Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.11 KB, 78 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư là hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo cho việc tồn tại và phát triển
không ngừng của xã hội. Muốn có sự phát triển thì tất cả mọi quốc gia, doanh nghiệp
hay công ty đều phải tiến hành đầu tư. Có thể nói nhờ hoạt động đầu tư mà mọi lĩnh
vực được phát triển cả về chất và lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Các dự án
chính là nhịp cầu nối hoạt động đầu tư đến với hiện thực. Thông qua dự án mà các ý
tưởng đầu tư đều được thể hiện và thực hiện. Tuy nhiên ý tưởng đầu tư sẽ trở nên bị
méo mó, không được phản ánh trung thực nếu như các dự án lập ra không chính xác,
không được cẩn thận. Do vậy, lập dự án là một nhu cầu không thể thiếu và là cơ sở
để ra quyết định đầu tư, là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư hay
tài trợ vốn. Lập dự án là một khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Sự
thành bại của hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn của công tác lập dự án.
Xuất phát từ lý do trên, cùng với lòng nhiệt tình muốn nâng cao hiểu biết về
lĩnh vực lập dự án, trong thời gian thực tập ở công ty cổ phần đầu tư phát triển công
nghệ điện tử - viễn thông, em đã tập trung đi sâu tìm hiểu công tác lập dự án và quyết
định chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần đầu tư phát
triển công nghệ điện tử viễn thông”.
Bài chuyên đề tốt nghiệp của em gồm có 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ phần đầu tư phát
triển công nghệ điện tử viễn thông.
Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ
phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông.
1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ
VIỄN THÔNG
I. Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn
thông (Elcom Corp)
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
1.1. Thông tin chung về công ty:
Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông.


Tên giao dịch: Electronics communications technology investment
development corpration
Tên viết tắt: Elcom Corp
Số năm thành lập: 14 năm ( tính đến hết năm 2009)
Địa chỉ liên lạc: 18 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh: 100A4, Thích Quảng Đức, phường 5, Quận Phú Nhuận, TP HCM
Đại diện: Ông Phan Chiến Thắng- Tổng giám đốc
Điện thoại:04 8359 359
Fax: 04 8355 884
Email:
Website: www.elcom.vn
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Ngày 15/12/1995, Công ty TNHH Đầu tư phát triển Công nghệ Điện tử Viễn
thông ( gọi tắt là Elcom Ltd) được thành lập theo quyết định số 2200/GPUB ngày
15/12/1995 của UBND Thành phố Hà Nội. Trụ sở của công ty tại 12A Lý Nam Đế,
Hà Nội.
Năm 1998: Thành lập Trung tâm đào tạo phát triển phần mềm (SDTC-
Software Developing Training Center) trực thuộc Elcom.
Năm 1999, năm mang đến tiếng vang ấn tượng đầu tiên của Elcom trước cộng
đồng doanh nghiệp với sản phẩm EYS nhằm khắc phục sự cố máy tính Y2K.
Năm 2000, hoàn thành xây dựng hệ thống phần mềm quy mô lớn nhất, doanh
số lớn nhất của Elcom tại thời điểm đó_Hệ thống CBC 2000.
Năm 2001, Elcom có sự tăng trưởng đột biến về doanh số với mức tăng
trưởng đạt 42% , cũng là năm mà sản phẩm CBC 2000 của Elcom trở thành hệ thống
ứng dụng quy mô lớn nhất tại bưu điện tỉnh thành.
2
Năm 2003, Elcom nghiên cứu và phát triển thành công hệ thống Evision- Hệ
thống truyền hình hội nghi IP đầu tiên do người Việt Nam phát triển. Năm 2003, năm
này là tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh với nhiều dòng sản phẩm Hệ thống Hội
nghị truyền hình sau này, mang lại nhiều tiềng vang và những giải thưởng uy tín cho

Elcom như Vifotech, Sao khuê….
Năm 2004, năm đánh dấu cho sự phát triển của Elcom Ltd bằng việc chuyển
mình thành Công ty cổ phần Đẩu tư phát triển công nghệ Điện tử - Viễn thông
(Elcom Jsc). Cùng với đó là sự ra đời của nhiều công ty con trực thuộc ( Elcom Ltd,
Elcomtek, EBC…), đặc biệt là sự ra đời của chi nhánh Elcom tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Năm 2005, sau 10 năm thành lập và hoạt động, Elcom đã trở thành một trong
số ít các công ty tại Việt Nam đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến
nhất trên Thế Giới và trở thành một trong các nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam về
Giải pháp- công nghệ - dịch vụ trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông –Tin học.
Năm 2006, thành lập công ty cổ phần Vật liệu mới ( Elcom Industry) hoạt
động trên các lĩnh vực Chế tạo và sản xuất các sản phẩm từ nhựa Composite.
Năm 2007, Elcom đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001: 2000 do BVQI chứng nhận và được ANAB ( Hoa Kỳ) công nhận.
Năm 2008, đánh dấu bước ngoặt cho sự nghiệp phát triển công nghệ phần
mềm tại Elcom với việc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phần mềm (SDTC)
chuyển đổi thành công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử - viễn thông –
chi nhánh giải pháp phần mềm (ESOFT).
Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Điện tử Viễn Thông (Elcom
Corp) hiện là một trong những công ty đi tiên phong trong lĩnh vực Công nghệ Điện
tử Viễn Thông. Từ những ngày tháng đầu tiên mới thành lập cho đến nay Elcom đã
dần hình thành một tập đoàn trẻ, năng động. có uy tín trong lĩnh vực công nghệ và
Elcom đã thiết lập được uy tín cũng như thương hiệu của mình trên thi trường công
nghệ Việt Nam.
Trong suốt 14 năm hoạt động, cho đến nay Elcom Corp đã là một công ty phát
triển theo mô hình tập đoàn đa ngành với chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và
các công ty con như ElcomTek, Elcom Industry, Infranst. Elcomm hiện nay đã xây
dựng hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 do Bureau Varitas
Certification chứng nhận và được công nhận bởi ANAB, Hoa Kỳ vào tháng 1 năm
2007. Elcom không chỉ được đánh giá cao trên thị trường trong nước vì uy tín thương

