Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty cổ phần Công trình Đường thuỷ - Vinawaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.71 KB, 97 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được
phải có khả năng cạnh tranh. Trong quá trình này, doanh nghiệp nào thành công sẽ
tiếp tục phát triển, doanh nghiệp nào thất bại sẽ bị phá sản. Đây là cơ hội nhưng cũng
là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hoạt động đấu thầu ra đời là nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đấu thầu được coi là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp
ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Trong đấu thầu quan trọng nhất là phải đảm bảo
được các nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch và công khai. Vai trò của hoạt
động đấu thầu ngày càng được khẳng định trong quá trình sử dụng vốn của doanh
nghiệp hiệu quả ,tiết kiệm chi phí.
Xây lắp là một trong những ngành có hoạt động đấu thầu diễn ra mạnh mẽ
nhất. Tại đây các Công ty xây dựng cạnh tranh với nhau để thắng thầu và tiến hành tổ
chức thi công các công trình. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động này trong
sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây
dựng nói riêng, qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Công trình Đường thuỷ em
đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thắng
thầu của Công ty cổ phần Công trình Đường thuỷ - Vinawaco”.
Đề tài gồm hai chương như sau:
Chương I: Thực trạng tham dự thầu của Công ty cổ phần Công trình Đường thuỷ
Chương II: Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Cổ
phần Công trình đường thuỷ.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Mai Hoa và các cô chú trong Công ty cổ
phần Công trình Đường thuỷ đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em hoàn thành đề tài này.
Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, em
mong thầy cô và các bạn góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Phạm Thị Hạnh


SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THAM DỰ THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THUỶ - VINAWACO
Tổng quan về công ty cổ phần công trình đường thuỷ
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần công trình đường thuỷ là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
Tổng công ty xây dựng đường thuỷ, được tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán kinh
tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được phép mở tài khoản
tại ngân hàng, có quyền quyết định những vấn đề trong quá trình sản xuất kinh doanh
của Công ty trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và quy định của Tổng công ty.
Công ty cổ phần Công trình Đường thuỷ tiền thân là Công ty công trình đường
sông thuộc Cục đường sông - Bộ Giao thông vận tải thành lập ngày 01/07/1972 theo
quyết định 288/TCCB của Bộ giao thông vận tải.
Năm 1983, Công ty công trình đường sông được đổi tên thành Xí nghiệp cầu
cảng 204 trực thuộc liên hiệp các Xí nghiệp giao thông 2 - Bộ Giao thông vận tải.
Năm 1986, Xí nghiệp cầu cảng 204 được đổi tên thành Xí nghiệp công trình
đường thuỷ 1 trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp quản lý giao thông đường thuỷ.
Năm 1993, Xí nghiệp công trình đường thuỷ 1 được đổi tên thành Công ty
công trình đường thuỷ trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thuỷ theo quyết định
601/QĐ/TC- CB- LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập
lại và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức lại của Công ty công trình
đường thuỷ.
Năm 2007, theo quyết định về vấn đề cổ phần hoá các doanh nhiệp nhà nước,
Công ty đã hoàn thành quá trình cổ phần hoá và thực hiện chuyển đổi từ công ty nhà
nước sang công ty cổ phần theo Quyết định số 2323/QĐ- BGTVT ngày 25/7/2007
của Bộ Giao thông vận tải. Công ty có tên là Công ty cổ phần công trình đường thuỷ
-VINAWACO.
Tên giao dịch : WATERWAY CONSTRUCTION JOINT STOCK

COMPANY –VINAWACO
Tên viết tắt : WAS.,JSC
Địa chỉ trụ sở: Số 159 phố Thái Hà, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại : 04.8561482
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Số đăng ký kinh doanh : 0103021237
Tình trạng hoạt động : ĐANG HOẠT ĐỘNG
Loại hình doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN
Loại hình hoạt động : DOANH NGHIỆP
1.1.2. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty
- Thi công các công trình giao thông.
- Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn.
- Sản xuất vật liệu xây dựng.
- Xây dựng các công trình công nghiệp.
- Xây dựng các công trình dân dụng.
- Xây dựng trạm điện và đường dây tải điện.
- Xây dựng các công trình cấu cống, kênh mương, đê, kè, trạm bơm nước,
chỉnh trị dòng chảy...
- Xây dựng các công trình cầu tầu, bến cảng, triền đà, ụ, bến phà... phục vụ
giao thông vận tải đường thuỷ.
- Đầu tư kinh doanh bất động sản.
- Đào tạo công nhân kỹ thuật ngành công trình thuỷ...
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.1.1.1. Cơ cấu tổ chức
 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty gồm có:
- Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị
- Tổng giám đốc

- Ban kiểm soát
Quyền hạn, nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc và Ban kiểm soát được quy định cụ thể tại điều lệ tổ chức và hoạt động của
công ty cổ phần công trình đường thuỷ Vinawaco đã được Đại hội đồng cổ đông
thành lập thông qua ngày 18/11/2007.
 Tổ chức bộ máy của công ty gồm có
a. Bộ phận quản lý điều hành có
- Tổng giám đốc công ty
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phó tổng giám đốc kinh doanh – thiết bị
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật – nội chính
b. Bộ phận nghiệp vụ có
- Phòng Kinh doanh
- Phòng Tài chính – Kế toán
- Phòng Thiết bị – Vật tư
- Phòng Tổ chức – Hành chính
c. Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc có
- Các chi nhánh công ty (chi nhánh 75 và chi nhánh công ty có trụ sở tại thành
phố Hồ Chí Minh).
- Các xí nghiệp công trình (gồm bốn xí nghiệp là XNCT 4, XNCT 12, XNCT
18, XNCT 20 có trụ sở tại xã Ninh Sở – huyện Thường Tín – Hà Nội).
- Các công trường hoạt động có kỳ hạn
- Các ban điều hành dự án
1.1.1.2. Sơ đồ bộ máy của công ty
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Công trình Đường thủy

1.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty
 Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng kinh doanh
a. Công tác thị trường
- Bám sát, tìm hiểu thị trường, xử lý thông tin, làm tham mưu cho Tổng giám
đốc về công tác tiếp thị thị trường, tập trung vào các công trình có nguồn vốn, có điều
kiện thi công phù hợp và kinh doanh có hiệu quả
- Đề xuất với Tổng giám đốc có cơ chế phù hợp khuyến khích và tạo điều
kiện cho các đơn vị, cá nhân khai thác các mối quan hệ để tìm việc, phát triển thị
trường theo đúng khả năng và định hướng của công ty.
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
5
Các

nghiệp
Các
công
trường
mềm
Các ban
điều
hành
Các
chi
nhánh
công
ty
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Đại hội đồng cổ đông

