Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Mâu thuẫn biện chứng qua việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.95 KB, 20 trang )

Lời mở đầu
Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện nóng, một bước ngoặc lịch sử cho
sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Kể từ thời điểm nộp đơn xin gia nhập
WTO vào tháng 1/1995. Trải qua muời năm kiên trì và nỗ lực đàm phán ,
Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu
để trở thành thành viên chính thức của tổ chức thưong mại lớn nhất toàn cầu
.
Việt Nam đã được công nhận là nước ổn định về chính trị, xã hội và là một
trong những nước an toàn trong khu vực. Điều rõ ràng là đất nước có lợi thế
về lao động vị trí địa lý và tài nguyên để tạo hàng hoá xuất khẩu đi các thị
trường, môi trường đầu tư ở Việt Nam đã được cải thiện tốt hơn do hệ thống
luật pháp phù hợp với các quy định của WTO, doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài được đối xử bình đẳng... Trong bối cảnh đó, khi trở thành thành
viên chính thức của WTO, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có nhiều
hứa hẹn để phát triển đất nước và đóng góp vào sự phát triển chung của khu
vực và thế giới.
Nhưng bên cạnh cơ hội luôn là những khó khăn thách thức. Nếu có biện
pháp giải quyết đúng đắn những điều này sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh
tế-xã hội Việt nam phát triển mạnh mẽ. Nếu không nó sẽ tác động tiêu cực
kìm hãm đất nước. Thực tế đã chứng minh 40% các nước gia nhập WTO trở
nên nghèo hơn. Liệu Việt Nam có nằm trong tỉ lệ không nhỏ các nước đó ?!.
Việt Nam gia nhập WTO luôn là sự quan tâm hàng đầu trong các vấn đề
đất nước. Với sự hiểu biết của mình em xin trình bày nội dung : “Mâu
thuẫn biện chứng qua việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt
Nam gia nhập WTO”
1
Chương I: Cơ sở lý luận của mâu thuẫn biện chứng
Tất cả mọi sự vật hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái
ngược nhau. Các sự vật này vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo nên
mâu thuẫn.V. I. Lenin viết :“có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là
học thuyết về sự thống nhấtcủa các mặt đối lập.Như thế là nắm được hạt


nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những giải thích
và một sự phát triển thêm”
Muân thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến của thế giới. Đó là
nguồn gốc, động lực của mọi quá trình vận động phát triển của các sự vật
hiện tượng.
1) Khái niệm các mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập:
tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái
ngược nhau như: trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân, trong sinh vật có
đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu…những mặt trái
ngược nhau đó phép biện chứng duy vật gọi là các mặt đối lập.
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, tính quy
định.Có xu hướng vận động ngược chiều nhau trong tồn tại khác quan của
sự vật. Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo
thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn hình thành và phát triển do cấu trúc
tự thân bên trong của sự vật quy định. Nó không phụ thuộc vào bất kì một
lực lượng siêu nhiên nào và cũng không phụ thuộc vào ý chí của con người.
Nó tồn tại khách quan và phổ biến trong thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật tồn tại cho đến khi kết thúc. Mâu thuẫn tồn
tại trong không gian và thời gian mọi giai đoạn phát triển của sự vật. Mâu
thuẫn này mất đi mâu thuẫn khác lại được hình thành.

Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
2
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời
nhau giữa các mặt đối lập.Các mặt đối lập không tách rời nhau nên giữa
chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau gọi là sự đồng nhất giữa
các mặt đối lập.Chính sự đồng nhất này tạo cơ sở để các mặt đối lập chuyển
hóa lẫn nhau khi mâu thuẫn triển khai đến một mức nào đó
Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn luôn đấu tranh với nhau.

Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hưóng bài trừ và
phủ định lẫn nhau
2- Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động
khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là tương đối tạm thời. Nó chỉ tồn tại
trong khoảng thời gian nhất định, đó là trạng thái đứng im tương đối của sự
vật. Tính tương đối của sự thống nhất làm cho thế giới vật chất phân hóa
thành các bộ phận sự vật phong phú đa dạng phức tạp.
Còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn. Nó diễn ra
liên tục suốt trong quá trình tồn tại của sự vật kể cả trong trạng thái sự vật
ổn định nhất cũng như khi có sự chuyển hóa nhảy vọt về chất. Sự đấu tranh
của các mặt đối lập tạo nên tính liên tục của vận động phát triển của sự vật.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập gây ra sự biến đổi của từng mặt. Khi cuộc
đấu tranh của các mặt đối lập chín mùi thì gây ra sự chuyển hóa của các mặt
đối lập. Chuyển hóa của các mặt đối lập là lúc mâu thuẫn được giải quyết.
Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Sự giải quyết mâu thuẫn giữa các giai
cấp thống trị và giai cấp bị trị về kinh tế, chính trị đời sống tinh thần quan hệ
với tư liệu sản xuất… là nguồn gốc động lực của tiến bộ xã hội. Trong tự
nhiên sự giải quyết mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa, giữa biến dị và di
truyền, cơ thể và môi trường là nguồn gốc động lực của sự phát triển sinh
vật từ thấp đến cao. Trong tư duy sự giải quyết mâu thuẫn giữa nhận thức
3
hữu hạn của một thế hệ người với nhận thức vô hạn của loài người, chân lí
và sai lầm tiến bộ và lạc hậu… là nguồn động lực của sự phát triển tư duy.
Nhưng không phải bất kì sự đấu tranh nào của các mặt đối lập cũng dẫn tới
sự chuyển hóa giữa chúng. Chỉ khi nào sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
phát triển đến một mức độ nhất định, hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn
đến chuyển hóa. Trong tự nhiên chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra một
cách tự phát còn trong xã hội chuyển hóa của các mặt đối lập phải thông qua