3
hiệu mà còn vì chất lượng của các hệ thống, sản phẩm do Elcom chế tạo luôn đạt độ
tin cậy cao.
2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiêm vụ:
2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Công ty tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, thuộc sở hữu tập thể của các
cổ đông, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, hạch toán kế toán độc lập theo pháp
luật doanh nghiệp và các luật khác có liên quan của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông được quản lý
bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bời Tổng giám đốc.Hội đồng quản trị là cơ
quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu của Tổng công ty,quyết định về các vấn đề liên
quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu,nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng công
ty. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân cho công ty,chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của
mình.Tổng giám đốc là người điều hành trực tiếp công ty.
4
Hình 1.1: SƠ ĐỒ TỎ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ELCOM
(Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực của công ty)
5
2.2. Chức năng, nhiệm vụ cuả các phòng ban trong công ty:
- Phòng kinh doanh: marketing và phát triển thị trường; kinh doanh, bán hàng
các sản phẩm/dịch vụ của công ty và sản phẩm của đối tác tại thị trường nội địa; mua
hàng hóa trong nước phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng phát triển kinh doanh quốc tế: phát triển mạng lưới đối tác nước
ngoài; phát triển kinh doanh phục vụ khách hàng có yếu tố nước ngoài; quản lý và
thực hiện dự án có yếu tố nước ngoài phục vụ khách hàng trong nước; xuất nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ ủy thác; quản lý, thực hiện thầu phụ cho đối tác nước
ngoài; quản lý thông tin liên quan.
- Phòng kỹ thuật công nghệ: presales các sản phẩm phục vụ kinh doanh; hỗ trợ

khách hàng: triển khai, bảo hành, bảo trì, sửa chữa và hỗ trợ kỹ thuật cho các sản
phẩm kinh doanh; quản lý và duy trì các thiết bị tin học – viễn thông của Elcom Corp.
- Phòng tích hợp hệ thống: cung cấp và tích hợp hệ thống phần cứng, phần
mềm; thiết kế và cài đặt mạng cục bộ và mạng diện rộng; cung cấp giải pháp bảo mật
trong mạng.
- Phòng nhân sự: quản lý, bố trí nhân sự, tham gia lập kế hoạch lao động, kế
hoạch tiền lương… đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty; lập quy hoạch
cán bộ trước mắt và lâu dài, lập kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng phát
triển cán bộ và lao động; đảm bảo chế độ cho người lao động…
- Phòng hành chính: xử lý thông tin, cung cấp thông tin cho cán bộ; quản lý hồ
sơ, tài liệu về các thành viên trong công ty; tổ chức, quản lý công tác, văn thư và lưu
dữ hồ sơ của công ty; thực hiện tổng hợp, báo cáo, thống kê theo tháng,quý, năm và
đột xuất; giúp giám đốc quản lý cán bô..
- Phòng quản lý chất lượng: giúp giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý về chất
lượng sản phẩm hàng hóa.
- Phòng kế toán: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty về
công tác Tài chính kế toán, đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác kịp thời các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng có
chức năng tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của
Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty. Tập hợp chứng từ, hạch toán các nghiệp vụ
kinh tế. Tổ chức việc ghi chép, xử lý số liệu, cung cấp các thông tin cho việc ký kết
các hợp đồng xây lắp và quyết toán công trình hoàn chỉnh.
- Văn phòng: quản lý và thực hiện công tác hành chính quản trị, văn thư lưu
trữ và hỗ trợ công tác hành chính các bộ phận; phụ trách các hoạt động xây dựng và
6
phát triển quan hệ giữa tập đoàn và cộng đồng; phát triển và quản trị thương hiệu tập
đoàn; quan hệ công chúng, quản lý thông tin.
- Ban quản lý dự án: có chức năng quản lý các dự án thuộc lĩnh vực viễn
thông, dự án đầu tư xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật; thực hiện tư
vấn đầu tư, tư vấn quản lý, tư vấn giám sát thực hiện các dựa án.

3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty giai đoạn từ
năm 2006-2009:
3.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm
2006-2009:
3.1.1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty:
Elcom được biết đến là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực viễn
thông và công nghệ thông tin tại Việt Nam. Elcom tham gia kinh doanh trong những
lĩnh vực sau:
- Phân phối sản phẩm: công ty là đại lý/ đại diện phân phối của nhiều hãng nổi
tiếng trên thế giới trong các lĩnh vực viễn thông, điện tử công nghiệp, an ninh, thông
tin vô tuyến, đo lường và điều khiển tự động.
- Phát triển phần mềm: công ty trung phát triển các ứng dụng phần mềm được
sử dụng trong ngành viễn thông và an ninh.
- Tích hợp hệ thống: công ty mua các sản phẩm OEM từ các nhà cung cấp trên
thế giới và tiến hành tích hợp mạng với những ứng dụng hàng đầu của công ty hoặc
với phần mềm cần thiết cho việc tích hợp.
- Dịch vụ kỹ thuật và hỗ trợ: Công ty cung cấp các dịch vụ kỹ thuật như lắp
đặt, tích hợp, chạy thử, nghiệm thu, đào tạo,…
- Tư vấn: công ty có năng lực trong việc hỗ trợ các đối tác nước ngoài để tiếp
cận và tham gia vào những dự án tiềm năng quy mô.
Các ngành nghề kinh doanh:
- Đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu
điện và các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Dịch vụ cho thuê văn phòng, cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh,
cho thuê tài sản.
- Kinh doanh bất động sản
- Xây dựng mới trung tu, đại tu và sửa chữa, duy tu, duy trì các công trình giao
thông.
7

