Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của prostaglandin đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu và khả năng sinh trưởng của tế bào hạt ở tầng trước tế bào trứng gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 51 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM































THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM















Mã số: 60.42.01.14








Ngƣời hƣớng dẫn khoa học






THÁI NGUYÊN - 2014

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích
dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
4 năm 2014
Tác giả





ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được
sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn TS.
ực hiện luận văn. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng dẫn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của

các thầy PGS.TS. Lê Ngọc Công cùng toàn thể các thầy cô giáo, cán bộ, nhân
viên khoa Sinh - KTNN, khoa sau đại học - Đại học sư phạm Thái Nguyên đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo và các cán bộ viên
chức của các đơn vị: Phòng phân tích sinh hóa - Phòng khám Đa khoa Trung
tâm Thái Nguyên, Phòng thí nghiệm Sinh lý người và động vật, Khoa Sinh-
KTNN - Trường Đại học Sư phạm - Đai học Thái Nguyên, Phòng thí nghiệm
công nghệ gen động vật - Đại học Chiết Giang Trung Quốc đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã tạo điều kiện,
động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về thời gian, kinh phí
cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và
bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, 15 tháng 4 năm 2014
Tác giả





iii

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tính chất lý hoá học và chức năng chính của máu 3
1.1.1. Tính chất lý học, chức năng các thành phần chính của máu 3
1.1.1.1. Hồng cầu 3
1.1.1.2. Hemoglobin (Hb) 5
1.1.1.3. Bạch cầu 7
1.1.2. Tính chất sinh hóa học của máu 8
1.1.2.1. Protein huyết thanh và các tiểu phần protein huyết thanh 9
1.1.2.2. Hệ số A/G 10
1.2. 10
10
11
13
16
1.2.5. 17
(EGF) 17
kemia inhibitory factor (LIF) 18

iv
(SCF) 18
1.3. (PG) 19
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu 19
1.3.2. Sinh tổng hợp PG 20
1.3.3. Phân loại 21
1.3.4. Cách gọi tên PG 22

1.3.5. Tác dụng sinh lý 22
1.4. 23
Chƣơng 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Vật liệu nghiên cứu 25
2.2. Địa điểm nghiên cứu 25
2.3. Thiết bị và hóa chất 25
2.3.1. Thiết bị 25
2.3.2. Hóa chất 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu 27
2.4.1. Phương pháp tách chiết lấy máu 27
2.4.2. Phương pháp phân tich các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu 27
2.4.3. Phương pháp xử lý và nuôi cấy nguyên tế bào trứng 27
2.4.4. Phương pháp xử lý và nuôi cấy tế bào hạt 27
2.4.5. Phương pháp hóa miễn dịch PCNA 28
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 28
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
3.1. Ảnh hưởng của PG đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu và sự sinh
sản của tế 29
3.1.1. Ảnh hưởng của PG đến các chỉ tiêu sinh lý máu 29
3.1.2. Ảnh hưởng của PG đến các chỉ tiêu sinh hóa máu 30
3.1.3. Ảnh hưởng của PG đến khả năng sinh sản của tế bào hạt 31
33

v
3.2.1. Ảnh hưởng của PG đến sự phát triển của độ dày màng tế bào hạt 34
3.2.2. Ảnh hưởng của PG đối với độ dày tầng màng tế bào 36
3.2.3. Ảnh hưởng của PG tới khả năng sinh trưởng của số lượng tế bào hạt 36
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38
1. Kết luận 38
2. Đề nghị 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39



iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS :
EGF : Epidermal growth factor
Hb : Hemoglobin
LIF : Leukemia inhibitory factor
LWF :
LYF :
PG : Protaglandin
SCF : Stem cell factor
SWF :
SYF :



v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của PG đến số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm
lượng huyết sắc tố máu của phôi gà 29
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của PG đến hàm lượng protein và các tiểu phần
protein huyết thanh 30
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của PG đến khả năng sinh sản của tế bào hạt 31


