Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Điều tra, đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường tại một số điểm du lịch vùng dân tộc và miền núi kỷ yếu dự án môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 220 trang )


ỦY BAN DÂN TỘC
***




BÁO CÁO TỔNG KẾT CÁC CHUYÊN ĐỀ
DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH
VÙNG DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
***

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban Dân tộc
Đơn vị thực hiện: Viện Dân tộc
Chủ nhiệm dự án: Ths. Phan Hồng Minh










6960-1
28/8/2008


Hà Nội, tháng 3 năm 2008
MỤC LỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ

Số
TT
Tên chuyên đề Người thực hiện
Trang

1
Tiềm năng và định hướng phát triển
du lịch vùng dân tộc miền núi Việt
Nam
Hà Quế Lâm
Nguyên vụ trưởng Vụ CSDT - Giám
đốc Trung tâm nghiên cứu DTTS
&MN (RECEM


2

2
Tình hình thực hiện các quy định về
bảo vệ môi trường tại các địa điểm
du lịch vùng dân tộc và miền núi:
thực trạng và giải pháp
PGS.TS Phạm Trung Lương
Viện nghiên cứu và phát triển
du lịch



15


3
Một số giải pháp nâng cao nhận
thức cho các tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động du lịch về bảo vệ môi
trường tại các điểm du lịch vùng
dân tộc và miền núi
Phạm Hồng Long
Khoa Du lịch học Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội



42

4
Tác động của hoạt động du lịch đến
đời sống văn hoá ở vùng dân tộc và
miền núi
PGS,TS Lê Ngọc Thắng
Viện Dân tộc

51

5
Một số vấn đề lý luận và quy định
của nhà nước về phát triển du lịch

gắn với bảo vệ môi trường, du lịch
bền vững
Nguyễn Thị Nhiên
Lương Thị Thanh Tâm
Viện Dân tộc

70

6
Đánh giá tổng quan hoạt động bảo
vệ môi trường tại các điểm du lịch
vùng dân tộc và miền núi: thực
trạng và giải pháp

Ths. Phan Hồng Minh
CN. Nông Hồng Sơn
Viện Dân tộc


83

7
Một số kinh nghiệm về phát triển du
lịch gắn với bảo vệ môi trường của
một số quốc gia trong khu vực châu
Á
Nguyễn Thị Kim Oanh
Vụ Kế hoạch- Tài chính UBDT



102


8
Hiệu quả bảo vệ môi trường của
một số mô hình du lịch bền vững tại
Việt Nam - một số kiến nghị vận
dụng phát triển du lịch vùng dân tộc
miền núi
Ths. Phạm Văn Vải
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Xã
hội và Môi trường



122

9
Môi trường tại các điểm du lịch
vùng dân tộc và miền núi: hiện
trạng và giải pháp
Hoàng Hoa Quân
Viện nghiên cứu và phát triển du
lịch

130

10
Phát triển du lịch bền vững ở vùng
dân tộc và miền núi: thực trạng và

giải pháp
Đinh Thị Hòa
Nguyễn Thị Xuân Năm
Viện Dân tộc

175


11
Vấn đề thể chế hóa luật bảo vệ môi
trường và các quy định bảo vệ môi
trường trong hoạt động du lịch ở
vùng dân tộc và miền núi

Ths. Hoàng Thị Lâm
Viện Dân tộc
185


12
Vấn đề kiểm tra, xử phạt quy định
bảo vệ môi trường tại các điểm du
lịch vùng dân tộc và miển núi-
thực trạng và giải pháp
PGS,TS Lê Ngọc Thắng
Th.s Phan Hồng Minh
Viện Dân tộc
196

13


Một số giải pháp bảo vệ môi
trường tại các điểm du lịch vùng
dân tộc miền núi

Trần Văn Đoài
Nguyễn Thị Lan
Viện Dân tộc



207


1
TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DÂN
TỘC MIỀN NÚI VIỆT NAM
Người thực hiện: Hà Quế Lâm
1

Lời dẫn:

Cuộc sống của nhân dân các dân tộc Việt Nam, sống trong hoà bình trên
con đường tiến lên CNH, HĐH đất nước, đang hoà nhập với cộng đồng quốc tế
(nước ta ra nhập WTO năm 2006). Nhu cầu về tìm hiểu các nền văn hoá vật thể
và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc nước ta ngày càng nâng cao. Truyền
thống đoàn kết dân tộc trong lịch sử cũng như trong cu
ộc đấu tranh giải phóng
đất nước khỏi ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến và chế độ thuộc địa Pháp
ở Đông Dương ở thế kỷ thứ XX là một bản anh hùng ca bất hủ. Tinh thần đoàn

kết đó ngày càng được củng cố và phát triển, do đó nhu cầu du lịch, tham quan
các vùng dân tộc để hiểu biết về văn hoá các dân tộc là lẽ tự nhiên, là một nhu
cầu thi
ết thực. Phương thức tham quan du lịch là phương thức tốt nhất để các dân
tộc hiểu biết nhau hơn. Mỗi dân tộc được hình thành và phát triển đều có một
phong cách văn hoá riêng, tập quán văn hoá đó chính là bản sắc văn hoá các dân
tộc ở nước ta, mà cộng đồng quốc tế cũng muốn tìm hiểu về đất nước và con
người Việt Nam.
Du lịch văn hoá dân tộc bao gồm cả tập quán cu
ộc sống, phương thức sản
xuất, văn hoá ứng xử, đời sống tâm linh đó là tôn giáo các dân tộc thờ tự, coi đó
là niềm tin, lẽ sống trên các vùng phong cảnh tươi đẹp của các vùng tổ quốc ta.
Mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng, một số dân tộc có chữ viết
riêng như người Thái, người Dao, người Khmer, người Chăm.v v. Đó là một kho
tàng văn hoá dân gian phong phú cần được quảng bá trong nước và qu
ốc tế trong
tương lai.











1
Nguyên vụ trưởng Vụ CSDT - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu DTTS &MN (RECEM)


2
Việt Nam là quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc cùng sinh sống từ Bắc
vào Nam, các dân tộc sống xen kẽ với người Kinh đa số từ mục Nam Quan đến
mũi Cà Mau. Tuy nhiên, có một số vùng trên đất nước chỉ có một hoặc một số
dân tộc sống tập trung như các huyện có người Mông ở các tỉnh Hà Giang, Lào
Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái; các tỉnh có nhiều người Thái sinh
sống như Sơn La, Điệ
n Biên, Nghệ An. Người Tày Nùng ở Cao Bằng, Bắc Cạn,
Lạng Sơn và một số huyện Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái.
Người Mường ở Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ. Các dân tộc thiểu số ở miền
Trung, Tây Nguyên, tập trung ở một số tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum, Gia Lai, Đak
Lak, Lâm Đồng và một số huyện miền núi ở các tỉnh ven biển miền Trung như
dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận; dân tộc Khmer tập trung tại hai tỉnh
Sóc Trăng và Trà Vinh và m
ột số huyện các tỉnh Tây Nam Bộ.
Về cơ cấu dân cư sau năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước,
bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, việc tổ chức sản xuất cơ cấu lại dân cư làm
cho tỷ lệ thành phần dân tộc ở địa phương có thay đổi , nếu kể đến việc di cư tự
do giữa các vùng thì cơ cấu dân cư
và thành phần dân tộc giữa các vùng cũng có
nhiều thay đổi. Tóm lại tình hình dân tộc thiểu số ở nước ta sống xen kẽ là chủ
yếu, song vẫn có một số vùng tập trung một số dân tộc đặc trưng có thể tổ chức
du lịch văn hoá dân tộc giữa các vùng trong cả nước.
I. Đặc điểm kinh tế, xã hội, tự nhiên các vùng dân tộc và miền núi
Việt Nam.
Đất nước Việt Nam hình chữ S t
ừ Bắc vào Nam , hai đầu Bắc Nam là hai
vựa lúa trù phú làm cho Việt Nam nổi tiếng về xuất khẩu gạo thuộc hàng nhất nhì
thế giới. Cùng với lúa gạo còn có các khoáng sản như mỏ than, mỏ đá, mỏ đồng,

chì, kẽm, thiếc, mỏ Apatit, vàng, bạc, đá quý, nhiều thác cao có nguồn thuỷ điện
dồi dào, nhiều núi non sông suối tạo thành một đất nước hùng vĩ, có hơn 2.300
km bờ biển là nguồn tài nguyên biển phong phú, có khu m
ỏ dầu lửa thềm lục địa
đang được mở mang phát triển làm giàu cho đất nước.
Con người Việt Nam giàu tình cảm, có truyền thống thương yêu đoàn kết
trong lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước, nhất là thế
kỷ thứ XX cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp, chống Mỹ lật đổ chế độ
phong kiến đã làm cho nước Việt Nam nổi tiếng, cả
thế giới quan tâm và biết
đến, đã ra nhập cộng đồng quốc tế WTO năm 2006 và trở thành uỷ viên không
thường trực Liên Hiệp Quốc 2007 là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh chúng ta.
1. Đặc điểm kinh tế tự nhiên.
Nước Việt Nam có diện tích 331.689 km
2
đứng ở hàng 65 trên thế giới, dân số
ước lượng giữa năm 2007 là 87.375.000 (điều tra năm 1999 là 76.323.173
người), mật độ dân số 253 người/km
2
. Đặc điểm địa lý tự nhiên là miền Bắc
nhiều núi đá cao thấp dần xuống đồng bằng Bắc Bộ. Miền Trung có dãy Trường
Sơn thấp dần ra biển, có cao nguyên đất đỏ bazan phù hợp với phát triển cây công
nghiệp như cao su, cà phê, tiêu, điều, trồng bông và các cây công nghiệp khác.
Khí hậu gió mùa, có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Có 2 con sông lớn: sông
Hồng chảy qua đồng bằng Bắc bộ, sông Mêkông (Cửu Long) chảy qua đồng bằ
ng

