Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (bidv) chi nhánh nam bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.8 KB, 74 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH-HẢI QUAN
KHOA TÀI CHÍNH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
(BIDV)
CHI NHÁNH NAM BÌNH DƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Hồng Phúc
Sinh viên thực hiện: Hoàng Quốc Vũ
Lớp: C8A4k
Niên khoá 2008- 2011
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoat động tín dụng của NHTM
1.1 Giới thiệu sơ lươc về NHTM
1.1.1 Khái niệm về NHTM
1.1.2 Chức năng cuả NHTM
1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng
1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán.
1.1.2.3 Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng
1.1.3 Hoat động của NHTM
1.1.3.1 Huy động vốn
1.1.3.2 Hoạt động tín dụng:
1.1.3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
1.1.3.4. Các hoạt động khác
1.1.3.4.1 Đầu tư trực tiếp (Direct Investment)


1.1.3.4.2 Đầu tư gián tiếp (Indirect Investment)
1.2 Sơ lược về tín dụng
1.2.1 Khái niệm về tín dung
1.2.2 Đặc điểm của tín dung
1.2.3 Phân loại tín dung
1.3 Tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp
1.3.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn
1.3.2 Vai trò tín dụng ngắn hạn
1.3.2.1 Đối với nền kinh tế
1.3.2.2 Đối với doanh nghiệp
1.3.2.3 Đối với ngân hàng
1.3.3 Hình thức tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp
1.3.3.1 Cho vay theo món
1.3.3.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá
1.4.1 Chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu
1.4.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
1.4.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
1.4.4 Chỉ tiêu về lợi nhuận
Chương 2: Thực trạng tín dụng ngắn hạn đối vói doanh nghiệp tại Ngân
Hàng Đầu tư va Phát triển Viêt Nam – Chi nhánh Nam Bình Dương
2.1 Tổng quan về chi nhánh BIDV Bình Dương
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh.
2.1.1.1 Khái quát về ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
2.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Bình
Dương
2.1.2 Sơ đồ tổ chức của ngân hàng BIDV Nam Bình Dương
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Nam Bình Dương

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2008_2010
2.2.2 Hoạt động huy động vốn 2008_2010
2.3 Tình hình cấp tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng
ĐT&PT Nam Bình Dương
2.3.1 Quy trình tín dụng ngắn hạn của BIDV đối với doanh nghiệp
2.3.2 Các hình thức cấp tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại
BIDV chi nhánh Nam Bình Dương
2.3.2.1 Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
2.3.2.2 Cho vay theo món.
2.3.2.3 Cho vay theo hạn mức.
2.3.3 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại BIDV Nam Bình Dương
2.3.3.1 Hoạt động tín dụng 2008_2010
2.3.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với DN tại ngân hàng BIDV chi
nhánh Nam Bình Dương
2.3.3.3 Tình hình thu nợ hoạt động cấp tín dụng đối với DN tại ngân hàng BIDV chi
nhánh Nam Bình Dương
2.3.3.4 Cơ cấu dư nợ hoạt động cấp tín dụng đối với DN tại ngân hàng BIDV chi
nhánh Nam Bình Dương
2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn đối với DN của chi nhánh
2.4.1 Tình hình nợ xấu đối với DN tại chi nhánh
2.4.2 Chỉ tiêu về lợi nhuận từ lãi đối với DN tại chi nhánh
2.5 Đánh giá tình hình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng BIDV chi nhánh Nam Bình Dương
2.5.1 Những kết quả đạt được
2.5.2 Hạn chế
2.5.3 Nguyên nhân chủ yếu
Chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Viêt Nam – Chi nhánh Nam Bình
Dương
3.1 Định hướng phát triển của BIDV chi nhánh Nam Bình Dương trong những

