Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
TÌNH HÌNH NHẬP SIÊU Ở VIỆT NAM NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2008
1.Mở đầu
Tình hình kinh tế Việt Nam nữa đầu năm 2008 đã trãi qua giai đoạn khó
khăn nhất trong suốt thập kỷ phát triển tương đối khá ổn định kể từ cuộc
khủng hoảng khu vực năm 1997.Liên tục trong thời gian vừa qua việt nam
là tâm điểm quan tâm của của báo chí,các định chế tài chính cũng như các
tổ chức nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước.Tuy nhiên nếu khách quan
nhìn nhận và đánh giá tình hình Việt Nam trong bối cảnh thế giới thì kinh
tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2008 thật sự có những vận động và nổ lực
rất lớn và cũng đã có được một số thành công bước đầu mà nổi bậc là tình
hình lạm phát trong nước đã bước đầu sụt giảm và đầu tư nước ngoài vẩn
đạt mức cao kỷ lục…Mặc dù vậy thì tình hình biến động kinh tế trong
nước vẫn còn nhiều phức tạp gây ảnh hưởng đến việc bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.trong đó có tình hình nhập siêu tăng cao đạt
mức kỷ lục mới trong năm 2008.
Theo các số liệu thống kê thì tình hình nhập siêu của nước ta trong nhiều
năm liên tiếp đều ở mức cao khoảng 5 tỷ USD nhưng con số này đã tăng
đột biến trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008.
Cán cân thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu
Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6
Nguồn khả năng chịu đựng thậm hụt cán cân vãng lai-TS Tấn Đức
Giá trị xuất khẩu hàng hóa quí I/2008 ước tính đạt 13,03 tỷ USD, tăng
22,7% so với cùng kỳ năm trước.Giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng
tăng chủ yếu do giá xuất khẩu tăng cao như: giá dầu thô tăng 64,4%; than
đá tăng 51,8%; gạo tăng 35,3%; cà phê tăng 38,4%; cao su tăng 30,3%;
hạt tiêu tăng 34,3%, hạt điều tăng 19,6%, chè tăng 37,4%. Nếu tính riêng
8 mặt hàng này, thì giá trị xuất khẩu tăng do giá đã khoảng 1,5 tỷ USD
(riêng dầu thô và than đá được lợi khoảng 1,1 tỷ USD do giá xuất khẩu
tăng).
Giá trị nhập khẩu hàng hóa quí I ước tính đạt gần 20,4 tỷ USD,
tăng 62,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng
cụ phụ tùng; nguyên, nhiên vật liệu (trừ lúa mỳ giảm mạnh cả lượng và
giá trị) và các mặt hàng phục vụ tiêu dùng trong nước đều tăng so với
cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng có giá trị lớn và tốc độ tăng cao
như: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3,5 tỷ USD, tăng 56,6%;
xăng, dầu trên 2,8 tỷ USD, tăng 88,9%; sắt thép 2,4 tỷ USD, tăng
161,9%; điện tử, máy tính và linh kiện 906 triệu USD, tăng 50,5%; chất
dẻo 684 triệu USD, tăng 29,8%; ô tô 614 triệu USD, tăng 324,6%.
Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6
Nhập khẩu trong quí I tăng quá cao so với tốc độ tăng xuất khẩu (62,5% so
với 22,7%) và xu hướng ngày càng doãng ra qua các tháng đã làm gia tăng nhập
siêu. Giá trị hàng hóa nhập siêu quí I/2008 là 7,4 tỷ USD, bằng 56,5% giá trị xuất
khẩu hàng hóa và tăng gấp 3,5 lần so với mức nhập siêu của quí I/2007.
Tính chung 6 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 29,7
tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong
nước đạt 12,8 tỷ USD, tăng 29,1%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
(không kể dầu thô) đạt 11,3 tỷ USD, tăng 27,4%; dầu thô đạt 5,6 tỷ USD, tăng
49%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt
44,5 tỷ USD, tăng 60,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế
trong nước đạt 30,6 tỷ USD, tăng 69,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt
13,9 tỷ USD, tăng 42,7%.