3
sông Cửu Long (6 tỉnh Tây Nam Bộ). Ngoài ra hệ thống sông ngòi chằng chịt
chảy ra biển Đông, cả nước là rừng nhiệt đới xanh bát ngát quanh năm. Dân ca có

câu “Tiền rừng, biển bạc” nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ngàn đời để
lại cho thế hệ ngày nay, tiềm năng về đất rừng, khoáng sản, nguồn dược liệu quý
hiếm với tinh thần cần cù lao động của con người Việt Nam có mối quan hệ thân
thiện với các nướ
c láng giềng, nhất định nước ta sẽ xây dựng thành công nước
Việt Nam CNH, HĐH trong đầu thế kỷ XXI.
2. Đặc điểm về xã hội- dân tộc-tôn giáo.
Nước ta trải qua nhiều chế độ xã hội trong lịch sử 4000 năm phát triển. Từ
sau Công nguyên đến nay nước ta chuyển từ chế độ thuộc địa phong kiến sang
chế độ tư bản Pháp cai trị hơn 80 năm từ giữa th
ế kỷ thứ XIX đến giữa thế kỷ thứ
XX. Cách mạng Tháng 8-1945 do Đảng cộng sản và Bác Hồ lãnh đạo đã đưa đất
nước ta phát triển từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bước vào thời kỳ đổi mới
xây dựng nước ta phát triển theo con đường XHCN tiến lên thành nước CNH,
HĐH, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Vấn đề dân tộc và tôn giáo là nh
ững vấn đề lớn có ý nghĩa chiến lược đối
với sự nghiệp cách mạng nước ta, giải quyết tốt chính sách dân tộc, chính sách
tôn giáo sẽ tạo động lực phát triển xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước, giữ vững độc lập nước nhà. Các vấn đề dân tộc và tôn giáo có tính đặc thù
quan trọng. Nước ta có 54 dân tộc anh em, 53 dân tộc là dân tộc thiểu số chiếm
khoảng 14% dân số c
ả nước. Các dân tộc thiểu số sống xen kẽ nhau và sống xen
kẽ với dân tộc đa số trên nhiều vùng rộng lớn ở địa bàn quan trọng. Nước ta có
nhiều tôn giáo lớn với khoảng 1/4 dân số theo đạo. Giải quyết tốt và có chính
sách đúng đắn vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo sẽ là một đóng góp to lớn về mở
rộng và tăng cường chính sách đại đoàn kết giữ
a các dân tộc tôn giáo trong nước
và quốc tế.
Việc nghiên cứu phát triển du lịch các vùng dân tộc miền núi gắn liền với

việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo ở các vùng dân tộc và
miền núi. Từ định hướng đến các dự án phát triển du lịch các vùng dân tộc và
miền núi phải tôn trọng quyền bình đẳng các dân tộc và tôn giáo góp phần hiểu
biết lẫn nhau, tăng thêm niềm tin và sức mạnh đoàn kết dân tộc, kể cả ti
ếp nhận
các đoàn du lịch quốc tế đến vùng dân tộc và miền núi. Đặc biệt phải quan tâm
đến lĩnh vực an ninh chính trị và trật tự xã hội ở các vùng du lịch dân tộc miền
núi. Chống mọi luận điệu xuyên tạc về chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo của
Đảng và Nhà nước ta ngay từ khi thiết kế các dự án du lịch vùng dân tộc miền núi
xuyên Việt và du lịch các vùng. Chiến lược phát triển du lịch vùng dân t
ộc và
miền núi được đặt ra cho hiện tại và tương lai là một tiềm năng lớn để thu hút lực
lượng lao động làm dịch vụ, tăng thêm nguồn thu nhập cho vùng dân tộc và miền
núi, giao lưu giữa các miền văn hoá càng tăng thêm nét đậm đà bản sắc văn hoá
các dân tộc.
a) Đặc điểm dân tộc và các vùng dân tộc.
Dân tộc là một trong những hình thái cộng đồng người, được hình thành
trong lịch sử
quá trình phát triển loài người. Dân tộc để chỉ một cộng đồng người

4
(Ethnic) thường gọi là Ethnic minority có chung một tiếng nói, một nguồn gốc
lịch sử, một đời sống văn hoá, có ý thức tự giác dân tộc. Thường gọi là dân tộc
Kinh (đa số), dân tộc Tày, dân tộc Mường, dân tộc H’Mông, dân tộc Dao, dân tộc
Gia Rai, dân tộc Êđê, dân tộc Chăm, dân tộc Khmer.v.vv Trong một dân tộc có
chung tiếng nói và văn hoá lại có nhóm bản sắc riêng về văn hoá phi vật thể và
văn hoá vật thể như: dân tộ
c Thái có Thái trắng, Thái đen; dân tộc H’Mông có
Mông hoa, Mông đen, Mông trắng; dân tộc Dao có 9 ngành Dao có Dao đỏ, Dao
tiền, Dao đại bản, Dao tiểu bản, Dao quần chẹt, Dao cokmum.v.vv Mỗi dân tộc

sống trên một vùng lãnh thổ nhất định ở một địa phương xác định.
Nhưng dân tộc còn có nghĩa rộng hơn là dân tộc một quốc gia. Lênin (V.I
Lênin) đã dùng thuật ngữ quốc gia dân tộc (Nation) để chỉ cộng đồng cư dân của
một quốc gia nh
ất định như dân tộc Việt Nam, dân tộc Pháp, dân tộc Đức, dân tộc
Nga.v.vv
Thực tế trên thế giới đại đa số quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống, rất ít
quốc gia có một dân tộc sinh sống. Toàn bộ các dân tộc (tộc người) sống trong
một quốc gia được gọi chung là một dân tộc, đồng nghĩa với dân tộc quốc gia
Bác hồ đã dùng từ nhân dân, đồng bào. Quan niệm về khái niệm dân t
ộc ở trên
thế giới chưa thống nhất, ở phương Tây nhấn mạnh dân tộc gắn với lãnh thổ và
kinh tế, ở phương Đông nhấn mạnh về văn hoá, tôn giáo, lịch sử và ý thức dân
tộc. Trong hội nhập quốc tế hiện nay công tác du lịch vùng dân tộc miền núi nước
ta cần nghiên cứu tìm hiểu với khái niệm dân tộc trong các dự án phát triển du
lịch các vùng dân tộc và miền núi xuyên Việt ho
ặc du lịch cho từng vùng dân tộc
và miền núi.
b) Đặc điểm tôn giáo ở nước ta.
Ở Việt Nam chính sách dân tộc gắn liền với chính sách tôn giáo. Mỗi dân
tộc (tộc người) đều gắn liền với một tôn giáo nhất định. Về mặt tổ chức bộ máy
nhà nước ở các địa phương có tồn tại 3 loại hình tổ chức Ban dân tộc tỉnh, Ban
tôn giáo tỉnh, Ban dân tộc-tôn giáo tỉnh hoặc Ban tôn giáo dân tộ
c căn cứ vào tình
hình thực tế ở địa phương để thiết kế các dự án phát triển du lịch ở các vùng dân
tộc miền núi cho phù hợp với tình hình địa phương.
Hiện nay (2007) Ban tôn giáo Chính phủ sát nhập vào Bộ Nội vụ song hoạt
động vẫn mang tính độc lập chưa gắn với công tác dân tộc, chưa đúng với quy
luật tự nhiên, một dân tộc có thể theo nhiều tôn giáo và ngược lại, một tôn giáo


ng có nhiều dân tộc cùng tôn thờ như Đạo phật, Đạo giáo.
Bản chất của tôn giáo: Ta có thể khái quát như sau: - Tôn giáo là hệ thống
những quan niệm về tín ngưỡng, sùng bái một hay nhiều vị thần linh nào đó và
những nghi lễ thể hiện sự sùng bái ấy. Có nhiều định nghĩa khác nhau về tôn
giáo. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng bản chất tôn giáo là một hình thái ý thức xã
hội, phản ánh tồn tại xã hội. F.Ănghen đã viế
t: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua
chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu con người, của những lực lượng bên ngoài
chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó có những thế
lực trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”. Như vậy, bản chất
tôn giáo chỉ là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo một th
ực tại xã hội

5
bằng những lực lượng siêu nhân nào đó. Về mặt biểu hiện, một tôn giáo bao gồm:
hệ thống quan niệm tín ngưỡng (giáo lý), các quy định về hình thức nghi lễ (giáo
luật) và những cơ sở vật chất thờ phụng để thực hiện các nghi lễ tôn giáo như:
đền, chùa, nhà thờ, thánh đường.v.vv
Trong xã hội nguyên thuỷ, trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con người
cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn. Vì vậy họ đã
gán cho tự nhiên những sức mạnh quyền lực to lớn, thần thánh hoá sức mạnh đó
(ông Trời quyết định tất cả, đức chúa Trời, thần Mặt trời.v vv ). Khi xã hội xuất
hiện giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước những sức mạnh tự
phát của xã hội không giả
i thích được sự phân hoá xã hội, những yếu tố ngẫu
nhiên và may rủi con người ảo tưởng về thế giới “bên kia” tái sinh, tái thế,.v.vv
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm nhận thức của con
người, một số nhận thức sai lệch đã bị tuyệt đối hoá mất cơ sở khoa học và hiện
thực trở thành siêu nhiên, thần thánh, một s
ố hình thức tôn giáo phổ biến như: Tô

