Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử trên cổng thanh toán nganluong vn của công ty cp giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.48 KB, 53 trang )

CHUƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: “PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRÊN CỔNG THANH TOÁN
NGANLUONG.VN CỦA CÔNG TY CP GIẢI PHÁP
PHẦN MỀM HÒA BÌNH”.
1.1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Theo đường lối của Đảng và nhà nước, Việt Nam sẽ xây dựng thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm 2020. Hiện nay, Việt Nam
đang cố gắng, phấn đấu hết mình vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển
nền kinh tế đất nước về mọi mặt để có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Với những nỗ
lực trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển không ngừng nghỉ, tăng
trưởng luôn ở mức cao. Đặc biệt, với cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, sự phát triển bung nổ của internet đã và đang làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của
nhiều nghành, nhiều lĩnh vực. Trong hoạt động thương mại, việc mua bán hàng hóa và
dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, Internet và các mạng viễn thông khác đã
xuất hiện, đó chính là TMĐT.
TTĐT chính là chìa khóa cho sự phát triển thành công của TMĐT. Bởi vì
TTĐT với những lợi ích không thể phủ nhận như sự thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm
đối với người sử dụng, cho nên nó giữ vai trò quyết định trong việc thúc đẩy TMĐT
phát triển. TMĐT tại các nước trên thế giới đã phát triển từ lâu một phần do hệ thống
TTĐT của các quốc gia đó rất phát triển và được sử dụng rộng rãi và phổ biến.
TTĐT tại Việt Nam bắt đầu có những bước đi đầu tiên từ cuối năm 2006 và đầu
năm 2007 khi xuất hiện các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mô hình cổng TTĐT
payment Gateway ra đời như OnePay, Smartlink, VietPay…hay mô hình ví điện tử
như Mobiví, Vinapay…tiếp theo đó là sự xuất hiện của các ví điện tử ngân lượng, bảo
kim, payoo… Trải qua một thời gian phát triển, mặc dù các doanh nghiệp chưa thể
nhanh chóng đưa TTĐT tại Việt Nam phát triển nhưng một vài doanh nghiệp có định
hướng phát triển đúng đắn đã gặt hái được những thành công nhất định. Và công ty cổ
phần giải pháp phần mềm Hòa Bình là một trong những doanh nghiệp đó. Công ty đã
1
nhận định để có thể phát triển thành công, tạo được thương hiệu và uy tín đối với


người dùng thì cần phải chuyên nghiệp ngay từ đầu. Cung cấp đầy đủ các dịch vụ đáp
ứng tốt nhất nhu cầu, mong muốn của người sử dụng. Chính vì vậy, công ty đã triển
khai xây dựng Ngân Lượng dựa theo cổng thanh toán PayPal của tập đoàn ebay một
mô hình chuẩn trên thế giới hiện nay.
Ngân Lượng hoạt động theo mô hình ví điện tử và cổng thanh toán trực tuyến.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, Ngân Lượng đã khẳng định được thương hiệu, uy tín, và
gặt hái được nhiều thành công. Ngân Lượng hiện nay đang dẫn đầu thị trường thanh
toán điện tử về số lượng thành viên sử dụng (khoảng 300.000 thành viên) cũng như về
lượng giao dịch. Với thành tích đó Ngân Lượng 2 năm liền 2009, 2010 đã vinh dự
được bình chọn là ví điện tử ưu thích nhất do Hiệp hội thương mại điện tử VN
(VECOM), Sở công thương TP.HCM và người dùng bình chọn. Hiện nay, Ngân
Lượng đang là trung gian thanh toán đảm bảo an toàn giao dịch cho người mua, người
bán. Để người dùng có thể an tâm tuyệt đối khi mua sắm cũng như bán hàng qua môi
trường mạng. Tuy nhiên, dịch vụ đó là chưa đủ đáp ứng mong muốn của người dùng
thanh toán qua Ngân Lượng. Bên cạnh việc hoàn thiện các dịch vụ đang cung cấp,
Ngân Lượng cần phải triển khai các dịch vụ mới để mở rộng thị trường, nâng cao hiệu
quả trong hoạt động kinh doanh và đặc biệt cung cấp thêm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu
người dùng.
1.2 XÁC ĐỊNH VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực tập và làm việc tại Công ty CP Giải pháp phần mềm Hòa
Bình, tác giả nhận thấy công ty đang muốn phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện
tử để đa dạng hóa các dịch vụ của mình, mở rộng qui mô, tăng khả năng cạnh tranh
với các công ty khác trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng về
thanh toán điện tử. Vì vậy tác giả đã đề xuất đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán hóa
đơn điện tử trên cổng thanh toán nganluong.vn của Công ty CP giải pháp phần mềm
Hòa Bình” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ những vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình tác giả
hướng đến 3 mục tiêu nghiên cứu sau:
2

Thứ nhất, Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lí luận về thanh toán điện tử và
thanh toán hóa đơn điện tử.
Thứ hai, Vận dụng tổng hợp cơ sở lí luận kết hợp với phương pháp điều tra,
phân tích, nghiên cứu, đánh giá thực trạng triển khai và định hướng phát triển của ví
điện tử Ngân Lượng.
Thứ ba, Đề xuất giải pháp phát triển thanh toán hóa đơn điện tử tại website
nganluong.vn của Công ty CP Giải pháp phần mềm Hòa Bình. Cung cấp thêm dịch vụ đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vị nghiên cứu về đối tượng: tác giả tập trung nghiên cứu phát triển dịch
vụ thanh toán hóa đơn điện tử của ví điện tử Ngân Lượng.
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: tìm hiểu hoạt động kinh doanh, các dịch
vụ triển khai của ví điện tử Ngân Lượng tại Công ty CP giải pháp phần mềm Hòa Bình.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Do điều kiện hạn chế về thời gian cũng
như về nguồn thông tin thu thập nên trong đề tài luận văn tác giả tập trung nghiên cứu
những vấn đề mang tính chất cần thiết, liên quan đối với việc phát triển dịch vụ thanh
toán hóa đơn điện tử của công ty trong thời gian 3 năm từ 2009 -2011. Kết hợp với
việc phân tích số liệu thứ cấp bên ngoài trong vòng 5 năm trở lại đây.
1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Kết cấu của luận văn tốt nghiệp bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện
tử trên cổng thanh toán nganluong.vn của Công ty CP giải pháp phần mềm Hòa Bình”.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán điện tử và thanh toán hóa
đơn điện tử.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng website
nganluong.vn
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán hóa
đơn điện tử trên cổng thanh toán nganluong.vn của công ty CP Giải pháp phần mềm
Hòa Bình.
3

CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
VÀ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
2.1. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua thông
điệp điện tử (electronic message). Sự hình thành và phát triển của TMĐT đó hướng
thanh toán điện tử mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: trao đổi dữ liệu điện tử tài
chính, tiền mặt internet, ví tiền điện tử hay kios điện tử, thẻ thông minh, giao dịch
ngân hàng số hóa (Bài giảng Thanh toán điện tử trong TMĐT – Trường Đại học
Thương mại).
2.1.2. Các hình thức thanh toán điện tử
2.1.2.1. Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán: phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt , do ngân hàng
phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hỉa dịch vụ hoặc để
rút tiền mặt tự động hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư của tài khoản
tiền hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ.
Thẻ thanh toán điện tử: là thẻ điện tử chứa đựng các thông tin được sử dụng
nhằm mục đích thanh toán.
Thẻ thanh toán điện tử cung cấp cho người tiêu dùng phương thức thanh toán
an toàn hơn, tiện lợi, linh hoạt, nhanh chóng, dễ kiểm soát hơn các phương thức thanh
toán khác đồng thời cũng hoàn toàn yên tâm về tính an toàn. Người sử dụng có thể
thanh toán tiền mua hàng hóa ở các điểm bán hàng có bất cứ đâu không bị hạn chế về
mặt không gian, thanh toán khi mua sắm trên internet, an toàn hơn là mang tiền mặt
trực tiếp. Bên cạnh đó, sự đa dạng của thẻ thanh toán ngày nay mang đến cho người
tiêu dùng sự linh hoạt khi trả tiền mua hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng được nhanh
chóng các nhu cầu chi phí bất thường khác. Thẻ thanh toán giúp việc theo dõi và quản
lí chi tiêu dễ dàng hơn bởi việc cung cấp thông tin cập nhật trực tuyến nhanh chóng về
4
các giao dịch và báo cáo chi tiết hàng tháng. Từ đó, giúp người sử dụng có thể cân đối

tốt nhất tài chính của mình.
Theo cơ chế thanh toán của thẻ thì thẻ thanh toán có các loại thẻ sau:
Thẻ tín dụng: là loại thẻ mà theo đó người chủ thẻ được sử dụng một hạn mức
tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hóa dịch vụ, tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ
này. Thẻ tín dụng thường do ngân hàng phát hành và thường được quy định một hạn
mức tín dụng nhất định trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ. Chủ
thẻ phải thanh toán cho ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng. Tính chất tín
dụng của thẻ còn thể hiện ở việc chủ thẻ ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không
phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một ký hạn nhất định. Thẻ tín dụng được coi là
một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Trong thời gian gần đây, việc
sử dụng thẻ tín dụng và các hình thức tín dụng tăng lên rất nhiều và nó được sử dụng
phổ biến nhất hiện nay.
Thẻ ghi nợ: đối với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ
dựa trên số dư tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ ghi nợ
không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ
thẻ. Thẻ ghi nợ là một giải pháp thay thế an toàn và thuận tiện thay vì mang theo tiền
mặt. Nó cho phép người tiêu dùng có thể mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền từ máy
rút tiền tự động tại bất cứ nơi đâu. Khi người tiêu dùng sử dụng một thẻ ghi nợ, số tiền
giao dịch được khấu trừ trực tiếp từ việc kiểm tra tài khoản của họ. Tùy thuộc vào loại
thẻ các tổ chức tài chính đã ban hành các chủ thẻ, số tiền hiện có có thể được khấu trừ
ngay lập tức hoặc sau một vài ngày.
Thẻ ATM: cũng là một dạng của thẻ ghi nợ dựng để rút tiền mặt từ tài khoản
của chủ thẻ tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc tại ngân hàng và sử dụng các
dịch vụ khác do máy ATM cung cấp như kiểm tra số dư, chuyển khoản, chi các khoản
vay… Với chức năng chuyên dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra với chủ thẻ là phải ký gửi
tiền vào tài khoản hoặc được ngân hàng cấp tín dụng thấu chi.
Chủ thẻ cũng có thể được ngân hàng chấp nhận cho một mức thấu chi, tùy theo
sự thỏa thuận của chủ thẻ và ngõn hàng. Đó là một khoản tín dụng ngắn hạn mà ngân
hàng cấp cho chủ thẻ. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản đó là: thẻ online và thẻ offline.
5

Thẻ lưu trữ giá trị (thẻ trả trước): được phát hành bằng cách nộp một số tiền
nhất định để mua một thẻ, mỗi lần sử dụng thì số tiền trên thẻ bị trừ dần. Thẻ này
thường được sử dụng để mua bán hàng hóa có giá trị tương đối nhỏ. Ở Việt Nam ta
điển hình nhất cho loại thẻ này đó là thẻ điện thoại di động, thẻ thanh toán tiền xăng,
thanh toán phí cầu đường.
2.1.2.2. Séc điện tử
Séc điện tử (séc ảo) là một hình thức thanh toán mới kết hợp sự an toàn, tốc độ,
và hiệu quả xử lý của tất cả các nghiệp vụ điện tử. Được sử dụng để tiến hành các
khoản thanh toán có giá trị cao trên mạng công cộng. Séc điện tử hoạt động như séc
giấy bình thường nhưng dưới dạng điện tử thuần túy với rất ít các bước bằng tay. Nó
được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thế
kỷ 21. Séc điên tử sẽ là một hình thức thanh toán quan trọng trong việc chuyển đổi và
dẫn dắt các doanh nghiệp và người tiêu dùng vào thế giới mới của thương mại điện tử.
2.1.2.3. Thẻ thông minh
Đây là thế hệ mới nhất của thẻ hiện nay, dựa trên kĩ thuật vi xử lí tin học, một
chip điện tử có cấu trúc hoạt động như một máy tính được gắn vào thẻ khiến cho thẻ
có tính an toàn và bảo mật rất cao. Tuy vậy, do là một công nghệ mới và có nhiều ưu
điểm nên giá thành cao, hệ thống máy móc chấp nhận loại thẻ này cũng đắt nên sử
dụng còn chưa phổ biến như thẻ từ. Việc phát hành và chấp nhận thanh toán loại thẻ
này mới chỉ phổ biến ở các nước phát triển dự các tổ chức thẻ quốc tế vẫn đang
khuyến khích các ngân hàng thành viên đầ tư để phát hành và chấp nhận loại thẻ này
nhằm giảm tỉ lệ rủi ro do giả mạo thẻ.
2.1.2.4. Ví tiền điện tử
Ví tiền điện tử có chức năng như một ví tiền truyền thống nhằm lưu giữ thẻ tín
dụng, tiền điện tử, chứng minh thư nhân dân, thông tin về địa chỉ, và cung cấp các
thông tin này vào các mẫu khai thông tin trong quy trình thanh toán tại các trang web
thương mại điện tử. Tại các trang web chấp nhận sử dụng ví tiền điện tử trong thanh
toán, người mua sau khi đặt mua hàng chỉ cần kích vào ví tiền điện tử, nhập tên và mật
khẩu của mình là hoàn tất giao dịch. Trên thế giới hình thức này đã phát triển từ lâu
còn tại Việt Nam hình thức thanh toán này bắt đầu hình thành từ năm 2007 với sự ra

