Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.58 KB, 108 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



PHẠM THỊ DUNG




TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI THỔ PHỈ CỦA MỘT SỐ
NHÀ VĂN VIẾT VỀ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. CAO THỊ HẢO






THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


XÁC NHẬN
CỦA KHOA CHUYÊN MÔN





XÁC NHẬN
CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN






TS. Cao Thị Hảo




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung
nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn



Phạm Thị Dung


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn
viết về dân tộc và miền núi phía Bắc, đến nay chúng tôi đã hoàn thành và được phép
bảo vệ luận văn.
Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa
Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại
trường.
Với sự biết ơn chân thành tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Cao Thị Hảo -
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá tình thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm GDTX thành phố Thái Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ và động viên trong trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè cùng gia đình và
những người thân đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn
thành tốt khóa học này.


Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn



Phạm Thị Dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp mới của luận văn 9
7. Bố cục của luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG 10
Chƣơng 1: ĐỀ TÀI THỔ PHỈ TRONG DÒNG VĂN HỌC VIẾT VỀ DÂN
TỘC VÀ MIỀN NÚI 10
1.1. Đề tài là gì? 10
1.1.1. Khái niệm đề tài 10
1.1.2. Các phương diện biểu hiện của đề tài 11
1.2. Những đề tài tiêu biểu trong văn học dân tộc và miền núi 14

1.2.1. Đề tài “truyện đường rừng” 14
1.2.2. Đề tài về chiến tranh, cách mạng 15
1.2.3. Đề tài xây dựng cuộc sống mới của đồng bào miền núi 17
1.3. Đề tài thổ phỉ trong dòng văn học viết về dân tộc và miền núi 20
Chƣơng 2: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI MIỀN NÚI
TRONG CUỘC ĐẤU TRANH TIỄU PHỈ 25
2.1. Hiện thực cuộc sống cay đắng, tủi nhục của đồng bào miền núi phía Bắc
và tội ác man rợ của thổ phỉ trong những năm loạn phỉ 25
2.1.1. Hiện thực cuộc sống cay đắng, tủi nhục của đồng bào dân tộc thiểu số
phía Bắc 25
2.1.2. Hiện thực tội ác của thổ phỉ 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2.2. Những con người lương thiện, thức tỉnh, đấu tranh bảo vệ cuộc sống yên bình 43
2.2.1. Những cán bộ cách mạng kiên cường bám dân, chống phỉ 43
2.2.2. Những người con của núi rừng giác ngộ và đi theo cách mạng 50
2.2.2.1. Những người đứng đầu thôn bản, dòng họ, có uy tín 50
2.2.2.2. Những thanh niên có nhiệt huyết, giác ngộ và đi theo cách mạng
xây dựng cuộc đời mới 54
Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU 61
3.1. Cốt truyện và yếu tố ngoài cốt truyện 61
3.1.1. Cốt truyện 61
3.1.1.1. Kiểu cốt truyện lịch sử 62
3.1.1.2. Kiểu cốt truyện đời tư 66
3.1.2. Yếu tố ngoài cốt truyện 70
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 76
3.2.1. Khắc họa nhân vật qua miêu tả ngoại hình 76
3.2.3. Khắc họa nhân vật qua miêu tả nội tâm 83
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật 90

3.3.1. Sử dụng phổ biến nghệ thuật so sánh 90
3.3.2. Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian của các dân tộc thiểu số 93
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đề tài miền núi là một trong những mảng đề tài lớn trong văn học Việt
Nam. Hiện thực miền núi đã được nhiều cây bút quan tâm, nhận thức, thể hiện và đạt
được nhiều thành tựu. Mỗi nhà văn khơi sâu vào một “mạch nguồn riêng” về số phận
và bản sắc của mỗi dân tộc để góp phần tạo nên tầm vóc riêng cho văn xuôi hiện đại.
Có thể thấy “mảnh đất bình dị này” là nơi duy nhất có sự hiện diện đầy đủ của văn
hóa các dân tộc anh em. Nhiều thế hệ nhà văn bao gồm cả những tài năng từ miền
xuôi lên gắn bó máu thịt với miền núi như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Mạc Phi, Ma Văn
Kháng, Trung Trung Đỉnh Cùng những nhà văn vốn là người dân tộc thiểu số đã
không ngừng lao động nghệ thuật để hình thành nên một “bộ phận đẹp đẽ” của văn
học viết về dân tộc và miền núi. Văn học viết về dân tộc và miền núi có vị trí rất quan
trọng trong nền văn học dân tộc. Với khả năng khơi gợi cái riêng, sự đặc sắc của mỗi
dân tộc, vùng miền, nó đã đem lại sự phong phú, đa dạng và tầm vóc riêng cho nền
văn học hiện đại Việt Nam. Nhà nghiên cứu Phong Lê đã từng nhận xét rất chính xác:
“Văn xuôi miền núi chiếm lĩnh được một vẻ riêng, không thay thế được, không ai bắt
chước được”. Có thể nói, văn học dân tộc và miền núi vừa thể hiện được đặc trưng
riêng của mỗi dân tộc, vừa góp phần làm phong phú, giàu có cho đời sống văn học
Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu về văn học dân tộc và miền núi hứa hẹn nhiều khám
phá thú vị, góp phần hoàn chỉnh diện mạo nền văn học dân tộc.
1.2. Nhắc đến văn học viết về chiến tranh của đồng bào dân tộc miền núi,

chúng ta đều không thể không nhắc đến Bức thư làng mục của Nguyễn Chí Trung,
Em đợi bộ đội Awa Hồ của Y Điêng, Đất nước đứng lên, Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành, Bài ca chim Chơrao của Thu Bồn và đặc biệt là Đồng bạc trắng hoa
xòe, Vùng biên ải của Ma Văn Kháng, Rừng động của Mạc Phi, Hoa hậu xứ
Mường của Phượng Vũ, Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam Các tác phẩm này đã thể hiện
tấm lòng yêu nước mãnh liệt của đồng bào dân tộc như sông, như suối với không khí
cách mạng hừng hực, phản ánh sinh động những tháng năm lịch sử đau thương và
anh dũng của những người con dân tộc miền núi. Mỗi nhà văn với phong cách và bút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

pháp khác nhau, đã phần nào phản ánh được cái hồn của đồng bào dân tộc qua những
năm tháng mưa bom bão đạn. Tác phẩm của các nhà văn dường như đều hướng tới
cái nhìn hiện thực. Văn học trở về với bản chất đích thực của nó, đó là cuộc sống, đó
là những mất mát, đớn đau có thực nhưng cũng là sự trưởng thành của mỗi dân tộc từ
tự phát đến tự giác đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù, giải phóng quê hương đem lại
cuộc sống tự do và hạnh phúc.
1.3. Nghiên cứu về tiểu thuyết của các giả Phượng Vũ, Mạc Phi, Đoàn Hữu
Nam, Ma Văn Kháng đã có khá nhiều bài viết, bình luận, đánh giá, nhận xét về nội
dung và phong cách nghệ thuật, Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu đề tài thổ phỉ trong
tiểu thuyết của các nhà văn này để thấy được đời sống hiện thực, thấy được một giai
đoạn lịch sử của đồng bào các dân tộc miền núi thì vẫn là một khoảng trống. Hi vọng,
đề tài này sẽ giúp cho chúng ta có thêm những hiểu biết về một thời kì lịch sử của các
đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng và lịch sử dân tộc Việt nói chung. Đồng
thời, qua đó góp phần khẳng định những đóng góp của các nhà văn cho văn học nước
nhà. Những tiểu thuyết viết về đề tài thổ phỉ như Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên
ải của Ma Văn Kháng, Rừng động của Mạc Phi, Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ,
Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam,… tiếp tục mở rộng và hoàn thiện bức tranh hiện thực
miền núi với sự tái hiện trên quy mô lớn của quá trình cách mạng, những giai đoạn lịch
sử hào hùng của các dân tộc ít người vùng địa đầu của tổ quốc.

