Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu một số bệnh nấm hại khoai tây và biện pháp phòng trừ vụ đông năm 2009 ở huyện quế võ, bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 116 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học nông nghiệp hà nội
----------





----------

nguyễn thị minh tân


nghiên cứu một số bệnh nấm hại khoai tây
và biện pháp phòng trừ vụ đông năm 2009
ở huyện Quế võ, bắc ninh


Luận văn thạc sĩ nông nghiệp


Chuyên ngành: bảo vệ thực vật
Mã số : 60.62.10
Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.ts. đỗ tấn dũng


Hà Nội - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
i




LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao ñộng của chính tác giả. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công
bố trong bất cứ công trình nào khác
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược ghi rõ nguồn
gốc.
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Minh Tân




















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
ii




LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành ñề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi ñã
nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và
người thân.
Trước tiên, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS. ðỗ Tấn Dũng – Bộ môn Bệnh cây – Khoa Nông học – Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong quá trình
thực hiện ñề tài và hoàn thành bản luận văn này
Tôi xin ñược gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong
Khoa Nông học, Viện ñào tạo Sau ñại học, Trường ðại học Nông nghiệp
Hà Nội.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh ñạo, cán bộ, bà con nhân dân xã Việt
Hùng, Bằng An, Phượng Mao huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Cán bộ phòng
Nông nghiệp huyện Quế Võ ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện ñề tài
Bên cạnh ñó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân,
bạn bè và những người luôn bên cạnh ñộng viên giúp ñỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2010

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Minh Tân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
iii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TLB: Tỷ lệ bệnh
CSB: Chỉ số bệnh
T. viride: Trichoderma viride
CV: Hệ số biến ñộng
LSD: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
ðHH: ðộ hữu hiệu
HQPT: Hiệu quả phòng trừ
BVTV: Bảo vệ thực vật
ðT: ðiều tra
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................iii
MỤC LỤC...................................................................................................... ivv

DANH MỤC BẢNG..................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................viii
1. MỞ ðẦU....................................................................................................... 1
1.1. ðặt vấn ñề .......................................................................................... 1
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài............................................................... 2
1.2.1. Mục ñích ............................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu .............................................................................................. 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 4
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...................................................... 4
2.1.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới........................................... 4
2.1.2. Những nghiên cứu về thành phần bệnh nấm hại khoai tây.................. 5
2.1.3. Một số bệnh nấm hại khoai tây........................................................... 6
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................... 15
2.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam ......................................... 15
2.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Bắc Ninh.......................................... 18
2.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở huyên Quế Võ .................................. 20
2.2.4. Lịch sử nghiên cứu bệnh hại khoai tây ở Việt Nam .......................... 22
3.ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.................................................................................... 28
3.1. ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu.................................... 28
3.1.1. ðối tượng nghiên cứu....................................................................... 28
3.2. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 28
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 29
3.4.1. ðiều tra thành phần bệnh nấm hại khoai tây ngoài ñồng................... 29
3.4.2. Phương pháp ñiều tra diễn biến bệnh nấm hại khoai tây ................... 29
3.4.3 Nghiên cứu các yếu tố sinh thái, kỹ thuật ảnh hưởng ñến sự phát
sinh, phát triển của một số bệnh nấm chính hại khoai tây ................. 29
3.4.4. Khảo sát hiệu lực của một số thuốc hoá học và và chế phẩm sinh
học nấm ñối kháng Trichoderma viride phòng trừ bệnh lở cổ rễ và

bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại khoai tây .......................................... 32
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
v



3.4.5 Công thức tính toán và xử lý số liệu ................................................. 34
3.4.6 Biện pháp kỹ thuật áp dụng ............................................................. 35
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 36
4.1. Nghiên cứu thành phần bệnh nấm hại khoai tây vụ ñông và vụ
xuân 2009 - 2010 ở Quế Võ - Bắc Ninh............................................ 36
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, kỹ thuật ñến sự
phát sinh phát triển của một số bệnh nấm hại khoai tây vụ ñông
năm 2009 tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ..................................... 41
4.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến sự phát sinh phát triển của bệnh
lở cổ rễ, ñốm vòng, héo rũ gốc mốc trắng và mốc sương khoai tây... 42
4.2.2. Ảnh hưởng của giống ñến sự phát sinh phát triển bệnh lở cổ rễ và
bệnh mốc sương ............................................................................... 51
4.2.3. Ảnh hưởng của chân ñất ñến sự phát sinh phát triển bệnh lở cổ rễ
và bệnh héo rũ gốc mốc trắng........................................................... 54
4.2.4. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sự phát sinh phát triển bệnh lở cổ
rễ, ñốm vòng, héo rũ gốc mốc trắng, mốc sương khoai tây............... 59
4.2.5. Ảnh hưởng của phân ñạm ñến sự phát sinh phát triển bệnh
mốc sương ........................................................................................ 66
4.2.6 Ảnh hưởng của loại phân hữu cơ ñến sự phát sinh phát triển bệnh
lở cổ rễ ............................................................................................. 68
4.3. Nghiên cứu khả năng phòng trừ bệnh lở cổ rễ, héo rũ gốc mốc
trắng hại khoai tây ngoài ñồng ruộng bằng một số thuốc hoá học
và chế phẩm sinh học nấm ñối kháng ............................................... 70
4.3.1. Nghiên cứu khả năng phòng trừ bệnh lở cổ rễ, héo rũ gốc mốc

trắng hại khoai tây ngoài ñồng ruộng bằng một số thuốc hoá học..... 70
4.3.2. Nghiên cứu khả năng phòng trừ bệnh lở cổ rễ, héo rũ gốc mốc
trắng hại khoai tây ngoài ñồng ruộng bằng chế phẩm sinh học nấm
ñối kháng T. viride........................................................................... 75
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ......................................................................... 81
5.1. Kết luận............................................................................................ 81
5.2. ðề nghị............................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 84
PHỤ LỤC........................................................................................................ 90
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
vi



DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới (2000 - 2007) 4
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam (2000 - 2007) 17
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất khoai tây tỉnh Bắc Ninh (2004 - 2009) 19
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất khoai tây tại huyện Quế Võ (2005 - 2009) 20
Bảng 4.1: Thành phần bệnh nấm hại khoai tây vụ ñông 2009 37
Bảng 4.2: Thành phần bệnh nấm hại khoai tây vụ xuân 2010 37
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến sự phát sinh phát triển
bệnh lở cổ rễ trên giống khoai tây KT2 42
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến sự phát sinh phát triển
bệnh ñốm vòng trên giống khoai tây KT2 45
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến sự phát sinh phát triển bệnh
héo rũ gốc mốc trắng trên giống khoai tây KT2 47
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến sự phát sinh phát triển bệnh

mốc sương trên giống khoai tây KT2 49
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của giống ñến sự phát sinh phát triển bệnh lở cổ rễ
khoai tây 52
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của giống ñến sự phát sinh phát triển bệnh mốc
sương khoai tây 53
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của chân ñất ñến sự phát sinh phát triển bệnh lở cổ
rễ trên giống khoai tây KT2 55
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của chân ñất ñến sự phát sinh phát triển bệnh héo
rũ gốc mốc trắng trên giống khoai tây KT2 57
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sự phát sinh phát triển bệnh
lở cổ rễ trên giống khoai tây KT2 59
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sự phát sinh phát triển bệnh
ñốm vòng trên giống khoai tây KT2 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
vii



Bảng 4.13: Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sự phát sinh phát triển bệnh
héo rũ gốc mốc trắng trên giống khoai tây KT2 63
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sự phát sinh phát triển bệnh
mốc sương trên giống khoai tây KT2 64
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của lượng phân ñạm bón ñến sự phát sinh phát
triển bệnh mốc sương trên giống khoai tây KT2 66
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của loại phân hữu cơ ñến sự phát sinh phát triển
bệnh lở cổ rễ trên giống khoai tây KT2 68
Bảng 4.17: Hiệu lực phòng trừ của một số thuốc hoá học ñối với bệnh lở
cổ rễ trên giống khoai tây KT2 71
Bảng 4.18: Hiệu lực phòng trừ của một số thuốc hoá học ñối với bệnh héo
rũ gốc mốc trắng trên giống khoai tây KT2 73

Bảng 4.19: Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm sinh học nấm ñối kháng
T. viride ñối với bệnh lở cổ rễ trên giống khoai tây KT2 77
Bảng 4.20: Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm sinh học nấm ñối kháng
T. viride ñối với bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên giống khoai
tây KT2 79
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
viii



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Triệu chứng bệnh mốc sương ..................................................... 39

Hình 4.2: Triệu chứng bệnh lở cổ rễ........................................................... 39

Hình 4.3: Triệu chứng bệnh ñốm vòng....................................................... 40

Hình 4.4: Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng...................................... 40

Hình 4.5: Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến sự phát sinh phát triển
bệnh lở cổ rễ khoai tây................................................................ 43

Hình 4.6: Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến sự phát sinh phát triển
bệnh ñốm vòng khoai tây............................................................ 45

Hình 4.7: Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến sự phát sinh phát triển bệnh
héo rũ gốc mốc trắng khoai tây................................................... 48

Hình 4.8: Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến sự phát sinh phát triển
bệnh mốc sương khoai tây .......................................................... 50


Hình 4.9: Ảnh hưởng của giống ñến sự phát sinh phát triển bệnh lở cổ rễ
khoai tây..................................................................................... 52

Hình 4.10: Ảnh hưởng của giống ñến sự phát sinh phát triển bệnh mốc
sương khoai tây .......................................................................... 54

Hình 4.11: Ảnh hưởng của chân ñất ñến sự phát sinh phát triển
bệnh lở cổ rễ khoai tây................................................................ 56

Hình 4.12: Ảnh hưởng của chân ñất ñến sự phát sinh phát triển bệnh héo rũ
gốc mốc trắng khoai tây.............................................................. 58

Hình 4.13: Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sự phát sinh phát triển
bệnh lở cổ rễ khoai tây................................................................ 60

Hình 4.14: Ảnh hưởng của mật ñộ trồng khoai tây ñến sự phát sinh phát
triển bệnh ñốm vòng................................................................... 61

Hình 4.15: Ảnh hưởng của mật ñộ trồng khoai tây ñến sự phát sinh phát
triển bệnh héo rũ gốc mốc trắng.................................................. 63

Hình 4.16: Ảnh hưởng của mật ñộ trồng khoai tây ñến sự phát sinh phát
triển bệnh mốc sương ................................................................. 65

Hình 4.17: Ảnh hưởng của lượng phân ñạm bón ñến sự phát sinh phát triển
bệnh mốc sương .........................................................................67

Hình 4.18: Ảnh hưởng của loại phân hữu cơ ñến sự phát sinh phát triển
bệnh lở cổ rễ khoai tây................................................................ 69


Hình 4.19: Hiệu lực phòng trừ của một số thuốc hoá học ñối với bệnh lở
cổ rễ hại khoai tây ...................................................................... 72

Hình 4.20: Hiệu lực phòng trừ của một số thuốc hoá học ñối với bệnh héo rũ
gốc mốc trắng hại khoai tây........................................................ 74

Hình 4.21: Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm sinh học nấm ñối kháng
T. viride ñối với bệnh lở cổ rễ hại khoai tây................................ 77

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
1



1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cây khoai tây (Solanum tuberosum.L) thuộc họ cà Solanaceae chi
Solanum. Trong hệ thống nông nghiệp của vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới
như ngô, lúa nước, lúa mì… thì khoai tây là cây trồng có năng suất dinh
dưỡng và năng suất protein cao nhất (Beurcman, Vander Zagg, 1979). Khoai
tây là cây lương thực của nhiều nước châu Âu và ở một số nước khoai tây là
cây lương thực chủ yếu (ðường Hồng Dật, 2005) [5]. Củ khoai tây chứa 20%
lượng chất khô trong ñó có 80 - 85% là tinh bột, 3 - 5% là protein và một số
vitamin khác (Trần Như Nguyện và CS, 1990; Nguyễn Văn Thắng và CS,
1996) [25], [28]. Nếu so sánh về năng suất chất khô trên một ñơn vị trồng trọt
thì khoai tây cao hơn lúa mì 3 lần, cao hơn lúa nước 1,3 lần và cao hơn ngô
2,2 lần (Leviel, 1986) [60]. Bên cạnh vai trò là cây lương thực quan trọng của
nhiều nước trên thế giới, khoai tây còn là cây thực phẩm, thức ăn gia súc và
còn là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến [29].