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

1.1. Tế bào hạt (Granulosa Cell) 17
(PG) 19
Hình 1.3. Sơ đồ sinh tổng hợp prostaglandin 20
Hình 1.4. Acid prostanoic 21
Hình 1.5. PGE2 21
Hình 1.6. PGF2 22
3.1. Ảnh hưởng của PG đến sự sinh sản của tế bào hạt. 32
Hình 3.2. Đặc điểm hình thái tế bào hạt được tách ra từ tế bào hạt màu
vàng nhỏ (SYF) sau 24h nuôi cấy 33
3.3. Ảnh hưởng của PG đến độ dày của màng tế hạt sau 24 giờ nuôi
cấy…………………………………………………………….…34
Hình 3.4. Hình thái của tầng tế bào hạt, tầng màng tế bào ở tầng trước tế
bào trứng sau 24 giờ 35
3.5. Ảnh hưởng của PG đến độ dày của màng tế trứng sau 24 giờ nuôi
cấy 36
3.6. PG nuôi cấy sau 24 giờ số lượng các tế bào hạt của tầng trước tế
bào trứng thay đổi. 37

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, kỹ thuật chọn và nhân giống vật nuôi ngày càng được quan
tâm và đầu tư nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm như: kỹ thuật chuyển gen, sử sụng phép lai kinh tế, hay cải tiến thức
ăn dinh dưỡng… Một trong những biện pháp kỹ thuật được áp dụng nhằm kéo
dài thời gian cho sữa ở Trâu, Bò hay thời gian sinh sản ở gia cầm là sử dụng
hocmon nội tiết. Để kéo dài thời gian sinh sản hay rút ngắn thời gian nghỉ đẻ
giữa các chu kỳ ở gia cầm đòi hỏi chúng ta phải hiểu, nắm rõ về đặc điểm sinh

lý sinh sản và sinh lý nội tiết của chúng.
Hệ thống nội tiết ở động vật nói chung và gia cầm nói riêng là một hệ
thống phức tạp, có chức năng chính là sản xuất ra các loại hocmon nhằm điều
tiết quá trình sinh trưởng, sinh sản…. Các cơ quan nội tiết cung cấp một lượng
hocmon đã được đong đếm kỹ lưỡng trước khi được đưa vào hệ thống tuần
hoàn, theo máu đi đến những bộ phận khác nhau của cơ thể nhằm kiểm soát và
điều tiết các chức năng. Một số hocmon còn do một số cơ quan chức năng
(không phải tuyến) tiết ra như: cơ quan sinh sản (ở con đực và con cái), cơ quan
bài tiết sữa…, và chúng chỉ được hoạt động ở cơ quan được tiết ra.
Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về sử dụng các loại hocmon trong
điều khiển khả năng sinh của gia cầm, đặc biệt là gà mái. Một trong các loại
hocmon có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh sản của gia cầm phải kể đến
hocmon prostaglandin (PG). PG là các axit béo không bão hòa ở các mô, được
sinh tổng hợp ngay tại màng tế bào từ phospholipid, các PG được tổng hợp để
dùng ngay tại mô, nồng độ rất thấp chỉ khoảng vài nanogam/gam mô. Chúng có
mặt ở khắp nơi trong cơ thể, phạm vi tác dụng sinh lý rất rộng lớn: có vai trò
như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và cảm nhận đau, ngoài ra
còn có các tác dụng sinh lý rất rộng lớn các mô riêng biệt nên chúng được gọi
là các hocmon tổ chức.

2
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của Prostaglandin đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu và khả
năng sinh trưởng của tế bào hạt ở tầng trước tế bào trứng gà”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được mức độ ảnh hưởng PG đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa
máu; khả năng sinh trưởng của tế bào hạt ở tầng trước trong chu kỳ phát triển
của tế bào trứng gà.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của PG đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu:

+ Số lượng hồng cầu (triệu/mm
3
)
+ Số lượng bạch cầu (nghìn/mm
3
)
+ Hàm lượng huyết sắc tố (g%)
+ Protein toàn phần:
Albumin huyết thanh (g%)
Globulin huyết thanh (g%)
Hệ số A/G trong huyết thanh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của PG đến khả năng sinh trưởng của tế bào hạt
ở tầng trước tế bào trứng gà.

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tính chất lý hoá và chức năng chính của máu
Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữ
40%) là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyế
60%). Chức năng chính của của máu là cung cấp các chất dinh dưỡng, cấu tạo
các tổ chức, loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí
carbonic và axit lactic. Khi lưu thông trong huyết quản của vòng tuần hoàn lớn,
máu thực hiện các chức năng sinh lý: tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng và
chất thải trong quá trình trao đổi chất, điều tiết thân nhiệt, vận chuyển các chất
khí CO
2
và O
2
cho quá trình hô hấp mô bào. Ngoài ra, các protein miễn dịch, các