6
đời của Mobiví tiếp theo có nhiều ví điện tử xuất hiện như Ngân Lượng, payoo…đã
góp phần thúc đẩy sự phát triển loại hình thanh toán này tại Việt Nam.
2.1.2.5. Thư điện tử P2P (Peer to Peer or Person to Person)
Hình thức thanh toán qua thư điện tử P2P cho phép các cá nhân có thể sử dụng
thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng của họ để thanh toán qua thư điện tử. Với
phương pháp P2P, người sử dụng cần tìm kết nối với trang có sẵn các mẫu thanh toán
để gửi thư và tại trang liên kết đó, người nhận có thể tiếp tục gửi khoản tiền nhận được
đến tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng của họ. Hình thức thanh toán này cũng khá
phát triển bởi vì các thuận lợi nhất định của nó so với các hình thức thanh toán khác
như các bên thanh toán có thể giữa bí mật các thông tin cá nhân, thủ tục dăng ký thanh
toán không quá phức tạp…
2.1.2.6. Thanh toán trên điện thoại di động , PDA và các thiết bị di động khác
Thanh toán qua các thiết bị di động đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế
giới, hòa nhịp với một trào lưu phát triển mới của TMĐT là thương mại di động.
Thanh toán trên điện thoại di động là hình thức thanh toán sử dụng điện thoại di động
để thực hiện thanh toán. Đây là một xu hướng tất yếu nhờ sự phát triển của các nhà
cung cấp dịch vụ điện thoại. Các ứng dụng cho điện thoại ngày càng nhiều và đa dạng
làm cho việc thanh toán qua điện thoại di động không còn gặp khó khăn nữa. Những
sản phẩm phù hợp với phương thức kinh doanh thương mại di động là phần mềm trò
chơi, nhạc và các dịch vụ tin nhắn. Phương thức thanh toán hợp lí cho hình thức kinh
doanh này là trừ tiền trực tiếp vào phí điện thoại của khách hàng.
2.1.3. Các vấn đề dặt ra trong thanh toán điện tử
2.1.3.1. Cở sở hạ tầng – Công nghệ thông tin: để đạt được thành công thì cơ sở
hạ tầng của việc thanh toán phải được công nhận rộng hơn, đảm bảo quyền lợi cho cả
khách hàng và doanh nghiệp, cần phải áp dụng công nghệ hiện đại áp dụng đồng bộ ở
các ngân hàng cũng như ở các tổ chức thanh toán.
2.1.3.2. Nhận thức, tập quán, thói quen: thanh toán điện tử được phát triển từ
lâu trên thế giới, với những sự thuận tiện của nó, người tieu dựng các nước phát triển
họ đã coi đây là phương thức thanh toán chính không thể thiếu. Tuy nhiên tại những

nước nền thanh toán điện tử phát triển chưa mạnh trong đó có Việt Nam, hầu hết
người tiêu dùng mặt dự biết sự tiện lợi, những lợi ích mà TTĐT mang lại nhưng cũng
7
không sử dụng vì do tập quán, thói quen tiêu dùng, muốn thanh toán tiền trực tiếp khi
mua hàng. Đó cũng là khó khăn cản trở đà phát triển của thanh toán điện tử. Việc nâng
cao nhận thức, xóa bỏ thói quen, tập quán của người sử dụng cần thời gian và rất nhiều
công sức.
2.1.3.3. An toàn và bảo mật: Thực hiện các giao dịch tài chính qua môi trường
mạng mở như internet đây sẽ là mục tiêu cho các tội phạm, các kẻ sử dụng tín dụng
trái phép, các hacker…Chúng sẽ thực hiện những hành động phi pháp để chiếm đoạt
tài sản của người sử dụng. Điều này là rất nguy hiểm do các dịch vụ trên internet hiện
nay được cung cấp toàn cầu với mọi tiện ích phục vụ cho mọi khách hàng, mọi thành
phần trong xã hội. Do đó khi tiến hành thanh toán điện tử các thông tin cần phải được
bảo mật an toàn chống được mọi cuộc tấn công bên ngoài.
2.1.3.4. Các tiêu chí cơ bản trong Thanh toán điện tử
Tính riêng tư: Khi mua bán hàng hóa qua môi trường mạng, khách hàng đã
cung cấp đầy đủ thôn gitn để người bán có thể nhận được thanh toán. Vì vậy nếu như
được khách hàng yêu cầu, người bán phải đảm bảo không làm lộ các thông tin cá nhân
của khách hàng.
Khả năng có thể hoán đổi: tiền số có thể chuyển thành các kiểu quỹ khác. Có
thể dễ dàng chuyển đổi từ tiền điện tử sang tiền mặt hay chuyển từ quỹ tiền điện tử về
tài khoản cá nhân. Từ tiền điện tử có thể phát hành séc điện tử, séc thật. Tiến số bằng
ngoại tệ này có thể dễ dàng chuyển sang ngoại tệ khác với tỷ giá tốt nhất.
Tính hiệu quả: để mang lại lợi ích tốt nhất cho người sử dụng thì chi phí cho
mỗi giao dịch chỉ là một con số nhỏ.
Tính linh hoạt: cung cấp nhều phương thức thanh toán để có thể mang lại nhiều
sự lựa chọn cho khách hàng.
Tính tin cậy: hệ thống thanh toán phải luôn thích ứng, tránh những sai sót
không đáng có, tránh cho nó không phải là mục tiêu của sự phá hoại.
Tiện lợi, dễ sử dụng: Cần phải tạo sự thuận tiện thanh toán trên mạng như trên

thực tế.
8
2.2. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
2.2.1 Khái niệm hóa đơn, hóa đơn điện tử, thanh toán hóa đơn điện tử
Khái niệm hỉa đơn là một tài liệu yêu cầu thanh toán cho một đơn hàng , dịch
vụ được thực hiện trước đó. Việc xuất trình hóa đơn được áp dụng phổ biến ở các nhà
hàng, các công ty cung cấp tiện ích công cộng và các công ty cung cấp dịch vụ khác.
Khái niệm hóa đơn điện tử là hóa đơn được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống
máy tính của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa,
dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao
dịch điện tử. (Theo quy định tại điều 7 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010
của Chính Phủ).
Thanh toán hóa đơn điện tử: là dịch vụ giúp khách hàng thanh toán các khoản
tiền hàng hóa, dịch vụ có tính chất định kỳ của mình hoặc của người thân cho Nhà
cung cấp hàng hóa, dịch vụ bằng cách ủy quyền cho ngân hàng nơi khách hàng mở tài
khoản hoặc thông qua bên thứ ba thanh toán cho Nhà cung cấp theo hóa đơn sử dụng.
2.2.2. Một số lợi ích của thanh toán hóa đơn điện tử
Với nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với thanh toán truyền thống như thuận tiện
trong sử dụng, làm tăng tốc độ lưu thông tìên tệ và hàng hóa đồng thời góp phần quan
trọng vào việc thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Thanh toán điện tử ngày càng
trở nên quan trọng và dần chiếm được lòng tin của người sử dụng. Với việc cung cấp
nhiều hình thức thanh toán, thanh toán điện tử đã phục vụ tốt nhất nhu cầu của người
sử dụng trong lĩnh vực mua bán hàng hóa trực tuyến. Thanh toán điện tử ngày càng
phát triển mạnh mẽ không những chỉ phục vụ mua bán hàng hóa trực tuyến mà còn
cung cấp các dịch vụ khác như chuyển tiền, thanh toán tiền các dịch vụ và đặc biệt là
thanh toán hóa đơn điện tử. Dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử vô cùng hữu ích cho
cuộc sống cũng như trông công việc của người sử dụng. Sau đây là một số lợi ích của
thanh toán hóa đơn điện tử:
- Người sử dụng sẽ không bao giờ bị cắt điện, điện thoại, Internet…do với việc
thanh toán hóa đơn điện tử thông qua hình thức ví điện tử…thì sẽ hoàn toàn nhanh