Phó tổng giám đốc
Kinh doanh thiết bị
Phó tổng giám đốc
kỹ thuật nội chính
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
Thiết
bị
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Nghiên cứu tham mưu cho ban điều hành công ty trong việc mở rộng hoặc
thay đổi lĩnh vực kinh doanh cho phù hợp trong từng giai đoạn hoạt động của công
ty. Cùng với các phòng nghiệp vụ tham mưu thay đổi công nghệ, trang thiết bị nhằm
tăng năng lực sản xuất của công ty đáp ứng yêu cầu sản xuất, thị trường.
b. Công tác kế hoạch
- Làm tham mưu cho Tổng giám đốc giao việc cho các đơn vị, các cá nhân
thông qua các hợp đồng kinh tế. Các hợp đồng đều mang tính pháp lệnh và làm cơ sở
để công ty quản lý, giám sát các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật - tài chính.
- Chuẩn bị các thủ tục cho Tổng giám đốc giao kế hoạch cho các đơn vị trực

thuộc. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị đều phải ghi trong kế hoạch
sản xuất kinh doanh hàng tháng, nếu có phát sinh mới bắt buộc phải thể hiện trong kế
hoạch của tháng sau.
- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch, tham mưu cho Tổng giám
đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình trong quá trình thực hiện kế hoạch, phát hiện các
vấn đề phát sinh và đề xuất hướng giải quyết.
- Tổng hợp báo cáo việc thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng với ban điều
hành công ty. Báo cáo định kỳ theo quy định với các cơ quan quản lý Nhà nước đảm
bảo trung thực, chính xác.
c. Công tác kỹ thuật thi công
- Tham mưu cho ban điều hành công ty trong công tác quản lý kỹ thuật và
quản lý chất lượng, an toàn thi công công trình, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh đạt
hiệu quả.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc ban hành kịp thời và hướng dẫn, giám sát các
đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh thủ tục xây dựng cơ bản theo quy định.
- Lập tiến độ thi công các công trình theo từng giai đoạn, nhu cầu về vật tư,
máy móc, thiết bị, nhân lực cần thiết để các đơn vị tham gia thi công xây dựng tiến
độ chi tiết từng tuần, từng tháng.
- Làm tham mưu cho Ban điều hành công ty chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trong
việc giải quyết với chủ đầu tư và thiết kế những bổ sung, sửa đổi lớn về thiết kế có
ảnh hưởng đến quy mô, kết cấu và giá trị công trình.
d. Công tác đấu thầu, quản lý dự án và khoán công trình nội bộ
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Chủ trì, phối hợp các phòng ban, đơn vị trực thuộc công ty lập hồ sơ dự thầu
và đấu thầu công trình
- Bóc tách các chi phí đầu vào khi công trình trúng thầu (vật tư, thiết bị, nhân
công) gửi các phòng có liên quan theo dõi thực hiện.
- Chuẩn bị các thủ tục, tham mưu cho tổng giám đốc hợp đồng khoán gọn

toàn bộ công trình hoặc hạng mục công trình với các cá nhân, các đơn vị trực thuộc.
Trách nhiệm của công ty và các cá nhân hoặc đơn vị trực thuộc nhận khoán trong
việc cung cấp vốn, thu hồi vốn, quan hệ với chủ đầu tư... đều phải thể hiện rõ trong
hợp đồng.
- Quản lý vốn đầu tư các công trình.
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng khoán gọn khi công trình hoàn thành.
- Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện đầy đủ các thủ tục đúng
trình tự xây dựng cơ bản, đúng với quy định của Nhà nước và công ty. Cùng các đơn
vị hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán công trình.
- Kết hợp với phòng kế toán – tài chính và các đơn vị thu hồi vốn công trình.
 Nhiệm vụ, quyền hạn phòng thiết bị vật tư
a. Quản lý thiết bị
- Quản lý toàn bộ các thiết bị thi công. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng thiết bị thực
hiện điều động giữa các đơn vị khi cần thiết.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc
những quy định về quản lý, khai thác, sửa chữa thiết bị của công ty.
- Xây dựng biểu giá ca máy nội bộ và giá ca máy cho thuê bên ngoài phù hợp
với giá cả thị trường và tình trạng thiết bị hiện có của công ty.
b. Quản lý vật tư
- Nắm vững thông tin giá cả vật tư tại từng thời điểm theo khu vực thi công
phục vụ cho công tác đấu thầu công trình và khoán công trình cho các đơn vị thi
công.
- Nắm vững khối lượng thi công của từng công trình theo dự toán và các khối
lượng phát sinh khác phục vụ cho quản lý hạn mức vật tư thi công và quyết toán công
trình hoàn thành.
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Nắm chắc tình hình vật tư tồn đọng, vật tư luân chuyển và vật tư phụ của các
đơn vị, các công trình, tham mưu cho Tổng giám đốc điều chuyển vật tư nội bộ giữa

các đơn vị trong công ty, làm trọng tài giữa các đơn vị về giá cả vật tư điều chuyển. Đề
xuất phương án khai thác vật tư sử dụng luân chuyển nhiều lần trong thi công.
 Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Tài chính - kế toán
a. Tổ chức hạch toán kế toán toàn công ty
- Chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc công ty và các cơ quan quản
lý Nhà nước, tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.
- Quản lý toàn bộ vốn, nguồn vốn, quỹ trong toàn công ty
- Làm chức năng của ngân hàng cho vay và trung tâm thanh toán cho các đơn
vị trong nội bộ công ty.
- Tổng hợp báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống
kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện
kế hoạch của công ty.
- Lập các báo cáo hàng quý, 6 tháng, hàng năm theo quy định của Uỷ ban
chứng khoán Nhà nước và các trung tâm giao dịch chứng khoán Nhà nước. thông báo
tóm tắt nội dung boá cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán đến tất cả các cổ
đông, công bố ra công chúng theo quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và
Luật doanh nghiệp.
b. Giám đốc kế toán tài vụ đối với các đơn vị trực thuộc
- Kiểm soát và điều hành mọi hoạt động liên quan đến công tác quản lý tài
chính, thống kê kế toán của các đơn vị thành viên.
- Theo dõi và hướng dẫn các đơn vị trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế
hoạch về các loại vốn.
- Theo dõi các đơn vị hạch toán kế toán, hướng dẫn lập báo cáo về các nguồn
vốn cấp, vốn vay nhận được. Thực hiện thống kê, kế toán theo pháp lệnh thống kế, kế
toán.
- Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ (6 tháng một lần), kiểm tra đột xuất tình
hình thu chi các đơn vị theo lệnh Tổng giám đốc và yêu cầu của các cơ quản quản lý
Nhà nước.
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B

