Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHUYÊN ĐỀ THUYẾT TRÌNH 2 LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.31 KB, 77 trang )

MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
CHUYÊN ĐỀ THUYẾT TRÌNH 2
LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU

Thực hiện : Nhóm 02
Lớp : CHKT K23 – Đêm 11
GVHD : TS. Diệp Gia Luật
1
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11, năm 2013
MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
CHUYÊN ĐỀ THUYẾT TRÌNH 2
LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU

2
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11, năm 2013
DANH SÁCH NHÓM
STT MSHV Họ và tên Giới tính Ngày sinh
1 7701231251 Đỗ Thùy Dung Nữ 25/01/1991
2 7701230389 Võ Khánh Duy Nam 20/08/1991
3
4 7701230412 Trần Quang Định Nam 09/07/1989
5 7701230556 Vi Thị Ngọc Huyền (nhóm
trưởng)
Nữ 11/05/1990
6 7701230636 Nguyễn Thị Trúc Linh Nữ 11/05/1990
7 7701231362 Phan Đức Lợi Nam 03/11/1976
8 7701230687 Nguyễn Thị Kiều My Nữ 27/01/1991
9 7701230752 Nguyễn Thị Bích Nhi Nữ 02/05/1990
10 7701231408 Lê Thị Hồng Nhung Nữ 01/10/1988
11 7701230795 Cao Hồng Phúc Nữ 03/11/1991
12 7701230948 Nguyễn Ngọc Hương Thảo Nữ 08/12/1988


13 7701230880 Lê Nguyễn Thảo Tiên Nữ 14/12/1991
14 7701230921 Bùi Sơn Tùng Nam 04/10/1991
15 7701231146 Trần Ngọc Vĩnh Nam 14/12/1981
Lời mở đầu
Khi đầu tư vào các tài sản tài chính, các nhà đầu tư thường quan tâm đến lợi tức
dự kiến thu được từ tài sản đó và mức độ rủi ro của nó. Trên thực tế, các tài sản có mức
sinh lời càng cao thì rủi ro càng lớn, và dĩ nhiên các nhà đầu tư luôn muốn tránh các rủi
ro ấy. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn nắm giữ nhiều tài sản rủi ro do việc nắm giữ nhiều
tài sản rủi ro làm giảm mức rủi ro nói chung mà các nhà đầu tư phải đối mặt. Động thái
này chính là việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và cũng chính là một phần của “Lý thuyết
danh mục đầu tư”
Ở một số quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển, từ rất lâu nhà đầu tư đã
biết áp dụng nguyên tắc “không bỏ trứng vào cùng một rổ”, thông qua mô hình quản lý
danh mục đầu tư hiệu quả kết hợp lý luận có liên quan đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi mong
đợi (Mô hình định giá tài sản vốn - CAMP) và lý thuyết định giá chênh lệch (APT) để lựa
chọn tập hợp chứng khoán hiệu quả nhất.Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của
danh mục, nhà đầu tư phải đánh giá dựa trên hai yếu tố quan trọng: đó là rủi ro và tỷ suất
sinh lợi. Hai yếu tố này là cơ sở để ra quyết định đầu tư và có tác động không nhỏ đối với
vốn đầu tư.
Còn ở Việt Nam, thị trường chứng Việt Nam mới được hình thành trong thời gian
ngắn. Dù vậy, thị trường chứng khóan Việt Nam cũng đã có sự phát triển khá mạnh mẽ
cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều đó khiến cho quy mô cũng như số lượng các nhà đầu
tư trên thị trượng Việt Nam ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy các nhà
đầu tư ở Việt Nam chủ yếu là đầu tư theo kiểu “bầy đàn”, theo những tin đồn… Đáng chú
ý hơn, nhiều nhà đầu tư đã không xác định các yếu tố đầu tư như: lợi nhuận kì vọng, giới
hạn thua lỗ trước khi tiến hành đầu tư, chủ yếu họ đầu tư ngắn hạn, còn thiếu tầm nhìn
dài hạn, chưa có các phương pháp và chiến lược đầu tư rõ ràng. Cũng do đó mà các nhà
đầu tư chưa có kế hoạch tài chính tổng thể, chưa xác định được vai trò quan trọng của
việc xác định danh mục đầu tư chứng khóan trong kế hoạch tài chính tổng thể của mình.
Vậy thì việc áp dụng “Lý thuyết danh mục đầu tư” trong việc đầu tư như thế nào