tem giáo, Ma thuật giáo, Bái phật giáo, Vật linh giáo.v.vv
Vấn đề tôn giáo trong du lịch chúng ta nên hiểu rằng lịch sử đã để lại di
sản văn hoá tôn giáo cùng với trời đất hình thành loài người theo quan niệm duy
vật tin vào khoa học chứng minh lịch sử, không nên nhấn mạnh vào thần linh
thánh thiện xa rời thực tế, như cầu mong ước được hoặc giới thiệu với các đoàn
du lịch các đề
n, chùa quá linh nghiệm, trái với thực tế sẽ gây ấn tượng không hay.
Vấn đề dân tộc và tôn giáo khi nghiên cứu lập các dự án tour du lịch không
thể tách rời, trong du lịch vùng dân tộc miền núi có các công trình kiến trúc văn
hoá, lịch sử, tôn giáo (đền, chùa, nhà thờ) cần giới thiệu với khách du lịch cần
nắm vững các lịch sử vùng , sự hình thành các công trình kiến trúc tôn giáo gắn
liền với lịch sử địa phương tránh giới thiệu tràn lan. Xin nêu một ví dụ
về du lịch
vùng dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận và các vùng khác có dân tộc
Chăm ta phải hiểu biết đúng lịch sử hình thành dân tộc Chăm, tôn giáo Chăm,
văn hoá Chăm.
*Dân tộc Chăm: ở Việt Nam Dân tộc Chăm thường được gọi là người
Chăm còn gọi là người Chàm là cư dân của nước chiêm thành xưa ( nước Chiêm
thành còn có tên gọi là nước Chăm Pa). Nhà nước Chăm Pa được thành lập từ
n
ăm 192 sau Công nguyên tồn tại đến năm 1470. Lãnh thổ Chiêm thành qua các
thời kỳ mở rộng và thu hẹp, phân cắt hay thống nhất, nói chung là vùng ven biển
từ vĩ tuyến 8 đến 20. Về mặt nhân chủng học (dân tộc học) Dân tộc Chăm thuộc
gốc Ma-lay-ô-Anh-đô-nê-giêng ngữ hệ Nam Á. Về văn hoá, người Chiêm thành
chịu ảnh hưởng đậm nét văn hoá Ấn Độ và theo tôn giáo B-la-môn (có thủ đô cũ
là thánh địa Mỹ Sơn
ở Quảng Nam là di sản văn hoá thế giới được UNESCO
công nhận), dân tộc Chăm còn theo đạo hồi Islam, đạo Bani (bản địa). Như vậy,
chỉ một dân tộc Chăm theo 3 tôn giáo, các cư dân theo các giáo phái khác nhau,
mỗi giáo phái lại có giáo lý, giáo luật và nơi thờ tự để hành đạo riêng.



6
Việt Nam có 6 tôn giáo lớn là: Đạo phật, Đạo thiên chúa, Đạo tin lành, Đạo
hồi Islam, Đạo Cao đài, Đại hoà hảo và một số thờ tự tin ngưỡng riêng các địa
phương.
II. Tiềm năng phát triển du lịch vùng dân tộc miền núi Việt Nam.
1. Tiềm năng về môi trường tự nhiên, danh lam thắng cảnh.
Đất nước Việt Nam uốn lượn theo bờ biển Đông có hình dáng chữ S, cảnh
tượng thiên nhiên, núi non, sông suối, đồng bằng phì nhiêu, bờ biển sóng vỗ rì
rào, trời xanh mây trắng, gió thổi lành lạnh.v.vv như một bức tranh thơ mộng
trước cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ. Bờ biển phía Đông dài 2360 km; biên giới
đất liền dài 4510 km ; từ Bắc đến Nam theo đường thẳng 1650 km, bề rộng từ
400 đến 600 km, nơi hẹp nhất là Quảng Bình 50 km từ kinh tuyến 102
0
08’ đến
109
0
28’, vĩ tuyến 8
0
02’ đến 23
0
23’ Bắc bán cầu.
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam chiếm 3/4 diện tích cả nước,
dân số khoảng 20 triệu người đủ thành phần 54 dân tộc sống xen kẽ nhau nhưng
cũng có vùng tập trung một số dân tộc hoặc một dân tộc sống gắn liền với phong
cảnh thiên nhiên ở trên.
Nếu nói đến phong cảnh tự nhiên, danh lam thắng cảnh không có con
người đó là bức tranh tĩnh vật vô tri vô giác. Nếu phong c
ảnh tự nhiên, danh lam

thắng cảnh có con người của các dân tộc sinh sống ở đó thì nơi ấy mới thật là bức
tranh sống động tình người mà khách du lịch tìm đến để biết, để khám phá ra sự
tuyệt tác của tự nhiên. Bởi vì con người, chính con người đã làm nên lịch sử và
nét đẹp văn hoá trong cuộc sống con người.
Nói đến môi trường thiên nhiên hùng vĩ của nước ta có thể nói danh lam
thắng cảnh là rất nhiề
u ở các vùng và các địa phương, trong chuyên đề này chỉ sơ
lược điểm qua những danh thắng tầm quốc tế và quốc gia để nói lên khả năng
tiềm ẩn của du lịch vùng dân tộc và miền núi.
Miền Bắc có Vịnh Hạ Long- một kỳ quan thế giới được UNESCO công
nhận; có động Tam Thanh, núi Vọng Phu ở Lạng Sơn; có thác Bản Dốc, hang
Pác Pó ở Cao Bằng; có hồ Ba Bể ở độ cao 146m so vớ
i mặt biển, diện tích 500ha,
núi Phiabioóc, vườn quốc gia Ba Bể là di sản thiên nhiên có 417 loài thực vật,
229 loài động vật có xương ở Bắc Kạn; hồ Núi Cốc ở Thái Nguyên; có hồ Thác
Bà ở Yên Bái; dãy Phan xi păng cao 3.400m; có vùng Sa Pa Lào Cai nơi du lịch
nổi tiếng ở độ cao mây mù tuyết phủ; có nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, có động
cô tiên Sơn La; có mùa xoè hoa, uống rượu cần có cọc mốc biên giới Mường Tè
Lai Châu giáp 3 quốc gia Việt Nam, Trung Hoa và Lào.v vv
Đi vào Miền Trung, Tây Nguyên có dãy Trường Sơn hùng v
ĩ, có con
đường Hồ Chí Minh thênh thang mới có sau 30 năm chiến tranh ghi dấu ấn lịch
sử dân tộc Việt Nam anh hùng chống Mỹ. Ở Quảng Nam có khu tháp cổ Mỹ Sơn;
động Phong Nha Quảng Bình là di sản văn hoá thế giới; ngược lên Tây Nguyên
ta có Biển Hồ Gia Lai; ngã ba Đông Dương, cửa khẩu B' y Kon Tum; 3 nước
Việt Nam, Lào, Cămpuchia có hồ Lắc, Đắc Lắk; thành phố cao nguyên Đà Lạt
với núi Liang Biang nổi tiếng cao 2300m so với mặt biển; có khu tháp Chàm cổ

kính của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận.v.vv


7

Đến vùng dân tộc Khmer Nam Bộ với hệ thống kênh rạch như mạng nhện, ở
Kiên Giang có núi Đá dựng, có nhiều hang động lung linh, màu sắc, có xứ thơ Hà
Tiên cao 100m giữa cánh đồng (ở xã Mỹ Đức) có núi Bà Đen Tây Ninh, có vùng
núi giữa đồng bằng như vùng Tri tôn Bảy núi, có 450 chùa Khmer cổ kính, đó là
những điểm đến của khách du lịch danh thắng các vùng dân tộc Việt Nam.
2. Tiềm năng về văn hoá, lịch sử, con người cho phát triể
n du lịch
Nói đến tiềm năng về văn hoá, lịch sử, con người các dân tộc Việt Nam có
truyền thống đoàn kết trong đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng đất nước mở
mang bờ cõi qua các thời kỳ là một pho sử 4000 năm cùng nhân loại trên trái đất,
là một bài ca bất diệt ngày càng vươn tới đỉnh cao của văn minh nhân loại trên
hành tinh của chúng ta. Lược qua một vài nét tô đẹp cho các tour du lịch văn hóa
lịch sử
ở vùng dân tộc miền núi như sau: ở thời tiền sử không có sử sách ghi
chép, chỉ được biết qua khảo cổ nói về các nền văn minh lúa nước ở một số vùng
nước ta như vùng Hoà Bình, Võ Nhai Thái Nguyên, Đông Sơn Thanh Hoá, cho
đến thời kỳ nhà nước Văn Lang và một số sử sách nói đến từ mốc thời gian trước
và sau Công nguyên cách đây 2000 năm.
Có thể nói qua về lịch sử địa chất của vùng đất này cách
đây hàng mấy chục
vạn năm khi đó bờ biển còn ở tận Lao Cai (sự hình thành mỏ Apatit), ở Thái
Nguyên là cửa sông Hồng (sự hình thành mỏ sắt Thái Nguyên), sự hình thành
vùng mỏ than Quảng Ninh và vùng mỏ than nâu dưới đáy đồng bằng Bắc Bộ, cho
ta thấy lịch sử vùng đất này đã tồn tại cách đây mấy chục vạn năm, có thời kỳ đã
là miền địa tào núi lửa đã đẩy mi
ền Trung, Tây Nguyên cao lên đầy đất bazan
màu mỡ, theo thuyết sự chuyển dịch vỏ quả đất đã tách Inđônêxia và Malaysia ra
khỏi lục địa Châu Á vì vậy các dân tộc Tây Nguyên với một số dân tộc ở