8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Nhiệm vụ, quyền hạn phòng Tổ chức hành chính
a. Công tác tổ chức lao động
- Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh
doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất và phát triển của công ty.
- Quy hoạch cán bộ, tham mưu cho Tổng giám đốc quyết định việc bổ nhiệm,
luân chuyển, miễn nhiệm, điều động các chức danh cán bộ lãnh đạo và quản lý của
công ty và các đơn vị trực thuộc theo đúng thẩm quyền.
- Quản lý hồ sơ lý lịch lực lượng lao động hợp đồng không xác định thời hạn,
lực lượng lao động xác định thời hạn 1 – 3 năm của toàn công ty.
b. Công tác tiền lương - Bảo hiểm xã hội
- Tham mưu cho Tổng giám đốc xây dựng quy chế tiền lương đảm bảo
nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích người lao động làm việc có năng
suất, chất lượng, hiệu quả gắn bó lâu dài với công ty.
- Cùng các phòng nghiệp vụ nghiên cứu việc tổ chức lao động kế hoạch, xây
dựng các định mức lao động, chi phí tiền lương trên đơn vị sản phẩm cho các đơn vị
trực thuộc.
c. Công tác hành chính
- Quản lý văn bản đi, văn bản đến của công ty, lưu trữ công văn, giấy tờ sổ
sách hành chính và con dấu theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức các hội nghị thường kỳ và đột xuất của công ty
- Quản lý hồ sơ đất đai của toàn công ty, tham mưu cho lãnh đạo công ty sắp
xếp ổn định về nơi ở cho người lao động.
 Tổ chức các đơn vị trực thuộc
a. Các chi nhánh công ty, các xí nghiệp công trình
Các công trường hoạt động có kỳ hạn, các Ban điều hành dự án là các đơn vị
sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc, trực thuộc công ty. Tuỳ theo từng yêu cầu
nhiệm vụ, từng thời kỳ của công ty, Tổng giám đốc công ty theo quyền hạn có thể
thành lập mới, sáp nhập giải thể các đơn vị của công ty khi được Hội đồng quản trị

thông qua riêng với các chi nhánh do Hội đồng quản trị quyết định.
b. Tổ chức – cán bộ các đơn vị trực thuộc gồm có:
- Thủ trưởng đơn vị
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Một đến hai phó giúp việc cho thủ trưởng đơn vị
- Các cán bộ nghiệp vụ
- Các tổ công nhân sản xuất trực tiếp
1.1.1.4. Mối quan hệ công tác giữa các phòng ban
Quan hệ giữa Ban điều hành và các phòng nghiệp vụ của công ty và các đơn
vị thực thuộc công ty, quan hệ giữa Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc và các
phòng nghiệp vụ được thể hiện như sau:
 Tổng giám đốc công ty:
Tổng giám đốc là người quản lý cao nhất của toàn công ty, giao trách nhiệm
cho các phó tổng giám đốc chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, khi cần Tổng giám đốc chỉ
đạo trực tiếp các phòng, không phải thông qua phó tổng giám đốc phụ trách. Tổng
giám đốc công ty có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công việc của các thủ trưởng các
đơn vị trực thuộc.
 Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc công ty chịu trách
nhiệm chỉ đạo trực tiếp các phòng nghiệp vụ đã được phân công phụ trách. Phó tổng
giám đốc là người thay mặt cho Tổng giám đốc công ty có trách nhiệm chỉ đạo,
hướng dẫn trưởng các đơn vị trực thuộc về lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ trách
mà mình phụ trách và là người quyết định các biện pháp chuyên môn đó.
Trường hợp phải giải quyết những vấn đề trong sản xuất kinh doanh vượt quá
lĩnh vực và quyền hạn về chuyên môn của mình, phó tổng giám đốc chủ động đề
xuất, bàn bạc phối hợp với phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực có liên quan để tìm
biện pháp giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Tổng giám đốc công ty là
người quyết định cuối cùng.

 Các phòng nghiệp vụ công ty
Các phòng nghiệp vụ của công ty là bộ phận tham mưu cho Ban điều hành,
các phòng nghiệp vụ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất biện pháp giải quyết cho
Tổng giám đốc công ty, phó tổng giám đốc công ty và các đơn vị những vấn đề thuộc
chuyên môn của mình.
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nếu vấn đề giải quyết vượt quá phạm vi chuyên môn liên quan đến nhiều
phòng, các phòng cần phối hợp bàn bạc giải quyết không đùn đẩy trách nhiệm cho
nhau.
 Quan hệ giữa các phòng nghiệp vụ công ty, các đơn vị trực thuộc
Quan hệ giữa các phòng nghiệp vụ của công ty, các đơn vị trực thuộc là quan
hệ hướng dẫn và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong phạm
vi, chức năng, nhiệm vụ của phòng. Các phòng nghiệp vụ được Tổng giám đốc công
ty uỷ quyền kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc để hoàn thành kế hoạch sản xuất
kinh doanh mà công ty đã đề ra.
Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các phòng nghiệp vụ công ty và thủ
trưởng đơn vị thì trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo phó tổng giám đốc phụ trách
đề xuất biện pháp để Tổng giám đốc công ty quyết định, nếu vấn đề thuộc đúng
phạm vi quyền hạn chuyên môn thì phó tổng giám đốc là người quyết định.
 Quan hệ giữa các đơn vị trong nội bộ công ty
- Trên cùng một địa phương công ty sẽ điều phối thị trường, giá cả dự thầu,
các đơn vị không được tranh chấp và phải phục tùng sự phân công của Tổng giám
đốc.
- Các công trình có từ hai đơn vị trở lên cùng tham gia thi công, Tổng giám
đốc sẽ thành lập Ban điều hành dự án hoặc căn cứ năng lực của các đơn vị, giao cho
một đơn vị làm tổng thầu B, các đơn vị tham gia là B phụ. Công ty sẽ điều phối công
việc, sản lượng, vốn và các chi phí khác công bằng và hợp lý.
1.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Giai đoạn 2004 – 2008 là giai đoạn có nhiều biến động lớn đối với nền kinh tế
Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được: tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức
cao, thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn, … nền kinh tế vẫn gặp phải
những khó khăn nhất định: lạm phát đầu năm 2008 cao, khủng hoảng kinh tế toàn cầu
bắt nguồn từ khủng hoảng kinh tế Mỹ. Những yếu tố đó có tác động không nhỏ đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh
nghiệp thuộc ngành xây dựng nói riêng. Trong bối cảnh đó hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty vẫn thu được những kết quả khả quan thể hiện trong bảng 1.1
dưới đây.
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2004- 2008
Đơn vị: Triệu đồng
2004 2005 2006 2007 2008
1. Doanh thu
71.000 85.000 85.700 92.000 120.000
2. Doanh thu tăng thêm - 14.000 700 6.300 28.000
3. Lợi nhuận trước thuế 61 5.340 2.500 224 2.700
4. Thuế TNDN 17 1.500 700 63 756
5. Lợi nhuận sau thuế 44 3.840 1.800 161 1.944
6. LN sau thuế tăng thêm - 3.796 -2.040 -1.639 1.783
5. Tỷ suất lợi nhuận 0,062% 4,52% 2,1% 0,175% 1,62%
(Nguồn : Phòng tài chính - kế toán)
Biểu đồ 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2004 - 2008
Trong giai đoạn 2004 – 2008 doanh thu của công ty đều tăng tuy mức tăng
này không đều nhau. Năm 2004 doanh thu của công ty đạt 71 tỷ đồng đến năm 2008
doanh thu đã đạt 120 tỷ, tăng 69% so với năm 2004. Trong đó năm 2006 có mức tăng
thấp nhất, tăng 0,7 tỷ so với năm 2005 ứng với 0,82%. Nhìn chung mức doanh thu
đều tăng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả. Tuy nhiên

