Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIÚP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.85 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIÚP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Tiểu luận môn Kinh tế phát triển

PHẦN MỞ ĐẦU
Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với
những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của
từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Việt Nam là một nước
nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác còn
hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình
trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực. Vấn đề đói nghèo đã được
Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu,
nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện
pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Nhưng việc triển khai thực hiện còn một số hạn
chế do sự thiếu thông tin cũng như nhận thức chưa đầy đủ về tình trạng nghèo đói
hiện nay. Vì thế việc nghiên cứu về thực trạng đói nghèo một cách hệ thống, có
khoa học để từ đó làm cơ sở đưa ra các chính sách xóa nghèo giảm cho từng đối
tượng ở từng địa phương một cách hợp lí là vấn đề mang tính cấp thiết để từng
bước đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển.
Chương 1: Khái niệm về vấn đề nghèo đói.
1. Một số khái niệm về nghèo đói
- Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu không thỏa
mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp…
- Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơn mức sống
tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
- Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân không được hưởng và thỏa mãn
những nhu cầu con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát
triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
- Chuẩn đói nghèo: Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau
để đánh giá mức độ giàu nghèo. Việt Nam đưa ra chuẩn đói từ 2-1997 đến
1-1-2000 hộ đói là hộ có thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng, tương đương


với 45.000 đồng. Năm 2000, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra
ngưỡng nghèo mới làm căn cứ xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho
giai đoạn 2001 - 2005. Ngưỡng nghèo đó được ấn định cho từng khu vực:
nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng; nông thôn đồng
bằng: 100.000 đồng/người/tháng; thành thị: 150.000 đồng.
2. Nhưng quan điểm về nghèo đói.
- Hiện nay, đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà là vấn
đề mang tính toàn cầu, bởi vì tất cả các quốc gia trên thế giới ngay cả những
giàu mạnh thì người nghèo vẫn còn và có lẽ khó có thể hết người nghèo khi
trong các xã hội chưa thể chấm dứt những rủi ro về kinh tế, xã hội, môi
trường và sự bất bình đẳng trong phân phối của cải làm ra. Rủi ro quá nhiều
trong sản xuất và đời sống làm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình trạng
nghèo. Tháng 3/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội
ở Copenhagen Đan Mạch, những người đứng đầu các quốc gia đã trịnh trong
tuyên bố: Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên thế
giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi
đây như một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức xã hội, chính trị, kinh tế của
nhân loại.
- Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các quốc gia dân tộc. Nó là một
khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Đến nay, nhiều
nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau,
trong đó có khái niệm khái quát hơn cả được nêu ra tại Hội nghị bàn về xóa
đói giảm nghèo ở khu vực châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại
Thái Lan vào tháng 9/1993, các quốc gia đã thống nhất cho rằng: Đói nghèo
là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu
cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát
triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương. Đây là khái
niệm khá đầy đủ về đói nghèo, được nhiều nước trên thế giới nhất trí sử
dụng, trong đó có Việt Nam.
- Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại: Nghèo

tuyệt đối và nghèo tương đối.
+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhu cầu
về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế,…
+ Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức
trung bình của địa phương, ở một thời kì nhất định.
- Những quan điểm trên về đói nghèo phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của
người nghèo là: không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối
thiểu dành cho con người, có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng, thiếu
cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.

Chương 2: Vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở việt nam
1. Nguyên nhân nghèo đói ở Việt Nam.
Nghèo ở nước ta do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Nguyên nhân
chủ yếu là do thiếu vốn và kiến thức, kinh nghiệm, bên cạnh đó còn do rủi ro và tệ nạn
xã hội.
Các nguyên nhân nghèo chung cả nước và chia theo vùng
(Tỷ lệ % ý kiến so với tổng)

Thiếu
vốn
Thiếu
đất
Thiếu

Thiếu
kinh
nghiệm
Bệnh
tật

Tệ nạnRủi ro
Đông
người
Cả nước 63,69 20,82 11,40 31,12 16,94 1,18 1,65 13,60
1.Đông Bắc
2.Tây Bắc
3.Đồng bằng sông Hồng
4.Bắc Trung Bộ
5.Duyên hải Nam Trung Bộ
6.Tây Nguyên
7.Đông Nam Bộ
8.Đồng bằng sông Cửu Long
55,20
73,60
54,96
80,95
50,84
65,95
79,92
48,44
21,38
10,46
8,54
18,90
12,59
26,12
20,08
47,73
8,26
5,56