Cây khoai tây có những ñặc tính quý như: thời gian sinh trưởng ngắn,
thích hợp với nhiều vùng sinh thái, nhiều chân ñất, cho năng suất cao, củ giàu
dinh dưỡng nên khoai tây ñược trồng rất phổ biến. Báo cáo của FAO cho hay
hơn 50% mức sản lượng khoai tây kỷ lục 325 triệu tấn của thế giới năm 2007
ñược sản xuất tại các nước ñang phát triển. Trung Quốc là nhà sản xuất khoai
tây lớn nhất toàn cầu, trong khi Bangladest, Ấn ðộ và Iran là những nước tiêu
thụ khoai tây hàng ñầu thế giới.
Khoai tây là cây trồng lí tưởng cho vụ ñông ở ñồng bằng sông Hồng.
ðồng bằng Bắc bộ có một mùa ñông lạnh với nhiệt ñộ trung bình khoảng 20 -
30
0
C, phù hợp cho cây khoai tây sinh trưởng phát triển. Mặt khác, diện tích ñất
phù sa, ñất cát pha, ñất thịt nhẹ lớn, hệ thống thuỷ nông hoàn chỉnh là ñiều kiện
thuận lợi cho phát triển và mở rộng sản xuất loại cây trồng này. Trong những
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
2



năm gần ñây diện tích khoai tây cả nước dao ñộng trong khoảng 35.000 ha, tập
trung chủ yếu ở ñồng bằng sông Hồng (ðào Huy Chiên, 2002) [5].
Cây khoai tây không ñòi hỏi thời vụ nghiêm ngặt như các cây trồng
vụ ñông khác. Thời vụ trồng khoai tây có thể kéo dài từ 25/10 ñến cuối tháng
12. Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn (80 – 90 ngày) nhưng lại ñạt năng
suất cao, có nhiều ñiển hình ñạt 25 – 30 tấn/ha [29].
Trong những năm gần ñây, khoai tây ñã trở thành cây chủ lực mang
lại thu nhập chính cho một bộ phận không nhỏ những người nông dân trong
huyện Quế Võ - Bắc Ninh. ðặc biệt từ năm 2004 ñến nay, khoai tây thu hoạch
ñến ñâu ñược tư thương mua hết ñến ñó. Thậm chí, ngay tại thời ñiểm chính
vụ, khoai tây vẫn không ñáp ứng ñủ lượng cho tư thương thu gom. Các loại

giống ñược trồng chủ yếu ở Quế Võ là KT2, KT3, Hà Lan, Khoai tây ðức,
Atlantic, Trung Quốc. Diện tích cây khoai tây vụ ñông mỗi năm của huyện là
gần 2.000 ha [21].
Cũng như các vùng trồng khoai tây khác trong cả nước, hiện nay
người dân trồng khoai tây ở Quế Võ ñang gặp phải khó khăn rất lớn trong vấn
ñề phát hiện và phòng trừ sâu, bệnh hại khoai tây. ðặc biệt là ñối với bệnh hại
khoai tây. Bệnh hại rất ña dạng và phong phú, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng
rất lớn ñến năng suất, thậm chí gây mất trắng. Xuất phát từ yêu cầu của thực
tế sản xuất khoai tây ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu một số bệnh nấm hại khoai tây và biện pháp
phòng trừ vụ ñông năm 2009 ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh ”
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Xác ñịnh thành phần bệnh nấm hại trên cây khoai tây vụ ñông ở huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, kỹ thuật
ñến một số bệnh nấm hại khoai tây và biện pháp phòng trừ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
3



1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra, xác ñịnh thành phần bệnh hại trên cây khoai tây vụ ñông ở
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- ðiều tra diễn biến một số bệnh do nấm gây ra và mức ñộ phổ biến tác
hại của chúng.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái kỹ thuật như giống khoai
tây, lượng phân bón, mật ñộ trồng, ñịa thế ñất ñai, v.v ñến sự phát triển của
bệnh.
- Khảo sát khả năng phòng trừ một số bệnh nấm hại khoai tây bằng

biện pháp hoá học và chế phẩm sinh học.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
4



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Trên thế giới hiện có khoảng 135 quốc gia trồng khoai tây, với diện tích
hàng năm lên ñến 18 - 19 triệu hecta, sản lượng ñạt từ 300 ñến 350 triệu tấn.
Trong 5 năm gần ñây 2001 - 2005 diện tích khoai tây của thế giới hầu như
không tăng, trong khi năng suất giảm nhẹ dẫn ñến sản lượng khoai tây có
chiều hướng ñi xuống [33].
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới (2000 - 2007)
Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
2000 19,94 16,45 328,01
2001 19,62 15,92 312,35
2002 19,06 16,88 321,73
2003 18,94 16,80 318,19
2004 18,90 17,43 329,43
2005 18,57 17,24 320,15
2006 18,30 16,40 300,12
2007 18,53 17,24 319,46
Nguồn: FAOSTAT I © FAO Statistics Division 2007 I 15 August 2007.
Có nhiều nguyên nhân dẫn ñến diện tích trồng khoai tây tăng không
ñáng kể, mà một trong những nguyên nhân chính là các nước giảm sử dụng
khoai tây làm lương thực mà thay thế bằng mặt hàng lúa gạo, khoai tây dần
ñược chuyển sang chế biến các sản phẩm khô hoặc tinh bột. Ngoài ra các

vùng chuyên canh cây khoai tây cũng gặp phải một số khó khăn về sâu bệnh
và dịch hại. Mặc dù ở các nước sản xuất khoai tây truyền thống, với việc áp
dụng những tiến bộ về khoa học và công nghệ ñặc biệt là công nghệ sinh học,
năng suất khoai tây ñã tăng khá cao. Năng suất khoai tây tiềm năng, theo tính
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
5