- Nhận uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Thiết kế công nghệ môi trường.
- Thiết kế công trình xây dựng/ công trình dân dụng, công nghiệp.
3.1.3. Các sản phẩm kinh doanh chính:
- Sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp như: đèn giao thông, hệ thống quản lý
và kiểm soát từ xa, giải pháp kiểm soát xử lý…
- Kinh doanh các sản phẩm trong lĩnh vực viễn thông như: sản phẩm truyền
dẫn, sản phẩm truy cập, sản phẩm của vô tuyến di, thiết bị viễn thông, các hệ thống
ứng dụng viễn thông.
- Cung cấp các sản phẩm cho doanh nghiệp: truyền hình tương tác và các sản
phẩm tích hợp hệ thống.
- Kinh doanh các sản phẩm xử lý nước và nước thải
- Cung cấp cho người tiêu dùng về dịch vụ thông tin và giải trí
3.2.Tình hình hoạt động đầu tư của công ty giai đoạn từ năm 2006-2009:
3.2.1. Vốn và nguồn vốn đầu tư của công ty:
Năm 2004, công ty chính thức chuyển sang cổ phần hóa thì cơ cấu vốn của
công ty gồm 2 nguồn chính là vốn cổ đông và vốn vay. Cụ thể: vốn cổ đông: 107.500
triệu đồng; vốn vay: 435.100 triệu đồng (tính đến hết năm 2009)
Bảng 3: Quy mô vốn đầu tư kế hoạch và thực hiện qua các năm của công ty
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm2009
Tổng vốn
KH
Triệu
đồng
170.534 300.163 350.392 405.813
Tổng vốn
TH
Triệu
đồng
119.467 326.053 452.509 430.873

Tỷ lệ vốn
TH/ vốn
KH
% 71 109 129 106
Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn của công ty được hình thành từ nguồn
vốn chủ sở hữu, vốn vay và vốn khác. Để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư thì vốn chủ sở
hữu không đủ, công ty tiến hành huy động vốn từ bên ngoài dưới nhiều hình thức
khác nhau như tín dụng, thuê mua… nhưng phần lớn là tín dụng.
Bảng 4: Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn
8
Chỉ
tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Quy

(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Quy

(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Quy

(Triệu

đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Quy

(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Vốn tự

16.203 14 40.884 13 105.597 23 184.600 26
Vốn
vay
96.670 81 272.886 84 314.461 70 465.627 67
Vốn
khác
6.594 5 12.284 3 32.451 7 49.725 7
Việc phân bổ nguồn vốn rất quan trọng vì liên quan đến chi phí vốn và hiệu
quả đầu tư của công ty. Vì vậy đa dạng hóa nguồn vốn huy động và nâng cao vốn chủ
sở hữu là một trong những biện pháp công ty chú trọng và quan tâm trong thời gian
tới.
3.2.2 Đầu tư phát triển trong công ty:
3.2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản:
Trong Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông (Elcom
Corp), hoạt động đầu tư và xây dựng cơ bản đặc biệt được chú trọng. Ngay từ năm
mới đi vào hoạt động và trong cả những năm tiếp theo, công ty đã không ngừng gia
tăng đầu tư tài sản cố định làm nền tảng mở rộng và phát triển cho hoạt động kinh

doanh của công ty.
Bảng 5: Quy mô vốn đầu tư qua các năm 2006- 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Quy mô 26.232 13.770 18.493 20.839
(Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư)
9
Bảng 6 :Giá trị đầu tư vào tài sản cố định qua các năm 2006-2009
Đơn vị: Triệu đồng
Tên tài sản Năm 2006 Năm 2007 Năm2008 Năm 2009
1.TS CĐ hữu hình 6.972 8.566 18.011 23.957
2.TS CĐ thuê tài chính _ _ _ _
3.TS CĐ vô hình 243 229 450 552
4. Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang
12 1.113 1.658 2.572
Tổng tài sản 7.227 9.908 20.119 27.081
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của công ty)
Từ năm 2006 đến năm2009, cùng với sự lớn mạnh về năng lực, uy tín, chất
lượng; công ty tiếp tục có sự đầu tư lớn vào tài sản cố định để mở rộng sản xuất, tái
sản xuất trong công ty.
3.2.2.2. Đầu tư vào tài sản cố định vô hình:
Tài sản cố định vô hình của công ty là thương hiệu Doanh nghiệp ( thương hiệu
của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông): nguyên giá là
477.901.383 VNĐ; giá trị còn lại tính đến thời điểm 31/12/2008 là: 450.532.863 VNĐ.
Dưới đây là một số các danh hiệu mà công ty đạt được trong những năm vừa qua:
Năm 2006:
- Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong
phong trào thi đua.
Năm 2007:

- Giải thưởng Sao Khuê cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp phần mềm tiêu biểu
Việt Nam có ứng dụng công nghệ xuất sắc, phần mềm 4 sao.
- Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen đã có nhiều thành tích hoạt
động hội doanh nghiệp trẻ góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội thành phố Hà
Nội.
Năm 2008:
- Giải thưởng Sao Khuê cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp phần mềm tiêu biểu
Việt Nam có ứng dụng công nghệ xuất sắc, phần mềm 4 sao.
Năm 2009:
- UBND TP Hà Nội tặng cúp Thăng Long cho doanh nghiệp xuất sắc.
- UBND TP Hà Nội tặng bằng khen nhà doanh nghiệp giỏi Hà Nội.
3.2.2.3 Đầu tư vào nguồn nhân lực:
10
Từ nhiều năm qua, đi đôi với gia tăng đội ngũ nhân viên là sự quan tâm và đầu
tư ở mức cao nhất về đào tạo và phát triển trình độ kỹ thuật, chuyên môn, kỹ năng
quản lý và năng lực cá nhân. Hiện nay, tổng số lao động trong công ty là 400 người.
Trong đó, 24 cán bộ trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 5,29% số cán bộ trong công ty
332 cán bộ trình độ đại học chiếm tỷ lệ 73,13%, có 6 cán bộ trình độ cao đẳng chiếm
tỷ lệ 0.88%, có 6 cán bộ trình độ trung cấp chiếm 1,76% và 32 cán bộ có trình độ
phổ thông trung hoc chiếm 18,94%.
Bảng 7: Năng lực của công ty Elcom
S
TT
Chức danh Số
người
1
.
Kỹ sư đo lường và điều khiển tự động 5
2
.