chóng và tiện lợi.
9
- Người sử dụng sẽ không phải ngồi chờ đợi người thu tiền đến nhà thu phí hay
không phải tranh thủ giờ làm để đi đúng tiền có thể thực hiện thanh toán nhanh, tại bất
cứ nơi đâu và vẫn làm các công việc của mình.
- Người sử dụng sẽ không phải lo tắc đường, bụi bặm để đến các điểm thu tiền.
- Người sử dụng sẽ không phải ra đường giữa trời mưa hay nắng để đến các
điểm đống tiền, không phải xếp hàng giờ đồng hồ để chờ đúng cước các loại dịch vụ.
- Người sử dụng sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian đi lại để hoàn thành các
công việc khác của mình.
2.2.3. Thanh tốn hóa đơn điện tử trong TMĐT B2C
Thanh toán hóa đơn điện tử đã được triển khai từ lâu trên thế giới và nó được
triển khai cả trong TMĐT B2C và TMĐT B2B, tuy nhiên gần đây tại Việt Nam mới
bắt đầu phát triển loại hình dịch vụ này trong lĩnh vực TMĐT B2C cụ thể là trong việc
thanh toán các dịch vụ công như tiền điện, nước, internet…
2.2.3.1 Quy trình thanh toán bằng hóa đơn điện tử:
Bước 1: Người dùng lên các trang web của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hóa
đơn hoặc trang web của người lập hóa đơn xem thông tin cần thiết. Thường là thông
tin các hóa đơn mà người dùng phải thanh toán.
Bước 2: Người dùng lấy các thông tin về hóa đơn của mình phải thanh toán về
máy tính của mình.
10
Bước 3: Người dùng kiểm tra các thông tin và thực hiện xác thực việc thanh toán
với người lập hóa đơn.
Bước 4: Người lập hóa đơn yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ thanh toán của mình
ghi nợ vào tài khoản của người dùng.
Bước 5: Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn yêu cầu ngân hàng của người
dùng ghi nợ vào tài khoản của người dùng và chuyển tiền để ngân hàng của người lập
hóa đơn ghi có vào tài khoản của người lập hóa đơn.
2.2.3.2 Rủi ro trong thanh toán hóa đơn điện tử:

Rủi ro đối với người tiêu dùng tham gia thanh toán hóa đơn điện tử: Người tiêu
dùng có thể gặp rủi ro như không thể hoàn tất một khoản thanh toán mặc dù có đủ tiền
thể thực hiện việc thanh toán, ví dụ: gặp trục trặc khi tham gia thanh toán trên môi
trường điện tử, gặp trục trặc khi tham gia các thiết bị ngoại vi….
Rủi ro do các hoạt động gian lận và phi pháp: lợi dụng chưa hoàn hảo trong
các hệ thống bảo mật, các dữ liệu về thông tin người dùng , hình thức thanh toán có
thể bị kẻ xấu đánh cắp và sử dụng bất hợp pháp.
Rủi ro do nhân viên cơ sở chấp nhận nhanh toán: Khi thực hiện giao dịch,
nhân viên tại cơ sở chấp nhận thanh toán cố tình in ra nhiều bộ hóa đơn thanh toán cho
một giao dịch nhưng chỉ đưa người dùng ký vào một bộ hóa đơn. Các hóa đơn còn lại
sẽ bị giả mạo chữ ký của người dùng để thu hồi tiền từ Ngân hàng thanh toán.
Rủi ro đối với các tổ chức tài chính: các tổ chức tài chính cũng có thể phải chịu
các rủi ro lừa đảo, vận hành sai, sai qui trình, bồi thường tiền điện tử giả mạo khi nó
được người bán hoặc người dùng chấp nhận.
2.2.3.3. Những khó khăn khi triển khai thanh toán hóa đơn điện tử
Để có thể phát triển thanh toán hóa đơn điện tử thì trước tiên thanh toán điện tử
cần phải phát triển. Cho nên những vấn đề khó khăn, những yêu cầu đặt ra của thanh
toán điện tử cũng là những khó khăn mà thanh toán hóa đơn điện tử cần phải giải quyết
và hoàn thiện. Do thanh toán hóa đơn điện tử là một dịch vụ riêng cho nên nó còn bao
hàm những khó khăn đặc thù khác. Việc triển khai dịch vụ này là một thách thức đối với
những doanh nghiệp, tổ chức mới bắt đầu vào thị trường thanh toán điện tử.
Những khó khăn trong việc nâng cao nhận thức, thói quen thanh toán của
người tiêu dùng, giúp cho người tiêu dùng nhận biết được uy tín của doanh nghiệp để
11
có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng dịch vụ. Đây là khó khăn của hầu hết các doanh
nghiệp trên thế giới đặc biệt là các nước mà TMĐT và TTĐT chưa phát triển.
Những khó khăn trong việc gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đã
triển khai các dịch vụ trước đó cũng là điều khiến các doanh nghiệp phải quan tâm.
Khi thực hiện thanh toán hóa đơn điện tử doanh nghiệp muốn làm trung gian
thanh toán thì cần phải làm cầu nối để kết nối được các ngân hàng đặc biệt là các ngân

hàng uy tín, có thương hiệu trên thị trường mới có thể thu hút được nhiều người sử
dụng dịch vụ kết nối với các bên cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn (như tiền điện
thoại di động trả sau, tiền internet, tiền điện, tiền nước, tiền truyền hình cáp…). Để các
ngân hàng , các nhà cung cấp dịch vụ uy tín tham gia thì các doanh nghiệp, tổ chức
gặp rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó còn có các vấn đề kinh tế vĩ mô, vi mô, các vấn đề liên quan đến
môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
cần phải xem xét để đưa ra những chính sách, chiến lược chính xác trong việc triển
khai hình thức dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử.
2.2.4. Sự cần thiết và mức độ ứng dụng của thanh toán hóa đơn điện tử
2.2.4.1 Sự cần thiết việc triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử
Đây thực sự là một bước tiến của thanh toán điện tử, với việc cung cấp thêm
một dịch vụ gia tăng thanh toán hóa đơn điện tử đã đáp ứng tốt hơn những mong muốn
của người sử dụng, với dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử đem lại lợi ích cho tất cả
các chủ thể tham gia.
Lợi ích đối với người sử dụng: người sử dụng tiết kiệm cả về thời gian, công
sức và tiền bạc. Với chỉ vài click, khách hàng đã có thể thanh toán các hóa đơn hàng
tháng rất an toàn, tiện lợi và hoàn toàn nhanh chóng.
Lợi ích đối với doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thanh toán:
- Hiệu quả về kinh tế: Mức chi phí dành cho doanh nghiệp khi sử dụng hình thức
thanh toán qua trung gian điện tử luôn thấp hơn các hình thức thanh toán khác hiện
nay do không mất tiền thuê các nhân viên đi thu tiền hàng tháng mà lại nhanh chóng
tiện lợi mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho doanh nghiệp.
- Dịch vụ tin cậy và luôn sẵn sàng: Hệ thống hạ tầng công nghệ của các trung
gian thanh toán được đầu tư áp dụng các công nghệ hiện đại, quy trình bảo mật và
12
phòng chống rủi ro chặt chẽ đảm bảo doanh nghiệp luôn có thể sử dụng dịch vụ ổn
định vào bất cứ thời gian nào.
- An toàn, bảo mật, ổn định và chống gian lận: các trung gian thanh toán triển
khai luôn có tính ổn định, an toàn và bảo mật cao, mang tới sự an tâm cho người sử