2. Lịch sử vấn đề
Có thể nói, các tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải của Ma Văn
Kháng, Rừng động của Mạc Phi, Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, Thổ phỉ của
Đoàn Hữu Nam đã tái hiện những giai đoạn lịch sử cách mạng sôi động, dữ dội mà bi
tráng, oai hùng của các dân tộc Thái, H‟mông, Mường, Dao. Ngay từ khi ra đời, các
tiểu thuyết về đề tài miền núi này đã nhận được sự quan tâm của giới phê bình và bạn
đọc. Mặc dù còn có nhiều ý kiến khen chê khác nhau nhưng không thể phủ nhận
những đóng góp của các nhà văn cho nền văn học nước nhà với mảng đề tài về dân
tộc và miền núi. Cho đến nay, đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về các tác
giả và các tác phẩm này.
Trong lời giới thiệu Tiểu thuyết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn
Kháng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện viết: Bộ ba tiểu thuyết của ông làm “sống lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

bức tranh đời sống hiện thực mang tính chất sử thi về con đường của các dân tộc
miền núi phía Bắc làm cuộc đổi đời, đi theo cách mạng mà vẫn giữ gìn và phát huy
được phẩm cách của mình” [39, tr. 11]. Cũng trong bài viết này, Nguyễn Ngọc Thiện
đã khẳng định rằng thế giới nhân vật trong bộ ba tiểu thuyết (Đồng bạc trắng hoa
xòe, Vùng biên ải, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn) của Ma Văn Kháng mang nét đặc sắc hơn
cả: “Tác giả đã xây dựng được những chân dung chân thực, đầy chất biếm họa về
loại hình nhân vật địch, nhân vật tiêu cực, Rực rỡ, bừng sáng lên là số lượng đông
đảo các nhân vật đáng kính, đáng yêu hoặc đáng được thông cảm về những vấp váp,
không may mắn trong số phận của họ, Nổi bật lên, trở thành hình tượng văn học
sống động trong lòng người đọc là những người con yêu quý của dân tộc Hmông:
Pao, Seo Ly, Seo Cả, Giàng A Pùa. Đó là những Paven Coocxaghin, Đavưđốp,
Đankô của Việt Nam” [39, tr. 12].
Để khẳng định thành công của tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe cả về nội
dung và nghệ thuật, Trần Đăng Xuyền cho rằng: “Đồng bạc trắng hoa xòe tái hiện
thực tế lịch sử của Lào Cai từ 1945 đến 1947 Có những cảnh viết sinh động Có

những nhân vật được Ma Văn Kháng xây dựng rất công phu Bằng hình tượng nghệ
thuật, Ma Văn Kháng đã chứng minh rằng đồng bào các dân tộc ít người, mặc dù bị
chìm đắm trong đau khổ, tăm tối nhưng đều có mầm mống, khả năng cách mạng”.
Tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế như “nhiều nhân vật trong “Đồng bạc trắng hoa
xòe” có hiện tượng hành động lấn át tâm lí” [42].
Trong bài viết Chiều sâu một vùng đất biên giới của Nghiêm Đa Văn. Tác giả
cho rằng: “Ma Văn Kháng đã dựng lại trong “Đồng bạc trắng hoa xòe” bức tranh
toàn cảnh xã hội và phong tục đặc biệt bằng những hình tượng sinh động cụ thể Ma
Văn Kháng đã huy động đến hàng trăm nhân vật thuộc các dân tộc khác nhau
Nhiều nhân vật được khắc họa có số phận đầy đặn, có diện mạo rõ ràng. Đồng bạc
trắng hoa xòe là một cái mốc bên đường đánh dấu sự vươn lên của anh từ thể loại
nhỏ đến tiểu thuyết quy mô có tầm sử thi” [41].
Cũng trong khoảng thời gian này, bài viết Đọc Đồng bạc trắng hoa xòe của nhà
văn Hoàng Tiến đã đưa ra những ý kiến xác đáng rằng, Ma Văn Kháng đã “tái hiện
một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi nhưng rắc rối vào bậc nhất của Cách mạng Việt
Nam hiện đại, tiến hành trên một vùng núi thế tập phiên thần nghèo nàn và lạc hậu”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Hoàng Tiến còn chú ý đến những thủ pháp nghệ thuật như “uống rượu sớm mai", “vẽ
long trong mây” để tạo nên cái duyên ngầm trong tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xòe.
Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra một nhược điểm lớn: “Nhiều nhân vật xử lí chưa hết
mức. Có những nhân vật xuất hiện ở phần một rồi mất hút Tác giả giống như một
phù thủy non tay quyết gọi âm binh lên dày đặc, nhưng không đủ sức sai phái chúng
làm hết việc, để chúng rơi vãi, thậm chí quên cả chúng đi” [29].
Cùng với đánh giá chung về bộ ba tiểu thuyết về dân tộc và miền núi của Ma
Văn Kháng, còn có nhiều bài phê bình, nhiều bài nghiên cứu tập trung viết về tiểu
thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe. Bài viết Đọc các sáng tác miền núi của Ma Văn
Kháng, nghĩ về trách nhiệm của nhà văn trước một đề tài lớn, nhà phê bình Nguyễn
Văn Toại đã quan tâm đánh giá về nội dung phản ánh cuộc sống mới, con người mới

ở đề tài miền núi của nhà văn: “Ma Văn Kháng đã phát hiện và biểu dương kịp thời
những nhân tố tích cực, dù mới chỉ manh nha trong cuộc sống và con người các dân
tộc, hi vọng góp thêm một tiếng nói riêng vào việc đổi mới cách nhìn hiện thực miền
núi” [35].
Nhà nghiên cứu Trần Bảo Hưng trong bài Đồng bạc trắng hoa xòe của Ma Văn
Kháng đã thể hiện sự đánh giá khách quan, công bằng về thành công cũng như hạn
chế của tác phẩm. Tác giả khẳng định “Khó nhất đối với Ma Văn Kháng khi viết
“Đồng bạc trắng hoa xòe” vẫn là vấn đề xây dựng nhân vật, vì kinh nghiệm chưa có
là bao Bản thân sự kiện đã rất hấp dẫn, nhiều khi tác giả cũng bị lôi cuốn theo
không cưỡng lại được. Nhân vật trong tác phẩm do đó chưa thật nổi, còn chìm vào sự
kiện, tác giả chưa làm chủ được sự kiện”. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra thành công
mà tiểu thuyết đã đạt được trong việc xây dựng nhân vật: “Ma Văn Kháng chú ý xây
dựng các tuyến nhân vật đan kẽ nhau, các nhân vật cứ tầng tầng, lớp lớp xuất hiện và
hoạt động, tạo cho tác phẩm ít nhiều có không khí sử thi. Tính ra “Đồng bạc trắng
hoa xòe” có tới hơn sáu chục nhân vật, Nhân vật nào ra, mở đầu ở đâu, cắt ở đâu,
anh ấy rất lưu ý, nên người đọc thấy không rối, mà người viết thì đỡ vất vả” [8, tr. 4].
Từ những chi tiết về phong tục tập quán, ngôn ngữ hàng ngày của nhân vật,
Nhà phê bình Nguyễn Văn Toại đã từng có nhận xét về Mạc Phi qua bộ tiểu thuyết
“Rừng động” và vấn đề thể hiện con người miền núi trong sáng tác văn học: “Nhà
văn thông thuộc ngôn ngữ của nhân vật khó có thể đem tiếng nói của người này đặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vào cửa miệng của người kia. Sẽ càng thô thiển, thậm chí buồn cười nếu lấy thành
phần của một dân tộc nào gán cho nhân vật có dòng họ Thái”. Sức hấp dẫn trong tiểu
thuyết của Mạc Phi đối với người đọc không chỉ ở cách viết độc đáo, người đọc còn
nhận ra ông có trái tim nhân hậu, giàu lòng yêu thương con người, nhất là khi ông
miêu tả các nhân vật phụ nữ có cuộc sống bất hạnh: “Mạc Phi đặc biệt trân trọng và
nhiệt tình đề cập đến những nhân vật phụ nữ. Đó là những con người hầu hết đều trẻ
về tuổi đời, tính cách có nhiều nét đáng yêu. Nhà văn nhìn họ chủ yếu dưới góc độ