năm tới
3.1.1 Định hướng phát triển chung
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng ngắn hạn
3.2 Giải pháp nhằm phát triển tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp của chi
nhánh Nam Bình Dương
3.2.1 Đa dạng hóa hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với DN
3.2.1.1 Đa dạng hóa về loại hình tín dụng ngắn hạn đối với DN
3.2.1.2 Đa dạng hóa về hình thức tín dụng ngắn hạn đối với DN
3.2.2 Xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt cho DN
3.2.3 Tăng cường hoạt động tư vấn đối với DN
3.2.4 Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay đối với DN của Ngân hàng BIDV Nam
Bình Dương
3.2.5 Tổ chức đào tạo cán bộ tín dụng của Ngân hàng BIDV Nam Bình Dương
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước
3.3.2 Về phía BIDV Nam Bình Dương
3.3.3 Kiến nghị đối với DN
Kết luận
LỜI CẢM ƠN
  
Qua thời gian thực tập tại ngân hàng Đầu tư va Phát triển Viêt Nam – Chi
nhánh Nam Bình Dương em đã học được nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi
ngồi ghế nhà trường tôi chưa được biết. Để hoàn thành đề tài này, trước hết
em xin chân thành cảm cô ThS. Lê Thị Hồng Phúc đã tận tình hướng dẫn tôi
trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến
ban lãnh đạo ngân hàng Đầu tư va Phát triển Viêt Nam – Chi nhánh Nam
Bình Dương cùng các anh chị phòng quan hệ khách hang đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp emhoàn thành tốt quá trình thực tập.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, trong quá trình làm đề tài
không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô,

các anh, chị tại ngân hàng Đầu tư va Phát triển Viêt Nam – Chi nhánh Nam
Bình Dương.
NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG
































TP.HCM Ngày… Tháng….Năm 2011
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN




























TP.HCM Ngày… Tháng….Năm 2011

MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoat động tín dụng của NHTM 3
1.1 Giới thiệu sơ lươc về NHTM 3
1.1.1 Khái niệm về NHTM 3
1.1.2 Chức năng cuả NHTM 3
1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng 3
1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán. 4
1.1.2.3 Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng 4
1.1.3 Hoat động của NHTM 5
1.1.3.1 Huy động vốn 5
1.1.3.2 Hoạt động tín dụng: 5
1.1.3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 7
1.1.3.4. Các hoạt động khác 7
1.1.3.4.1 Đầu tư trực tiếp (Direct Investment) 7
1.1.3.4.2 Đầu tư gián tiếp (Indirect Investment) 7
1.2 Sơ lược về tín dụng 8
1.2.1 Khái niệm về tín dung 8
1.2.2 Đặc điểm của tín dung 8
1.2.3 Phân loại tín dung 9
1.3 Tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp 9
1.3.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn 9
1.3.2 Vai trò tín dụng ngắn hạn 10
1.3.2.1 Đối với nền kinh tế 10
1.3.2.2 Đối với doanh nghiệp 10

1.3.2.3 Đối với ngân hang 10
1.3.3 Hình thức tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp 11
1.3.3.1 Cho vay theo món 11
1.3.3.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng 11
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá 12
1.4.1 Chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu 12
1.4.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 12
1.4.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 13
1.4.4 Chỉ tiêu về lợi nhuận 13
Chương 2: Thực trạng tín dụng ngắn hạn đối vói doanh nghiệp tại Ngân
Hàng Đầu tư va Phát triển Viêt Nam – Chi nhánh Nam Bình Dương
2.1 Tổng quan về chi nhánh BIDV Bình Dương 14
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 14
2.1.1.1 Khái quát về ngân hàng ĐT&PT Việt Nam 14
2.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Bình
Dương 14
2.1.2 Sơ đồ tổ chức của ngân hàng BIDV Nam Bình Dương 15
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh 16
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Nam Bình Dương 17
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2008_2010 17
2.2.2 Hoạt động huy động vốn 2008_2010 18
2.3 Tình hình cấp tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng
ĐT&PT Nam Bình Dương 19
2.3.1 Quy trình tín dụng ngắn hạn của BIDV đối với doanh nghiệp 19
2.3.2 Các hình thức cấp tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại
BIDV chi nhánh Nam Bình Dương 21
2.3.2.1 Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất 21
2.3.2.2 Cho vay theo món 21
2.3.2.3 Cho vay theo hạn mức 22

