn ngữ
nghệ thuật còn có các khái niệm mang ý nghĩa tương đồng:
Lời văn nghệ thuật là “dạng phát ngôn đƣợc tổ chức một cách nghệ

thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ
nghệ thuật của tác phẩm văn học” [33.187]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Ngôn ngữ văn học là “ ngôn ngữ mang tính nghệ thuật dùng trong văn
học” [33.215]
Có thể nói, ngôn ngữ nghệ thuật hay ngôn ngữ văn học đều là ngôn ngữ
mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học, nó là sản phẩm do các nhà
văn sáng tạo trên cơ sở kho tàng ngôn ngữ chung và được tổ chức một cách
đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm. Theo M. Gorki
“Ngôn ngữ là do nhân dân sáng tạo ra. Chia ngôn ngữ ra làm ngôn ngữ văn
học và ngôn ngữ nhân dân chỉ có nghĩa là chúng ta có một thứ ngôn ngữ
“nguyên liệu” và một thứ ngôn ngữ đã đƣợc các nhà nghệ sĩ gọt giũa thêm
mà thôi”.[41.43]. Như vậy ngôn ngữ nghệ thuật chính là phương tiện đã được
gọt giũa của người nghệ sĩ để thể hiện thế giới nghệ thuật của riêng mình.
1.1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ là chất liệu của văn học: Ngôn
ngữ là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội. Ngôn ngữ góp phần trực tiếp
vào việc giao lưu và phát triển xã hội. Ngôn ngữ có vị trí quan trọng trong
sáng tác văn học. Nhưng mỗi thể loại văn học đều có những đặc trưng riêng
của nó. Những đặc trưng này chi phối việc tác giả lựa chọn ngôn ngữ để xây
dựng lên một thế giới nghệ thuật của mình. Ngôn ngữ tự sự khác với ngôn
ngữ trữ tình và kịch. Do thiên về phản ánh hiện thực đời sống nên ngôn ngữ
của tác phẩm tự sự thường nghiêng về tính chính xác, cá thể hoá nhằm tái tạo
lại sự vật trong hình thái cụ thể và độc đáo, còn tác phẩm trữ tình bộc lộ trực
tiếp thế giới chủ quan của chủ thể ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm, trong khi
đó ngôn ngữ của kịch lại rất giàu kịch tính, đem lại cho con người sự khám
phá và tò mò.
Truyện là thể loại văn học xuất hiện từ lâu, đây là loại văn tự sự kể chuyện

trình bày sự việc. Truyện có cốt truyện, có nhân vật, quy mô thường lớn hơn
thơ. Truyện phần lớn được viết bằng văn xuôi, bên cạnh đó cũng có loại văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vần. Khác với thơ thiên về cái đẹp, xúc cảm và cô đọng, truyện có khả năng đi
sâu vào từng khía cạnh ngóc ngách phức tạp của cuộc sống tâm hồn.
Nếu như ngôn ngữ của thể loại kí luôn mềm mại uyển chuyển, đầy sắc
tạo hình với những thông tin ngắn gọn, chính xác thì ngôn ngữ truyện ngắn
chủ yếu là ngôn ngữ người kể chuyện mà “ngƣời kể chuyện là ngƣời luôn
đảm đƣơng chức năng trần thuật, giới thiệu miêu tả bình luận con ngƣời và
sự kiện” [4.27]. Điều này luôn hướng người đọc đến đối tượng miêu tả. Ngoài
ngôn ngữ người kể chuyện thì ngôn ngữ truyện ngắn còn có ngôn ngữ của
nhân vật, thông qua đối thoại và độc thoại. Hai loại ngôn ngữ này tạo ra được
những cảm giác bất ngờ, tình huống giàu kịch tính góp phần bộc lộ tính cách
nhân vật và tư tưởng của nhà văn. Bên cạnh lời đối thoại trực tiếp thì còn có
những lời độc thoại nội tâm giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn về tâm trạng, diễn
biến tâm lý bên trong vốn hết sức đa dạng và phức tạp của nhân vật. Đồng
thời lời kể bên ngoài cũng đóng vai trò chủ đạo trong truyện, điều này cho
phép tái hiện, phân tích các sự vật hiện tượng một cách khách quan hoặc dẫn
dắt truyện đến các tình huống xảy ra để nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình.
Bên cạnh đó truyện ngắn với đặc trưng là phản ánh hiện thực khách quan
do đó mà ngôn ngữ của truyện ngắn rất gần gũi với đời sống hằng ngày, thậm
chí còn mang đậm tính khẩu ngữ, ngôn ngữ nhân vật bước đầu thể hiện tính
cá thể hóa. Có thể nói, ngôn ngữ truyện ngắn là sự kết hợp hài hoà giữa ngôn
ngữ tự sự và trữ tình mà qua mỗi trang truyện ngắn người đọc không chỉ cảm
nhận được một thế giới khách quan, chân thực mà còn thấy được ở đó sự tinh
tế, uyển chuyển và giàu sức tạo hình.
Mỗi một giai đoạn lịch sử khác nhau thì ngôn ngữ của truyện ngắn ngoài
những đặc điểm chung còn mang trong mình những dấu ấn riêng biệt, điều

