Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Một số hình thức ăn trộm điện và biện pháp ngăn chặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.02 KB, 38 trang )

Trong công tơ có 2 cuộn dây .1cuộn điện áp mắc song song với nguồn. 1cuộn cường độ
mắc nối tiếp với tải. Từ trường 2 cuộn này sẽ cảm ứng lên 1 đĩa nhôm 2 dòng điện cảm
ứng, tác dụng tương hổ với nhau sẻ tạo momen quay đĩa, tải càng lớn momen càng mạnh,
trên trục đĩa có gắn bộ đếm, số vòng quay sẽ tỷ lệ với điện năng tiêu thụ . đĩa quay trong
từ trường 1 nam châm vĩnh cửu, điều chỉnh góc cắt của nam châm này là chỉnh lực hãm
đó là điều chỉnh nhanh chậm. Đó là nguyên lí chính Ngoài ra còn các bộ phận chỉnh khác
nửa như cos phi v v không thể nói hết ở đây
1.CÂU ĐIỆN TRỰC TIẾP:
* Trường hợp :
- Hộ sử dụng điện có lắp công tơ. (vùng nông thôn hẻo lánh, khu nhà phố có
đường dây điện chuyền ngang ban công, cột điện đầu nhà thấp có mối nối trên cột bị hở
hoặc vừa tầm với tay, …)
- Hộ sử dụng điện không có lắp công tơ ( các vùng nông thôn hẻo lánh ít dân cư,
khu nhà cho thuê, dân sống tạm cư, các khu vực chuẩn bị giải toả,…).
*Hình thức vi phạm:
- Câu trực tiếp từ nhánh dây mắc điện vào nhà hoặc ngang nhà (có thể mổ dây
hoặc dùng lưởi câu hoặc câu liêm để móc,…), câu vào phần tróc vỏ cách điện (hoặc dây
nhánh điện có mối nối không quấn băng keo cách điện).
- Câu trực tiếp tại mối nối giữa cáp muller và dây nhánh điện trên cột đầu nhà
(hoặc tại bộ dừng cáp).
- Mổ cáp muller phía sau bảng gỗ (nhựa) hoặc phần cáp bị che khuất.
- Phá chì niêm hộp công tơ, nối tắt cọc vào và cọc ra hoặc câu trực tiếp từ cọc đầu
vào của hộp đấu dây công tơ đến tải.
* Cách phát hiện:
- Kiểm tra quan sát bằng mắt thường: Kiểm tra lưới điện hạ thế, nhánh dây mắc
điện.
- Kiểm tra mối nối cột đầu nhà và tình trạng cáp vào điện kế;
- Kiểm tra điện áp hoặc dùng bút thử điện khi cô lập cầu dao chính của công tơ kết
hợp kiểm tra thiết bị điện của khách hàng còn hoạt động hay không;
- Đặc biệt kiểm tra lưới điện ban đêm tại các hẻm sâu ở thị trấn, thị xã hoặc các
vùng nông thôn (phải kết hợp với công an hoặc chính quyền địa phương);


- Ngoài ra, cần tham khảo các đơn thư tố giác của quần chúng nhân dân và của các
Dịch vụ bán lẻ điện năng.
* Chứng cứ pháp lý:
- Giữ nguyên hiện trường, mời công an hoặc chính quyền địa phương và người
làm chứng (nếu có) cùng khách hàng xác nhận hiện trường.
- Chụp ảnh hiện trường, niêm phong và lưu giữ tang vật đúng quy định.
- Trong biên bản phải mô tả rõ ràng hiện trường và ghi rõ vật chứng vi phạm tạm
thu hồi (dây dẫn, móc sắt, vật dẫn điện khác,…).
- Phần kết luận trong biên bản phải có câu “…, tất cả các thiết bị điện đều có điện
và hoạt động bình thường, nhưng công tơ không hoạt động, đĩa quay của công tơ đứng
im” .
*Biện pháp ngăn ngừa:
- Thực hiện đúng trình tự quy định lắp đặt công tơ, tránh trường hợp lợi dụng
khoảng thời gian lắp đặt xong công tơ nhưng chưa kịp nghiệm thu niêm chì để tác động
vào công tơ như khoan lổ nối tắt cuộn dòng, thay nhông hộp số, đấu nối rơ le đóng mở
tiếp điểm có thiết bị điều khiển từ xa, v.v…;
- Thiết kế và thi công các nhánh dây mắc điện đúng qui định kỹ thuật và không để
các điểm nối không bọc cách điện tạo điều kiện dễ dàng câu móc trộm điện;
- Sửa chữa nhánh dây mắc điện: Thay dây mắc điện có nhiều mối nối, mối nối hở,
bấm đầu cosse ép tại điểm nối giữa dây mắc điện và cáp muller, đặc biệt lưu ý ở các khu
vực trạm công cộng có tổn thất cao và các khách hàng nghi ngờ câu trôn điện .
- Phân công nhóm kiểm tra lưới điện hạ thế, nhánh dây mắc điện theo từng
phường, khu vực, trạm biến áp và tăng cường công tác kiểm tra ban đêm;
- Đối với khu vực lưới điện “vùng sâu, vùng xa”, cần phải tuyên truyền cho khách
hàng nêu rõ quy định cơ bản về sử dụng điện và về xử lý vi phạm theo giá tiền điện bậc
thang cao nhất và phải nộp phạt bằng tiền do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
điện lực.
- Thực hiện tuyên truyền các hành vi vi phạm pháp luật trong sử dụng điện trên
các phương tiện thông tin đại chúng (Đài truyển thanh huyện, thị, TP và trạm truyền
thanh xã, phường, thị trấn).

2. LẬT NGHIÊNG HOẶC ĐẢO NGƯỢC CÔNG TƠ:
*Trường hợp:
- Lắp đặt công tơ với 1 bulon ở giữa hộp công tơ, lắp tại trụ nhưng dây buộc
không đúng tiêu chuẩn.
- Hộp công tơ được lắp vào cột, vách gổ mục, tường gạch mục.
- Lợi dụng thời điểm dời tạm công tơ để sửa chữa nhà.
*Cách phát hiện:
- Kiểm tra quan sát bằng mắt thường: Kết hợp công tác ghi chỉ số điện, phúc tra
chỉ số, kiểm tra công tơ định kỳ, … để kiểm tra sự chắc chắn của hộp công tơ;
- Tổ chức kiểm tra đột xuất khi có nghi vấn.
* Chứng cứ pháp lý:
- Giữ nguyên hiện trường, mời công an hoặc chính quyền địa phương và người
làm chứng (nếu có) cùng khách hàng xác nhận hiện.
- Chụp ảnh hiện trường (ghi nhận rõ mối liên quan hiện trường, hành vi và chủ thể
).
- Trong biên bản phải mô tả rõ ràng hiện trường.
- Phần kết luận trong biên bản phải có câu “…,khách hàng tự lật nghiêng công tơ
độ so với vị trí lắp đặt ban đầu làm kẹt đĩa quay của công tơ, tất cả các thiết bị điện trong
nhà đều hoạt động bình thường.”
* Biện pháp ngăn ngừa:
- Thi công lắp đặt mới hoặc sửa chữa hộp công tơ, thùng công tơ phải thực hiện
đúng quy định kỹ thuật, đảm bảo thùng, hộp công tơ phải được lắp đặt chắc chắn.
- Thay thế các hộp công tơ bị mục, bể và lắp hộp bảo vệ cho các công tơ chưa có
hộp.
- Khi nghiệm thu lắp đặt công tơ phải ghi rõ tình trạng hộp công tơ sau khi được
lắp đặt vào biên bản nghiệm thu hoặc phiếu treo tháo công tơ.
3. ĐẢO PHA CÔNG TƠ 1 PHA VÀ SỬ DỤNG DÂY NGUỘI NGOÀI:
*Trường hợp :
- Đảo pha công tơ 1 pha và sử dụng dây nguội của lưới điện.
- Đảo pha công tơ 1 pha và sử dụng dây nguội đóng đất.