Inđônêxia cùng chung lịch sử và ngôn ngữ (đoàn nghiên cứu văn hoá Việt Nam
tại Inđônêxia). Một số dân tộc ở Malaysia như Ogranatsly họ vẫn tự nhận nguồn
gốc của họ ở Đông D
ương (trong lịch sử không có di cư) (Đoàn nghiên cứu
UBDT năm 1994).v.vv
Trở lại với văn hoá, lịch sử, con người các dân tộc có thể nêu gọn lại một số
sự kiện văn hoá lịch sử con người như sau:
Về dã sử, ta có thể giới thiệu một số di tích từ thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu
đến thời Lý, Trần, Lê.v.vv mà có di tích trên vùng dân tộc như Chùa Đồng Yên
Tử, đền Cửa Ông, hang Hạ
Long Quảng Ninh, đền Trần Hưng Đạo Hải Dương,
chùa Tam Thanh Lạng Sơn, hang Pác Pó Cao Bằng, Điện Biên Phủ Tây
Bắc.v vv. Đi liền với các di tích lịch sử văn hóa dân tộc ta giới thiệu bản sắc văn
hoá các dân tộc thiểu số các vùng miền từ Bắc vào Nam như vùng Đông Bắc văn
hóa đặc trưng là văn hoá Tày Nùng; vùng Tây Bắc văn hoá Mông, Dao, Thái;
mùa xoè cả làng, uống rượu cần, văn hoá Pa cô, Vân Kiều ở
Bình Trị Thiên, văn
hoá Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh Trung Bộ kết hợp văn hoá
vùng ven biển. Vào Nam Bộ có văn hoá các dân tộc thiểu số Đông Nam Bộ,
K’Ho, Giẻ Chiêng, Mơ Nông; Tây Nam Bộ có văn hoá dân tộc Khmer, có đàn

8
ngũ âm ở các chùa Khmer và các lễ hội dân tộc như Oc đom bóc, Cho nam thô
may.v.vv
Một nội dung nữa các vùng miền ở trên gắn liền với các chiến công của
dân và quân tư cách mạng tháng 8-1945 đến nay sẽ là một nội dung đồ sộ để
tuyên truyền cho các tour du lịch, để đáp ứng trí tò mò, tìm hiểu, khám phá của
du khách.
Tóm lại, về tiềm năng văn hoá, lịch sử, con người ở các vùng dân tộc miền
núi có thể khai thác dễ dàng. Song đ

iều cần nói là công tác tuyên truyền phải
đúng cảnh thật, nếu không đúng cảnh thật sẽ phản tác dụng, chỉ một người đến
nói xấu thì 9 người khác sẽ không đi vào vùng đó nữa. Vì vậy, kết hợp lịch sử,
văn hoá, con người là yếu tố quan trọng để xác định điểm đến của du lịch vùng
dân tộc miền núi.
Ví dụ: Bản Lác, Bản Pom Coóng ở Mai Châu Hoà Bình đã có 25 ngôi nhà
sàn chuyên phục vụ khách du lịch năm 2006. Hai bản này từ năm 1993 đến nay
đã đón 13.000 lượt khách du lịch trong đó có khách quốc tế chiếm 60%, đã có
doanh thu khoảng 8 tỷ đồng là một con số đáng khích lệ cho du lịch vùng dân tộc
miền núi.
3. Đặc trưng du lịch dân tộc và miền núi và các loại hình du lịch khả thi:
- Điểm đến của các tour du lịch tuỳ theo đối tượng yêu cầu có thể kéo dài
hoặc rút ngắn thờ
i gian chuyến đi, tuỳ theo mục đích của chuyến đi để du ngoạn
cảnh đẹp thiên nhiên từ các danh lam thắng cảnh nổi tiếng quốc tế và trong nước
hoặc nghiên cứu chuyên đề về lịch sử, văn hoá hoặc cuộc sống thực con người
các dân tộc thiểu số ở miền núi để lập chương trình hợp lý.
- Tuỳ theo chuyến đi từ các đô thị xa dần là c
ảnh đẹp tự nhiên của thiên
nhiên ban tặng cho du khách, trên đường đi có nhiều trạm dừng chân gắn với văn
hoá bản địa, lịch sử địa phương và cuộc sống thực của người dân nơi đây. Ví dụ
như người Mông cày bằng bò kéo trên núi có nhiều đá lớn nhỏ, hay guồng nước
cổ xưa.v.vv các điểm dừng chân cần có các dịch vụ phục vụ khách tận tình,
nhiều hàng l
ưu niệm.v vv
- Điểm đến các vùng dân tộc miền núi đa dạng, phong phú có thể đáp ứng
nhu cầu các loại đoàn du lịch, các tour du lịch lữ hành bằng nhiều phương tiện, ví
dụ như: máy bay đi Điện Biên, ô tô đi Cao Bằng, đi ngựa đến hồ Ba Bể, đi xe
ngựa ở Đà Lạt, đi thuyền, tàu thuỷ ở Ba Bể hay Hồ Lắc Tây Nguyên, hồ Tuyền
Lâm

ở Lâm Đồng có thể du lịch ngược dòng sông Hồng, sông Cửu Long có thể
du lịch tiếp nối sang Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, Malaysia với các cung
đoạn ngắn.
- Các loại du lịch khả thi có thể nêu ra đây một số loại phổ biến hiện nay:
+ Du lịch theo vùng về bản sắc văn hóa dân tộc theo tour ngắn 3 ngày, 1
tuần.
+ Du lịch về lịch sử và cuộc sống con người có thể 2 tuần có ngày và đêm
sống với dân.


9
- Du lịch theo mùa tránh những mùa mưa, gió rét, khí hậu khắc nghiệt, bão
lụt sẽ không thể thực hiện được chương trình du lịch như mong muốn của khách
du lịch. Việc lập chương trình, thiết kế tour phải lưu ý đặc trưng này nước ta là
nước nhiệt đới gió mùa, muốn khai thác du lịch tốt phải tính toán hợp lý.
- Dù loại hình nào, điều quan trọng hiện nay là cơ sở vật chất cho du lịch
chưa có; một là ý tưởng, sự bắt đầu nếu không chuẩn bị tốt sẽ là thất bại mất
khách, không thể phát triển du lịch bền vững. Ví dụ: du lịch chùa Hương- Hà Tây
tuy không phải vùng dân tộc chỉ là du lịch tôn giáo và danh thắng cảnh nhưng vệ
sinh nơi du lịch quá ư tồi tàn, bẩn thỉu trong những ngày mưa gió, khách ta đi lễ
chùa nhiều còn khách tây thì sợ đi lần 2. Một mô hình tốt hơn 10 năm nay đó là
du lị
ch văn hóa ở Bản Lác- Mai Châu Hoà Bình.
- Có thể thiết kế các loại hình: du lịch theo mùa, du lịch miền Bắc vòng
theo các tỉnh biên giới, du lịch dọc miền Trung, du lịch Tây Nguyên. Du lịch
Đông Nam Bộ, du lịch Tây Nam Bộ đều là vùng dân tộc và miền núi. Có thể thiết
kế tour du lịch vùng dân tộc miền núi xuyên Việt theo đường Hồ Chí Minh, các
điểm dừng là văn hoá dân tộc và danh thắng ở địa phương. Song phải cho chuẩn
bị cơ sở v
ật chất, ngủ nghỉ, vệ sinh ăn uống an toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế, chống

sốt rét cho khách phải diệt trừ muỗi.
Ví dụ: vùng Đauyn Australia nhiệt độ như ở Việt Nam, giáp với Inđônêxia,
khách du lịch đọc sách bên bờ ao không có muỗi- đó mới là du lịch lý tưởng,
nước qua máy lọc.v.v
4. Tình hình phát triển du lịch vùng dân tộc miền núi Việt Nam và tác
động du lịch để phát triển kinh tế và xoá đói gi
ảm nghèo.
a) Tình hình phát triển du lịch vùng dân tộc miền núi Việt Nam
Tình hình phát triển du lịch vùng dân tộc miền núi Việt Nam hiện nay
chỉ là tự phát theo vùng và địa phương theo nhịp điệu của Tổng cục du lịch Việt
Nam có nhu cầu, chưa có quy hoạch, chương trình cho loại hình du lịch này.
Một số vùng dân tộc miền núi đã có kinh nghiệm và có vốn đầu tư của
các công ty du lịch trong nước và quốc tế còn rất hạn chế
có thể đếm được bằng
bàn tay, điều đó nói lên tiềm năng du lịch vùng dân tộc miền núi chưa có kế
hoạch khai thác.
Có thể kể ra đây hai điển hình là miền Bắc có Sa Pa Lao Cai điểm đến
của nhiều du khách trong nước và quốc tế, cơ sở vật chất cho du lịch ở đây được
xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau kể cả quốc tế như
Pháp cũng đầu tư vào
nơi đây, cơ sở vật chất du lịch đang phát triển có khách sạn Victoria có thể mở
các hội thảo trong và ngoài nước kết hợp du lịch, nhưng số ngày du lịch tại Sa Pa
không nhiều nếu không có các tour ngắn nối tiếp như đi Bắc Hà, Mường
Khương, Hồ Thác Bà.v.vv Ngoài ra, có các tour du lịch ngắn như thuỷ điện Hoà
Bình, Bản Lác Mai Châu, hoặc du lịch về cội nguồ
n của thanh niên về Pác Pó,
thác Bản Dốc Cao Bằng. Còn Quảng Ninh du lịch kỳ quan thế giới muốn gọi là
du lịch vùng dân tộc cần nối thêm các tour ngắn Ba Trẽ, Đầm Hà, ra đảo.v.vv