hoạt động có ý thức của con người.
3- Phân loại mâu thuẫn:
- Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các
mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
+Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt các khuynh hướng
đối lập của cùng một sự vật
+Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra
trong mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác.
- Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật,
mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản :
+Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật quy định sự
phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn
tại và phát triển của sự vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ
thay đổi về chất.
+ Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẩn chỉ đặc trưng cho một phương diện
nào đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nãy
sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất.
- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật
trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn
chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu:
4
+ Mâu thuẫn chủ yếu: là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong một giai đoạn
phát triển của sự vật nó chi phối các mâu thuẫn trong giai đoạn đó.
+ Mâu thuẫn thứ yếu: là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai
đoạn phát triển nào đó của sự vật nhưng nó bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.
4- Ý nghĩa phương pháp luận:
Việc nghiên cứ quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý
nghĩa phương pháp luận quan trong trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Để nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng giải pháp
đúng cho mọi hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu

thuẫn của sự vật, muốn vậy phải tìm trong thể thống nhất những mặt những
khuynh hướng trái ngược nhau.
Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị
trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển
hóa lẫn nhau giữa chúng.
Để thúc đẩy sự phát triển tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không
được điều hòa mâu thuẫn. Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải
quyết khác nhau, phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẩn mâu thuẫn
một cách kinh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn vừa phù hợp với
điều kiện cụ thể
Chương 2:Nội dung mâu thuẫn biện chứng qua việc tìm
hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập
WTO
5
* Vài nét cơ bản về tổ chức thương mại quốc tế WTO
Tæ chøc WTO lµ tªn viết tắt của 3 chữ World Trade Organization
Ngày thành lập: 1/1/1995
Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sỹ
Thành viên: 148 nước (tính đến ngày 13/10/2004)
Ngân sách: 162 triệu francs Thụy Sỹ (số liệu năm 2004).
Tổng giám đốc: Supachai Panitchpakdi (Thái Lan)
Chức năng chính:
- Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế.
- Diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại.
- Giải quyết các tranh chấp thương mại.
- Giám sát các chính sách thương mại
- Trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển.
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
Về cơ cấu tổ chức, hiện nay WTO có 152 nước là thành viên,chiếm 97%
thương mại toàn cầu và khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm

phán gia nhập.Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu
các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Về chức năng, WTO có
hai chức năng chính vừa là diễn đàn đàm phán về thương mại và đồng thời
là tổ chức giải quyết các tranh chấp về thương mại; về đàm phán, phần lớn
các quyết định của WTO đều dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận. Mỗi
thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau; về giải quyết
tranh chấp, thông qua hội đồng dàn xếp tranh chấp, WTO có quyền ban hành
các biện pháp trừng phạt đối với các thành viên không tuân theo luật lệ; về
cơ cấu tổ chức, cơ quan có quyền lực cao nhất là Hội nghị bộ trưởng, họp ít
nhất hai năm một lần. Giữa hai kỳ hội nghị là Đại hội đồng bao gồm đại diện
có thẩm quyền của tất cả các thành viên. Dưới đó là các Hội đồng thương
mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ, Hội đồng về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ; về các nguyên tắc: Không
phân biệt đối xử, không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài
cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn
trong nước; Đãi ngộ tối huệ quốc, các đãi ngộ thương mại của một thành
6
viên dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các
thành viên trong WTO; minh bạch, các điều lệ và hạn định ngoại thương
phải được công bố.Việt Nam gia nhập WTO được coi là xu thế tất yếu của lộ
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua việc tham gia thị trường quốc tế,
sản phẩm của doanh nghiệp không còn bị giới hạn bởi không gian một quốc
gia. Các luồng vốn đầu tư, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực đều có cơ
hội giao lưu, tham gia vào sự phân công lao động toàn cầu, tạo ra một không
gian rộng lớn cho phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh cơ hội luôn là những
khó khăn thách thức kèm theo. Những tác động từ việc gia nhập WTO
không chỉ trong phạm vi một ngành một lĩnh vực mà toàn bộ đời sống kinh
tế- xã hội
I:N hững cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO
1-Cơ hội:

Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu
Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được tiếp cận
mức độ tự do hoá này mà không phải đàm phán hiệp định thương mại song
phương với từng nước. Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và
bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một
số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành
được WTO rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào
cản thương mại.
Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh
và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước
ngoài. Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rõ ràng về quyết tâm cải
cách của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại
Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác
một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO,
cũng là một yếu tố quan trọng để thu vốn đầu tư của nước ngoài.
7
Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế
Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ
khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn.
Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các
doanh nghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao
tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế
và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp
cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng
cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế
Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO, đã trở lên
thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh

nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó
có cả những rào cản trá hình núp bóng các công cụ được WTO cho phép như
chống trợ cấp, chống bán phá giá…Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được
cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu
tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế.
Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá
hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đã thu được lợi ích từ việc sử dụng
cơ chế này.
2- Thách thức
Việt Nam phải hiểu tường tận các luật lệ của WTO được áp dụng cho từng
nước, từng mặt hàng, từng khu vực để hướng DN của mình ra thị trường thế
giới. Cần thấy rõ rằng hội nhập là thách thức, nếu không tìm cho mình một
cơ sở vững vàng để kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều
khó khăn trong kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cách để
quản trị doanh nghiệp theo hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và phải
có sự hiểu biết không phải là sơ đẳng mà rất tường tận về thị trường thế giới.
8

×