Phỏng vấn trên Báo mạng điện tử
Môc lôc
MỞ ĐẦU.................................................................................................1
NỘI DUNG.............................................................................................2
I. Phỏng vấn trên báo mạng điện tử..........................................................2
1. Khái niệm phỏng vấn............................................................................2
2. Phỏng vấn trên báo mạng......................................................................3
3. Các hình thức phỏng vấn trực tuyến trên báo mạng.............................4
a. Giao lưu trực tuyến..........................................................................4
b. Bàn tròn trực tuyến .........................................................................5
c. Tạo đàm trực tuyến..........................................................................5
d. Đối thoại trực tuyến.........................................................................6
e. Giải đáp trực tuyến..........................................................................7
II. Đặc điểm của thể loại phỏng vấn..........................................................8
1. Thể hiện tính dân chủ của báo chí.........................................................8
2. Trực tiếp, khách quan, chân thực..........................................................9
3. Thể hiện tính sinh động, hấp dẫn........................................................10
4. Thông tin trong thể loại phỏng vấn do người trả lời hoàn toàn chịu
trách nhiệm..............................................................................................11
5. Đặc điểm của bài phỏng vấn trên báo mạng điện tử...........................11
III. Cách thức tổ chức...............................................................................12
1. Lập đề cương.......................................................................................12
2. Viết lời mời gọi (giới thiệu vấn đề phỏng vấn)...................................13
3. Tổ chức buổi trực tuyến......................................................................13
a. Thành phần tham gia.....................................................................13
b. Tiến hành phỏng vấn......................................................................14
PHỎNG VẤN.......................................................................................15
Phỏng vấn trên Báo mạng điện tử
MỞ ĐẦU
Sau thành công vang dội của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại AFF Cup,
hầu như tất cả các báo, đài đã ngay lập tức vào cuộc. Hàng trăm bài viết ở mọi
thể loại đã được đăng tải liên tục xoay quanh chủ đề. Bên cạnh những bài
bình luận sắc xảo của các chuyên gia, các cuộc giao lưu trực tuyến cũng tỏ ra
cuốn hút độc giả không kém.
Cuộc giao lưu Giao lưu trực tuyến với thủ môn Hồng Sơn, trung vệ Như
Thành và HLV Mai Đức Chung do báo Dân trí điện tử tổ chức đã thu hút
được hàng trăm nghìn lượt người xem, hàng chục nghìn người tham gia gửi
câu hỏi. Những ngày sau đó, hàng trăm các trang thông tin điện tử đã đăng tải
lại cuộc phỏng vấn này, đồng thời tạo ra một sức lan tỏa rộng lớn trong cộng
đồng thông tin mạng.
Không chỉ lôi cuốn độc giả tại AFF Cup, thể loại phỏng vấn trực tuyến
còn được sử dụng trong rất nhiều các trường hợp khác và đã tạo ra những hiệu
quả to lớn. Những cuộc giao lưu với những người nổi tiếng cho đến những
buổi giải đáp trực tuyến với những chuyên gia hàng đầu đã góp phần tạo ra
một thói quen tốt trong tác nghiệp của các tờ báo mạng điện tử cũng như
trong cộng đồng những người sử dụng mạng Internet. Tất cả như minh chứng
cho sự nở rộ và không ngừng phát triển của thể loại phỏng vấn trên báo mạng
điện tử trong một tương lai gần.
Bên cạnh thể loại tin, giờ đây có thể nói phỏng vấn chính là một sự lựa
chọn mới cho việc thông tin trên báo mạng. Vậy thể loại phỏng vấn trên báo
mạng điện tử có những đặc điểm nổi bật gì khiến nó trở thành sự lựa chọn số
một cho các sự kiện lớn như vậy ?
1
Phỏng vấn trên Báo mạng điện tử
NỘI DUNG
I. Phỏng vấn trên báo mạng điện tử
1. Khái niệm phỏng vấn
Theo nghĩa rộng thì phỏng vấn là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa con
người với nhau để thu nhận thông tin và sản xuất ra những tri thức mới nhằm
mục đích đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội.
Còn theo nghĩa hẹp thì tùy theo góc độ tiếp cận mà người ta đưa ra
những định nghĩa khác nhau về phỏng vấn. Tuy nhiên, bởi chính những góc
độ tiếp cận mà tác giả lựa chọn đã vô tình tự hạn chế sự phát triển của khái
niệm phỏng vấn dù là dưới góc độ một thể loại hay một phương thức khai
thác thông tin.
Trong cuốn “Cách viết một bài báo”, các nhà báo nước ngoài cho rằng:
“Phỏng vấn là một hình thức đối thoại trong đó nhà báo nêu câu hỏi và người
được phỏng vấn trả lời. Mục đích của bài phỏng vấn là đem lại cho bạn đọc
những thông tin và lý lẽ về một vấn đề thời sự do một nhân vật am hiểu, có
thẩm quyền cung cấp”. Xong trong thực tiễn hoạt động báo chí, sự nở rộ của
các hình thức phỏng vấn, đặc biệt là trên loại hình báo mạng điện tử đã cho
thấy định nghĩa như vây là chưa đầy đủ.