kháng thể tồn tại trong huyết thanh, bạch cầu là hàng rào bảo vệ vững chắc, ngăn
ngừa ập của vi khuẩn. Máu giúp cân bằng nước, muối khoáng trong cơ
thể, tạo một hệ thống đệm rất hoàn chỉnh và hoạt động linh hoạt. Các rối loạn về
thành phần cấu tạo của máu ảnh hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của nó
có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau.
Độ pH máu tương đối ổn định (7,35 ± 0,15) nhờ hoạt động của hệ thống
đệm, hoạt động của thận, tuyến mồ hôi và đường hô hấp. Có hai hệ thống đệm:
trong huyết tương và trong hồng cầu. Mỗi hệ thống gồm nhiều đôi đệm, trong
đó có một đôi đệm gồm 1 axit yếu và một muối kiềm mạnh của nó.
Khi hàm lượng một axit tăng lên trong máu thì lập tức, các đôi đệm hoạt
động theo nguyên tắc của phản ứng trung hòa với muối kiềm của đôi đệm và
ngược lại. Tác dụng đệm của máu có ý nghĩa cho sự sống: nếu muốn axit hóa
máu phải dùng hàm lượng HCl gấp 327 lần, nếu muốn kiềm hóa máu phải dùng
hàm lượng NaOH gấp 40 - 70 lần so với khi cho vào nước.
1.1.1. Tính chất lý học, chức năng các thành phần chính của máu
1.1.1.1. Hồng cầu
Hồng cầu, hay hồng huyết cầu (tế bào máu đỏ), là loại tế bào máu có
chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa O
2
từ phổi đến

4
các mô. Enzyme carbonic anhydrase trong hồng cầu làm tăng hàng nghìn lần
vận tốc của phản ứng giữa CO
2
và H
2
O tạo ra H
2
CO

3
. Nhờ đó nước trong huyết
tương vận chuyển CO
2
dưới dạng ion bicarbonat (HCO
3
-
) từ các mô trở lại phổi
để CO
2
được tái tạo và thải ra dưới thể khí. Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào
máu gốc trong tủy xương, đa số hồng cầu bị hủy ở lách. Tuy là một tế bào
nhưng hồng cầu trưởng thành lại không có nhân, ti thể hay ribôxôm. Các kháng
nguyên trên bề mặt hồng cầu được dùng để định nghĩa nhóm máu. Nhiều hệ
thống nhóm máu đã được thiết lập, trong đó sớm nhất và quan trọng nhất là hệ
thống nhóm máu ABO.
Theo Cù Xuân Dần và cs (1996) thì số lượng hồng cầu trong 1 mm
3
máu
của mỗi loài động vật thay đổi theo giống, tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng,
trạng thái cơ thể và sinh lý, điều kiện khí hậu [3].
Hồng cầu tăng khi động vật bị trở ngại về hô hấp (viêm phế quản, khí
quản…), hoặc máu giảm trạng thái lỏng (ỉa chảy, tăng ure huyết…). Động vật
sống ở vùng cao trong thời gian dài có hiện tượng tăng hồng cầu sinh lý: hàm
lượng oxy không khí giảm theo áp suất khí quyển, sản phẩm oxy hóa không
hoàn toàn trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể tăng lên, kích thích cơ quan
tạo máu sinh hồng cầu và giảm kích thước hồng cầu để tăng bề mặt tiếp xúc.
Hồng cầu giảm khi cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng: khi mắc bệnh siêu
vi trùng, lao, ung thư, ký sinh trùng đường máu và các bệnh gây xuất huyết; khi
thức ăn thiếu sắt, đồng, một số axit amin, vitamin B

2
, vitamin C,…
Số lượng hồng cầu trong máu khác nhau tùy theo loài:
- Số lượng hồng cầu trong 1mm
3
máu của gà là 2,5 - 3,2 triệu
- Số lượng hồng cầu trong 1mm
3
máu của lợn là 6 - 8 triệu
- Số lượng hồng cầu trong 1mm
3
máu của bò là 6 - 8 triệu
- Số lượng hồng cầu trong 1mm
3
máu của thỏ là 5,5 - 6,5 triệu
Hồng cầu có 60% là nước và 40% là vật chất khô, hemoglobin chiếm
khoảng 1/3 khối lượng, hồng cầu sống được 90 - 120 ngày [2].

