Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.9 KB, 111 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-tự do-hạnh phúc
***
BẢN CAM KẾT
Kính gửi: -Phòng đào tạo Trường Đại học kinh tế quốc dân
-Khoa Đầu tư
Sinh viên: Lê Đức Dũng
Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
Mã sinh viên: CQ470449
Xin cam đoan với nội dung sau:
- Tự thực hiện nghiêm túc bản chuyên đề tố nghiệp’’Hoàn thiện công
tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam’’.
- Các số liệu trong chuyên đề được lấy trong quá trình thực tập tại Ban
thẩm định-Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Không có bất kỳ hình thức sao chép các bài luận văn,chuyên đề khóa trước.
-Nộp đầy đủ,đúng hạn đề cương,bản thảo chuyên đề cho giáo viên
hướng dẫn thực tập.
Tôi xin cam đoan những nội dung của bản cam kết là hoàn toàn đúng.
Hà nội, ngày 29/04/2009
Sinh viên thực hiện
Lê Đức Dũng
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHPTVN Ngân hàng phát triển Việt Nam
VDB Ngân hàng phát triển Việt Nam


NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng nhà nước
UBND Ủỷ ban nhân dân
HĐ SXKD Hợp đồng sản xuất kinh doanh
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn nửa Thế kỷ qua, ở nhiều nước trên Thế Giới, hệ thống
Ngân hàng thực sự đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng
tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ trên toàn bộ nền kinh tế quốc
doanh. Sự lành mạnh của hệ thống Ngân hàng ở mọi quốc gia luôn luôn là cơ
sở của sự ổn định tình hình kinh tế xã hội, đồng thời là điều kiện tiền đề để
khai thác mọi nguồn lực phát triển kinh tế.
Đối với đất nước ta hiện nay, thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá -
Hiện đại hoá nền kinh tế do Đảng và Nhà nước đề xướng, rất nhiều dự án đầu
tư thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề và lĩnh vực đang được thực
hiện. Để công cuộc đầu tư triển khai được thuận lợi thì việc đảm bảo đầy đủ
vốn đầu tư là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn
tài chính của chủ đầu tư thường không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vốn của
dự án.
Để đáp ứng nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư, nhất là đối với các
dự án có quy mô lớn, các chủ đầu tư phải tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ từ
bên ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư xã hội để tài trợ cho dự án thông qua nhiều
con đường khác nhau. Trong đó, nguồn tài trợ vốn cho dự án từ các Ngân
hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong điều kiện Việt Nam hiện
nay, khi các kênh dẫn vốn khác còn rất hạn chế hoặc hoạt động chưa mấy

hiệu quả. Trong quá trình thực hiện tài trợ dự án, điểm mấu chốt nhất mà các
Ngân hàng đều quan tâm đó là tính hiệu quả và tính an toàn của khoản đầu tài
trợ cung ứng cho dự án.
Trên thực tế, đầu tư dự án là lĩnh vực tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó,
vừa đảm bảo hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn vốn đầu tư là bài toán hết
sức phức tạp đối với các Ngân hàng hiện nay. Hướng tới mục tiêu này, Ngân
hàng phát triển Việt Nam đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để đánh
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
giá tính khả thi và quản trị khoản tài trợ sao cho đạt được yêu cầu mong
muốn. Trong đó, Thẩm định dự án đầu tư luôn luôn được Ngân hàng phát
triển Việt Nam coi như một công cụ hữu hiệu và đặc biệt quan trọng trong hệ
thống các biện pháp đảm bảo cho hoạt động tài trợ vốn của Ngân hàng đối với
dự án.
Chính vì những lý do trên, trước khi quyết định tài trợ vốn cho dự án,
Ngân hàng phát triển Việt Nam nhất thiết phải tiến hành công tác thẩm định để
có thể nắm bắt một cách cụ thể và rõ ràng mọi vấn đề có liên quan đến dự án.
Trong quá trình thực tế tại Ngân hàng phát triển Việt Nam cùng với phần lý
luận được đào tạo tại trường, em đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác Thẩm
định dự án đầu tư. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ có kinh nghiệm lâu
năm tại các ban, đặc biệt là Ban thẩm định của Ngân hàng phát triển Việt Nam, cùng
với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo:Ths Nguyễn Thị Ái Liên, em đã hoàn thành đề
tài chuyên đề tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân
hàng phát triển Việt Nam".
Nội dung chuyên đề tốt nghiệp gồm 2 chương:
Chương I::Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng
Phát triển Việt Nam
Chương II:Giải pháp hoàn thiện công tác Thẩm định dự án đầu tư tại
Ngân hàng phát triển Việt Nam..

SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(VDB)
1.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển Việt Nam
1.1.1 Giới thiệu,quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng
phát triển Việt Nam(VDB)
Trước đây,Quỹ hỗ trợ phát triển được thành lập theo nghị
định50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của chính phủ.Xuất phát từ đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước, dự kiến nhiệm vụ kế hoạch 2006-2010,
những yêu cầu thách thức của quá trình hội nhập và tăng trưởng kinh tế nói
chung và lĩnh vực đầu tư phát triển, lĩnh vực xuất khẩu nói riêng, Quỹ hỗ trợ
phát triển đã báo cáo chính phủ phương hướng đổi mới tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước như sau:Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được
hoạch định theo lộ trình hội nhập, định hướng thị trường đảm bảo bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế; chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
doanh nghiệp vừa và nhỏ.Từng bước điều chỉnh phạm vi, đối tượng được
hưởng tín dụng ưu đãi, hình thức và thời hạn hỗ trợ theo lộ trình hội nhập đảm
bảo hỗ trợ có hiệu quả phục vụ mục tiêu tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của các nhà đầu tư, chuyển
dàn tư ưu đãi về lãi suất sang ưu đãi về điều kiện được hỗ trợ, mức hỗ trợ,
thời hạn hỗ trợ.Tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển theo hướng nâng cao tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệm và đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo mô
hình Ngân hàng chính sách, là công cụ của Chính phủ để hỗ trợ đầu tư và xuất
khẩu theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số
108/2006/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở tổ
chức lại hệ

SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
thống Quỹ Hỗ trợ phát triển (được thành lập theo Nghị định số
50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999) để thực hiện chính sách tín dụng
đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank (VDB)
Tên viết tắt: VDB
Ngân hàng phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu,
được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các Ngân
hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh
toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của
pháp luật. Ngân hàng Phát triển kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ
Hỗ trợ phát triển.Hoạt động của Ngân hàng phát triển không vì mục đích lợi
nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), khụng phải tham gia
bảo hiểm tiền gửi.
Ngân hàng phát triển được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán,
được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của
pháp luật.
Vốn điều lệ của Ngân hàng phát triển là 10.000 tỷ đồng (mười nghìn tỷ
đồng) từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ
thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển và do Thủ tướng
Chính phủ xem xét quyết định.
Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển là 99 năm, kể từ khi Quyết
định này có hiệu lực thi hành.
1.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Phát triển Việt Nam(VDB)
Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) là một tổ chức tài chính của Chính
phủ,hoạt động của VDB trong lĩnh vực ngân hàng nên cơ cấu tổ chức của
VDB có những nét tương đồng các ngân hàng khác.

SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
Cơ quan quyền lực cao nhất của VDB là Hội đồng quan lý do thủ tướng
chính phủ thành lập và bổ nhiệm các thành viên bao gồm:thành viên của Bộ
tài chính,thành viên Bộ Kế hoạch và đầu tư,thành viên ngân hàng nhà nước và
thành viên của ngân hàng phát triển.
Hoạt động dưới hội đồng quản lý là ban điều hành và ban kiểm soát.Giúp
việc cho Ban điều hành là các Ban chức năng như:Ban kế hoạch tổng hợp, Ban
tín dụng trung ương,Ban thẩm định. Ngoài ra,còn có các Trung tâm đào tạo và
nghiên cứu,Trung tâm Công nghệ thông tin,Trung tam xử lý nợ va Tạp chí hỗ
trợ phát triển.
Bộ máy điều hành gồm Hội sở chính đặt tại thủ đô, sở giao dịch, các chi
nhánh, văn phòng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước nhiệm vụ , quyền hạn
cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Bộ máy điều hành
ngân hàng phát triển được thực hiện theo quy định tại điều lệ về tổ chức và
hoạt động của ngân hàng phát triển do Thủ Tướng chính phủ phê duyệt.
Ngân hàng Phát triển tổ chức bộ máy quản lý, điều hành tại địa bàn một
số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phù hợp với yêu cầu và phạm vi
hoạt động của Ngân hàng Phát triển, bảo đảm tinh gọn và hiệu quả.
Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức của NHPTVN
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của VDB, có thẻ thấy VDB có một tổ chức
rộng lớn được xây dụng theo một mô hình Ngân hàng- nhiều chi nhánh, điều
này chỉ rõ lợi thế của VDB trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được
giao từ chính phủ và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ mang tính truyền
thống và cạnh tranh với các tổ chức tính dụng khác
Ngân hàng Phát triển tổ chức bộ máy quản lý, điều hành tại địa bàn một