ta thấy mức lợi nhuận sau thuế không ổn định. Năm 2004 mức lợi nhuận sau thuế chỉ
đạt 44 triệu, đây là một con số tương đối thấp so với năng lực của Công ty. Sang năm
2005, khoản lợi nhuận sau thuế đã tăng lên một cách nhanh chóng từ 44 triệu lên 3,84
tỷ đồng, tăng 86,27 lần so với năm 2004. Đến năm 2006, lợi nhuận sau thuế giảm
53,12% chỉ còn có 1,8 tỷ đồng. Doanh thu qua các năm đều tăng nhưng do chi phí
cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng nhanh hơn mức độ tăng doanh thu nên lợi
nhuận của công ty đã bị giảm. Tổng chi phí của năm tăng nhanh do có nhiều nguyên
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhân trong đó một phần là do chi phí trả lãi vay. Vốn vay là nguồn vốn bổ sung quan
trọng cho hoạt động của công ty. Tuy nhiên vấn đề trả lãi cũng là một thách thức lớn.
Đây cũng là nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty giảm trong khi doanh thu
tăng cao. Năm 2008, lợi nhuận đạt mức 1,944 tỷ tăng 43,18 lần so với năm 2004 và
tăng 11,1 lần so với năm 2006. Công ty có được kết quả này vì đã thực hiện tốt các
bản hợp đồng trong năm 2007, chủ đầu tư thanh toán cho các công trình thi công
xong. Năm 2004 và năm 2007 là hai năm có mức lợi nhuận thấp nhất trong các năm.
Ngoài chi phí trả lãi, còn nhiều nguyên nhân khác làm chi phí hoạt động của toàn
công ty tăng như sự biến động của giá cả nguyên vật liệu xây dựng, chi phí nhân
công.... Do vậy bên cạnh việc tăng doanh thu, Công ty cần có các giải pháp để làm
giảm chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận.
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2004 – 2008 có
doanh thu năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận trước thuế luôn dương, các chỉ tiêu
hiệu quả tài chính đều đạt ở mức tương đối tốt. Trong những năm tiếp theo công ty
cần tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm doanh thu và lợi nhuận
hơn nữa, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực tiềm năng khác, tạo
đà cho sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai. Chỉ tiêu doanh thu/ vốn
đầu tư thấp nhất là 1,37 lần, cho thấy tuy mức doanh thu chưa lớn trong tổng vốn đầu
tư nhưng đã có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Năm 2008, tỷ lệ doanh thu/ vốn
đầu tư đạt mức cao nhất là 1,823 lần. Như vậy, doanh thu của Công ty qua các năm