để đạt được kết quả cao nhất? cần phải phân tích những yếu tố rủi ro hay xác đinh lợi tức
dự kiến như thế nào để có thể lựa chọn danh mục đầu tư hiệu quả? Trong khả năng cuả
nhóm, nhóm xin trình bày những luận điểm căn bản để các bạn có thể nắm bắt về “lý
thuyết danh mục đầu tư”.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: RỦI RO VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI 9
1.Tổng quan chung 9
1.1.Rủi ro 9
1.1.1.Định nghĩa rủi ro 9
1.1.2.Phân loại rủi ro 10
1.1.3.Nguyên nhân rủi ro trong kinh doanh chứng khoán 12
.1.1.3.1.Bản chất của hoạt động kinh doanh chứng khoán 12
.1.1.3.2. Tính thanh khoản thấp của chứng khoán được kinh doanh 13
.1.1.3.3.Vấn đề thông tin bất cân xứng 13
.1.1.3.4.Về bản thân các chủ thể hoạt động kinh doanh chứng khoán 14
1.2.Tỷ suất sinh lợi 14
1.3.Đo lường rủi ro 15
1.4.Đo lường lợi tức 15
1.4.1.Đo lường lợi tức của một chứng khoán 15
1.4.2.Lợi tức trung bình của một chứng khoán: 16
1.4.3. Lợi tức kỳ vọng của một chứng khoán: 18
CHƯƠNG 2: ĐA DẠNG HÓA VÀ LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ 19
2.Đa dạng hóa danh mục đầu tư 19
2.1.Đa dạng hóa đầu tư 19
2.2.Lợi ích của đa dạng hóa đầu tư 20
3.Xây dựng danh mục đầu tư 20
3.1.Danh mục đầu tư 20
3.2.Xây dựng danh mục đầu tư 20
4.Lý thuyết danh mục đầu tư 21
4.1.Các lý thuyết về đầu tư tài chính hiện đại 21

4.2.Lý thuyết danh mục đầu tư của Harry Markowitz: 22
4.2.1.Đặc điểm của lý thuyết Markowitz: 22
4.2.2.Các giả định 22
4.2.3.Nội dung 23
.4.2.3.1.Hữu dụng và đường bàng quan 23
.4.2.3.2.Lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư 25
.4.2.3.3.Xác định đường tập hợp các cơ hội đầu tư vào các tài sản rủi ro IOS (Investment opportunity set)
29
.4.2.3.4.Xác định danh mục đầu tư tối ưu 32
4.2.4.Hạn chế của lý thuyết Markowitz 33
CHƯƠNG 3: CUNG CẦU VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TÀI CHÍNH 35
5.Tài sản tài chính 35
5.1.Thị trường tài chính 35
5.1.1.Khái niệm 35
5.1.2.Vai trò 35
.5.1.2.1.Thị trường tài chính có vai trò quan trọng trong việc huy động và cung cấp các nguồn lực tài chính
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư 35
.5.1.2.2.Thị trường tài chính có vai trò kiểm soát các luồng chuyển dịch tài chính từ đó cơ cấu, phân bổ
hợp lý các nguồn lực của nhà nước theo ngành nghề, khu vực kinh tế 36
.5.1.2.3.Thị trường tài chính có vai trò nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính đẩy nhanh tiến độ phát
triển kinh tế 37
.5.1.2.4.Thị trường tài chính là công cụ quan trọng để Nhà nước sử dụng, thực hiện các chính sách tài
chính và chính sách tiền tệ nhằm điều hành và quản lý tốt hơn nền kinh tế thị trường 37
5.1.3.Phân loại 37
.5.1.3.1.Căn cứ vào phương thức huy động nguồn tài chính 37
.5.1.3.2. Căn cứ vào sự luân chuyển của các nguồn tài chính: 38
.5.1.3.3.Căn cứ vào tính chất pháp lý 38
.5.1.3.4.Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được: 39
5.2.Tài sản tài chính 39
5.2.1.Khái niệm 39