- Đảo pha công tơ 1 pha và sử dụng dây nguội của công tơ khác (hòa hơi 2 công
tơ) dây nguội có thể của: Công tơ 1 pha khác; Công tơ 3 pha.
* Cách phát hiện:
- Dùng dụng cụ đo dòng điện (Ampere kiềm) để đo dòng so lệch tại cầu dao chính
của công tơ, cáp muller, nhánh dây mắc điện trước khi vào nhà khách hàng để kiểm tra.
- Cô lập dây nguội đầu ra của công tơ, dùng Ampere kiềm đo dòng tại cầu dao
chính của công tơ kết hợp với quan sát thiết bị vẫn có điện sử dụng nhưng đĩa công tơ
không quay.
*Lưu ý : Khách hàng có thể đóng ngắt nguồn dây nguội ngoài bằng các phích
cắm, công tắc, cầu dao được nối liền trong mạch điện hoặc mạch điều khiển đóng ngắt từ
xa để điều khiển contactor, rơ le, hoặc dùng loại thiết bị dân dụng khác (điện thọai liền
mạch, ổ cắm điện hoặc bóng đèn phích cắm có mạch nối liền bên trong).
* Chứng cứ pháp lý:
- Giữ nguyên hiện trường, mời khách hàng, công an hoặc chính quyền địa phương
và người làm chứng (nếu có) xem thao tác, kết quả để cùng xác nhận.
- Chụp ảnh hiện trường (ghi nhận rõ mối liên quan hiện trường, hành vi và chủ
thể).
- Lập biên bản, niêm phong và lưu giử tang vật theo đúng quy định.
- Trong biên bản phải mô tả rõ vật dụng hoặc thiết bị sử dụng đấu nối với nguội
ngoài và có phần kết luận như: “ , tất cả các thiết bị điện trong nhà vẫn hoạt động bình
thường nhưng đĩa của công tơ không quay”.
* Biện pháp ngăn ngừa:
- Cải tạo nhánh dây mắc điện: Thay dây mắc điện không mối nối hoặc bấm nối ép
tại mối nối giữa cáp muller và nhánh dây mắc điện.
- Thay CB tự động ngắt khi có dòng so lệch ( RCBOs, ELCB ).
- Hạn chế lắp đặt 02 công tơ 01 pha trong cùng 01 địa chỉ (Khi lắp đặt công tơ 03
pha phải thu hồi công tơ 01 pha nếu cả 02 công tơ đều cùng mục đích sử dụng điện).
- Kiểm tra lưới điện để phát hiện tình trạng đảo pha tại đầu trụ điện.
4. KHOAN LỖ VỎ CÔNG TƠ HOẶC DÙI LỔ ĐỂ CHẶN ĐĨA QUAY:
* Trường hợp:

- Công tơ chưa được lắp hộp bảo vệ.
- Công tơ có hộp bảo vệ nhưng bị mất chì niêm hoặc chưa được niêm chì.
- Công tơ vi phạm thay định kỳ không phát hiện.
* Cách phát hiện :
- Kiểm tra quan sát bằng mắt thường: Kết hợp công tác ghi chỉ số điện, phúc tra
chỉ số, kiểm tra công tơ định kỳ, … để kiểm tra tình trạng hoạt động của công tơ, đặc biệt
chú ý các công tơ chưa hộp bảo vệ, mất chì thùng hoặc công tơ luôn sạch sẽ.
- Tổ chức kiểm tra đột xuất khi có nghi vấn.
* Chứng cứ pháp lý:
- Giữ nguyên hiện trường, mời công an hoặc chính quyền địa phươn, người làm
chứng (nếu có) và khách hàng chứng kiến thao tác để cùng xác nhận.
- Chụp ảnh hiện trường (ghi nhận rõ mối liên quan hiện trường, hành vi và chủ
thể).
- Lập biên bản theo đúng quy định, Niêm phong (vật dùng để chặn đĩa) tang vật
theo đúng quy định.
- Trong biên bản phải mô tả rõ hiện trường, vật dụng dùng để chặn đĩa quay của
công tơ và có phần kết luận như: “ , tất cả các thiết bị điện trong nhà vẫn hoạt động bình
thường nhưng đĩa của công tơ không quay do bị chèn chặn”.
* Biện pháp ngăn ngừa:
- Lắp hộp bảo vệ cho các công tơ chưa có hộp bảo vệ.
- Niêm đầy đủ chì niêm tại các vị trí của hộp công tơ và công tơ theo đúng quy
định và kiểm tra định kỳ.
- Khi tiến hành niêm chì phải có sự chứng kiến và xác nhận của khách hàng vào
biên bản treo tháo công tơ.
5. XÂM PHẠM CHÌ NIÊM PHONG:
* Hình thức :
- Cắt dây chì, thay chì niêm không đúng mẫu quy định.
- Cắt đứt dây chì niêm rồi dán keo lại.
- Soi lỗ hoặc cắt đôi viên chì niêm rồi dán keo lại.
* Cách phát hiện:

- Kiểm tra công tơ định kỳ.
- Kiểm tra các khách hàng có điện năng tiêu thụ biến động.
Chú ý:
* Trong công tác thu hồi hoặc thay công tơ định kỳ, đầu tiên phải kiểm tra công tơ
và các chì niêm trước khi thay.
* Nhân viên ghi chỉ số, Dịch vụ bán lẻ điện khi ghi chỉ số công tơ phải chú ý tình
trạng của các viên chì niêm phong.
* Chứng cứ pháp lý:
- Giữ nguyên hiện trường: mời công an hoặc chính quyền địa phươn, người làm
chứng (nếu có) và khách hàng chứng kiến để cùng xác nhận.
- Chụp ảnh hiện trường (ghi nhận rõ mối liên quan hiện trường, hành vi và chủ
thể).
- Lập biên bản, niêm phong và lưu giử tang vật (mẫu chì niêm bị xâm phạm) theo
đúng quy định quy định.
- Trong biên bản phải mô tả rõ tình trạng viên chì, dây chì.
* Biện pháp ngăn ngừa:
- Thực hiện thao tác niêm chì đúng quy định, lập biên bản treo tháo có xác nhận
tình trạng chì niêm với khách hàng.
- Thay hộp bảo vệ công tơ đúng quy cách, kéo chặt dây chì trước khi bấm chì,
không để dư dây chì quá 1cm, dùng kềm và mặt chì niêm đúng qui cách, chữ số thể hiện
rõ ràng trên mặt viên chì sau khi bấm.
- Nhân viên ghi chỉ số công tơ, Dịch vụ bán lẻ điện phải kiểm tra (bằng mắt) tình
trạng viên chì niêm, dây chì niêm khi ghi điện. Báo cáo lại tổ trưởng nếu phát hiện vi
phạm chì niêm thuộc khu vực quản lý (giữ nguyên hiện trường).
6. SỬ DỤNG MÁY TẠO DÒNG:
* Hình thức :
- Đảo pha công tơ 01 pha và sử dụng dây nguội ngoài kết hợp với máy tạo dòng.
- Câu trực tiếp dây pha trước công tơ 01 pha hoặc công tơ 3 pha để sử dụng máy
tạo dòng.
* Hình dạng bên ngoài:

- Máy tạo dòng không có hình thức cố định, chỉ phát hiện qua kinh nghiệm và
dùng dụng cụ đo dòng (Ampere kiềm);
- Máy tạo dòng có những hình dạng như sau:
+ Máy điều chỉnh điện áp gia dụng.
+ Máy sạc điện bình acquy.
+ Máy hàn điện loại gia đình.
+ Những hình dạng khác.
* Cách phát hiện :
- Dùng dụng cụ đo dòng (Ampere kiềm) đo dòng điện so lệch tại cáp muller,
nhánh dây mắc điện trước khi vào nhà khách hàng để kiểm tra (dòng điện ở 2 dây của
cùng một nhánh điện khác nhau). Sau đó dùng Ampere kiềm đo dòng so lệch tại cầu dao
chính của công tơ.
Lưu ý : Khách hàng có thể đóng ngắt nguồn nguội bên ngoài bằng các cầu dao,
công tắt, phích cấm, ổ line điện thọai hoặc ổ cắm có mạch điều khiển từ xa để điều khiển
Contactor, rơ le…
* Chứng cứ pháp lý:
- Giử nguyên hiện trường, mời công an hoặc chính quyền địa phương, người làm
chứng (nếu có), khách hàng chứng kiến các thao tác tại hiện trường và cùng xác nhận
(dùng ampe kìm đo dòng so lệch tại cầu dao chính của công tơ khi đưa máy tạo dòng vào
hoạt động).
- Chụp ảnh toàn bộ và chi tiết của hiện trường và vật chứng.
- Niêm phong và lưu giữ vật chứng (máy tạo dòng) theo quy định.
- Trong biên bản phải mô tả rõ tang vật, ghi rõ vị trí lắp đặt, dụng cụ đấu nối (nếu
có), vẽ sơ đồ đấu nối và tình trạng hiện trường.
- Phần kết luận có câu: “…, dùng thiết bị điện (máy tạo dòng) tác động vào công
tơ làm đĩa quay của công tơ đứng im khi sử dụng điện”.
* Biện pháp ngăn ngừa :
- Cải tạo nhánh dây mắc điện: thay dây mắc điện không mối nối, bấm cosse ép
mối nối giữa nhánh dây mắc điện và cáp muller, không để cáp muller âm tường, đặt trong
ống hoặc đi vòng qua trần nhà.

- Thay CB tự động ngắt khi có dòng so lệch ( RCBOs ).
- Kiểm tra lưới điện , công tơ để phát hiện tình trạng đảo pha.
- Kiểm tra chặt chẽ cáp muller vào công tơ khi lắp đặt mới chờ nghiệm thu hoặc
khi di dời và lắp đặt lại công tơ do sửa chữa nâng cấp nhà của khách hàng.
7. CÔ LẬP TÍN HIỆU ĐO ĐẾM :
Cô lập một phần hoặc toàn phần:
- Cô lập tín hiệu hệ thống đo đếm trực tiếp.
- Cô lập tín hiệu hệ thống đo đếm gián tiếp: Cô lập mạch áp vào công tơ hoạc ngắn
mạch mạch dòng vào công tơ.
7.1. CÔ LẬP TÍN HIỆU ĐO ĐẾM TRỰC TIẾP
* Trường hợp:
- Các công tơ lắp đặt tại cột, có lưới điện 1 dây sau công tơ và sử dụng trực tiếp
dây nguội của lưới hoặc đóng tiếp đất.
- Các công tơ có mối nối giữa cáp muller và dây nhánh mắc điện được sử dụng ốc
xiết cáp hoặc hotline lamp.
* Hình thức :
- Thông thường thực hiện với điện kế 01 pha, khách hàng cô lập dây nguội trước
công tơ để vô hiệu hóa cuộn áp công tơ và sử dụng nguội ngoài để điều khiển cho công tơ
đo đếm hoặc không đo đếm;
- Đổi công tơ khác (cùng chủng loại nhưng được giử lại “mạc” của công tơ củ)
trong khoảng giữa thời gian từ lúc lắp đặt công tơ xong đến lúc nghiệm thu niêm chì,
trong công tơ mới đã có mạch đấu tắt cuộn dòng hoặc lắp chíp điện tử có bộ điều khiển từ
xa đóng cắt mạch cuộn áp hoặc nối mạch song song cuộn dòng.
* Cách phát hiện:
- Kiểm tra quan sát bằng mắt thường: Kết hợp công tác kiểm tra công tơ định kỳ,
kiểm tra sử dụng điện và kiểm tra lưới điện,… để quan sát sự chắc chắn của mối nối đấu
cáp muller vào công tơ.
- Kiểm tra công tơ trước khi niêm chì, kiểm tra đột xuất khi có nghi vấn.
- Dùng dụng cụ đo dòng, (Ampere kiềm) đo dòng so lệch tại cáp muller, nhánh
dây mắc điện trước khi vào nhà khách hàng hoặc tại CB chính của công tơ để kiểm tra;