toán của các nhà khoa học, có thể ñạt 140 tấn/ha. Năng suất bình quân của các
nước sản xuất khoai tây truyền thống có thể ñạt khoảng 60 tấn/ha, trong khi
năng suất trung bình của thế giới chỉ ñạt 17 - 18 tấn/ha [33].
Khoai tây không chỉ sử dụng cho ăn tươi mà còn cho chế biến công
nghiệp thực phẩm. Hàng năm có khoảng 10% tổng sản lượng khoai tây của
thế giới ñược chế biến thành các loại bánh, ñồ ăn nhẹ... Riêng Mỹ sản phẩm
khoai tây ñược chế biến trên 10 triệu tấn/năm [33].
2.1.2. Những nghiên cứu về thành phần bệnh nấm hại khoai tây
Hơn 70% các bệnh cây trồng chủ yếu là do nấm gây ra [61]. Cây khoai
tây là dễ bị nhiều loại bệnh nghiêm trọng có thể làm giảm năng suất, chất lượng
của củ. Bệnh có thể xảy ra trong trồng trọt hoặc trong lưu trữ và ñược gây ra bởi
vi khuẩn truyền nhiễm, nấm, virus và các sinh vật liên quan khác [70].
Theo Wepkipedia (18/1/2010), có 29 bệnh hại khoai tây do nấm gây
ra [53].
Theo R. Arora và CS (2004) [67], khoai tây bị khoảng 160 loại bệnh
hại, trong dó có khoảng 50 bệnh do nấm, 10 bệnh do vi khuẩn, 40 bệnh do
virus và còn lai do các nguyên nhân khác.
Theo G. A. Secor và CS (1999) [49], các bệnh nấm chính hại khoai tây
tại Bắc Mỹ là bệnh mốc sương (Phytophthora infestans), bệnh ghẻ có ánh bạc
(Helminthosporium solani), thối hồng (Phytophthora erythroseptica), thối
khô (Fusarium sambucinum ), héo Verticillium (Verticillium dahliae và

Verticillium albo-atrum), lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) và ñốm vòng
(Alternaria solani).
Những bệnh nấm gây hại nghiêm trọng nhất của khoai tây trong vùng
ñồng bằng Canada theo Tracy Shinners-Carnelley và CS (2003) là bệnh ñốm
vòng, thối khô củ khoai tây, mốc sương, thối gốc, thối hồng, ghẻ bột, lở cổ rễ,
ñốm nâu và héo Verticillium [70].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
6



2.1.3. Một số bệnh nấm hại khoai tây
Theo Lesster và CS (2001) [50] cho rằng nấm là một trong những
nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh hại trên nhiều loại cây trồng, có khoảng
100 nghìn loài nấm ñã ñược miêu tả trong ñó có trên 8 nghìn loài là nguồn
gây bệnh hại cây trồng vì thế còn rất nhiều loài chưa ñược quan tâm và nghiên
cứu. Nguồn nấm tồn tại trên các tàn dư cây trồng, trong ñất, trong không khí,
trong nước, trên quả, hạt hay trong các dụng cụ bảo quản bởi chúng sống
không phụ thuộc vào ánh sáng, chúng có thể tồn tại và phát triển trong bóng
tối giống như ngoài ánh sáng.
*Lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn )
Theo Steven B. Johnson và CS (2003), bệnh lở cổ rễ khoai tây do nấm
Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Căn bệnh này ñược tìm thấy trong hầu hết
các vùng sản xuất khoai tây của thế giới. Bệnh này ñã ñược báo cáo tại Maine
vào năm 1913 bởi Morse và Shapovalo trong nông nghiệp Maine Station
Bulletin số 230, bài báo này trình bày chi tiết những triệu chứng bệnh và biện
pháp kiểm soát chúng [69].
Barush Sneh và CS (1998), nấm R. solani là một loại nấm hoại sinh
ñiển hình, có thể tồn tại trong 3 tháng, thậm chí ñến 9 tháng khi vắng mặt cây
ký chủ, nấm tồn tại trong ñất và bảo tồn trong những hợp chất hữu cơ, sự phát

triển của nấm phụ thuộc vào nhiệt ñộ, pH và sự cạnh tranh vi sinh vật trong
ñất. Quần thể nấm thường tồn tại và sinh trưởng trong ñộ sâu 10 cm, bảo tồn
dưới dạng hạch nấm và sợi nấm khi gặp ñiều kiện thuận lợi chúng phát sinh
và gây hại, nấm gây bệnh có khả năng phân giải mô tế bào bởi các enzym, sự
phát triển của nấm còn liên quan tới tiềm năng lây nhiễm [46]. Củ giống bị
nhiễm hạch và sợi nấm là những nguồn chính truyền bệnh cho vụ sau [67].
Thời tiết lạnh là ñiều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm Rhizoctonia
solani trên ñồng ruộng. Cây chậm mọc mầm làm tăng khả năng nhiễm bệnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
7



[69]. Bệnh có thể xuất hiện ngay trên thân sau khi mầm nhú lên khỏi mặt ñất,
làm chết cây con, làm giảm mật ñộ trồng [46].
Theo Steven B. Johnson và CS (2003), ñất lạnh, ẩm ướt làm chậm và
giảm tỷ lệ nảy mầm là ñiều kiện thích hợp cho nấm bệnh xâm nhiễm.
Rhizoctonia solani không cạnh tranh tốt với các vi khuẩn khác trong ñất. Tăng
tốc ñộ phân hủy dư lượng cây trồng và lượng chất hữu cơ trong ñất làm giảm
tốc ñộ tăng trưởng của Rhizoctonia solani. Phân hủy dư lượng giải phóng
ñiôxít cacbon, làm giảm khả năng cạnh tranh của Rhizoctonia solani. Khi ñất
không có các chất hữu cơ, Rhizoctonia solani trở thành một ñối thủ phát triển
và chiếm ưu thế. Trồng khoai tây trong ñất chất hữu cơ thấp, khuyến khích
quần thể Rhizoctonia solani tăng trưởng và tăng bệnh lở cổ rễ. Các loại ñất và
chế ñộ luân canh khác nhau có ảnh hưởng khác nhau ñến sự phát sinh, phát
triển của nấm Rhizoctonia solani [67].
Theo Steven B. Johnson và CS (2003), hiện nay không có kiểm soát
hoàn toàn hiệu quả của bệnh lở cổ rễ, canh tác tốt sẽ làm giảm mức ñộ
nghiêm trọng của bệnh [67].
Hãy xử lý tất cả các hạt giống, củ giống. Ngay cả khi không quan sát