Kỹ sư viễn thông 42
3
.
Kỹ sư điện tử viễn thông 36
4
.
Kỹ sư wireless 4
5
.
Quản trị kinh doanh 7
6
.
Toán ứng dụng và công nghệ thông tin 7
7
.
Cử nhân vật lý 3
8
.
Kỹ sư công nghệ thông tin 10
9
.
Điện tử và viễn thông 8
1
0.
Tin học và toán ứng dụng 3
1
1.
Kỹ sư ngành toán tin 9
1
2.

Kỹ sư điện 12
1
3.
Thạc sỹ khoa học 4
11
1
4.
Kỹ sư tin học 7
1
5.
Electronics and Telecommunications Engineer 5
1
6.
Kỹ sư công nghệ thông tin 17
1
7.
Thạc sỹ công nghệ thông tin 7
1
8.
Cử nhân toán tin 5
Tổng cộng 210
(Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực công ty)
Ngoài ra, công ty còn chú trọng đến đào tạo quản lý nhân sự sau khi đã tuyển
dụng nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn và phù hợp với công việc yêu cầu
nghiệp vụ cao.
3.2.2.4. Đầu tư ngoài công ty:
Hoạt động đầu tư chính của công ty là đầu tư vào lĩnh vực viễn thông và đầu
tư kinh doanh bất động sản, công ty đang hướng tới các dự án đầu tư kinh doanh phát
triển nhà, khu đô thị, khu công nghiệp. Công ty đã tham gia nhiều dự án lớn tại Việt
Nam liên quan đến dịch vụ viễn thông và các dự án đầu tư bất động sản.

Một số dự án đầu tư công ty Elcom đã và đang triển khai:
- Dự án đầu tư xây dựng:
• Tòa nhà văn phòng cao cấp Elcom Building ở Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà
Nội.
• Tòa nhà hỗn hợp văn phòng cho thuê kết hợp trung tâm thương mại tại Phú
Diễn – Từ Liêm – Hà Nội
• Khu nghỉ dưỡng Thiên Cầm tại Thiên Cầm – Hà Tĩnh.
• Khu tổ hợp chức năng đô thị 5,6 ha bao gồm chung cư, nhà biệt thự, văn
phòng cho thuê, cây xanh công cộng và các chức năng khác tại Thanh Liệt – Thanh
Trì – Hà Nội
- Dự án khai khoáng, luyện kim:
• Nhà máy luyện đồng: địa điểm: Km 21, đường Láng – Hòa Lạc.
• Tổ hợp khai thác quặng đồng Nà Pì: địa điểm: Liêm Thủy – Na Ri – Bắc
Cạn.
12
Ban lãnh đạo Công ty cũng có chủ trương và đang tích cực tiếp cận, tìm
kiếm các dự án vừa và nhỏ khác ngoài công ty để triển khai thực hiện trong những
năm tới.
3.2.2.5. Hoạt động quản lý dự án đầu tư:
Hoạt động quản lý dự án tại công ty được tiến hành từ giai đoạn chuẩn bị đầu
tư, giai đoạn thực hiện đầu tư (lập thiết kế, tổng dự toán, thi công xây dựng công
trình ); giai đoạn nghiệm thu, quyết toán công trình , giai đoạn dịch vụ vận hành khai
thác dự án.. Việc quản lý dự án được công ty thực hiện với nhiều dự án trong đó có
cả các dự án do công ty làm chủ đầu tư hoặc các dự án do công ty hợp tác với các
công ty khác.
Hoạt động quản lý dự án của công ty được tiến hành như sau:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
+ Ước tính chi phí và kế hoạch cấp tài chính: dự kiến chi phí quản lý dự án và
chi tiết hóa kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho từng năm.
+ Quản lý hoạt động vốn: lập kế hoạch vốn cho từng năm

+ Xây dựng cơ chế quản lý dự án: xác định cơ cấu ra quyết định, phân chia
làm việc, chức năng đơn vị của từng đơn vị quản lý dự án.
- Giai đoạn thực hiện đầu tư: quản lý giải ngân vốn; phối hợp với các cơ quan
quản lý khác; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dự án.
- Giai đoạn kết thúc dự án: đánh giá kết thúc dự án; kiểm toán và quyết toán
vốn: xác minh các khoản chi của dự án là hợp lý và phù hợp với thiết kế.
Các dự án công ty Elcom quản lý trong thời gian gần đây như:
- Dự án xây dựng tòa nhà văn phòng cao cấp Elcom Building
- Dự án xây dựng tòa nhà hỗn hợp văn phòng cho thuê kết hợp trung tâm
thương mại
- Dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng Thiên Cầm
- Dự án khu tổ hợp chức năng đô thị 5,6 ha bao gồm chung cư, nhà biệt thự,
văn phòng cho thuê, cây xanh công cộng
- Dự án xây dựng tòa nhà hỗn hợp văn phòng cho thuê kết hợp trung tâm
thương mại: địa điểm tai Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội
Nói chung, hoạt động quản lý dự án của công ty đã được thực hiện khá hiệu
quả, giúp dự án đạt được các mục tiêu đã đề ra về chi phí, chất lượng, thời gian...
3.2.2.6. Hoạt động đấu thầu:
13
Hiện nay công ty có ban quản lý dự án thực hiện công tác tiếp thị và đấu thầu
các dự án, công trình phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập hồ sơ
mời thầu đối với các dự án do công ty làm chủ đầu tư. Hoạt động đấu thầu của công
ty cũng thực hiện khá tố, giành quyền thực hiện nhiều dự án cho công ty. Sau đây là
một số công trình mà công thực hiện trong thời gian gần đây:
14
Bảng 8: Các gói thầu công ty tham gia đấu thầu
Tên công trình Giá trị
(triệu
đồng)
Thời gian xây

dựng
Bắt
đầu
Hoàn
thành
Chủ đầu tư
Gói thầu số 1: thi công xây
dựng, lắp Hệ thống Xử lý nước
thải Nhà máy dệt Hà Đông
1.231 5/2008 5/2009 Nhà máy dệt
Hà Đông
Gói thầu số 2: Xây dựng phần
móng, xử lý nền, phần thân
nhà, hệ thống HTKT ngoài nhà,
hệ thống thoát rác, chống sét
Tiến độ: 450 ngày
235 7/2009 10/2010 Ban quản lý
DA đầu tư
XD Nhà tái
định cư- Sở
XD Hà Nội
Gói thầu số 4: thi công xây lắp
phần móng, xử lý nền, phần
thân nhà, hệ thống PCCC, máy
bơm nước của 1 khối nhà và 01
khối nhà ghép
496 7/2009 2/2010 Ban quản lý
DA đầu tư
XD Nhà tái
định cư- Sở