của cái đẹp, về lí tưởng, về sức vươn lên” [33]. Lời nhận xét của nhà phê bình
Nguyễn Văn Toại cũng là lời khẳng định cách viết độc đáo, sự am hiểu của Mạc Phi
về đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc. Nhà phê bình Lại Giang trong bài Rừng động -
một đóng góp mới vào nền văn học xã hội chủ nghĩa cũng khẳng định: “Mạc Phi
sống lâu năm ở Tây Bắc thành “người Tây Bắc”. Điều này giúp tác giả có điều kiện
thâm nhập vào các vùng dân tộc Thái. Suy nghĩ phát hiện, tóm tắt cái thực tế phong
phú, đa dạng của mảng núi rừng này. Truyện của anh vì thế có được cái chất “Tây
Bắc”, tức là sự mộc mạc trong suy nghĩ, giàu hình ảnh trong ngôn ngữ, dữ dội trong
hành động” [4].
Trong bài viết: “Thổ phỉ” và hiện thực văn chương, tác giả Văn Công Hùng
đã khẳng định giá trị hiện thực, giá trị tiểu thuyết của Thổ phỉ. Hiện thực từ sự kiện
lịch sử đến sự hiểu biết sâu sắc, nắm vững phong tục của vùng đất nơi các nhân vật
tung hoành. Hiện thực nhưng lại rất tiểu thuyết trong việc tìm tòi và thái độ lao động
nghiêm túc, cẩn trọng. Cuối bài viết, tác giả đã kết luận rằng “đây là một tiểu thuyết
hay, kì công, kĩ lưỡng về một đề tài là cái cớ để tác giả trình bày hiểu biết và tình
yêu của mình về đời sống của một vùng đất cao nguyên với đậm đặc bản sắc văn hóa,
với trầm tích nhân văn mà ở xuôi không dễ gì có được ”. Bài viết cũng chỉ ra điểm
đáng tiếc trong tiểu thuyết này: “Có những đoạn anh gần như lướt, trong khi đáng lẽ
đấy là những điểm nhấn cho tiểu thuyết xum xuê rậm rạp thêm”.
Góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật cũng như tài năng của Đoàn Hữu Nam,
Sương Nguyệt Minh trong bài Thế giới nghệ thuật Đoàn Hữu Nam trong tiểu
thuyết Thổ phỉ đã đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về nghệ thuật đặc sắc
của Thổ phỉ. Đó là thế giới thổ phỉ tối tăm, quỷ ác, thế giới nhân vật và không gian
nghệ thuật đặc sắc, sinh động: “Một thế giới nhân vật lạ, có đời sống lạ Nhà văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Đoàn Hữu Nam là một người giàu tưởng tượng và có khả năng hư cấu nghệ thuật
khá cao, trong khi vẫn giữ được cảm xúc chân thực dào dạt chảy cùng ngòi bút” [21].
Có thể thấy, tác giả Sương Nguyệt Minh đã khẳng định những giá trị của tác phẩm và

đi đến kết luận rằng: “Thổ phỉ - một tiểu thuyết rất đáng đọc”.
Bên cạnh Văn Công Hùng, Sương Nguyệt Minh, tác giả Đoàn Minh Tâm
trong bài Tiểu thuyết Thổ phỉ - Vài cảm nhận trên Tạp chí Văn nghệ quân đội đã chỉ
ra những điểm thành công của tiểu thuyết Thổ phỉ. Trước hết, đó là một tác phẩm rất
thành công và thu hút được độc giả. Đó là “cuốn tiểu thuyết đủ hấp dẫn để bạn đọc
theo dõi từ trang đầu tiên cho đến dòng cuối cùng”. Sự hấp dẫn đó trước nhất đến từ
việc lựa chọn bối cảnh lịch sử cho đến việc chọn lọc và bút pháp nghệ thuật trong
việc xây dựng các nhân vật. Đoàn Minh Tâm khẳng định tài năng của Đoàn Hữu
Nam: “Chúng ta thấy tác giả đi vào hai mảng đề tài quan trọng của văn học Việt
Nam hiện đại đó là miền núi và chiến tranh cách mạng. Bản thân mỗi lĩnh vực trên
đã là một “siêu đề tài”, khiến cho nhiều người cầm bút xưa nay miệt mài sáng tác
hàng chục năm, thậm chí cả cuộc đời mà vẫn thấy “càng đi xa càng thấy rộng, chưa
thấy đâu là bờ bến”.
Bên cạnh đó còn có các đề tài nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ đi sâu vào
nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về các tác giả và các tiểu thuyết này. Có thể kể
tới luận văn thạc sĩ Giá trị tiểu thuyết Rừng động của Mạc Phi trong văn xuôi về đề
tài miền núi của Cầm Thị Lệ Hương. Trong luận văn, tác giả chỉ rõ những giá trị cơ
bản của Rừng động với tư cách một tiểu thuyết tiêu biểu về đề tài miền núi trong văn
học Việt Nam hiện đại. Đồng thời luận văn cũng khẳng định vị trí của tiểu thuyết
Rừng động trong văn học về đề tài miền núi. Tác giả đã viết: “Đọc Rừng động của
Mạc Phi ai là người sống trên địa bàn Tây Bắc cũng đều có cảm giác như được trở
về với làng bản của mình sau những ngày đi xa, với tất cả những cảnh vật quen
thuộc, ” [11, tr. 20].
Luận văn Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam của Ngô Quốc Tuấn (năm 2013) tập
trung khảo sát, nghiên cứu một số phương diện tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật
biểu hiện nổi bật trong các tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam. Trong đó, tác giả cũng có
đề cập đến hiện thực về thổ phỉ và cuộc đấu tranh tiễu phỉ của đồng bào miền núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