5
Tuy không có nhân, ti thể và hệ lưới nội chất, trong hồng cầu vẫn có một
số enzyme thực hiện chức năng chuyển hóa glucose và tạo ra một lượng nhỏ
ATP. Đồng thời, các enzyme đó cũng giúp:
- Gìn giữ sự dẻo dai của màng hồng cầu.
- Đảm bảo trao đổi ion qua màng tế bào.
- Giữ sắt trong hemoglobin dưới dạng hóa trị 2 thay vì hóa trị 3.
- Ngăn chặn phản ứng ôxy hóa của các protein trong hồng cầu.
Mặc d vậy, theo thời gian, hệ chuyển hóa của hồng cầu ngày càng kém
hiệu quả, khiến cho màng hồng cầu trở nên mong manh, dễ vỡ. Do đó, các
hồng cầu già sẽ bị vỡ khi đi qua tổ chức chật chội của hệ tuần hoàn, chủ yếu là
tại lách và gan.

Màng hồng cầu là màng lipoprotein rất đàn hồi, có tính thẩm thấu chọn
lọc nên hồng cầu rất mẫn cảm với áp suất thẩm thấu.
Hồng cầu chứa khoảng 40 vật chất khô, trong đó 90 - 95% là
hemoglobin; 3 - 8% các protein khác; 0,5% cexitin; 0,3% cholesteron; các muối
khoáng trong hồng cầu chủ yếu là Kali [6].
1.1.1.2. Hemoglobin (Hb)
Hemoglobin (viết tắt Hb) - huyết sắc tố - là một protein phức tạp chứa
phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích ôxy trong cơ thể động
vật. Hàm lượng Hb dao động từ 9 - 14% trong máu động vật khỏe. Hb là một
chloromoproteid có cấu tạo globin (96%) + nhóm Hem (4%). Kết cấu của
nhóm Hem có nhân sắt (Fe) làm cho máu có màu đỏ.
Globin có cấu trúc chung là một tetramer gồm 4 chuỗi polypeptide: α, β,
γ, δ. Globin có bản chất protein nên Hb mang tính đặc trưng cho loài. Mỗi tiểu
phần globin đính với một nhóm Hem ở khoảng lõm giữa 2 phân tử axit amin
histidin.
Chức năng của globin phụ thuộc vào cấu trúc bậc I của nó, vị trí của
một vài axit amin trong chuỗi polypeptide thay đổi làm cho hồng cầu có các

6
loại Hb khác nhau, thường gặp trong tình trạng bệnh lý như bệnh hồng cầu
lưỡi liềm [11].
Mỗi phân tử hemoglobin có 4 nguyên tử sắt, mỗi nguyên tử sắt lại có khả
năng gắn với 1 nguyên tử ôxy, do đó mỗi phân tử hemoglobin gắn được tối đa
4 nguyên tử ôxy. Bản chất của các chuỗi hemoglobin quyết định ái lực của nó
với ôxy.
Chức năng hô hấp yêu cầu liên kết giữa hemoglobin và ôxy phải có tính
thuận nghịch (gắn - tách dễ dàng). Ôxy không liên kết với hai hóa trị dương của
nguyên tử sắt. Ngược lại, nó gắn lỏng lẻo qua cái gọi là "liên kết đồng hàng"
với nguyên tử sắt. Điều đáng chú ý là ôxy không bị ion hóa, nó được vận
chuyển dưới dạng phân tử O

2
. Tại các mô, phân tử ôxy được phóng thích
nguyên dạng vào dịch ngoại bào.
Hb có chức năng sinh lý quan trọng trong trao đổi khí, nếu không khí bị
nhiễm độc bởi CO, SO
2
, NO
2
, các chất oxy hóa mạnh,… thì Hb bị trúng độc trở
thành trạng thái met.hemoglobin và không còn chức năng sinh lý.
Khí CO (cacbon mônôxít) có khả năng kết hợp hóa học với Hemoglobin
mạnh hơn cả Oxi nên chúng bám chặt lấy hồng cầu, không cho hồng cầu kết
hợp với Oxi nên làm sinh vật ngạt khí khi ở nơi có nồng độ khí CO quá cao và
chỉ được tách ra khi có nồng độ khí Oxi cao như ở phổi
Hb + CO → HbCO (met.hemoglobin)
Fe
++
Fe
+++

Hàm lượng Hb trong hồng cầu phụ thuộc vào dung tích oxy của máu. Ở
người, mỗi gam Hb có 1,36 ml oxy, ở gia cầm có 1,40 - 1,41 ml oxy. Ở gà
trung bình có 22 - 23g Hb, tức là có 30 - 46,2 ml oxy, ở vịt có 56 - 78,4 ml
oxy, [6].
Hàm lượng Hb trong máu của các loài gia súc thay đổi theo giống, tuổi,
tính biệt, trạng thái dinh dưỡng, tình trạng bệnh tật. Hàm lượng Hb tăng khi
thân nhiệt tăng, lao động nặng, mất nước do ỉa chảy, thiếu máu do ký sinh
trùng, dung huyết,…. [3].