dụng thu hút nhiều người dùng sử dụng. Ngoài ra, quy trình quản lý chống gian lận
của các trung gian thanh toán sẽ giúp các nhà cung cấp được bảo vệ tối đa, giảm thiểu
gian lận thương mại.
Lợi ích của ngân hàng:
- Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng: Hiện nay, nhiều nhà cung cấp và
khách hàng cá nhân có nhu cầu thanh toán hóa đơn điện tử. Thông qua việc hợp tác
cung cấp công cụ thanh toán hiện đại, an toàn và nhanh chóng cho khách hàng, ngân
hàng có thể nâng cao hình ảnh thương mại điện tử của mình.
- Cơ hội tăng doanh thu và lượng tiền gửi: Với dịch vụ thanh toán hóa đơn điện
tử, khách hàng sẽ giảm nhu cầu rút tiền mặt do khách hàng phải để lại tiền để thanh
toán các hóa đơn. Lượng tiền gửi và thời gian tiền gửi nằm trong ngân hàng sẽ tăng, do
đó, ngân hàng có thêm nhiều cơ hội kinh doanh nguồn tiền gửi này. Thêm nguồn thu
phí giao dịch từ các dịch vụ thanh toán điện tử mới.
- Chi phí đầu tư thấp: Ngân hàng có thể cung ứng những dịch vụ thanh toán mới,
thuận tiện cho khách hàng mà không phải đầu tư nhiều về hạ tầng công nghệ. Bên
cạnh đó các ngân hàng sẽ được các trung gian thanh toán quảng bá thương hiệu mà
không phải tốn chi phí.
Lợi ích của doanh nghiệp, tổ chức làm trung gian thanh tốn cung cấp dịch vụ
thanh toán: mở rộng được tập khách hàng cũng như các đối tác. Tăng doanh thu do cả
khách hàng và các đối tác sử dụng các dịch vụ giá trị của trung gian thanh toán. Tạo được
uy tín, thương hiệu trên thị trường thanh toán điện tử. Từ đó làm tiền đề để kinh doanh
phát triển các dịch vụ khác, phát triển đa dạng hóa các dịch vụ của doanh nghiệp.
2.2.4.2. Mức độ ứng dụng của thanh toán hóa đơn điện tử:
Thanh toán hóa đơn điện tử sử dụng trong thương mại điện tử B2C
Loại hình thanh toán mà trung gian thanh toán kết nối ngân hàng với các nhà cung cấp
dịch vụ hóa đơn trả sau cố định như hóa đơn thanh toán internet, truyền hình cáp, hóa
đơn tiền điện, tiền nước…để cung cấp cho người sử dụng có thể thanh toán các loại
hình dịch vụ này một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
13
Thanh toán hóa đơn điện tử sử dụng trong thương mại điện tử B2B

Loại hình thanh toán mà trung gian thanh toán kết nối các doanh nghiệp với nhau.
Giúp các doanh nghiệp có thể thanh toán được dễ dàng với nhau. Phân chia thành 3
dạng cụ thể sau:
Trực tiếp người bán: Giải pháp này liên kết một người bán với nhiều người mua
về việc xuất trình hóa đơn. Mô hình này được dựng một cách điển hình khi có quan hệ
đã được thiết lập từ trước giữa người mua và người bán. Nếu một người bán phát hành
nhiều hóa đơn hoặc hóa đơn có giá trị cao, thì sau đó có thể nhận được khoản thưởng
đáng kể khi thực hiện EBPP. Chính vì lý do này mà mô hình này thường được các
công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, viễn thông, ngành phục vụ công cộng, chăm
sóc sức khỏe, ngành dịch vụ tài chính áp dụng.
Trực tiếp người mua: Trong mô hình này, có một người mua trong khi nhiều
người bán. Đây là mô hình đang phát triển, dựa trên vị trí chi phối của người mua trong
các giao dịch B2B. Nó được sử dụng khi người mua thực hiện khối lượng lớn hóa đơn.
Các công ty như Wal-Mart đang tiến hành thiết lập EBPPs trực tiếp người mua.
Nhà cung cấp dịch vụ: Đây là mô hình nhiều người bán - nhiều người mua,
trong đó người cung cấp dịch vụ đóng vai trị là trung gian thu gom và tập hợp hóa đơn
từ nhiều người bán và thanh toán từ nhiều người mua khác nhau. Người cung cấp dịch
vụ là bên thứ ba không chỉ cung cấp dịch vụ EBPP mà còn các dịch vụ tài chính khác
(ví dụ như bảo hiểm, giữ các bản giao kèo. Khi ngươi mua cho phép thanh toán hóa
đơn, người cung cấp dịch vụ tiến hành việc thanh toán.
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thanh toán điện tử và thanh toán
hóa đơn điện tử
2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Tình hình thị trường thanh toán điện tử trân thế giới đã bắt đầu phát triển mạnh
mẽ từ những năm 1998, trong giai đoạn bùng nổ của internet và các công ty Dotcom
trên thế giới nhờ có một nền tảng công nghệ thông tin vững chắc từ thanh toán điện tử
truyền thống. Hàng loạt các nghiên cứu về thanh toán điện tử trong đó có thanh toán
hóa đơn điện tử trên thế giới đã được tiến hành nghiên cứu. Có hàng loạt các trường
đại học mở nghành đào tạo về TMĐT, đào tạo một cách chính qui, rất bài bản và
chuyên nghiệp.

14
Những cuốn sách và các tài liệu viết về TTĐT như Electronic payment system
for E-commerce của Donal O’Mahony, Michael peirce, Hitesh Tenari, cuốn sách đã
giới thiệu khá đầy đủ và chi tiết công nghệ và hệ thống sử dụng cho phép thực hiện
việc thanh toán qua internet. New payment world của Mary S.Schaeffer đã cho chúng
ta thấy cái nhìn tổng thể về dịch vụ thanh toán điện tử trên thế giới. The truth about
online payments của Pussell O’brien đã giúp chúng ta nhận ra những thuận lợi cũng
như những khó khăn của thanh toán điện tử….
Bên cạnh đó có những sách viết về thanh toán hóa đơn điện tử như Electronic
bill presentment and payment của Kornel Terplan tác giả bên cạnh việc đề cập tới
thanh toán điện tử đã đề cập tới dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử, một dịch vụ mới
tiện lợi cho mọi người sử dụng….
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam thanh toán điện tử chỉ mới manh nha bắt đầu từ cuối năm 2006
đầu năm 2007, và hiện nay đang trên đà phát triển. Nước ta có rất ít các tài liệu, sách
hay công trình nghiên cứu khoa học nào viết về TTĐT. Các doanh nghiệp hiện nay
chủ động tìm hiểu các nguồn tài liệu trên thế giới và hợp tác sử dụng các dịch vụ thanh
toán với các doanh nghiệp quốc tế. Các trường đại học tại Việt Nam cũng đã có triển
khai đào tạo chuyên nghành về TMĐT tuy nhiên vẫn còn rất ít. Hiện nay chỉ có duy
nhất trường đại học Thương Mại là có khoa TMĐT, đào tạo chuyên nghành Quản Trị
TMĐT. Bên cạnh đó cũng có một số trường khác
triển khai nhưng chưa bài bản. Và hiện tại cũng chưa có giáo trình chính thức về
TTĐT mà chủ yếu vẫn là các tài liệu tổng hợp và dịch từ các tài liệu của các chuyên
gia, giáo trình của các trường đại học trên thế giới.
Bài giảng Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử - Trường Đại học
Thương mại.
Bài giảng Thương mại điện tử căn bản – Khoa Thương mại điện tử - Trường
Đại học Thương mại.
Luận văn: Thanh toán trong Thương mại điện tử - sinh viên Nguyễn Viết Huy –
Đại học Hải Phòng. Đề cập những hình thức thanh toán và đề cập tới các yêu cầu để

