MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Khái quát chung về hợp đồng BOT, BTO, BT: 2
1. Hợp đồng BOT 2
2. Hợp đồng BTO : 3
3. Hợp đồng BT 3
KẾT LUẬN 6
LỜI NÓI ĐẦU
Cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng giúp nâng cao mức sống của xã hội thông qua việc
mang lại những sản phẩm, dịch vụ công cộng tốt hơn. Đồng thời, cơ sở hạ tầng
cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế và củng cố vị trí cạnh tranh của các nước
trên thị trường quốc tế. Vì vậy, tất cả các nước đều có nhu cầu đầu tư để phát triển
và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của nước mình. Tuy nhiên, đầu tư vào cơ sở hạ
tầng rất khó khăn do đặc điểm của lĩnh vực đầu tư này là yêu cầu nguồn vốn lớn
nhưng thu hồi vốn chậm. Chính vì thế mà ở rất nhiều nước phải đối mặt với nhiều
1
thử thách khi đầu tư vào lĩnh vực này cho dù có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Ra
đời với mục tiêu là giải quyết những thử thách này, đầu tư theo hình thức hợp đồng
BOT, BTO, BT đã nhanh chóng được chấp nhận và áp dụng rộng rãi và được biết
đến như một phương thức đầu tư hiệu quả nhất trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. BOT,
BTO, BT là những hình thức đầu tư thông qua hợp đồng được kí giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cà nhà đầu tư. Theo các hợp đồng này nhà đầu tư bỏ vốn để
xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng và chuyển giao cho nhà nước
theo những phương thức thanh toán, đền bù khác nhau.
Để tìm hiểu rõ hơn về sự khác nhau của các hình thức đầu tư theo hợp đồng
này, em đã chọn đề tài: “ Phân tích sự khác nhau giữa các hình thức đầu tư theo
hợp đồng BOT, BTO, BT. Hình thức nào được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất
trên thực tế? Tại sao?”
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về hợp đồng BOT, BTO, BT:
1. Hợp đồng BOT
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT lần đầu tiên được quy định trong Luật
sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1992, theo đó nhà
đầu tư nước ngoài ký kết hợp đồng với một cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về xây dựng, khai thác, kinh doanh, công trình
hạ tầng. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật đầu tư năm 2005 đã đưa ra những
quy định hoàn thiện về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT
Theo khoản 17 điều 3 Luật đầu tư 2005 thì “Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh
- Chuyển giao (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa Cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình
kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, Nhà đầu tư chuyển giao
không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam”
Đặc điểm của hình thức hợp đồng BOT:
- Chủ thế ký kết HĐ: chủ thể tham gia đàm phán và ký kết hợp đồng bao gồm
một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của VN và một bên là nhà đầu tư
- Đối tượng của Hợp đồng đầu tư: Các công trình kết cấu hạ tầng.
- Nội dung của HĐ: HĐ dự án bao gồm sự thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ
liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình cho Nhà nước
Việt Nam. Nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng công trình và phải bàn giao công trình đó
cho Nhà nước
2
2. Hợp đồng BTO :
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là Hợp đồng
BTO) là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư
để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển
giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho Nhà đầu tư quyền
kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận. (theo khoản 18 điều 3 Luật đầu tư 2005)
Đặc điểm của hình thức hợp đồng BTO:
- Chủ thế ký kết HĐ: chủ thể tham gia đàm phán và ký kết hợp đồng bao gồm
một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của VN và một bên là nhà đầu tư
- Đối tượng của Hợp đồng đầu tư: Các công trình kết cấu hạ tầng.
- Nội dung của HĐ: Quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan
đến việc thực hiện cả ba hành vi xây dựng, kinh doanh, chuyển giao như trong hợp
đồng BOT nhưng trong hợp đồng BTO thứ tự thực hiện các hành vi này là các thỏa
thuận cụ thể của mỗi bên để thực hiện hợp đồng dự án lại có một số điểm khác.
3. Hợp đồng BT
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BT) là hợp
đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển giao công
trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho Nhà đầu tư thực
hiện Dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho Nhà đầu tư
theo thoả thuận trong Hợp đồng BT (theo khoản 19 điều 3 Luật đầu tư 2005)
Đặc điểm của hình thức hợp đồng BT:
- Chủ thể: là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
- Đối tượng của Hợp đồng đầu tư: Các công trình kết cấu hạ tầng.