5.2.2.Phân loại 39
5.2.3.Vai trò 40
5.2.4.Nhân tố tác động đến giá Tài sản tài chính 40
5.3.Chủ thể cung cầu tài sản tài chính 41
5.3.1.Khái niệm chủ thể 41
5.3.2.Các loại hình định chế tài chính trung gian 41
.5.3.2.1.Các tổ chức nhận ký gửi 41
.5.3.2.2.Các tổ chức không nhận ký gửi 41
5.3.3.Chức năng các định chế tài chính trung gian 42
.5.3.3.1.Chuyển đổi thời gian đáo hạn của các tài sản tài chính 42
.5.3.3.2.Giảm rủi ro bằng hình thức đa dạng hoá danh mục đầu tư 43
.5.3.3.3.Giảm chi phí hợp đồng và chi phí xử lý thông tin 43
.5.3.3.4.Cung cấp phương thức thanh toán 44
6.Các mô hình định giá tài sản tài chính 44
6.1.Lý thuyết thị trường vốn: 44
6.1.1.Các giả định của lý thuyết thị trường vốn 44
6.1.2.Kết hợp một tài sản phi rủi ro với một danh mục tài sản rủi ro 45
.6.1.2.1.Tài sản phi rủi ro 45
.6.1.2.2.Hiệp phương sai với tài sản phi rủi ro 46
.6.1.2.3.Tỷ suất sinh lợi mong đợi 46
.6.1.2.4.Độ lệch chuẩn 47
6.1.3.Kết hợp rủi ro và tỷ suất sinh lợi 47
6.1.4.Đường CML và nguyên lý phân cách 49
6.2.Mô hình CAPM 50
6.2.1.Giới thiệu chung 51
6.2.2.Giả định 51
6.2.3.Nội dung 52
.6.2.3.1.Quan hệ giữa lợi nhuận cá biệt và lợi nhuân thị trường - đường đặc thù chứng khoán (the security
characteristic line) 52
.6.2.3.2.β - thước đo tiêu chuẩn hóa của rủi ro hệ thống 54

.6.2.3.3.Tỷ suất sinh lợi mong đợi của một tài sản rủi ro 55
.6.2.3.5.So sánh SML và CML 56
.6.2.3.6.Xác định tài sản bị đánh giá thấp và đánh giá cao 56
.6.2.3.7.Tính toán rủi ro hệ thống, đường đặc trưng 57
.6.2.3.8.Ưu và nhược điểm 57
6.3.Mô hình APT 58
6.3.1.Nội dung 58
6.3.2.Ưu và nhược điểm 60
6.4.So sánh CAPM và APT 60
7.Định giá trái phiếu và cổ phiếu 61
7.1.Trái phiếu và định giá trái phiếu: 61
7.1.1.Khái niệm trái phiếu: 61
7.1.2.Định giá trái phiếu: 62
.7.1.2.1.Định giá trái phiếu không có thời hạn: 62
.7.1.2.2.Định giá trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi định kỳ: 63
.7.1.2.3.Định giá trái phiếu có kỳ hạn không hưởng lãi định kỳ: 64
7.2.Cổ phiếu và định giá cổ phiếu: 65
7.2.1.Khái niệm cổ phiếu: 65
7.2.2.Phân loại cổ phiếu: 65
.7.2.2.1.Dựa vào hình thức cổ phiếu: 65
.7.2.2.2.Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu đưa lại cho người nắm giữ 65
7.2.3.Định giá cổ phiếu 66
.7.2.3.1.Định giá cổ phiếu ưu đãi 66
.7.2.3.2.Định giá cổ phiếu thường: 66
Kết luận: 75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 1: Rủi ro và tỷ suất sinh lợi
CHƯƠNG 1: RỦI RO VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI
1. Tổng quan chung
Trong suốt những thập niên vừa qua, một thuận lợi lớn nhất trong lĩnh vực đầu tư
đã và đang được thừa nhận rằng việc thiết lập một danh mục đầu tư tối ưu là một vấn đề