10
Ở miền Nam đặc trưng là thành phố cao nguyên Đà Lạt có núi Liang Biang ở
vùng dân tộc Lách, Chin (nhánh của dân tộc K’Ho), hồ Lắc Đắc Lăk để khám
phá văn hóa dân tộc Êđê, Gia lai, Ba na, Mnông bằng các lễ hội kồng chiêng,
vùng Khmer khám phá 450 chùa Khmer như ao Bà Om, chùa Dơi Sóc
Trăng.v vv các tour du lịch này chủ yếu là do các công ty du lịch hiện có ở
trong nước thiết kế và mời khách quốc tế kết hợp du lịch bờ biển với các tour
ngắn lên các vùng dân tộc miề
n núi.
Năm 1994, công ty du lịch Vũng Tàu có đặt vấn đề với Vụ Chính sách dân
tộc xây dựng tuyến du lịch vùng dân tộc xuyên Việt. Sau khi khảo sát một số làng
dân tộc đặc trưng như Thái, Mường, Tày, Nùng, Dao, H’Mông cho thấy việc đầu
tư cơ sở vật chất cho du lịch không khả thi vì thiếu vốn đầu tư, chưa xây dựng
được các làng dân tộc có văn hoá, hợp vệ sinh cho khách quốc tế do đó không lập
d
ự án được. Nếu chỉ dựa vào các điểm tuyến du lịch bờ biển kết hợp các tuor
ngắn lên vùng dân tộc vẫn có nhưng chỉ là tự phát.
b) Tác động của du lịch đến xoá đói giảm nghèo
Có thể nói tác động của du lịch đến xoá đói giảm nghèo dễ nhận thấy nhất
đó là tạo ra việc làm có thu nhập cho các hộ nghèo để tham gia vào dịch vụ sản
xuất hàng lưu niệm nh
ư mây tre đan, dệt thổ cẩm các sản phẩm dệt tay của các
dân tộc thiểu số như Mai Châu Hoà Bình, Hoà An Cao Bằng mặt chăn thổ cẩm,
mặt chăn thái Sơn La, các loại nhạc cụ cầm tay.v vv mặt khác mở ra các dịch
vụ cho nhà nghỉ, ăn uống, giải trí cũng thu hút một số lao động có việc làm tăng
thu nhập có cuộc sống ổn định, một khám phá khác từ các khách du lịch có thể
tìm ra các nhà
đầu tư, phát triển sản xuất hàng hoá vùng đói nghèo như Tây
Nguyên sau các tour du lịch đã có nhà đầu tư xin đất mở trang trại chăn nuôi,
trang trại trồng cây ăn trái, trồng điều, cà phê, tiêu.v vv nhờ đó các hộ nghèo có

việc làm có điều kiện vay vốn từ chủ trang trại để phát triển sản xuất như huyện
Cờ rông nô (Krongnô) ở xã Đắc Rồ, Năm Nung ở tỉnh Đắc Nông hoặc huyện Di
Linh, Lâm Hà, L
ạc Dương Lâm Đồng, như ở huyện Trà Cú, duyên hải tỉnh Trà
Vinh, huyện Vĩnh Châu Sóc Trăng đều có các mô hình thông qua du lịch đầu tư
vốn phát triển sản xuất cho người nghèo làm cho đời sống người nghèo có cuộc
sống thoát nghèo ổn định hơn.
III. Định hướng về phát triển du lịch vùng dân tộc miền núi bền vững
1. Quy hoạch và định hướng phát triển du lịch vùng dân tộc miền núi
(2008-2020)
a. Chiến lược phát triển du l
ịch của Nhà nước
Như chúng ta đã biết từ chương trình phát triển du lịch quốc tế mở ra (Vitfa
1995 tại Giảng Võ) Vụ Chính sách dân tộc là cố vấn về du lịch dân tộc, Bộ Văn
hoá là cố vấn về du lịch văn hoá (Ông Hà Quế Lâm và ông Nguyễn Trung Kiên-
Thứ trưởng Bộ Văn hoá), đến nay khách du lịch hàng năm đã tăng lên đến 2 triệu
người. Song về phần văn hoá du lịch phát triển
được còn du lịch về vùng dân tộc
và miền núi chưa phát triển được, do nhận thức của các nhà quản lý chưa thấy
được du lịch là một ngành công nghiệp nặng (do lợi nhuận mang lại, ở Malaysia
năm 2007 thu hút 20 triệu khách du lịch, Thái Lan tuy có đảo chính và nổi loạn, 3

11
tỉnh phía Nam doanh thu du lịch 2007 là 1,5 tỷ đôla). Một phần không có vốn xây
các cơ sở vật chất khu nghỉ, bên Tổng cụ du lịch có quan tâm vấn đề này nhưng
chỉ chọn một số điểm để làm ví dụ như hồ Ba Bể Bắc Kạn đã xây dựng làng du
lịch ở Bản Vài, ở Tây Bắc xây làng du lịch ở hồ Pác Khoang, Tây nguyên xây
làng ở hồ Lắc, Lâm Đồng ở hồ Tuyền Lâm.v vv Trên th
ực tế chưa có chiến
lược về phát triển mạnh du lịch dân tộc miền núi. Nếu ta có một chiến lược để

phát triển du lịch vùng dân tộc và miền núi chắc chắn sẽ thành công và mang lại
hiệu quả cho người dân ở các xứ sở, vùng sâu vùng xa như phân tích ở trên.
Một số vấn đề đặt ra là chiến lược này nêu ra để tổ chức nào thực hiện?
Tổng cục du lịch hay UBDT và các tỉnh th
ực hiện. Hiện nay Bộ Văn hoá thể thao
du lịch và các tỉnh thực hiện. Hiện nay, Bộ Văn hoá thể thao và du lịch đang quản
lý vấn đề này. Bởi vì chiến lược vạch ra phải có chủ thể thực hiện thì chiến lược
đó mới được triển khai. Trong phạm vi của Dự án “Điều tra đánh giá hoạt động
bảo vệ môi trường tại một số đi
ểm du lịch vùng dân tộc và miền núi” có thể nêu
khái quát một vài nét về chiến lược phát triển du lịch vùng dân tộc miền núi như
sau:
- Trước hết: cần tăng cường tuyên truyền phát triển du lịch vùng dân tộc
miền núi là để nâng cao dân trí, mở mang cơ sở hạ tầng du lịch làm cho môi
trường sống của nhân dân các dân tộc tươi đẹp hơn, nâng cao nhận thức cho cán
bộ địa phương và nhân dân về ý thức bảo vệ môi trườ
ng sống;
- Hai là: xác định du lịch là khai thác tiềm năng về danh lam thắng cảnh địa
phương, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc một cách thiết thực,
giới thiệu với khách du lịch về đất nước, con người, lịch sử hào hùng của địa
phương, đưa dân địa phương tham gia vào các tour du lịch để mở mang tầm nhìn
về kiến thức du lịch và cuộc sống.
- Ba là: du lịch là nguồn l
ợi về kinh tế thiết thực để xoá đói giảm nghèo. Cụ
thể là cung cấp lao động (được đào tạo), nguồn nhân lực phục vụ cho các dịch vụ
phục vụ khách du lịch như: xây dựng nhà nghỉ (kể cả nhà dân được khách nghỉ
lại họ sẽ trả tiền như bản Pác Ngòi xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, Bắc Kạn), ý
thức trách nhiệm phục vụ khách, các công trình văn hoá giả
i trí tại các điểm
khách đến du lịch. Một lực lượng lao động khác có việc làm sẽ sản xuất các mặt

hàng khách du lịch mua làm lưu niệm từ mây tre đan, đồ gỗ, đá, đất nung.v.vv
phục vụ cho khách hàng du lịch, đi liền đó là sản xuất rau xanh, hoa quả phục vụ
cho khách ngày càng phát triển, nhờ đó đời sống người nghèo được cải thiện.
b. Về quy hoạch phát triển du lịch vùng dân tộ
c miền núi
b1- UBDT phối hợp với Bộ Văn hoá, thể thao du lịch lập quy hoạch tổng
thể toàn quốc có phân công trách nhiệm cụ thể như: Tổng cục du lịch xây dựng
các chương trình đào tạo nhân viên phục vụ cho du lịch dân tộc miền núi; đảm
nhận thiết kế các tuyến, các đoàn, các tour du lịch lên vùng dân tộc. UBDT chịu
trách nhiệm xây dựng cơ sở vạt chất các điểm đến củ
a du lịch, xây dựng các làng
văn hoá dân tộc để khách đến nghỉ tại nhà dân ở các vùng miền khác nhau, có
đầu tư vốn ban đầu của Nhà nước hoặc vay ngân hàng để làm. Thiết kế các tuyến

12
đi du lịch từng vùng, từng địa phương, thiết kế du lịch xuyên Việt theo đường Hồ
Chí Minh 3 tuần tạo ra sự khám phá mới cho du khách.
- Xây dựng quy hoạch theo vùng dân tộc và miền núi từ Nam ra Bắc.
b2- Vùng Đông Bắc: Hà Nội- hồ Núi Cốc Thái Nguyên (hồ núi đất nhân tạo);
Bắc Kạn- hồ Ba Bể (hồ núi đá lớn nhất Việt Nam); Cao Bằng- Pác Pó núi Bản
Dốc; Lạng Sơn- chùa Tam Thanh, chợ Kỳ Lừa, cửa kh
ẩu Đồng Đăng- Tân
Thanh; Quảng Ninh- Móng Cái (chợ Đường Biên), vịnh Hạ Long, thành phố Hạ
Long - Hà Nội.
b3) Vùng Tây Bắc: Hà Nội- Hoà Bình: thuỷ điện, bản Lác Mai Sơn; Sơn La
bản Mòng, suối nước nóng (Bó năm ún) có 106 hộ dân tộc Thái có nghề dệt thổ
cẩm. Điện Biên có di tích Mường Thanh Điện Biên Phủ, hồ Pác Khoang; Lai
Châu có Mường Tè 3 nước cùng chung cột mốc (Việt Nam, Trung Quốc, Lào);
qua đèo Sa Pa đến Sa Pa điểm dừng phong c
ảnh thành phố trong mây có Chợ

