Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ p1_phan thiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 135 trang )

Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 5
PHẦN I. TÌNH HÌNH CHUNG 6
Chương 1. Tình hình chung của khu vực 6
1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực 6
1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình tự nhiên 6
1.1.2. Tình hình khí tượng thuỷ văn 7
1.1.3. Tình hình địa chất thổ nhưỡng của khu vực 14
1.2. Tình hình kinh tế cã hội của khu vực 16
1.2.1. Phân khu hành chính và dân cư 16
1.2.2. Hiện trạng kinh tế 18
1.2.3. Yêu cầu phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài đối với ngành nông
lâm nghiệp 21
1.3. Hiện trạng thuỷ lợi của khu vực 23
1.3.1. Hiện trạng phân vùng tưới của khu vực 23
1.3.2. Hiện trạng hệ thống tưới trong khu vực 24
1.3.3. Kết luận về yêu cầu thuỷ lợi đối với khu vực 26
PHẦN II. TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT 26
PHỤC VỤ CHO LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 26
Chương 2. Tính toán các đặc trưng khí tượng thuỷ văn 26
2.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán 26
2.1.1. Mục đích, ý nghĩa 26
2.1.2. Nội dung tính toán 27
2.2. Tính toán mưa tưới thiết kế 27
2.2.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán 27
2.2.2. Chọn trạm tính toán và tần suất thiết kế cho tưới 27


2.2.3. Chọn thời đoạn tính toán và phương pháp tính toán 28
2.2.4. Tính toán mô hình mưa vụ thiết kế 28
2.3. Tính toán mưa năm của khu vực 33
2.3.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán 33
2.3.2. Chọn trạm tính toán 34
2.3.3. Tính mưa năm trung bình nhiều năm Xo 34
2.4. Tính toán lượng mưa một ngày max 34
2.5. Tính toán bốc hơi và bốc hơi chênh lệch khi có hồ 35
2.5.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán 35
2.5.2. Chọn trạm tính toán 35
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
1
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
2.5.3. Tính toán bốc hơi trên khu tưới 35
2.5.4. Tính toán bốc hơi chênh lệch khi có hồ 36
2.6. Tính toán các đặc trưng khí tượng khác 38
2.6.1. Nhiệt độ 38
2.6.2. Độ ẩm 38
2.6.3. Tốc độ gió 38
2.6.4. Số giờ nắng 38
2.7. Tính toán các đặc trưng thuỷ văn 38
2.7.1. Phân tích tài liệu dòng chảy và chọn trạm tính toán 38
2.7.2. Tính toán dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế 39
2.6.3. Tính toán dòng chảy lũ 43
2.6.4. Tính toán bùn cát 46
Chương 3. Tính toán yêu cầu nước của khu vực 48
3.1. Mục đích,ý nghĩa và nội dung tính toán 48
3.1.1. Mục đích, ý nghĩa 48
3.1.2. Nội dung tính toán 48
3.2. Tính toán chế độ tưới cho các loại cây trồng 49

3.2.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán 49
3.2.2. Nguyên lý tính toán 50
3.2.3. Các tài liệu dùng trong tính toán 50
3.2.4. Xác định lượng bốc hơi mặt ruộng 52
3.2.4. Tính toán chế độ tưới cho lúa 54
3.2.5. Tính toán chế độ tưới cho cây trồng cạn (cây ngô vụ đông) 61
3.2.6. Tính hệ số tưới và giản đồ hệ số tưới cho các loại cây trồng 64
3.3. Tính yêu cầu nước cho sinh hoạt 66
3.4. Xác định yêu cầu nước cho toàn hệ thống 66
3.4.1. Mục đích, ý nghĩa 66
3.4.2. Nội dung tính toán 66
PHẦN III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN VÀ TÍNH TOÁN 67
PHƯƠNG ÁN 67
CHƯƠNG IV. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ HỆ THỐNG TƯỚI CHO
KHU VỰC 67
4.1. Mục đích, ý nghĩa 67
4.1.1. Mục đích 67
4.1.2. Ý nghĩa 67
4.2. Phân tích các điều kiện tự nhiên, hiện trạng tưới của khu vực 67
4.2.1. Phân tích các điều kiện tự nhiên của khu vực 67
4.2.2. Hiện trạng cấp nước của khu vực 70
4.3. Đề xuất phương án nguồn nước và biện pháp công trình trong khu vực 71
4.3.1. Đề xuất phương án về nguồn nước 71
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
2
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
4.3.2. Đề xuất biện pháp công trình trong khu vực 71
4.3.3. Xác định nhiệm vụ của công trình 71
4.4. Phân tích và chọn phương án bố trí công trình đầu mối 72
4.4.1. Chọn tuyến đập chính 72

4.4.2. Chọn tuyến đập phụ 77
4.4.3. Chọn phương án bố trí cống lấy nước 77
4.4.4. Chọn phương án bố trí tràn xả lũ 79
4.5. Phân tích và chọn phương án bố trí hệ thống kênh và công trình trên hệ
thống 81
4.5.1. Nguyên tắc bố trí kênh tưới 81
4.5.2. Phân tích và chọn phương án bố trí hệ thống kênh 82
CHƯƠNG V. TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN 84
5.1. Mục đích, ý nghĩa 84
5.1.1. Mục đích 84
5.1.2. Ý nghĩa 84
5.1.3. Nội dung tính toán 84
5.2. Tính toán quá trình lưu lượng yêu cầu ở đầu hệ thống 84
5.2.1. Mục đích, ý nghĩa 84
5.2.2. Các tài liệu dùng trong tính toán 85
5.2.3. Nội dung tính toán 86
5.3. Tính toán mực nước yêu cầu khống chế tưới tự chảy đầu hệ thống ∇yc90
5.3.1. Mục đích, ý nghĩa 90
5.3.2. Nội dung tính toán 90
5.4. Tính toán điều tiết hồ 91
5.4.1. Mục đích, ý nghĩa 91
5.4.2. Nội dung tính toán 92
PHẦN IV. THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI 109
CHƯƠNG VI. THIẾT KẾ ĐƯỜNG TRÀN XẢ LŨ 109
6.1. Mục đích,ý nghĩa và nội dung tính toán 109
6.1.1. Mục đích, ý nghĩa 109
6.1.2. Nội dung tính toán 109
6.2. Các tài liệu tính toán và hình thức tràn 109
6.2.1. Các tài liệu dùng trong thiết kế 109
6.2.2 Phương án bố trí và chọn hình thức tràn 109

6.3. Xác định kích thước tràn cơ bản của đường tràn 110
6.3.1. Tường cánh hướng dòng 110
6.3.2. Ngưỡng tràn 111
6.3.3. Dốc nước 111
6.4. Tính toán thuỷ lực của đường tràn 112
6.4.1. Tính toán thuỷ lực đoạn thu hẹp 112
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
3
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
6.4.2. Tính toán thuỷ lực dốc nước đoạn có chiều dài không đổi 114
6.5. Tính toán kênh dẫn hạ lưu 119
6.5.1. Thiết kế kênh 119
6.5.2. Kiểm tra điều kiện không xói của kênh 120
6.6. Tính nối tiếp và tiêu năng ở chân dốc nước 120
6.6.1. Mục đích tính toán tiêu năng 120
6.6.2. Hình thức tiêu năng 121
PHẦN V. TÍNH TOÁN KINH TẾ 124
CHƯƠNG VII. TÍNH TOÁN KINH TẾ CỦA DỰ ÁN 124
7.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán 124
7.1.1. Mục đích 124
7.1.2. Ý nghĩa 124
7.1.3. Nội dung tính toán 124
7.2. Nguyên lý tính toán 124
7.3. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế 125
7.3.1. Các khái niệm cơ bản và phương pháp tính toán 125
7.3.2. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế 127
7.4. Kết luận và kiến nghị 132
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
4
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải

LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang hoà mình vào quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của khu
vực và thế giới. Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là một trong những mục tiêu quan
trọng mà đảng và nhà nước ta đang phấn đấu thực hiện.
Để có thể phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thì nhiệm vụ
đặt ra đối với công tác thuỷ lợi là cần giải quyết một cách tối ưu các nhu cầu về tưới và
tiêu của ngành nông nghiệp. Vì vậy việc lập và xây dựng các dự án về thuỷ lợi trong
đó có các hệ thống tưới, tiêu cho các vùng miền trên cả nước, bảo đảm sự khai thác
hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, nước và điều kiện tự nhiên của từng vùng
là vấn đề có ý nghĩa quyết định.
Được nhận đề tài tốt nghiệp với nhiệm vụ “Lập dự án đầu tư và xây dựng hệ
thống tưới hồ P1’’ ở tỉnh Bình Thuận, với sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Ngọc
Hải. Sau thời gian nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan và tính toán nay em
xin trình bày những nội dung cơ bản của dự án đã lập với mong muốn đáp ứng được
các yêu cầu đã đề ra.
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ dẫn của các thầy cô.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2010.
Sinh viên thực hiện.
Trần Nam Hải
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
5
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
PHẦN I. TÌNH HÌNH CHUNG
Chương 1. Tình hình chung của khu vực
1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực
1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình tự nhiên
1.1.1.1.Vị trí địa lý

Khu tưới P1 là vùng đồng bằng lớn nhất của tỉnh Bình Thuận, thuộc địa phận
huyện Hàm Thuận Bắc, kéo dài từ xã Hàm Trí ở phía Bắc xuống tới thành phố Phan
Thiết ở phía Nam, từ sông Khan ở phía Đông đến giáp đường đồng mức +50 ở phía
Tây.
Tọa độ trung tâm khu tưới: Kinh độ Đông: 108º8´; Vĩ độ Bắc: 11º4´
Hàm Thuận Bắc là huyện nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Bình Thuận, có toạ độ địa
lý: 11º12´40´´ đến 11º39´32´´ vĩ độ bắc; 107º50´00´´ đến 108º10´58´´ kinh độ đông.
Bản đồ hành chính huyện Hàm Thuận Bắc
Phía Bắc huyện giáp với cao nguyên Di Linh, phía nam giáp với thành phố
Phan Thiết, phía đông giáp với huyện Bắc Bình và phía tây giáp huyện Hàm Thuận
Nam và huyện Tánh Linh.
Như vậy, Hàm Thuận Bắc có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm gần trung tâm kinh
tế, hành chính của tỉnh là thành phố Phan Thiết, có khu công nghiệp Bình Thuận, gần
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
6
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
trung tâm kinh tế lớn thứ hai của đất nước (Thành phố Hồ Chí Minh), thuộc tam giác
phát triển kinh tế miền Đông Nam Bộ, gần vùng kinh tế trọng điểm phía nam nên
cũng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển và hội nhập với nền kinh tế quốc gia. Do
đó huyện dễ dàng nâng cao khả năng thu hút đầu tư trong cũng như ngoài nước, tiếp
cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như vấn đề đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực địa phương để phát triển kinh tế.
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
1. Địa hình
Lưu vực sông Quao nhìn chung có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông với
nhiều dãy núi của Đông Trường Sơn ăn lan tận ra biển. Vì thế địa hình bị chia cắt
thành những vách dốc, những thung lũng sâu và các đồng bằng hẹp. Phía tây và tây
bắc là những dãy núi cao từ 300 ÷ 1000 (m). Do địa hình như vậy nên hệ thống sông
suối ở đây phần lớn là ngắn và có độ dốc lớn.
Cao trình ruộng đất trong khu tưới chênh nhau khá lớn, từ cao độ +50 (m) ở

phía Tây - Tây Bắc xuống dần cao độ + 5 m đến + 10 m ở phía Đông – Đông Nam.
Diện tích khu vực đo trên bản đồ tỉ lệ 1/10.000 phân bố theo cao độ như sau :
Bảng 1.1. Phân bố diện tích huyện Hàm Thuận Bắc theo cao độ.
Cao độ ( m ) < 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Diện tích
tự nhiên ( ha )
2196 5694 6199 8843 11253 13744 16263 18694 20724
Thực tế
cần tưới (ha )
1740 3000 4300 5750 6830 7700 8200 8530 8140
2. Địa mạo
Khu vực có 3 dạng địa mạo chính:
- Vùng đồi núi và vùng bán sơn địa phía bắc và tây bắc là các khu vực phía tây
đường sắt Bắc Nam bao gồm các xã: Hàm Trí, Hàm Phú, Thuận Hoà và 4 xã vùng cao
Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ và Thuận Minh.
- Vùng đồng bằng phù sa ven sông: Bao gồm các xã nằm dọc theo Quốc lộ 1A
và Quốc lộ 28. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng và đất đai màu mỡ thuộc
loại bậc nhất của tỉnh Bình Thuận.
- Vùng cồn cát ven biển phía nam và đông nam: Phân bố phía đông Quốc lộ
1A. Bao gồm các xã: Hàm Đức, Hồng Sơn,Hồng Liêm và Hàm Nhơn.
1.1.2. Tình hình khí tượng thuỷ văn
1.1.2.1. Tình hình khí tượng
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
7
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
1. Mạng lưới trạm khí tượng
Lưu vực sông Quao và vùng lân cận có các trạm khí tượng: Phan Thiết, Phước
Lễ, Sông Lũy, Bảo Lộc, Tà Pao, Di Linh
Ảnh hưởng của các khối không khí gây mưa khác nhau trong từng thời kỳ và
sự biến động về điều kiện địa hình đã kéo theo sự thay đổi về các yếu tố khí tượng, rõ

nét nhất là mưa ở từng khu vực. Lượng mưa phụ thuộc vào các yếu tố đại khí hậu trên
diện rộng do các khối không khí lớn gây ra, ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố vi
khí hậu do biến động địa hình một cách cục bộ nên diễn biến mưa theo không gian khá
phức tạp. Do đó, khi tính toán phải chọn những trạm cơ bản thoả mãn các điều kiện :
Có tài liệu dài, chất lượng tài liệu tốt, phản ánh đùng tính chất mưa đặc trưng cho khu
vực.
2. Các yếu tố khí hậu
a. Nhiệt độ:
Chế độ nhiệt trên lưu vực phản ánh đặc thù chung của miền núi, nhưng cũng có
nét riêng của từng vùng. Về mặt vị trí, khu tưới P1 do gần biển hơn các khu vực thuộc
lưu vực sông Đồng Nai, độ cao giảm nên nền nhiệt độ có cao hơn. Nếu lấy trạm Phan
Thiết là trạm gần khu tưới nhất thì có các đặc trưng về nhiệt độ như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm đạt : 26,8ºC.
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất : 28,8ºC.
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất : 25ºC.
Sự dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng có sự khác biệt. Nếu như sự
chênh lệch đó ở vùng núi phía trên đạt 8ºC thì vùng Phan Thiết chỉ đạt 3ºC ÷ 4ºC.
Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình, max, min tại trạm Phan Thiết.
Thán
g
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trung
bình
T
Tbình
25,
1
25,
3
26,

6
28,
4
28,
8
27,
8
27,
2
27,
1
26,
9
27,
1
26,
4
25,
1
26,8
T
max
32,
9
33,
7
32,
4
37,
2

37,
2
35,
8
35
34,
2
35,
5
33,
8
34,
2
33,
6
34,6
T
min
18
17,
3
18,
3
22,
6
22,
9
21,
8
21,

6
23,
2
22,
4
21,
6
19,
2
18,
2
20,6
b. Bốc hơi:
Tại lưu vực sông Quao cũng không có điều kiện để đo bốc hơi tại chỗ nên ở đây
phải lấy bốc hơi tại trạm Phan Thiết làm căn cứ. Ta thấy rằng trong khu vực thượng
nguồn sông Quao và vùng ven Phan Thiết có sự khác nhau. Những nơi mưa nhiều như
vùng Bảo Lộc thì lượng bốc hơi lưu vực thấp nhất, chỉ đạt 1,77 (mm/ngày - đêm). Nơi
mưa ít như Phan Thiết thì lượng bốc hơi lớn nhất, đạt đến 3,97 ( mm/ngày - đêm).
Bảng 1.3. Bốc hơi trung bình ngày tại Phan Thiết (mm/ ngày - đêm ).
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
8
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trun
g
bình
Trạm
Phan
Thiết
4,7