7

Khi hồng cầu vỡ ra và phóng thích hemoglobin chứa bên trong,
hemoglobin gần như lập tức được hấp thụ bởi các đại thực bào tại khắp nơi
trong cơ thể, nhưng chủ yếu là bởi các tế bào Kupffer ở gan và các đại thực bào
ở lách và tủy xương. Vài giờ đến vài ngày sau, các đại thực bào sẽ "nhả" sắt lấy
từ hemoglobin trở lại máu. Sắt được chuyên chở đến tủy xương để tạo hồng cầu
mới hoặc đến gan và các mô khác để dự trữ.
1.1.1.3. Bạch cầu
Bạch cầu, hay bạch huyết cầu (nghĩa là "tế bào máu trắng", còn được gọi
là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống
lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Bạch cầu là những tế bào
có nhân, được phân loại thành:
+ Bạch cầu hạt (granulocyte) được đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu
khác nhau trong tế bào chất dưới kính hiển vi quang học. Có ba loại bạch cầu
hạt: bạch cầu trung tính, bạch cầ ạch cầ (được đặt tên
theo các thuộc tính nhuộm màu của chúng). Trước đây, bạch cầu hạt còn được
gọi (không chính xác) là "bạch cầu đa nhân" do đặc điểm phân thùy (múi) của
nhân tế bào, tác giả Trần Phương Hạnh từng đề nghị thuật ngữ "bạch cầu nhân
múi" thay cho "bạch cầu đa nhân". Ngoài ra chúng ta cũng có thể gọi những
bạch cầu có hạt là bạch cầu có nhân đa hình (vì nhân của nó thường được phân
thành nhiều múi khác nhau và thường có từ 1 - 5 múi).
+ Bạch cầu không hạt: gồm bạch cầu đơn nhân và lâm đa cầu.
Chức năng sinh lý của bạch cầu là bảo vệ cơ thể thông qua các phương
thức: thực bào, miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Trong đó, thực bào là
phương thức quan trọng nhất chống lại sự nhiễm trùng của cơ thể, là chức năng
chủ yếu của bạch cầu có hạt. Còn bạch cầu không hạt tham gia vào quá trình
miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
Số lượng bạch cầu ít hơn số lượng hồng cầu khoảng 1000 lần và dễ biến
động hơn số lượng hồng cầu (số lượng bạch cầu trong 1mm
3
máu gà là 22 - 34

nghìn, vịt là 34 - 35 nghìn, ngỗng là 27,8 - 38,6 nghìn). Số lượng bạch cầu phụ

8
thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, trạng thái sức khỏe (bạch cầu tăng khi có
bệnh), đặc điểm giống, loài, thậm chí là các thời điểm khác nhau trong ngày
(buổi sáng ít, buổi chiều nhiều hơn) [6].
Tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu gọi là công thức bạch cầu. Khi sinh lý
cơ thể thay đổi, công thức bạch cầu cũng biến đổi, dựa vào đó để chẩn đoán
lâm sàng.
1.1.2. Tính chất sinh hóa của máu
Phương pháp tiếp máu cứu người đã được áp dụng từ rất lâu nhưng tỷ lệ
tử vong do tiếp máu cũng khá lớn. Năm 1901, Lande Steiner đã phát hiện ra
các nhóm hồng cầu và phản ứng ngưng kết của máu khi gặp máu lạ (protide lạ),
có thể hiểu gần như kháng nguyên và kháng thể. Sau đó người ta đã biết phản
ứng nhóm máu là phản ứng miễn dịch, phát sinh ngưng kết giữa kháng nguyên
(ngưng kết nguyên - agglutinogen) với kháng thể (ngưng kết tố - agglutinin).
Đặc trưng cơ bản của các nhóm máu khác nhau:
Nhóm A: hồng cầu có kháng nguyên A, huyết thanh có kháng thể β.
Nhóm B: hồng cầu có kháng nguyên B, huyết thanh có kháng thể α.
Nhóm AB: hồng cầu có kháng nguyên A, B; huyết thanh không có
kh thể α và β.
Nhóm O: hồng cầu không có kháng nguyên; huyết thanh có kháng thể
α và β.
Khi tiếp máu chỉ cần xét phản ứng hồng cầu (cho) + huyết thanh (nhận),
nếu phát sinh ngưng kết thì không thể tiếp máu được.
Nhưng khi nghiên cứu trên gia súc, gia cầm, các nhà khoa học khám phá
ra rằng: tính chất sinh hóa học của máu có liên quan đến khả năng tổng hợp
protein của từng loài sinh vật.
Protein là chất hữu cơ có ở bất cứ vật sống nào với tỷ lệ khá ổn định, là
vật chất mang sự sống, là thành phần hóa học của tế bào sống.


