Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

ĐO LƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM




PHẠM VĂN THƢỜNG


ĐO LƢỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI
NHÁNH BÌNH DƢƠNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ





TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



PHẠM VĂN THƢỜNG


ĐO LƢỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI
NHÁNH BÌNH DƢƠNG

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HOÀNG NGÂN



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự
hƣớng dẫn của PGS.TS. Trần Hoàng Ngân. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu
khoa học luận văn này.


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 09 năm 2013
Ngƣời cam đoan



Phạm Văn Thƣờng
i

MỤC LỤC
Trang bìa Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các đồ thị, hình vẽ
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI 4
1.1 Rủi ro tín dụng 4
1.1.1 Khái niệm tín dụng 4
1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng 6
1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng 6
1.1.4 Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế 9
1.1.4.1 Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng 9
1.1.4.2 Tác động của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế 10
1.2 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 11
1.2.1 Khái niệm 11
1.2.2 Đặc điểm 14
1.2.2.1 Ƣu điểm 14

1.2.2.2 Nhƣợc điểm 14
1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 15
ii

1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại các ngân hàng thƣơng mại 16
1.3.1 Các yếu tố khách quan 16
1.3.1.1 Môi trƣờng kinh tế 16
1.3.1.2 Môi trƣờng pháp lý 17
1.3.2 Các yếu tố chủ quan 17
1.3.2.1 Các yếu tố thuộc về khách hàng vay 17
1.3.2.2 Các yếu tố thuộc về ngân hàng 20
1.4 Sự cần thiết đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro trong cho vay doanh
nghiệp và nhỏ. 21
1.5 Giới thiệu một số mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng 22
1.5.1 Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C 22
1.5.2 Mô hình lƣợng hóa rủi ro tín dụng 23
1.5.2.1 Mô hình điểm số Z 23
1.5.2.2 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng 24
1.6 Lƣợc khảo một số nghiên cứu trƣớc đây về đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng
đến rủi ro tín dụng 25
1.6.1 Nghiên cứu “Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
các chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ở Đồng bằng
Sông Cửu Long” 25
1.6.2 Luận văn “Ứng dụng mô hình Binary Logistics vào phân tích rủi ro tín
dụng doanh nghiệp tại Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Đầu tƣ
và Phát triển Việt Nam” 28
1.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất 28
iii


TÓM TẮT CHƢƠNG 1 30
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH BÌNH DƢƠNG 31
2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Bình Dƣơng 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 31
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh thời gian qua 32
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 32
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng 34
2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân
hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Bình Dƣơng 38
2.2.1 Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 38
2.2.2 Tình hình nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 40
2.3 Kiểm định các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bình
Dƣơng 43
2.3.1 Mô hình nghiên cứu 43
2.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 47
2.3.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 47
2.3.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 47
2.3.3 Kết quả nghiên cứu 48
2.3.3.1 Mô tả mẫu 48
2.3.3.2 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình 51
2.3.3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng 55
iv

TÓM TẮT CHƢƠNG 2 58
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH BÌNH DƢƠNG 59

3.1 Định hƣớng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á trong thời gian tới 59
3.2 Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Bình Dƣơng 60
3.2.1 Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Hội sở 61
3.2.1.1 Về chính sách tín dụng 61
3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ phục vụ công tác thẩm định
và giám sát sau cho vay 62
3.2.1.3 Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát nội
bộ 65
3.2.2 Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh
Bình Dƣơng 67
3.2.2.1 Đối với công tác thẩm định khoản vay 67
3.2.2.2 Đối với công tác kiểm tra giám sát khoản vay 72
3.3 Giải pháp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 73
3.3.1 Tăng cƣờng tính minh bạch và trung thực đối với hệ thống sổ sách kế
toán 74
3.3.2 Tăng cƣờng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng 74
3.3.3 Nâng cao trình độ và năng lực quản lý 75
3.4 Kiến nghị đối với các Cơ quan quản lý Nhà nƣớc 75
v

3.4.1 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế chính sách pháp
lý tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp 75
3.4.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin 76
3.4.3 Tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát, đánh giá của Ngân hàng Nhà
nƣớc đối với hoạt động ngân hàng 78
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 80
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TMCP Thƣơng mại Cổ phần