thấy hạch nấm thì củ giống vẫn có thể bị nhiễm sợi nấm. Khi hạch nấm lớn
việc xâm nhập của chất xử lý gặp khó khăn [67].
Trồng trên ñất thoát nước và ấm (nhiệt ñộ 16 - 20
0
C) [70], [67]. Thực
hành tốt luân canh [67], tốt nhất là 4 năm và luân canh với cây lúa nước [49].
Tăng tốc ñộ phân hủy tàn dư cây trồng và lượng chất hữu cơ trong ñất làm
giảm tốc ñộ tăng trưởng của Rhizoctonia solani. Thu hoạch khi củ khoai tây
ñã chín sinh lý. Thu hoạch trong vòng 4 tuần trước khi cây khoai tây già và
chết hoàn toàn [70], [67]. Cây sau thu hoạch cần loại bỏ hoặc ñốt làm giảm
lượng hạch nấm qua ñông và nguồn bệnh ñể lây nhiễm cho cây khoai tây
trong vụ sau. Dọn sạch tàn dư trên ruộng [67].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
8



Theo FAO-IPM rau [3], nhiều nơi ñã sử dụng thành công nấm
Trichoderma sp. ñể ngăn ngừa bệnh chết cây con (do nấm Rhizoctonia
solani, Fusarium sp, Pythium sp và Phytophthora sp gây ra). Loài
Trichoderma cạnh tranh vượt trội với nấm gây bệnh chết cây con về chất
dinh dưỡng và không gian ñể phát triển xung quanh rễ (thống trị vùng rễ). Có
một số loài Trichoderma. Loài Trichoderma harzianum ñã ñược sử dụng
thành công ở vùng khí hậu nhiệt ñới nhưng loài Trichoderma parceramosum
cũng mang lại kết quả tốt cho những thử nghiệm trên ruộng ở Philipin. Chế
phẩm nấm ñối kháng Trichoderma viride hiện nay ñã sẵn có cho nông dân sử
dụng, ví dụ ở Indonexia và Thái Lan.
Có thể làm giảm bệnh chết cây con (do nấm Rhizoctonia solani,
Fusarium sp, Pythium sp và Phytophthora sp gây ra) trong ñất giàu phân ủ.
Phân ủ có chứa rất nhiều các vi sinh vật khác nhau, những vi sinh vật này

hoặc cạnh tranh với các tác nhân gây bệnh về dinh dưỡng và/hoặc tạo ra
những chất cụ thể (gọi là kháng sinh) có thể giảm sự sống sót và sinh trưởng
của các tác nhân gây bệnh. Do vậy quần thể các vi sinh vật hoạt ñộng tích cực
trong ñất hay trong phân ủ cạnh tranh vượt trội với các tác nhân gây bệnh và
thường ngăn ngừa bệnh. Các nhà nghiên cứu ñã tìm thấy rằng phân ủ làm từ
bất cứ nguồn vật liệu nào cũng làm giảm bệnh chết cây con. Hiệu quả của
phân ủ lên các tác nhân gây bệnh cây trồng có thể ñược tăng thêm nhờ bổ
sung các ñối kháng như nấm loài Trichoderma sp và Gliocladium sp. Phân ủ
như vậy ñược gọi là phân ủ củng cố [3].
*Bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc.)
Nấm Sclerotium rolfsii Sacc. là nguyên nhân cơ bản của bệnh héo rũ
gốc mốc trắng, còn ñược gọi là bệnh tàn rụi miền Nam hoặc thối do nấm
Sclerotium, và gây hại trên một loạt các loại cây trồng [57].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
9



Ở Nepan, theo Jayaswal M.L và CS (1998) [59], bệnh héo rũ gốc mốc
trắng là bệnh hại rất nguy hiểm, nguồn nấm tồn tại trong ñất từ năm này sang
năm khác và gây thiệt hại nhiều loại cây trồng cạn của vùng.
ðất ấm và ẩm là ñiều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Hạch nấm S.
rolfsii có thể tồn tại nhiều năm trong hoặc trên tàn dư cây bệnh. Nhiệt ñộ
thích hợp cho nấm phát triển là 30
0
C, giảm ñáng kể dưới 15
0
C và trên 37
0
C.

ðiều kiện ấm, ẩm kích thích hạch nấm nảy mầm. Sợi nấm này sau ñó có thể
trực tiếp thâm nhập vào mô chủ do việc sản xuất các enzyme cellulolytic và
pectin và acid oxalic. Mần bệnh có thể ñược lây lan bởi ñất trồng, dụng cụ lao
ñộng và nước hoặc cây giống ghép [57].
Có những lợi ích tiềm năng trong việc ñưa lúa vào một vòng quay
trồng rau, trong ñó sự tồn tại của hạch nấm có thể giảm xuống sau thời gian
ngập nước. Các chu kỳ bệnh cũng có thể bị phá vỡ bởi cây trồng thay ñổi
hoặc khả năng chống chịu. Khoai mỡ và khoai lang có thể là loại cây trồng
như vậy, vì chúng chưa ñược tìm thấy các triệu chứng của bệnh héo rũ gốc
mốc trắng [57].
Việc loại bỏ các tàn dư thực vật bị nhiễm bệnh là rất quan trọng vì nó là
cầu nối truyền bệnh cho vụ tiếp theo. Sự phân tán của mầm bệnh cũng cần
ñược hạn chế, ở dạng sợi nấm hoặc hạch nấm trong ñất hoặc trên các tàn dư
cây bệnh. Cày sâu sẽ chôn vùi nguyên liệu thực vật bị nhiễm bệnh và hạch
nấm ñể các cây trồng tiếp theo không dễ dàng tiếp xúc với chồi bệnh, tuy
nhiên công cụ lao ñộng có thể phát tán mầm bệnh. Bón vôi ñể nâng cao ñộ pH
khoảng 7.0 cũng có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát nấm Sclerotium rolfsii.
Tiêu diệt cỏ dại cũng là biện pháp hiệu quả kiểm soát bệnh [57].
Theo Peeples và CS (1976) [61], chế phẩm nấm ñối kháng
Trichoderma viride có khả năng kiểm soát nấm Sclerotium rolfsii.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
10



*Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans (Mont.) de Bary)
Theo Alex Stone (2010), mốc sương là bệnh nghiêm trọng của họ cà
trên toàn thế giới, gây ra bởi Phytophthora infestans [42]. Nó cũng là một
trong những bệnh nghiêm trọng nhất của khoai tây. Các tác nhân gây bệnh có
thể lây nhiễm tất cả các phần của cây [70], [64].