số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phù hợp với yêu cầu và phạm vi
hoạt động của Ngân hàng Phát triển, bảo đảm tinh gọn và hiệu quả.
1.1.3 Chức năng,nhiệm vụ của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB)
-Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực
hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy
định của Chính phủ;
- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển
+ Cho vay đầu tư phát triển
+ Hỗ trợ sau đầu tư
+ Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu
+Cho vay xuất khẩu
+ Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu;
- Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại;
nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ
chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng
Phát triển với các tổ chức uỷ thác.
- Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín
dụng của Ngân hàng Phát triển.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống
thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát
triển theo qui định của pháp luật.
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
-Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát
triển và tín dụng xuất khẩu.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
1.1.4.Trách nhiệm và quyền hạn ngân hàng phát triển Việt Nam
- Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Chính phủ giao cho Ngân

hàng Phát triển theo quy định của pháp luật và Điều lệ này,
- Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ
tiền gửi; vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh tế xã hội theo quy
định của pháp luật.
- Được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác trong nước và
nước ngoài theo quy định của pháp luật; mở tài khoản cho khách hàng trong
nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách
nhiệm về thất thoát vốn của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu
theo quy định tại Điều lệ này và các quy định pháp luật có liên quan.
Ngân hàng Phát triển được quyền:
+ Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư,
phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi
quyết định cho vay, bảo lãnh;
+Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính,
phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng;
+Từ chối cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng
xuất khẩu các dự án, các khoản vay không bảo đảm các điều kiện theo quy định;
+Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
+Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách
hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật;
+Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy
định của pháp luật;
+Được xử lý rủi ro theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp
luật liên quan;

+Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác mà khách
hàng không trả được nợ thì Ngân hàng Phát triển được quyền phát mại tài sản
bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
-Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập;
thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của Ngân hàng Phát
triển và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với các cơ quan có thẩm quyền
theo quy định.
-Ủy thác, nhận uỷ thác trong hoạt động của ngân hàng và các lĩnh
vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; cung ứng các dịch vụ tài chính,
ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác
theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
1.1.5. Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB)
Với nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu là góp phần thực hiện tốt chính sách
đầu tư phát triển kinh tế xã hội,hoạt động cơ bản của Ngân hàng phát triển
Việt Nam la huy động vốn và sử dụng vốn.
1.1.5.1 Huy động vốn
Huy động vốn đã trở thành hoạt động chủ yếu của ngân hàng từ lâu,tuy
nhiên đối với ngân hàng phát triển,vấn đề đặt ra trong hoạt động này là làm
thế nào để huy động được nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất bình quân
thấp trong các điều kiện cạnh tranh của các tổ chức tín dung gia tăng,ổn định
vĩ mô kém bền vững và khả năng tích lũy nền kinh tế không cao…
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
Yêu cầu với nguồn vốn huy động của ngân hàng phát triển là phải đảm
bảo mối liên hệ về kỳ hạn và lãi suất.Quy mô của các nguồn liên quan đến
quy mô của các dự án mà ngân h tài trợ và quy mô tăng lợi nhuận.Lãi suất và
kỳ hạn nguồn bị tác đông bởi kỳ hạn và khả năng sinh lời của dự an tài trợ
Ngoài ra,với hoạt động chủ yếu là tài trợ cho các dự án trung và dài hạn
có khả năng sinh lời thấp hoặc rủi ro cao,yêu cầu đát ra cho ngân hàng phát