9
Protein mang sự sống được cấu tạo từ những nguyên tố phổ biến trong tự
nhiên: C (50 - 54%), O (20 - 23%), H (6 - 7%) và N (16% khối lượng).
Protein được xây dựng từ những đơn vị cấu tạo cơ bản là axit amin. Axit
amin có gần 200 loại nhưng sự sống chỉ chọn 20 loại để cấu tạo nên các loại
protein. Các protein khác nhau là do sự sắp xếp khác nhau của các axit amin.
Vì vậy mà trong cơ thể sinh vật protein như: cơ,
phủ tạng, tế bào máu,… [10].
Các loại protein chức năng khác nhau có cấu trúc bậc 2, bậc 3 hay bậc 4.
Các cấu trúc này là cách sắp xếp gọn trong không gian của phân tử protein, tạo
cho protein chức năng có được những trung tâm hoạt động, là nơi hình thành
kết cấu thể hiện trực tiếp vai trò sinh học của nó.
Máu mang đầy đủ cấu trúc của protein nói chung, máu của các loài sinh
vật máu nóng có đặc tính sinh hóa học giống nhau, nhưng hàm lượng các thành
phần trong máu có những đặc trưng theo loài, lứa tuổi, tính biệt, thể trạng,…
1.1.2.1. Protein huyết thanh và các tiểu phần protein huyết thanh
Thành phần hữu hình trong máu có Hb là một chromoproteit mang chức
năng sinh lý trong trao đổi oxy. Thành phần vô hình là protein huyết thanh bao
gồm các tiểu phần: albumin; α-globulin, β-globulin và γ-globulin.
Albumin và globulin là 2 loại protide dạng cầu rất phổ biến trong thành
phần mô bào động vật, gồm toàn axit amin trong đó tỷ lệ axit amin có tính chất
axit chiếm khá cao. Phân tử lượng của albumin là 70.000 kDa, của globulin là
hàng chục vạn đến hàng triệu kDa. Albumin và globulin có nhiều trong máu,
huyết thanh và cơ.
Albumin có vai trò tạo hình trong trao đổi huyết thanh, gắn liền với
quá trình dinh dưỡng do có phân tử lượng thấp, dễ liên kết với các sản phẩm
dinh dưỡng. Albumin là thành phần chủ yếu tạo nên protein huyết thanh. Vì
vậy mà trong quá trình phát triển cá thể động vật, hàm lượng tương đối hay


10
tỷ lệ phần trăm của albumin thường biến động đồng thời với hàm lượng
protein huyết thanh.
Globulin có 3 nhóm chính: α-globulin, β-globulin và γ-globulin. Ngoài ra
còn có một số nhóm khác.
Trong đó, γ-globulin chứa phần lớn kháng thể tự nhiên và các loại
protein miễn kháng. Điều này có ý nghĩa lớn trong quá trình tiến hóa của sinh
vật. Đây là loại globulin liên quan đến sức đề kháng của cơ thể nên rất có ý
nghĩa trong chẩn đoán.
α-globulin liên quan đến hướng sản xuất, sự tổng hợp và tích lũy mỡ của
cơ thể. β-globulin tham gia vào quá trình tạo máu, tham gia vận chuyển Zn, Cu,
Mn [10].
1.1.2.2. Hệ số A/G
Hệ số A/G là trị số dùng để chỉ tỷ lệ albumin/globulin trong máu. Nếu
A/G>1 là rất tốt. Tương quan A/G phụ thuộc vào tuổi và khối lượng sinh
trưởng. Ví dụ ở gà đẻ là 0,96%, còn ở gà con thời kỳ sinh trưởng lượng
albumin giảm còn lượng globulin tăng [2].
1.2. T
buồng
Quá trình sinh sản ở gia cầm mái khác nhau rất cơ bản so với ở gia súc.
Sinh sản ở gia cầm thông qua việc đẻ trứng. Trứng được thụ tinh bên trong
đường sinh dục cái. Phôi phát triển ngoài cơ thể mẹ và đòi hỏi những điều kiện
nhất định.
Giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi, cơ quan sinh dục ở gia cầm
không có sự phân biệt đực, cái. Sự phân hoá giới tính chỉ xảy ra từ tuần thứ hai
của quá trình phát triển phôi. Ở gia cầm cái chỉ có buồng trứng và ống dẫn
trứng bên trái phát triển (trừ bồ câu), nguyên nhân của sự mất đi của buồng
trứng và ống dẫn trứng bên phải chưa được xác định và giải thích thoả đáng.