XD Hà Nội
(Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực của công ty)
II. Thực trạng công tác lập dự án tại công ty:
1. Đặc điểm các dự án đầu tư được lập tại công ty:
Trước khi cổ phần ( từ khi thành lập đến hết năm 2003), công ty tập trung đầu
tư vào lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh của công ty là lĩnh vực viễn thông và
công nghệ thông tin.
Từ sau khi chuyển thành công ty cổ phần (từ năm 2004 đến nay), ngoài đầu tư
vào lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, công ty còn đầu tư vào bất động sản,
hướng tới các dự án đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị, khu công nghiệp,
khu chung cư cao cấp, các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khu vui chơi giải trí…
như: tòa nhà văn phòng cao cấp Elcom Building, tòa nhà hỗn hợp văn phòng cho thuê
kết hợp trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng Thiên Cầm… Trong thời gian qua,
công ty đã lập khá nhiều dự án, tạo niềm tin và uy tín cho khách hàng. Công tác lập
dự án đang dần có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
15
công ty. Công tác này đã đóng góp rất nhiều về doanh thu, hiệu quả sản xuất kinh
doanh hàng năm của công ty. Các công trình công ty lập đã đi vào hoạt động đóng
góp một phân rất lớn cho nhu cầu nhà ở, vui chơi, giải trí cho người dân.
Các dự án được lập tại công ty có đặc điểm sau:
− Các dự án được lập tại công ty chủ yếu là các dựa án đầu tư về lĩnh vực xây
dựng về các lĩnh vực như xây dựng khu đô thị mới, khu chung cư cao tầng,văn phòng
cho thuê… chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nhà ở, văn phòng làm việc, khu vui chơi
giải trí…không chỉ ở Hà Nội mà còn các tỉnh thành khác trong nước.
− Nguồn vốn huy động chủ yếu để thực hiện các dự án được lập tại công ty là
nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay được huy động từ nhiều hình thức khác nhau như tín
dụng, thuê mua...và các nguồn vốn huy động khác (như vốn tài trợ từ các tổ chức,
vốn góp từ các đối tác liên doanh…). Trong đó nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng nguồn vốn.
− Các dự án của công ty chủ yếu là các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, khu nhà

ở văn phòng cho thuê… nên kỹ thuật không phức tạp dựa trên thông số kỹ thuật sẵn
có, thay đổi linh hoạt theo từng dự án cụ thể.
Công tác lập dự án đầu tư tại công ty đã và đang được hoàn thiện dần theo
thời gian cho phù hợp với khả năng, trình độ và mục tiêu đề ra của công ty.
16
2. Quy trình lập dự án tại công ty:
2.1. Quy trình thông thường:
Quy trình lập dự án của công ty được cụ thể qua sơ đồ sau:
Nhận nhiệm vụ & thu thập
Thông tin
Lập kế hoạch chi tiết
Thực hiện
Chuẩn bị lập dự án
Nhận tài liệu Nhận các Chuẩn bị Chuẩn bị các
Do chủ đầu bản vẽ VBPL có phần mềm
Tư cấp thiết kế liên quan LDA
Lập dự án Sửa đổi và
Bổ sung
Trình chủ đầu tư
Ban giám đốc ký duyệt
Giao nộp và lưu trữ
Hồ sơ
(Nguồn: ban quản lý dự án)
Quy trình này được áp dụng hầu hết với các dự án được lập tại công ty. Một
dự án nào muốn được phê duyệt cũng phải trải qua các bước:
Bước 1: Nhận nhiệm vụ và thu thập thông tin: chủ nhiệm dự án sẽ tiến hành
nhận nhiệm vụ từ ban giám đốc, và nhận các tài liệu, bản vẽ thiết kế, thông tin cần
thiết của dự án từ chủ đầu tư.
Bước 2: Lập kế hoạch chi tiết thực hiện: chủ nhiệm dự án sẽ lập kế hoạch dự
án theo mẫu của công ty đã trình ban giám đốc phê duyệt.

17
Bước 3: Thực hiện lập dự án: sau khi kế hoạch dự án được chấp nhận, chủ
nhiệm dự án sẽ phân công công việc cho cán bộ chịu trách nhiệm lập dự án theo
chuyên môn của họ và theo tiến độ của dự án.
Bước 4: Chuẩn bị lập dự án: sau khi cán bộ lập dự án nhận nhiệm vụ từ chủ
nhiệm dự án thì thu thập các tài liệu cần thiết cho quá trình lập dự án như: nhận tài
liệu do chủ đầu tư cấp thông qua chủ nhiệm dự án, nhận các bản vẽ thiết kế từ bộ
môn, chuẩn bị các văn bản pháp luật liên quan đến dự án, chuẩn bị phần mềm lập dự
án.
Bước 5: Lập dự án: sau khi đã chuẩn bị cho công tác lập dự án thì cán bộ lập
dự án sẽ tiến hành công tác lập dự án thông qua các tài liệu đã thu thập ở trên.
Bước 6: Khi dự án được hoàn thành sẽ được chủ nhiệm dự án kiểm tra rồi mới
trình cho chủ đầu tư xem xét. Nếu dự án chưa đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư
thì cán bộ lập dự án tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh nội dung bằng báo cáo điều chỉnh
nghiên cứu khả thi cho đến khi dự án được duyệt.
Bước 7: Trình lên chủ đầu tư: chủ đầu tư tự thẩm định hoặc thuê tổ chức tư
vấn khác thẩm định. Nếu dự án không đạt yêu cầu thì trả lại cán bộ lập dự án bổ sung
và hoàn chỉnh nội dung.
Bước 8: Dự án sau khi được ban giám đốc ký duyệt thì sẽ nộp cho chủ đầu tư
và lưu hồ sơ tại ban quản lý dự án của công ty.
Quy trình này được công ty tiến hành đầy đủ từng bước một đối với hầu hết
các dự án.
2.2. Quy trình theo cấp độ nghiên cứu:
Quá trình lập dự án đầu tư của công ty trải qua ba cấp độ nghiên cứu theo
hướng ngày càng chi tiêt hơn. Các cấp độ nghiên cứu đó là: nghiên cứu và phát hiện
các cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi. Các dự án được lập tại
công ty thì giai đoạn nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư cũng như giai đoạn
nghiên cứu tiền khả thi được tiến hành ít hơn giai đoạn nghiên cứu khả thi.
* Nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư:
Nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư tại công ty được nghiên cứu trên

