Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

đề thi GVDG cấp trường năm học 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.85 KB, 3 trang )

Tăng Sơn (giới thiệu)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN GVDG TỈNH
NĂM HỌC 2010-2011 -
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục Tiểu học Nghệ An năm học 2010-2011 là:
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc dạy 2 buổi/ngày và dạy phân hóa đối tượng học sinh.
Là giáo viên chủ nhiệm, đồng chí hãy nêu sự cần thiết và quan trọng của chủ trương trên và những
giải pháp của mình về việc triển khai thực hiện chủ trương đó.
Câu 2: Cho mẩu chuyện sau:
BÀN TAY
Trong ngày lễ Tạ ơn, một cô giáo dạy lớp Ba ở một ngôi trường nọ đã yêu cầu học sinh vẽ một
bức tranh về những gì mà các em thấy biết ơn. Cô muốn biết những đứa trẻ thơ ngây này thực sự biết
ơn những gì. Đến khi thu bài, cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy bức tranh của cậu bé Đu-glát với hình
một bàn tay được vẽ một cách ngây ngô đơn giản.
Tại sao Đu-glát vẽ bàn tay? Và đây là bàn tay của ai? Cả lớp đều bị thu hút bởi bức tranh của Đu-
glát.
- Tớ nghĩ chắc chắn là bàn tay của Thượng Đế, người đã mang thức ăn đến cho chúng ta Một cậu
bé nói.
- Đó là bàn tay của một người nông dân Cậu bé khác lên tiếng Bởi vì ông ta nuôi gà tây cho chúng
ta ăn
Cuối cùng, khi các học sinh đã trật tự trở lại, cô giáo cúi xuống bàn của Đu- glát và hỏi cậu bé bàn
tay đó là của ai.
- Đó chính là bàn tay của cô, thưa cô - Cậu bé thì thầm.
Điều này gợi cho cô nhớ lại rằng trong những giờ giải lao, cô vẫn thường nắm tay Đu- glát,
khuyến khích em tham gia các trò chơi cùng các bạn. Cô cũng làm như thế với những học sinh khác.
Nhưng với Đu- glát, một đứa bé cô độc và ít nói, điều này lại có ý nghĩa vô cùng. Cô giáo lặng người,
để mặc cho những giọt nước mắt hạnh phúc ngọt ngào rơi lặng lẽ
Câu hỏi


:
1. Đồng chí hãy soạn 4-5 câu hỏi hướng dẫn học sinh lớp 4-5 tìm hiểu câu chuyện trên.
2. Hãy đặt tên khác cho câu chuyện.
3. Qua nhân vật cô giáo trong câu chuyện, vói cương vị một giáo viên, đồng chí có những suy nghĩ gì?
4. Từ nội dung đoạn cuối của câu chuyện trên, đồng chí hãy sáng tác một đề tập làm văn tả người cho
học sinh lớp 5.
Câu 3
: Trong bài Tiếng chim buổi sáng, nhà thơ Định Hải viết:
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm…
Đồng chí cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý
nghĩa như thế nào qua đoạn thơ trên ?
Câu 4: Trên quãng đường AB có địa điểm C cách A 10km.
Lúc 8 giờ, người thứ nhất và người thứ hai rời A, người thứ
ba rời C, tất cả đi về phía B với vận tốc thứ tự là 30km/giờ,
40km/giờ và 20km/giờ. Hỏi lúc mấy giờ, người thứ ba có
khoảng cách đến hai người kia bằng nhau?
Câu 5: Cho hình chữ nhật ABCD được chia thành 4 hình chữ
nhật nhỏ có diện tích như hình vẽ. Tính diện tích hình chữ
nhật ABCD.
24012011

Tăng Sơn (giới thiệu)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN GVDG TỈNH
NĂM HỌC 2010-2011 -
Thời gian làm bài: 120 phút


Câu 1: Cho đoạn trích sau: “Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng. Đó là một cô gái dịu
dàng, tươi tắn, ăn mặc giống y như cô Tấm trong đêm hội thử hài thuở nào. Cô mặc yếm thắm, một bộ
áo mớ ba màu hoàng yến, chiếc quần nhiễu điều, thắt lưng màu hoa hiên. Tay cô ngoắc một chiếc lẵng
đầy màu sắc rực rỡ. Cô lướt đi trên cánh đồng, người nhẹ bỗng, nghiêng nghiêng về phía trước ”
- Theo Trần Hoài Dương -
a/ Tìm động từ, tính từ trong đoạn trích trên?
b/ Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của hai câu sau :
1. Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
2. Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ.
c/ Tìm 2 từ cùng kiểu cấu tạo với từ ăn mặc. Trọng tâm nghĩa của các từ này nằm ở tiếng nào ?
d/ Hình ảnh “Cô Mùa Xuân xinh tươi” là hình ảnh so sánh, ẩn dụ hay nhân hoá ? Giải thích?
Câu 2:
Cho hai câu thơ:
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình. ( Tiếng hát mùa gặt- Nguyễn Duy )
* Câu hỏi:
1. Theo đồng chí, câu thơ thứ nhất có mấy cách ngắt nhịp ? Với các cách ngắt nhịp đó, nội dung câu
thơ có gì khác nhau?
2. Hãy nêu nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ của việc dùng từ “vàng”trong câu thơ cuối.
3. Hãy đặt câu để khẳng định: từ“vàng” trong tiếng Việt vừa có hiện tượng đồng âm, vừa có hiện
tượng nhiều nghĩa.
Câu 3
: Dòng suối thức
Ngôi sao ngủ với bầu trời
Bé nằm ngủ với à ơi tiếng bà
Gió còn ngủ tận thung xa
Để con chim nhỏ la đà ngọn cây
Núi cao ngủ giữa chân mây
Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường

Bắp ngô nằm ngủ bên nương
Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xinh
Chỉ còn tiếng suối lượn quanh
Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm
a/ Nghệ thuật mà tác giá sử dụng trong bài thơ có gì đặc biệt ? Thông qua nghệ thuật của bài thơ, cảnh
vật mà tác giả miêu tả được hiện lên như thế nào ?
b/ Nếu đây là một bài tập đọc lớp 4-5, khi hướng dẫn đọc diễn cảm, theo đồng chí chúng ta cần lưu ý
học sinh những điều gì ?
Câu 4:
Một trường Tiểu học tổ chức “kính vạn hoa”. Luật chơi quy định: Mỗi đội đều phải trả lời 5 câu
hỏi; mỗi câu trả lời đúng được 50 điểm; mỗi câu trả lời sai hoặc không trả lời bị trừ 10 điểm; trước khi
chơi mỗi đội được tặng 50 điểm. Kết thúc cuộc chơi, đội A được 180 điểm. Hỏi đội A đã trả lời đúng
mấy câu hỏi.
Câu 5
: Cho hình tam giác ABC. Trên BC lấy điểm M sao cho BM = 1/3 BC. Nối A với M, trên AM
lấy điểm N sao cho NM = 1/3 AM; kéo dài BN gặp AC tại G. Nối C với N.
a/ Tìm các cặp tam giác có chung đáy?
b/ Tính S
ABC
Biết S
BNM
= 20cm
2

c/ So sánh AG với GC.
1/ Đồng chí hãy giải bài toán trên.
2/ Qua bài toán trên rút ra mối quan hệ giữa diện tích, cạnh đáy và chiều cao ?

24012011


Tăng Sơn (giới thiệu)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN GVDG TỈNH
NĂM HỌC 2010-2011 -
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: Trong nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” (Chỉ thị
số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22.7.2008) có nêu: “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập”. Đồng chí hãy trình bày sự hiểu
biết của mình về nội dung nói trên và nêu một số giải pháp mà đồng chí đã và sẽ thực hiện trong năm
học này.
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Nguyên tắc giao tiếp trong dạy Luyện từ và câu đòi hỏi học sinh phải
tiến hành hoạt động ngôn ngữ thường xuyên”, đồng chí hãy làm rõ ý kiến đó thông qua việc dạy phân
môn Luyện từ và câu ở lớp đồng chí trực tiếp giảng dạy.
Câu 3: Cho bài thơ:
MẦM NON

Dưới vỏ một cành bàng.
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ,
Còn nằm ép lặng im.
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn…
Một chú thỏ phóng nhanh
Chẹn nấp trong bụi vắng
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ làn rêu…

Chợt một tiếng chim kêu
-Chiếp, chiu, chiu xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nối róc rách reo mừng.
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc. (Võ Quảng)
Câu hỏi:
1/ Nêu biện pháp nghệ thuật chủ đạo xuyên suốt toàn bộ bài thơ và tác dụng của việc sử dụng
biện pháp nghệ thuật đó.
2/ Xác định nghĩa của từ “mầm non” trong bài thơ trên. Hãy đặt một câu có từ “mầm non”
được dùng với nghĩa còn lại.
3/ Từ nội dung của bài thơ, hãy viết một đoạn văn tả lại sự chuyển mùa kỳ diệu của thiên nhiên
trong khu rừng. Bài viết có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh.
Câu 4
: Hai người thợ cùng đóng chung 1 cái tủ. Nếu cả 2 người cùng làm thì trong 5 ngày mới xong,
nhưng sau khi làm được 3 ngày thì người thứ nhất đi làm việc khác nên người thứ 2 phải làm phần
công việc còn lại trong 6 ngày nữa mới xong. Hỏi nếu một mình người thứ 2 đóng chiếc tủ đó thì bao
nhiêu ngày sẽ hoàn thành?(năng suất lao đông của mỗi người đều như nhau)
Câu 5: Cho một hình chữ nhật ABCD, E là một điểm nằm trên cạnh AB. Hãy vẽ hình chữ nhật AEGH
có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật ABCD.

24012011

×