này phản ánh được sự cách tân của các nhà văn cũng như sự tiến bộ của xã
hội. Tìm hiểu Ngôn ngữ nghệ thuật của truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí
(1917- 1934) chúng ta sẽ thấy rõ điều này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1.2. Sự xuất hiện của Nam Phong tạp chí và truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí
1.2.1. Bối cảnh lịch sử
Sang đầu thế kỉ XX, về cơ bản thực dân Pháp đã bình định song xứ Đông
Dương về mặt quân sự. Cùng với sự tan rã của nghĩa quân Phan Đình Phùng
(1896), phong trào chống Pháp dưới lá cờ Cần Vương, kéo dài hàng chục năm
của nhân dân Việt Nam đã chấm dứt. Thực dân Pháp đã biến nước ta trở
thành một bộ phận của thế giới trong tình thế mất chủ quyền.
Chính sách vơ vét sức người sức của để phục vụ cho chiến tranh đã được
thực dân Pháp áp dụng ở tất cả các nước thuộc địa. Tại Việt Nam quá trình
này đã làm xã hội nước ta thay đổi một cách sâu sắc và toàn diện, chuyển từ
chế độ phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến. Trước đây nước ta
chủ yếu là nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún thì giờ đây lại
xuất hiện một nền sản xuất mới có áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
phương Tây, hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp, đô thị mọc lên. Phải nói rằng
thực dân Pháp một mặt chúng ra sức vơ vét tài nguyên thiên nhiên nước ta
làm giàu cho chính quốc nhưng mặt khác lại làm cho toàn bộ đời sống kinh tế
xã hội nước ta thay đổi. Đặc biệt là sự xuất hiện thêm những giai tầng mới
không chỉ có giai cấp địa chủ và nông dân mà còn có sự có mặt của giai cấp
công nhân, giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản. Mỗi giai cấp đều có những
tư tưởng,thái độ chính trị, vị trí xã hội và quyền lợi kinh tế khác nhau.
Bên cạnh đó để thuận tiện cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên nước
ta, chúng đã cho xây dựng một hệ thống cơ sở giao thông liên lạc thuận tiện.
Điều này làm cho sự giao lưu văn hoá giữa các vùng miền trở nên dễ dàng
hơn. Song dã tâm của thực dân Pháp không chỉ dừng ở đây chúng còn muốn

đẩy mạnh chính sách văn hoá nô dịch nghĩa là chúng muốn thống trị cả về văn
hoá, do đó mọi hình thức văn học nghệ thuật đều được bọn thực dân lợi dụng
cho mưu đồ thống trị tinh thần của chúng. Các tác phẩm như: Vè lính Tây,
Thơ đi Tây, Dân mộ đi Tây, Tuồng lính tập đi Tây…được phổ biến rộng rãi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Nằm trong toàn bộ chính sách văn hoá tư tưởng báo chí luôn luôn được
thực dân Pháp xem trọng. Tờ Đông Dƣơng tạp chí vốn là một thứ công cụ mà
thực dân Pháp lợi dụng ngay từ ban đầu, khi tiến hành chính sách “đồng hoá”
đến đầu năm 1915, tạp chí này được “phân thân” thành Trung Bắc tân văn
(xuất bản bằng chữ quốc ngữ) và Công thị báo (xuất bản bằng chữ Hán ) cho
phù hợp với sự thay đổi chính sách cai trị của Pháp, từ “đồng hoá “ sang “hợp
tác” trên cơ sử hướng dẫn, chỉ đạo. Đây là những tờ báo với nội dung thiên về
chính trị, kinh tế, chủ yếu phục vụ cho mục đích của thực dân, nhằm tuyên
truyền, cổ động những tư tưởng của chúng.Tuy nhiên Đông Dƣơng tạp chí dù
chỉ thay đổi hình thức thì cùng với thời gian cũng trở nên “lỗi mốt”, kém tác
dụng. Phủ toàn quyền muốn có một tờ báo “tầm cỡ” hơn và Nam Phong tạp
chí ra đời.Ngoài nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động phục vụ mục đích, chính trị
của Pháp, ngoài chức năng làm “công cụ xâm lược, khai hoá” cho Phủ toàn
quyền, Nam Phong còn là một tờ tạp chí văn học nghệ thuật và khoa học có
tiếng đương thời. Hàng loạt các tác phẩm văn chương có giá trị đã được tờ tạp
chí này giới thiệu cũ có, mới có, từ dịch thuật, tiểu thuyết, khảo cứu đến lý
luận phê bình, tản văn, ký… Tất cả được viết bằng thứ chữ viết mới của dân
tộc- chữ quốc ngữ.
Nam Phong tạp chí đã trở thành địa bàn hoạt động văn chương sôi nổi của
các văn nghệ sĩ. Họ sáng tác dưới nhiều hình thức khác nhau, thể hiện những tư
tưởng, quan điểm khác nhau…Làm hình thành nên một hệ thống thể loại phong
phú, với nhiều nét mới theo hướng hiện đại, làm thay đổi bộ mặt của văn học
Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Khi thực dân Pháp chưa tiến hành xâm