2
4,5
6
4,7
3
4,7
9
4,2
3
3,7
4
3,3
8
3,2
3
2,7
9
2,9
8
3,8
4
4,6
6
3,97
Dựa vào tài liệu bốc hơi của trạm Phan Thiết, lượng bốc hơi lớn nhất đạt vào
tháng 4 hàng năm với khoảng 4,79 (mm/ngày - đêm). Đây là con số tương đối lớn,
biểu hiện điều kiện khí hậu nóng ở miền Đông Nam Bộ nước ta, và ở đây cũng là vùng
có lượng mưa khá nhỏ. Bốc hơi trung bình tháng nhỏ nhất xảy ra vào tháng 9, khoảng
2,79 (mm/ngày - đêm). Điều đó cho ta thấy sự chênh lệch bốc hơi giữa các tháng trong
năm là khá lớn.

c. Mưa:
Chế độ mưa trên lưu vực thể hiện rõ quy luật của chế độ gió mùa.Lượng mưa
trung bình nhiều năm của lưu vực khoảng 1500 (mm).
Lượng mưa thay đổi theo địa hình từng vùng trong lưu vực. Khu vực nằm ở vị
trí ít mưa, có lượng mưa bình quân từ 1000 (mm) ÷ 2000 (mm).
Mỗi năm, mưa cũng phân bố làm hai mùa. Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối
tháng 4 đến cuối tháng 10 và lượng mưa chiếm khoảng 85% ÷ 90% lượng mưa cả
năm. Còn mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chỉ
chiếm 10% ÷ 15% lượng mưa cả năm.
Bảng 1.4. Lượng mưa trung bình tháng của một số trạm
xung quanh khu vực.
Thang
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Sông Lũy 0,1 0,0 17,5 18 116 163 126 148 168 198 58,6 3,7
Phan Thiết 0,9 0,4 5,0 29 139 148 175 175 195 181 50,5 12,8
Tà Lài 8,8 14,5 47,6 105 251 428 393 543 438 333 147 38,6
Đại Nga 26,4 31,5 79,8 153 216 283 257 382 292 283 154 71
Tà Pao 5,9 5,8 32,4 56,3 221 403 437 551 379 261 91 12
d. Gió:
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
9
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
Theo tài liệu về gió tại trạm Phan Thiết, lưu vực sông Quao chịu ảnh hưởng của
hai loại gió chính:
- Gió Đông thường thổi từ tháng 11 đến tháng 4, có nguồn gốc từ Bắc bán cầu,
có độ ẩm rất thấp, gây ra tình trạng khô hạn. Trong những tháng này, nhiệt độ thấp hơn
nhiệt độ trung bình năm, còn số giờ nắng và bốc hơi lại cao hơn so với trung bình năm.
- Gió Tây thường thổi từ tháng 5 đến tháng 10, được hình thành từ vịnh Băng
Gan, mang theo nhiều hơi nước và gây mưa nhiều. Trong các tháng này, độ ẩm và

nhiệt độ cao hơn so với trung bình năm nhưng lượng bốc hơi và số giờ nắmg thì thấp.
Bảng 1.5. Hướng gió trung bình, tốc độ gió max và trung bình
tại trạm Phan Thiết (m/s).
Thán
g
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trung
bình
Hướn
g
Đ Đ Đ Đ N T T T T T Đ Đ T,Đ
V
max
15,
3
15,
0
15,
0
14,
7
13,
0
12,
7
13,
3
10,
8
12,

5
11,
0
14,
8
13,
7
18,5
V
tbình
5,7 6,3 5,8 5,1 4,3 4,8 4,7 4,7 4,2 4,0 4,5 5,0 4,9
Do ở gần biển nên khu tưới có tốc độ gió lớn hơn các nơi khác rất nhiều, bình
quân tại Phan Thiết là 4,9 (m/s).
e. Độ ẩm:
Khu vực có nền nhiệt độ tương đối cao nhưng độ ẩm lại thấp hơn so với vùng
xung quanh.
Theo tài liệu đo tại trạm Phan Thiết:
Bảng 1.6. Độ ẩm max, min, trung bình tại trạm Phan Thiết ( % ).
Thán
g
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trung
bình
H
tb
74,
3
75,
2
76,

2
76,
5
79,
0
81,
5
83,
0
83,
5
85,
3
83,
3
78,
8
74,
8
79,3
H
max
93,
0
94,
0
96,
0
94,
0

97,
0
97,
0
98,
0
97,
0
98,
0
97,
0
98,
0
98,
0
96,4
H
min
41,
0
51,
0
45,
0
49,
0
44,
0
41,

0
48,
0
52,
0
52,
0
49,
0
36,
0
40,
0
45,7
Sự thay đổi độ ẩm trong năm phù hợp với chế độ mưa, những tháng mùa mưa
có độ ẩm cao, những tháng mùa khô có độ ẩm thấp. Độ ẩm bình quân tại trạm Phan
Thiết là 79,3%.
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
10
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
f. Bức xạ mặt trời:
Bảng 1.7. Số giờ nắng trung bình ngày tại Phan Thiết (giờ/ngày ).
Thán
g
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trun
g
bình
Số
giờ

nắng
9,4
1
9,3
7
9,8
2
9,8
5
8,0
8
7,1
9
7,2
8
6,6
6
6,5
2
6,6
6
7,3
4
8,7
8
8,08
Nằm trong vùng khô hạn vào bậc nhất nước ta nên so với các khu vực xung
quanh, khu tưới có số giờ nắng nhiều hơn, trung bình là 8,08 ( giờ/ngày ), số giờ nắng
bình quân năm là 2910 (giờ/năm).
Về mùa khô, số giờ nắng cao, trung bình 9,45 (giờ/ngày), mùa mưa số giờ nắng

ít hơn, khoảng 7,10 (giờ/ngày).
1.1.2.2. Tình hình thuỷ văn
1. Mạng lưới sông suối trong khu vực
Nguồn nước chủ yểu trong khu vực là nước mặt bao gồm mạng lưới các sông
suối lớn nhỏ trong khu vực như: Sông Cái, suối Trâm, sông Thang, sông Trao Song
đặc điểm của khu vực là địa hình dốc, khí hậu khô nóng, mưa ít, nắng nhiều nên các
sông suối phần lớn khô hạn, hết mưa là hết nước. Duy chỉ có sông Cái là sông lớn nhất
trong khu vực là có nước quanh năm.
Sông Quao là nhánh lớn nhất của hệ thông sông Cái, có lưu vực hứng nước khá
lớn, có nước quanh năm, lưu lượng trung bình mùa kiệt từ 0,1 (m
3
/s) ÷ 0,3 (m
3
/s), có
khả năng giữ và điều tiết nước, đáp ứng một phần yêu cầu dùng nước trong khu vực.
Ngoài ra, trong khu vực lân cận còn có một số sông suối có lượng nước khá dồi
dào như: sông Lũy, sông La Ngà
2. Mạng lưới trạm đo thuỷ văn trong khu vực
Trên sông Quao không có trạm thuỷ văn đo đạc dòng chảy nên sự phân tích chế
độ dòng chảy đến sông Quao gặp khó khăn. Trên lưu vực dòng chảy đến hồ sông Quao
có một số trạm trên sông La Ngà thể hiện được tính chất dòng chảy trong vùng, đó là
các trạm sau:
- Trạm Phú Diễn, có diện tích lưu vực 3060 (km
2
).
- Trạm Tà Pao, có diện tích lưu vực 2000 (km
2
).
- Trạm Đại Nga, có diện tích lưu vực 373 (km
2