phương diện vĩ mô không tuân thủ các bước của quy trình lập dự án như đã nêu ở
trên. Thông qua việc nghiên cứu giai đoạn này đưa ra được các thông tin cơ bản phản
ánh sơ bộ về khả năng thực thi và triển vọng của từng cơ hội đầu tư.
Các căn cứ để nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư:
18
• Dựa vào chiến lược, vào quy hoạch, vào chính sách phát triển kinh tế- xã
hội, của đất nước, địa phương, ngành và chiến lược phát triển kinh doanh của cơ sở.
• Dựa vào việc nghiên cứu nhu cầu trong nước và ưu đãi về các mặt hàng
hoặc các dịch vụ cụ thể nào đó để từ đó nảy sinh ra ý đồ đầu tư.
Căn cứ vào hiện trạng sản xuất và cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong nước
và trên thế giới có còn chỗ trống cho dự án chiếm lĩnh hay không.
• Các nguồn tiềm năng sẵn có bao gồm: nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn,
sức lao động có thể khai thác để thực hiện dự án, đặc biệt là phải xác định được lợi
thế so sánh nếu thực hiện đầu tư.
• Dựa vào kết quả về mặt tài chính và kinh tế- xã hội sẽ đạt được nếu thực
hiện đầu tư.
Giai đoạn này hình thành nên báo cáo kinh tế- kỹ thuật về cơ hội đầu tư đã lựa
chọn, xem cơ hội đầu tư nào có hiệu quả nhất để lựa chọn.
* Nghiên cứu tiền khả thi:
Công ty thực hiện nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án có quy mô lớn, có
các giải pháp kỹ thuật phức tạp để từ đó sàng lọc những dự án có tính khả thi cao.
Giai đoạn này chủ nhiệm dự án sẽ nhận nhiệm vụ từ ban giám đốc và nhận các bản
vẽ, tài liệu từ chủ đầu tư. Từ đó chủ nhiệm dự án sẽ tiến hành lập kế hoạch chi tiết và
phân công công việc cho cán bộ lập dự án như quy trình lập dự án thông thường. Cán
bộ lập dự án nhận nhiệm vụ từ chủ nhiệm dự án, chuẩn bị các tài liệu và các phần
mềm để tiến hành soạn thảo sơ bộ. Sau khi hoàn thành, sản phẩm là báo cáo tiền khả
thi được chủ nhiệm dự án và nhóm soạn thảo dự án xem xét thông qua mà không cần
trình lên ban giám đốc và chủ đầu tư phê duyệt.
Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao gồm những nội dung cơ bản sau:
• Nghiên cứu khía cạnh kinh tế- xã hội, pháp lý có ảnh hưởng đến việc thực

hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư sau này.
• Kiểm tra lại ý đồ đầu tư đó bằng việc đi vào phân tích thị trường của dự án.
• Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của cơ hội đầu tư đã lựa chọn: lựa chọn hình
thức đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, diện tích xây dựng, địa điểm thực hiện dự án, sơ
bộ lựa chọn các giải pháp kỹ thuật cho việc thi công công trình…
• Phân tích khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án. Để vận hành các
tài sản cố định thì nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào, mỗi loại hình doanh
19
nghiệp này có ưu- nhược điểm gì, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ra sao, bao nhiêu
lao động gián tiếp, trực tiếp cần để thực hiện, chất lượng dự kiến…
• Khía cạnh tài chính của cơ hội đầu tư đã lựa chọn: nhu cầu vốn đầu tư là bao
nhiêu, khả năng huy động vốn, ước tính vài chỉ tiêu hiệu quả như lợi nhuận, thời gian
hoàn vốn của dự án là bao nhiêu…
• Phân tích khía cạnh kinh tế kỹ thuật: dự án mang lại những lợi ích kinh tế xã
hội gì ( đóng góp vào ngân sách, không ảnh hưởng đến môi trường…)
Không phải bất cứ dự án đầu tư nào công ty cũng tiến hành nghiên cứu tiền
khả thi. Đối với các dự án có quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt kỹ thuật và triển
vọng đem lại hiệu quả không rõ ràng thì công ty sẽ bỏ qua giai đoạn này và đi vào
nghiên cứu khả thi.
* Nghiên cứu khả thi:
Tại công ty, các nội dung nghiên cứu khả thi được xem xét ở mức độ chi tiết,
chính xác. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của giai đoạn này có nội dung đầy đủ và
đạt mức độ chính xác cao nhất đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư để hình thành nên dự
án đầu tư. Các nội dung nghiên cứu bao gồm:
• Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và việc thực
hiện của dự án đầu tư
• Nghiên cứu các vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt
động dịch vụ của dự án
• Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án
• Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án