Theo Lynn Jensen và CS (2010) [37], bệnh mốc sương muốn xảy ra
cần có ba ñiều kiện ñó là: truyền chất ñộc dồi dào (các bào tử bệnh mốc
sương), ký chủ mẫn cảm (khoai tây, cà chua) và các ñiều kiện môi trường
thuận lợi cho bệnh mốc sương.
Nấm bệnh tồn tại từ năm này sang năm khác trên củ bệnh. Gió và
không khí phát tán bào tử ñi xa (có thể tới 40 dặm nếu ñiều kiện thích hợp)
[63]. Theo FAO-IPM rau (2004) [3], bào tử nấm Phytophthora infestans có
thể lan truyền một khoảng cách xa theo gió (có thể vài cây số), sương và mưa
có thể lan truyền bào tử một khoảng cách ngắn hơn.
Theo Martin A. Draper và CS (1994), bệnh mốc sương thích hợp ở
ñộ ẩm cao và nhiệt ñộ trung bình trong thời gian vài giờ (8 - 12 giờ). Ban
ñêm nhiệt ñộ 50 - 60
0
F và nhiệt ñộ ngày 60 - 70
0
F có nhiều thuận lợi cho
phát triển bệnh. Mưa, sương, tưới phun, và ñộ ẩm tương ñối cao (lớn hơn
90%) là ñiều kiện thuận lợi cho phát triển bệnh. Các bào tử cần nước ñể
nảy mầm và xâm nhập vào mô khoai tây [64]. Theo Lynn Jensen và CS
(2010), ñiều kiện môi trường phải thuận lợi ñể bệnh xâm nhiễm trước khi
phát triển. ðộ ẩm từ 90% trở lên. Nhiệt ñộ dưới 78
0
F là cần thết cho các
bào tử phát triển. Trên cây có giọt nước ñể bào tử nảy mầm và xâm nhiễm.
Sự xâm nhiễm ñòi hỏi một ngày mát mẻ ñể giữ sự bốc thoát hơi nước thấp
và lượng mưa thường xuyên hoặc tưới phun hoặc kết hợp cả hai trong thời
gian dài ñể cung cấp ñộ ẩm từ do trong vòng 3 - 5 ngày [63]. Theo FAO-
IPM rau (2004) [3], thời tiết ẩm và mát thúc ñẩy sự phát triển của bệnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
11




mốc sương. Nhiệt ñộ từ 18 - 21
0
C và ẩm ñộ gần 100% tạo ñiều kiện cho sự
sinh sản bào tử. ðộ ẩm rất quan trọng, khi ẩm ñộ giảm xuống dưới 80%,
bào tử chết nhanh chóng. Vì vậy, sự xâm nhiễm bệnh chỉ xuất hiện khi có
một lớp nước trên lá. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi cây nhiễm
bệnh 5 ngày, tuỳ thuộc vào thời tiết. Ngay sau khi triệu chứng xuất hiện,
các bào tử mới ñược hình thành, gây ra sự nhiễm bệnh mới.
Kiểm soát hiệu quả của bệnh này ñòi hỏi một cách tiếp cận bệnh theo
hướng quản lý tổng hợp. Các biện pháp quan trọng nhất là kỹ thuật canh tác.
Giống chống và kiểm soát hóa chất cũng có thể ñược sử dụng [64].
Giai ñoạn ñầu tiên trong kiểm soát của bệnh là lĩnh vực phòng chống
bằng cách trồng trọt tốt, chọn giống sạch bệnh, dọn sạch tàn dư, tiêu diệt cỏ
dại, sử dụng giống kháng. Nấm gây bệnh phát triển mạnh nhất trong khu
vực có khí hậu mát mẻ, ẩm ướt hoặc nơi ñất ướt, chức năng quản lý tưới
tiêu chưa tốt. Như vậy lượng nước trong ñất trở nên quan trọng khi dịch
bệnh xảy ra [55].
Chiến lược quản lý hiệu quả nhất cho bệnh mốc sương là tránh các
nguồn bệnh. Mốc sương chỉ có thể tồn tại trên các mô sống, do ñó củ khoai
tây hay quả cà chua (ghép hoặc nhập khẩu) là nguồn duy nhất truyền bệnh
trong vụ sớm [56].
Sử dụng giống kháng sẽ làm chậm (nhưng không ngăn cản) sự phát
triển của bệnh mốc sương. Hiện nay, Defender và Elba là những giống kháng
nhất với bệnh mốc sương. Giống khoai tây kháng vừa bao gồm: Kennebec,
Sebago, Allegany [50].
Vun ñất ñể hạn chế tiếp súc giữa mầm bệnh và củ, cắt dây khoai tây 2 -
3 tuần trước khi thu hoạch [64], [56], hủy bỏ củ bị nhiễm bệnh trước khi lưu

trữ ñể giảm bớt thiệt hại thêm từ thối mềm. Củ phải khô khi ñược ñặt trong
lưu trữ. Nếu củ nhiễm bệnh thì thông gió thông qua các kho lưu trữ có thể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
12