đều tăng và tăng nhanh hơn so với mức tăng vốn đầu tư, hay vốn đầu tư của năm sau
được sử dụng hiệu quả hơn các năm trước đó. Chỉ tiêu lợi nhuận/ vốn đầu tư cũng
không ổn định. Tỷ lệ cao nhất vào năm 2005 đạt mức 6,57%, tương ứng với mức lợi
nhuận 3,89 tỷ đồng. Năm 2008, tỷ lệ lợi nhuận/ vốn đầu tư đạt 2,953%, thấp hơn
nhiều so với năm 2005 nhưng đã cải thiện hơn so với năm 2007 là 0,275. Mặc dù
doanh thu của năm 2008 là cao nhất nhưng do tác động của lạm phát, làm chi phí của
hoạt động sản xuất kinh doanh gia tăng, lợi nhuận giảm, tỷ lệ lợi nhuận/ vốn đầu tư
thấp hơn năm 2005. Nhưng đó là một thành công đáng ghi nhận trong giai đoạn nền
kinh tế có nhiều biến động và khó khăn. Chỉ tiêu tài sản cố định huy động/vốn đầu tư
năm 2004 là 48,9% là tương đối lớn, phản ánh năng lực máy móc thiết bị của Công ty
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tốt. Năm 2008 tỷ lệ tài sản cố định/ vốn đầu tư là 42,5%, thấp hơn năm 2004 nhưng
vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư.
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tổng hợp 2004 -2008
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
1. Vốn đầu tư thực hiện 49.100 59.200 62.267 58.638 65.840
2. TSCĐ huy động 24.000 23.000 22.000 26.000 28.000
3. Doanh thu 71.000 85.000 85.700 92.000 120.000
4. Doanh thu tăng thêm - 14.000 700 6.300 28.000
5. Lợi nhuận sau thuế 44 3.890 1.800 161 1.944
6. Lợi nhuận tăng thêm - 3.846 -2.090 -1.639 1.783
7. Doanh thu/ vốn đầu tư ( lần) 1,45 1,436 1,376 1,57 1,823
8. DT tăng thêm/ VĐT (%) - 23,65 1,124 10,74 42,53
9. Lợi nhuận/ Vốn đầu tư ( %) 0,089 6,57 2,89 0,275 2,953
10. LN tăng thêm/VĐT (%) - 6,497 -3,356 -2,79 2,71
11. TSCĐ huy động/ VĐT (%) 48,9 38,9 35,3 44,3 42,5
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Khái quát công tác tham dự thầu tại công ty trong thời gian qua
Hình thức và phương thức tham dự thầu
Công ty cổ phần Công trình Đường thuỷ là một công ty cổ phần có vốn nhà
nước nhưng có tư cách pháp nhân độc lập. Các gói thầu mà Công ty tham dự là 100%
cạnh tranh rộng rãi. Hình thức đấu thầu này có tính cạnh tranh cao nhất, nhưng các
gói thầu có tính chất kỹ thuật không quá phức tạp, giá trị không lớn và điều kiện thực
hiện không có gì đặc biệt. Để có thể thắng thầu, công ty phải đáp ứng được các yêu
cầu về các giải pháp kỹ thuật đồng thời giá dự thầu cũng phải hợp lý và đảm bảo
được lợi nhuận cho công ty khi tham gia thi công. Là một công ty con của Tổng công
ty xây dựng đường thuỷ nhưng Công ty cổ phần công trình đường thuỷ chỉ tham gia
dự thầu với tư cách là một công ty độc lập, ít chịu ảnh hưởng của công ty mẹ. Những
cố gắng của cán bộ công nhân viên trong những năm qua sẽ đem lại sự phát triển lớn
mạnh của công ty trong tương lai.
Do hình thức tham dự thầu của Công ty là các gói thầu cạnh tranh rộng rãi nên
phương thức tham dự thầu chủ yếu là một túi hồ sơ. Với phương thức thực hiện đấu
thầu này, Công ty nộp hồ sơ dự thầu bao gồm cả đề xuất kỹ thuật và tài chính. Việc
mở thầu được tiến hành một lần. Do đó Công ty phải chuẩn bị hồ sơ thật đầy đủ và
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
theo đúng yêu cầu của bên mời thầu để hồ sơ dự thầu được đánh giá cao, nâng cao
khả năng thắng thầu của Công ty.
Đặc điểm chung của các gói thầu mà công ty tham dự
Là một công ty xây dựng với ngành nghề đặc trưng là thi công các công trình
đường thuỷ - một ngành hẹp trong ngành giao thông. Vì vậy các gói thầu mà Công ty
tham dự là: công trình cầu cảng, triền tàu, đê điều, cầu tàu, kè đê,…
Về quy mô vốn, nhìn chung quy mô vốn của dự án mà Công ty tham gia đều
không quá lớn, chủ yếu tập trung trong khoảng từ 10 đến 65 tỷ trên một dự án, nhiều
nhất từ 10 đến 30 tỷ.
Về thời gian thực hiện, thời gian thực hiện của các dự án thường là ngắn và

trung hạn. Thời gian của từng dự án thường khác nhau, kéo dài vào khoảng từ 6
tháng đến 3 năm. Dự án có thời gian ngắn nhất là “Kè đường triền dốc Quảng Ninh”
có thời gian thi công 7 tháng, dự án “Xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị hạng mục
công trình cảng – Nhà máy xi măng Thanh Liêm” có thời gian thi công từ tháng
11/2008 đến tháng 5/2009. Dự án có thời gian thi công kéo dài nhất là “Bến tàu
3000DWT, nhà xưởng và các công trình hạ tầng kỹ thuật - Dự án đầu tư xây dựng
cảng An Thới – Phú Quốc – Kiên Giang” có giá trị lên đến trên 65 tỷ đồng và thời
gian thi công từ 12/2007 đến 12/2009.
Về mặt kỹ thuật, các dự án mà Công ty tham gia thi công có kỹ thuật không
quá phức tạp. Chủ yếu tập trung vào các dự án xây dựng triền tàu có trọng tải không
lớn, xây dựng các bến cập tàu... Đây cũng là một hạn chế mà Công ty cần khắc phục
trong thời gian tới để có thể tham gia dự và thắng được những gói thầu có giá trị lớn,
kỹ thuật phức tạp hơn và khẳng định vị thế của Công ty trong thị trường xây dựng
Việt Nam.
Về nguồn vốn, phần lớn các dự án mà Công ty tham gia thi công đều là vốn
của các doanh nghiệp bỏ ra xây dựng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình. Như dự án “Cầu tàu 3000 DWT – Nhà máy đóng tàu Bến Kiền - Tổng
công ty công nghịêp tàu thuỷ Việt Nam”, dự án “Cảng xuất nhập của Trạm nghiền xi
măng – Nhà máy xi măng Thăng Long – Công ty thi công cơ giới”... Ngoài ra có một
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
số dự án có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: dự án “Kè chắn cát Nam Thuận An -
Thừa Thiên Huế”, dự án “Kè đường triền dốc Quảng Ninh”.
Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của công ty
Với một Công ty xây dựng, thắng thầu là yếu tố sống còn. Tuy nhiên việc
thắng thầu phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố trong đó các nhân tố chính như: năng lực
tài chính, nhân lực, máy móc thiết bị,…, chất lượng của hồ sơ dự thầu, giá cả gói
thầu …
1.1.1.5. Năng lực của Công ty