• Phân tích khía cạnh tài chính của dự án
• Phân tích khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án
Kết quả nghiên cứu của giai đoạn này là báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ được trình
lên chủ đầu tư xem xét, cho ý kiến bổ sung và hoàn chỉnh nội dung dự án. Nếu đạt
yêu cầu thì sẽ được trình lên ban giám đốc ký duyệt rồi tiến hành giao nộp và lưu trữ
hồ sơ.
Qua phân tích quy trình lập dự án ta thấy hai quy trình trên được công ty sử dụng
đồng thời. Đối với dự án có quy mô nhỏ quá trình nghiên cứu được gom lại làm một
bước, công ty thường sử dụng quy trình thông thường. Với những dự án có quy mô
lớn, kỹ thuật phức tạp công ty sử dụng quy trình theo cấp độ nghiên cứu.
20
3. Nội dung công tác lập dự án:
3.1. Sự cần thiết phải tiến hành lập dự án:
Hoạt động đầu tư thường đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời gian đầu tư dài và
việc phát huy kết quả đầu tư trong tương lai khá dài. Vì vậy, để đảm bảo cho mọi
công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại
hiệu quả kinh tế xã hội cao thì chúng ta cần phải chuẩn bị một cách khoa học, đầy đủ
và chính xác nhằm tránh những rủi ro khi thực hiện đầu tư. Việc chuẩn bị đó được
thực hiện thông qua quá trình lập các dự án đầu tư. Có nghĩa là phải xem xét, tính
toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện
tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý… có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư,
đến sự phát huy tác dụng và kết quả đạt được của công cuộc đầu tư. Phải dự đoán
được các yếu tố bất định sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến
khi kết thúc hoạt động của dự án có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu
tư. Mọi sự xem xét, tính toán và chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các
dự án đầu tư (hay là lập dự án đầu tư).
Mặt khác dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành
các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt
động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết
phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án. Do đó, cần

phải tiến hành lập dự án, nếu công tác lập dự án tốt thì việc thực hiện dự án được tiến
hành thuận lợi, có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước và cho chính
chủ đầu tư.
Có thể nói, lập dự án đầu tư là kim chỉ nam, là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho
việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế- xã hội mong muốn.
Đối với công ty, hoạt động chủ yếu là kinh doanh bất động sản và những hoạt
động liên quan đến xây dựng và bất động sản. Chính vì thế mà lĩnh vực đầu tư các dự
án đã trở thành hoạt động quan trọng của công ty, đã đóng góp rất nhiều về doanh
thu, hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty. Do vậy, để hoạt động có
hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư dự án thì công ty phải thực hiện công tác lập dự án.
3.2. Nghiên cứu các căn cứ chủ yếu hình thành dự án đầu tư:
3.2.1. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án:
Nghiên cứu môi trường vĩ mô nhằm đánh giá khái quát quy mô và tiềm năng
của dự án trên cơ sở phân tích các tác động của môi trường vĩ mô như: môi trường
chính trị, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường văn hóa, xã hội, các
21
điều kiện tự nhiên thiên nhiên và các quy hoạch, kế hoạch. Việc nghiên cứu này
nhằm đánh giá khái quát ảnh hưởng của chúng đến quá trình hình thành, thực hiện dự
án sau này theo hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là những thuận lợi khi triển khai
thực hiện dự án: chủ đầu tư lưu ý khai thác những thuận lợi đó khi phân tích, lựa
chọn dự án; khía cạnh thứ hai là những khó khăn, trở ngại cần khắc phục khi thực
hiện hoạt động đầu tư đó. Từ đó đưa ra các căn cứ để xác định sự cần thiết để đầu tư.
3.2.1.1. Nghiên cứu môi trường vĩ mô:
a. Môi trường kinh tế vĩ mô:
Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến ý tưởng đầu tư và chi phối hoạt động
của dự án. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá môi trường kinh tế vĩ mô có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình lập dự án đầu tư.
Môi trường kinh tế vĩ mô được đánh giá qua các nội dung chủ yếu sau:
− Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, tình
hình phát triển sản xuất kinh doanh của ngành có liên quan đến dự án. Nhân tố này

thể hiện ở tốc tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người, liên quan đến chi phí bổ
sung khi thực hiện dự án, đồng thời tình hình phát triển kinh tế cao liên quan đến nhu
cầu về sản phẩm sẽ cao, và cũng liên quan đến đầu vào và đầu ra trong quá trình thực
hiện hoạt động đầu tư.
− Yếu tố lãi suất: lãi suất sẽ ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của dự án. Do
vậy, trong điều kiện lập dự án thì phải xem xét mức lãi suất cao hay thấp. Nếu lãi
suất cao thì hoạt động đầu tư phải được xem là có hiệu quả rất cao thì mới đạt được
hiệu quả. Với lãi suất thấp thì chi phí sử dụng vốn sẽ nhỏ hơn và sẽ khuyến khích chủ
đầu tư.
− Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát cao hay thấp đều ành hưởng đến hiệu quả đầu
tư.
− Tình hình ngoại thương và các định chế có liên quan như: tình hình xuất-
nhập khẩu, thuế xuất- nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái… đều có ảnh hưởng đến
các dự án, đặc biệt là các dự án xuất khẩu các sản phẩm và những dự án nhập khẩu
máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.
− Tình hình thâm hụt ngân sách: tác động đến chi phí sử dụng vốn của dự án.
Ví dụ: dự án “ đầu tư xây dựng trung tâm phát triển công nghệ điện tử - viễn
thông” nghiên cứu về môi trường kinh tế vĩ mô như sau:
22
Những thành tựu đã đạt được của Việt Nam trong gần 30 năm qua thật sự gây
ấn tượng với bạn bè quốc tế, điều đó nói lên “Đổi mới” là một đường lối hết sức
đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam được phát động từ những năm đầu của
thập kỷ 80.
Qua hơn 20 năm thực hiện đổi mới, kinh tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều
thành quả to lớn, tăng trưởng kinh tế bình quân 8% năm, tốc độ tăng trưởng công
nghiệp 10÷20%, lạm phát luôn giữ ở mức một con số. Từ một nước thường xuyên
thiếu lương thực và phải nhập gạo, nay Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ 3 trên
thế giới về xuất khẩu gạo. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác như: Nông, lâm,
thuỷ sản, dệt may... đều tăng khá, đời sống nhân dân đã được cải thiện một bước
đáng kể.