2.3.3 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại BIDV
Nam Bình Dương 23
2.3.3.1 Hoạt động tín dụng 2008_2010 23
2.3.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với DN tại ngân hàng BIDV chi
nhánh Nam Bình Dương 26
2.3.3.3 Tình hình thu nợ hoạt động cấp tín dụng đối với DN tại ngân hàng BIDV chi
nhánh Nam Bình Dương 28
2.3.3.4 Cơ cấu dư nợ hoạt động cấp tín dụng đối với DN tại ngân hàng BIDV chi
nhánh Nam Bình Dương 30
2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn đối với DN của chi nhánh.39
2.4.1 Tình hình nợ xấu đối với DN tại chi nhánh 39
2.4.2 Chỉ tiêu về lợi nhuận từ lãi đối với DN tại chi nhánh 40
2.5 Đánh giá tình hình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng BIDV chi nhánh Nam Bình Dương 41
2.5.1 Những kết quả đạt được 41
2.5.2 Hạn chế 42
2.5.3 Nguyên nhân chủ yếu 43
Chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Viêt Nam – Chi nhánh Nam Bình
Dương 45
3.1 Định hướng phát triển của BIDV chi nhánh Nam Bình Dương trong những
năm tới 45
3.1.1 Định hướng phát triển chung 45
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng ngắn hạn 46
3.2 Giải pháp nhằm phát triển tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp của Chi
nhánh Nam Bình Dương 46
3.2.1 Đa dạng hóa hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với DN 46
3.2.1.1 Đa dạng hóa về loại hình tín dụng ngắn hạn đối với DN 46
3.2.1.2 Đa dạng hóa về hình thức tín dụng ngắn hạn đối với DN 47
3.2.2 Xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt cho DN 48

3.2.3 Tăng cường hoạt động tư vấn đối với DN 49
3.2.4 Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay đối với DN của Ngân hàng BIDV Nam
Bình Dương 49
3.2.5 Tổ chức đào tạo cán bộ tín dụng của Ngân hàng BIDV Nam Bình Dương 51
3.3 Một số kiến nghị 51
3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước 51
3.3.2 Về phía BIDV Nam Bình Dương 53
3.3.3 Kiến nghị đối với DN 54
Kết luận 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
STT Nội dung Trang
Bảng 2.1
Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh tại BIDV Nam Bình Dương
17
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn tại BIDV Nam Bình Dương 18
Bảng 2.3 Hoạt động cấp tín dụng tại BIDV Nam Bình Dương 23-24
Bảng 2.4 Tình hình nợ xấu và trích lập DPRR tại BIDV Nam Bình
Dương
25
Bảng 2.5 Tình hình trích lập DPRR tại BIDV Nam Bình Dương 25
Bảng 2.6 Cơ cấu doanh số cấp tín dụng ngắn hạn đối với DN tại
BIDV Nam Bình Dương
26
Bảng 2.7 Cơ cấu doanh số - thu nợ cấp tín dụng ngắn hạn đối với
DN tại BIDV Nam Bình Dương
28
Bảng 2.8
Cơ cấu dư nợ hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn đối với DN tại
BIDV Nam Bình Dương

30
Bảng 2.9 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DN tại BIDV
Nam Bình Dương
32
Bảng 2.10 Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại hình DN tại BIDV Nam
Bình Dương
33
Bảng 2.11 Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền tệ đối với DN tại BIDV
Nam Bình Dương
34
Bảng 2.12 Tỷ trọng thu nợ trên doanh số cho vay tại BIDV Nam Bình
Dương
36
Bảng 2.13 Cơ cấu dư nợ cho vay theo mức độ an toàn đối với DN tại
BIDV Nam Bình Dương
37
Bảng 2.14
Tình hình dư nợ chiết khấu đối với DN tại BIDV Nam Bình
Dương
38
Bảng 2.15 Cơ cấu dư nợ bảo lãnh tại BIDV Nam Bình Dương 39
Bảng 2.16
Cơ cấu nợ xấu đối với DNNVV tại BIDV Nam Bình Dương
39
Bảng 2.17 Lợi nhuận từ lãi đối với DN tại BIDV Nam Bình Dương 40
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
STT Nội dung Trang
Biểu đồ 2.1
Doanh số các loại hình cấp tín dụng ngắn hạn đối với DN
tại BIDV Nam Bình Dương