Năng lực của Công ty là một trong những nhân tố quyết định đến khả năng
thắng thầu của công ty. Công ty chỉ có thể tham gia được gói thầu khi có đủ năng lực
về nhân lực, tài chính, máy móc thiết bị tham gia vào gói thầu cùng với những kinh
nghiệm mà công ty tích luỹ được khi tham gia các gói thầu tương tự trước đây. Trong
quá trình chấm thầu, năng lực của Công ty được xem xét trước thông qua phần đánh
giá sơ bộ. Ở phần đánh giá này, bên mời thầu sẽ kiểm tra số lượng tài liệu có trong hồ
sơ dự thầu có đúng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu không. Đồng thời cũng kiểm tra
chất lượng của một số tài liệu như bảo đảm dự thầu có đầy đủ về giá trị và thời gian
không, cam kết liên danh (nếu có) có rõ ràng không, tính pháp lý của các chữ ký có
đúng theo quy định của pháp luật không. Kết quả của bước đánh giá này là một số hồ
sơ bị loại vì thiếu tài liệu quan trọng, một số hồ sơ phải bổ sung thêm thông tin còn
thiếu. Trước khi quyết định tham dự thầu Công ty cần phải cân nhắc tất cả các yếu tố
nêu trên, tránh trường hợp không thể đáp ứng yêu cầu mà vẫn tham dự gây lãng phí
thời gian, chi phí.
 Năng lực tài chính
Tài chính là một trong những nguồn lực không thể thiếu của bất kỳ doanh
nghiệp nào. Nếu Công ty có tiềm lực tài chính lớn mạnh và vững chắc thì có khả
năng đầu tư lớn cho máy móc thiết bị, cho nguồn nhân lực và các hoạt động khác...,
đồng thời Công ty có thể tham gia được nhiều gói thầu có giá trị lớn hơn, từ đó có thể
mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Hiện nay, Công ty cổ phần công trình đường thuỷ với
số vốn của nhà nước chiếm 51%. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh phải mang
lại lợi ích cho cả Nhà nước và người chủ công ty - nắm giữ 49% vốn.
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm 2007 đánh dấu việc Công ty chuyển sang hình thức Công ty cổ phần. Với
kết quả này, Công ty có thể huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ
nhiều nguồn khác nhau, không chỉ phụ thuộc vào những nguồn truyền thống như
trước nữa. Bên cạnh việc huy động vốn từ nguồn tự có, vốn vay ngân hàng, huy động
vốn từ cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, Công ty có thể huy động vốn thêm qua hình

thức bán cổ phần, tiến tới có thể huy động qua thị trường tài chính và thị trường
chứng khoán, ...
Bảng 1.3 : Cơ cấu vốn đầu tư của Công ty cổ phần Công trình Đường thuỷ
Đơn vị : Triệu đồng
2004 2005 2006 2007 2008
1. Tổng vốn đầu tư 49.100 59.200 62.267 58.638 65.840
- Vốn tự có 8.600 9.200 10.267 17.438 18.640
- Vốn vay 40.500 50.000 52.000 40.000 45.000
- Vốn huy động - - - 1.200 2.200
- Nguồn vốn khác - - - - -
2. Tốc độ tăng định gốc (%) - 20,6 26,8 19,4 34,1
3. Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 20,6 5,2 -5,8 12,3
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư Công ty giai đoạn 2004 - 2008
Năm 2004, tổng vốn đầu tư của toàn công ty là 49,1 tỷ đồng trong đó vốn tự
có chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ 17,5%, nguồn vốn đi vay chiếm đến 82,5%. Nguồn
vốn vay lớn, chi phí trả lãi vay tăng làm tăng tổng chi phí của toàn công ty. Đây là
một hạn chế lớn đối với công ty khi tham gia những công trình có tổng vốn đầu tư
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cao. Đến năm 2006, vốn tự có của công ty đã tăng lên 10,267 tỷ cao hơn năm 2004 là
19,38% và năm 2005 là 11,6%. Vốn tự có so với các năm trước có sự gia tăng đáng
kể nhưng so với tổng vốn đầu tư, năm 2006 chỉ chiếm 16,5% thấp hơn so với năm
2004 là 1%. Như vậy, trong năm 2006 mức vốn vay vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn
trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Năm 2007, việc chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần đã làm
cho vốn tự có của công ty tăng lên một cách nhanh chóng từ 10,267 tỷ đồng nên
17,438 tỷ đồng, tăng 17,44%. Ngoài ra khi trở thành công ty cổ phần, công ty còn có
thêm một nguồn huy động vốn mới đó là nguồn vốn huy động thêm là 1,2 tỷ, tuy con

số là nhỏ nhưng nó sẽ mở ra một khả năng mới để tăng vốn đầu tư của toàn công ty.
Trong năm này, vốn vay của công ty đã giảm rất nhiều từ 52 tỷ năm 2006 xuống còn
40 tỷ năm 2007, giảm 23,1%. Nguồn vốn vay giảm mạnh có thể giảm chi phí lãi vay
của công ty nhưng việc tổng các nguồn vốn khác tăng không nhiều sẽ gây ra tình
trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một khó khăn mà công ty
cần có giải pháp khắc phục trong tương lai nhằm nâng cao vị thế của công ty trên thị
trường.
Năm 2008 là sự gia tăng đáng kể của tổng vốn đầu tư với sự gia tăng của cả
lượng vốn tự có, vốn vay và vốn huy động thêm. Tổng vốn đầu tư tăng thêm 12,28%
so với năm 2007 trong đó vốn tự có tăng 6,9%, vốn vay tăng 12,5%, vốn huy động
thêm tăng 83,33%. Đây là con số đáng mừng cho thấy hiệu quả quá trình cổ phần
hoá, nguồn vốn của công ty đã tăng lên đáng kể chỉ sau một năm. Triển vọng trong
năm 2009 công ty có thể huy động thêm được nhiều vốn hơn nữa. Trong những năm
tới công ty cần phát huy khả năng huy động để có thể tăng nguồn vốn tự có, giữ vững
nguồn vốn vay trung và dài hạn, tăng nguồn huy động thêm, nhằm tăng tổng vốn đầu
tư. Trở thành công ty cổ phần sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức
đối với toàn công ty. Sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc là yếu tố quan trọng
giúp công ty ngày càng phát triển.
Nguồn vốn có vai trò quan trọng trong bất kỳ hoạt động nào của doanh
nghiệp. Thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chúng ta có thể thấy được
tiềm lực của Công ty. Hoạt động đấu thầu nhất là đối với những gói thầu có giá trị
cao thì yêu cầu Công ty phải có tiềm lực tài chính lớn. Trước khi đánh giá chi tiết hồ
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sơ dự thầu, chủ đầu tư đã loại hồ sơ thông qua đánh giá sơ bộ, Công ty phải có bảo
lãnh dự thầu đủ về giá trị và thời gian của ngân hàng để khẳng định tiềm lực tài chính
lành mạnh. Đây là một yêu cầu bắt buộc để các nhà thầu nghiêm túc tham dự. Cùng
với việc có vốn, Công ty có thể đầu tư trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến khả