Những thành quả tích cực trên khẳng định đường lối của Đảng và Nhà nước ta
đã có những chính sách đúng đắn, động viên mọi thành phần kinh tế trong nước đầu
tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành
mạnh giữa các thành phần kinh tế. Theo quy luật, tại các nước phát triển, khu vực tư
nhân là thành phần kinh tế năng động nhất, là động lực để đẩy kinh tế đi lên. Chính
sách của Nhà nước Việt Nam tiếp tục ưu tiên và khuyến khích phát triển các doanh
nghiệp này là một hướng đi đúng, tạo nền cho sự tăng trưởng ổn định và bền vững.
Bên cạnh đó, nhà nước còn đưa ra các chủ truong, chính sách nhằm khuyến khích
phát triển khoa học và công nghệ. Đó là những dấu hiệu tích cực, tạo môi trường
thuận lợi cho dự án.
b. Môi trường pháp lý:
Khi lập dự án đầu tư phải nghiên cứu môi trường pháp lý, thể hiện trước hết là
hệ thống luật pháp; các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước như: chính sách tài
khóa, chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, đặc biệt là chính sách khuyến khích đầu
tư. Ngoài ra còn phải nghiên cứu các căn cứ pháp lý cụ thể liên quan đến hoạt động
của dự án như:
− Căn cứ pháp lý về tư cách pháp nhân, tiềm lực tài chính và năng lực kinh
doanh của chủ đầu tư.
− Các văn bản giao nhiệm vụ hoặc cho phép lập dự án của cơ quan nhà nước,
đặc biệt là các cơ quan trực tiếp quản lý chủ đầu tư.
− Các chứng từ pháp lý về khả năng huy động vốn và năng lực kinh doanh của
chủ đầu tư.
23
− Các thoat thuận về việc sử dụng tài nguyên, đất đai, huy động tài sản hoặc
hợp tác sản xuất…
Ví dụ: dự án “đầu tư xây dựng trung tâm phát triển công nghệ điện tử - viễn
thông” thì căn cứ pháp lý là:
+ Căn cứ luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của
Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4.
+ Căn cứ nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999, nghị định số

12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của chính phủ; nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày
30/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây
dựng ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999; nghị định số
12/2000/NĐ-CP ngày 5/4/2000 và nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của
chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
+ Căn cứ nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản
lý chất lượng công trình xây dựng.
+ Căn cứ thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của bộ xây dựng
hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công
trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005
của chính phủ.
+ Căn cứ văn bản số 918/UB-BQL ngày 10/03/2006 của UBND thành phố Hà
Nội về việc chấp thuận về nguyên tắc 13 cho doanh nghiệp đầu tư vào cum TTCN và
CN nhỏ quận Cầu Giấy.
+ Căn cứ kết quả thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng trung tâm
phát triển công nghệ điện tử viễn thông số 500/TĐ-BQL-QHMT ngày 15/9/2006 của
BQL các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
+ Căn cứ vào điều lệ hoạt động của công ty cổ phần đầu tư phát triển công
nghệ điện tử viễn thông.
c. Môi trường chính trị- văn hóa- xã hội:
Môi trường chính trị được thể hiện ở bảo vệ tính mạng chủ đầu tư, bảo vệ tài
sản, bảo tồn vốn và có lãi.
Môi trường văn hóa, xã hội được thể hiện ở số dân số, số lao động, chất lượng
lao động và được đánh giá qua năng suất lao động, tập quán lao động, trình độ văn
hóa- giáo dục; cơ cấu về độ tuổi, giới tính. Từ đó tác động đến các khoản chi phí đầu
24
vào, tác động đến nguồn lao động huy động cho dự án, tác động đến nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm cho dự án.
d. Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên được thể hiện ở địa hình,

địa chất, khí hậu, nguồn nước, chất đất và các nguồn tài nguyên có ảnh hưởng đến
việc lựa chọn, đến việc thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án sau này. Tùy vào dự
án mà yếu tố môi trường tự nhiên sẽ được nghiên cứu dưới các mức độ khác nhau
nhằm đảm bảo sự thành công của mỗi công cuộc đầu tư cụ thể.
3.2.1.2.Nghiên cứu các quy hoạch, các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phát
triển ngành, vùng có liên quan đến dự án
Nghiên cứu quy hoạch và kế hoạch không những là một trong những căn cứ
phát hiện cơ hội đầu tư mà còn có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng và
hiệu quả của dự án đầu tư. Nếu các dự án nằm trong quy hoạch, kế hoạch thì dự án
mới có thể thực hiện được, các dự án mới có thể được hưởng các chế độ ưu đãi trong
đầu tư và tuân thủ các chính sách dự án mới có hiệu quả, chủ đầu tư mới biết được
nên tập trung vào ngành nào, lĩnh vực nào, địa điểm ở đâu mới đem lại lợi ích cho
mình, góp phần thực hiện các mục tiêu mà chiến lược nhà nước đưa ra.
Mỗi loại quy hoạch có ảnh hưởng khác nhau đến dự án đầu tư:
− Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội: bao gồm:
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của cả nước: quy hoạch là
bước cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội và là căn cứ xây dựng kế hoạch
phát triển của vùng, ngành và cơ sở cho sự ra đời, vận hành của nhiều dự án đầu tư.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng hoặc địa phương: đây
cũng là căn cứ quan trọng trong việc xác định chủ trương đầu tư và ảnh hưởng đến
hiệu quả các dự án đầu tư trên địa bàn, trong mỗi thời kỳ, từng vùng, mỗi địa phương
và vùng lãnh thổ có thể xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của
vùng, địa phương mình. Do đó, trong quá trình lập dự án, chủ đầu tư hoặc các đơn vị
tư vấn cần phải quan tâm thỏa đáng đến những định hướng trong quy hoạch làm cơ
sở cho việc xây dựng kế hoach đầu tư và kinh doanh của mình.
− Quy hoạch phát triển ngành: là căn cứ quan trọng trong công tác lập dự án
phát triển thuộc các ngành cụ thể, đảm bảo định hướng phát triển của ngành nhưng
cũng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của từng đơn vị cơ sở. Vì vậy,
khi lập dự án đầu tư trong từng ngành cụ thể cần nghiên cứu thỏa đáng quy hoạch của
25

×