27
Biểu đồ 2.2 Doanh số - thu nợ đối với DN tại BIDV Nam Bình
Dương
29
Biểu đồ 2.3
Cơ cấu dư nợ hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn đối với
DN tại BIDV Nam Bình Dương
31
Biểu đồ 2.4
Doanh số dư nợ cho vay theo loại tiền tệ đối với DN tại
BIDV Nam Bình Dương
34
Biểu đồ 2.5
Tỷ trọng dư nợ cho vay theo loại tiền tệ đối với DN tại BIDV
Nam Bình Dương
35
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
NHTM Ngân hàng thương mại
BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
NH Ngân hàng
KCN VSIP Khu công nghiệp Việt Nam_Singapore
Cán bộ tín dụng
BCTC Báo cáo tài chính
SXKD Sản xuất kinh doanh
DN Doanh nghiệp
NHNN Ngân hàng nhà nước
TSĐB Tài sản đảm bảo
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
BL Bảo lãnh
CNH_HĐH Công nghiệp hóa_Hiện đại hóa

TCTD Tổ chức tín dụng
DPRR Dự phòng rủi ro
QHKH Quan hệ khách hàng
Nhóm 1
(xếp hạng AAA)
Đây là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn
trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.
Nhóm 2
(xếp hạng AA)
Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều
so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản
nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.
Nhóm 3
(xếp hạng A)
Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác
động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế
hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng
trả nợ vẫn được đánh giá là tốt
VND Đồng Việt Nam
USD Đồng đôla Mỹ
NĐ-CP Nghị định-Chính phủ
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, hệ thống các NHTM ở Việt Nam đã có
những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt, bao gồm số lượng, quy mô, nội
dung và chất lượng dịch vụ. Hệ thống các NHTM đã có những đóng góp xứng đáng vào
công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới
phát triển của các doanh nghiệp nói riêng. Trong đó, hoạt động tín dụng ngân hàng được
coi như “đòn bẩy” cho sự phát triển kinh tế, là nguồn vốn quan trọng phát triển kinh tế
trong nước. Nghiệp vụ tín dụng cũng là nghiệp vụ hàng đầu có ý nghĩa trong quyết định