).
- Trạm sông Lũy, có diện tích lưu vực 964 (km
2
).
3. Các đặc trưng dòng chảy
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
11
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
a. Chế độ dòng chảy sông ngòi
Chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa và điều kiện mặt đệm. Cũng như các vùng
khác ở nước ta, lưu vực sông Quao có hai mùa lũ và kiệt. Tuy nhiên, do lượng mưa
trong năm của lưu vực tương đối nhỏ nên dòng chảy cũng rất bé so với vùng khác, kể
cả lưu vực sông Lũy và sông La Ngà là những khu vực lân cận nhất. Do vậy để bổ
sung cho nguồn nước sông Quao người ta dùng nguồn nước từ sông Đan Sách, một
nhánh của sông La Ngà.
Do sông Quao là sông độc lập chảy thẳng ra biển nên chế độ nước sông chịu
ảnh hưởng của thủy triều với chế độ nhật triều không đều.
b. Dòng chảy năm
Sông Quao nằm trong khu vực ít mưa, nhưng ở thượng nguồn, đặc biệt là lưu
vực sông Đan Sách, sông La Ngà lại có lượng mưa khá lớn nên lượng dòng chảy có
thể bổ sung cho lưu vực hàng năm tăng lên.
Gần khu vực thành phố Phan Thiết, mô đuyn dòng chảy năm chỉ đạt 10
(l/s/km
2
), nhưng ngược lên vùng núi tại lưu vực tập trung nước cho sông Quao mô đun
dòng chảy đạt 20 ( l/s/km
2
) ÷ 25 ( l/s/km
2
), thậm chí có vùng đạt đến 35 (l/s/km

2
) ÷ 40
( l/s/km
2
).
Bảng 1.8. Lưu lượng bình quân tháng
và bình quân năm của nhiều năm ở các trạm (m
3
/s).
Thán
g
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

m
Tà Lài
79,0
7
47,
7
39,
8
47,
3
77,
8
249 421 707 829 717 355
15
7
311

Đại Nga 3,85 2,5 2,3 3,3 6,9
17,
7
25 41
39,
1
35,
7
17,
4
7,6 16,8
Tà Pao 20,6
12,
4
9,6
11,
4
23,
4
64 103 188 173 165 82 41 75
Phú
Diễn
26 16 14 15 30 107 203 290 360 274 119 44 125
Sông
Lũy
2,2 1,1 0,9 1,2 5,9 8,3
11,
5
12,
4

29 56 17 4,5 12,6
c. Dòng chảy lũ
Lưu vực sông Quao thường xảy ra lũ lớn nhất vào tháng 10. Nguyên nhân gây
lũ lớn nhất hàng năm ở lưu vực hầu hết do hội tụ nhiệt đới sinh ra. Vì địa thế dốc, mưa
lại biến đổi rất lớn theo thời gian nên lũ xảy ra thường là lũ đơn và lên xuống nhanh.
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
12
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
4. Các đặc trưng của lưu vực
Nguồn nước cho khu vực chủ yêu là nguồn nước tập trung từ lưu vực sông
Quao, và được bổ sung từ lưu vực sông Đan Sách, một nhánh của sông La Ngà.
Lưu vực sông Quao và sông Đan Sách có một số đặc điểm sau:
a. Diện tích lưu vực
Phần lưu vực sông Đan Sách có diện tích 120 (km
2
), nó là một nhánh của sông
La Ngà, nằm gọn trong khu vực rừng núi hiểm trở, đi lại rất khó khăn, giao thông
không thuận tiện.
Phần lưu vực sông Quao có thể chia làm hai phần, phần đi qua vùng đồi núi có
diện tích 296 (km
2
), phần còn lại đi qua vùng đồng bằng, có diện tích khoảng 400
(km
2
).
b. Thảm phủ
Kết quả kiểm kê hiện trạng rừng năm 1993 cho thấy đất lâm nghiệp 94.511 (ha)
chiếm 73,7% tổng quỹ đất của huyện, trong đó đất có rừng tự nhiên: 68.695 (ha) với
diện tích che phủ khá cao 72,7%, tổng trữ lượng gỗ các loại 4,4 (triệu m
3

). Đến năm
2000, thống kê đất đai đã xác định lại đất lâm nghiệp: 62.186,6 ha, đạt diện tích che
phủ 48,5% trong đó đất có rừng tự nhiên 58.596 (ha), đất rừng trồng 3.590,6 (ha), chủ
yếu là rừng phòng hộ 3.563,1 (ha) và rừng sản xuất 27,5 (ha). Tuy nhiên xét về mặt
chất lượng thì trạng thái rừng giàu và trung bình chiếm 20,5% diện tích 14.116 (ha) và
đạt 33,4% trữ lượng gỗ 1.471.000 (m
3
) toàn huyện . Tuy nhiên loại rừng này phân bổ
trên địa hình cao, độ dốc lớn mà chức năng phòng hộ đầu nguồn phải đặt lên hàng đầu.
Diện tích rừng nghèo và rừng non phục hồi chiếm đến 79,3% diện tích rừng 54.020
(ha) và 66,5% trữ lượng gỗ 2.929 (m
3
). Nhưng loại rừng này phải đến 20 -30 năm sau
mới có thể khai thác được. Vì vậy phương hướng phát triển lâm nghiệp của huyện
Hàm Thuận Bắc trong những năm tới chủ yếu là bảo vệ vốn rừng hiện có để đáp ứng
nhu cầu phòng hộ và phát triển vốn rừng qua việc trồng mới rừng.
c. Độ dốc
Phần lưu vực sông Quao thuộc vùng đồi núi có độ dốc lòng sông khá lớn. Hai
bên có nhiều nhánh đổ vào sông Quao. Do đặc điểm hai bên hồ là các dãy núi cao nên
các nhánh đổ vào len lỏi qua các thung lũng, các dãy núi, vì thế rất quanh co và có độ
dốc khá lớn.
Kể từ sau núi Bãi Ó, địa hình lòng sông hoàn toàn khác hẳn với đặc điểm phía
thượng nguồn, dòng sông bắt đầu chảy qua khu vực đồng bằng, độ dốc lòng sông có
giảm nhỏ đi qua các vùng trồng trọt, đến cầu Phú Long, độ dốc lòng sông rất bé. Từ
đây dòng chảy trong sông đã chụi ảnh hưởng rất lớn của thuỷ triều.
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
13
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
Tại điểm cầu Phú Long, tuy chế độ dòng chảy trong sông mang nặng tính chất
vùng triều nhưng độ mặn còn rất nhỏ. Điều đó có thể giải thích là do độ dốc lòng sông

có sự thay đổi đột ngột tại điểm nút cầu Phú Long.
5. Chất lượng nước
a. Nước mặt
Hệ thống sông ngòi của huyện Hàm Thuận Bắc thuộc hệ thống sông Cái Phan
Thiết, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh. Do địa hình dốc nên đa số sông ngòi của
huyện ngắn, dốc và hẹp thường chảy xiết vào mùa mưa và khô cạn vào mùa khô. Với
tổng chiều dài sông ngòi của huyện là 433,42 (km), tổng lưu lượng trung bình đạt 289
(triệu m
3
/năm) và diện tích lưu vực 1.050 (km
2
) giúp cho tưới tiêu hàng chục ngàn ha
gieo trồng lúa nước của huyện .
b. Nước ngầm
Tiềm năng nước ngầm của huyện không lớn nhưng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu
nước sinh hoạt cho nhân dân ở một số khu vực. Bao gồm:
- Các tầng nước dưới cát đỏ là vùng có khả năng và triển vọng lớn nhất trên địa
bàn huyện. Ở độ sâu từ 50 ÷ 100 (m) có thể đạt 1 ÷ 2 (m
3
/giờ) đến 3 ÷ 4 (m
3
/giờ)
tương đương với 50 ÷ 150 (m
3
/giếng/ngày).
- Các tầng chứa nước ở các thung lũng sông và tam giác cửa sông có độ giàu
nước đạt loại khá sau vùng cát đỏ, song có sự thay đổi tùy thuộc vào thành phần thạch
học. Triển vọng khai thác mỗi giếng có thể đạt 2 ÷ 30 (m
3
/giờ), chất lượng nước