tình, cá hồi nước ngọt, vườn thuốc nam; Yên Bái có hồ Thác Bà, thuỷ điện Thác
Bà, xem lễ hội văn hoá dân tộc; Tuyên Quang có Tân Trào lịch sử; Phú Thọ có
đền Hùng – Hà Nội.
b4) Du lịch Bắc miền Trung: Thanh Hoá- sử thi Mường Đẻ đất đẻ nước, đền
Lê Lợi, suối Cá thần, hồ Bến En và Sầm Sơn. Nghệ An về phía Tây 300km qua 7
huyện chọn Mường Lông cửa khẩu Năm Kắn, thăm làng ng
ười Mông, làng Sen
quê Bác Hồ; Quảng Bình- động Phong Nha; Huế, Quảng Nam- ngũ Hành Sơn,
Bà Nà, khu chùa cổ Chăm Mỹ Sơn.
b5) Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Gia Lai Đắc Lắk- Lâm Đồng Đà Lạt, vùng
Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận dự lễ hội Katê.
b6) Vùng dân tộc Đông Nam Bộ có vườn quốc gia Cát Tiên Lâm Đồng và Tây
Nam Bộ: vùng dân tộc Mạ, Stiêng, Mnông; Tây Nam Bộ có dân tộc Khmer tập
trung ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang kết hợp du lịch
dân tộc với du lịch ven biển, du lị
ch sinh thái bảo vệ môi trường. Khi thiết kế tour
sẽ cụ thể hơn các điểm đến của du lịch cần khám phá.
2. Những vấn đề cần quan tâm phát triển du lịch vùng dân tộc miền núi.
a) Các chương trình hành động của ngành du lịch, UBND và các địa
phương.
- Điều quan trọng là UBDT và ngành du lịch cần đưa ra được chương trình
mục tiêu phát triển du lịch vùng dân tộc miền núi: phân công, phân cấp trách
nhiệm như ở
phần trên dã nêu: ai làm việc gì, thời gian hoàn thành, khánh thành
các tuyến, các tour du lịch trong nớưc và quốc tế.
- Kinh phí Chính phủ đầu tư, vay ngân hàng, kêu gọi tài trợ từ khâu thiết kế
dự án, thực hiện dự án, lập các Ban quản trị dự án các công ty khai thác du lịch
được đào tạo nghiệp vụ du lịch và nắm vững tập quán văn hoá du lịch.
- Các địa phương vùng dân tộc nâng cao nhận thức trách nhiệm về công tác du
lịch, giao cho Sở văn hoá- thể thao, du lị

ch phối hợp với Ban dân tộc tỉnh thiết kế
các tuyến, tour du lịch tại địa phương mình tìm các nguồn vốn để thực hiện,

13
khuyến khích nhân dân tham gia đầu tư xây dựng các điểm du lịch ở địa phương
như góp cổ phần, góp đất, tổ chức lễ hội.v.vv
b) Một số kiến nghị trong công tác quy hoạch phát triển du lịch vùng dân
tộc miền núi bền vững.
- Về chiến lược đề nghị UBDT và Bộ Văn hoá trình Thủ tướng Chính phủ cho
chủ trương lập dự án du lịch vùng dân tộc miền núi tổ
ng thể dài hạn coi đây là
đầu tư phát triển vùng dân tộc miền núi.
- Về chương trình du lịch quốc gia coi đây là ngành công nghiệp nặng thứ 2
gồm 2 chương trình lớn là du lịch chung do Bộ Văn hoá (Tổng cục du lịch) đảm
nhận. Còn mảng du lịch vùng dân tộc miền núi do UBDT đảm nhận phần xây
dựng cơ sở vật chất cho các điểm xây dựng làng, bản, buôn, sóc đặc trưng dân tộc
phục vụ
du lịch, khai thác tiềm năng các tuyến, tour du lịch vùng dân tộc miền
núi. Riêng công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên du lịch do Bộ Văn
hoá đảm nhận có trường đào tạo, tập huấn ngắn hạn, dài hạn, đào tạo ở nước
ngoài.
- Về tài chính: nguồn vốn lập dự án tổng thể có khảo sát điều tra do Chính phủ
cấp. Tài chính triển khai thực hiện dự án Chính phủ cấp hỗ
trợ 3 điểm chính ở 3
miền (Bắc- Sa Pa, Trung- Buôn Đôn, Nam- Ao Bà om Trà Vinh), còn các điểm
khác lập dự án vay vốn ngân hàng và kêu gọi tài trợ. Riêng UBDT thành lập Cục
du lịch vùng dân tộc miền núi mà mở đầu là lập Ban quản lý dự án (thuê chuyên
gia thiết kế dự án từ nhỏ đến lớn có bài bản phát triển bền vững).
- Trong phạm vi dự án cần đánh giá được môi trường sinh thái an toàn vệ sinh
tại các điểm du lịch hiện có

đã thực hiện có hiệu quả như Bản Đôn, Bản Lác Mai
Châu, Bản Vài, Bản Pác Ngòi hồ Ba Bể để kiểm định suất đầu tư cho một điểm
du lịch. Tôi hy vọng Dự án này sớm đi vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc
và miền núi, cả nước tràn đầy khách du lịch thập phương như Malaysia, Thái
Lan./.

14

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH VÙNG DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Người thực hiện: PGS.TS Phạm Trung Lương
2


1. Môi trường và môi trường du lịch
1.1 Môi trường
1.1.1. Khái niệm
Môi trường được hiểu theo nghĩa rộng là tổng hợp các điều kiện bên ngoài
có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đấy và cũng chịu tác động
ngược lại của vật thể đó. Môi trường chung bao gồm môi trường tự nhiên, dù bị
con người tác động ở các mức độ
khác nhau nhưng vẫn phát triển theo các quy
luật đặc thù riêng, và môi trường nhân tạo được tạo bởi lao động và ý thức của
con người từ nguồn vật liệu tự nhiên nhưng khác nhiều hoặc khác hẳn các vật thể
tương tự trong thiên nhiên.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hoá học, sinh
học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, hoặc ít chịu sự chi phối của
con người. Môi trường xã hộ
i là tổng thể các mối quan hệ trong xã hội thông qua

các hình thái tổ chức, các thể chế kinh tế - xã hội. Môi trường nhân tạo bao gồm
các nhân tố vật lý, hoá học, sinh học và xã hội do con người tạo nên và chịu sự
chi phối của con người. Ba loại môi trường này cùng tồn tại đan xen và có mối
quan hệ tương tác chặt chẽ trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các đ
iều kiện vật lý, hoá học,
sinh học và xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của
từng cá thể và của cộng đồng. Tuỳ theo mục đích và nội dung nghiên cứu, môi
trường sống của con người còn được phân thành môi trường thiên nhiên, môi
trường xã hội và môi trường nhân tạo.
Như vậy môi trường sống của con người có thể được hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và các nhân t
ố về chất lượng của môi trường.
Trường hợp hiểu theo nghĩa hẹp thì môi trường (không kể đến tài nguyên) chỉ
bao gồm các nhân tố về chất lượng môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của
con người như không khí, nước, âm thanh, ánh sáng, cảnh quan, thẩm mỹ, quan
hệ chính trị - xã hội…
Đối với một vật thể, một sự kiện, một hoạt động phát tri
ển thì khái niệm
môi trường cần được hiểu bao gồm các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội có
ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển vật thể, sự kiện hoặc hoạt động đó.



2
Viện nghiên cứu và phát triển du lịch

15
Xã hội loài người bằng hoạt động sản xuất đã và đang làm thay đổi môi
trường xung quanh, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên tất cả các thành tố môi

trường. Các tác động này vào thời đại cách mạng khoa học - kỹ thuật đã gia tăng
mạnh mẽ, và kết quả của nó có thể đạt đến tầm cỡ qui mô như các quá trình tự
nhiên của hành tinh.
Trong Luật BVMT (2005), được thông Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp
thứ 8, đã đưa ra khái niệm về môi trường, theo đó: "Môi trường bao gồm toàn bộ
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và thiên nhiên" (Điều 1).
Phạm vi của môi trường có thể lớn, nhỏ khác nhau tùy thuộ
c vào qui mô và
vấn đề đề cập. Có những vấn đề môi trường toàn cầu như vấn đề lỗ thủng tầng
ôzôn mà nguyên nhân là các chất khí thải công nghiệp và sinh hoạt do con người
tạo ra, và hậu quả là làm ảnh hưởng đến hoạt động sống trên hành tinh; hoặc hiện
tượng El Ninô là hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Có
những vấn đề môi trường trong phạm vi của nhiều nướ
c như vấn đề chất lượng
nước và sử dụng nguồn nước sông Mêkông liên quan đến 6 nước: Việt Nam,
Campuchia, Lào, Thái Lan, Mianma, Trung Quốc… hay nhỏ hơn là vấn đề môi
trường trong một nước hoặc một khu vực như môi trường khu du lịch Hạ Long -
Cát Bà, môi trường khu mỏ Vàng Danh… là những vấn đề môi trường hạn chế về
phạm vi và nguyên nhân tác động.
1.1.2 Bảo vệ môi trường (BVMT)
BVMT là những hoạt động góp phần gi
ữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải
thiện sự xuống cấp của môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chăn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai
thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Những nội dung cơ bản về BVMT ở Việt Nam đã được quy định trong
Luật Bảo vệ Môi trường - một trong những luật cơ bản sớm
được xây dựng và

ban hành ở Việt Nam - bao gồm :
- Phòng chống ô nhiễm môi trường : Đây là một trong những nội dung
quan trọng cơ bản của công tác BVMT ở Việt nam. Những hoạt động chính của
nội dung BVMT này bao gồm :
 Thu gom và xử lý chất thải (rác thải, nước thải)
 Xử lý chất thải công nghiệp
 Hạn chế và xử lý chất thải khí
 Thực hiện vệ
sinh môi trường ở nơi công cộng và khu dân cư, khu du lịch,
khu sản xuất
 Thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) khi triển khai các dự án
phát triển
 Sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch hạn chế chất thải ra môi
trường