không chỉ đơn giản là sự kết hợp của nhiều đầu tư riêng lẻ mà còn có cả những đặc trưng
rủi ro – tỷ suất sinh lợi mong đợi. Đặc biệt, điều đó đã chỉ ra rằng chúng ta cần phải xem
xét mối quan hệ giữa những phương thức đầu tư nếu chúng ta đang xây dựng một danh
mục tối ưu mà danh mục đó sẽ đáp ứng những mục tiêu đầu tư của chúng ta. Điều quan
trọng là sự thừa nhận trong việc thiết lập danh mục đã được giải thích trong lý thuyết đa
dạng hóa danh mục đầu tư.
1.1. Rủi ro
1.1.1. Định nghĩa rủi ro
Rủi ro là những điều không chắc chắn của những kết quả trong tương lai hay là
những khả năng của kết quả bất lợi.
Rủi ro còn được định nghĩa là sự sai biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ
vọng.
Hoạt động đầu tư thường gắn liền với tình trạng không chắc chắn vì kết quả thu
được có thể rơi vào các tình huống khác nhau. Các nhà kinh tế tài chính phân biệt giữa
khái niệm “bất trắc” và khái niệm “rủi ro”. Bất trắc là khi có nhiều tình huống khác nhau
có thể xảy ra, nhưng ta không thể biết được xác suất xảy ra các tình huống này. Hãy lấy
dịch cúm gà ở châu Á vào cuối năm 2003 và đầu 2004 làm ví dụ. Việc đầu tư vào một
nhà hàng đặc sản gà sẽ cho kết quả tốt nếu tình huống xảy ra là không xảy ra dịch cúm gà,
nhưng có thể sẽ mất trắng nếu dịch cúm gà xảy ra. Tuy nhiên, ta nói đây là tình trạng bất
trắc vì không thể dựa vào số liệu lịch sử hay các phương pháp ngoại suy khác để ước
lượng xác suất xảy ra cúm gà trong một khoảng thời gian nhất định là bao nhiêu. Ngược
lại, ta đề cập đến rủi ro khi có thể ước lượng được xác suất xảy ra các tình huống khác
nhau. Ví dụ, lợi nhuận của một cửa hàng kem trong mùa hè tới sẽ tùy thuộc vào việc thời
tiết lúc đó sẽ như thế nào. Dựa vào số liệu lịch sử, ta có thể tính xác suất cho các khoảng
nhiệt độ bình quân khác nhau vào mùa hè. Trong tài chính, ta thường cho rằng các hoạt
động đầu tư là “rủi ro” vì có thể ước tính được xác suất xảy ra các tình huống khác nhau
dựa vào số liệu lịch sử, giống như ví dụ về nhiệt độ mùa hè. Tuy nhiên, ta luôn cần lưu ý
rằng ước lượng rủi ro dựa vào thông tin quá khứ có thể không đúng bởi vì các con số quá
khứ có thể thay đổi trong tương lai.
Trang: 9/75

Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 1: Rủi ro và tỷ suất sinh lợi
1.1.2. Phân loại rủi ro
Rủi ro có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng đa dạng hóa gọi là rủi ro phi hệ thống
hay còn gọi là rủi ro có thể đa dạng hóa được (unsystematic risk)
Cũng có 1 vài rủi ro mà chúng ta không thể nào tránh được dù có đa dạng hóa thế
nào đi nữa. Rủi ro như vậy gọi là rủi ro thị trường hay rủi ro hệ thống (systematic risk)
Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán
ª Rủi ro hệ thống:
Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động chung đến hoạt động của thị trường và bắt nguồn
từ các yếu tố vĩ mô, các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán buộc phải
chấp nhận.
Tiêu biểu cho rủi ro hệ thống là rủi ro chính sách mà chủ thể hoạt động kinh doanh
chứng khoán phải đối mặt. Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng không nhỏ tới sự vận hành và
biến động của thị trường chứng khoán, chẳng hạn chính sách 2 giá trong phát hành cổ
phiếu (giảm giá từ 20-40% cho các nhà đầu tư chiến lược hoặc cán bộ, công nhân viên
của công ty cổ phần hóa lần đầu); những thay đổi trong chính sách tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ
nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư
nước ngoài; chính sách xuất – nhập khẩu, độc quyền hoặc các quan hệ quốc tế song
phương – đa phương v.v Các chính sách nói trên không chỉ tác động tới hoạt động đầu tư
của các nhà đầu tư chứng khoán mà còn tác động tới hoạt động tự doanh chứng khoán của
các công ty chứng khoán, hoạt động môi giới chứng khoán, hoạt động tư vấn đầu tư
chứng khoán,
Bên cạnh đó, rủi ro từ các chấn động của thị trường trong và ngoài nước cũng có
thể gây tổn thất cho các chủ thể hoạt động kinh doanh chứng khoán. Các chấn động của
thị trường như:
• Các trào lưu mua bán theo tâm lý đám đông, đầy cảm tính và xúc cảm, làm
phá vỡ các quy luật vận động bình thường của thị trường. Ta có thể thấy rõ tác động của
các trào lưu này qua diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007, khi mọi
người đổ xô đi mua chứng khoán, chỉ số VN-INDEX liên tục phá vỡ những kỉ lục và đã
vượt xa mốc 1000 điểm, vượt xa giá trị thực tế của thị trường.