Tiếng Anh
CIC Credit Information Center Trung tâm thông tin tín dụng
của Ngân hàng Nhà nƣớc
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
IFC International Finance Tổ chức Tài chính Quốc tế
Corporation
SeABank Southeast Asia Commercial Ngân hàng Thƣơng mại
Joint Stock Bank Cổ phần Đông Nam Á
WTO World Trade Organization Tổ chức Thƣơng mại Thế
giới


i

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn SeABank Bình Dƣơng giai đoạn 2009 – 2012
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động giai đoạn 2009 – 2012
Bảng 2.3: Những ngân hàng TMCP có dƣ nợ lớn trên địa bàn Bình Dƣơng đến tháng

06/2013
Bảng 2.4: Tình hình dƣ nợ cho vay giai đoạn 2009 – 2012
Bảng 2.5: Cơ cấu dƣ nợ giai đoạn 2009 – 2012 theo nhóm nợ
Bảng 2.6: Tình hình dƣ nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2009 - 2012
Bảng 2.7: Cơ cấu dƣ nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2009 - 2012
Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2009 – 2012
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo ngành nghề
Bảng 2.10: Các biến độc lập sử dụng để ƣớc lƣợng mô hình
Bảng 2.11: Cách đo lƣờng và kỳ vọng về dấu của các hệ số β
i

Bảng 2.12: Cơ cấu mẫu theo ngành nghề
Bảng 2.13: Cơ cấu mẫu theo thời gian hoạt động
Bảng 2.14: Cơ cấu mẫu theo tình hình cung cấp thông tin tài chính
Bảng 2.15: Cơ cấu mẫu về khoảng thời gian quan hệ tín dụng
Bảng 2.16: Cơ cấu mẫu theo lịch sử quan hệ tín dụng
Bảng 2.17: Variables in the Equation
Bảng 2.18: Omnibus Tests of Model Coefficients
Bảng 2.19: Model Summary
Bảng 2.20: Classification Table
Bảng 2.21: Tác động biên của các biến độc lập X
i
lên xác suất xảy ra rủi ro P
i


i

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ


Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2009 – 2012
Biểu đồ 2.2: Dƣ nợ cho vay giai đoạn 2009 – 2012
Biểu đồ 2.3: Phân loại nợ giai đoạn 2009 – 2012
Biểu đồ 2.4: Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2009 – 2012
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNVVN giai đoạn 2009 – 2012

Hình vẽ
Hình 1.1: Các loại rủi ro tín dụng phân chia theo nguyên nhân phát sinh rủi ro
Hình 1.2: Các hình thức rủi ro tín dụng
Hình 2.1: Mô hình tổ chức SeABank Bình Dƣơng


1
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài:
Tín dụng đƣợc coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế. Tín dụng còn là hoạt
động mang lại phần lớn lợi nhuận cho các ngân hàng thƣơng mại và cũng là hoạt
động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, nguy cơ và mức
độ rủi ro ngày càng gia tăng với những tác động rất lớn đến hệ thống ngân hàng và
nền kinh tế. Do đó quản trị rủi ro tín dụng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các
ngân hàng thƣơng mại.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng trong
sự phát triển kinh tế xã hội nƣớc ta. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là một
mục tiêu quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ. Với định
hƣớng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, doanh
nghiệp vừa và nhỏ là một trong những phân khúc khách hàng trọng tâm của Ngân
hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank). Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
đóng góp phần lớn vào kết quả và hiệu quả kinh doanh của SeABank.

Đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Bình Dƣơng (SeABank
Bình Dƣơng), cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là hoạt động có ảnh hƣởng
quyết định đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trong thời gian gần đây, nợ
xấu trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SeABank Bình Dƣơng gia tăng
nhanh ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của
SeABank Bình Dƣơng. Do đó việc kiểm soát rủi ro đối với hoạt động cho vay
doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay để hoạt
động này tăng trƣởng bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro và nâng cao hiệu
quả hoạt động của SeABank Bình Dƣơng. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Đo
lường các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bình Dương” làm đề tài
nghiên cứu.
2
2. Mục đích của đề tài:
Sử dụng mô hình lƣợng hóa để đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín
dụng và kiến nghị một số giải pháp tập trung vào các yếu tố này nhằm hạn chế rủi
ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SeABank Bình
Dƣơng trong thời gian tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh
hƣởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng
thƣơng mại.
Về thực tiễn: phân tích thực trạng và nhận định, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng
đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SeABank Bình
Dƣơng thông qua việc khảo sát các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn
tại SeABank Bình Dƣơng và phân tích định lƣợng bằng mô hình hồi quy Binary
Logistic. Từ kết quả của việc đo lƣờng, kiến nghị một số giải pháp cần tập trung
liên quan đến các yếu tố này và một số giải pháp khác nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SeABank Bình Dƣơng trong thời gian
tới.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: phân tích và đo lƣơng tác động của các
yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Bình Dƣơng.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: 103 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
đang có quan hệ tín dụng đã phát sinh dƣ nợ từ ngày 01/01/2009 đến trƣớc ngày
01/01/2012 và còn số dƣ đến 31/12/2012 tại SeABank Bình Dƣơng. Khoảng thời
gian nghiên cứu từ 01/01/2009 đến 31/12/2012.