Hay như các nhà báo T.S. Giooc và B.Sumanta trong cuốn “Cách viết
tin” thì lại cho rằng “Một cuộc phỏng vấn báo chí là phương pháp để thu thập
tin tức từ một người nào đó có cương vị nắm được thông tin. Phỏng vấn
không phải là một cuộc nói chuyện hay đối thoại”. Khi nhắc đến phỏng vấn
người ta thường nhìn nhận nó trên hai phương diện : như là một thể loại và
như một phương thức để thu nhận thông tin. Định nghĩa đã vô tình trở nên
phiến diện khi chỉ đề cập đến phỏng vấn như một hình thức để khai thác
thông tin mà không xét đến mối quan hệ biện chứng với các mặt khác.
2
Phỏng vấn trên Báo mạng điện tử
2. Phỏng vấn trên báo mạng
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí còn khá non trẻ trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Thế nhưng với sự hỗ trợ của một công cụ kết nối
không biên giới và tích hợp đa phương tiện – Internet, báo mạng điện tử đã
nhanh chóng tỏ ra chiếm ưu thế so với các loại hình báo chí cổ điển như: báo
in, phát thanh hay truyền hình.
Những tiện ích mà internet mang lại đã thay đổi về cơ bản cách thức tiếp
nhận thông tin của công chúng đồng thời tạo ra một môi trường báo chí mới
để các thể loại báo chí tiếp tục sinh sôi và phát triển.
Phỏng vấn, với tư cách là một thể loại báo chí lâu đời khi bắt gặp môi
trường ấy đã thực sự bén duyên và sinh sôi, phát triển. Ta có thể dễ dàng nhận
thấy sự bùng nổ về số lượng cũng như chất lượng của các hình thức phỏng
vấn trên báo mạng trong những năm vừa qua. Hàng loạt các bài phỏng vấn
chất lượng liên tục được đăng tải dưới nhiều hình thức. Và dù là phỏng vấn
trực tuyến, bàn tròn trực tuyến hay giải đáp trực tuyến… đều thu hút sự tham
gia của một số lượng công chúng đông đảo chưa từng có.
Đồng thời, với sự xuất hiện của những bài phỏng vấn này một thói quen
tốt đẹp đã được hình thành. Đó là sự tham gia trực tiếp, dân chủ và hết sức
cần thiết của đông đảo công chúng vào môi trường báo chí. Điều này một mặt
giúp nâng cao nhận thức và dần nâng tầm thành ý thức của công chúng đối
với báo chí. Mặt khác sẽ tạo ra một môi trường tác nghiệp lý tưởng và đầy
sống động cho các phòng viên.
Báo mạng Việt Nam mặc dù vẫn còn đang trong quá trình tìm kiếm sự
ổn định và tiếp tục phát triển nhưng cũng đã cho thấy những tiềm năng đầy
hứa hẹn để các thể loại báo chí phát triển.
3
Phỏng vấn trên Báo mạng điện tử
3. Các hình thức phỏng vấn trực tuyến trên báo mạng
Với tư cách một thể loại báo chí, phỏng vấn trên báo mạng cũng tồn tại
các dạng bài phỏng vấn thông thường hay xuất hiện trên báo in, phát thanh và
truyền hình. Ở đây chỉ xin chủ yếu đi sâu, làm rõ về các hình thức phỏng vấn
trực tuyến trên báo mạng điện tử.
a. Giao lưu trực tuyến
Đây là hình thức trao đổi thông tin về một vấn đề nào đó giữa độc giả
với những người khách được mời, được tổ chức trực tiếp thông qua mạng
Internet. Khách mời thường là những người nổi tiếng như ca sĩ, nghệ sĩ... đôi
khi khách mời cũng có thể là những quan chức cao cấp của nhà nước được
mời đến để giao lưu với công chúng về một vấn đề cụ thể.
Giao lưu với tư cách là một hình thức thông tin báo chí là sự tiếp xúc, trò
chuyện, trao đổi ý kiến giữa các đối tượng: nhà báo - khách mời và khách
mời- công chúng, tức là có sự tham gia từ nhiều phía. Tại những cuộc giao
lưu trực tuyến này, độc giả có thể trực tiếp gửi câu trả lời thông qua mạng
internet và cũng có thể nhận được câu trả lời ngay.
Người hỏi có thể đặt nhiều câu hỏi cùng một lúc, về nhiều khía cạnh
khác nhau của vấn đề. Bên cạnh đó, do không bị giới hạn về không gian nên
độc giả có thể đồng thời gửi kèm những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm muốn chia
sẻ cùng với khách mời song song với các câu hỏi. Vì thế, giao lưu phần nào
đã tạo ra được sự bình đẳng giữa công chúng và khách mời.