không cao, lượng khoáng chất trong nước thấp, nơi gần cửa sông bị nhiễm mặn, lượng
khoáng chất tưng từ 1,5 ÷ 4,5 (g/lít).
- Các tầng chứa nước trầm tích: Phân bố chủ yếu vùng gò đồi, có cấu tạo chủ
yếu là đá Macma xâm nhập, mức độ nứt nẻ của đá ít nên khả năng chứa nước kém.
Triển vọng khai thác của giếng thường nhỏ hơn 0,5 (m
3
/giờ), nhưng ở các vị trí gần
đứt gãy có thể khai thác đạt 12 (m
3
/giờ).
1.1.3. Tình hình địa chất thổ nhưỡng của khu vực
1.1.3.1. Tình hình địa chất
Vùng đồi núi có địa chất khá cứng chắc và ổn định, có hai tầng địa chất chính
là:
- Tầng phủ đệ tứ, bao gồm đất á sét lẫn dăm sạn (lớp 4c).
- Tầng đá gổc granit phong hoá nhẹ, đá khá cứng chắc, ít nứt nẻ, ít thấm nước.
Ngoài ra còn có một số địa tầng khác như: tầng bồi tích cát, cuội, sỏi (2b và 2d)
Khu tưới là vùng đồng bằng, có địa chất khá phức tạp, có thể gặp các tầng địa
chất sau:
- Lớp cát, cuội sỏi ở lòng sông, suối (lớp1). Cát thạch anh hạt thô, nhỏ, chiếm
50 % ÷ 60 %. Sỏi kích thước 1 ÷ 2 (cm) chiếm 20 % ÷ 30 %. Cuội kích thước 2 ÷ 10
(cm) chiếm 10 % ÷ 30 %, nguồn gốc bồi tích, chiều dày chưa xác định.
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
14
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
- Lớp 2a: Là lớp đất á cát nhẹ đến cát hạt trung chiều dảy trung bình là 2 (m).
- Lớp 2b: Là đất á sét nhẹ đến á sét nặng.
- Lớp 2d: Cát lẫn sỏi đến cát hạt mịn.
- Lớp 4
1

: Đất á cát đến cát, trạng thái rời rạc, kết cấu kém chặt, dễ sạt lở khi gặp
nước, chiều dày trung bình 0,5 ÷ 0,7 (m).
- Lớp 4
2
: Á sét nhẹ đến á sét nặng, trong đất có lẫn mảnh dăm granit phong hoá
mạnh, kích thước 3 ÷ 5 (cm), dễ sập lở khi gặp nước, chiều dày trung bình 0,7 (m).
1.1.3.2. Tình hình thổ nhưỡng
1. Các nhóm đất chính
a. Nhóm đất phù sa
Diện tích 17.940,5 (ha) chiếm 13,95 % diện tích tự nhiên, chủ yếu là loại phù sa
được bồi, phù sa không được bồi, phù sa loang lổ và phù sa ngòi suối. Nhóm đất này
phân bố trên địa hình bằng, sa cấu nhẹ trung bình, độ phì khá cân đối. Thích hợp với
lúa, hoa màu và cây ăn quả Hiện trạng sử dụng đất là một trong ba vùng trọng điểm
lúa.
b. Nhóm đất xám
Diện tích 32.588,02 (ha) chiếm 25,41 % diện tích tự nhiên chủ yếu là loại đất
xám trên phù sa cổ, xám trên đá Granit và đá sa thạch, phân bố chủ yếu ở các vùng đồi
gò lượn sóng, đất nhẹ, nghèo dinh dưỡng. Khả năng phát triển trồng rừng, cây công
nghiệp ngắn ngày như: Bông, mía; cây công nghiệp dài ngày như: Điều, các cây thực
phẩm và phát triển đồng cỏ chăn nuôi gia súc.
c. Nhóm đất đỏ vàng
Diện tích 58.853,26 (ha) chiếm 45,89 % diện tích tự nhiên, phân bổ chủ yếu ở
địa hình đồi núi với các loại đất: Nâu tím trên đá bazan, nâu đỏ trên đá dacide, là các
loại đất màu mỡ, tầng đất dày, riêng loại đất đỏ vàng trên đá macma acid (granit), đỏ
vàng trên đá Rhoylite có tầng mỏng, nghèo dinh dưỡng. Qua những đặc điểm trên cho
thấy đất đỏ vàng có tỷ lệ diện tích sử dụng nông nghiệp thấp và phạm vi thích hợp cho
cây trồng hẹp.ở đất ít dốc chủ yếu phù hợp với một số loại cây công nghiệp ngắn ngày
và dài ngày, hoặc các cây trồng can hàng năm.
d. Nhóm đát cát biển
Diện tích 13.241 (ha) chiếm 10,33 % diện tích tự nhiên. Gồm các loại: đất cát

đỏ, cát trắng và cát vàng, nghèo dinh dưỡng, độ dốc từ 3 ÷ 150, dễ trôi rửa và di
động.Trong các loại đất trên thì đát cát đỏ là đất có tầng dày. Tiềm năng phát triển
nông nghiệp của loại đất này không có, chủ yếu là trồng rừng chắn cát và bảo vệ môi
trường.
e. Nhóm đất dốc tụ
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
15
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
Diện tích 1.603 (ha), chiếm 1,25 % diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ven các
hợp thuỷ và thung lũng. Đất dốc tụ được hình thành từ sản phẩm của các vùng núi cao
lân cận tích tụ xuống các khu vực có địa hình thấp hơn và có thể được pha lẫn với các
sản phẩm từ các vùng xa hơn do sông suối mang đến. Vì vậy các vùng dốc tụ thường
có sự phân biệt rõ ràng thành phần cấu trúc và sa cấu. Nhìn chung đất dốc tụ có thành
phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất dầy. Do đặc điểm phân bổ nên đất dốc tụ
thích hợp cho bố trí trồng lúa nước và cây hàng năm, ở khu vực có mực nước ngầm
sâu cũng phù hợp với các cây lâu năm và cây ăn quả.
f. Các nhóm đất khác
Diện tích 4021,42 (ha), chiếm 3,14 % diện tích tự nhiên, gồm các loại đất xói
mòn trơ sỏi đá, đất màu vàng đỏ trên đá granit, tổ hợp đất vùng đồi núi, sông hồ hầu
hết có độ dốc 25 %, tầng đất mỏng, độ phì nhiêu thấp. Chủ yếu trồng rừng bảo hộ và
phát triển vốn rừng.
Nhìn chung tài nguyên đất của huyện Hàm Thuận Bắc khá đa dạng và được
phân bố trên nhiều địa hình khác nhau, có tiềm năng để phát triển nông - lâm nghiệp,
có kết cấu nền móng địa chất cứng và ổn định, do đó khi xây dựng các công trình
không đòi hỏi chi phí cao.
1.2. Tình hình kinh tế cã hội của khu vực
1.2.1. Phân khu hành chính và dân cư
1.2.1.1. Phân khu hành chính
Tỉnh Bình Thuận có 1 thành phố là Phan Thiết, có 8 huyện là: Tuy Phong, Bắc
Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân,Tánh Linh, Đức Linh và huyện

đảo Phú Quý.
Hàm Thuận Bắc là một huyện miền núiphía bắc của tỉnh Bình Thuận. Huyện có
15 xã và 2 thị trấn là Ma Lâm và Phú Long. Trong đó có 5 xã, thị trấn đồng bằng, 8 xã
miền núi,4 xã vùng cao.
Có 7 xã nằm trong khu tưới sông Quao là: Hàm Trí, Hàm Phú, Hàm Lỉêm, Hàm
Chính, Ma Lâm, Hàm Thắng và Hàm Đức.
1.2.1.2. Dân cư
- Dân số: Theo số liệu điều tra dân số 1/4/1999 : Tổng dân số huyện Hàm
Thuận Bắc là 149.654 người chiếm 14,03 % dân số toàn tỉnh, với 49,69 % là nam,
50,31% là nữ, trong đó dân số sống ở thị trấn là 13.597 người chiếm 8,49 % và
136.057 người sống ở nông thôn, chiếm 91,06 %.
- Mật độ dân số bình quân: 118 người/km
2
, cao nhất là: 968 (người/km
2
) (xã
Hàm Thắng), thấp nhất là: 8 người/km
2
(xã Đông Tiến).
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,85 %.
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
16
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
- Toàn huyện có 4 cộng đồng dân tộc gồm: Người Kinh có 140.085 người
(chiếm 92,76 % dân số toàn huyện), các dân tộc khác (người Chăm, người K`ho và
người Graylay) có 10.934 người (chiếm 7,24 % dân số toàn huyện). Người Kinh phân
bố ở hầu hết các xã, thị trấn cảu huyện. Song đa số sống ở các vùng trung tâm dọc theo
quốc lộ, ven trục giao thông, được đầu tư cơ sở han tầng, đã có nề nếp tiếp cận thị
trường, năng động và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất làm ăn. Người Chăm sống
rải rác ở các xã Hàm Trí, Hàm Phú Và thị trấn Ma Lâm, còn người K`ho và người