- Cô lập dây nguội ra của công tơ, dùng Ampere kiềm đo dòng tại CB công tơ kết
hợp với sự quan sát phụ tải vẫn có điện sử dụng, đĩa công tơ không quay.
Lưu ý : Khách hàng có thể đóng ngắt nguồn nguội ngoài bằng các cầu dao, công tắt,
phích cắm được nối liền, ổ cắm điều khiển từ xa để điều khiển Contactor, Khi có nhân
viên kiểm tra thì khách hàng tái lập nguội ngoài (tác động thiết bị để nối mạch).
* Chứng cứ pháp lý:
- Giữ nguyên hiện trường, mời khách hàng và người làm chứng chứng kiến công
tơ không quay khi cô lập nguội ngoài để cùng xác nhận.
- Chụp ảnh hiện trường, thu hồi và niêm phong tang vật theo đúng quy định.
- Lập biên bản theo đúng quy định có ghi rõ tình trạng và vị trí dụng cụ thiết bị
dùng cô lập nguội ngoài.
- Trong biên bản phải mô tả rõ hiện trường, vật dụng hoặc thiết bị sử dụng đấu nối
với nguội ngòai và có phần kết luận như: “ , tất cả các thiết bị điện trong nhà vẫn hoạt
động bình thường nhưng đĩa quay của công tơ đứng im”.
* Biện pháp ngăn ngừa:
- Lưới điện sau công tơ phải được thi công 2 dây có dây nguội được đấu ngay sau
cầu dao chính của công tơ.
- Sửa chữa nhánh dây mắc điện : Thay dây nhánh điện không mối nối hoặc bấm
cost ép tại mối nối giữa cáp muller và nhánh dây mắc điện.
- Có thể thay cầu dao chính của công tơ bằng CB tự động ngắt khi có dòng so lệch
( RCBOs ).
- Kiểm tra sự liền mạch của hệ thống (dây nguội) khi cắt cầu dao chính sau công
tơ bằng bút thử điện lúc nghiệm thu đóng điện.
7.2. CÔ LẬP TÍN HIỆU ĐO ĐẾM GIÁN TIẾP
* Hình thức:
- Đối với đo đếm trung thế : mổ cáp nhị thứ, nối tắt tín hiệu dòng hoặc nối tắt phía
sơ cấp TI;
- Làm gãy ruột bên trong dây nhị thứ có bọc cách điện.
- Đối với đo đếm hạ thế: Nối tắt tín hiệu dòng, đảo cực tính TI, đốt cháy TI (có thể
bị cắt mạch TI trong tình trạng tải định mức và khi quá tải với mục đích làm cháy cuộn

dây sau đó mới nối liền mạch).
* Cách phát hiện:
- Kiểm tra cáp nhị thứ.
- Kiểm tra tình trạng vỏ thùng bảo vệ công tơ và thùng bảo vệ TI (đối với đo đếm
hạ thế);
- Kiểm tra chì hộp đấu dây của TI, TU.
- Kiểm tra đo dòng, áp sơ cấp, thứ cấp và sơ đồ vectơ.
- Có thể kết hợp với các thông số dòng, áp của công tơ điện tử để kiểm tra (công
suất ra của TI,TU).
- Kiểm tra thứ tự màu sắc của dây nhị thứ.
- Kiểm tra dấu vết ngắn mạch trên đầu cọc sơ cấp TI (đối với khách hàng có nghi
vấn).
* Biện pháp ngăn ngừa:
- Chuẩn hóa mạch nhị thứ (thống nhất màu dây pha, trung tính).
- Bọc ống gen phía sơ cấp TI.
- Thay thùng bảo vệ đúng qui cách.
- Không sử dụng dây chì chảy bảo vệ mạch nhị thứ, không mắc nối tiếp thiết bị đo
đếm khác trên hệ thống mạch nhị thứ.
- Dùng biện pháp chụp ảnh hệ thống đo đếm khi nghiệm thu lắp đặt mới hoặc sau
khi sửa chữa làm cơ sở kiểm tra cho lần kế tiếp.
8. TẠO XUNG ÁP, XUNG DÒNG VÀ DÙNG NAM CHÂM CÓ TỪ
TRƯỜNG LÓN TÁC ĐỘNG VÀO CÔNG TƠ
* Hình thức:
- Các công tơ cơ khí, điện tử trực tiếp và gián tiếp hiện tại đều không chống lại
những tác động như xung dòng, xung áp, nam châm có từ trường lớn có thể tác động một
lần hoặc nhiều lần không gây cháy nhưng làm cho công tơ hoạt động không chính xác.
- Chỉ tác động vào những giờ khác giờ hành chính.
* Cách phát hiện:
- Kiểm tra các đầu cosse CB của công tơ.
- Kiểm tra tình trạng vỏ thùng bảo vệ công tơ sạch sẽ, láng bóng ở một vài chỗ.

- Kiểm tra đo dòng, áp sơ cấp, thứ cấp và sơ đồ vectơ tính toán công suất xem có
phù hợp với vòng quay đĩa nhôm, độ chớp nháy của đèn LED.
- Công tơ đo đếm nhanh hoặc chậm bất thường vượt các ngưỡng cho phép.
- Kiểm tra thứ tự màu sắc của dây nhị thứ.
- Sản lượng điện năng tụt giảm bất thường, đóng cửa thường xuyên ghi số điện ra
cửa tránh hạn chế kiểm tra của nhân viên thu ghi.
* Biện pháp ngăn ngừa:
- Chuẩn hóa mạch nhị thứ (thống nhất màu dây pha, trung tính, thứ tự pha).
- Thay hộp bảo vệ đúng qui cách, lắp đặt tại các vị trí dễ quan sát, dễ đọc số và
kiểm tra.
- Kiểm tra và phúc tra với các khách hàng có ghi vấn.
Hướng dẫn chọn công tơ điện 1 pha
HƯỚNG DẪN CHỌN CÔNG TƠ ĐIỆN (ĐỒNG HỒ ĐIỆN, ĐIỆN KẾ) 1 PHA
Hiện nay, nhu cầu về phòng trọ, nhà ở nhiều tăng lên rất nhiều. Việc thuê mướn, sử dụng
nhà ở, phòng trọ sẽ phát sinh các quan hệ về việc mua bán, sử dụng điện. Việc chọn
được công tơ điện (đồng hồ điện, electric meter, kwh meter), đo đếm chính xác sẽ làm
người thuê mướn phòng trọ, nhà ở và cả người cho thuê mướn hài lòng. Bài viết này
hướng dẫn cách lựa chọn loại công tơ điện phù hợp với các thiết bị điện sử dụng trong
nhà (trong phòng) để giúp việc đo đếm đạt mức chính xác nhất.
Việc đong đếm điện năng cũng đơn giản như cân trọng lượng của một vật vậy. Ví dụ cần
cân trọng lượng của một vật khoảng 1Kg. Kết quả sẽ chính xác nhất nếu ta có một cái cân
chỉ cân được tối đa 2Kg. Nếu ta sử dụng cân 20Kg thì độ chính xác giảm 1 chút và nếu ta
sử dụng cân có trọng lượng tối đa khoảng 100Kg để cân vận đó thì chắc chắn là độ chính
xác sẽ rất thấp.
Việc lựa chọn công tơ điện ta cần phải căn cứ vào một số thông số kỹ thuật của công tơ
điện. Một số thông số bắt buộc phải tuân thủ và một số thông số được phép tùy chọn. Các
thông số của công tơ điện 1 pha được cho như trong bảng sau :
STT
THÔNG
SỐ Ý NGHĨA

THƯỜNG
GẶP
1 Điện áp
Điện áp định mức của công tơ điện.
Đây là giá trị bắt buộc tuân thủ. 220V
2 Dòng điện
Dòng điện định mức và dòng điện cho
phép quá tải của công tơ. Dòng điện
tối đa bắt buộc phải tuân thủ, nếu
không sẽ làm hư hỏng công tơ điện.
Dòng điện định mức ảnh hưởng đến
độ chính xác khi đo điện năng (kWh)
5(20)A,
10(40)A,
20(80)A
3 Tần số
Tần số định mức của công tơ điện, bắt
buộc tuân thủ 50Hz
4 Rev / kWh
Số vòng quay của đĩa nhôm để đạt
1kWh
225 rev/kWh,
450 rev/kWh,
900rev/kWh
5
Cấp chính
xác Cl
(class)
Cấp chính xác của công tơ điện, có thể
là CL1 (cấp 1, tức sai số 1%) hoặc