nhưng chỉ giới hạn trong tiểu thuyết Thổ phỉ. Qua đó, tác giả chỉ ra quan điểm nghệ
thuật, vùng thẩm mĩ riêng, nhân sinh quan và thế giới quan của nhà văn Đoàn Hữu
Nam khi viết về đề tài thổ phỉ [32].
Ngoài ra, cũng có thể kể đến các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan ít
nhiều đến đề tài thổ phỉ như: Thổ phỉ - tiểu thuyết đậm nét đặc trưng thể loại - của
Lộc Bích Kiệm.
Qua các ý kiến đánh giá, các công trình nghiên cứu nói trên, chúng tôi nhận thấy
các nhà phê bình, nghiên cứu và các tác giả luận văn đều đánh giá cao giá trị của các
tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải của Ma Văn Kháng, Rừng động
của Mạc Phi, Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam
trong mảng đề tài viết về dân tộc và miền núi. Phần lớn các ý kiến đánh giá, các công
trình nghiên cứu xoay quanh giá trị nội dung, nghệ thuật, đặc sắc của bút pháp tự sự,
phong cách nhà văn, nghệ thuật trần thuật, dấu ấn văn hóa và phong cách của mỗi nhà
văn. Vấn đề thổ phỉ cũng được các nhà nghiên cứu và các tác giả nói tới nhưng chỉ
dừng lại ở những bài báo nhỏ lẻ, hoặc một tác phẩm của một tác giả cụ thể mà chưa
có sự so sánh, khái quát giữa các tác giả, tác phẩm. Chưa có một công trình chuyên
biệt nào nghiên cứu về đề tài thổ phỉ của các nhà văn này. Trên cơ sở những ý kiến có
tính chất gợi mở của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi mạnh dạn tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc
và miền núi phía Bắc”.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lựa chọn luận văn “Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về
dân tộc và miền núi phía Bắc”, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính của
luận văn là đề tài thổ phỉ trong tiểu thuyết của một số nhà văn viết về dân tộc và miền
núi phía Bắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi tập trung nghiên cứu các tác phẩm chính sau đây:
Tiểu thuyết Rừng động, tập 1 của Mạc Phi, NXB Hội nhà văn, năm 1983 (in lần
đầu năm 1975).


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Tiểu thuyết Rừng động, tập 2 của Mạc Phi, NXB Hội nhà văn, năm 1983 (in lần
đầu năm 1977).
Tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe của Ma Văn Kháng, NXB Công an nhân
dân, năm 1996 (in lần đầu năm 1978).
Tiểu thuyết Vùng biên ải của Ma Văn Kháng, NXB Quân đội nhân dân, năm
2001 (in lần đầu năm 1983).
Tiểu thuyết Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, NXB Hội nhà văn, năm 2002
(in lần đầu năm 1984).
Tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam, NXB Hội nhà văn, năm 2010.
Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo một số tác phẩm văn học đương thời có liên
quan để đối chiếu, so sánh khi cần thiết.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thể hiện một cái nhìn khái quát, toàn diện về đề tài thổ phỉ trong dòng
văn học viết về dân tộc và miền núi. Luận văn đi sâu khảo sát, nghiên cứu, phân tích,
lí giải các tiểu thuyết để thấy được hiện thực lịch sử về cuộc sống đau thương, nghèo
đói, lạc hậu và u mê của đồng bào miền núi phía B¾c dưới chế độ thống trị của phìa
tạo, lang đạo, thổ ty cùng sự oanh tạc của bọn thổ phỉ, bọn phản động dã man, độc ác.
Đồng thời chỉ ra sự kiên cường, anh dũng, không ngại khó khăn gian khổ của những
cán bộ cách mạng miền xuôi tận tình bám dân bám bản, lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống thổ phỉ, xóa bỏ ách thống trị miền núi cho đồng bào các dân tộc thiểu số miền
núi phía Bắc và những người con tiên phong của núi rừng, giác ngộ, đi theo cách
mạng, chống lại cái ác, góp phần đem lại bình yên cho quê hương, làng bản. Bên
cạnh đó, luận văn cũng khảo sát những phương diện nghệ thuật cơ bản của các tiểu
thuyết này như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật
nhằm làm sáng tỏ giá trị của tác phẩm. Từ đó góp phần khẳng định những đóng góp
của các nhà văn Ma Văn Kháng, Mạc Phi, Phượng Vũ, Đoàn Hữu Nam cho nền văn
học nước nhà.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi lựa chọn một số phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
5. 1. Phương pháp khảo sát tác phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Tác phẩm là căn cứ chính để tiến hành nghiên cứu, vì thế chúng tôi tập trung
đọc và phân tích kĩ chủ yếu ở sáu tiểu thuyết: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải,
Rừng động, Hoa hậu xứ Mường, Thổ phỉ.
5. 2. Phương pháp thống kê phân loại
Việc thống kê phân loại là công việc quan trọng giúp cho việc phân tích, lí giải
đạt hiệu quả cao. Đồng thời, tần số xuất hiện tín hiệu nghệ thuật góp phần khẳng định
kết quả nghiên cứu.
5. 3. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
Tiểu thuyết là một thể loại có đặc trưng riêng. Vì vậy, sử dụng phương pháp này
nhằm đảm bảo cho việc khai thác tác phẩm một cách khoa học, chính xác, không áp đặt.
5. 4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích các tiểu thuyết ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Sau đó khái quát, tổng hợp nhằm tìm ra giá trị nội dung và nghệ thuật trong các tiểu
thuyết. Đồng thời khẳng định giá trị tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của các tác giả.
5. 5. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Sử dụng phương pháp này để thấy được nét chung và riêng của các tác giả Ma
Văn Kháng, Mạc Phi, Phượng Vũ, Đoàn Hữu Nam trong đề tài viết về thổ phỉ. Đồng
thời, khẳng định phong cách riêng của mỗi nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện
đại nói chung và trong mảng sáng tác về đề tài miền núi, đề tài thổ phỉ nói riêng.
6. Đóng góp mới của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về đề tài thổ phỉ trong
tiểu thuyết của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi ở phía Bắc nước ta. Qua
đó chỉ ra một hiện thực đau thương mà anh dũng của những người dân miền núi trong

những năm tháng đen tối dưới sự thống trị của thực dân Pháp và sự tàn bạo, độc ác
của bọn thổ phỉ. Đồng thời cũng góp phần khẳng định những đóng góp to lớn của các
nhà văn Ma Văn Kháng, Mạc Phi, Phượng Vũ và Đoàn Hữu Nam khi viết về dân tộc
và miền núi. Khẳng định vị trí của họ trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn
chúng tôi triển khai thành ba chương:
Chương 1: Đề tài thổ phỉ trong dòng văn học viết về dân tộc và miền núi.
Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người miền núi trong cuộc đấu tranh tiễu phỉ.
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
ĐỀ TÀI THỔ PHỈ TRONG DÒNG VĂN HỌC
VIẾT VỀ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