3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp thu thập số liệu:
+ Phƣơng pháp chọn mẫu: do số lƣợng khách hàng không quá nhiều nên tác
giả tiến hành thu thập số liệu của toàn bộ 103 khách hàng đã phát sinh dƣ nợ từ
ngày 01/01/2009 đến trƣớc 01/01/2012 và còn số dƣ đến 31/12/2012 để đảm bảo tất
cả các khách hàng đều phát sinh kỳ hạn nợ phải thanh toán, nhƣ vậy mới đánh giá
đƣợc chất lƣợng khoản vay một cách tƣơng đối chính xác.
+ Quy trình thu thập số liệu: Chọn các khách hàng thỏa mãn tiêu chí nhƣ trên
và tiến hành khảo sát hồ sơ tín dụng và các báo cáo tổng hợp để thu thập số liệu và
thông tin cần thiết.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu
+ Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để miêu tả đặc điểm của các
doanh nghiệp trong mẫu.
+ Phƣơng pháp phân tích định lƣợng sử dụng mô hình binary logistic để ƣớc
lƣợng mô hình nhằm xác định ảnh hƣởng của các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín
dụng trong cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SeABank Bình Dƣơng.
6. Nội dung nghiên nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại các Ngân hàng thƣơng mại.

Chƣơng 2: Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bình
Dƣơng.
Chƣơng 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bình Dƣơng.
4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1 Rủi ro tín dụng
1.1.1 Khái niệm tín dụng
Khó có thể đƣa ra một định nghĩa rõ ràng về tín dụng. Vì vậy tùy theo góc độ
nghiên cứu mà chúng ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này.
Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau:
- Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dƣ tiết kiệm sang
chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng đƣợc coi là phƣơng pháp chuyển dịch quỹ từ
ngƣời cho vay sang ngƣời đi vay.
- Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên
cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể.
- Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung
cấp cho khách hàng.
- Trong một số ngữ cảnh cụ thể thuật ngữ tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ
cho vay.
Trong nội dung của luận văn này tín dụng nhƣ là một chức năng cơ bản của
ngân hàng, vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì
tín dụng đƣợc hiểu nhƣ sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng
hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá
nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản
cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có

trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh
toán.
5
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở
hoàn trả và có các đặc trƣng sau:
- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là
cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản). Trong những năm 1960
trở về trƣớc hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền. Xuất phát
từ tính đặc thù đó mà nhiều lúc thuật ngữ tín dụng và cho vay đƣợc coi là đồng
nghĩa với nhau. Từ những năm 1970 trở lại đây, cho thuê vận hành và cho thuê tài
chính đã đƣợc các ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác cung cấp cho khách
hàng. Đây là một sản phẩm kinh doanh của ngân hàng, một hình thức tín dụng bằng
tài sản thực (nhà ở, văn phòng làm việc, máy móc thiết bị).
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy ngƣời cho vay khi chuyển giao tài
sản cho ngƣời đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng ngƣời đi vay sẽ trả đúng hạn.
Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng. Trong thực tế một số nhân viên
tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm về
khách hàng mà lại chú trọng đến các bảo đảm, chính quan điểm này đã làm ảnh
hƣởng đến chất lƣợng tín dụng.
- Giá trị hoàn trả thông thƣờng phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách
khác là ngƣời đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Để thực hiện nguyên tắc
này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác phải
xác định lãi suất thực dƣơng (Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát).
Tuy nhiên, vì lãi suất chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau, nên trong một số
trƣờng hợp cụ thể lãi suất danh nghĩa có thể thấp hơn lạm phát, ngoại lệ này chỉ tồn
tại trong một giai đoạn ngắn.
- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay đƣợc cấp trên cơ sở cam kết hoàn
trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng
nhƣ hợp đồng tín dụng, khế ƣớc, … thực chất là lệnh phiếu (promissory note), trong
đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh

toán.
6
1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo Ủy ban Basel thì rủi ro tín dụng là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát
sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo
hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ
cho dù đó là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Rủi ro này bao gồm cả rủi ro
thanh toán khi một bên thứ ba (ví dụ một Ngân hàng thanh toán) không thực hiện
các nghĩa vụ của mình đối với Ngân hàng này.
“Rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất
phát từ ngƣời đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc
mất khả năng thanh toán” (Hồ Diệu, 2001).
Nhƣ vậy có thể kết luận “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá
trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không
trả đƣợc nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng”.
Hiểu theo nghĩa rộng, rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ
mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách nợ lại không thực hiện hoặc không đủ
khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay,
chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh,
bao thanh toán, … của ngân hàng và kể cả việc ngân hàng mua bán các loại trái
phiếu của các doanh nghiệp.
Rủi ro tín dụng còn đƣợc gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn là
loại rủi ro liên quan đến chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng có hai cấp độ: Khách hàng trả nợ không đúng hạn hoặc khách
hàng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng.
1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng đƣợc phân chia
thành hai loại: rủi ro giao dịch (Transaction risk) và rủi ro danh mục (Portfolio risk).
7
- Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát

sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá
khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm
và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín
dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phƣơng án có hiệu quả để ra quyết định cho
vay.
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhƣ các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm
bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý
các khoản cho vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đƣợc
phân chia thành hai loại: rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung
(Concentration risk).
+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng
biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ
đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung là trƣờng hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều
đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng
một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng
một loại hình cho vay có rủi ro cao.
8

Hình 1.1 Các loại rủi ro tín dụng phân chia theo nguyên nhân phát sinh rủi ro
Các hình thức của rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở bốn trƣờng
hợp đối với nợ lãi và nợ gốc: đó là việc không thu đƣợc lãi đúng hạn hoặc không
thu đủ lãi, không thu đƣợc vốn đúng hạn hoặc không thu đủ vốn. Tùy trƣờng hợp và
ngân hàng hạch toán vào các khoản mục theo dõi khác nhƣ lãi treo hoặc nợ quá hạn.

Khi không thu đƣợc lãi đúng hạn, nguy cơ rủi ro đang ở mức thấp và chỉ cần
đƣa vào mục lãi treo phát sinh. Nếu ngân hàng không thể thu đủ lãi thì sẽ có khoản
mục lãi treo đóng băng, trừ trƣờng hợp ngân hàng miễn giảm lãi đó cho khách hàng.
Còn khi không thu đƣợc vốn đúng hạn, ngân hàng sẽ có khoản nợ quá hạn
phát sinh. Tuy nhiên, khoản này vẫn chƣa thể coi là khoản mất mát hoàn toàn của
ngân hàng vì có thể vì lý do nào đó, doanh nghiệp chậm trả nợ gốc và sẽ trả sau hạn
cam kết trong hợp đồng. Nếu nhƣ khoản này ngân hàng không thể thu hồi đƣợc (do
doanh nghiệp bị phá sản chẳng hạn) thì lúc này ngân hàng coi nhƣ gặp rủi ro tín
dụng ở mức độ cao vì đã phát sinh khoản nợ không có khả năng thu hồi, trừ trƣờng
hợp đặc biệt, doanh nghiệp vay vốn hội tụ đủ các điều kiện theo quy định về xóa nợ
thì ngân hàng có thể xem xét để xóa nợ cho doanh nghiệp.
Rủi ro tín dụng tồn tại dƣới nhiều hình thức, các hình thức đó luôn chuyển
biến cho nhau, mà mức độ cuối cùng là nợ không có khả năng thu hồi. Khi nghiên
cứu về rủi ro tín dụng ngƣời ta thƣờng chú trọng vào các nguy cơ xảy ra rủi ro nhƣ
lãi treo và đặc biệt là nợ phát sinh, còn lãi treo đóng băng và nợ quá hạn không có
Rủi ro
bảo đảm

Rủi ro
nghiệp vụ
Rủi ro nội
tại
Rủi ro tập
trung
Rủi ro giao
dịch
Rủi ro
danh mục
Rủi ro tín
dụng

Rủi ro
lựa chọn
9
khả năng thu hồi đƣợc coi là các tình huống rủi ro thực sự nên thƣờng đƣợc xem xét
để giải quyết hậu quả và rút ra bài học.