CL2 (cấp 2, tức sai số 2%) CL1, CL2

Trong bảng các thông số kỹ thuật trên, điện áp và tần số là 2 thông số kỹ thuật bắt buộc
tuân thủ. Hai thông số ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ điện là cấp chính xác CL
và dòng điện. Cấp chính xác của đồng hồ điện là bản thân thiết bị, ta không thể thay đổi
được nữa. Như vậy thông số quyết định nhất đối với độ chính xác của công tơ điện chính
là dòng điện của công tơ điện. Dòng điện này thường gồm 2 số. 1 số nhỏ và 1 số lớn, ví
dụ 10 (40)A. Số nhỏ là dòng điện định mức, số lớn là dòng điện tối đa cho phép chạy qua
đồng hồ điện.
Công tơ điện 1 pha hiện nay thường được sử dụng là công tơ điện EMIC CV140. Loại
này cho phép quá tải đến 400% dòng điện định mức.
Việc chọn dòng điện định mức của đồng hồ điện cần dựa vào công suất, dòng điện của
các thiết bị mà ta sử dụng. Bảng dưới đây cho ta các thông số của các thiết bị điện thường
sử dụng trong nhà.
STT TÊN THIẾT BỊ ĐIỆN
CÔNG
SUẤT
(W)
ĐIỆN ÁP
(V)
DÒNG
ĐIỆN
(A)
1 Đèn Huỳnh Quang 1.2m 40 220 0.43
2 Đèn Huỳnh Quang 0.6m 20 220 0.36
3 Đèn tròn 100W 100 220 0.45
4 Đèn tròn 60W 60 220 0.27
5 Đèn tròn 25W 25 220 0.11
6
Đèn tiết kiệm điện

(compact) 18W 18 220 0.09
7
Đèn tiết kiệm điện
(compact) 14W 14 220 0.07
8
Đèn tiết kiệm điện
(compact) 11W 11 220 0.06
9
Đèn tiết kiệm điện
(compact) 7W 7 220 0.05
10
Quạt điện (quạt treo quạt
đứng loại lớn) 300 220 2.2
11
Quạt điện (quạt treo quạt
đứng loại trung) 200 220 1.9
12 Quạt trần lớn 150 220 1.36
13 Quạt trần nhỏ 100 220 0.91
14 Quạt treo 75W 75 220 0.68
15 Quạt bàn, quạt tường 50 220 0.46
16 Tivi 100W 100 220 0.60
17 Tủ lạnh nhỏ 100 220 0.91
18 Tủ lạnh lớn 200 220 1.78
19 Máy lạnh 1 ngựa (1HP) 750 220 4.5
20 Máy lạnh 1.5 ngựa 1125 220 6.0
21 Máy lạnh 2.0 ngựa 1500 220 9.0
22 Máy bơm nước 1HP 750 220 4.5
23 Máy bơm nước 1.5 ngựa 1125 220 6.0
24 Máy bơm nước 2.0 ngựa 1500 220 9.0
25 Bàn ủi 1000W 1000 220 4.54

26 Nồi cơm điện 1000W 1000 220 4.54
27 Nồi cơm điện 800W 800 220 3.64
28
Máy nước nóng trực tiếp
3000W 3000 220 13.6

Nguyên tắc chọn công tơ điện là căn cứ vào dòng điện. Dòng điện tải dao động từ 50%
dòng điện định mức đến 75% dòng điện tối đa cho phép là tốt nhất.
Việc chọn công tơ điện cho một thiết bị điện riêng lẻ rất đơn giản. Ví dụ cần chọn công tơ
điện cho 1 máy bơm 1HP. Dòng điện của máy bơm này là 4.54A, ta chọn công tơ điện
Emic CV140 5(20)A. Công tơ này sẽ hoạt động tốt với dòng điện từ 2.5A đến 15A.
Việc chọn công tơ điện cho 1 phòng hoặc 1 căn hộ thường khó khăn hơn. Lý do đơn giản
là trong phòng có nhiều thiết bị, công suất khác nhau nhiều, hơn nữa, sự hoạt động đồng
thời của thiết bị cũng dao động (hệ số đồng thời). Cách dễ dàng nhất để chọn công tơ
điện cho phòng, là ta cộng dòng điện của tất cả thiết bị và chọn công tơ điện có dòng tối
đa lớn hơn hoặc bằng dòng điện tổng đó. Ví dụ cần chọncông tơ điện cho 1 phòng có các
thiết bị như sau:
STTTÊN THIẾT BỊ ĐIỆN
SỐ
LƯỢNG
DÒNG
ĐIỆN
(A)
DÒNG
ĐIỆN
TỔNG (A)
1 Đèn Huỳnh Quang 1.2m 6 0.43 2.58
2
Đèn tiết kiệm điện
(compact) 11W 4 0.06 0.24

3 Quạt bàn, quạt tường 4 0.46 1.84
4 Tủ lạnh nhỏ 1 0.91 0.91
5 Máy lạnh 1 ngựa (1HP) 1 4.5 4.5
6 Máy bơm nước 1HP 1 4.5 4.5
7 Nồi cơm điện 1000W 1 4.54 4.54
8
Máy nước nóng trực tiếp
3000W 1 13.6 13.6

Tổng dòng điện của phòng là 32.7A. Ta sẽ chọn công tơ điện EMIC CV140 10(40)A. Các
trường hợp khác ta cũng tiến hành tương tự.
Sơ đồ đấu dây công tơ điện 3 pha gián tiếp sử dụng 3 biến dòng đo lường
Công tơ điện 3 pha gián tiếp thường có 11 đầu ra dây, và được ký hiệu từ 1 đến 11 theo
thứ tự từ trái sang phải như hình vẽ dưới đây:
Trên sơ đồ này ta chia 11 chân làm 4 nhóm tín hiệu như sau:
1. Nhóm pha A : bao gồm tín hiệu điện áp pha A (đầu số 2) và tín hiệu dòng pha A
(đầu số 1 và đầu số 3)
2. Nhóm pha B : bao gồm tín hiệu điện áp pha B (đầu số 5) và tín hiệu dòng pha A
(đầu số 4 và đầu số 6)
3. Nhóm pha C : bao gồm tín hiệu điện áp pha C (đầu số 8) và tín hiệu dòng pha A
(đầu số 7 và đầu số 9)
4. Nhóm Trung tính (N) : bao gồm tín hiệu điện áp trung tính (đầu số 10 và 11 đã
được nối với nhau)
Sơ đồ nối dây công tơ như sau :
Khi tiến hành nối dây ta cần lưu ý những đều sau đây:
o Ngõ ra thứ cấp biến dòng đo lường pha A thì nối vào tín hiệu dòng pha A,
có ký hiệu đầu (k) và cuối (l), không được lẫn lộn.
o Khi luồn dây qua lỗ biến dòng cần phải đúng chiều K qua L, không được
lẫn lộn.
o Tín hiệu áp của pha nào phải nối đúng vào pha đó