• Các hoạt động đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt, gây nhiễu thông tin và tự
“đánh bóng”, thổi giá hoặc thậm chí lừa đảo và thông đồng có tổ chức của một số nhà đầu
tư chuyên nghiệp có tiềm lực tài chính và sức mạnh khác đủ tạo nên động thái thăng, trầm
của thị trường để trục lợi.
• Các chấn động thị trường khác từ nước ngoài. Tiêu biểu là các cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu như cuộc cuộc khủng hoảng tài chính – tiền lệ những năm cuối
thập kỷ 80 của thế kỷ XX ở châu Á, hay mới đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu 2008 bắt nguồn từ Mĩ và lan rộng ra khắp thế giới đã kéo chỉ số VN-INDEX xuống
Trang: 10/75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 1: Rủi ro và tỷ suất sinh lợi
mức thấp kỉ lục, nhà đầu tư ào ạt rút vốn khỏi thị trường, tính thanh khoản giảm mạnh, rất
nhiều công ty chứng khoán làm ăn thua lỗ.
ª Rủi ro phi hệ thống:
• Rủi ro từ tính thanh khoản thấp của chứng khoán đầu tư.
Tính thanh khoản thấp mà chủ thể kinh doanh chứng khoán đang sở hữu có thể do
chứng khoán đó khó và thậm chí không thể bán được hoặc không được phép bán hay
chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư. Hàng hóa thông thường không thể bán được
phần nhiều do: chất lượng và tiện ích của hàng hóa không đáp ứng nhu cầu; không phù
hợp với “gu” của người mua; cung vượt quá cầu; có hàng hóa khác thay thế tương đương,
thậm chí có sức hấp dẫn hơn.
• Rủi ro từ thông tin chứng khoán và thị trường.
Ra đời cách đây trên 200 năm, bất chấp những thăng trầm của các ngành, nghề, sản
phẩm kinh doanh khác, kinh doanh chứng khoán ngày càng trở thành một bộ phận không
thể thiếu được của nền kinh tế hiện đại với đặc trưng cơ bản là kinh tế thông tin. Hiếm có
hoạt động kinh doanh nào mà sự thành bại của nhà đầu tư lại gắn bó mật thiết, thậm chí
phụ thuộc vào sự đa dạng, hệ thống, toàn diện, cập nhật và chính xác các thông tin có liên
quan trực tiếp và gián tiếp như đầu tư chứng khoán.
Pha chút hóm hỉnh, khôi hài, nhưng không phải không có lý khi có người đã phác
họa chân dung nhà đầu tư chứng khoán: luôn háo hức trước mọi tin đồn và hăng hái góp
phần vào tin đồn; luôn cảnh giác đề phòng nhưng cũng dễ nhẹ dạ, cả tin; tinh khôn và