năng thắng thầu, vì chỉ khi các giải pháp kỹ thuật được đáp ứng theo yêu cầu và nhà
thầu có đủ phương tiện để thực hiện các giải pháp đó. Vì vậy, năng lực tài chính là
một nhân tố có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng thắng thầu. Với
những gói thầu có giá trị lớn và yêu cầu kỹ thuật phức tạp thì tiềm lực về tài chính sẽ
được yêu cầu ở mức cao hơn thông qua giá trị của bảo lãnh dự thầu. Do đó, Công ty
cần có kế hoạch huy động được nhiều vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng
thời cũng để nâng cao được khả năng thắng thầu.
 Năng lực máy móc thiết bị
Là công ty chuyên thi công các công trình đường thuỷ, cầu cảng, đê điều... nên
máy móc, thiết bị chuyên dụng rất cần thiết. Các loại máy móc chủ yếu như: thiết bị
đóng cọc các loại, sà lan, phao, tàu kéo các loại, máy phát điện, cần cẩu, máy trộn bê
tông, các loại máy móc khác…
Hiện nay, Công ty có đủ các chủng loại máy móc thiết bị cần thiết cho việc thi
công công trình thủy. Các máy đều có chất lượng sử dụng tốt và đảm bảo các yêu cầu
trong thi công (Phụ lục 1).
 Nguồn nhân lực của công ty
Lao động là tài sản quan trọng nhất của các công ty. Muốn cho doanh nghiệp
phát triển nhanh chóng và bền vững, ngoài những máy móc thiết bị cần thiết phải có
một đội ngũ cán bộ giỏi, nhiệt tình trong công việc và một phương pháp làm việc
khoa học. Nếu các công ty có thể huy động được những máy móc hiện đại mà không
có những người vận hành máy móc thiết bị đó thì chúng cũng chỉ là những vật vô chi
vô giác, không thể tạo ra được thu nhập cho doanh nghiệp. Do đó có được lực lượng
lao động có chất lượng và có năng lực là rất quan trọng. Trong công tác đấu thầu và
tham dự thầu thì nhân tố con người có vai trò quyết định và tham gia vào hầu hết quá
trình tham dự thầu. Cán bộ phải tìm hiểu thông tin về các gói thầu sắp được tổ chức,
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ra quyết định tham dự thầu, tổ chức làm hồ sơ dự thầu, tham gia đấu thầu, nếu thắng
thì tổ chức và quản lý việc thi công công trình....Vì vậy những cán bộ có nhiều kinh

nghiệm và trình độ chuyên môn sẽ góp phần nâng cao khả năng thắng thầu cho Công
ty.
Trước khi chuyển đổi sang công ty cổ phần, Công ty công trình đường thuỷ có
lượng lao động tương đối lớn, nhưng sau khi chuyển sang hình thức cổ phần, tính đến
cuối tháng 12 năm 2008 toàn công ty có 398 cán bộ công nhân viên. Trong đó: 75
người là kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp từ các trường đại học trong cả nước chiếm
18,84%, lao động có trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là 30 người chiếm
7,54%, công nhân kỹ thuật và công nhân đào tạo tại doanh nghiệp là 263 người,
chiếm 65,85%. Họ là những người trực tiếp làm việc trên các công trường mà công ty
thắng thầu. Là một công ty chuyên thi công công trình nên với số lượng lao động có
trình độ đào tạo cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật như vậy,
Công ty cần bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Để có thể
thắng thầu thì cần có những cán bộ có đủ năng lực và trình độ thực hiện tốt được các
yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, khi đã thắng thầu thì cần có đội ngũ những kỹ sư trực
tiếp tham gia thi công trên các công trường. Một đội ngũ cán bộ giỏi là những người
vừa có năng lực chuyên môn lại vừa nhiệt tình, tích cực trong công việc, không ngại
khó ngại khổ. Trong quá trình làm việc, Công ty cần tạo điều kiện để người lao động
hoàn thành tốt nhiệm vụ, có cơ hội được trau dồi kiến thức. Ngoài ra, Công ty còn có
những phần thưởng xứng đáng cả về vật chất và tinh thần cho người lao động như
chế độ lương thưởng phù hợp với những kết quả lao động của họ. Công ty cũng cần
quan tâm giúp đỡ cán bộ trong việc học tập nâng cao trình độ và năng lực, tạo ra một
môi trường làm việc tốt cho mọi người cùng phát triển.
Bảng 1.4: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Công trình Đường thủy 12/2008
STT Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
1. Tổng số lao động 398 100
2. Cán bộ có trình độ đại học 75 18,84
3. Trình độ CĐ & TH 30 7,54
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4. Công nhân kỹ thuật các loại 84 21,10
5. CN đào tạo tại doanh nghiệp 179 44,75
6. Lao động phổ thông 30 7,77
Trong đó lao động gián tiếp
Cán bộ quản lý 4
GĐ chi nhánh, trưởng các phòng
ban, đơn vị, công trường
14
Phó chi nhánh. Phó các phòng
ban, đơn vị, công trường
14
Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ 14
Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu lao động của công ty Công trình Đường thủy
Trong tương lai công ty có kế hoạch xây dựng trường dạy nghề công nhân
đường thuỷ cho công nhân của công ty nhằm nâng cao tay nghề đồng thời dạy nghề
cho những học viên muốn theo học. Kế hoạch này có ý nghĩa lớn không chỉ với công
nhân của công ty mà còn đào tạo nghề cho nhiều người lao động. Trong giai đoạn
đầu xây dựng và phát triển trường dạy nghề, Công ty sẽ đào tạo và nâng cao trình độ
tay nghề cho người lao động trong công ty, sau đó sẽ mở rộng đào tạo cho những
người có nhu cầu học việc. Bên cạnh việc đào tạo nguồn lao động, công ty còn quan
tâm tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên có thể năng cao năng lực chuyên môn
bằng cách học lên cao hơn, học các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ… Người lao
động có điều kiện học tập sẽ góp sức xây dựng công ty phát triển nhanh hơn.
 Uy tín và kinh nghiệm của các công ty
Uy tín là một tài sản vô hình của Công ty, khi tạo nên uy tín, thương hiệu với
khách hàng, đây là một thành công lớn. Vì uy tín và thương hiệu tạo nên giá trị cho
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