o Tín hiệu nối phải đảm bảo bền vững
o Nếu có sai sót trong 4 lưu ý kể trên sẽ dẫn đến sai số của phép đo rất lớn
Ý nghĩa các thông số công tơ 1 pha
Các thông số công tơ 1 pha như 10(40)A, 220V, 450 vòng/kWh, cấp 2 có ý nghĩa gì?
Công tơ điện 1 pha là một trong các sản phẩm chủ lực của Dien-congnghiep.com. Bài
viết này sẽ giải thích ý nghĩa các thông số của công tơ này và cách đọc chỉ số.
HÌNH ẢNH CÔNG TƠ 1 PHA
Ý NGHĨA CÁC THÔNG SỐ
• 220V: điện áp định mức của công tơ
• 10(40)A: Dòng điện định mức của công tơ là 10A. Có thể sử dụng quá tải đến
40A mà vẫn đảm bảo độ chính xác. Nếu sử dụng quá 40A thì công tơ chạy không
đảm bảo chính xác và có thể hỏng. Các dòng điện 5(20)A, 20(80)A, 40(120)A cũng
tương tự
• 450 vòng/kWh: Đĩa công tơ quay 450 vòng thì được 1 kWh. 900 vòng/kWh,
225 vòng/kWh cũng tương tự
• Cấp 2: Cấp chính xác của công tơ. Sai số 2% toàn dải đo. Tương tự cho cấp 1,
cấp 0.5. (Cấp càng nhỏ càng chính xác)
• 50Hz: Tần số lưới điện
Công tơ điện 1 pha loại CV có đặc tính và độ tin cậy cao, dùng để đo năng lượng hữu
công (kWh) ở lưới điện xoay chiều 1 pha 2 dây hoặc 1 pha 3 dây, đạt cấp chính xác 1
hoặc 2 theo tiêu chuẩn quốc tế IEC 60521.
1. Ổ đấu dây
2. Đế
3. Nam châm hãm
4. Khung
5. Phần tử điện áp
6. Gối đỡ trên
7. Bộ số
1. Rô to
2. Cơ cấu chống quay ngược

3. Gối đỡ dưới
4. Phần tử dòng điện
5. Mặt số
6. Nắp
7. Nắp che ổ đấu dây
A1. Hiệu chỉnh tải đầy (100%)
A2. Hiệu chỉnh tải thấp (5% và
10%)
A3. Hiệu chỉnh tải cảm ứng (cosφ)
Thông số Đơn vị Mô tả
1 Kiểu - Type
CV140, CV140m, CV140mr,
CV141, CV141m, CV141r,
CV141mr
2 Tiêu chuẩn áp
dụng -
Applied
IEC60521; TCVN5411-
91;ĐLVN07:2003
standard
3
Điện áp danh
định U
n
-
Rated Votage
U
n
V 110;120;220;230;240
4

Tần số danh
định f
n
- Rated
frequency f
n
Hz 50 hoặc (or) 60
5
Dòng điện
định mức I
b
-
Basic current
I
b
A 3 5 10 15
2
0
6
Dòng điện làm
việc lớn nhất
I
max
-
Maximum
current I
max
A 12 20 40 60
8
0

7
Hằng số công
tơ - Meter
constant
Vòng/kWh
Rev/kWh
1400 900 450 3000
2
5
0
8
Mômen danh
định tại I
b
-
Rated torque
at I
b
Vòng/phút
Rev/min
15.4 16.5 16.5 16.5
1
8.
3
3
9
Tốc độ danh
định tại I
b
-

Rated speed at
I
b
10
-4
Nm 3.5 3.5 3.8 4 4
10
Dung lượng
tải % của I
b
-
load capacity
in % of I
b
Đo lường-
Metering
400
Nhiệt-
thermal
400
Ngắn mạch
Short-circuit
Giá trị của xung dòng điện từ
25 I
max
đến 50 I
max
trong 1ms
Current impulse peak value
of 50 I

max
and greater than
25I
max
during 1ms
11
Cấp chính xác
- Class
1 2
12
Dòng khởi
động
- Starting
current
A 0.4% I
b
0.5% I
b
13
Thứ tự quay
- Test of no-
load condition
0.8 - 1.1 U
n
14
Ảnh hưởng
của nhiệt độ
giữa -5
o
C và

45
o
C từ 0,1
I
b
tới I
max
Temperature
coefficient
between -5
o
C
and 45
o
C
from 0,1 I
b
to
I
max
Cosφ =1
%/
o
C
Cosφ =0.5
± 0.05 ± 0.1
15
Ảnh hưởng
của điện áp
giữa 0,9 và 1,1

U
n
tại 0,5
I
max
Voltage
dependcy
between 0,9
and 1,1 U
n
at
0,5 I
max
Cosφ =1
%
Cosφ =0.5
± 0.7
± 1
± 1
± 1.5
16
Ảnh hưởng
của tần số
giữa 0,95 và
1,05 f
n
tại 0,5
I
max
Frequency

dependency
between 0,95
and 1,05 f
n
at
0,5 I
max
Cosφ =1
%
Cosφ =0.5
± 1.3
± 1.5
17
Tổn hao công
suất mạch áp
ở 50Hz tại I
b
W/VA 1.0/4.0
Power
consumption
in voltage
circuit at
50Hz at I
b
18
Tổn hao công
suất mạch
dòng ở 50Hz
tại U
n

Power
consumption
in current
circuit at
50Hz at I
b
VA 0.4 0.5 0.4 0.4
0.
3
19
Thử cách điện
AC trong 1
phút tại 50Hz
Insulation test
AC for 1
minute at
50Hz
kV 2
20
Thử điện áp
xung 1,2/50μs
-impulse
voltage test
1,2/50μs
kV 6
21
Khối lượng
của rô to: Gối
bi - Gối từ
Weight of

rotor: Jewe-
magnetic
floating
bearing
g 20.3-22.2
22
Gối đỡ dưới
Lower
bearing
Gối đỡ dưới loại 1 viên bi và
2 chân kính hoặc gối từ
Jewel or magnetic floating
lower bearing
23 Bộ số Bộ số thường hoặc bộ số 1
Register
hướng
Normal register or Uni-
directional register
24
Nắp - Cover Thủy tinh hoặc Nhựa PC -
Glass or PC
25
Đường kính lỗ
đấu dây của
đầu cốt
Diameter of
bore in
terminal
mm 8 8 8 8
8

(
1
1
)
26
Nắp che ổ đấu
dây - Cover of
terminal
Bakelit dài hoặc ngắn
- Extended or short terminal
27
Không gian
bên trong nắp
che ổ đấu dây
loại dài
Connection
space inside
extended
terminal cover
mm 40
28
Cấp bảo vệ
- Degree of
protection
IEC 60529 IP5X
29
Khối lượng
công tơ - Nắp
nhựa (Nắp
thủy tinh)

Weight of
meter - Plastic
Cover (Glass
cover)
kg
1.6
(1.9)
1.6
(1.9)
1.6
(1.9)
1.6
(1.9)
1.
6
5
(
1.
9
5
)
Kiểm tra tương đối độ chính xác của đồng hồ điện
Giá điện ngày càng tăng, tiền điện hàng tháng là một trong những mối quan tâm của các
gia đình. Đặc biệt các hộ gia đình sử dụng lại điện của các hộ khác.
Đối với những hộ sử dụng đồng hồ riêng, đôi khi bằng cảm tính, nhận thấy đồng hồ
điện chạy nhanh bất thường nhưng vẫn chưa dám làm đơn yêu cầu được thay điện kế vì
sợ rằng cảm nhận sai.
Đối với những hộ sử dụng điện lại từ các hộ chính khi thấy đồng hồ chạy nhanh bất
thường, có thể sẽ nghi ngờ, nhưng sẽ không thuyết phục nếu muốn chủ nhà trọ thay thế
đồng hồ điện vì lý do kém thuyết phục "tôi cảm thấy nó chạy rất nhanh ".