Ở hình thức phỏng vấn này, vai trò của công chúng và khách mời là quan
trọng hơn cả. Chất lượng của cuộc phỏng vấn hoàn toàn phụ thuộc vào câu
hỏi và cách trả lời của khách mời. Phóng viên chỉ đóng vai trò như người dẫn
dắt câu chuyện và nêu câu hỏi của độc giả. Phóng viên thường kiêm luôn cả
vai trò biên tập để đánh máy và biên tập lại nội dung câu hỏi và câu trả lời cho
rõ ý, đúng chính tả, ngữ pháp và đảm bảo mọi thứ diễn ra “đúng luật”.
4
Phỏng vấn trên Báo mạng điện tử
Chủ đề của các cuộc giao lưu giải trí thường mang tính văn hóa, giải trí.
Tuy nhiên, đôi khi hình thức này cũng được áp dụng để tổ chức những cuộc
trò chuyện giữa các nhân vật quan chức cao cấp với công chúng. Và những
cuộc trò chuyện như vậy thường mang tính chất chính trị, xã hội rõ ràng.
b. Bàn tròn trực tuyến
Đây thường là những cuộc phỏng vấn trực tiếp giữa phóng viên với một
hoặc nhiều nhân vật khách mời và có sự tham gia của công chúng trong quá
trình phỏng vấn.
Với hình thức này, phóng viên và khách mời đóng vai trò chủ đạo. Sự
tham gia của công chúng vào cuộc phỏng vấn là không nhiều. Họ vẫn có thể
gửi câu hỏi tham gia nhưng sẽ không được sử dụng nhiều. Các câu hỏi được
sử dụng chỉ đóng vai trò là tiền đề để bắt đầu buổi phỏng vấn hoặc đôi khi chỉ
là để kết thúc một đề tài và chuyển sang một đề tài khác.
Sự cập nhật của nội dung bài phỏng vấn không đòi hỏi cao như trong
hình thức giao lưu trực tuyến. Chính bởi thế nó thường lôi cuốn ít công chúng
tham gia hơn là thể loại giao lưu. Chỉ những ai thực sự quan tâm và có nhu
cầu trao đổi mới quan tâm để tham gia trực tiếp hình thức này.
Bàn tròn trực tuyến được thiết lập khi có những vấn đề bức xúc, cần sự
trao đổi qua lại để làm sáng tỏ hoặc có những vấn đề gây tranh cãi cần ý kiến
của nhiều giới khác nhau. Chính vì thế khách mời của các cuộc bàn tròn trực
tuyến trên phải là những người có uy tín, có thẩm quyền, trách nhiệm cao
trong xã hội, có khả năng nắm bắt, khái quát vấn đề, phân tích sâu, cụ thể một
hiện tượng xảy ra trong cuộc sống: Thủ tướng, Bộ trưởng, các nhà nghiên
cứu, chuyên gia...
c. Tạo đàm trực tuyến
Về cơ bản, tọa đàm trực tuyến có nhiều nét tương đồng với bàn tròn trực
tuyến. Khách mời của nó cũng phải là những chuyên gia, những người am
5
Phỏng vấn trên Báo mạng điện tử
hiểu vấn đề và tiếng nói có trọng lượng. Các vấn đề được đưa ra trong buổi
thảo luận cũng là những vấn đề thời sự nóng hổi, các vấn đề xã hội cần được
làm rõ.
Tuy nhiên, có 2 điểm khác nhau cơ bản giữa hai hình thức này đó là mức
độ tham gia của khách mời và vai trò của công chúng trong cuộc phỏng vấn.
Ở hình thức này, vai trò của khách mời là quan trọng hơn cả, phóng viên
chỉ là người dẫn dắt cuộc phỏng vấn, nêu vấn đề và đảm bảo mọi thứ diễn ra
“đúng luật”. Sự tham gia của khách mời là tuyệt đối hay nói cách khác, ở hình
thức này không hề có sự tham gia của công chúng. Mọi diễn biến sẽ xoay
quanh ý kiến của các chuyên gia và nhiệm vụ của họ là phải thảo luận, trao
đổi với nhau để tìm ra một kết luận, một hướng giải quyết cuối cùng cho vấn
đề.
Chính bởi vậy, tính chất của cuộc tọa đàm này là hết sức chính luận và
nghiêm túc. Nó thực sự là một cuộc chơi đòi hỏi người tham gia phải có bản
lĩnh, trình độ và sự lao động nghiêm túc. Vì thế, kết quả của những buổi tọa
đàm thường rất tốt. Nó thường giúp giải quyết được vấn đề một cách nhanh
chóng và chuyên nghiệp.
Và cũng bởi không có sự tham gia của công chúng nên thể loại này ít
được lựa chọn trong hầu hết các tình huống. Người ta có thể lựa chọn cách
hình thức khác mềm mại hơn như giao lưu trực tuyến. Vì thế, thể loại này
cũng không đòi hỏi phải cập nhật nội dung bài tọa đàm nhanh chóng.
d. Đối thoại trực tuyến
Đối thoại là sự trao đổi bình đẳng, công khai giữa công chúng và khách
mời về những vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn, những chủ trương chính
sách của Đảng, Nhà nước.
Khách mời ở đây thường là các nguyên thủ quốc gia hay những người có
trọng trách, có thẩm quyền, hiểu biết nhiều vấn đề lớn của đất nước. Họ có
6