triển khai thành công thanh toán điện tử.
Luận văn: “Thanh toán trong giao dịch TMĐT tại Công ty Gol” – sinh viên Lê
Thị Duy Linh – Đại học Thương mại. Đề cập đến các phương tiện thanh toán trong
15
TMĐT và những khó khăn khi áp dụng các mô hình TTĐT trên thế giới vào TMĐT tại
Việt Nam.
Luận văn: “Phát triển hệ thống thanh toán bằng đồng tiền ảo Vcoin của công ty
VTC Intecom” – sinh viên Nguyễn Văn Mạnh – Đại học Thương mại. Mong muốn sẽ
giải quyết được những vướng mắc trong quá trình phát triển hệ thống thanh toán bằng
đồng tienf ảo Vcoin của công ty. Từ đó cũng sẽ góp phần vào sự phát triển chung của
hoạt động thanh toán trực tuyến tại Việt Nam.
Luận văn: “Phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT của Onepay cho các
doanh nghiệp du lịch” – sinh viên Nguyễn Thế Chung – trường Đại học Thương Mại.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa các cơ sở lý luận về TTTT và nhà cung
cấp dịch vụ TTTT, từ đó xem xét, đánh giá về thực trạng việc cung cấp dịch vụ của
OnePay cho các doanh nghiệp du lịch và đề xuất phát triển các dịch vụ nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch va mở ra một kênh kinh doanh
TMĐT mới cho nghành du lịch.
2.4. Phân định nội dung vấn đề nghiân cứu
Với mục tiêu phát triển thêm dịch vụ thanh toán hóa đơn trên cổng thanh toán
trực tuyến Ngân Lượng, Luận văn có những nội dung chính sau:
Chương 2 tác giả sẽ làm rõ lý thuyết về TTĐT và TTHĐĐT. Các hình thức
thanh toán, các vấn đề đặt ra trong thanh toán điện tử. Các vấn đề lý thuyết xoay quanh
thanh toán hóa điện tử. Tiếp theo là nghiên cứu sơ bộ về tình hình nghiên cứu của Việt
Nam và trên thế giới về TTĐT và TTHĐĐT.
Chương 3 song song với việc nghiên cứu tình hình ứng dụng triển khai thanh
toán hóa đơn của các công ty khác. Tác giả sẽ nghiên cứu tổng quan tình hình và anh
hưởng của các nhân tố môi trường kinh doanh đến thực trạng triển khai ví điện tử
Ngân Lượng. Thông qua việc phát phiếu điều tra đánh giá cho nhân viên, phỏng vấn
chuyên gia . Trên sơ sở đó tác giả sẽ phân tích thực trạng hoạt động của ví điện tử

Ngân Lượng trong quá trình ba năm hoạt động.
Từ các kết quả đánh giá trong chương ba, ở chương 4 tác giả sẽ đưa ra kết luận
luận về những thành công và hạn chế mà ví điện tử Ngân Lượng đã triển khai được từ
khi thành lập, các nguyên nhân cảu các vấn đề tồn tại. Đánh giá và nhận định định
hướng phát triển thêm dịch vụ thanh toán hóa đơn tại công ty. Cuối cùng sẽ đề xuất
các nhóm giải pháp nhằm phát triển tốt nhất dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử cho ví
điện tử Ngân Lượng.
16
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN HÓA ĐƠN
ĐIỆN TỬ TRÂN CỔNG THANH TOÁN NGANLUONG.VN
3.1. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1. Các phương pháp thu thập dữ liệu
Trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện luận
văn tốt nghiệp, tác giả đã sử dụng hai phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp
điều tra dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
3.1.1.1. Phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp
_ Phương pháp sử dụng phiếu điều tra là phương pháp dựng hệ thống câu hỏi
theo trật tự nhất định, được chính thức hóa trong cấu trúc chặt chẽ nhằm ghi chép
những thông tin xác đáng có liên quan tới mục đích nghiên cứu.
+ Nội dung điều tra: tìm hiểu qua về việc ứng dụng và triển khai TTĐT đặc
biệt là dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó tìm hiểu
về hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến Ngân Lượng hiện tại đồng thời cũng đánh
giá hiệu quả hoạt động của nó. Chủ yếu điều tra tình hình triển khai, phát triển dịch vụ
thanh toán hóa đơn điện tử tại công ty.
+ Cách thức tiến hành: Sau khi thiết kế xong phiếu điêu tra phát phiếu cho các
nhân viên trong cổng thanh toán trực tuyến Ngân Lượng. Các nhân viên sau khi trả lời
xong các phiếu điều tra sẽ gửi trả lại và được tập hợp rồi đưa vào cơ sở dữ liệu của
phầm mềm SPSS để xử lý và phân tích. Mục đích áp dụng cách thức này là giúp thu

thập thông tin một cách nhanh chóng, tiết kiệm và xử lý một cách chính xác nhất để có
thể đưa ra những đánh giá và kết quả chuẩn xác nhất
+ Ưu nhược điểm của phương pháp điều tra này
Ưu điểm: Trả lời nhanh, tập hợp và thống kê có hệ thống, dễ dàng cho quá trình phân
tích và đạt hiệu quả cao.
Nhược điểm: Câu trả lời bó hẹp theo suy nghĩ của người lập phiếu, ít sáng tạo, bên
cạnh đó các nhân viên có thể không trả lời phản hồi hoặc không cung cấp các câu trả
lời chính xác.
17
+ Đối tượng mẫu nghiên cứu: là các nhân viên của công ty cổ phần giải pháp
phần mềm Hòa Bình hoạt động trong bộ phận cổng thanh toán trực tuyến Ngân
Lượng.
+ Số lượng phiếu điều tra:
Số lượng phiếu điều tra đưa ra là: 20 phiếu và mỗi phiếu gồm 15 câu hỏi.
Số lượng phiếu thu về là: 20 phiếu.
_ Phỏng vấn chuyên gia là phương pháp dựng hệ thống câu hỏi nhằm thu được
những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của người được phỏng vấn với sự kiện
hay vấn đề được hỏi.
+ Nội dung phỏng vấn: Quan điểm đánh giá của Ngân Lượng về tình hình thị
trường TTĐT tại Việt Nam. Đánh giá về mô hình cổng thanh toán trung gian, ví điện
tử mà Ngân Lượng đang triển khai, chất lượng dịch vụ hiện nay của Ngân Lượng và
định hướng phát triển của Ngân Lượng trong việc triển khai phát triển dịch vụ thanh
toán hóa đơn điện tử.
+ Cách thức tiến hành: gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp tại công ty.
+ Ưu nhược điểm của phương pháp điều phỏng vấn
Ưu điểm: Được tiếp xúc thực tế với các nhà quản lý nên có thể đánh giá được chất
lượng thông tin, số lượng thông tin nhiều, thực hiện nhanh chóng, thuận lợi.
Nhược điểm: thông tin không mang tính khái quát, lượng thông tin thu được khó thống
kê và xử lý, đôi khi các câu hỏi có thể bị bỏ qua.
+ Đối tượng mẫu nghiên cứu: các chuyên gia được mời phỏng vấn trực tiếp tại