16
- Phòng chống, hạn chế tác động sự cố môi trường :
 Bảo vệ các công trình phòng chống sự cố môi trường; không sản xuất, vận
chuyển, buôn bán sử dụng, cất giữ các chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ có
khả năng gây sự cố môi trường.
 Thu gom, xử lý các chất độc hại đến môi trường do hậu quả của các sự cố
như tràn dầu, rò rỉ
hoá chất, phóng xạ, v.v.
- Phòng chống, hạn chế tai biến môi trường :
 Bảo vệ các công trình BVMT, công trình có liên quan đến BVMT
 Hạn chế, phòng chống xói mòn, sụt lở, trượt đất, phèn hoá, mặn hoá, ngọt
hoá, đá ong hoá, sình lầy hoá, sa mạc hoá.
- Hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái, đặc biệt là
hệ sinh thái rừng, biển :
 Không đốt phá rừng, khai thác bừa bãi các nguồn nước, khoáng sản

 Trồng cây xanh
 Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên trong sinh hoạt đời sống, sản xuất
- Bảo vệ đa dạng sinh học :
 Bảo vệ các giống, loài thực vật, động vật hoang dã
 Không khai thác, kinh doanh các loài thực vật, động vật quý hiếm trong
danh mục quy định của Chính phủ (Nghị định số 48/2002/NĐ - CP ngày
22/4/2002).
 Khai thác các nguồn lợi sinh vật đúng thời vụ,
địa bàn, phương pháp và
bằng công cụ, phương tiện đã được quy định.
 Không sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt trong khai
thác đánh bắt các nguồn động, thực vật
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường :
 Tham gia các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường
trong xã hội
 Đóng góp cho những nỗ lực giáo dục, tuyên truyền về môi trường

- Thực hiện những cam kết quốc tế về BVMT mà Việt Nam tham gia như
Công ước về giảm khí thải vào bầu khí quyển, Công ước về bảo vệ các loài chim
di cư (RAMSA), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã
có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), v.v.
1.2 Môi trường du lịch
1.2.1 Khái niệm
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (Luật Du lịch, 2005).

17
Các hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trường (bao gồm cả

môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn).
Khái niệm môi trường du lịch theo nghĩa rộng là “các nhân tố về tự nhiên,
kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”.
Khái niệm này đã được “luật hoá”, theo đó “Môi trường du lịch là môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch” (Khoản
21, Điều 4, Luật Du lịch, 6/2005). Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với
môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và
tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường.
Hoạt động phát triển du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng
tài nguyên môi trường tự nhiên cũng như
các đặc điểm giá trị văn hóa, nhân văn.
Trong nhiều trường hợp hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo
như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hóa phát triển trên cơ sở
của một hoặc tập hợp các đặc tính của môi trường tự nhiên như một hang động
của vùng núi đá vôi, một quả đồi với một khúc sông, một khu rừng hay một quần
thể
di tích đền thờ, miếu mạo Trong các hoạt động của ngành du lịch còn tồn tại
những mối liên quan phi vật chất với các tập quán dân tộc, truyền thống văn hoá,
những đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng Bởi vậy, khi đánh giá tác động môi
trường cho phát triển du lịch, khái niệm môi trường cần được mở rộng để có thể
bao quát được đầy đủ các mối quan hệ: "Môi trường bao gồm các thành phần v
ật
lý, sinh học, xã hội, văn hoá và tinh thần; chúng có mối quan hệ qua lại với nhau,
tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của các cơ thể sống". (M.Husain Sadar,
EIA,1996).
Hoạt động phát triển du lịch có những ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi
trường khu vực như hình thành các đặc tính nhân tạo hoặc nhân tác của môi
trường, làm biến đổi đặc điểm tự nhiên, dẫn đến việc tổ chứ
c lại sản xuất, tổ chức
lại kinh tế - xã hội khu vực, tạo công ăn, việc làm, hoặc tác động đến chất lượng

sống dân cư, cũng như tạo nên khả năng giao lưu văn hóa và góp phần nâng cao
dân trí, văn minh xã hội, hoà nhập cộng đồng
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó
gắn liền với môi trường, nên môi trường du lị
ch có tác động qua lại với tất cả các
yếu tố của môi trường chung. Sự suy giảm của môi trường nói chung ở một khu
vực đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của
môi trường du lịch ở khu vực đó. Trong môi trường chung, hoạt động sống, sản
xuất và phát triển xã hội là đối tượng để phục v
ụ thì trong môi trường du lịch,
ngành kinh tế du lịch (để phục vụ con người) là đối tượng để phục vụ và ngược
lại hoạt động du lịch lại là động lực để làm biến cải các đặc tính của môi trường
bao quanh.
Hoạt động du lịch thu hút du khách, tạo nên công ăn việc làm cho người
dân, kích thích sự phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện
đời sống cộng đồng nhân dân
địa phương Đó là là hệ quả tác động kinh tế - xã
hội tích cực của du lịch đến môi trường. Trong quá trình phát triển, mối quan hệ
nhân quả giữa môi trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ, vì vậy sự suy giảm

18
chất lượng của môi trường sẽ dẫn đến sự giảm sút của sức hút, của hoạt động du
lịch.
Môi trường du lịch theo khái niệm trên có liên quan mật thiết đến tài
nguyên du lịch. Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo các tài nguyên
du lịch sẽ làm tốt lên chất lượng môi trường du lịch, làm tăng sức hấp dẫn du lịch
tại các điểm du lịch, khu du lịch. Ngược lại, việc khai thác không đồng bộ, không
có các biện pháp phục hồi, tái tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến việc phá vỡ cân
bằng sinh thái của khu vực, gây nên sự giảm sút chất lượng môi trường dẫn đến
sự suy giảm sức hút du lịch.

Môi trường du lịch có một đặc tính riêng không có trong tự nhiên là sự
hình thành các hệ sinh thái nhân tạo - các đối tượng du lịch do con người tạo ra.
Ví dụ như các khu Disney Land ở Mỹ, khu Đầm Sen ở thành phố H
ồ Chí Minh,
thuỷ cung ở Nha Trang mà trong đó bằng cách áp dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật và công nghệ đã tạo nên những điểm vui chơi, du lịch cao cấp, tái hiện
tuyệt vời những khung cảnh thiên nhiên của các điểm khác nhau trên thế giới, các
thời đại khác nhau trong lịch sử phát triển tự nhiên cũng như xã hội loài người
trong một quần thể du lịch.
1.2.2 Nội dung các thành phần môi trường du lịch
Các môi tr
ường thành phần thường được xem xét trong cấu trúc của môi
trường du lịch tự nhiên gồm : môi trường địa chất, môi trường nước, môi trường
không khí, môi trường sinh thái, sự cố môi trường có tác động trực tiếp đến
hoạt động du lịch.
- Môi trường địa chất: Môi trường địa chất được hiểu là một tập hợp các
thành tố địa chất của môi trường tự nhiên, bao gồm các yếu tố nh
ư cấu trúc địa
chất, các hoạt động kiến tạo, tân kiến tạo, địa động lực hiện tại, hoạt động động
đất, quá trình thành tạo khe nứt hiện đại, các quá trình karst hóa, quá trình phong
hóa, các tai biến địa chất ảnh hưởng đến môi trường hoặc chi phối môi trường.
Môi trường địa chất được xem là phần cơ sở nền rắn của môi trường
chung, trong đó bao gồm các đặc tính về
đá (độ cứng, độ phong hóa, độ phóng
xạ, độ bền vững…); các đặc tính về địa chấn (động đất, núi lửa, nứt đất…); các
đặc tính về hoạt động ngoại sinh (trượt lở, lũ đá, xâm thực, rửa trôi, chảy trượt…)
và các đặc điểm khác của môi trường địa chất trên khía cạnh xã hội .
Các hoạt động kinh tế và đời sống đã đưa đến những bi
ến động của môi
trường địa chất, ví dụ như việc xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình với hồ

chứa 9,5 tỷ m
3
nước và hàng ngàn tấn đất đá, sắt thép của công trình tạo nên sức
nén ép gây ra động đất kích thích sau những năm tích nước từ 1989 - 1991.
Những hoạt động chặt phá rừng, mở mang diện tích canh tác đã dẫn đến sự gia
tăng của các quá trình ngoại sinh: lũ quét, lũ ống ở Sơn La, Lai Châu, v.v.; lũ bùn
đá trên các sườn núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn v.v.; trượt lở, nứt đất… ở
miền Trung,v.v.…


19
Trong thành phần cấu trúc của môi trường du lịch tự nhiên, môi trường địa
chất được biểu thị qua các chỉ số cụ thể như các chỉ số về độ bền vững của đất đá,
các chỉ số địa chất công trình cho việc xây dựng các quần thể du lịch, mức độ,
khả năng xảy ra các chấn động địa chất, hiện tượng trượt lở ở
những khu vực có
các hoạt động du lịch; độ phóng xạ và khả năng khai thác lãnh thổ cho mục đích
du lịch; các chỉ số về đặc điểm địa hình…
- Môi trường nước: là bộ phận cấu thành quan trọng của môi trường tự
nhiên, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của sự sống, và hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội trên trái đất. Những bi
ến động của môi trường nước thường
dẫn đến những biến động về chất lượng sống toàn cầu hoặc từng khu vực cụ thể.
Các yếu tố của môi trường nước phân bố khá rộng, từ nước lục địa trong
đó có nước mặt (ao, hồ, sông suối), nước dưới đất (tầng nông và tầng sâu), đến
nước đại dương, nước biển. Các yếu t
ố này tồn tại chủ yếu trong thể lỏng, một
phần nằm trong các thể hơi, thể rắn và một phần nhỏ ở dạng liên kết ion. Trong
nghiên cứu môi trường du lịch, môi trường nước được đánh giá nhiều ở góc độ
liên quan đến khả năng cấp và chất lượng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui

chơi giải trí và tắm biển, nghỉ dưỡng và chữa bệ
nh của du khách.
- Môi trường không khí: Môi trường không khí là bộ phận của môi trường
tự nhiên tồn tại dưới dạng thể khí. Trong môi trường du lịch, môi trường không
khí có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định các khu du lịch nghỉ dưỡng, đến tổ
chức mùa vụ khai thác du lịch… Các yếu tố của môi trường không khí có vai trò
khá lớn trong việc xem xét quyết định hướng quy hoạch khu du lịch, bố trí không
gian và phác đồ kiến trúc quần thể
du lịch. Đánh giá chất lượng môi trường cho
hoạt động du lịch qua nghiên cứu mức độ ô nhiễm của không khí, mức độ thuận
lợi và thích hợp của thời tiết và khí hậu đối với việc tổ chức hoạt động du lịch,
nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ của du khách.
- Môi trường sinh học: được xem là bộ phận sống (hữu cơ) của môi trường
tự nhiên. Môi trường sinh học là cơ sở duy trì và phát triển cuộc sống trên hành
tinh, điều hòa cán cân nước, làm sạch bầu khí quyển, cung cấp lương thực thực
phẩm cho xã hội do đó môi trường sinh học có vai trò rất to lớn trong việc thiết
lập và bảo vệ cân bằng sinh thái của tự nhiên. Những biến đổi của môi trường
sinh học cả về lượng và chất có ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống và hoạt động
sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch trên hành tinh.
Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường sinh học là đa dạng
sinh học. Đa dạng sinh học là một đặc tính quan trọng của môi trường sinh học,
có ảnh hưởng lớn đến tổ chức các hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động du lịch
sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu. Chính vì vậy không ph
ải ngẫu nhiên
nhiều điểm du lịch sinh thái, cảnh quan có ý nghĩa quốc gia và quốc tế ở Việt
Nam gắn liến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng văn
hoá cảnh quan môi trường.
- Các tai biến, sự cố môi trường:



20
Tai biến môi trường là những biến đổi bất thường của thiên nhiên được
xem là kết quả của quá trình của hoạt động tự nhiên hoặc hậu quả gián tiếp tác
động của con người lên tự nhiên như là dông, bão, lũ quét, nước dâng do bão và
gió mùa, trượt đá, lở đất, núi lửa phun, mưa axít, xói lở bờ biển…
Sự cố môi trường là những rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng như cháy rừng, rò rỉ hoá chất, tràn
dầu trên sông hay biển, nhiễm độc môi sinh do sự cố cơ sở sản xuất hoá chất, sự
cố trong lò phản ứng hạt nhân…
Các tai biến và sự cố môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới
hoạt động du lịch nói riêng và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Đối với môi trường du lịch nhân văn, những thành phầ
n môi trường chính
cần được chú trọng đề cập xem xét bao gồm :
- Môi trường kinh tế - xã hội : các nhân tố chủ yếu cần được xem xét là hệ
thống các thể chế chính sách có liên quan đến phát triển du lịch; tình trạng chiến
tranh, khủng bố có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng của du khách;
trình độ phát triển khoa học công nghệ được sử dụng trong hoạt động du lịch;
mức độ phát triển cơ
sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, hệ thống cung
cấp điện nước, hệ thống bưu chính viễn thông và hệ thống xử lý môi trường; môi
trường đô thị và công nghiệp, trong đó chú trọng đến tình trạng/mức độ ô nhiễm
môi trường tự nhiên, mức độ an toàn giao thông, an toàn xã hội ở các đô thị; mức
sống của người dân - là yếu tố quan trọng quyết
định mức độ "cầu" để phát triển
du lịch; hệ thống quản lý nhà nước về môi trường - yếu tố quan trọng đảm bảo
tính hiệu quả trong hoạt động BVMT nói chung và bảo vệ môi trường du lịch nói
riêng.
- Môi trường nhân văn : các nhân tố chủ yếu cần được xem xét bao gồm :

tình trạng/mức độ phát triển các tệ nạn xã hội ở các địa điểm diễn ra hoạt độ
ng du
lịch; mức độ bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá truyền thống - yếu tố được
xem là quan trọng để thu hút khách du lịch; mức độ thân thiện của cộng đồng đối
với sự hiện diện của khách du lịch; trình độ văn minh và dân trí ở các địa điểm
tham quan du lịch; chất lượng cuộc sống cộng đồng; tình trạng (số lượng và chất
lượng) độ
i ngũ lao động du lịch.
Như vậy có thể thấy môi trường du lịch là khái niệm tổng hợp bao gồm
nhiều yếu tố về tự nhiên và văn hoá - xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động phát
triển du lịch. Tuy nhiên trong thực tế khi phân tích/đánh giá hiện trạng môi
trường du lịch, môi trường du lịch tự nhiên thường được quan tâm hơn bởi môi
trường du lịch tự nhiên là một phần của môi trườ
ng chung hiện đang được xã hội
quan tâm. Nội dung của Luật Bảo vệ Môi trường ở Việt Nam hiện cũng mới chỉ
đề cập đến khía cạnh môi trường tự nhiên. Những nội dung liên quan đến môi
trường kinh tế - xã hội, môi trường nhân văn thường là những vấn đề phức tạp và
việc đánh giá hiện đang ở mức độ định tính.
2. Các quy định về bảo v
ệ môi trường tại các điểm du lịch vùng dân tộc và
miền núi.


21
Các quy định về BVMT trong hoạt động du lịch nói chung, bao gồm cả hoạt động
BVMT tại cá điểm du lịch vùng dân tộc và miền núi, được thể hiện chủ yếu tại
các văn bản pháp quy sau :
- Luật BVMT (2005)
: được thông Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp
thứ 8, gồm XV Chương với 136 Điều quy định về bảo vệ môi trường ở Việt

Nam mà các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động phát
triển du lịch. Đây được xem là văn bản pháp quy quan trọng nhất đối với hoạt
động bảo vệ môi trường trong tất cả các lĩnhvực, bao gồm cả du lị
ch, tại bất cứ
khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này có nghĩa là hoạt động BVMT tại
các điểm du lịch vùng dân tộc và miền núi cũng phải tuân thủ.
Trong nội dung của Luật Bảo vệ môi trường, Chương IV về “Bảo tồn và sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên” có nhiều nội dung về BVMT đáng lưu ý đối
với lãnh thổ đặc thù như vùng miền núi nơi có nhiều đồng bào dân tộ
c sinh sống.
- Luật Du lịch (2005)
: được Quốc hội Khoá X thông qua tại kỳ họp thứ 10,
gồm XI Chương với 88 Điều, trong đó liên quan đến BVMT được quy định cụ
thể tại Điều 9 về “Bảo vệ môi trường du lịch”. Nôi dung cụ thể của Điều 9 bao
gồm 5 điểm :
i. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn
tạo và phát triển nhằm bảo đả
m môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh, an
toàn, lành mạnh và văn minh.
ii. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban
hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.
iii. Uỷ ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển
môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.
iv. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các
loại chấ
t thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động
tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng,
chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình.
v. Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân
khác có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá,

thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lị
ch sự nhằm nâng
cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường giữ gìn trật tự trị an và vệ sinh môi trường tại các địa điểm thăm quan
du lịch. Theo tinh thần của Ch
ỉ thị này, chính quyền các địa phương, nơi có các
địa điểm thăm quan du lịch có trách nhiệm đầu mối, phối hợp với các bộ ngành
chức năng có liên quan, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo
môi trường (xã hội) và vệ sinh môi trường (tự nhiên) cho các hoạt động du lịch
được diễn ra một cách thuận lợi.


22
- Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ban hành kèm Quyết
định số 01/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Đây được xem là quy chế về BVMT có tính chuyên ngành đầu tiên
có hiệu lực trên pham vi toàn quốc, trong đó có cả lãnh thổ “vùng dân tộc và
miền núi”.
Quy chế này gồm 6 Chương với 23 Điều, trong đó quy định chi tiết BVMT
trong quá trình lập dự án, thiết kế, xây dựng; cải tạo, nâng cấp các khu, điể
m du
lịch và các công trình phục vụ du lịch (Chương 2; Điều 4 - Điều 6); xác định rõ
trách nhiệm các tổ chức, cá nhân trong việc BVMT du lịch trong quá trình tiến
hành các hoạt động du lịch (Chương 3; Điều 7 – Điều 15); xác định trách nhiệm
của các cơ quan quản lý nhà nước trong BVMT du lịch (Chương 4; Điều Điều 16
– Điều 19).
Ngoài các Quy định có tính pháp lý trên, những nội dung liên quan đến

BVMT trong hoạt động du lịch cũng đượ
c đề cập đến trong Chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
(Quyết định phê duyệt số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ
tướng Chính phủ). Trong nội dung của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam,
vấn đề BVMT nói chung, BVMT du lịch nói riêng đã được đề cập và thể hiện
tương đối rõ ràng trong “Quan điểm phát triể
n”, theo đó “Phát triển du lịch nhanh
và bền vững
…, góp phần tích cực vào việc giữ gìn, BVMT tự nhiên và xã hội”
được xem là quan điểm quan trong xuyên suốt.
Quan điểm chiến lược trên của du lịch Việt Nam đã được cụ thể hoá bằng
giải pháp “Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường tự nhiên, xã hội”,
theo đó nội dung của giải pháp này tập trung vào :
 Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, sử dụng hợp lý và có hiệu quả
các nguồ
n tài nguyên, môi trường du lịch;
 Đánh giá toàn diện… môi trường du lịch, đặc biệt… ở các vùng sâu,
vùng xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên, môi trường du lịch,
thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp thời phối
hợp cùng các ban, ngành và địa phương lien quan khắc phục sự cố,
tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch;
 Tăng cường công tác quản lý môi trường;chú trọng xử lý nước thải,
ch
ất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch; khuyến khích
các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường;
huy động sự tham gia và sự đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh
nghiệp, hiệp hội du lịch, khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước và
các tổ chức xã hội trong việc BVMT tự nhiên và xã hội;
 Lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch

trong chương trình giảng dạ
y của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch,
cũng như giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi
trường du lịch cho khách du lịch, cộng đồng dân cư thong qua các
phương tiện thong tin đại chúng.

×