giúp giảm thiểu lây lan từ củ ñến củ. Lưu trữ của hạt giống khoai tây với một
lượng nhỏ bệnh rụng lá tại 38
0
F sẽ làm chậm trễ thối củ do mốc sương. Nhiệt
ñộ lưu trữ bắt buộc ñối với khoai tây chế biến (48-52
0
F) làm cho việc lưu trữ
củ khoai tây bị nhiễm mốc sương rất khó khăn bởi vì nhiệt ñộ này cũng có lợi
cho bệnh phát triển. Tỷ lệ củ nhiễm bệnh trên 5% có thể không nên lưu giữ và
ñem bán hoặc chế biến trực tiếp [64].
Hầu hết các giống khoai tây là mẫn cảm với bệnh mốc sương. Tuy
nhiên, một số kháng một phần với bệnh này. Những giống tương ñối kháng có
thể ñược trồng nếu dịch bệnh ñã ñược dự báo sẽ là một vấn ñề. Một vài giống
kháng vừa với bệnh mốc sương [64].
Tại Mỹ, tác nhân phòng trừ sinh học Bacillius subtilis ñược bán dưới
tên sản phẩm là “Serenade” ñể phòng trừ một số tác nhân gây bệnh, trong ñó
có bệnh mốc sương trên rau (FAO-IPM rau, 2004) [3].
Mốc sương là bệnh hại khoai tây phổ biến ở Mỹ, nhưng mãi ñến
những năm 1970 thuốc trừ nấm có hiệu quả với bệnh mốc sương mới ñược
biết ñến [56].
Bệnh có thể ñược phòng trừ bằng cách phun thuốc ñịnh kỳ, bao gồm:
Chlorothalonil; Copper preparations như Bordeaux mixtu re; Mancozeb;
Mancozeb-metalaxyl mixtu res; Maneb; Metalaxyl; Ridomyl/Bravo TPTH [55].

Theo Turnwin (1999) [30], các nghiên cứu ở Uganda cho thấy việc sử
dụng thuốc trừ bệnh Dithane-M làm chậm dịch bệnh mốc sương trong khoảng
2 - 4 tuần.
*Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea Pers)
Theo Howard F. Schwartz và CS [51], bệnh mốc xám hại lá và củ cây
khoai tây do nấm Botrytis cinerea gây ra. nấm này có một phạm vi ký chủ rất
rộng bao gồm nhiều loại cây khác như cà chua, hạt tiêu, ñậu và hành tây.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
13



Nấm Botrytis cinerea là một tác nhân gây bệnh quan trọng của các loại
rau quả trong quá trình lưu trữ và vận chuyển, rau, cây cảnh, trong vườn ươm
và ñồng ruộng. Bệnh xuất hiện ở mọi ñiều kiện, từ khu mát mẻ ôn ñới ñến các
khu vực cận nhiệt ñới (Jarvis, 1977) [68].
Các chu kỳ bệnh bắt ñầu khi gió hoặc nước truyền các bào tử (nang bào
tử hay bào tử nấm) vào một chiếc lá, nơi nấm trực tiếp thâm nhập vào các mô
vật chủ và lây nhiễm vào các cây. Thời tiết lạnh, ẩm ướt và rất nhiều tán cây
tươi tốt làm tăng khả năng nhiễm bệnh, ñặc biệt là trên vết thương cơ giới
hoặc trước ñó có các bệnh khác ñã xâm nhập. Nhiều sương, sương mù và mưa
thường xuyên hoặc tăng mức ñộ tưới phun là ñiều kiện thuận lợi cho bệnh.
Các tác nhân gây bệnh có thể tồn tại trên các tàn dư cây trồng và ñất, ký chủ
phụ dưới dạng bào tử hoặc hạch nấm [51].
Bệnh mốc xám nghiêm trọng nhất khi nhiệt ñộ lạnh ñến trung bình và
ñộ ẩm cao; thời tiết ấm, khô không thuận lợi cho bệnh phát triển [46].
ðối với cây khoai tây, phòng trừ bệnh mốc xám bằng biện pháp sinh
học chưa ñược tiến hành. Song ñối với các cây trồng khác, việc sử dụng biện
pháp sinh học ñể phòng trừ bệnh mốc xám ñã thành công bằng sử dụng vi
khuẩn, nấm men và nấm có ích [51].

Tránh tưới và bón phân quá nhiều có thể dẫn ñến lốp vóng, tán cây
xanh tốt là ñiều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh mốc xám phát triển. Tránh
tưới nước trong ñiều kiện thời tiết ẩm ướt làm kéo dài thời gian ướt lá, thuận
lợi cho bệnh phát triển [51].
Thuốc trừ nấm có tác dụng ngăn chặn nấm gây bệnh mốc xám. ðã có một số
báo cáo về tính kháng thuốc của nấm B. cinerea trên một số cây rau màu khác [51].
*Bệnh ñốm vòng (Alternaria solani Sorauer)
Theo Jane Christensen (2008) [58], ñốm vòng là một bệnh phổ biến và
ñôi khi nghiêm trọng của hai ký chủ cây trồng chính của nó, khoai tây và cà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ..........
14



chua. Bệnh do nấm Alternaria solani Sorauer gây ra. Nấm có phân bố trên
toàn thế giới và lây nhiễm nhiều loại cây họ cà, cả cây trồng và cây dại.
Nấm A. solani qua ñông trên tàn dư thực vật, trong ñất, trên các loại củ
và hạt giống [58], [65]. Trong vùng có khí hậu ấm áp hơn nó cũng có thể tồn
tại trên các cây ký chủ phụ cũng như cỏ dại. Bệnh ñốm vòng thường phát
triển trên các cây trưởng thành [58].
Theo FAO-IPM rau [3], nấm A. solani có thể tồn tại trong ñất, tàn dư
cây bị bệnh và cỏ dại. ðược phát tán nhờ gió, nước, côn trùng, qua những
người làm việc trên ñồng ruộng và dụng cụ làm ñồng. Nấm có thể tồn tại ít
nhất là một năm hoặc là một vài năm mà không cần cây ký chủ. Các bào tử
sau khi ñã bám trên cây sẽ phóng bào tử và xâm nhiễm vào lá khi lá ướt.
Theo Mc. Collum J.P (1992) [65], bào tử phân sinh nảy mầm trong giọt
nước sau 1 – 2 giờ ở phạm vi nhiệt ñộ 16 – 34
0
C, nhiệt ñộ thích hợp nhất cho
nấm phát triển là 26 – 28