của một ngân hàng. Hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng là nhằm mục đích mang lại
hiệu quả cho chính bản thân ngân hàng, cho khách hàng và cho nền kinh tế. Chính vì
vậy, vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là làm sao sử dụng vốn của mình một cách tốt
nhất, đạt hiệu quả cao nhất để từ đó không ngừng nâng cao uy tín, đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của ngân hàng.
Trong quá trình thực tập tại ngân hàng Đầu tư va Phát triển Viêt Nam – Chi nhánh Nam
Bình Dương, nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng trong hoạt động của ngân hàng nói
chung và những khó khăn gặp phải của ngân hàng trong hoat động tín dụng ngắn hạn,
do đó tôi chọn đề tài “Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân
Hàng Đầu tư và Phát triển Viêt Nam – Chi nhánh Nam Bình Dương”.
2. Mục đích, ý nghĩa thực hiện đề tài:
-Tiếp xúc thực tiễn, tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa lý luận và thực tiễn, từ đó rút
ra những kinh nghiệm cho bản thân
-Dựa vào lý luận và nghiên cứu khác, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện, phát triển
hoạt động này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng : Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Đầu tư va Phát triển Viêt
Nam – Chi nhánh Nam Bình Dương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+Số liệu thực tế về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Đầu tư va Phát triển
Viêt Nam – Chi nhánh Nam Bình Dương.
+Phạm vi số liệu trong 3 năm gần nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp: So Sánh, Phân tích, Luận , giải….
5. Kết cấu đề tài: (gồm 3 phần chính)
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoat động tín dụng của NHTM
Chương 2: Thực trạng tín dụng ngắn hạn đối vói doanh nghiệp tại Ngân Hàng Đầu
tư va Phát triển Viêt Nam – Chi nhánh Nam Bình Dương.
Chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng
Đầu tư va Phát triển Viêt Nam – Chi nhánh Nam Bình Dương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoat động tín dụng của NHTM
1.1 Giới thiệu sơ lươc về NHTM
1.1.1 Khái niệm về NHTM
• Theo nội dung hoạt động
Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công
ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, rồi
sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung
ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng dịch vụ nói trên
• Theo luật các tổ chức tín dụng
Luật số 02/1997/QH10 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam khẳng định:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” (Điều 10 Luật Các tổ chức Tín
dụng).
Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng (huy động vốn dưới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết
khấu chứng từ có giá, bao thanh toán, cho thuê tài chính, thấu chi, cho vay trả góp, cho
vay tiêu dung và cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng khác).
Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào
loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian
này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại,
đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát
triển kinh tế xã hội.
1.1.2 Chức năng cuả NHTM
1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng
Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM nó không
những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của NHTM.
Trong chức năng “trung gian tín dụng” NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra
tập trung huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế biến nó
thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh
doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội.

Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, các NHTM thực hiện những nhiệm vụ cụ
thể sau đây:
• Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá
nhân bằng đồng tiền trong nước và ngoại tệ (USD, EUR, GPB, SGD…)
• Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân
• Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội
• Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các đơn vị và cá nhân
• Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá đối với các đơn vị, cá nhân
• Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các loại hình tín dụng khác đối với tổ chức
và cá nhân
1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán.
Hệ thống NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh
toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán… để hoàn tất các quan hệ kinh tế
thương mại giữa họ với nhau
Trong chức năng trung gian thanh toán, NHTM thực hiện những mặt hoạt động
nghiệp vụ cụ thể sau đây:
• Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân
• Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng
• Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng
1.1.2.3 Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng là những loại hình dịch vụ gắn với các hoạt động kinh doanh
tiền tệ của ngân hàng thương mại, do các NHTM cung cấp cho khách hàng.
Các nghiệp vụ cụ thể của chức năng này bao gồm:
• Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội
• Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế
• Dịch vụ ủy thác (bảo quản, thu hộ, chi hộ, mua bán hộ…)
• Dịch vụ tư vấn đầu tư, cung cấp thông tin
• Dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking): Internet Banking, Home Banking, SMS
Banking…
1.1.3 Hoat động của NHTM

1.1.3.1 Huy động vốn
Huy động vốn là một trong hai mặt của hoạt động cơ bản của NHTM. Với hoạt
động huy động vốn, các NHTM được phép sử dụng tất cả những công cụ và phương
pháp khác nhau nhằm huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập
nguồn vốn, sẵn sàng đáp ứng nhu cấu vay vốn của nền kinh tế. Ngân hàng thương mại
huy động vốn dưới các hình thức sau đây:
• Nhận tiền gửi (nhận ký thác):
Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng VND và bằng ngoại tệ
Nhận tiền gửi của cá nhân, các tổ chức đoàn thể xã hội bằng VND và bằng ngoại tệ
Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng bằng VND và bằng ngoại tệ
Các hình thức huy động khác (tiền gửi ký quỹ, tiền gửi bảo đảm thanh toán, tiền tạm
giữ, tiền đang chuyển,…)
• Phát hành chừng từ có giá để huy động vốn:
Phát hành kỳ phiếu ngân hàng
Phát hành trái phiếu ngân hàng
Phát hành chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn
Phát hành chứng chỉ tiết kiệm
• Vay các tổ chức tín dụng khác:
Vay các ngân hàng trong nước
Vay các ngân hàng nước ngoài
• Vay ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Vay tái cấp vốn
Vay tái chiết khấu
Vay khác
1.1.3.2 Hoạt động tín dụng:
• Cho vay trực tiếp (Direct Loans)
 Theo tính chất:
Cho vay sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế
Cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức đoàn thể xã hội
 Theo thời hạn:

Cho vay ngắn hạn với thời hạn từ một 1 trở xuống
Cho vay trung hạn với thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm
Cho vay dài hạn với thời hạn trên 5 năm
• Cho vay gián tiếp (Indirect Loans)
Chiết khấu chứng từ có giá (Discounting)
Bao thanh toán (Factoring)
• Hình thức cho vay khác
Thấu chi
Cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng
• Bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee)
Bảo lãnh vay vốn (Borrow Guarantee)
Bảo lãnh thanh toán (Payment Guarantee)
Bảo lãnh dự thầu (Tender Guarantee)
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Guarantee)
Bảo lãnh hoàn thanh toán (Repayment Guarantee)
Các hình thức bảo lãnh khác (Other Guarantee)
• Cho thuê tài chính (Financial Leasing)
 Ngân hàng thương mại muốn hoạt động cho thuê tài chính phải thành lập công ty
cho thuê tài chính. Các loại hình hoạt động cho thuê tài chính gồm có:
Cho thuê tài chính thông thường với 3 bên tham gia: loại hình cho thuê này thường được
vận dụng khi cho thuê tài sản thiết bị mới 100%, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhà
cung cấp
Cho thuê tài chính thông thường với 2 bên tham gia: loại hình cho thuê này thường
được sử dụng trong trường hợp cho thuê tải sản thiết bị cũ, đã qua sử dụng, vì vậy
không cần thiết phải có sự tham gia của nhà cung cấp
Mua và cho thuê lại
Cho thuê giáp lưng
1.1.3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Thu phát tiền mặt, vận chuyển, bảo quản
Cung ứng các phương tiện thanh toán

Thực hiện dịch vụ thanh toán và chuyển tiền quốc tế
Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá
Nghiệp vụ ủy thác và đại lý
Cho thuê tủ két sắt, cầm đồ
Mua bán hộ
Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm
Kinh doanh dịch vụ bất động sản
Kinh doanh ngoại hối và vàng
Tư vấn tài chính tiền tệ…
1.1.3.4. Các hoạt động khác
1.1.3.4.1 Đầu tư trực tiếp (Direct Investment)
Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư của ngân hàng bằng vốn của mình theo nguyên
tắc lời được hưởng, lỗ phải gánh chịu. Đầu tư trực tiếp còn gọi là đầu tư thương mại và
được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
Góp vốn mua cổ phần của các tổ chức kinh tế trong nước
Góp vốn mua cổ phần của các tổ chức tín dụng trong nước
Góp vốn, mua cổ phần, liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài (khi được ngân hàng Nhà
nước chấp thuận)
Thành lập công ty trực thuộc – hạch toán độc lập (công ty cho thuê tài chính, công ty
chứng khoán, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản,công ty bảo hiểm, công ty tư vấn,
công ty kho bãi, công ty kinh doanh vàng bạc đá quý…)
1.1.3.4.2 Đầu tư gián tiếp (Indirect Investment)
Đầu tư gián tiếp còn gọi là đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn tự
có và các nguồn vốn ổn định khác.
Đầu tư gián tiếp gồm có:
Đầu tư gián tiếp vào trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng
trung ương
Đầu tư trái phiếu công ty
1.2 Sơ lược về tín dụng
1.2.1 Khái niệm về tín dung