lược nước ta, khi xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến với nền nông
nghiệp lúa nước đã tồn tại từ ngàn năm trước, thì đội ngũ tri thức chủ yếu là lớp
nhà nho nguyên hợp với một tư tưởng gần như đồng nhất từ trên xuống duới,
hoặc là “hành đạo”, hoặc là “ẩn dật”. Đến tận thế kỷ XIX trong văn học Việt
Nam mới xuất hiện thêm một mẫu nhà nho mới – Nhà nho tài tử. Họ vừa là
nhân vật trong tác phẩm văn học, vừa là những văn sĩ tài hoa, tiêu biểu là Cao
Bá Quát, Nguyễn Công Trứ …và người đại diện cuối cùng là Tản Đà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Việc quân Pháp tiến đánh và dần độc chiến Việt Nam cùng với những
chính sách cai trị thâm độc của chúng đã làm cho xã hội phong kiến Việt Nam
bị lung lay tới tận gốc rễ. Một ý thức hệ Nho giáo tồn tại hàng ngàn năm
tưởng chừng sẽ vững bền mãi nay đột ngột sụp đổ, nếp nghĩ, nếp sinh hoạt
của người Việt đổi thay theo chiều hướng có cả tích cực lẫn tiêu cực. Lớp
người “nhạy cảm” nhất với những biến động của xã hội là giới trí thức, việc
“hiện đại hoá”, “chuyên nghiệp hoá” đội ngũ tri thức đã diễn ra. Nếu trước
đây, nhà Nho sáng tác để phục vụ mục đích chính trị hoặc để mua vui, để gửi
gắm tâm sự… Thì hôm nay, đã có những nhà Nho từ nông thôn ra thành thị,
dùng ngòi bút của mình để kiếm sống nuôi thân. Sự phân công lao động nội
tại của tầng lớp trí thức đã diễn ra, xuất hiện thêm những loại tri thức mới
chưa từng có trước đây như: ký giả, văn sĩ chuyên nghiệp, nhà khoa học, nhà
tư tưởng …Hơn thế, ngay trong bản thân mỗi văn nghệ sĩ cũng có sự phân
công khác trước, các yếu tố: nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà thơ…Trước kia
thường tồn taị trong một người thì nay được phân công rành mạch.
Một khi nếp sống thay đổi thì tư tưởng sống, nếp nghĩ cũng thay đổi.
Phần lớn giới tri thức những năm đầu thế kỷ XX đã sống thu mình lại, không
dám đấu tranh trực diện với kẻ thù như trước (ngoại trừ một số nhà chí sĩ yêu
nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh). Họ vẫn yêu nước, vẫn đau xót
trước cảnh đất nước rơi vào vòng nô lệ xơ xác, tiêu điều nhưng chỉ dám dùng

hình thức sáng tác văn chương để bóng gió gửi vào đó những tâm sự hoặc gìn
giữ những tài sản tinh thần mà ông cha ta để lại. Dùng bạo lực để đấu tranh là
điều mà phần lớn giới trí thức thời kỳ này đều không muốn, họ do dự, một
mặt đau đớn trước tình trạng “vong quốc nô”, nhưng mặt khác muốn giữ cho
cuộc sống của mình được bình yên. Tóm lại, giới tri thức muốn “yêu nước ôn
hoà”, họ giữ một tư tưởng cải lương và tư tưởng của họ có ảnh hưởng rộng
khắp trong xã hội thời kỳ này, khi mà lực lượng chính trị mới về chất còn
chưa có.

×