triển là phải có nguồn vốn hỗn hợp với lãi suất bình quân tương đối thấp,thời
gian sử dụng vốn dài và chấp nhận rủi ro.Trong điều kiện thị trường vốn
trung,dài hạn kém phát triển,khả năng tích lũy của nền kinh tế thấp,để thực
hiện yêu cầu trên đòi hỏi phải kết hợp nỗ lực của ngân hàng phát triển và cá
điều kiện kinh tế,pháp luật phù hợp.
Trong tình hình đó,để thực hiện gia tăng nguồn vôn,ngân hàng phát triển
có thể sử dụng những hình thức huy động vốn như:huy động vốn từ chính
phủ,huy động vốn từ phát hành trái phiếu qua thị trường vốn,huy động từ các
quỹ của nhà nước,huy động từ các khoản tài trợ từ tổ chức khác,vay nước
ngoài(vay song phương,đa phương hoặc từ các tổ chức tài chính phát
triển),huy động tiền gửi…
Như vậy việc tìm kiếm và thực hiện các bện pháp gia tăng quy mô nguồn
vốn với lãi suất thấp,kỳ hạn dài và ổn định là công tác quan trọng của ngân
hàng phát triển.Chiến lược huy động vốn của ngân hàng là khai thác triệt để
các nguồn hỗ trợ từ chính phủ,các tổ chức tài chính,tiết kiệm trung và dài hạn
của nền kinh tế.
1.1.5.2 Sử dụng vốn
Ngân hàng phát triển thực hiện chức năng,nhiệm vụ và mục tiêu thông qua
sử dụng vốn,một số hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng phát triển gồm có:
1.1.5.2.1 Hoạt động cho vay tài trợ thúc đẩy trong nước
Ngân hàng phát triển trực tiếp cung cấp những khoản tin dụng ưu đãi
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
mang tính chất thúc đẩy,làm chất xúc tác góp phần tích cực thực hiện mục
tiêu nâng cao dan trí ,xóa đói giảm nghèo,bảo vệ môi trướng,sức khỏe,ổn định
xã hội thông qua đầu tư dự án xây dựng các công trình thủy lợi,giao thông,hạ
tần xã hội…bằng các khoản cho vay ưu đãi về mức vốn cho vay,thời hạn cho
vay,lãi suất và tài sản đảm bảo
1.1.5.2.2 Hoạt động cho vay tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để thực hiện nhiệm vụ tài trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.Đối tượng
cho vay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập hoặc đang hoạt động.
Ngân hàng phát triển có thể không trực tiếp cho vay đến các khách hàng
mà thông qua mạng lưới các ngân hàng thương mại và ngân hàng địa
phương.Việc tiếp nhận hồ sơ,thẩm định dự án,duyệt vay đều do các ngân
hàng thương mại và ngân hàng địa phương thực hiện.Ngân hàng phát triển chỉ
thẩm tra lại hồ sơ duyệt vay của các ngân hàng này trước khi chấp thuận tài
trợ.Trong trường hợp này,các ngân hàng thương mại sẽ phải ký hợp đồng thỏa
thuận với ngân hàng phát triển.Các hình thức tài trợ chính sau:
-Cho vay vốn thành lập doanh nghiệp và vốn đầu tư thông thường
-Cho vay vốn hổn hợp dưới dạng vốn cổ phần và vốn đầu tư dự án cho
doanh nghiệp.
-Cho vay vốn dưới hình thức góp vốn chủ sở hữu.
Với các hình thức này,thời hạn vay vốn thường là trung,dài hạn.Lãi suất
cho vay cao hơn lãi suất ưu đãi nhưng thấp hơn lãi suất thương mại.
1.1.5.2.3 Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu
Đây là một trong những hoát động rất được chú trọng tại các ngân hàng
phát triển.Các hình thức tài trợ bao gồm:tài trợ xuất khẩu tài trợ dự án quốc
tế, tài trợ thương mại tài trợ tài chính doanh nghiệp tài trợ mua bán công ty
bảo lảnh dự thầu bảo lảnh thực hiện hợp đồng, thanh toán… Đối với các
hình thức tài trợ này, điều kiện để tài trợ là phục vụ cho lợi ích của quốc
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
gia và phạm vi hoạt động của các nghiệp vụ này có thể là trong nước và cả
ngoài nước.
Hoạt động tài trợ của ngân hàng phát triển trong lỉnh vực này là hoạt
động cạnh tranh đối với tất cả các ngan hàng khác nên đối tượng cho vay của
lĩnh vực này rất rộng, bao gồm các ngành công nghiệp cơ bản, chế tạo thương
mại, nước, tái chế, hàng không, viển thông tàu thủy, đường sắt, sân bay, cảng

biển. công nghiệp xây dựng…Với các đối tượng như vậy nên khách hàng
thường là những doanh nghiệp, những tập đoàn lớn.
Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngân hàng phát triển được coi là
rất đa dạng nhưng hiện tại các ngân hàng phát triển chủ yếu tạp trung vào hai
mảng sau:
- Tài trợ xuất khẩu
Đây là việc cho vay tài trợ xuất khẩu hàng hóa, các khoản cho vay có thể
thực hiện cho cả người mua và người bán. Một đặc điểm rất ưu đĩa của hình
thức tài trợ này là thời hạn cho vay dài đủ để khách hàng thực hiện hoàn tát
thường vụ của mình.
Để thực hiện hình thức tài trợ xuất khẩu thường có những tổ chức tham
gia như: Tổ chức cho vay( ngân hàng phát triển) , nhà xuất khẩu( thực hiện
hợp đồng xuất khẩu , nhận tiền dãi ngân), cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu(cấp bảo hiểm tín dùng bảo hiểm xuất khẩu cho nhà xuất khẩu và ngân
hàng phát triển là người thụ hưởng ), nhà nhập khẩu nước ngoài( là ký thỏa
thuận trực tiếp vay vốn với ngân hang phát triển- trong trường hợp tín dụng
người mua) tổ chức bảo lảnh(nếu có).
- tài trợ dự án quốc tế
Là hình thức cho vay tài trợ cho một dự án xây dựng ở nước ngoài và
người vay là một pháp nhân được thành lập để thực hiện dự án.
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
Đói với hình thức tài trợ này việc phân tích khả năng trả nợ của dự án
chỉ hoàn toàn dựa vào sự tính toán luồng tiền tạo ra từ dự án tài sản đảm bảo
nợ vay chính là tài sản cố định của dự án.
Hoạt động hợp tác tài chính và hỗ trợ phát triển với các nước đang phát triển
Đây chính là hoạt động tài trợ phát triển dành cho các nước đang phát
triển thông qua các hình thức cho vay ODA và các khoản vay thúc đẩy phát
triển. Ngân hàng phát triển thay mặt cho chính phủ thực hiện tư vấn và tài trợ

