Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bao bì Biên Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.35 KB, 8 trang )


1


Trần Thị Kim Thanh
(*).
Phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu
được của các nhà quản trị doanh nghiệp. Thông qua phân tích, các nhà quản trị sẽ đánh giá
đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân tác
động đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp khai thác
khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp [2].
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Với việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, kinh tế nước ta cũng sẽ bị tác động
mạnh mẽ theo những yếu tố này. Do đó, sự biến động của kinh tế thế giới cũng có thể ảnh
hưởng lớn đến kinh tế nước ta và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát
triển c
ủa các ngành công nghiệp trong nước [1].
Bên cạnh đó, muốn phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị
trường, trước hết doanh nghiệp phải có được cơ cấu tài chính phù hợp và đảm bảo được
khả năng thanh toán. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thường xuyên
tiến hành công tác phân tích tài chính và không ngừng hoàn thiện công tác này, trên cơ sở
đó, định hướng cho các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả s
ản xuất kinh doanh, cải thiện
tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính, trong thời gian lao
động thực tế tại công ty em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ
phần bao bì Biên Hòa”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Thông qua các số liệu, tài liệu mà tác giả đã thu thập từ các nguồn, sử dụng phương
pháp tổng hợp, so sánh, phân tích để có những nhận xét, đánh giá về thực tr
ạng tài chính,


hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán... tại công ty cổ
phần bao bì Biên Hòa, đồng thời đề ra những giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện tình
hình tài chính nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Nhằm đạt mục tiêu nghiên

2
cứu đã đề ra kết cấu đề tài gồm ba chương, trong đó chương một là cơ sở lý luận về phân
tích tình hình tài chính, đề cập đến các phương pháp phân tích tài chính. Trên cơ sở lý
luận chung ở chương 1, áp dụng vào phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bao
bì Biên Hòa trong chương 2. Từ đó, đề ra một số nhận xét & giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng tài chính tại doanh nghiệp trong chương 3.
* Sơ nét về công ty cổ phần bao bì Biên Hòa:
Công ty cổ phần bao bì Biên
Hòa (gọi tắt là Sovi), với trụ sở
chính đặt tại đường số 7, KCN
Biên Hoà 1, tỉnh Đồng Nai.
Chuyên sản xuất, kinh doanh bao
bì giấy và giấy; kinh doanh nguyên
vật liệu liên quan đến bao bì và giấy.
* Nhận xét tình hình tài chính tại công ty cổ phần bao bì Biên Hòa:
Chênh lệch
Năm 2008/2007
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2007
Giá trị Tỷ lệ %
1 Sản phẩm thực hiện Tấn 34,565 31,960 2,605 8.15
2 Doanh thu Tr.đ 402,122 282,109 120,013 42.54
3 Các khỏan nộp NSNN Tr.đ 9,745 6,301 3,444 54,66
4 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 12,131 8,414 3,717 44,18
5 Cổ tức % 17% 14% 3% 21,43
6 Thu nhập bình quân Tr.đ 4.15 3.44 0.71 20.64
(Bảng1: Tổng hợp các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh cty 2008

)[1]
Năm 2008 là năm đánh dấu sự thành công vượt bật của Sovi trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh năm 2008 đạt hơn 402 tỷ đồng,
vượt 42,54% so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 đạt hơn 12 tỷ đồng, vượt
44,18% so với năm 2007.

3
Bảng 2: Bảng tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp năm 2007 và 2008
Khoản mục ĐVT Năm 2007 Năm 2008
1. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.1. Cơ cấu tài sản

Tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản
% 77.29 69.59
Tài sản dài hạn trên tổng tài sản
% 22.71 30.41
1.2. Cơ cấu nguồn vốn

Nợ phải trả trên tổng nguồn vốn
% 69.41 64.06
Nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn
% 30.59 35.94
2. Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
2.1. Tình hình thanh toán

Khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn
% 54.21 64.27
Khoản phải trả trên tài sản ngắn hạn
% 89.80 92.06
2.2. Khả năng thanh toán


2.2.1. Trong ngắn hạn

Khả năng thanh toán hiện hành
lần 1.46 1.39
Khả năng thanh toán nhanh
lần 1.01 1.06
Khả năng thanh toán bằng tiền
lần 0.22 0.17
2.2.2. Trong dài hạn

Khả năng thanh toán lãi vay
lần 2.24 1.75
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
lần 2.27 1.78
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
lần 0.69 0.64
3. Nhóm chỉ số hoạt động
3.1. Luân chuyển các khoản phải thu

Số vòng quay khoản phải thu
vòng (lần) 5 6
Kỳ thu tiền bình quân
ngày 76 57
3.2. Luân chuyển hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho
vòng (lần) 8 12
Thời gian tồn kho bình quân
ngày 46 30