0
C. Nấm xâm nhập vào cây qua lỗ khí khổng hoặc
vết thương hoặc trực tiếp qua biểu bì. Từ 13
0
C, nấm có thể xâm nhập và gây
bệnh, nhiệt ñộ càng cao thì sự xâm nhập và gây bệnh càng dễ dàng. Trong
ñiều kiện thuận lợi (nhiệt ñộ thích hợp, ẩm ướt) thì thời kỳ tiềm dục của bệnh
là 3 - 4 ngày và sau ñó 3 – 4 ngày nấm có thể sinh bào tử mới. Thông thường
thời kỳ tiềm dục kéo dài 8 – 10 ngày. Trời càng nhiều mưa và sương thì bảo
tử phân sinh hình thành càng nhiều.
Theo Jane Christensen (2008) [58], bệnh phát triển thuận lợi trong ñiều
kiện thời tiết ôn hoà (24 - 29
0
C), bệnh cũng có thể phát triển ở nhiệt ñộ cao
hơn. Bào tử nấm phát triển từ các thương tổn trên cây chủ. Bào tử hình thành
nhiều khi sương mù nặng hoặc có mưa. Các bào tử nấm phát sinh và ñược
phát tán bởi gió, nước, côn trùng, chăm sóc. Bệnh tiến triển nhanh nhất khi
thời tiết khô và ướt xen kẽ. Nó cũng là nghiêm trọng hơn trên cây bị stress và
nhẹ hơn ñáng kể trên cây trồng trong ñiều kiện ñộ phì ñất cao.
Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s kinh t nụng nghip ..........
15



Phũng tr bnh bng cỏc bin phỏp: S dng ging khỏng bnh hoc
chng chu, dựng thuc dit nm. Nhiu loi thuc dit nm ủc dỏn nhón
kim soỏt ca bnh ủm vũng. Danh sỏch ny bao gm cỏc sn phm cú cha
mancozeb, maneb, v chlorothalonil . Thu hoch khi c ủó trng thnh cng
l bin phỏp hn ch bnh. Kim soỏt c di ủ gim ngun bnh. Duy trỡ tng
trng thc vt mnh m giỳp cõy tng kh nng chng chu bnh [58].

2.2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu trong nc
2.2.1. Tỡnh hỡnh sn xut khoai tõy Vit Nam
Việt Nam, khoai tây là cây trồng mới nhập nội từ châu Âu do ngời
Pháp đa vào năm 1890. Trớc năm 1970, diện tích trồng khoai tây chỉ vào
khoảng 2000 ha và đợc xem nh là một loại rau, sau đó tăng từ 25.500 ha
năm 1976 lên tới 104.600 ha năm 1979. Kết quả của việc tăng diện tích đó là
nhờ cuộc cách mạng xanh về giống lúa, vụ đông ở đồng bằng sông Hồng trở
thành vụ chính, cây khoai tây đợc coi là một cây trồng vụ đông lý tởng cho
vùng đồng bằng sông Hồng và trở thành một cây lơng thực quan trọng. Năm
1987, cây khoai tây chính thức đợc Bộ Nông nghiệp đánh giá là cây lơng
thực quan trọng thứ hai sau cây lúa. Chơng trình khoai tây quốc gia đợc
thành lập đ thu hút hàng loạt các cơ quan nghiên cứu và triển khai phát triển
khoai tây rất mạnh (Nguyễn Quang Thạch, 1991) [31].
Hiện nay, khoai tây đang đợc coi là một trong những loại thực phẩm sạch,
là một loại nông sản hàng hoá đợc lu thông rộng ri (Ngô Văn Hải, 1977) [11].
Với điều kiện thời tiết, khí hậu vụ đông ở miền Bắc Việt Nam (đặc biệt
là đồng bằng sông Hồng) cây khoai tây có các u thế hơn hẳn nhiều cây trồng
khác cùng trong vụ. Thời vụ trồng khoai tây không khắt khe nh trồng đậu
tơng, ngô... có thể trồng từ thợng tuần tháng 10 đến hạ tuần tháng 12 vẫn
cho năng suất rất khá. Khung thời vụ trồng và thu hoạch khoai tây nằm trọn
trong thời gian từ vụ lúa mùa sang vụ lúa xuân. Việc trồng trọt và thu hoạch
Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s kinh t nụng nghip ..........
16



không gây căng thẳng tới việc thu hoạch lúa mùa và gieo cấy lúa xuân. Khoai
tây là cây trồng hoàn toàn phù hợp với công thức luân canh: Lúa mùa - khoai
tây - lúa xuân (Trần Khắc Thi v CS) [33]
Mặt khác, trồng khoai tây đông sớm thì chúng ta có thể trồng hai vụ:

Vụ đông và vụ xuân. Việc trồng khoai tây hai vụ giúp nâng cao thu nhập của
ngời nông dân. Ngoài ra, việc luân canh lúa và khoai tây còn có tác dụng tăng độ
phì cho đất cả về lý tính và hoá tính, đồng thời còn ngăn cản sự lây truyền một số
bệnh [33].
Trong các cây vụ đông không có cây nào chỉ trong thời gian dới 3
tháng trồng trọt lại cho thu hoạch một khối lợng sản phẩm lớn, có ý nghĩa và
giá trị nhiều mặt nh cây khoai tây. Năng suất khoai tây Việt Nam có thể đạt
từ 8 - 30 tấn/ha tuỳ thuộc vào giống và điều kiện thâm canh [33].
Diện tích trồng khoai tây ở nớc ta biến động rất lớn. Diện tích tăng
nhanh vào những năm 1970 và đạt cực đại vào 1979, sau đó giảm liên tục. Từ
năm 1991 trở lại đây diện tích dao động trong khoảng (28.000 - 30.000 ha).
Một số năm gần đây diện tích có xu hớng tăng dần vào niên vụ 2002-2003
lên tới 35.000 ha (Đỗ Kim Chung, 2004) [2].
Năng suất khoai tây: bình quân trong những năm 76 - 1990 dới 10
tấn/ha và dao động khoảng 10 tấn/ha trong những năm 1991 - 1998 và 11 - 12
tấn/ha những năm 1999 - 2002 (Đỗ Kim Chung, 2004, Nguyễn Thị Kim
Thanh, 1997) [2], [36].
Sản lợng: sản lợng khoai tây của cả nớc dao động từ 260.100 tấn
tới 361.638 tấn trong những năm1976 - 1990 và 243.348 tấn tới 382.296 tấn
năm 1991 - 2000 và tăng lên tới 400.000 - 421.036 tấn những năm 2002
2003 [12].

×