nhạy cảm; quen biết nhiều, nhưng không kết thân với ai trong làng chứng khoán (!).
Trong số họ, ai là người nắm được nhiều, nhanh, chính xác thông tin, người đó sẽ dễ dàng
chiến thắng và chiếm thế thượng phong, giảm thiểu những rủi ro “chết người” do mù mờ
thông tin. Khả năng lắng nghe, phân tích đọc “vị” các “chiêu thức” và cả nghệ thuật “tung
tin đồn”, gây nhiễu trên thị trường chứng khoán của cả các “đại gia” hoặc “đại bợm” kinh
doanh chứng khoán, hay của bản thân các công ty, tổ chức phát hành chứng khoán, là
biện pháp đặc hiệu để nhà đầu tư tự bảo vệ mình, tránh những cạm bẫy và rủi ro gắn với
các loại thông tin “mờ ảo” trên thị trường đặc thù này.
Một báo cáo tài chính hoặc cáo bạch chưa được kiểm toán, thẩm định bởi các tổ
chức độc lập, chuyên nghiệp, có uy tín và trình độ chuyên môn cao; một thông tin đến
chậm hoặc bị cắt xén không đầy đủ, không chính xác về hoạt động kinh doanh của công
ty phát hành cổ phiếu, về môi trường pháp lý và về các nhà đầu tư khác trên cùng “sân
chơi”, hoặc đơn giản là về tình hình thời tiết hay dịch bệnh nào đó… đều có thể trở thành
đầu mối trực tiếp gây ra các thiệt hại khôn lường cho nhà đầu tư chứng khoán.
• Rủi ro từ lựa chọn đối nghịch.
Lựa chọn đối nghịch là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn
tra cuộc giao dịch Trên thị trường chứng khoán, lựa chọn đối nghịch xuất hiện khi nhà
đầu tư không biết thông tin về các loại cổ phiếu của các công ty khác nhau do đó có thể
mua phải cổ phiếu của một công ty hoạt động kém, rủi ro cao. Vấn đề lựa chọn đối nghịch
Trang: 11/75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 1: Rủi ro và tỷ suất sinh lợi
cũng xuất hiện trong nhiều hoạt động khác của nền kinh tế. Nói một cách tổng quát, lựa
chọn đối nghịch là những quyết định sai lầm của một bên tham gia giao dịch mà nguyên
nhân là do cac rủi ro về thông tin. Ví dụ, công ty chứng khoán A mua cổ phiếu X trong
lĩnh vực bất động sản từ nhà đầu tư B, B biết rõ khả năng kinh doanh sinh lời của công ty
X nhưng A thì không. Kết quả là B sẵn sàng bán ở mức giá có lợi và không bao giờ bán ở
mức giá bất lợi cho anh ta. Và khi A mua cổ phiếu X từ B với mức giá bất lợi cho mình,
B đã thực hiện một lực chọn đối nghịch do thiếu thông tin.
• Rủi ro đạo đức.
Rủi ro đạo đức cũng là một hậu quả của thông tin không cân xứng trên thị trường.

Khác với lựa chọn đối nghịch, rủi ro đạo đức xuất hiện sau cuộc giao dịch khi một bên
thực hiện những hành động ẩn giấu và có ảnh hưởng đến lợi ích của phía đối tác. Có
nhiều cách định nghĩa về rủi ro đạo đức:
- Rủi ro đạo đức là tình trạng một bên tham gia thị trường không thể giám sát hoạt
động của phía bên kia. Vì lý do này, rủi ro đạo đức còn được gọi là vấn đề hành động ẩn
giấu (hidden action).
- Rủi ro đạo đức là một cách gọi khác của hành động ẩn giấu theo đó người được
thông tin có thể thực hiện những hành động “sai trái”.
- Rủi ro đạo đức phát sinh khi những người sở hữu thông tin riêng thực hiện những
hành động có ảnh hưởng đối lập đến xác suất đưa đến những hậu quả xấu.
Qua những khái niệm trên có thể thấy rủi ro đạo đức có những đặc điểm chính sau
đây:
Thứ nhất, có sự xuất hiện của hành động ẩn giấu (hidden action).
Thứ hai, bên có hành động ẩn giấu, dù vô tình hay cố ý, sẽ làm tăng xác suất xảy ra
hậu quả xấu.
Ví dụ: Những người lãnh đạo công ty có thể hành động vì lợi ích cá nhân mà đi
ngược lại lợi ích của các cổ đông. Các hành động này bao gồm việc tăng chi phí phục vụ
cho lợi ích của người quản lí công ty như trang bị đồ dùng văn phòng tốt, xe hơi đắt tiền,
chi phí phúc lợi cho nhân viên cao. Ngoài việc theo đuổi những lợi ích cá nhân, người
quản lý công ty có thể theo đuổi những chiến lược của công ty nhằm đề cao quyền lực cá
nhân mà không làm tăng lợi ích của công ty.
1.1.3. Nguyên nhân rủi ro trong kinh doanh chứng khoán.
.1.1.3.1. Bản chất của hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Tính rủi ro thể hiện ngay ở bản chất của hoạt động đầu tư vốn. Cũng như bất kì
hoạt động đầu tư, kinh doanh nào khác, việc kinh doanh chứng khoán là “ đầu tư một
lượng tiền trong hiện tại và chỉ có thể thu hồi trong tương lai” thì cả quãng thời gian đó
cũng chính là thời gian chưa đựng rủi ro. Mức độ rủi ro tiềm tàng đến đâu phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố, như thời gian đầu tư, chủ thể nhận vốn cùng các cam kết khác chính là
Trang: 12/75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 1: Rủi ro và tỷ suất sinh lợi