Phạm vi bài viết này sẽ hướng dẫn cách kiểm tra tương đối độ chính xác của đồng hồ
điện mà bạn đang sử dụng đồng thời cũng giúp phát hiện những sự thất thoát điện từ một
số nguyên nhân khác.
Phần 1 : Những khái niệm chung nhất
1.1KWH là bao nhiêu điện năng đây?
Đơn vị tính của điện năng là KWH. Mặc dù hầu hết mọi người đều biết là mỗi tháng nhà
mình sử dụng bao nhiêu KWH điện nhưng hầu như ít người biết là với 1 KWH điện mình
có thể làm được việc gì.
Công thức cần dùng là : A = P.t
Trong đó : A là điện năng sử dụng; P là công suất thiết bị; t là thời gian.
Vì điện năng hàng tháng tính bằng KWH nên công suất ta sẽ tính bằng KW, thời gian ta
tính bằng giờ.
Để lý giải vấn đề này ta lấy 2 ví dụ sau:
Ví dụ 1 : Bạn có một nồi cơm có ghi công suất là 1000W (1KW). Mỗi lần nấu cơm bạn
cần thời gian 30 phút (0.5 giờ). Vậy Điện năng bạn sử dụng cho 1 lần nấu cơm với cái nồi
đó là : 1KW.0.5H = 0.5KWH. Như vậy có thể nói với 1 KWH bạn có thể nấu 2 nồi cơm
với cái nồi mình vừa kể (không tính phần điện dùng hâm cơm nhé).
Ví dụ 2 : Bạn có 1 bóng đèn tròn công suất là 100W(0.1KW). Vậy với 1KWH bạn có thể
thắp sáng bóng đèn này trong bao lâu? Sử dụng công thức t = A/P => t = 1/0.1 = 10h. Vậy
1KWH thắp được 1 bóng đèn tròn 100W trong 10h.
Đọc tới đây, không chừng một số bạn đã nói ngay : nhất định đồng hồ nhà mình chạy
nhanh vì sử dụng có mấy cái đèn sao tốn tiền điện nhiều thế? Ta cứ bình tĩnh mà đọc tiếp
phần sau nhé.
2.Tốc độ quay của đồng hồ như thế nào là nhanh?
Một trong những chỉ số quan trọng được ghi trên mặt đồng hồ điện chính là số vòng quay
của đĩa quay tương ứng với 1 KWH. Đồng hồ Việt Nam thường ghi là 450 vòng / KWH.
Nếu ghi tiếng Anh sẽ là 450rev/KWH. Các đồng hồ khác nhau về chỉ số này sẽ có tốc độ
chạy khác nhau khi sử dụng 1 tải. Ví dụ thế này : Nếu bạn sử dụng 1KWH, khi đo bằng
đồng hồ có ghi 225 vòng/ KWH thì đồng hồ sẽ quay khoảng 225vòng. Nếu bạn sử dụng
đồng hồ có ghi là 450 vòng / KWH thì đồng hồ sẽ quay 450 vòng. Bằng mắt thường ta sẽ

thấy đồng hồ sau quay nhanh hơn nhưng thực chất số KWH là như nhau.
Ta nói thêm 1 chút : Nếu ta sử dụng đồng hồ 450 vòng / KWH thì nếu ta sử dụng
0.1KWH thì đồng hồ quay mấy vòng? rõ ràng là nó quay được (0.1/1)x450 = 45 vòng.
Các bạn lưu ý con số này nhé. Mình sẽ sử dụng lại sau này.
Phần 2 : Kiểm tra đồng hồ điện:
Bước 1 : Bạn tắt tất cả các thiết bị điện, tắt luôn CB chính ngay tại đồng hồ. Kết quả
mong muốn là đồng hồ hầu như không quay hoặc khoảng 5, 10 phút mới quay được 1
vòng. Nếu đồng hồ quay với tốc độ nào đó thì bạn cũng tính được mỗi tháng bạn mất bao
nhiêu vì đồng hồ tự chạy rồi. Nếu số lượng ít thì cũng nên bỏ qua vì nguyên tắc đồng hồ
nào cũng sẽ nhúc nhích đôi chút nếu ta không xài gì cả.
Bây giờ bạn đóng CB chính lên nhưng vẫn tắt tất cả thiết bị. Tắt ở đây là tắt hẳn chứ
không phải để ở chế độ standby (Nếu TV của bạn còn điều khiển tắt mở được bằng
remote nghĩa là bạn đang ở chế độ standby đó). Bây giờ quan sát đồng hồ:
_Nếu đồng hồ không quay thì hệ thống điện của bạn tốt, không có hiện tượng rò điện.
_Nếu đồng hồ có quay thì bạn nên đếm thử trong một số phút đồng hồ quay bao nhiêu
vòng, ghi lại số thứ nhất. (s1). Từ s1 này bạn tính ra được 1 ngày, 1 tháng hệ thống điện
của bạn bị rò bao nhiêu. Nếu số lượng đáng kể thì bạn phải tìm ra chỗ rò mà khắc phục
nó để tiết kiệm điện. Bước này bạn cần tính cho tôi 1 giờ đồng hồ quay được bao nhiêu
và ghi lại số s2.
Bước 3 : Bạn sử dụng một bóng đèn tròn 100W và cắm vào cho nó sáng và ngồi đếm số
vòng quay. Bạn sẽ đếm số vòng quay này trong vòng 1 giờ. Bỏ ra 1 giờ để làm việc này
chắc chắn rất nhàm chán nhưng nó sẽ giúp bạn giải tỏa mọi nghi ngờ trong một thời gian
dài thì cũng đáng lắm chứ, phải không các bạn. Có số vòng trong vòng 1 giờ thì bạn ghi
lại số s3. Nếu bạn không kiên trì lắm thì có thể theo dõi trong thời gian ngắn hơn, lúc này
cũng theo tỉ lệ tam xuất thuận mà tính thôi.
Bước 4: Bạn nên nhớ là số s3 chính là số vòng tương ứng 0.1KWH điện. Bạn tính s4 =
(s3 - s2)x10.
Nếu s4 bằng với số vòng / KWH ghi trên đồng hồ thì đồng hồ chạy đúng. Nếu nhỏ hơn
thì đồng hồ chạy chậm. Nếu lớn hơn thì đồng hồ chạy nhanh.
Điểm cần lưu ý cuối cùng là phép đo này chỉ mang tính chất tương đối. Vì sai số sẽ là sai