Hình 1.2 Các hình thức rủi ro tín dụng
1.1.4 Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế
Rủi ro tín dụng gây ra những tác động rất lớn đến hệ thống ngân hàng và nền
kinh tế. Rủi ro tín dụng trƣớc tiên sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
ngân hàng và sau đó ảnh hƣởng lan truyền đến cả hệ thống. Một khi hệ thống ngân
hàng gặp vấn đề ngay lập tức ảnh hƣởng đến dòng chu chyển vốn trong nền kinh tế
và gây nên tình trạng bất ổn của nền kinh tế. Và trong xu thế toàn cầu hóa ngày
càng mạnh mẽ nhƣ hiện nay, sự bất ổn của nền kinh tế trong nƣớc sẽ có ảnh hƣởng
nhất định đến các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
1.1.4.1 Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng
Hoạt động của các ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào hoạt động tín dụng. Rủi
ro tín dụng một khi xảy ra sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng và mức độ ảnh hƣởng là rất lớn. Rủi ro tín dụng không chỉ ảnh hƣởng
đến lợi nhuận mà còn tác động đến khả năng chi trả của ngân hàng. Ngân hàng là
trung gian tài chính với chức năng huy động vốn và cho vay. Phần lớn nguồn vốn
cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ nguồn vốn huy động. Để huy động
đƣợc vốn, uy tín trong việc chi trả đúng hẹn cho ngƣời gửi tiền là cực kỳ quan
Rủi ro tín
dụng
Không thu đƣợc
vốn đúng hạn
Không thu đủ lãi
Không thu đƣợc
lãi đúng hạn

Không thu đủ vốn
(Mất vốn)
Nợ quá hạn phát
sinh
1. Lãi treo đóng
băng
2. Miễn giảm lãi
Lãi treo phát sinh
1. Nợ không có khả
năng thu hồi
2. Xóa nợ
10
trọng. Rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng sẽ không thu hồi đƣợc vốn gốc và lãi từ
hoạt động cho vay ảnh hƣởng đến khả năng chi trả cho ngƣời gửi tiền và tác động
xấu đến uy tín của ngân hàng. Một khi uy tín của ngân hàng bị giảm sút sẽ kéo theo
sự suy giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng và làm trầm trọng thêm tình
trạng thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh, có thể dẫn đến nguy cơ thua lỗ, phá sản,
sáp nhập.
1.1.4.2 Tác động của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế
Với chức năng trung gian thanh toán, trung gian tín dụng, hoạt động của hệ
thống ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc luân chuyển vốn, điều hòa và
cung ứng vốn cho nền kinh tế. Rủi ro tín dụng không chỉ gây ra tác động tiêu cực
đối với ngân hàng trực tiếp cấp tín dụng, doanh nghiệp vay của những khoản tín
dụng xảy ra rủi ro mà còn tác động dây chuyền đến hệ thống ngân hàng và những
doanh nghiệp khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh nghiệp bị mất
khả năng chi trả. Vì trong nền kinh tế ngoài quan hệ tín dụng ngân hàng còn có
quan hệ tín dụng thƣơng mại, một doanh nghiệp mất khả năng chi trả sẽ ảnh hƣởng
đến khả năng chi trả của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng thƣơng mại với doanh
nghiệp này và gây nên những tác động lan truyền trong nền kinh tế. Tác động lan
truyền này còn vì những lý do khác nhƣ một doanh nghiệp có thể vay nhiều ngân