những yếu tố cơ bản ảnh hướng tới độ rủi ro. Mức độ rủi ro của chứng khoán có mối quan
hệ chặt chẽ tới tính sinh lời và tính thanh khoản của chứng khoán.
.1.1.3.2. Tính thanh khoản thấp của chứng khoán được
kinh doanh.
Đối với chứng khoán, tính thanh khoản của nó thấp do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, tình trạng tài chính và triển vọng thị trường của công ty, tổ chức phát
hành chứng khoán không tốt. Thật không may cho nhà đầu tư chứng khoán, khi vì một lý
do nào đó, chứng khoán mà họ đã mua là của một công ty, tổ chức có tình trạng tài chính
thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng như khả năng tiêu thụ
sản phẩm đầu ra của công ty, tổ chức đó không đảm bảo hiệu quả vững chắc. Rủi ro đối
với nhà đầu tư sẽ là tối đa khi công ty, tổ chức phát hành chứng khoán bị phá sản hoặc
đơn giản là lặng lẽ “biến mất” trên thương trường sau những “pha” “tự đánh bóng” khá
chuyên nghiệp, giật gân nhằm thu hút, dẫn dụ những nhà đầu tư.
Trên thị trường chứng khoán hiện nay, vẫn đang tiếp tục diễn ra tình trạng công
khai và nô nức đấu giá mua cổ phiếu của cả những công ty trên thực tế đã bị phá sản vì
trình trạng tài chính âm, không thể trả nợ, hoặc của những công ty, quỹ đầu tư thậm chí
mới có quyết định thành lập, chưa hề triển khai hoạt động trên thực tế…
Thứ hai, lựa chọn không đúng cơ cấu chứng khoán đầu tư. Nhà đầu tư chứng
khoán có thể chịu rủi ro từ việc “bỏ hết trứng vào một giỏ”. Việc sở hữu thuần túy các cổ
phiếu ưu đãi mà không được chuyển nhượng trong thời hạn nhất định (thường từ 3-5
năm) cũng có thể khiến nhà đầu tư gặp rủi ro liên quan đến tính thanh khoản thấp của các
chứng khoán này, nhất là khi họ cần tiền để trả lãi vay ngân hàng hoặc muốn rút vốn về
để đầu tư vào nơi khác có lãi hơn, an toàn hơn…
Thứ ba, sự cạnh tranh khốc liệt và biến động khôn lường của thị trường. Ngay cả
những chứng khoán tốt nhất có sức hấp dẫn nhất, “hot” nhất thuộc dạng “blue-chip” cũng
có thể không giữ vững được vị thế của mình một cách ổn định, lâu dài trước sự cạnh tranh
và biến động tới chóng mặt của thị trường trong xu thế toàn cầu hóa. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc các nhà đầu tư chứng khoán có thể phải hứng chịu cả hai dạng thiệt hại
“khấu hao hữu hình” và “khấu hao vô hình” giá trị và tính thanh khoản của các chứng
khoán mà họ nắm giữ.