1.1. Đề tài là gì?
1.1.1. Khái niệm đề tài
Trong việc phản ánh cuộc sống, khả năng của văn học là hết sức to lớn và phong
phú. Đối tượng của nó bao gồm toàn bộ thế giới thiên nhiên, đời sống xã hội và cuộc
sống của từng con người. Đó là chân trời vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Nhưng trước
hiện thực vô hạn ấy, khả năng của một nhà văn là hữu hạn. Trong hoàn cảnh sống của
riêng mình, với một khoảng không gian và thời gian nhất định, với những yêu cầu cụ
thể của thời đại, với vốn sống, vốn văn hóa, vốn chính trị và tài năng nghệ thuật chỉ
có một mức độ, một giới hạn nhất định, khi viết một tác phẩm nào đó, nhà văn chỉ có
thể chú ý tới một lĩnh vực, một phạm vi cụ thể, xác định của hiện thực khách quan để
sáng tác. Phạm vi hiện thực đó có thể là tình yêu lứa đôi như trong bài thơ Đợi anh về
của C.Ximônốp, bài thơ Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn. Hoặc có thể là

chiến tranh như trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi, Dấu chân người lính
của Nguyễn Minh Châu, Viết về tình yêu, về chiến tranh chính là phạm vi hiện thực
mà các tác phẩm trên đề cập đến.
Các tác giả trong cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên đã nêu: “Đề
tài là một phương diện của nội dung tác phẩm, nó chỉ phạm vi hiện thực cụ thể đã
được nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm”. Các tác giả cũng
khẳng định: “Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng có một đề tài nhất định, nó được
xem như một nhân tố tương ứng với đối tượng phản ánh riêng của tác phẩm”. Thực
chất đề tài là một khái niệm về loại của hiện thực được miêu tả. “Có bao nhiêu loại
hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài. Tuy nhiên, cần thấy rằng, đề tài mang
dấu ấn rõ rệt của đời sống khách quan nhưng nó cũng là sự ghi nhận dấu ấn chủ
quan của nhà văn” [3, tr. 116].
Cuốn Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên đã nêu: “Đề tài là khái niệm
chủ yếu thể hiện phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học” [18, tr.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

259]. Các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cũng định nghĩa, đề tài là:
“Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong
sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm”. [5, tr.
110]. Đọc bất cứ tác phẩm nào chúng ta cũng bắt gặp những người, những cảnh và
tâm tình cụ thể sinh động. Đó là phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm. Tính chất
của phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm có thể hết sức đa dạng: chuyện con
người, chuyện con thú, cây cỏ, chim muông, đồ vật, hoặc chuyện thần tiên, ma quái,
chuyện quá khứ và chuyện tương lai, Nhưng mục đích của văn học không bao giờ
chỉ là giới thiệu những hiện tượng cụ thể cá biệt của đời sống hay tưởng tượng. Từ
những tác phẩm thần thoại xa xưa cho đến những tác phẩm cận đại, hiện đại, tác
phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua một phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm
để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa rộng hơn. Các
tác giả cũng khẳng định “đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát những chủ đề và xây

dựng những hình tượng, những tính cách điển hình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp
đề tài, chủ đề hòa quyện với nhau không tách được”, như một số tác phẩm ngụ ngôn,
truyện đồng thoại, một số thơ trữ tình, Căn cứ vào đó “Người tiếp nhận có thể đi
thẳng từ đề tài bên ngoài vào chủ đề, tư tưởng của tác phẩm” [18, tr. 262].
Tóm lại, đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái
quát, bình giá và thể hiện trong tác phẩm của mình. Tầm quan trọng của đề tài ở chỗ,
nếu chưa nhận ra đề tài, thì chưa bước vào tiếp nhận hình tượng. Tuy nhiên, “từ hiện
tượng nghệ thuật sinh động nhận ra loại con người và cuộc sống được phản ánh
trong tác phẩm không phải là một việc giản đơn” [18, tr. 259].
1.1.2. Các phương diện biểu hiện của đề tài
Có thể thấy rằng: “Giới hạn của phạm vi đề tài được xác định rộng hẹp khác
nhau” [18, tr. 259]. Đó có thể là một giới hạn bề ngoài như đề tài loài vật, đề tài sản
xuất, đề tài cải cách ruộng đất, đề tài kháng chiến chống Mĩ, đề tài bộ đội Trường
Sơn, đề tài tiểu tư sản, đề tài công nhân, Ở giới hạn bề ngoài của đề tài này, các
phạm trù xã hội, lịch sử đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ như, người ta có thể nói đề
tài nông dân và đề tài tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao, Lỗ Tấn. Tuy nhiên, đối
tượng nhận thức của văn học là cuộc sống, con người xã hội với tính cách và số phận
của nó, với nhiều mối quan hệ quan hệ nhân sinh phức tạp của nó. Vì vậy, “cần đi sâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vào phương diện bên trong của đề tài” [18, tr. 260] để tìm hiểu, nghiên cứu. Đó là
cuộc sống nào, con người nào được miêu tả trong tác phẩm. Chẳng hạn Tắt đèn thể
hiện cuộc sống bế tắc, không lối thoát của người nông dân trước Cách mạng tháng
Tám. Sống mòn của Nam Cao thể hiện cuộc sống quẫn bách, mòn đi, rỉ ra, không lối
thoát của tầng lớp trí thức nghèo. Bất cứ tác phẩm văn học nào ta cũng có thể nhận ra
ở trong đó những mảnh đời, những con người với những số phận cụ thể được phản
ánh trong đó. Việc xác định đề tài cho phép liên hệ nội dung tác phẩm với một mảnh
đời sống nhất định của thực tại. Tuy nhiên, không nên đồng nhất đề tài với đối tượng
nhận thức, chất liệu đời sống hay nguyên mẫu thực tế của tác phẩm, bởi đối tượng là

một cái gì nằm ngoài tác phẩm, đặt đối diện với tác phẩm. Đề tài của tác phẩm là một
phương diện nội dung tác phẩm, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn
của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản
ánh trong tác phẩm. Lẫn lộn hai mặt này sẽ dẫn đến việc biến phân tích tác phẩm
thành phân tích đối tượng được miêu tả trong tác phẩm. Con đường nhận thức đề tài
tác phẩm là đi từ nội dung trực tiếp của tác phẩm, xác định những đường nét lịch sử
xã hội của nó. Mỗi nhân vật của tác phẩm đều có thể tiêu biểu cho một tầng lớp xã
hội, mang một tính cách xã hội, hoạt động trong một lĩnh vực đời sống, đều có thể
tiêu biểu cho một đề tài. Ví dụ như hoàn cảnh gia đình chị Dậu, là một gia đình nông
dân, vì xuất sưu của chồng và người em chồng mà chồng bị đánh, bị trói, con bị bán,
bản thân đi làm vú em lại còn phải chịu bao nỗi tủi nhục, đến cuối tác phẩm, tiền đồ
vẫn “tối đen như mực” thì đề tài tác phẩm không xa rời cuộc sống đó và các thế lực
liên quan đến nó. Cả nhà Dậu cùng chung một số phận bi thảm thì đề tài tác phẩm là
số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
Tuy nhiên, tác phẩm Tắt đèn không phải chỉ miêu tả có một gia đình chị Dậu.
Theo bước chân và quan hệ của chị Dậu, đề tài tác phẩm còn được mở rộng: với Nghị
Quế, tác phẩm mở ra mảng đề tài quan nghị, một “đặc sản” lố bịch của xã hội thực
dân thuộc địa; với lí trưởng, chánh tổng, tuần đinh, lính lệ, tác phẩm mở ra mảng đề
tài bộ máy cai trị địa phương tham lam, tàn bạo. Hình tượng quan phủ, quan cụ nới
rộng diện phản ánh tới cuộc sống bỉ ổi xấu xa của bọn quan lại. Như vậy, khi nói đến
đề tài tác phẩm ta không chỉ nói tới một đề tài, mà thực chất là một hệ thống đề tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