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác
với các chủ thể trong nền kinh tế như doanh nghiệp và cá nhân. Trong nền kinh tế, ngân
hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với
các doanh nghiệp và cá nhân ngân hàng vừa là cho vay đồng thời là người đi vay.
• Với tư cách là người cho vay, ngân hàng nhận tiền gửi từ các doanh nghiệp và cá
nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội.
• Với tư cách là người cho vay, ngân hàng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá
nhân.
• Chủ thể tham gia gồm một bên là ngân hàng, bên còn lại là các chủ thể trong nền
kinh tế như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân…
• Vốn tín dụng cấp chủ yếu là tiền tệ, cũng có thể là tài sản. Nguồn vốn này chủ
yếu hình thành từ vốn huy động tiền gửi, hoặc có thể phát hành các chứng chỉ, giấy tờ
có giá hay tạo tiền để cho vay…
• Thời han cho vay rất linh hoạt, cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.
• Công cụ tín dụng cũng rất linh hoạt, có thể là kỳ phiếu, tría phiếu ngân hàng, các
hợp đồng tín dụng…
• Đây là hình thức tín dụng màng tín gián tiếp, trong đó ngân hàng là trung gian tín
dụng giữa người tiết kiệm và người cần vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng qua
đó thu được lợi nhuận.
1.2.2 Đặc điểm của tín dung
Trong nền kinh tế thị trường, đại bộ phân quỷ cho vay đều tập trung ở ngân hàng và từ
đó đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng ngân hàng
không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hóa, trang trãi chi phí sản
xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng các xí
nghiệp mới, các cơ sở kinh tế hạ tầng, cải tiến kỹ thuật. Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn
đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu vốn tín dụng tiêu dung cá nhân.
1.2.3 Phân loại tín dung
• Căn cứ vào mục đích sử dụng
 Cho vay phục vụ kinh doanh công thương nghiệp
 Cho vay bất động sản

 Cho vay nông nghiệp
 Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
 Cho vay tiêu dùng cá nhân
• Căn cứ vào thời hạn tín dụng
 Cho vay ngắn hạn: dưới 12 tháng
 Cho vay trung hạn: từ 12 đến dưới 60 tháng
 Cho vay dài hạn: từ 60 tháng trở lên.
• Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
 Cho vay không bảo đảm
 Cho vay có bảo đảm
• Căn cứ vào hình thái giá trị
 Cho vay bằng tiền
 Cho vay bằng tài sản
• Căn cứ vào tiêu thức hoàn trả nợ vay
 Cho vay một lần khi đáo hạn (một kỳ hạn trả nợ)
 Cho vay trả góp (có nhiều kỳ hạn trả nợ)
• Căn cứ vào tiêu thức phương thức cho vay
 Cho vay từng lần.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng.
1.3 Tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp
1.3.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn
huy động để cho các chủ thể có nhu cầu vốn vay, thu hồi vốn gốc và lãi với thời hạn
dưới 12 tháng.
1.3.2 Vai trò tín dụng ngắn hạn
Tín dụng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng
ta. Tín dụng góp phần làm ổn định và phát triển sản xuất của nền kinh tế, các tổ chức và
mỗi cá nhân. Cũng như các loại tín dụng khác, tín dụng ngắn hạn có vai trò cực kỳ quan
trọng.
1.3.2.1 Đối với nền kinh tế