Graylay sống chủ yếu ở các xã vùng cao Thuận Minh, Đông Tiến, Đông Giang và La
Dạ.
- Với đặc điểm dân cư phân bố theo trục lộ, quốc lộ là một ưu điểm trong quá
trình hình thành các khu dân cư tập trung ven quốc lộ, nhưng lại có nhiều hạn chế vì
diện tích sử dụng thường nằm trong hành lang bảo vệ đường bộ, đường điện. Do đó,
việc mở rộng mặt bằng phát triển các khu vực trung tâm và các cụm dân cư ở hai bên
tuyến đường theo chiều sâu là điều cần được chú ý trong tương lai.
- Về nguồn nhân lực:
+ Tổng số lao động của huyện là 71.834 người, chiếm 48 % dân số, chất lượng
nguồn lao động không đều.
+ Đặc điểm cơ bản của nguồn lao động: Chủ yếu là lao động phổ thông, trình
độ thấp, chưa qua đào tạo,lao động có tay nghề chiếm một tỷ lệ thấp. Trong thời gian
tới công tác đào tạo tay nghề cần hết sức chú ý để thích nghi với cơ chế thị trường
trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của huyện.
+ Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật của huyện rất ít, toàn huyện năm 2000 có
2.645 người tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng hoặc đại học. Bình quân
trên 1000 người dân có 18 người có trình độ trung học trở lên.
- Nghề sống chính là lao động nông nghiệp 54.594 người chiếm 76 %, còn lại là
lao động phi nông nghiệp.
- Về đời sống kinh tế: Nghề sống chính là nông nghiêpj nhưng sản xuất lại bấp
bênh do thiếu nước nên đời sống nhân dân rất khó khăn, chỉ sản xuất nông nghiệp
được vào mùa mưa, còn mùa khô đi chặt củi, đốt than để kiếm sống.
- Về đời sống văn hóa: Mạng lưới cơ sở văn hóa của huyện còn chắp vá, nghèo
nàn. Toàn huyện có 1 nhà truyền thống, chưa có trung tâm văn hoá thể thao của huyện
lỵ, chưa hình thành những tụ điểm văn hoá thu hút thanh thiếu niên đến sinh hoạt.
Nhìn chung, mức độ hưởng thụ văn hoá của nhân dân còn thấp cà có sự chênh lệch lớn
giữa các vùng đồng bằng, miền núi và vùng cao.
- Về y tế và giáo dục: Còn nhiều bức xúc. Hoạt động giáo dục chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển xã hội, cơ sở vật chất trường học xuống cấp, thiếu giáo viên và

trang thiết bị học tập. Chính sách đào tạo và thu hút cán bộ kỹ thuật còn nhiều bất cập.
Trang thiết bị và cơ sở y tế còn nhiều yếu kém, thiếu bác sĩ chuyên khoa giỏi để đáp
ứng yêu cầu chữa bệnh tại chỗ cho nhân dân.
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
17
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
1.2.2. Hiện trạng kinh tế
1.2.2.1. Kinh tế nông nghiệp
1. Trồng trọt
a. Phân bố đất đai
Theo tài liệu khảo sát của huyện Hàm Thuận Bắc (Tháng 7/1983) và của sở
nông nghiệp Thuận Hải (Tháng 11/1983) thì đất đai trong khu vực hưởng lợi như sau:
Bảng 1.9. Phân bố diện tích đất đai vùng
hưởng lợi năm 1983 (ha).
Tên xã
DT đất
nông
nghiệp
Đất
canh tác
Cây
lâu
năm
Tổng
cộng
Đất trồng lúa Đất
màu,
cây CN
Cộn
g

3
vụ
2 vụ 1 vụ
Hàm
Thắng
1257 1252 1224 64 825 335 28 5
Hàm Liêm 1439 1437 1274
127
4
163 2
Hàm Chính 1684 1659 1407 73
133
4
252 25
Hàm Phú 1559 1557 1345 62 278
100
5
212 2
Hàm Đức 1389 1358 1169 86 532 551 159 31
Ma Lâm 888 848 734 50 358 316 114 40
Tổng 8216 8111 7153 262
207
6
481
6
958 105
Loại đất Diện tích ( ha )
Tổng diện tích đất tự nhiên (Tính đến cao độ + 40) 16.263
- Đất nông nghiệp 8.216
- Đất canh tác 8.111

- Diện tích trồng lúa xen màu 7.513
- Diện tích chuyên màu 958
- Đất có khả năng khai hoang 468
b. Cơ cấu và năng suất cây trồng
Việc bố trí hệ thống cây trồng chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên của vùng,
vùng thấp có nước trồng lúa, vùng cao thiếu nước để trồng màu và cây công nghiệp.
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
18
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
Do không chủ động được nguồn nước tưới nên nhìn chung năng suất cây trồng thấp và
không ổn định, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Năng suất các loại cây trồng:
- Lúa chiêm : 2,72 (T/ha).
- Lúa mùa : 1,22 (T/ha).
- Cây màu : 1,75 (T/ha).
- Cây công nghiệp : 3,41 (T/ha).
2. Chăn nuôi
Chăn nuôi là một thế mạnh của tỉnh. Bình Thuận được coi là vùng chăn nuôi
trâu, bò sữa, dê, gia cầm, Hiện nay Bình Thuận có đàn trâu gần 8.000 con, đàn bò
trên 120.000 con, đàn dê khoảng 13.000 con, heo trên 200.000 con, gia cầm hơn 3
triệu con. Bình Thuận đang có kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư vào chăn nuôi bò thịt - sữa
với quy mô từ 500.000 ÷ 700.000 con tại Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, nuôi heo thịt và
chế biến thịt tại Hàm Thuận Bắc, Đức Linh với số lượng 30.000 ÷ 50.000 con.
3. Lâm nghiệp
Lâm nghiệp là nguồn thu nhập lớn của khu vực sau nông nghiệp. Diện tích rừng
của huyện khoảng 62,185 (ha) chiếm 17 % diện tích rừng của tỉnh.
Tuy nhiên diện tích và trữ lượng rừng đang giảm sút một cách đáng kể, diện
tích rừng trồng tuy có tăng nhưng vẫn không bù được diện tích rừng bị khai thác.
4. Kinh tế vườn
Theo số liệu của phòng nông nghiệp Hàm Thuận Bắc:

- Diện tích trồng thanh long : 1000 (ha).
- Năng suất : 20 (tấn/ha).
- Tổng sản lượng hàng năm : 20.000 (tấn/năm).
Hiệu ích trồng thanh long ước tính khoảng 49 (tỷ đồng/năm).
Ngoài ra còn có các loại cây ăn quả khác như: Nhãn, nho, xoài, chôm chôm
Hiện nay, Hàm Thuận Bắc còn có một số dự án phát triển kinh tế vườn đang gọi
vốn đầu tư như: Trồng cây cảnh ở Hàm Hiệp, Đa Mi, trồng rau sạch ở Đa Mi, Hàm
Hiệp, Hàm Nhơn
1.2.2.2. Vấn đề nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn
1.Nước sinh hoạt
Tính đến cuối năm 2000, toàn huyện đã có 6.379 giếng đào, 944 giếng khoan,
786 bể nước mưa và 10000 lu chứa nước 2 m
3
, nhờ vậy đã giải quyết nước sinh hoạt
cho 18255 hộ chiếm 62,3 % dân số toàn huyện.
2.Vệ sinh môi trường
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
19
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
Đến cuối năm 2000, toàn huyện có 15.774 hố xí hợp vệ sinh, trong đó có 4.862
hố xí tự hoại chiếm tỷ lệ 30,8 %. Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh đạt 53,9 %. Bên
cạnh đó, hệ thống thoát nước tại các khu dân cư chưa được xây dựng nên nước thải
cũng gây tác động xấu đến môi trường. Vấn đề xử lý rác, nước thải còn nhiều bất cập,
bãi chứa rác chưa được quy hoạch.
1.2.2.3. Kinh tế công nghiệp và các ngành kinh tế khác
1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Hàm Thuận Bắc có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú :
- Đá xây dựng có trữ lượng lớn, chủ yếu là granit, riote tập trung tại các mỏ như
Tà Zôn, Hàm Đức, núi ách - Hồng Liêm, núi Xã Thô - Hàm Trí.
- Đá ốp lát có ở các núi Đá Già - Thuận Hoà với trữ lượng lớn, lộ thành khối