đầu tư cho các nước đang phát triển. Mục tiêu của hoạt động này là nhằm hỗ
trợ các nước đang phát triển và chuyển đổi thực hiện: Cải cách nền kinh tế
một cách ổn đinh, xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường xã hội và đời
sống bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và duy trì hòa bình thế giới.
Các lỉnh vực hỗ trợ gồm có: Hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống tài chính
và bả vệ tài nguyên.Các đối tác của ngân hàng phát triển la chính phủ các
nước và các tổ chức nhà nước, ngân hàng phát triển thực hiện hoạt động này
thông qua hai kênh sau :
-Viện trợ,cho vay ODA ưu đãi và các khoản vay phát triển
Đối với khoản cấp viện trợ và cho vay ODA ưu đãi:Ngân hàng phát
triển là cơ quan được chính phủ ủy thác thực hiện nhiệm vụ này.Nguồn vốn
để viện trợ và cho vay được lấy hoàn toàn tư ngân sách của chính phủ.
Đối với khoản vay phát triển:đây cũng được xem là nguồn
ODA,nguồn vốn để thực hiện các khoản cho vay này một phần lấy từ ngân
sách và một phần từ nguồn huy động của ngân hàng phát triển .Do vậy,các
khoản vay phát triển này có lãi suất cao hơn khoản vay ODA ưu đãi.Tuy
nhiên,mức lãi suất này vẩn thấp hơn nhiều so với lãi suất thương mại.Do
được coi la một dạng ODA nên khoản vay này có thể có ràng buộc và
không ràng buộc.
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
Về nguyên tắc,các khoản vay phát triển này phải có một số điều kiện
như:Phải có hiệp định giữa hai chính phủ,chính phu nước nhận khoản vay là
người vay hoặc phải cấp bảo lãnh chính phủ cho người vay,điều kiện cho vay
phụ thuộc vào dự án,lãi suất huy động của ngân hàng phát triển và đánh giá
rủi ro của ngân hàng phát triển đối với người vay.
-Khoản vay thúc đẩy phát triển
Khác với khoản vay phát triển,khoản vay thúc đẩy phát triển này không
phải là ODA.Tuy nhiên, có thể coi khoản vay này như một kênh hổ trợ chính

thức khác.Nguồn vốn thực hiện các khoản vay này là nguồn vốn thuần túy của
ngân hàng phát triển huy động trên thị trường.Do đó,về cơ bản,các diều kiện
cho vay của khoản vay này theo điều kiện thị trường với một số nguyên tắc:
+các dự án phải là dự an đầu tư phát triển nhưng phải có khả năng hoàn
vốn và rủi ro ở mức chấp nhận được.
+khoản vay chỉ dành cho những nước có độ rủi ro thấp.
+Việc phê duyệt khoản vay hoàn toàn do ngân hàng phát triển quyết
định trên các điều kiện thương mại.
+khoản vay này là khoản vay không ràng buộc nhưng cơ sở để đàm
phán là sự thỏa thuận giữa hai chính phủ và thường có sự bảo lãnh của chính
phủ bên vay.
+Trường hợp có bảo lãnh chính phủ,lãi suất cho vay sẽ thấp hơn.
Bên cạnh đó,các điều kiện cho vay có thể thỏa thuận trên cơ sở tính khả
thi của từng dự án xin vay.
Mặc dù đây là một khoản vay thương mại nhưng lãi suất của thúc đẩy
phát triển vẫn thấp hơn lãi suất thị trường nhờ vào lão suất huy động thấp của
ngân hàng phát triển.
Xét một cách tổng thể,các khoản vay phát triển và thúc đẩy phát triển
đều nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển của các nền kinh tế đang phát triển hoặc
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
đang chuyển đổi.Cơ chế hỗ trợ của hai hình thức này là hỗ trợ phát triển
nhưng theo cơ chế gần với thị trường,qua đó định hướng cho các quốc gia tiếp
nhận khoản vay tiếp cận với các hình thức tài trợ tân tiến và theo thông lệ
quốc tế.
1.1.6. Nguồn vốn của ngân hàng Phát triển Việt Nam(VDB)
- Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước
+ Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
+Vốn của Ngân sách Nhà nước cho các dự án theo kế hoạch hàng năm;