- Nội dung của HĐ: Nghĩa vụ mà nhà đầu tư phải thực hiện chỉ là xây dựng và
chuyển giao công trình đó cho Chính phủ mà không được quyền kinh doanh chính
những công trình này.
II. Sự khác nhau giữa các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT.
Tiêu chí Hợp đồng BOT Hợp đồng BTO Hợp đồng BT
1.Thời
điểm
chuyển
giao
công
Sau khi xây dựng
xong, nhà đầu tư được
phép kinh doanh công
trình trong một thời
hạn nhất định, hết thời
Sau khi xây dựng
xong, nhà đầu tư
phải chuyển giao
ngay công trình đó
cho Nhà nước Việt
Sau khi xậy dựng
xong, nhà đầu tư
chuyền giao công trình
đó cho Nhà nước Việt
Nam
3
trình hạn thì nhà đầu tư
chuyển giao công trình
đó cho Nhà nước Việt
Nam
Nam
2. Tính
bồi hoàn
của dự
án đầu
tư.
Lợi ích mà nhà đầu tư
được hưởng phát sinh
từ chính việc kinh
doanh công trình đó,
chuyển giao không bồi
hoàn công trình nên
nhà nước không phải
bồi hoàn chi phí cho
nhà đầu tư.
Chính phủ dành cho
Nhà đầu tư quyền
kinh doanh công
trình đó trong một
thời hạn nhất định để
thu hồi vốn đầu tư và
lợi nhuận nên nhà
nước không phải bồi
hoàn chi phí cho nhà
đầu tư.
Nhà nước có thể bồi
hoàn cho nhà đầu tư
toàn bộ hoặc một phần
giá trị theo sự thỏa
thuận trong hợp đồng.
Quy định này của Luật
Đầu tư 2005 là một
điểm mới, nhà đầu tư
theo hợp đồng BT sau
khi thực hiện xong hợp
đồng Nhà nước sẽ tạo
điều kiện cho nhà đầu
tư thực hiện dự án khác
để thu hồi vốn. Nhưng
trường hợp nhà đầu tư
không chấp nhận thực
hiện dự án mới hoặc
việc thực hiện dự án
mới không đảm bảo sẽ
mang lại lợi nhuận mà
nhà đầu tư đáng được
hưởng, thì lợi ích của
nhà đầu tư sẽ không
được đảm bảo.
3. Quyền
và nghĩa
vụ của
nhà đầu
tư trong
hợp đồng
Đủ cả quyền và nghĩa
vụ liên quan đến ba
hành vi Xây dựng –
Kinh doanh – Chuyển
giao công trình
Đủ cả quyền và
nghĩa vụ liên quan
đến ba hành vi Xây
dựng – Chuyển giao
– Kinh doanh công
trình
Chỉ có 2 quyền và
nghĩa vụ là xây dựng
và chuyển giao công
trình cho nhà nước
4. Ưu đãi
của nhà
nước
Quy định tại NĐ số
108/2009/NĐ-CP,
doanh nghiệp BOT
Theo quy định tại
Nghị định số 108,
doanh nghiệp BTO
Theo nghị định 108
thì Doanh nghiệp BT
được hưởng ưu đãi về
4
dành cho
nhà đầu
tư trong
hợp đồng
được hưởng các ưu đãi
về thuế thu nhập
doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật về
thuế TNDN; hàng hóa
nhập khẩu để thực
hiện dự án của doanh
nghiệp BOT, được
hưởng ưu đãi theo quy
định của pháp luật về
thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu; doanh
nghiệp BOT được
miễn tiền sử dụng đất
đối với diện tích đất
được Nhà nước giao
hoặc được miễn tiền
thuê đất trong toàn bộ
thời gian thực hiện dự
án
được hưởng các ưu
đãi về thuế thu nhập
doanh nghiệp theo
quy định của pháp
luật về thuế TNDN;
hàng hóa nhập khẩu
để thực hiện dự án
của doanh nghiệp
BTO được hưởng ưu
đãi theo quy định
của pháp luật về thuế
xuất khẩu, thuế nhập
khẩu; doanh nghiệp
BTO được miễn tiền
sử dụng đất đối với
diện tích đất được
Nhà nước giao hoặc
được miễn tiền thuê
đất trong toàn bộ
thời gian thực hiện
dự án
thuế nhập khẩu đối với
hàng hóa nhập khẩu để
xây dựng công trình BT
theo quy định của pháp
luật về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu. Doanh
nghiệp BT được miễn
tiền thuê đất, tiền sử
dụng đất đối với diện
tích được sử dụng để