11

Buồng trứng bên trái phân bố một vùng trong xoang bụng (trước thận
trái). Kích thước của buồng trứng thay đổi rất lớn phụ thuộc vào loài gia cầm,
tuổi, thời gian đẻ Gà một ngày tuổi có kích thước buồng trứng 1-3 mm, khối
lượng 0,03 g. Khi thành thục sinh dục buồng trứng có chiều dài 10-15 mm,
rộng 10mm, dày 3-4 mm và có khối lượng là 0,3-0,5 g. Lúc gà 18-20 tuần tuổi
buồng trứng nặng 20 g, lúc gà đẻ trứng cao nhất buồng trứng nặng 40-60 g. Sự
tăng khối lượng của buồng trứng được xác định là do sự phát triển của 3-4 noãn
bào. Mỗi noãn bào đạt đến đường kính chừng 40 mm [7].
Buồng trứng được tạo thành từ 2 lớp: lớp vỏ và lớp trung tâm. Khi chưa
thành thục (gia cầm chưa thành thục về tính) lớp vỏ của buồng trứng được phủ
các tế bào hình trụ (biểu mô hình trụ). Dưới đó là lớp tổ chức liên kết, trong đó
phân bố các noãn bào. Dưới kính hiển vi quan sát thấy có tới 12000 noãn bào.
Phần trung tâm là các tổ chức liên kết có chứa thần kinh, mạch quản, cơ trơn.
Khi gia cầm thành thục về tính, buồng trứng bao gồm nhiều tế bào trứng.
Số tế bào trứng có trong buồng trứng gà mái là 3600, tuy vậy gà mái đẻ trứng
tốt nhất cho đến nay là 1500 quả. Như vậy còn một khoảng cách lớn giữa tiềm
năng năng suất trứng và năng suất thực tế. Điều đó cho phép đi sâu tìm hiểu các
biện pháp để nâng cao sức sản xuất trứng ở gà. Tại buồng trứng mỗi tế bào
trứng được bọc trong một túi nhỏ đính vào cuống buồng trứng. Trên bề mặt
noãn bào có nhiều mạch máu để nuôi tế bào trứng. Thời gian từ khi hình thành
trứng cho đến khi trứng chín và rụng khoảng 7-10 ngày.
c đ
dẫ ng ở gia cầm được chia thành 5 phần với độ dài ngắn khác
nhau và có chức năng không giống nhau [7]:
+ Loa kèn: Loa kèn là phần đầu của ống dẫn trứng với chức năng hứng
trứng. Trứng được thụ tinh ở phần loa kèn. Niêm mạc ở phần loa kèn tiết ra
chất tiết có tác dụng nuôi dưỡng tinh trùng. Tinh trùng có thể sống tại phần loa
kèn được 1-30 ngày. Nhưng hoạt lực thụ tinh tốt nhất từ 1-7 ngày. Trứng rơi