3.3. Hiệu quả sử dụng vốn

Số vòng quay tài sản ngắn hạn
vòng (lần) 2.70 3.73
Số vòng quay tài sản dài hạn
vòng (lần) 7.05 10.40
Số vòng quay toàn bộ tài sản
vòng (lần) 1.96 2.75
4. Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
% 2.98 3.02
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn
% 8.07 11.25
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn
% 21.04 31.39
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
% 5.84 8.31
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
%
18.41 24.99
Nguồn: Phòng kế toán [1]

4
* Về mức độ đảm bảo vốn:
Qua bảng tổng hợp 2.2, ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp năm 2008 chỉ
chiếm 35.94% tăng 5.35% so với năm 2007, cho thấy mức độ đảm bảo vốn của doanh
nghiệp thấp. Trong khi đó, tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn chiếm đến 64.06%. Điều này cho
thấy doanh nghiệp sử dụng đ
òn bẫy tài chính rất lớn.
Mặt khác, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 6.58% (từ 18.41% lên

24.99%), chứng tỏ đòn bẫy tài chính mà doanh nghiệp sử dụng rất có hiệu quả nên đã làm
tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Mặt khác, việc sử dụng nợ cũng gắn liền với
rủi ro nếu doanh nghiệp kinh doanh không tốt. Nh
ưng, việc mất khả năng thanh toán hầu
như khó có thể xảy ra do Bao bì Sovi nằm trong hệ thống Tổng công ty (quan hệ Mẹ -
con) bởi tiềm lực tài chính Công ty Mẹ rất mạnh
.
*
Về cơ cấu tài sản:
Qua bảng 2.2, ta thấy cơ cấu tài sản công ty trong năm 2008 như sau: Tài sản ngắn
hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài sản của công ty (chiếm 69.59%) và có xu
hướng giảm (69.59% - 77.29% = -7.7%) so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm
2008, Sovi dùng Tiền tiến hành đầu tư trang thiết bị và sửa chữa cơ sở hạ tầng. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp giảm định mức dự
trữ nguyên vật liệu để phù hợp với tình hình biến
động giá, và tiết kiệm được các chi phí về bảo quản và lưu kho dẫn đến khoản mục Hàng
tồn kho giảm.
* Về cơ cấu nguồn vốn:
Nợ phải trả năm 2007 chiếm tỷ trọng 69.41%

trên tổng nguồn vốn, năm 2008 chiếm
64.06

% trên tổng nguồn vốn, giảm 5.35% so với năm 2007. Nguồn vốn chủ sở hữu năm
2007 chiếm 30.59 % trên tổng nguồn vốn, năm 2008 chiếm 35.94%, tăng 5.35% so với
năm 2007. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu tăng tương ứng với giảm tỷ trọng của nợ phải
trả. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do lợi nhuậ
n chưa phân phối tăng. Điều này
cho thấy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngày càng phát triển. Mặt khác, ta thấy tỷ
suất tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng tăng lên, chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng tự

chủ trong kinh doanh.

5
* Tình hình thanh toán:
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp năm 2008 chưa tốt, các khoản phải trả chiếm
tỷ trọng cao hơn các khoản phải thu. Điều này cho thấy doanh nghiệp chiếm dụng vốn
nhiều hơn là bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng. Do đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra
biện pháp khắc phục nhằm hạn chế không để các khoản chiếm dụng cũng như bị chiếm
dụng ở tỷ lệ quá cao, nhất là hạn chế đến mức tối thiểu các khoản nợ khó đòi trong những
năm tới.
* Khả năng thanh toán:
+ Khả năng thanh toán trong ngắn hạn:
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2008
đều giảm, ngoài trừ chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng so với năm
2007. Tuy nhiên, khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghi
ệp vẫn lớn hơn 1. Bên
cạnh đó, khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn
kho năm 2008 cao hơn so với năm 2007, đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
+ Khả năng thanh toán trong dài hạn:
Khả năng thanh toán lãi vay năm 2008 có xu hướng giảm so với năm 2007, nguyên
nhân là do ảnh hưởng lạm phát dẫn đến chi phí lãi vay trong kỳ tăng cao. Tuy nhiên, tỷ
suất nợ trên v
ốn chủ sở hữu và trên tổng tài sản đều có xu hướng giảm, cho thấy doanh
nghiệp vẫn đảm bảo khả năng chi trả lãi vay.
* Về hiệu quả sử dụng vốn:
Qua bảng phân tích 2, ta thấy tốc độ luân chuyển vốn kết hợp với tỷ suất sinh lời các
loại vốn năm 2008 tăng lên so với năm 2007, cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu
quả
.

III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Nâng cao vai trò chức năng quản trị hệ thống chất
lượng và kiểm tra giám sát các quá trình tại bộ phận quản trị chất lượng công ty. Thiết lập
cơ chế tự kiểm tra kiểm soát – giám sát ở các bộ phận, nhằm đảm bảo tại mỗi bộ phận,

×