17,50
14,60
10,80
7,76
8,64
5,47
33,45
47,37
23,29
50,65
17,57
27,11
20,60
5,88
7,79
5,78
36,26
14,42
31,95
9,03
17,54
4,22
2,30
0,58
1,46
0,80
0,83
1,22
0,37
0,87

1,26
0,52
2,39
1,92
1,34
1,32
0,39
1,80
12,08
9,39
7,30
16,61
20,71
13,72
9,50
11,95
Nguồn: Bộ LĐTBXH (2003), Số liệu nghèo đói năm 2002
Các số liệu cho thấy trong cả nước nguyên nhân hàng đầu của sự nghèo là thiếu
vốn, nguyên nhân này chiếm đến 63,69%. Tiếp theo là các nguyên nhân thiếu kinh
nghiệm sản xuất kinh doanh (31,12%), thiếu đất (20,82%), bệnh tật (16,94%),
đông người (13,6%), thiếu 1ao động (11,40%)... Trình tự này đúng với hầu hết các
vùng, tuy có khác nhau về mức độ. Sự khác nhau này phần nào phản ánh đặc điểm
của từng vùng. Chẳng hạn, nguyên nhân thiếu vốn có vẻ trầm trọng ở vùng nghèo
như Bắc Trung Bộ (80,95%), Tây Bắc (73,6%), ở đây người dân cần vốn để sản
xuất nhằm giảm nghèo, tiến tới đủ ăn, đủ mặc. Tuy nhiên ở vùng Đông Nam Bộ,
nơi có thu nhập bình quân cao nhất cũng thiếu vốn, nhưng mang tính chất khác với
các vùng nghèo, vì họ cần vốn để sản xuất kinh doanh, những nơi này không có
vốn cũng có thể dẫn đến nghèo. Nhu cầu về vốn ở người nghèo khá lớn nhưng việc
tiếp cận các nguồn vốn còn khó khăn, bởi vì nếu vay của tư nhân thì lãi suất cao,
còn các tổ chức tín dụng, như ngân hàng hoặc một số quỹ thì gặp các rào cản như

thủ tục rườm rà… Hầu hết ở các vùng nhiều ý kiến cho rằng vai trò của kinh
nghiệm sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo. Kiến thức
và kinh nghiệm luôn cần để sử dụng tiềm năng về đất, vốn, lao động. Những vùng
nghèo như Tây Bắc (47,37%) và Bắc Trung Bộ (50,65%) là nơi có nhiều ý kiến
cho rằng đây là nguyên nhân quan trọng. Nguyên nhân thiếu đất có thể xảy ra với
các vùng có mật độ dân số cao, tỷ lệ đất canh tác trên đầu người thấp như Bắc
Trung Bộ hay Duyên hải miền Trung, và cả đối với vùng cần có diện tích lớn để
canh tác, như Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó một số hộ nghèo bán/chuyển
nhượng quyền sử đụng đất canh tác mà trước đây họ đã được cấp. Đây là một hiện
tượng nổi cộm có liên quan đến cơ chế quản lý, phương thức sản xuất... Nguyên
nhân thiếu lao động dẫn đến nghèo thường đi đôi với đông người, thường diễn ra
với các gia đình có đông con, nhiều người sống phụ thuộc, không có khả năng lao
động... Nguyên nhân rủi ro xảy ra không chỉ khi thời tiết bất hoà, mà cả khi mất giá
trong một số sản xuất hàng hoá nông nghiệp (cà phê, hoa quả) và do con người gây
nên hoả hoạn, cháy rừng… Nhưng đây không phải là nguyên nhân phổ biến.
2. Thực trạng nghèo đói và giảm nghèo ở Việt Nam.
- Theo chuẩn nghèo hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 ở nước ta là 8,3%
tương đương với khoảng 1,45 triệu hộ nghèo (năm 2001 tỷ lệ nghèo là 17,4% với
khoảng 2,8 triệu hộ nghèo). Điều này cho thấy thực trạng nghèo đói đã được cải
thiện nhanh.

×