tảng trên diện rộng, đạt yêu cầu chất lượng cho ngành xây dựng.
- Cát thuỷ tinh trữ lượng khoảng hơn 20 triệu tấn, chất lượng caơ, chủ yếu tập
trung ở Hồng Liêm.
Hiện nay, một số mỏ đang khai thác rất có hiệu quả. Sắp tới, huyện khuyến
khích các nhà đầu tư khảo sát và đầu tư phát triển các lĩnh vực khai thác và sản xuất
vật liệu xây dựng.
Trên lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, Hàm Thuận Bắc đã và đang thực hiện việc
khôi phục các làng nghề truyền thống và xây dựng các cụm tiểu thủ công nghiệp mới
như: mây tre đan, thổ cẩm
2. Thuỷ sản
Dọc bờ biển có các ngư cảng như Con Chà, Phan Thiết, Mũi Né là điều kiện
thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản.
Được xác định là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và Hàm Thuận Bắc nói
riêng, cơ sở hạ tầng nghề cá được chú ý đầu tư xây dựng, cùng chính sách khuyến
khích về thuế, hỗ trợ vốn tín dụng đầu tư đánh bắt xa bờ là động lực thúc đẩy ngành
thuỷ sản phát triển trong thời gian qua.
Số lượng tàu thuyền đánh bắt và công suất tăng nhanh. Năm 2000, toàn tỉnh đã
có 5.097 thuyền đánh bắt xa bờ, năng xuất sản lượng hải sản đánh bắt từ 75.739 tấn
năm1992 lên 128.700 năm 2000.
Nuôi trồng thuỷ sản, nhất là tôm tiếp tục phát triển và cũng đang thu hút vốn
đầu tư.
Công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản được quan tâm, thường xuyên tuyên truyền,
phổ biến cho các ngư dân các quy định về kích cỡ, chủng loại và mùa vụ khai thác. Do
đó, đã hạn chế được tối đa sự vi phạm các quy định bảo vệ nguồn lợi hải sản.
3. Cơ sở hạ tầng
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
20
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
Huyện đã đầu tư xây dựng nhiều công trình quan trọng để phục vụ dân sinh
kinh tế.

Về mạng lưới giao thông vận tải, trên địa bàn huyện hiện có 3 trục lộ quan
trọng là QL1A, QL28 và tuyến đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra còn có: 65,2 (km) tỉnh
lộ, 54,5 (km) huyện lộ và đường liên huyện, 55 (km) đường liên xã, 59,7 (km) đường
nội đồng của vùng nguyên liệu mía và 328,6 (km) giao thông nội đồng. Mạng lưới
giao thông của Hàm Thuận Bắc đã được chú ý nâng cấp, mở rộng, tạo thuận lợi cho
việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đường thuỷ trong khu vực chỉ có sông Quao là sông có nước quanh năm. Các
con sông khác nhỏ và có độ dốc lớn, lắm ghềnh thác, lại ít mưa, mùa kiệt thường
không có nước, làm cho giao thông thuỷ của huyện không phát triển.
Mạng lưới điện quốc gia đã kéo đến trung tâm các xã và các khu dân cư, 80 %
số hộ đã được sử dụng điện.
Mạng lưới thông tin liên lạc từng bước được hiện đại hoá, nâng cao chất lượng
hoạt động, 17/17 xã và thị trấn có điện thoại liên lạc.
4. Thương mại - dịch vụ
Hoạt động thương mại - dịch vụ còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Hoạt động nhỏ
lẻ, tổ chứuc lan tràn, phân tán, thiếu năng lực kinh doanh nên hiệu quả không cao, có
hiện tượng ép giá, buôn bán hàng giả, chưa tạo được thị trường lưu thông hàng hoá ổn
định, các trung tâm thương mại - dịch vụ và hệ thống chợ ở các xã, thị trấn quy mô
còn nhỏ, đa số chỉ hoạt động theo buổi sáng hoặc bưổi chiều, công tác quản lý chợ
chưa được quan tâm, có nơi buông lỏng.
1.2.3. Yêu cầu phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài đối với ngành nông lâm
nghiệp
1. Tăng vụ và tăng năng suất cây trồng
a. Yêu cầu tăng vụ
Chuyển từ trồng lúa 1 vụ bấp bênh sang canh tác ổn định với 3 vụ:
- Vụ chiêm: trồng lúa.
- Vụ mùa: trồng màu.
- Vụ đông: trồng ngô hoặc loại cây thực phẩm thích hợp với thổ nhưỡng từng
vùng.
b. Yêu cầu tăng năng suất

- Đối với lúa, năng suất tăng lên ít nhất là 4 (T/ha).
- Đối với ngô, năng suất tăng lên 2 (T/ha).
2. Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
21
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
a. Theo quy hoạch tổng thể của tỉnh, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát
triển đến năm 2020
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Phát triển
toàn diện nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gần với công nghiệp chế biến,
tăng dần tỷ trọng của cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi. Hình thành các vùng sản
xuất nông sản hàng hoá tham gia xuất khẩu, hình thành các vùng nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến Đối với diện tích đất nông nghiệp đã khai thác, cần áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vàcông nghệ để tăng nhanh năng suất. Đối với phần diện tích đất
nông nghiệp chưa khai thác được, cần đầu tư vốn để khai thác hết tiềm năng.
b. Hưóng phát triển một số cây trồng chính
- Cây lúa: Giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết lương thực cho huyện và
từng bước nâng cao chất lượng để hướng tới xuất khẩu. Vùng chuyên canh lúa của
huyện sẽ bố trí ở các xã: Hàm Chính, Ma Lâm, Hàm Thắng, Hàm Nhơn, Hàm Đức,
Hàm Liêm, Hàm Phú, Hàm Trí. Mục tiêu đến năm 2020 là hình thành vùng trồng lúa
chất lượng cao để xuất khẩu với diện tích khoàng 4000 ( ha ).
- Cây ngô: Là cây lương thực có khả năng phát triển ở các xã miền núi, vùng
cao như: Đông Giang, La Dạ, Thuận Hòa. Nâng dần diện tích bắp lai để tự túc lương
thực tại chỗ, tiến tới trở thành sản phẩm hàng hoá. Đến năm 2020 đạt diện tích 2000
ha, sản lượng 6000 (tấn).
- Cây thực phẩm: Bố trí diện tích rau xanh đủ đáp ứng nhu cầu trong huyện và
thành phố Phan Thiết. Đối với cây đậu các loại, cần sử dụng giống mới, bố trí thời vụ
và luân canh thích hợp để đạt năng suất cao và ổn định.
- Cây công nghiệp ngắn ngày: như bông, mía, mè bố trí chủ yếu ở các xã
Thuận Hoà, Hồng Sơn, Hồng Liêm nhằm tận dụng nguồn nước được cung cấp từ hồ

Suối Đá.
- Cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả: Cây công nghiệp dài ngày có tác
dụng phủ xanh đất trống tốt, nên bố trí ở các xã vùng cao như: Đông Giang, La Dạ,
- Cây ăn quả như thanh long, nhãn, nho phát triển theo mô hình kinh tế gia
đình, kinh tế vườn.
3. Phát triển dịch vụ và các ngành kinh tế khác
a. Dịch vụ
Cần khuyến khích và đẩy mạnh phát triển các loại hình thương mại - dịch vụ
phục vụ sản xuất và đời sống, xây dựng các cụm dịch vụ đầu mối và hệ thống chợ
nông thôn để hình thành thị trường thông suốt nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
22
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
Chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm, khai thác vật
liệu xây dựng và ngành nghề truyền thống.
c. Cơ sở hạ tầng
Cần huy động mọi nguồn lực để:
- Phát triển và nâng cấp hệ thống giao thông từ quốc lộ đến tỉnh, huyện lộ và
đường liên xã.
- Hiện đại hóa mạng lưới bưu điện toàn huyện, hoàn thiện mạng lưới thông tin
liên lạc, đến năm 2020 có 4 ÷ 5 máy điện thoại/100 dân.
- Cơ bản hoàn thành điện khí hoá nông thôn vào năm 2020, đạt mục tiêu 95 %
hộ gia đình có điện thắp sáng.
d. Nước sạch nông thôn
Thông qua chương trình cấp nước sạch nông thôn, các chương trình tài trợ của
UNICEF và huy động nhân dân xây dựng giếng đào, giếng lắp bơm tay, các bể chứa
và lọc nước sạch ở các cụm dân cư tập trung, phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 100%
dân số được dùng nước sạch.