+Vốn ODA được Chính phủ giao.
- Vốn huy động
+Phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật.
+Vay của Tiết kiệm bưu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài
chính, tín dụng trong và ngoài nước.
- Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức
kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp
hội, các hội, các tổ chức trong và ngoài nước.
- Vốn nhận ủy thác cấp phát, cho vay của chính quyền địa phương, các
tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức,
các cá nhân trong và ngoài nước.
- Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
1.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phát triển Việt Nam
Qua hơn 9 năm hoạt động ngân hàng phát triển Việt Nam(tính cả quỹ hỗ
trợ phát triển) đã cho vay vốn đầu tư trên 6600 dự án trong đó có 90 dự án
nhóm A với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký khoảng 170000 tỷ
đồng đã giải ngân trên 105000 tỷ đồng dư nợ trên 87000 tỷ đồng 6320 dự án
vay vốn trong nước với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký gần 80000
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
tỷ đồng dư nợ 45000 tỷ đồng, 281 dựa án vay vốn ODA được VDB cho vay
lại với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký 6.2 tỷ USD đã giải ngân gần
3.4 tỷ USD dư nợ trên 42.000 tỷ đồng
Hiện tại có trên 3400 dự án, trong đó có 38 dự án nhóm A thuộc lỉnh vực
sản xuất điện, cơ khí chế tạo, sản xuất bột giấy, hạ tầng giao thông, nhà máy
đóng tàu, sản xuất xi măng… Dã hoàn thành toàn bộ hoặc từng phần được
đưa vào khai thác sư dụng, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực trên
các mặt: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại

hóa, phát triển một sốlỉnh vực, chương trình, dự án và sản phẩm trọng điểm
của nền kinh tế, khai thác tiềm nằng kinh tế của các vùng, miền, thúc đẩy xã
hội hóa y tế, giáo dục, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA.
Cùng với việc đầu tư thực hiện các dự án hạ tàng, sản xuất theo chỉ đạo
của Thủ tướng chính phủ, ngân hàng phát triển đã cung ứng nguồn vốn cho
các tỉnh, thành phố để làm mới 27000 km kênh mương nội đồng, 15000 km
giao thông nông thôn được bê tông hóa hoàn thành tôn nền 720 cụm tuyến
dân cư đồng bằng Sông Cửu Long góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và ổn
định cuộc sống cho người dân.
Trong lỉnh vực hỗ trợ xuất khẩu: Nguồn vốn tín dụng nhà nước cho trên
2200 doanh nghiệp, với số vốn hỗ trợ trên 33000 tỷ đồng để thực hiện thành
công rất nhiều hợp đồn xuất khẩu các mặt hàng theo doanh mục Thủ tướng
chính phủ quy định, bao gồm cả cho vay đống tàu 53000 tấn xuất khẩu theo
hợp đồng với các nước
Cùng với hoạt động cho vay ngân hàng phát triển cũng đã đẩy mạnh hoạt
động hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 2700 dự án góp phần thúc đẩy và tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn tự có và vay vốn ngân hàng thương
mại để thực hiện dự án.
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
Hàng năm, các bộ, các ngành địa phương, các quỷ đầu tư các tổng công
ty đã ủy thác cho ngân hàng phát triển Việt Nam kiểm soát để cấp phát và cho
vay bình quân trên 6000 tỷ đồng từ năm 2004 khi ngân hàng phát triển Việt
Nam còn là quỷ hỗ trợ phát triển, được giao nhiệm vụ cho vay và cấp phát
cho dự án thủy điện Sơn La gồm dự án nhà máy thủy điện Sơn La và dự án di
dân tái định cư tại 3 tỉnh.
1.2 Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt
Nam(VDB)
1.2.1 Đặc điểm dự án đầu tư được thẩm định tại Ngân hàng phát

triển Việt Nam(VDB)
NHPTVN hoạt động không vì mục đích lợi nhuận,tỷ lệ dự trữ bắt buộc
bằng 0%,không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi,được chính phủ đảm bảo khả
năng thanh toán,miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo
pháp luật.Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại NHPTVN tùy theo ngành
nghề, lĩnh vực mới được thẩm định dự án để quyết định cho vay.Sau đây là
danh mục các ngành nghề,lĩnh vực được thẩm định để cho vay vốn taị
NHPTVN:
Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư gồm: Kết cấu hạ tầng kinh
tế-xã hội (Không phân biệt địa bàn đầu tư) như dự án đầu tư xây dựng công
trình cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô
thị, khu công nghiệp..., xây dựng các quỹ nhà ở tập trung cho công nhân, dự
án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và thiết bị trong lĩnh vực
xã hội hóa; Nông nghiệp, nông thôn như dự án xây mới và mở rộng cơ sở giết
mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, dự án phát triển giống thủy, hải sản,
cây trồng, vật nuôi; Các dự án Công nghiệp như đầu tư chế biến sâu từ quặng
khoáng sản, sản xuất Alumin, fero hợp kim sắt..., đóng mới toa xe đường sắt
và lắp ráp đầu máy xe lửa, sản xuất thuốc kháng sinh, vắc xin thương phẩm,
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
nhà máy điện từ gió, thủy điện nhỏ, sản xuất DAP và phân đạm; Các dự án
đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn, đặc biệt khó
khăn... và các dự án cho vay theo Hiệp định Chính phủ, các dự án đầu tư ra
nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển
Việt Nam(VDB)
1.2.2.1 Tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ
1.2.2.1.1 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Khi nhận được hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư, đơn vị tiếp nhận hồ sơ phải

