ĐỊA LÝ 12
Bài 19: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH SỰ PHÂN
HÓA VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN THEO ĐẦU NGƯỜI GIỮA
CÁC VÙNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết và hiểu được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
- Biết được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân theo đầu
người giữa các vùng.
2. Kỹ năng
- Vẽ biểu đồ.
- So sánh, nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.
II. Chuẩn bị hoạt động
- GV: Chuẩn bị biểu đồ thu nhập bình quân theo đầu người / tháng của các vùng năm
2004.
- HS: Chuẩn bị giấy rô ki, thước, compa…
III. Tiến trình hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- GV: Hãy nêu và phân tích đặc điểm đô thị hóa của nước ta.
- GV: Phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
2. Tiến trình hoạt động thực hành
Tg Hoạt động của GV & HS
5’
28’
* Hoạt động 1
- GV: Cho một HS trong lớp nêu lên các yêu cầu, nội dung của bài thực hành
- GV: Định hướng cho HS làm bài thực hành:
+ Vẽ biểu đồ cột, trong đó trục tung là đơn vị nghìn đồng / tháng, trục hoành là các
vùng
+ Chỉ vẽ năm 2004.
- Sau khi vẽ xong, các em tiến hành so sánh, nhận xét mức thu nhập bình quân đầu
người / tháng giữa các vùng qua các năm. Khi nhận xét, cần làm rõ các vùng có thu
nhập bình quân trên người lớn nhất, thấp nhất, so sánh cao thấp bao nhiêu nghìn, bao
nhiêu lần….
ĐỊA LÝ 12
5’
* Hoạt động 2
- HS: Tiến hành hoạt động theo các nhóm lớn. Mỗi nhóm từ 6 -10 người.
- GV: Đi quan sát học sinh hoạt động, có những chỉ dẫn, định hướng cho HS hoạt động
đúng với trọng tâm thực hành.
- GV: Có thể gọi 2 học sinh lên bảng tiến hành hoạt động thực hành trên lớp.
* Hoạt động 3
- Sau khi HS hoàn thành bài thực hành, GV kiểm tra kết quả hoạt động một số nhóm
- Nhìn chung, thu nhập bình quân trên đầu người / tháng, giữa các vùng của nước ta có
sự phân hóa rõ rệt, thể hiện sự chênh lệch lớn giữa các vùng.
- Vùng có thu nhập bình quân trên người / tháng cao nhất là Đông Nam Bộ với 833
nghìn / người / tháng, cao gần gấp 2 lần so với mức chung của cả nước, cao hơn nhiều
lần so với các vùng còn lại. Đồng Bằng Sông Hồng có mức thu nhập bình quân trên
người / tháng đứng thứ 2 cả nước và cao hơn mức bình quân cả nước (488.2 nghìn /
người / tháng).
- Vùng có mức thu nhập bình quân trên người/ tháng thấp nhất là Tây Bắc (265.7 nghìn
/ người / tháng, Bắc Trung Bộ (317.1 nghìn / người / tháng).
ĐỊA LÝ 12
- Các vùng có mức thu nhập bình quân người / tháng gần bằng mức chung cả nước là
Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long với mức thu nhập bình quân
trên người là 414.9 và 471.1 nghìn / người / tháng.
- Sự phân hóa thu nhập bình quân trên người / tháng ở các vùng nước ta có sự phân hóa
rõ rệt là do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố như trình độ phát triển của vùng, cơ cấu
ngành, lao động, việc làm, điều kiện sống, văn hóa, xã hội…
3. Hoạt động tiếp theo (2’)
-GV: Cho HS Tiếp tục về nhà hoàn thành bài thực hành theo yêu cầu; Chú ý:
+ Cần vẽ biểu đồ một cách chính xác, đảm bảo tính thẩm mỹ.
+ Khi so sánh cần làm nổi bật và minh chứng được sự phân hóa về thu nhập trên người /
tháng giữa các vùng