GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 11
Bài 4: THỰC HÀNH - TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ
THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
I - Mục tiêu bài học:
Sau bài học học sinh cần nắm:
1- Kiến thức:
Được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát
triển.
2- Kĩ năng:
Thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang
tính toàn cầu.
3- Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1- Giáo viên:
Một số ảnh về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản
xuất , quản lí và kinh doanh.(nếu có)
2- Học sinh:
HS chuẩn bị các tư liệu sưu tầm theo chủ đề giáo viên đưa ra từ trước cho học sinh
III- Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước
đang phát triển, sự già hoá dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển.
3. Bài mới:
TaiLieu.VN Page 1
Hoạt động của GVvà HS Nội dung chính
Hoạt động: tìm hiểu về cơ hội và
thách thức của toàn cầu hóa đối với
các nước đang phát triển (Nhóm)
*GV chia lớp thành nhiều nhóm và
giao nhiệm vụ cho các nhóm .
- Nhóm chẵn : Đọc các ô kiến thức
trong sgk và thảo luận tìm ra những cơ
hội của toàn cầu hoá đối với các nước
đang phát triển, nêu ví dụ minh hoạ.
- Nhóm lẻ: Đọc các ô kiến thức trong
sgk, thảo luận và tìm ra những thách
thức của toàn cầu hoá đối với các nước
đang phát triển , nêu ví dụ minh hoạ .
*HS thảo luận trong thời gian 15 phút .
*GV cho HS trình bày báo cáo trên cơ
sở nội dung đã thảo luận về chủ đề
“ Những cơ hội và thách thức của toàn
cầu hoá đối với các nước đang phát
triển”.
*HS khác góp ý và GV tổng kết nội
dung thảo luận .
I. Cơ hội
1. Khi thực hiện toàn cầu hoá hàng rào thuế quan
giữa các nước bị bãi bỏ
hoặc giảm tạo điều kiện mở rộng thương mại,
hàng hoá có diều kiện để lưu thông rộng rãi.
2. Trong bối cảnh toàn cầu hoá ,các quóc gia trên
thế giới có thể nhanh chóng đón đầu được công
nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát
triển kinh tế- xã hội .
3. Toàn cầu hoá tạo điều kiện chuyển giao những
thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ
chức và quản lí, về tổ chức và kinh doanh đến
cho tất cả mọi người, mọi dân tộc.
4. Toàn cầu hoá tạo ra cơ hội để các nước thực
hiện chủ trương đa phương hoá quan hệ quốc tế,
chủ động khai thác các thành tựu của khoa học và
công nghệ tiên tiến của các nước khác.
II. Thách thức
1. Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu
sắcđến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới.
Muốn có sức mạnh cạnh tranh kinh tế mạnh phải
làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn như
điện tử, năng lượng nguyên tử, công nghệ hoá
dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ
sinh học, công nghệ thông tin….
2. Các siêu cường tư bản chủ nghĩa tìm cách áp
đặt lối sống và nền văn hoá của mình vào các
nước khác. Các giá trị đạo đức của nhân loại
được xây dựng hàng chục thế kỉ nay có nguy cơ
TaiLieu.VN Page 2
*CH : Hãy liên hệ với thực tế Việt
Nam?
bị xói mòn .
3. Toàn cầu hoá ngày càng gây áp lực nặng nề
đối với tự nhiên, làm cho môi trường bị suy thoái
trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia .
Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước
phát triển đã chuyển những công nghệ lỗi thời,
gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát
triển.
4. Củng cố:
1. Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới tạo ra các cơ hội thuận lợi gì cho các
nước đang phát triển?
2. Các nước đang phát triển đang đứng trước các thách thức to lớn như thế nào
trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới?
5. Dặn dò:
- HS hoàn thiện bài báo cáo trên giấy( khoảng một trang) để chấm điểm
- Sưu tầm tài liệu về Châu Phi
TaiLieu.VN Page 3