vào sổ và đóng dấu công văn đến và kiểm tra danh mục hồ sơ vay vốn:
a, Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp gửi hồ sơ đến NHPTVN:
- Ngay sau khi vào sổ công văn, Bộ phận văn thư chuyển hồ sơ và hướng
dẫn khách hàng gặp đơn vị chủ trì thẩm định.
- Sau khi nhận được hồ sơ, đơn vị chủ trì thẩm định phải tiến hành kiểm
tra danh mục các tài liệu giấy tờ trong hồ sơ, xác định rõ những văn bản giấy
tờ còn thiếu theo quy định đồng thời lập Phiếu giao nhận hồ sơ với đại diện
của chủ đầu tư; thông báo cho chủ đầu tư gửi bổ sung các hồ sơ còn thiếu theo
quy định.
b, Trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ đến NHPT qua đường bưu điện:
Bộ phận văn thư nhận, đóng dấu công văn đến, chuyển toàn bộ hồ sơ đến
đơn vị chủ trì thẩm định để kiểm tra. Trường hợp hồ sơ dự án chưa hoàn
chỉnh, đơn vị chủ trì thẩm định dự thảo công văn trình Tổng giám đốc hoặc
Phó Tổng Giám đốc (đối với Hội sở chính); Giám đốc hoặc Phó Giám đốc
(đối với Chi nhánh) ký thông báo đề nghị chủ đầu tư bổ sung hoàn chỉnh
hồ sơ theo quy định.
Thời hạn thông báo cho chủ đầu tư không quá 2 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ.
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
1.2.2.1.2 Luân chuyển hồ sơ
- Hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư sau khi được vào sổ, đóng dấu công văn
đến, được chuyển đến đơn vị chủ trì thẩm định để thực hiện thẩm định;
- Đơn vị chủ trì thẩm định sao các hồ sơ liên quan đến nội dung thẩm
định gửi các Ban tham gia thẩm định theo chức năng quy định;
- Trường hợp dự án được chấp thuận cho vay, sau khi hợp đồng tín
dụng đã được ký, đơn vị chủ trì thẩm định bàn giao toàn bộ hồ sơ dự án cho
Ban Tín dụng (đối với Hội sở chính) hoặc Phòng Tín dụng (đối với Chi
nhánh) để quản lý, theo dõi theo lĩnh vực được phân công.

1.2.2.2 Tổ chức thẩm định
1.2.2.2.1 Tại các Sở giao dịch, Chi nhánh NHPT:
- Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc Chi nhánh NHPT tổ chức thẩm định
các dự án được phân cấp hoặc uỷ quyền trong hoạt động tín dụng đầu tư và
tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
- Trường hợp Giám đốc Sở giao dịch hoặc Giám đốc Chi nhánh
NHPT tổ chức thẩm định và quyết định cho vay đối với dự án (hoặc chủ
đầu tư dự án) thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
với địa điểm đặt trụ sở chính của Chủ đầu tư, thì Giám đốc Chi nhánh
NHPT nơi có dự án đầu tư (hoặc nơi đặt trụ sở chính của Chủ đầu tư) có
trách nhiệm tham gia phối hợp trong việc thẩm định dự án, thẩm định chủ
đầu tư theo đề nghị của Giám đốc Sở giao dịch hoặc Giám đốc Chi nhánh
chủ trì thẩm định dự án.
- Việc phân công đơn vị chủ trì thẩm định, đơn vị tham gia phối hợp
thẩm định dự án cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch,
Chi nhánh NHPT do Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc Chi nhánh quy định
phù hợp với đặc điểm tổ chức, năng lực hoạt động của đơn vị.
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
1.2.2.2.2 Tại Hội sở chính
a,Ban Thẩm định:
- Chủ trì tổ chức thẩm định dự án nhóm A; tổng hợp báo cáo kết quả
thẩm định dự án, dự thảo văn bản trình Tổng giám đốc NHPT chấp thuận cho
vay (hoặc từ chối cho vay đối với dự án);
- Tham gia thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay các
dự án nhóm B, C không thuộc diện phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh theo đề
nghị của Ban chủ trì thẩm định dự án.
b, Các Ban Tín dụng:
-Chủ trì tổ chức thẩm định dự án nhóm B, C không thuộc diện phân cấp