e. Khoa học công nghệ và môi trường
Đến năm 2020 hướng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực:
- Ứng dụng công nghệ sinh học để cải tạo giống và phòng trừ dịch bệnh tổng
hợp cho cây trồng vật nuôi.
- Cơ giới hoá khâu canh tác và thu hoạch.
- Hình thành các cụm dân cư mới, giải quyết nước sạch, vệ sinh môi trường,
xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển rộng rãi công nghệ thông tin và tin học.
- Vệ sinh môi trường: Khai thác hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, trồng và bảo
vệ rừng. Thực hiện nghiêm túc đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sỏ sản
xuất kinh doanh, kịp thời xử lý các vi phạm, có giải pháp cơ bản xử lý nước thải ô
nhiễm ở bệnh viện và trạm y tế.
1.3. Hiện trạng thuỷ lợi của khu vực
1.3.1. Hiện trạng phân vùng tưới của khu vực
Huyện Hàm Thuận Bắc có thể bố trí thành 4 vùng tưới chính:
1. Vùng đồng bằng nằm bên trái sông Quao
Có địa hình khá bằng phẳng, cao độ từ 25 (m) xuống đến 5 (m). Gồm các xã:
Hàm Nhơn, Hàm Đức, Hàm Thắng và thị trấn Ma Lâm, có phương hướng phát triển
các loại cây trồng chủ yếu là: bắp lai, thanh long, rau các loại
Nguồn nước chủ yếu cung cấp cho vùng này là sông Quao và hồ Suối Đá.
2. Vùng đồng bằng nằm bên phải sông Quao
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
23
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
Có cao độ từ 50 (m) xuống đến 25 (m), gồm các xã: Hàm Trí, Hàm Phú, Thuận
Minh, Hàm Chính, Hàm Liêm, Hàm Hiệp. Ở đây chủ yếu trồng lúa, ngô và một số cây
ăn quả.
Đây là vùng có tiềm năng đất đai lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên, hiện nay nguồn nước tập trung chủ yếu cấp cho vùng là nước sông Quao. Vì
vậy, mùa kiệt, khi lượng nước sông Quao rất nhỏ, chỉ từ 0,1 (m

3
/s) ÷ 0,3 (m
3
/s) thì
vùng này gần như bị thiếu nước hoàn toàn, không sản xuất được gì.
3. Vùng phía bắc huyện
Có địa hình một phần là đồi núi thấp, một phần là đồng bằng. Gồm các xã Hồng
Liêm, Thuận Hoà và Hồng Sơn. Chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp như bông,
mía, điều, cây ăn quả.
Nguồn nước chủ yếu cấp cho vùng này là hồ Suối Đá.
4. Vùng cao
Có địa hình chủ yếu là đồi núi khá cao, gồm các xã : Đa Mi, Đông Giang, Đông
Tiến và La Dạ, chủ yếu trồng cây ăn quả, điều, cao su
Nguồn nước cung cấp cho vùng này được lấy từ hồ chứa La Ngà.
1.3.2. Hiện trạng hệ thống tưới trong khu vực
1.3.2.1. Công trình đầu mối
Công trình đầu mối trong khu vực hiện có hệ thống các đập dâng như: Cây Khế,
Ô Xuyên, Kim Long với khả năng tưới khá lớn. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đầu
mối đều không có cống lấy nước, các đập chỉ làm nhiệm vụ dâng nước.
a. Hệ thống đập cây khế
Là đập dâng bằng bê tông, có các kích thước cơ bản:
- Chiều cao đập: H = 3,5 ( m ).
- Chiều dài đập: B = 28 ( m ).
- Mái thượng lưu: m = 0.
- Mái hạ lưu là lớp đất đắp trên phần bê tông và được gia cố bằng đá lát để
chống xói, độ dốc mái khoảng 1,5.
- Thân đập có bố trí 1 cống hở để chia nước về đập Kim Long ở hạ lưu.
b. Đập Kim Long
Là đập đá đổ rọ thép, kích thước cơ bản như sau:
- Chiều cao đập: H = 5 ( m ).

- Chiều dài đập: B = 40 ( m ).
- Chiều rộng tràn: b = 25 ( m ).
- Mái thượng lưu: m
t
= 0.
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
24
Lập dự án đầu tư hệ thống tưới hồ P1_Phan Thiết GVHD: PGS.TS.Phạm Ngọc Hải
- Mái hạ lưu: m
h
= 1,5.
c. Đập Ô Xuyên
Là đập bê tông, có các kích thước cơ bản:
- Chiều cao đập: H = 3,5 (m).
- Chiều rộng tràn: b = 20 (m).
- Mái thượng lưu: m = 0.
- Mái hạ lưu: m = 1.
- Chiều dài tiêu năng: L = 15 (m).
2. Hệ thống kênh mương dẫn nước
- Kênh chính của đập Cây Khế dài 9 (km), bề rộng kênh ở kênh đầu mối bình
quân 15 ÷ 20 (m).
- Kênh chính của đập Kim Long dài 14 (km), rộng 10 (m).
- Kênh chính của đập Ô Xuyên dài 13 (km), rộng 20 (m).
3. Đánh giá về mức độ hư hỏng và xuống cấp của công trình và kênh mương
Về công trình đầu mối: Các công trình này đã được xây dựng từ rất lâu. Đập
Cây Khế và Kim Long xây dựng từ trong kháng chiến chống Pháp, còn đập Ô Xuyên
xây dựng trong kháng chiến chống Mĩ. Đây là những công trình tạm, sau đó được tu
bổ dần, không có đồ án thiết kế, không có cửa lấy nước đầu kênh để điều tiết và chống
lũ. Do đó, mùa mưa, nước sông theo các đường dẫn nước tưới vào, tràn ngập đồng
ruộng, mang theo cả cát sỏi gây xói lở, bạc màu và ngập úng, nhất là vùng thượng hạ

lưu đập Ô Xuyên, quanh đường sắt Thống Nhất, làm ảnh hưởng tới năng suất của cây
trồng.
Hiện nay, các đập này không còn đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mặt
khác, do tính chất tạm thời của công trình nên sau mỗi mùa lũ, phần hạ lưu của các đập
bị xói lở mạnh. Riêng với đập Kim Long, do hình thức đập đá đổ và quy cách đá chưa
đạt yêu cầu về kích thước, trọng lượng nên mặt đập thường bị lũ cuốn trôi. Vì vậy,
hàng năm sau mùa lũ tất cả đều phải đầu tư một số vốn khá lớn để củng cố và đưa
công trình vào phục vụ sản xuất nông nghiệp.
4. Đánh giá khả năng tưới nước của khu vực
- Diện tích được bảo đảm tưới chắc chắn: Trong 4 vùng ở trên, vùng cao do lấy
nước tưới từ hồ chứa La Ngà có lượng nước khá dồi dào nên có thể xem như được
đảm bảo tưới chắc chắn.
- Diện tích bán hạn: Vùng phía bắc huyện và vùng đồng bằng nằm bên trái sông
Quao được cấp nước từ hồ Suối Đá, do hồ Suối Đá có dung tích nhỏ, nên không thể
đáp ứng toàn bộ yêu cầu nước cho các vùng này, có thể coi các vùng này bị bán hạn.
- Diện tích bị hạn hàng năm: Vùng đồng bằng nằm bên phải sông Quao, có
nguồn nước cung cấp chính là sông Quao, nhưng do địa hình cao hơn mực nước trong
Sinh viên thực hiện: Trần Nam Hải Lớp: 47N1
25

×