liên quan nhau, bổ sung cho nhau tạo thành hệ đề tài của tác phẩm. Đề tài Truyện
Kiều cũng là một hệ thống như vậy. Ở đó có tình yêu lứa đôi, vợ chồng, hoạt động
nhà chứa, có đời sống quý tộc, có sự nổi loạn chống lại triều đình, có việc quan lại xử
oan, có đề tài báo ân báo oán, Tất cả xoay quanh đề tài về cuộc đời bất hạnh của
người phụ nữ tài hoa.
Như vậy, chúng ta thấy, “Thực chất đề tài là một khái niệm về loại của hiện

tượng đời sống được miêu tả”. Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống, có bấy nhiêu
đề tài. Việc nhận thức đề tài phải chỉ ra bản chất xã hội của hiện tượng. Nhưng tác
phẩm văn học thường thấy sự không trùng khít giữa hiện tượng miêu tả và nội dung ở
lại bên trong” [18, tr. 261]. Chẳng hạn, Lời kĩ nữ của Xuân Diệu trước Cách mạng
đúng là bài thơ làm theo “lời kĩ nữ”, nhưng không thể nói bài thơ chỉ viết về đề tài kĩ
nữ, vì ở đây, với tư cách là nhà thơ trữ tình, Xuân Diệu muốn mượn lời kĩ nữ để biểu
hiện cái tôi cô đơn lạnh lẽo trước cuộc sống đương thời, một đề tài được nhà thơ thể
hiện trong tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Trong khi đó Tiếng hát sông Hương
của Tố Hữu là bài thơ về đề tài kĩ nữ, nhưng lại nằm trong mảng đề tài viết về những
người nghèo khổ, bất hạnh, bị hắt hủi, áp bức trước Cách mạng, như Vú em, Lão đầy
tớ, Hai đứa em, Đi đi em,
Bên cạnh đó, cũng có thể thấy rằng: “Khái niệm loại của đề tài không chỉ bắt
nguồn từ bản chất xã hội của tính cách, mà còn gắn liền với loại hiện tượng lịch sử
xuất hiện trong đời sống và có âm vang đời sống tinh thần một thời, hoặc trong một
giới nào đó” [18, tr. 161]. Chẳng hạn, ta có thể gặp đề tài số phận người chinh phụ,
người cung nữ, đề tài người tài hoa trong sáng tác của Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia
Thiều, Nguyễn Du khoảng cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Hoặc trong thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu nổi lên đề tài những người trung nghĩa. Văn học Nga thế kỉ XIX
hình thành đề tài gọi là “con người thừa” từ môi trường quý tộc, đề tài những người
tháng Chạp, đề tài những người “hư vô chủ nghĩa”, đề tài “con người nhỏ bé”, đề tài
“phàm tục tiểu tư sản”, Trong văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1945 - 1975 nổi
lên hàng đầu đề tài chiến tranh, đề tài người lính và hiện thực cách mạng.
Các tác giả cũng chỉ ra “Đề tài tác phẩm văn học chẳng những gắn liền với hiện
thực khách quan mà còn do lập trường tư tưởng và vốn sống nhà văn quy định” [18,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

tr. 262]. Chẳng hạn, trong khi phần lớn các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn viết về đề
tài xung đột trong các gia đình phong kiến địa chủ, khẳng định quyền tự do luyến ái
của lớp thanh niên tân thời, thì các nhà văn gần gũi với đời sống nhân dân chọn đề tài

về số phận bi thảm của các tầng lớp nhân dân lao động, sự tham lam thối nát của bọn
quan lại, địa chủ. Cùng viết về đề tài tiểu tư sản nhưng tác phẩm của Đỗ Đức Thu
thiên về phơi bày sự tầm thường của lối sống viên chức, còn Nam Cao xoáy vào
những cảnh đời xám xịt của tầng lớp tri thức nghèo, sống dở chết dở, mòn mỏi,
không ánh sáng tương lai của xã hội cũ.
Tóm lại, đề tài thể hiện phạm vi rộng hẹp khác nhau của hiện thực đời sống xã
hội xung quanh, gắn liền với một giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể, gắn liền với hiện
thực khách quan và chịu sự chi phối bởi vốn sống của nhà văn. Việc lựa chọn đề tài
đã bắt đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.
1.2. Những đề tài tiêu biểu trong văn học dân tộc và miền núi
Văn học viết về dân tộc và miền núi có vị trí quan trọng trong dòng chảy và là
nơi lưu giữ những trữ lượng văn hóa tinh thần phong phú của nhiều dân tộc anh em.
Nó đã tạo dựng được bức tranh hiện thực lớn lao về cuộc sống, con người miền núi
trong cách mạng, kháng chiến và công cuộc xây dựng đất nước. Trong suốt quá trình
hình thành và phát triển theo dòng thời gian, mảng văn học này đã đề cập đến rất
nhiều đề tài khác nhau.
1.2.1. Đề tài “truyện đường rừng”
Ngay từ đầu thế kỉ XX, khi quá trình hiện đại hóa văn học diễn ra mạnh mẽ trên
mọi phương diện, văn học mở rộng đề tài từ nông thôn đến thành thị, hầm mỏ và rừng
núi. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học, bên cạnh hiện thực phản ánh chủ yếu là cuộc
sống con người vùng đồng bằng Bắc Bộ thì một số tác phẩm văn xuôi về dân tộc và
miền núi đã ra đời và được gọi là “truyện đường rừng”. Các cây bút viết “truyện
đường rừng” chủ yếu giai đoạn này là Lan Khai, Thế Lữ, Đái Đức Tuấn, thiên về
yếu tố kì ảo, lãng mạn. Trong đó, Lan Khai là cây bút có đóng góp đáng kể vào đề tài
miền núi trước Cách mạng tháng Tám với các tập truyện Tiếng gọi của rừng thẳm,
Truyện đường rừng, Suối đàn gồm nhiều truyện về phong tục, lịch sử và truyện
truyền kì. Thế Lữ không chỉ là người “phất lá cờ tiên phong trong phong trào thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Mới” [24, tr. 35] mà còn nổi danh với các truyện trinh thám và “truyện đường rừng”
trong các tập Một chuyện báo thù ghê gớm, Vàng và máu, Gió trăng ngàn, Hoặc
Đái Đức Tuấn với Thần hổ và Ai hát giữa rừng khuya, đều là những truyện kinh dị
đường rừng mang nặng các tình tiết hoang đường, ma quái. Một số truyện khác lấy
miền núi làm đề tài xuất hiện rải rác trong khoảng thời gian 1930 - 1945 như Ngọn
gió rừng của Trần Thanh Mại; Người sơn nhân và Khói lam chiều của Lưu Trọng
Lư; Đi săn khỉ của Vũ Trọng Phụng; Lan rừng của Nhất Linh; Ngậm ngải tìm trầm
của Thanh Tịnh; Cô thổ quàng khăn đỏ của Vũ Bằng, Miền núi trong các truyện
này hiện lên như một thế giới bí ẩn, linh thiêng, đầy nguy hiểm và bất trắc, vừa gợi trí
tò mò khám phá vừa tạo cảm giác ghê sợ. Không gian thường xuất hiện bóng tối và
những hình ảnh, âm thanh có sức tác động, kích thích mạnh vào cảm giác người đọc,
khơi gợi tính hiếu kì và rùng rợn trong một thế giới nửa hư nửa thực. Đối với các nhà
văn thời kì này, rừng là một thế giới thiên nhiên hoang dã đầy bí ẩn, là nơi diễn ra
những xung đột quyết liệt giữa con người và con người để tranh giành sự sống, là nơi
rừng thiêng nước độc lắm hiểm nguy. Hoặc thiên nhiên là một thế giới ghê rợn của
ma quỷ và các loài mãnh thú, là một xứ sở xa xôi, tăm tối mà trong môi trường đó
con người dường như hoàn toàn chìm khuất giữa hoang vu.
Bên cạnh đó, viết về cuộc đời vất vả của người lao động miền núi trong cuộc
mưu sinh, những người ở vị trí thấp hèn bị bóc lột, áp bức và chìm đắm trong u mê
lạc hậu có các tác phẩm như Dưới miệng hùm, Lô Hnồ của Lan Khai, Tiếng khèn
của Khái Hưng, Đi săn khỉ của Vũ Trọng Phụng. Văn xuôi miền núi trước Cách
mạng tháng Tám giống như “những bước dò dẫm tìm đường của các nhà thám hiểm
lần đầu tiếp cận địa bàn rừng núi” [24, tr. 43]. Tuy nhiên, công lao khai vỡ một
mảng đề tài hoàn toàn mới mẻ của các nhà văn là điều thực sự đáng trân trọng. Đây là
một thành tựu trong lịch sử văn học, góp phần hoàn chỉnh diện mạo của văn học Việt
Nam hiện đại nửa đầu thế kỉ XX.
1.2.2. Đề tài về chiến tranh, cách mạng
Sau cách mạng, hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng đất nước diễn ra
trên địa bàn miền núi đã tạo cơ hội cho văn học mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực.
Theo các nẻo đường cách mạng, các nhà văn có điều kiện thâm nhập thực tế lao