hàng khác nhau, khủng hoảng dây chuyền, tác động lây lan tâm lý, … Rủi ro tín
dụng nếu không có giải pháp khắc phục sẽ dẫn đến sự phá sản của một vài ngân
hàng và ảnh hƣởng dây chuyền đến cả hệ thống ngân hàng.
Sự bất ổn của hệ thống ngân hàng sẽ tác động không tốt đến tâm lý ngƣời gửi
tiền, gây nên tâm lý hoang mang, giảm sút lòng tin của dân chúng đối với hệ thống
ngân hàng. Ngƣời dân sẽ đổ xô rút tiền gửi ngân hàng để chuyền sang các kênh đầu
tƣ khác, làm tăng rủi ro thanh khoản và dẫn đến nguy cơ về sự đổ vỡ của cả hệ
thống ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng gặp khó khăn sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp, kinh tế suy thoái, thất nghiệp, lạm phát gia tăng
11
và bất ổn xã hội. Kinh tế trong nƣớc bất ổn sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu,
đầu tƣ và thị trƣờng tài chính khu vực và thế giới, điển hình nhƣ cuộc khủng hoảng
tài chính khu vực Châu Á và khủng hoảng tín dụng ở Mỹ.
1.2 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1 Khái niệm
Theo Wikipedia, doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô
nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Theo tiêu chí của Nhóm ngân hàng thế
giới, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chia thành 3 loại căn cứ vào số lƣợng lao
động, đó là doanh nghiệp siêu nhỏ nếu có số lƣợng lao động dƣới 10 ngƣời, doanh
nghiệp vừa nếu số lƣợng lao động từ 10 đến dƣới 50 ngƣời và doanh nghiệp vừa
nếu có từ 50 đến 300 lao động.
Việc xây dựng các tiêu chí để phân định doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý nghĩa
quan trọng vì qua đó, làm cơ sở theo dõi và phân tích đƣợc các số liệu thống kê về
tình hình hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm nền tảng cho việc hoạch định
chiến lƣợc và tìm ra các giải pháp nhằm hỗ trợ cho loại hình doanh nghiệp này hoạt
động có hiệu quả.
Tuy nhiên trên thực tế, không có một khuôn mẫu thống nhất về tiêu chí cũng
nhƣ tiêu chuẩn giữa các quốc gia, do có sự khác nhau về trình độ và điều kiện kinh
tế xã hội ở từng nƣớc. Ngay cả trong mỗi nƣớc, việc phân loại các doanh nghiệp

vừa và nhỏ giữa các thời kỳ, các ngành nghề, các địa phƣơng cũng có sự khác nhau.
Thậm chí, nhiều dự án tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có các hình
thức phân loại khác nhau, khác cả với qui định của Chính phủ.
Hiện nay, có hai nhóm tiêu chí phổ biến dùng để phân loại các doanh nghiệp
vừa và nhỏ:
- Tiêu chí định tính: tiêu chí này dựa trên các đặc trƣng cơ bản của doanh
nghiệp vừa và nhỏ nhƣ trình độ chuyên môn hoá, mức độ tự động hóa Ƣu điểm
của chỉ tiêu này là phản ánh đúng thực chất doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣng lại khó
12
xác định chính xác trên thực tế. Do đó, tiêu chí này thƣờng đƣợc sử dụng để tham
khảo, bổ sung cho tiêu chí định lƣợng, ít đƣợc sử dụng làm căn cứ để phân loại.
- Tiêu chí định lƣợng: thƣờng đƣợc căn cứ vào các tiêu thức nhƣ số lƣợng lao
động, vốn hay tài sản, doanh thu, lợi nhuận để phân loại. Tùy vào tình hình thực tế
mà các tiêu thức sẽ đƣợc lựa chọn nhƣ: số lao động có thể là lao động trung bình
trong danh sách, lao động thực tế, lao động thƣờng xuyên. Vốn hay tài sản có thể là
vốn hay giá trị tổng tài sản, tài sản cố định hay giá trị tài sản còn lại. Doanh thu có
thể là doanh thu trong một năm, giá trị gia tăng trong một năm.
Trên thế giới các tiêu thức định lƣợng đƣợc sử dụng rất đa dạng, số lƣợng tiêu
thức đƣợc dùng có thể là 1, hoặc 2 và tối đa là 3. Đa số các quốc gia đều sử dụng
tiêu thức số lao động.
Tuy nhiên, việc phân loại chỉ mang tính tƣơng đối, do quá trình phân loại còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia: Các quốc gia càng phát triển,
doanh nghiệp thƣờng có trình độ kỹ thuật chuyên môn hóa cao thì lƣợng lao động
có xu hƣớng ít, vốn hay giá trị tài sản lại thƣờng cao hơn các doanh nghiệp tại các
nƣớc ít phát triển.
- Tính chất, đặc điểm của ngành nghề, trình độ phát triển của doanh nghiệp: có
những ngành thâm dụng về vốn nhƣ điện tử, vận tải trong khi một số ngành lại thâm
dụng về lao động nhƣ may mặc, gốm xứ
- Tính phân vùng: do có sự khác biệt giữa các vùng trong một quốc gia nhƣ

giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi, hải đảo và đồng bằng,
- Mục đích của việc phân loại: do việc phân loại để có chính sách hỗ trợ về
thuế (chú trọng vào tiêu thức lợi nhuận) sẽ khác với việc phân loại nhằm mục đích
khuyến khích đổi mới công nghệ (chú trọng tiêu thức số lao động ), hay là phục vụ
cho một mục đích mang tính xã hội của Chính phủ nhƣ giải quyết việc làm.
13
- Từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế: kinh tế càng phát triển, các tiêu
chuẩn về doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thay đổi theo cho phù hợp với thực tế.
Mỗi một yếu tố đều có một ý nghĩa, tùy theo quan điểm và điều kiện cụ thể mà
mỗi quốc gia có một sự phân loại riêng.
Ở châu Âu, doanh nghiệp vừa và nhỏ chia thành 3 cấp độ: doanh nghiệp siêu
nhỏ (số lao động thƣờng xuyên dƣới 10 ngƣời và có doanh thu hoặc tổng tài sản nhỏ
hơn hoặc bằng 2 triệu Euro), doanh nghiệp nhỏ (số lao động thƣờng xuyên từ 10
đến dƣới 50 ngƣời và có doanh thu hoặc tổng tài sản lớn hơn 2 triệu Euro và nhỏ
hơn hoặc bằng 10 triệu Euro), doanh nghiệp vừa (số lao động thƣờng xuyên từ 10
đến dƣới 250 ngƣời và có doanh thu hoặc tổng tài sản lớn hơn 10 triệu Euro và nhỏ
hơn hoặc bằng 43 triệu Euro)
Ở Việt Nam, theo nghị định 56/2009/CP-NĐ ngày 30/06/2009, doanh nghiệp
vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy đinh của pháp luật,
đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng
nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân dối kế toán của
doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên),
cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.1 Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quy mô


Khu vực
Doanh nghiệp
siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Số lao động
Tổng nguồn
vốn
Số lao động
Tổng nguồn
vốn
Số lao động

I. Nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy
sản
10 ngƣời trở
xuống
20 tỷ đồng trở
xuống
từ trên 10
ngƣời đến 200
ngƣời
từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200
ngƣời đến 300
ngƣời
II. Công nghiệp
và xây dựng
10 ngƣời trở
xuống

20 tỷ đồng trở
xuống
từ trên 10
ngƣời đến 200
ngƣời
từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200
ngƣời đến 300
ngƣời
III. Thƣơng mại
và dịch vụ
10 ngƣời trở
xuống
10 tỷ đồng trở
xuống
từ trên 10
ngƣời đến 50
ngƣời
từ trên 10 tỷ
đồng đến 50
tỷ đồng
từ trên 50
ngƣời đến 100
ngƣời
Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP, ban hành ngày 30/06/2009
14
Để đảm bảo tính phù hợp với đặc thù từng ngành, khái niệm doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Việt Nam có sự phân biệt cho các nhóm ngành nghề riêng biệt.

1.2.2 Đặc điểm
Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đặc trƣng, đặc thù riêng có của
doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phối hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc nghiên cứu đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ là cần thiết trong việc xác
định các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
Sau đây là những ƣu, nhƣợc điểm có thể ảnh hƣởng đến rủi ro trong cho vay
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.2.2.1 Ưu điểm
Có tính năng động cao và rất nhạy cảm với thay đổi của thị trƣờng. Với quy
mô vừa và nhỏ, với tính chất sở hữu tƣ nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt
động rất linh hoạt, ứng biến nhanh nhạy với sự biến đổi thƣờng xuyên của thị
trƣờng, thay đổi không ngừng của môi trƣờng kinh doanh.
1.2.2.2 Nhược điểm
- Năng lực kinh doanh còn nhiều hạn chế về vốn, công nghệ. Đặc điểm phổ
biến của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là hạn chế về vốn, trong khi việc tiếp cận với
các nguồn tài chính khác rất khó khăn. Do hạn chế về vốn nên hầu hết các doanh
nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nghiên
cứu thị trƣờng nhằm nắm bắt nhu cầu thị trƣờng, nhu cầu khách hàng. Vì vậy khả
năng tiếp cận và chiếm lĩnh thị trƣờng kém, giảm khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Trình độ quản lý và tay nghề ngƣời lao động thấp. Đối với hầu hết các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các chủ doanh nghiệp thƣờng trƣởng thành từ thực tiễn và đi lên
từ kinh nghiệm. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp chủ yếu thành công nhờ yếu tố

×