doanh nghiệp gồm có giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kỹ thuật,
trưởng phòng marketing.
3.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập dữ liệu thông
qua nguồn nội bộ doanh nghiệp như báo cáo kinh doanh, thống kê bán hàng, đơn khiếu
nại…hoặc thông qua nguồn dữ liệu bên ngoài, thông tin đại chúng như ấn phẩm, báo
chí, đề tài nghiên cứu, internet…
_ Các nguồn thông tin dữ liệu
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hòa Bình, đặc biệt là kết
quả kinh doanh của cổng thanh toán trực tuyến Ngân Lượng. Đây là kết quả tổng hợp
18
báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của cổng thanh toán trực tuyến Ngân
Lượng từ tháng 4/2009 – quớ 1/ 2011.
+ Các nguồn khác: các dữ liệu thứ cấp được khai thác từ các nguồn như báo cáo
TMĐT qua các năm của cục TMĐT – Bộ Công Thương, các hội thảo và diễn đàn về
TTĐT, báo chí trong nước và quốc tế về TTĐT, các tài liệu, sách, nghiên cứu về tình
hình TTĐT và dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử tại Việt Nam và trên thế giới. Tìm
kiếm các thông tin trên môi trường mạng. Đây là các nguồn thông tin số liệu cung cấp
về tình hình phát triển chung của TTĐT và TTHĐĐT, đánh giá, nhận định và dự báo
về tốc độ phát triển trong thời gian tới.
_ Ưu nhược điểm của phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
+ Ưu điểm: Tìm kiếm nhanh chóng, dễ dàng, số liệu đa dạng, với chi phí thấp, bên
cạnh đó với số liệu thống kế kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể
cho ta cái nhìn trực quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Nhược điểm: Tính chính xác không cao và không có tính thời sự tại thời điểm
nghiên cứu.
3.1.2. Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
3.1.2.1. Phương pháp định lượng
Ứng dụng phần mềm SPSS
SPSS là phần mềm chuyên dụng xử lý thông tin sơ cấp thông qua một bảng câu

hỏi được thiết kế sẵn. Phần mềm SPSS có tất cả 4 dạng màn hình: màn hình quản lý
dữ liệu (data view), màn hình quản lý biến (variables view), màn hình hiển thị kết quả
(output) và màn hình cú pháp (syntax).
SPSS có một bộ soạn thảo dữ liệu tương tự như excel, xử lý mỗi file dữ liệu ở
một thời điểm. SPSS thực hiện những phân tích thống kê chung nhất như hồi qui, phân
tích phương sai, phân tích nhân tố…Khả năng vẽ đồ thị, lập bảng biểu tổng hợp, báo
cáo thống kê trong SPSS đa dạng và linh hoạt, được trình bày đẹp, chất lượng cao có
thể tiếp tục hiệu chỉnh, in ra hoặc chuyển sang tài liệu khác.
Sức mạnh lớn nhất của SPSS là phân tích phương sai và phân tích nhiều chiều.
Cái yếu nhất của SPSS là khơng cú khả năng xử lý những ước lượng phức tạp, không
hỗ trợ phân tích dữ liệu theo lược đồ mẫu.
19
Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu theo giá trị trung bình: kết quả các
phiếu điều tra sau khi thu về được tổng hợp trên SPSS và phân tích theo giá trị trung
bình và chỉ số thống kê. Các số liệu thống kê từ kết quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ
được xử lý bằng hai phương pháp phân tích chi tiết và biểu đồ minh họa.
3.1.2.2. Phương pháp định tính
a. Phương pháp tổng hợp - quy nạp
Hai phương pháp này bổ túc cho nhau. Phương pháp tổng hợp tập trung trình
bày các dữ kiện và giải thích chúng theo căn nguyên. Phương pháp quy nạp tập trung
đưa ra sự liên quan giữa các dữ kiện và tạo thành quy tắc.
b. Phương pháp diễn dịch
Phương pháp diễn dịch là phương pháp từ quy tắc đưa ra ví dụ cụ thể. Phương
pháp này rất hữu ích để kiểm định lý thuyết và giả thiết. Mục đích của phương pháp
này là đi đến kết luận. Kết luận nhất thiết phải đi theo các lý do cho trước. Các lý do
này dẫn đến kết luận và thể hiện qua các minh chứng cụ thể.
c. Phương pháp duy vật biện chứng
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở hệ thống những nguyên lý,
phạm trù cơ bản, quy luật phổ biến. Quan điểm này khẳng định các sự vật, hiện tượng
dự đa dạng, phong phú đến đâu đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy

nhất. Chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua
lại, chuyển hóa theo những quan hệ xác định.
3.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ MÔI
TRƯỜNG TỚI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
TRÊN CỔNG THANH TOÁN NGANLUONG.VN.
3.2.1. Tổng quan tình hình phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử tại
website nganluong.vn.
3.2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Công Ty CP Giải pháp phần mềm Hòa Bình và
cổng thanh toán Ngân Lượng.
a, Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Giải pháp phần mềm Hòa Bình
- Tân công ty: Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Hòa Bình
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Tổng giám đốc: Nguyễn Hòa Bình.
20
- Vốn điều lệ: 18.000.000.000 VND (Mười tám tỉ đồng)
- GPKD / MS thuế: 0103007937 / 0101148316, đăng ký tại Hà Nội.
- Website / Email: www.peacesoft.net /
- Trụ sở chính: Tòa nhà VTC – online, 18 Tam Trinh, quận Hai
Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện HCM: Số 9-11 Đường D52, Phường 12, Quận Tân
Bình.
Được thành lập ngày 26/4/2001, trải qua gần 10 năm phát triển, Công ty Cổ phần
Giải pháp Phần mềm Hòa Bình đã trở thành công ty đi đầu trong lĩnh vực Thương
mại điện tử và Thanh toán trực tuyến.
PeaceSoft Solutions là liên doanh giữa Công ty Giải pháp Phần mầm Hòa Bình,
Tập đoàn dữ liệu Quốc tế IDG theo hình thức đầu tư triển vọng. Tháng 3/2011 vừa
qua tập đoàn Ebay đã chính thức là cổ đông của công ty Hòa Bỡnh với số vốn đầu tư
lên đến 20% giá trị công ty
PeaceSoft hiện có năm sản phẩm chính gồm: eBay.vn, chodientu.vn,
nganluong.vn, Adnet.vn và Prostore hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm

và cung cấp giải pháp tin học hóa, dịch vụ Thương mại điện tử nội địa và xuyên biên
giới, Thanh toán trực tuyến và Quảng cáo trực tuyến.
Công ty PeaceSoft luôn mong muốn là doanh nghiệp góp phần gia tăng giá trị
cho người Mua, người Bán và nhà sản xuất, đóng góp giá trị đáng kể vào phát triển
nền kinh tế và đưa Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Công ty đã và đang mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước và cam
kết là đối tác tin cậy của nhiều nhà đầu tư, là môi trường tốt cho những người có
năng lực và lòng nhiệt thành.