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

động, chiến đấu của các dân tộc, từ đó có được vốn sống và nguồn cảm hứng sáng tạo
về miền núi phong phú hơn nhiều so với những cây bút “truyện đường rừng” trước
cách mạng. Văn xuôi về miền núi phát triển mạnh và đạt đỉnh cao với tác phẩm của
những người Kinh.
Đề tài mà các nhà văn quan tâm đầu tiên là phản ánh chân thực hình ảnh nhân
dân các dân tộc ở Việt Bắc, Tây Bắc trong cách mạng giải phóng dân tộc và kháng
chiến. Trong Nhật kí ở rừng (1948) và bút kí Truyện biên giới (1951) của Nam Cao
gương mặt chân thực của những người Thổ, người Dao trong kháng chiến ở Việt Bắc
là sự nhìn lại, nhận thức lại hình ảnh miền núi từng bị thêu dệt trong tâm thức người
đọc một thời. Nam Cao viết: “Người Mán chẳng có gì đáng sợ ( ). Họ chẳng giết ai,
và cũng chẳng có gì là quái gở”. Những trang Ở rừng được viết với bao cảm thông,
yêu mến, xót xa trước tình cảm chất phác và cuộc sống còn quá lạc hậu của đồng bào.
Các tập truyện Núi cứu quốc (1948) và Truyện Tây Bắc (1953) của Tô Hoài làm ấm
lên tình người, tình núi. Trong đó, Vợ chồng A Phủ là “tác phẩm thành công xuất sắc
đầu tiên về đề tài miền núi trong nền văn xuôi cách mạng hiện đại” [24, tr. 247]. Tác
phẩm Núi cứu quốc là hình ảnh chân thực về con người miền núi với bản chất thật
thà, chất phác, trung thành với cách mạng. Bên cạnh đó, Truyện Tây Bắc phản ánh sự
vùng dậy của nhân dân các dân tộc Tây Bắc chống chế độ áp bức của phong kiến,
thực dân, ca ngợi cách mạng đã giải phóng cho nhân dân thoát khỏi cuộc đời tăm tối.
Cả ba truyện Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ là sự đồng
cảm, sự sẻ chia thật tha thiết với con người. Tình cảm của người viết đã hòa quyện
với tình cảm nhân vật một cách tự nhiên, sâu lắng. Tập Truyện Tây Bắc phản ánh sâu
sắc những cảnh ngộ bất hạnh của người phụ nữ vùng cao cùng sự lí giải căn nguyên
nỗi khổ nhiều khía cạnh. Trong đêm dài nô lệ ở miền núi, hầu hết những người phụ
nữ là những người có nhan sắc bị đầy đọa bởi cường quyền, thần quyền. Thần quyền
trở thành công cụ hữu hiệu để tầng lớp thống trị giam hãm người phụ nữ trong nô lệ.
Thân phận cô Ảng, cô Mát trong Cứu đất cứu mường, một thời đẹp nức tiếng đất

Mường Cơi phải hầu hạ quan châu, quan lang các mường, có con với lang nhưng bị
làng phạt vạ vì “nhà quan không nhận thì nó chỉ bằng trứng con quạ, con cú”. Cô
Mát trong Mường Giơn vừa qua những ngày hạnh phúc ngắn ngủi với chồng, bị quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

bang Kỳ cướp đi mất tích. Cô Mỵ trong Vợ chồng A Phủ bị nhà thống lí bắt về làm
con dâu gạt nợ, quen với cái khổ nghĩ mình không bằng con trâu, con ngựa. Mỵ tin
rằng đã bị “trình ma” nhà thống lí thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đó.
Tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành thể hiện sức sống mãnh liệt
của con người Tây Nguyên được biểu tượng hóa trong hình ảnh thiên nhiên bất tử:
“Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn,
hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời Đạn đại bác không giết nổi chúng, những
vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường
tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã ”. Có thể nói, cây xà nu
của Nguyên Ngọc là biểu tượng đặc sắc nhất trong văn xuôi miền núi tượng trưng cho
sức sống bất diệt của con người vùng cao. Từ biểu tượng ấy mở ra lịch sử buôn làng
Tây Nguyên với các thế hệ tiếp nối nhau cầm giáo chống Mĩ - Ngụy, bảo vệ cán bộ
và gìn giữ buôn làng. Thế hệ cha anh nằm xuống đã có những mầm non sung sức
mọc lên. Cùng đề tài chiến tranh còn có Kí sự Cao Lạng (1951) của Nguyễn Huy
Tưởng phản ánh chiến dịch chống Pháp và tiểu thuyết Kan Lịch (1968) của Hồ
Phương viết về sự mưu trí, lòng dũng cảm của du kích dân tộc Pa Kô trong chiến đấu
chống Mĩ. Từ khi miền Bắc được giải phóng, bên cạnh các nhà văn tiêu biểu, đề tài
miền núi còn có sự đóng góp của một số cây bút với những sáng tác như Những
người côn hướn (1957) của Lê Tuấn Việt, Xuân về trên rẻo cao (1959) của Hoàng
Thao, Đường sáng của Bàng Thúc Long, Tất cả đều hướng tới khai thác hiện thực
đời sống đồng bào các dân tộc vùng cao trong cách mạng dân tộc - dân chủ.
1.2.3. Đề tài xây dựng cuộc sống mới của đồng bào miền núi
Bên cạnh đề tài chiến tranh cách mạng, đề tài xây dựng cuộc sống mới của đồng
bào miền núi cũng được khai phá. Tiêu biểu là tập truyện ngắn Rẻo cao (1962) của