xây dựng công trình BT
trong thời gian xây
dựng công trình
III. Hợp đồng BOT - hình thức được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất trên
thực tế:
Các hình thức BOT, BTO và BT có ý nghĩa quan trọng trong việc hút vốn đầu
tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Thay vì phải đầu tư vốn xây dựng các công trình kết
cấu hạ tầng quan trọng, Nhà nước áp dụng những chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư
để có được hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua việc nhận chuyển giao quyền sở hữu
các công trình từ nhà đầu tư, bẳng những phương thức chuyển giao khác nhau. Mỗi
hình thức hợp đồng đều có những ưu điểm và lợi thế nhất định, giúp các doanh
nghiệp linh động trong việc lựa chọn hình thức đầu tư. Các dự án đầu tư theo ba
hợp đồng này là những dự án thuộc diện được Nhà nước khuyến khích đầu tư.
Tuy nhiên, so với hai loại hợp đồng BTO và BT thì hợp đồng BOT có những
ưu thế hơn hẳn vì nó ít rủi ro hơn hai loại hợp đồng kia. Biểu hiện cụ thể: Thứ nhất,
sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư hoàn toàn chủ động trong khâu kinh doanh, khai
thác công trình để thu hồi vốn và lợi nhuận vì công trình theo hợp đồng này sau khi
xây dựng thì sẽ được nhà đầu tư khai thác luôn nhằm thu hồi vốn và tìm kiếm thêm
5
lợi nhuận trong một khoảng thời gian xác định, trước khi chuyển giao cho Nhà
nước. Thứ hai, do nhà đầu tư lo ngại việc thay đổi chính sách của Nhà nước, như
đối với hợp đồng BTO thì sau khi xây dựng công trình phải chuyển giao cho Nhà
nước trước rồi nhà đầu tư mới được khai thác lợi nhuận công trình, như vậy nếu sau
giai đoạn đã chuyển giao công trình mà Nhà nước lại có sự thay đổi về chính sách
với lĩnh vực này theo hướng bất lợi hơn cho nhà đầu tư thì phía nhà đầu tư sẽ bị
thiệt. Còn đối với hợp đồng BT trên thực tế được rất ít các nhà đầu tư lựa chọn, bởi
lẽ việc được nhận một lợi ích từ một công trình khác của Nhà nước có thể phải chờ
trong một thời gian và cũng có thể lợi ích từ công trình này sẽ không thể bằng được
công trình đã bàn giao cho Nhà nước.
Vì vậy, để đảm bảo được lợi ích của chính mình và chủ động trong việc sử
dụng và kinh doanh công trình thì sự lựa chọn hợp đồng BOT đối với các nhà đầu
tư là vô cùng đúng đắn.
KẾT LUẬN
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là một nhiệm vụ thiết yếu và không thể chậm trễ nếu
muốn hoàn thành mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước Công nghiệp hóa – hiện
đại hóa. Trong điều kiện yêu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã trở nên cấp bách lại
đòi hỏi lượng vốn lớn mà tự nguồn lực của Nhà nước chưa thể đáp ứng thì giải
pháp thu hút đầu tư của khu vực tư nhân thông qua các dự án BOT, BTO, BT là tất
yếu. Việc phân tích sự khác nhau giữa các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT,
BTO, BT giúp chúng ta hiểu rõ được ba loại hình thức này, từ đó có thể giúp nhà
đầu tư lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình luật đầu tư”, Nxb.CAND, Hà Nội,
2007.
2. Luật đầu tư năm 2005
3. Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng –
Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp
đồng Xây dựng - Chuyển giao
4. Và một số tài liệu khác.
6