NH trong nền kinh tế với tư cách là một DN kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Là
một trung gian tài chính, nó là kênh chuyển vốn từ những nơi thừa vốn đến nơi thiếu
vốn và hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế. Các kênh truyền dẫn vốn có thể qua thị
trường tài chính đó là các nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn, nhưng nó đã bị cạnh
tranh mạnh mẽ của các tổ chức tài chính phi ngân hàng tham gia vào thị trường này như:
công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, công ty tài chính… Hoặc là thị trường tiền tệ là kênh
dẫn và huy động những nguồn vốn và các giấy tờ có giá ngắn hạn. Thị trường này hoạt
động rất linh hoạt và cung cấp một nguồn vốn rất lớn cho nền kinh tế. Do đó tín dụng
ngắn hạn ngày càng phát triển mạnh mẽ.
1.3.2.2 Đối với doanh nghiệp
Tín dụng ngân hàng là nguồn bổ sung vốn lưu động để đảm bảo hoạt động kinh
doanh được liên tục. Không có sự ăn khớp về mặt thời gian giữa các khoản thu và các
khoản chi của một DN nên tại một thời điểm nhất định DN thiếu vốn tạm thời và cần bổ
sung ngay để đảm bảo tính sản xuất được liên tục. Đối với các DN sản xuất mang tính
thời vụ hoặc các DN có vòng quay vốn lưu động chậm thì các khoản tín dụng từ NH có
vai trò quan trọng trong việc giúp cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Tín dụng
ngắn hạn tạo áp lực buộc các DN kinh doanh có hiệu quả.
1.3.2.3 Đối với ngân hàng
Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng đã đảm bảo nguồn
thu chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của NH. Đó là công cụ để tạo nên lợi nhuận và
phòng chống rủi ro cho NH. Trong quá trình hoạt động của các NH, các nhà quản trị NH
phải quan tâm đến các vấn đề: phải tạo được nguồn thu bù đắp được các chi phí (chi phí
huy động vốn, chi phí trả lương, chi phí quản lý, dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi …).
Mặt khác phải đảm bảo khả năng thanh khoản của NH. Tín dụng ngắn hạn có thể giúp
các nhà quản trị được vấn đề này `
1.3.3 Hình thức tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp
Cho vay ngắn hạn tài trợ cho doanh nghiệp gồm có hai hình thức chính: Cho vay theo
món (hay cho vay từng lần) và cho vay theo hạn mức tín dụng.
1.3.3.1 Cho vay theo món
Đặc điểm của loại vay này là khách hàng xin vay món nào thì phải làm hồ sơ xin

vay món đó. Như vậy nếu trong một quý khách hàng có bao nhiêu món vay, thì phải làm
bấy nhiếu hồ sơ xin vay. Bộ phận tín dụng tiến hành phân tích hồ sơ xin vay và xem xét
cho vay đối với từng hồ sơ cụ thể.
Đối tượng áp dụng: Khách hàng vay không thường xuyên.
Khách hàng vay thường xuyên nhưng chưa được NH tín nhiệm cho áp dụng hạn mức tín
dụng.
Cho vay vốn lưu động, cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, cho vay bắc cầu, cho
vay hỗ trợ triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, cho vay tiêu dùng trong
dân cư (thời gian cho vay dưới 12 tháng).
Thường áp dụng cho các khoản vay dài hạn hoặc cho vay theo dự án.
Thường yêu cầu khách hàng phải có đảm bảo.
Ưu điểm: NH chủ động sử dụng vốn, thu lãi cao.
Nhược điểm: Thủ tục phức tạp, tốn chi phí thời gian, khách hàng không chủ động
được nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay không cao do vào một thời điểm khách hàng
vừa có số dư nợ trên tài khoản cho vay vừa có số dư có trên tài khoản tiền gửi.
1.3.3.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng
Đặc điểm cơ bản của loại cho vay này là một hồ sơ xin vay dùng để xin vay cho
nhiều món vay. Cụ thể khách hàng nộp hồ sơ vay vốn một lần vào đầu quý, dù trong
quý khách hàng có nhiều món vay cũng chỉ cần làm một hồ sơ duy nhất. NH tiến hành
phân tích tín dụng và nếu đồng ý cho vay, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng,
trong hợp đồng tín dụng NH sẽ xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng.
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định
mà NH và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khác với loại vay thông
thường, NH xác định kỳ hạn nợ cho một khách hàng với số tiền và thời hạn cụ thể, có
nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu như dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối
đa cho phép, thì khi đó NH sẽ không phát tiền vay cho khách hàng.
Đối tượng áp dụng: Khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên.
Khách hàng vay có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với
phương thức cho vay từng lần.
Thường khi cho vay loại này, NH không yêu cầu đảm bảo tín dụng.

Ưu điểm: thủ tục vay đơn giản, khách hàng chủ động được nguồn vốn vay, lãi
vay trả cho NH thấp. Tuy nhiên loại cho vay này có nhược điểm: NH dễ bị đọng vốn
kinh doanh, thu nhập lãi cho vay thấp.

×