Nhập siêu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 14,8 tỷ USD, bằng 49,8%
kim ngạch xuất khẩu, tăng 184,6% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 0,7 tỷ
USD so với mức nhập siêu của cả năm 2007. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây
nhập siêu đã giảm nhanh, từ mức nhập siêu 3,28 tỷ USD tháng 3 và 3,2 tỷ USD
tháng 4 đã giảm xuống còn 1,91 tỷ USD trong tháng 5 và 1,3 tỷ USD trong tháng 6.
Mặt khác, nhập siêu chủ yếu là nhập nguyên, nhiên vật liệu từ thị trường các nước
trong khu vực, còn đối với các thị trường khác như EU, Mỹ nước ta vẫn duy trì
được mức xuất siêu. Trong 5 tháng đầu năm 2008, nước ta xuất siêu sang thị trường
EU 1,9 tỷ USD, tăng 26,6% so với xuất siêu 6 tháng đầu năm 2007; xuất siêu sang
thị trường Mỹ 3,3 tỷ USD, tăng 10%.
2.Nguyên nhân
Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6
Trước hết, hiển nhiên là nhập siêu bắt nguồn từ việc nhập khẩu nhiều hơn xuất
khẩu, nhưng vấn đề là ở chỗ, cho dù xuất khẩu cũng đã vượt xa dự kiến, nhưng
nhập khẩu còn vượt xa hơn nữa, cho nên nhập siêu càng lớn hơn.
Nguồn Việt nam sự thật và những câu chuyên hoang tưởng
Cụ thể, 6 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 29,7 tỷ
USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước trong khi kim ngạch nhập khẩu hàng
hoá ước tính đạt 44,5 tỷ USD, tăng 60,3% so với cùng kỳ năm trước con số này
cho thấy rõ ràng mức độ nhập siêu là rất lớn
Ngoài ra Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, những sản phẩm công
nghiệp chủ lực là dệt - may, da - giày, điện tử, chế biến gỗ, nhựa... cho đến nay
hầu hết vẫn chỉ là gia công ở công đoạn cuối với giá trị gia tăng rất thấp, nên
lượng ngoại tệ mang về cho nền kinh tế không nhiều và không đủ để bù đắp cho
phần giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng tiêu thụ ở thị trường nội
địa. Nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong những năm qua là xuất khẩu tài nguyên
khoáng sản và hàng nông, thủy sản. Nhưng cán cân xuất, nhập khẩu nhiều sản
phẩm thuộc nhóm này đã thay đổi, từ thặng dư sang thâm hụt, do số lượng xuất
Lê Trọng Tấn, lớp ĐH23NH6
khẩu liên tục giảm sút, trong khi nhập khẩu mỗi năm đều tăng do nhu cầu tiêu
thụ trong nước.
Các mặt xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam hết quý 2-2008 (tỷ USD)
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Nguồn Tổng Cục Thống Kê
Xin dẫn chứng trường hợp thâm hụt của nhóm hàng lương thực. Bốn đầu năm,
Việt Nam thu được 975 triệu đô la Mỹ từ xuất khẩu gạo và hạt điều, nhưng đã
phải chi gần 1,036 tỉ đô la Mỹ để nhập lúa mì, dầu ăn và thức ăn gia súc.
Trường hợp xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu cũng tương tự. Điều đó
cho thấy, cơn sốt giá dầu và lương thực trên thị trường thế giới chẳng những
không làm tăng thu nhập mà còn khiến cho tình trạng nhập siêu của Việt Nam
thêm nặng nề.
Do hiệu quả đầu tư kém
Đây là vấn đề đáng lo ngại nhất nếu không có những chính sách cải thiện hiệu
quả đầu tư thì nó sẽ còn ảnh đến tăng trưởng xuất nhập khẩu của nước ta về lâu
dài.Vì trong khi đầu tư và sản xuất kém hiệu quả, thì đầu tư, sản xuất càng nhiều,