cho Giám đốc Chi nhánh theo lĩnh vực được phân công; trực tiếp thẩm định
phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, thẩm định tài sản bảo đảm
tiền vay đối với dự án nhóm B, C;
- Tham gia thẩm định dự án nhóm A về các nội dung: hồ sơ dự án, năng
lực tài chính và sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư; nguồn vốn tham gia đầu
tư dự án, phương án trả nợ vốn vay, mức vốn cho vay; thẩm định tài sản bảo
đảm tiền vay và các nội dung khác (nếu có);
- Tổng hợp ý kiến tham gia của các đơn vị, dự thảo văn bản trình Tổng
giám đốc NHPT chấp thuận cho vay (hoặc từ chối cho vay) đối với dự án chủ
trì thẩm định.
c, Ban Pháp chế: Tham gia thẩm định hồ sơ pháp lý dự án, thẩm định tài
sản bảo đảm tiền vay của dự án và các nội dung có liên quan theo đề nghị của
đơn vị chủ trì thẩm định dự án.
d, Ban Kế hoạch Tổng hợp, Ban Nguồn vốn: Tham gia thẩm định dự án
theo chỉ đạo của Lãnh đạo NHPT.
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
1.2.2.3 Quyết định cho vay
1.2.2.3.1 Đối với dự án phân cấp
Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc Chi nhánh NHPT quyết định cho vay
các dự án được phân cấp theo Quyết định số 342/QĐ-NHPT ngày 23/7/2007
của Tổng giám đốc NHPT; báo cáo NHPT kết quả thẩm định và quyết định
cho vay đối với dự án để thực hiện giám sát theo quy định.
1.2.2.3.2 Đối với dự án không phân cấp
Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc Chi nhánh NHPT tổ chức thẩm định
và đề xuất với Tổng giám đốc NHPT về việc cho vay đối với dự án. Báo cáo
NHPT kết quả thẩm định và gửi kèm theo toàn bộ hồ sơ dự án về Hội sở
chính để xem xét trình Tổng giám đốc NHPT quyết định cho vay.
1.2.2.4 Thời gian thẩm định dự án

Thời gian thẩm định đối với dự án cho vay
Thời gian thẩm định dự án được tính từ ngày NHPT nhận đủ hồ sơ dự án
hợp pháp, hợp lệ theo quy định đến thời điểm có văn bản thông báo kết quả
thẩm định, được thực hiện như sau:
- Đối với dự án quan trọng quốc gia: Thời gian thẩm định, tham gia ý
kiến thực hiện theo thời gian yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm định (không
quá 60 ngày làm việc).
- Dự án nhóm A: Không quá 40 ngày làm việc;
- Dự án nhóm B: Không quá 30 ngày làm việc;
- Dự án nhóm C: Không quá 20 ngày làm việc.
Thời gian quy định trên áp dụng cho các trường hợp thẩm định dự án cho
vay mới và thẩm định lại dự án.
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
1.2.2.5 Quy định thời gian thẩm định dự án tại Sở giao dịch, Chi
nhánh NHPT và tại Hội sở chính.
1.2.2.5.1 Tại Sở giao dịch, Chi nhánh NHPT
- Thời gian thẩm định, tham gia ý kiến về đối tượng được vay vốn tín
dụng đầu tư của dự án để chủ đầu tư đăng ký đầu tư: không quá 15 ngày làm
việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.
- Đối với các dự án phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh quyết định việc
cho vay, thời gian thẩm định thực hiện như quy định tại Khoản 1 Mục III,
Phần D văn bản này.
- Đối với dự án uỷ quyền cho Giám đốc Chi nhánh tổ chức thẩm định
phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và đề xuất với Tổng giám đốc
về việc chấp thuận (hoặc từ chối) cho vay:
+ Dự án nhóm A: Không quá 20 ngày làm việc;
+ Dự án nhóm B: Không quá 15 ngày làm việc;
+ Dự án nhóm C: Không quá 10 ngày làm việc.

Thời gian thẩm định trên áp dụng cho các trường hợp thẩm định dự án
cho vay mới và thẩm định lại dự án.
Thời gian thẩm định quy định đối với các đơn vị tham gia thẩm định tại
Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT do Giám đốc quyết định.
1.2.2.5.2 Tại Hội sở chính
- Đối với dự án do Hội sở chính trực tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm
định, thời gian thẩm định theo quy định :
Thời gian thẩm định dự án mới, thẩm định lại dự án tại các Ban nghiệp
vụ nhu sau:
SVTH: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
21

×