doanh nghiệp. Uy tín đảm bảo cho thành công và ngược lại thành công lại bù đắp,
xây dựng uy tín.
Trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng, uy tín của
công ty có vai trò rất quan trọng. Nó giúp công ty có được sự tín nhiệm của chủ đầu
tư về năng lực và khả năng thực hiện dự án, tin tưởng vào sự chính xác, đầy đủ, hợp
lý của hồ sơ dự thầu. Qua đó nếu trúng thầu, phần thương thảo ký kết hợp đồng cũng
thuận lợi hơn.
Xây dựng uy tín là công việc đầu tiên cần làm và phải được quan tâm thường
xuyên của mọi công ty. Để xây dựng được uy tín với các chủ đầu tư trong lĩnh vự xây
dựng, cần phải quan tâm đến hai nội dung chính là chất lượng và tiến độ thi công
công trình.
Về chất lượng: chất lượng công trình cần phải tuân theo thiết kế, nguyên vật
liệu phải đảm bảo chất lượng, quy trình thi công phải đảm bảo đúng trình tự, đáp ứng
được các tiêu chuẩn về chất lượng và độ an toàn của các công trình xây dựng. Ngoài
ra tiến độ công trình cũng phải đảm bảo theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư. Dự án bị
kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của chủ đầu tư, công trình không thể đưa
vào thực hiện theo dự kiến làm hoạt động của công ty bị ngừng trệ, hao tốn thêm thời
gian chi phí cho các bên tham gia dự án. Công tác quản lý dự án trong quá trình thi
công cũng cần được quan tâm chắt chẽ để đảm bảo tiến độ thi công công trình được
theo đúng kế hoạch.
Với 37 năm kinh nghiệm thi công các công trình đường thủy, Công ty cổ phần
công trình đường thuỷ đã thực hiện được nhiều công trình, dự án lớn trên khắp cả
nước, tạo nên được uy tín và sự tin tưởng của chủ đầu tư, xây dựng được chỗ đứng
trên thị trường.
Bảng1.5: Bảng tổng kết kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Công ty
STT Tính chất công việc Số năm kinh nghiệm
1. Thi công các công trình giao thông 37 năm (từ năm 1972)
2. Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn 37 năm (từ năm 1972)
3. Xây dựng công trình thuỷ công 37 năm (từ năm 1972)
4. Sản xuất vận liệu xây dựng 37 năm (từ năm 1972)

5. Xây dựng công trình công nghiệp 37 năm (từ năm 1972)
6. Xây dựng công trình công nghiệp 37 năm (từ năm 1972)
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
7. Xây dựng công trình dân dụng 37 năm (từ năm 1972)
8. Xây dựng trạm điện và đường dây điện 37 năm (từ năm 1972)
Nguồn: Phòng kinh doanh
Cùng với uy tín mà công ty xây dựng được, kinh nghiệm qua quá trình hoạt
động cũng có vai trò rất quan trọng. Nhờ có kinh nghiệm của mình, công ty có thể lập
được những bộ hồ sơ dự thầu có chất lượng tốt đáp ứng được những yêu cầu của chủ
đầu tư. Trong quá trình thực hiện các gói thầu, Công ty luôn xử lý tốt những vấn đề
phát sinh trên công trường. Các dự án mà công ty thực hiện đã nói lên năng lực, uy
tín và kinh nghiệm của công ty trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông
đường thuỷ.
Với việc thắng thầu và thực hiện nhiều công trình giao thông thể hiện ở bảng
dưới cho thấy kinh nghiệm cũng như uy tín của công ty trong lĩnh vực này. Đây là
những thuận lợi to lớn mà công ty cần phát huy tốt hơn nữa để mang lại sự phát triển
bền vững cho công ty trong tương lai.
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.6: Kinh nghiệm thực hiện các dự án của Công ty cổ phần công trình đường thuỷ
Đơn vị : 1000 đ
Tên hợp đồng
Tổng giá
trị hợp
Giá trị do
nhà thầu
Thời hạn hợp đồng Tên cơ quan Tên nước

Khởi
công
Hoàn
thành
1 2 3 4 5 6 7
Cầu tầu 3.000 DWT – Nhà máy đóng
tàu Bến Kiền
Cầu tàu trên nền cọc BTCT và cọc
ván BTCT tường chặn
9.845.000 9.845.000 5/2001 5/2002
Nhà máy đóng tàu
Bến Kiền - Tổng
công ty công nghiệp
tàu thuỷ Việt Nam -
Bộ GTVT
Việt Nam
Triền tàu 6500DWT Quảng Ninh
Triền, kè trên nền cọc BTCT 40x40;
35x35cm
54.181.000 54.181.000 1/2005 12/2005
Công ty cơ khí đóng
tàu than Việt Nam
Việt Nam
Cảng Bến Ngọc – Hoà Bình Cảng đặt
trên nền cọc khoan nhồi D= 80cm &
cọc BTCT
9.257.647 9.257.647 12/2004 11/2005
Tổng công ty
Đường sông Miền
Bắc

Việt Nam
Hệ thống giao thông ngoài nhà máy
bao gồm bến nhập và xuất đá vôi -
Thuộc dự án Nhà máy xi măng Yên
Bình – Yên Bái (Bến dạng bệ đài cao
trên nền cọc BTCT 40x40)
71.045.000 71.045.000 1/2006 12/2006
Công ty cổ phần xi
măng Yên Bình -
Tổng công ty XNK
& XDVN
VINACONEX
Việt Nam
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thi công xây dựng kè bờ 24.591.764 24.591.764 3/2007 11/2007
Công ty cơ khí đóng
tàu than Việt Nam –
TCT Than
Việt Nam
Xây dựng phần thuỷ công sán nâng
tàu 1.000T + kè bờ khu vực sàn nâng
- Hải Phòng
39.584.253 39.584.253 10/2006 12/2007
Công ty 189 - Tổng
cục công nghiệp
Quốc phòng
Việt Nam
Xây dựng triền tàu 2.000DWT - dự án

XD nhà máy đóng tàu Sông Hồng –
Cty CNTT & XD Sông Hồng
21.078.539 21.078.539 04/2006 01/2007
Công ty CNTT &
Xây dựng Sông
Hồng
Việt Nam
Kè bảo vệ bờ, tôn tạo bãi công trình
Trung tâm Quốc gia ứng phó sự cố
tràn tàu Vân Phong – Sông Thu
9.838.753 9.838.753 2006 2007
Công ty Sông Thu -
Tổng cục Công
nghiệp Quốc Phòng
Việt Nam
Công trình xử ký khẩn cấp khắc phục
xói lở biển Hải Dương và chỉnh trị
luồng cảng Thuận An.
23.057.685 23.057.685 04/2007 03/2009
Ban QLDA các
CTGT Thừa Thiên
Huế
Việt Nam
Nguồn : Hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng mở rộng cảng xuất xi măng – Nhà máy Chinfon.
SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh – CQ470921 – Đầu tư 47B
25

×