12

vào phần loa kèn và lưu lại tại đây 5-25 phút. Sau đó nhờ nhu động của ống dẫn
trứng mà trứng được di chuyển tiếp tục xuống các phần sau của ống dẫn trứng
[7].
+ Phần tiết lòng trắng trứng: Là phần tiếp theo ngay loa kèn của ống
dẫn trứng có chiều dài bằng 80% chiều dài toàn bộ ống dẫn trứng. Chức
năng là sản sinh ra lòng trắng trứ 40-50% lòng trắng trứng được
hình thành từ đoạn này, phần lòng trắng còn lại sẽ tiếp tục được hình thành ở
phần sau của ống dẫn trứng. Trứng dừng lại ở phần phân tiết lòng trắng
trứng không quá 3 giờ.
+ Phần eo của ống dẫn trứng: Tiếp theo phần tiết lòng trắng, phần eo có
chức năng hình thành màng vỏ trứng và một phần lòng trắng trứng. Qua khỏi
phần eo hình dạng của trứng được hình thành. Trứng dừng lại ở phần eo
khoảng 75 phút.
+ Tử cung: Là phần phình to tiếp theo phần eo, có chiề 10%
chiều dài ống dẫn trứng. Tại tử cung phần lòng trắng tiếp tục được sinh ra và
thấm qua màng vỏ trứng vào trứng. Ngay khi trứng vào đến phần eo thì đầu
trước của nó hình thành vỏ lụa (màng dưới vỏ trứng), sau đó vỏ cứng được hình
thành dần dần (vỏ đá vôi). Thời gian trứng lưu lại ở tử cung là 16-20 giờ. Tại tử
cung màu sắc của vỏ trứng cũng được hình thành.
+ Âm đạo: Là phần tận cùng của ống dẫn trứng, có chức năng sinh ra
lớp màng mỡ bao bọc vỏ trứng. Lớp màng mỡ này giúp cho gia cầm dễ đẻ,
ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong trứng, hạn chế sự bốc hơi
nước của trứng. Lớp màng mỡ tạo nên độ bóng giúp ta phân biệt được trứng
cũ và trứng mới.
Như trên đã trình bày, trứng được t một phần ở buồng trứng một
phần ở ống dẫn trứng. Sự hình thành trứng là một quá trình phức tạp có sự
tham gia của hocmon. Tuy lòng đỏ trứng được hình thành ở buồng trứng,
nhưng hàm lượng protein của nó lại được tổng hợp ở các phần khác nhau của
cơ thể mà chủ yếu ở gan và thận. Mỡ của trứng được tổng hợp nên có nguồn


13
gốc trực tiếp từ lipit của khẩu phần và một phần lớn hơn lại từ giải phóng mỡ ở
các kho dự trữ mỡ trong cơ thể. Protein và mỡ được chuyển qua máu đến
buồng trứng tham gia hình thành trứng.
Mất vài ngày để lòng đỏ hình thành ở buồng trứng, phần còn lại được
hình thành trong ống dẫn trứng. Lòng đỏ trứng (tế bào sinh dục cái) được
phóng thích từ buồng trứng và tiếp tục hoàn thiện trong ống dẫn trứng. Sự thụ
tinh của trứng phụ thuộc vào sự hợp nhất của tinh trùng và nhân của trứng. Quá
trình này diễn ra trong phần đầu của ống dẫn trứng trước khi các phần khác của
trứng được bổ sung. Sự thụ tinh diễn ra là kết quả của sự gặp gỡ giữa trứng và
tinh trùng, còn sự hình thành trứng không phụ thuộc trứng có được thụ tinh hay
không. Trứng mất 5 phút ở phần loa kèn, 3 giờ ở phần phân tiết lòng trắng, 1
giờ 15 phút ở phần eo để hình thành màng vỏ trứng. Nếu phần eo thắt không
bình thường thì có thể dẫn đến thay đổi hình dạng trứng. Sự hình thành albumin
ở tử cung hoặc tuyến vỏ mất 12-20 giờ. Vỏ được hình thành chậm ở nửa đầu
của giai đoạn trứng trong tử cung và nhanh chóng hơn ở nửa còn lại. Chất hoá
học sử dụng để hình thành vỏ trứng chủ yếu là canxi và photpho có nguồn gốc
một phần từ khẩu phần và một phần giải phóng ra từ xương. Kho dự trữ chất
khoáng này trong xương bắt đầu được giải phóng ra trước khi gia cầm vào đẻ
trứng 2 tuần. Các chất hình thành vỏ trứng được chuyển vào máu đến tử cung,
không có phần nào của vỏ được hình thành ở âm đạo và thời gian trứng lưu lại
đó là không đáng kể.
1.2.3
.

14
3500 -
1250 -
.
i

0,01 -
.
.
4 -
90 - , t
,
.

15
35 - 40
htophyl
.
1n. ,
.
Quá trình phát triển nang trứng gia cầm có những đặc điểm riêng biệt:
quá trình phát triển có hình thức ưu tiên lựa chọn phát triển từ nang nhỏ đến lớn
theo trình tự rụng trứng. Quá trình phát triển được chia ra làm hai tầng:
Tầng trước (Proliferation follicles) gồm:
(SWF): 1-3 mm; (LWF): 3-5 mm;
(SYF): 5-6 mm; (LYF): 6-9 mm.
Tầng sau (Preovulatory follicles) gồm: 6 (F6);
5 (F5); 4 (F4); 3 (F3);
2 (F2 (F1).

×