21
Cơ cấu tổ chức
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự của CTCP Giải Pháp Phần Mềm Hòa Bình
( Nguồn phòng hành chính nhân sự công ty Hòa bình)
Bảng 3.1: Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Tổng số cán bộ công nhân viên PS 250
Số nhân lực có trình độ đại học trở lên 200
Số nhân lực tốt nghiệp KT và QTKD 150
Số nhân lực tốt nghiệp ĐH Thương Mại 10
( Nguồn phòng hành chính dân sự công ty Hòa Bình)
b, Giới thiệu tổng quan về cổng thanh toán trực tuyến Ngân Lượng:
_ Khái quát chung: NgânLượng.vn là một trong năm sản phẩm của Peacesoft. Đây là
dịch vụ thanh toán trực tuyến (TTTT) cho thương mại điện tử (TMĐT) tiên phong và
hàng đầu tại Việt Nam cả về thị trường, người dùng và giao dịch. Ngân lượng cho
phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi và nhận tiền thanh toán trên Internet ngay tức
thì một cách an toàn, tiện lợi , phổ biến và được bảo vệ .
Tôn chỉ mục đích hàng đầu của NgânLượng.vn là bảo mật an toàn cho khách
hàng khỏi các rủi ro và nguy cơ lừa đảo trên Internet. Bên cạnh đó, các quy định về
khiếu nại và bảo hiểm giao dịch được xây dựng một cách chặt chẽ giúp đảm đảm bảo
công bằng cho cả người mua và người bán trong trường hợp phát sinh tranh chấp.Tôn
22

chỉ hoạt động tiếp theo của NgânLượng.vn là thuận lợi hóa việc nhận tiền thanh toán
và quay vòng vốn cho cộng đồng thương nhân bán hàng trực tuyến tại VN.
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức của nganluong.vn.
( Nguồn phòng hành chính nhân sự công ty Hòa Bình )
_ Đặc điểm nhân lực quản trị TMĐT của Ngân Lượng:
Ngânlượng.vn hiện có 43 nhân viên hầu hết đều có trình độ Đại học trở lên và
đều tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh tại các trường kinh tế. Khối kỹ thuật và sản
phẩm có 13 nhân viên, khối PR và Marketing có 5 nhân viên khối kinh doanh và phát
triển thị trường có 25 nhân viên. 5 nhân viên tốt nghiệp trường thương mại. Trong đó
có 5 nhân viên phụ trách kinh doanh và marketing.
_ Một số chức năng nhiệm vụ chính của Ngân Lượng:
Hợp tác, kết nối với các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán, các kênh
nạp rút tiền khác để mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân lượng.
Phát triển thị trường, thu hút người mua và người bán là cá nhân và doanh
nghiệp sử dụng Ngânlượng.vn để mua sắm và kinh doanh trực tuyến.
Ngân Lượng

Khối kỹ thuật , sản phẩm

Giám đốc khối
Khối kinh doanh , PTTT
Giám đốc khối
PR , Marketing
Trưởng phòng
Chi nhánh Hà Nội
PTTT, kinh doanh, CSKH
Chi nhánh Hồ Chí Minh
PTTT, kinh doanh, CSKH
23
Hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng, giúp họ trong quá trình đăng kí,

xác minh, chứng thực tài khoản, tích hợp công cụ Ngânlượng.vn vào website của
doanh nghiệp và mọi nghiệp vụ liên quan.
3.2.1.2. Tổng quan tình hình thanh toán điện tử và thanh toán hóa đơn điện tử
tại website nganluong.vn
NganLuong.vn hoạt động vừa theo mô hình ví điện tử vừa theo mô hình cổng
thanh toán trung gian, theo đó người dùng đăng ký tài khoản loại cá nhân hoặc doanh
nghiệp với 3 chức năng chính là: nạp tiền, rút tiền và thanh toán. Ví điện tử và cổng
thanh toán là dịch vụ nhạy cảm về mặt tài chính, hoạt động như một "ngân hàng điện
tử" trên Internet và chịu sự điều chỉnh của "Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng" để
ngăn ngừa các doanh nghiệp huy động vốn thông qua việc giữ hộ tiền thanh toán của
người mua và người bán rồi mất khả năng thanh khoản gây thiệt hại cho xã hội. Giấy
phép ví điện tử số 2608/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước cấp giúp đảm bảo uy tín
về mặt pháp lý và an toàn cho khách hàng của NgânLượng.vn!
Hiện nay NganLuong.vn đã xác lập vị trí dẫn đầu thị trường TTĐT cho TMĐT
tại VN với khoảng 300.000 tài khoản, trên 2.000 website chấp nhận thanh toán và ước
tính chiếm 50% lưu lượng thanh toán. Với thành tích đó, NganLuong.vn đã vinh dự
được bình chọn là ví điện tử ưa thích nhất do Hiệp hội thương mại điện tử VN
(VECOM) và Sở công thương TP.HCM tổ chức vào năm 2009 và năm 2010.
NganLuong.vn đã xây dựng được hình ảnh, uy tín của mình trên thị trường
TTĐT tại Việt Nam. Trên đà phát triển mạnh mẽ, Ngân Lượng đang muốn triển khai các
dịch vụ mới để có thể cung cấp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị
trường, tăng số lượng khách hàng sử dụng ví điện tử Ngân Lượng đồng thời có thể nâng
cao doanh số, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử là
loại hình dịch vụ Ngân Lượng nhận thấy cần triển khai trong thời điểm hiện nay. Ngân
Lượng hiện nay đang xây dựng dự án thực hiện, sau khi xây dựng xong dự án sẽ bắt đầu
lập kế hoạch triển khai để có thể sớm cung cấp dịch vụ này cho khách hàng.
3.2.2. Ảnh hưởng môi trường bên ngoài tới việc phát triển dịch vụ thanh toán
hóa đơn tại website nganluong.vn.
Yếu tố bên ngoài là yếu tố mà doanh nghiệp rấ khó hoặc không thể kiểm soát
được. Tuy nhiên, nó lại rất quan trọng và có tính chất quyết định và ảnh hưởng trực

24
tiếp đến việc phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn qua website NgânLượng.vn của
doanh nghiệp. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp
được đánh giá thông qua mô thức lượng giá các yếu tố bên ngoài ( EFAS – External
Factors Analysis Summary) dưới đây:
Bảng 3.2: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến
việc phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử qua website NgânLượng.vn
Các nhân tố bên ngoài Độ quan
trọng
Xếp loại Tổng
điểm quan
trọng
Chú giải
Các cơ hội
1. Tỷ lệ người sử dụng
internet và dựng TTĐT
ngày càng cao
0,095 3 0,285 Lượng khách
hàng nhiều
2. Nhà nước khuyến khích
đầu tư TMĐT đặc biệt là
hệ thống TTĐT
0,05 4 0,2
Thuận lợi khi
triển khai dịch
vụ liên quan
3. Hệ thống pháp luật về
TTĐT ngày càng hoàn
thiện
0,05 3 0,15

4. Nhiều NH và nhà cung
cấp dịch vụ công muốn
triển khai dịch vụ
TTHĐĐT
0,1 3 0,3 Điều kiển tốt để
triển khai dịch
vụ mới
5. Sự đầu tư của một số
tập đoàn TMĐT thế giới
vào Việt Nam
0,05 4 0,2 Vị thế tốt
6. Xu hướng TTĐT trên
thế giới và tại Việt Nam
ngày càng bùng nổ
0,005 2 0,01 Thuận lợi khi
triển khai
7. Nhận thức của người
tiêu dùng về TTHDĐT
0,1 3 0,3 Mang lại hiệu
quả
8. TTHĐĐT là hình thức
thanh toán mới đang rất
tiềm năng
0,05 2 0,1 Khả năng thành
công cao
25

×