số của công suất bóng đèn cộng với sai số của đồng hồ điện. Nhưng nếu kết quả sai lệch
từ vài chục phần trăm trở lên bạn có thể yên tâm đề nghị được kiểm tra đồng hồ. Với sai
số nhỏ hơn bạn có thể cân nhắc và quyết định.
Bạn có thể dùng tải lớn hơn để kiểm tra như dùng nhiều bóng đèn mắc song song hoặc
nồi cơm điện Bạn không nên dùng bàn ủi vì bàn ủi sẽ tắt khi đủ nhiệt. Bạn cũng không
nên dùng các tải có cos phi khác 1 như bòng đèn huỳnh quang
Nếu bạn thực hiện kiểm tra theo phương pháp này, chúc bạn có kết quả hài lòng về sự
chính xác của đồng hồ điện để còn yên tâm lo những công việc khác nữa.
III. Ứng dụng relay bảo vệ mất pha, đảo pha MX100
Tiếng Anh chuyên ngành dùng để chỉ hiện tượng mất pha : phase loss, phase failure,
phase missing.
Tiếng anh chuyên ngành dùng để chỉ hiện tượng đảo pha : phase sequence, phase
reversal.
Chuyện mất pha trong hệ thống điện 3 pha gây ra những hậu quả lớn không còn lạ gì với
dân kỹ thuật điện, nhất là dân bảo trì điện trong các xưởng có các động cơ 3 pha. Tôi
không muốn nói về các hư hỏng mà nó gây ra cho bạn, cho thiết bị của bạn. Một khi bạn
tìm đến và đọc bài viết này có nghĩa là bạn đã hoặc trong tương lai gần sẽ đối mặt với nó.
Bạn có thể tự lắp mạch bảo vệ mất pha bằng 2,3 relay kiếng mà theo bạn là rất hiệu quả
và rẻ tiền. Tôi chỉ muốn nói với bạn rằng : đã có những người phải thú nhận mạch đó
hoạt động kém hiệu quả trong hệ thống điện công nghiệp.
Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ giới thiệu các ứng dụng của relay bảo vệ mất pha, đảo
pha MX100A của Mikro (Malaysia) vào các trường hợp cụ thể.
Thứ nhất : Bảo vệ mất pha và đảo pha trong hệ thống điện.
• Bảo vệ mất pha dùng chủ yếu cho các tải 3 pha mà tại đó nếu mất 1 trong 3 pha
thì sẽ gây ra sự hoạt động sai ví dụ động cơ ba pha khi mất 1 pha thì dễ bị cháy,
chỉnh lưu 3 pha nếu mất 1 pha thì điện áp DC ngõ ra có thể bị thay đổi vv.
• Bảo vệ đảo pha sử dụng trong trường hợp động cơ 3 pha truyền động trong các
hệ thống mà chiều quay đã được ấn định và sẽ gây ra hư hỏng nếu nhấn nút chạy
thuận mà động cơ lại chạy ngược. Việc đảo pha chỉ có thể xảy ra khi tiến hành sửa
chữa, thay thế máy biến áp hoặc đường dây.

Thứ 2 : Relay bảo vệ mất pha, đảo pha Mikro MX100A.
Relay Mikro MX100 được thiết kế sử dụng cho đế cắm 11 chân. Hình ảnh relay và sơ đồ
chân như sau :
• Ở trạng thái không cấp điện thì tiếp điểm 1-3 hở, tiếp điểm 1-4 đóng.
• Nếu được cấp nguồn 3 pha 3 dây hoặc 3 pha 4 dây đúng thứ tự pha thì tiếp điểm
1-3 đóng lại, tiếp điểm 1-4 mở ra. Đèn báo cuộn dây sáng và đèn báo tiếp điểm sáng
thể hiện trạng thái lưới điện đủ pha và đúng thứ tự pha. Đây là trạng thái thường trực
khi ta sử dụng relay này.
• Nếu mất ít nhất 1pha thì sẽ có những hiện tượng sau xảy ra : Đèn báo tiếp điểm
tắt hoặc đèn báo cuộn dây và đèn báo tiếp điểm đều tắt; tiếp điểm 1-3 hở, tiếp điểm
1-4 đóng lại.
• Nếu có hiện tượng đảo pha xảy ra thì đèn báo tiếp điểm sẽ tắt đồng thời tiếp
điểm 1-3 sẽ mở ra, 1-4 sẽ đóng lại.
Thứ 3 : Ứng dụng Mikro MX100 trong mạch sử dụng contactor.
Lấy ví dụ mạch khởi động động cơ. Mạch không sử dụng relay bảo vệ mất pha, đảo pha
có sơ đồ như sau :
Sơ đồ có sử dụng relay bảo vệ mất pha, đảo pha Mikro MX100A như sau :
So sánh 2 sơ đồ ta sẽ thấy ngay được những việc cần làm khi muốn gắn thêm relay bảo
vệ mất pha đảo pha cho mạch chưa có bảo vệ mất pha đảo pha.
Thứ 4 : Ứng dụng Mikro MX100 trong mạch sử dụng MCCB.
Đối với mạch điện được cấp nguồn bằng MCCB, ta muốn khi có hiện tượng mất pha,
MCCB sẽ tự động nhảy (tác động). Ta cũng biết rõ MCCB được chế tạo chỉ tác động khi
có hiện tượng ngắn mạch hoặc quá tải. Tuy vậy ta vẫn có thể buộc MCCB tác động bằng
cách sử dụng phụ kiện "Shunt Trip". Shunttrip là phụ kiện được lắp vào MCCB giúp ta
buộc MCCB nhảy bằng cách đưa điện vào cuộn dây của Shunt trip.
Để cấp điện vào Shunttrip khi có hiện tượng mất pha, đảo pha, cần gắn dùng tiếp điểm
thường đóng 1-4. Tuy nhiên ta cần lưu ý là khi chưa được cấp nguồn thì tiếp điểm này
vẫn đang đóng. Do vậy, nếu sử dụng nguồn dưới MCCB để cấp vào Mikro MX100A, rất
có thể khi ta vừa đóng MCCB thì shunttrip đã được cấp nguồn làm MCCB tác động. Để
tránh tình trạng này ta có thể sử dụng dùng nguồn trên MCCB để cấp cho MX 100 theo

sơ đồ sau :
Sơ đồ trên có nhược điểm là giả sử tiếp điểm của MCCB hư hỏng, lúc này nguồn cấp ra
tải mất pha nhưng Mikro MX100A không phát hiện được.
Nguồn cấp cho Mikro MX100 vẫn có thể lấy dưới MCCB để khắc phục sự cố trên. Tuy
nhiên cần khắc phục tình trạng MCCB sẽ tác động ngay khi đóng MCCB. Ta có thể dùng
thêm 1 relay thời gian khống chế không cho Shunttrip tác động khi ta thao tác đóng
nguồn (dùng tiếp điểm thường mở đóng chậm).
Thứ 5 : Ứng dụng Mikro MX100 trong mạch sử dụng ACB.

×