Nguyên Ngọc và tiểu thuyết Miền Tây (1965) của Tô Hoài. Nhà nghiên cứu Phong
Lê đã nhận xét: “Đọc Rẻo cao ta lại được gặp Nguyên Ngọc trong giọng điệu đằm
thắm, sôi nổi, những cảm xúc tinh tế, ngọt ngào, cái nhìn lành khỏe, trong trẻo. Ở
đây, sau Đất nước đứng lên, lại một lần nữa, ta thấy thiên nhiên và con người miền
núi quả có một sức hấp dẫn, một sức tác động trở lại đối với Nguyên Ngọc làm cho
ngòi bút của anh trở nên phơi phới, tha thiết, lắng sâu". Họ là những người dân bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

xứ còn thiếu chữ nhưng thừa nhiệt huyết, như người bí thư xã kiêm phát hành viên
báo chí: “Cắm đi ngày đi đêm, vai đeo súng, báo cuộn tròn trong ống nứa đeo lưng.
Mưa hay nắng, hay gió bão, báo Đảng cũng không dừng lại một ngày nào, một giờ
nào trên những sườn núi Mèo cheo leo, hiểm trở và ẩn hiện trong mây này ”. Miền
Tây của Tô Hoài đã cho thấy những thay đổi lớn lao về kinh tế - xã hội ở Tây Bắc,
đồng thời cũng chỉ ra được những khó khăn riêng trong công cuộc xây dựng ở vùng
cao như mê tín dị đoan nặng nề, sự phá phách của bọn phản động. Phản ánh nét đẹp
cuộc sống, con người mới còn có tùy bút Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân, truyện
ngắn Mùa lạc (1960) của Nguyễn Khải, các truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (1970) và
Núi đỗ quyên (1971) của Nguyễn Thành Long là những truyện ngắn đẹp, trong trẻo
như những bông tuyết đầu mùa nhưng mang sức nặng tình đời sâu lắng của những vẻ
đẹp nhân văn, sống giữa cô đơn băng giá và sương mù, ngày đêm quên mình hoạt
động vì khoa học kĩ thuật. Một chàng thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí
địa cầu ở Sa Pa “thèm” gặp người đến mức phải đẩy khúc cây chắn ngang đường xe
khách, thấm thía nỗi cô độc hàng đêm khi cái im lặng “như bị chặt ra từng khúc” vẫn
sẵn sàng lên làm việc trên đỉnh Phan Xi Păng (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long).
Một người trai từ miền Nam ra dạy học ở rẻo cao tỉnh Lào Cai, quan niệm “nhiều cái,
người bình thường cho là gian khổ, ta thấy là hạnh phúc” (Núi Đỗ Quyên - Nguyễn
Thành Long). Có thể nói Mùa lạc là mùa vui, là mùa hồi sinh sự sống, mùa của những
cuộc đổi đời. Tác phẩm là bài ca ca ngợi sức sống vĩnh hằng của con người, vượt qua
những mặc cảm, những khó khăn của cuộc đời để đi tới bến bờ của tình yêu và hạnh

phúc. Góp phần phản ánh bước chuyển mình của đời sống miền núi còn có các tiểu
thuyết Làng cao (1972) của Sao Mai, Vùng cao (1975) của Đỗ Quang Tiến,
Không chỉ dừng lại ở những đề tài nói trên, văn xuôi về dân tộc và miền núi sau
chiến tranh còn hướng tới phản ánh nét đẹp cuộc sống, con người mới. Đặc biệt là
việc khai phá, tạo dựng hình ảnh cuộc sống, con người mới ở vùng cao, tiêu biểu như
truyện ngắn của Bùi Nguyên Khiết với các tập Dáng núi (1977), Mùa hoa ban nở
(1979), Mưa tuyết (1980) và các tiểu thuyết như Gió rừng (1976), Trăng non (1984)
của Ma Văn Kháng. Tất cả đều là những đóng góp không nhỏ vào mảng đề tài này.
Đến thời kì đổi mới, văn xuôi về miền núi vẫn tiếp tục phát triển với những đặc
điểm mới. Đời sống văn nghệ cởi mở, dân chủ cùng cơ chế xuất bản, in ấn rộng rãi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

khiến số lượng tác phẩm gia tăng, đề tài cùng được mở rộng. Công cuộc đổi mới với
kinh tế thị trường từng bước đem lại những chuyển biến ở địa bàn miền núi đã thu hút
sự quan tâm của các cây bút. Nét mới đầu tiên của văn xuôi miền núi thời kì này là
mở rộng đề tài, chủ đề. Một số tiểu thuyết trở lại khai thác hiện thực miền núi những
năm đầu cách mạng với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân các dân tộc như Nhớ
Mai Châu (1987) của Tô Hoài, Trên đỉnh đèo giông bão (2004) của Đoàn Hữu
Nam, Hay đi vào hiện thực những năm chống Mĩ như Lạc rừng (1999) của Trung
Trung Đỉnh. Nhìn chung, những tác phẩm tìm cảm hứng từ quá khứ này đều xoay
quanh những vấn đề phổ quát của chiến tranh, của cách mạng, sức sống và bản lĩnh
của dân tộc, tình đoàn kết và tinh thần cộng đồng, con đường thu phục lòng dân và
cảm hóa tầng lớp lang đạo ở miền núi.
Bên cạnh đề tài chiến tranh cách mạng, nhiều tác phẩm hướng về công cuộc xây
dựng đời sống, phát triển kinh tế ở vùng núi và phạm vi hiện thực được mở rộng hơn.
Những mảng tối văn học trước đây từng né tránh nay được phơi bày. Cùng sự hiện
hữu của cái nghèo, cái ác, tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với vùng cao là
vấn đề được nhiều tác phẩm quan tâm. Sự thâm nhập của thương trường phá vỡ trật
tự của rừng xanh, lối sống thực dụng làm rạn nứt nếp nghĩ truyền thống, cái xấu xa

phi pháp khuấy đảo sự thanh bình của làng bản, được thể hiện trong một số tác phẩm
như Lửa cháy trong rừng hoang của Sương Nguyệt Minh, Ngoài cửa trời chưa
sáng cùng các truyện ngắn khác của Đỗ Bích Thúy. Bên cạnh những vấn đề mang
tính xã hội, một số tác phẩm đã đi vào các khía cạnh của đời tư con người như tập
truyện Số phận đàn bà (1990) của Hoàng Thị Cành với những thân phận đàn bà nhỏ
nhoi, yếm thế hoặc trắc trở, bất hạnh trong hôn nhân. Tập truyện ngắn Tiếng chim kỉ
giàng (2004) của Bùi Thị Như Lan với những mảnh đời bị trói buộc bởi lương tâm và
bổn phận, hi sinh hạnh phúc riêng vì người khác. Việc khai thác vấn đề số phận cá
nhân đã làm giàu thêm chất văn xuôi, chất tiểu thuyết cho các tác phẩm và nêu cao
tinh thần nhân văn, nhân bản chính là xu thế chung của văn học đổi mới.
Như vậy, có thể thấy xuôi về đề tài dân tộc và miền núi hướng tới nhiều khía
cạnh, nhiều đề tài khác nhau, làm nên bản hòa ca đa sắc màu cùng nền văn học Việt
Nam. Viết về cuộc đời vất vả của người lao động miền núi trong cuộc mưu sinh,
những người ở vị trí thấp hèn bị bóc lột, áp bức và chìm đắm trong u mê, lạc hậu.

×