.1.1.3.3. Vấn đề thông tin bất cân xứng.
Trong các giao dịch tài chính luôn xuất hiện một mâu thuẫn cơ bản và cố hữu, một
mâu thuẫn tạo nên cơ sở tồn tại của các điều kiện cho vay trong các tổ chức tài chính, đó
là sự không cân xứng về thông tin giữa người cho vay và người đi vay. Người cho vay
đóng vai trò cung cấp vốn trong giao dịch tài chính và thường không có sự khác biệt lớn
về đồng vốn giữa những người cho vay (sự khác biệt chủ yếu nằm ở thời hạn cho vay và
Trang: 13/75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 1: Rủi ro và tỷ suất sinh lợi
các ràng buộc liên quan). Nói cách khác, những thông tin về phía đối tác của mình mà
người đi vay có được là tương đối đồng nhất. Người đi vay có thể huy động từ một trong
những người cung cấp vốn mà không cần quan tâm nhiều đến bên cho vay vì chỉ cần vay
được vốn là họ đã đạt được gần như hoàn toàn mục đích của một giao dịch tài chính.
Mọi chuyện hoàn toàn khác đối với người cho vay. Họ có quyền lựa chọn một
trong số những người hỏi vay, lúc này họ có cả quyền sử dụng và định đoạt đối vơi đồng
vốn, nghĩa là họ có quyền sở hữu đầy đủ. Nhưng ngay sau khi giao dịch tài chính diễn ra,
quyền sở hữu đó bị chia đôi, quyền sử dụng vốn đã được chuyển sang phía người vay
vốn! Nếu không có vật thế chấp hoặc bảo lãnh của một tổ chức tài chính mạnh, người cho
vay chỉ còn sự thừa nhận về mặt pháp lý đối với khoản tiền đó, họ không cầm giữ và cũng
không sử dụng nó. Điều này đồng nghĩa với việc rủi ro thu hồi vốn tăng lên và mức độ rủi
ro phụ thuộc hoàn toàn vào người vay vốn.
Do vậy, những gì người cho vay phải làm để hạn chế rủi ro là phải thu thập và
phân tích các thông tin liên quan đến người vay vốn. Họ cần biết người đi vay sử dụng
đồng vốn như thế nào, mức độ rủi ro cao hay thấp, sức mạnh tài chính, mức độ tin tưởng,
nguy cơ dẫn đến việc sử dụng vốn không đúng cam kết của người vay, … Tuy nhiên
những thông tin như thế đến với người cho vay thường không đầy đủ hoặc thiếu chính
xác dẫn đến những lựa chọn của người cho vay có thể là một “lựa chọn đối nghịch”, hay
phải gánh chịu những “rủi ro đạo đức”.
.1.1.3.4. Về bản thân các chủ thể hoạt động kinh doanh
chứng khoán.
Sự thiếu hiểu biết, thiếu kĩ năng tổng hợp , phân tích và phản ứng thị trường một

cách nhạy bén, chính xác của các chủ thể hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng là một
yếu tố quan trọng tạo ra những rủi ro cho các chủ thể này. Một bộ phần chủ thể khác có
hiểu biết pháp luật, nhưng vì lợi nhuận, “lách luật” hay ko chấp hành các quy định của
pháp luật, cũng dễ tạo ra những rủi ro pháp lí, ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh.
1.2. Tỷ suất sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận (rate of return) : là tỷ lệ phần trăm giữa thu nhập và giá trị khoản
đầu tư bỏ ra. Khi nói đến lợi nhuận tức là nói đến một số tiền kiếm được, còn nói đến tỷ
suất lợi nhuận là nói đến con số tỷ lệ phần trăm giữa số tiền kiếm được so với số tiền bỏ
ra.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư
bản ứng trước.
Tỷ suất sinh lợi mong đợi đối với một danh mục của những khoản đầu tư đơn giản
là giá trị trung bình theo tỷ trọng của tỷ suất sinh lợi mong đợi đối với những khoản đầu
tư cụ thể trong danh mục. Tỷ trọng này là sự cân đối tổng giá trị đối với các khoản đầu tư.
Trang: 14/75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 1: Rủi ro và tỷ suất sinh lợi
1.3. Đo lường rủi ro
Rủi ro đề cập đến sự không chắc chắn về lợi tức mà nhà đầu tư kỳ vọng nhận được
từ việc đầu tư. Sự không chắc chắn này được thể hiện bởi nhiều lợi tức có thể nhận được
với nhiều xác suất khác nhau. Độ phân tán của những giá trị lợi tức có thể so với lợi tức
kỳ vọng càng lớn, thì sự không chắc chắn (rủi ro) của lợi tức kỳ vọng nhận được càng lớn.
Trong đầu tư tài chính, chỉ tiêu phương sai (variance) hoặc chỉ tiêu độ lệch chuẩn
(standard deviation) của phân phối tỷ suất lợi tức được sử dụng để đo lường rủi ro. Các
chỉ tiêu này được tính như sau:
ª Độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức (σ):

Với E(R): Tỷ suất lợi tức kỳ vọng
R
i
: tỷ suất lợi tức có thể nhận được trong tình huống i.

P
i
: xác xuất nhận được R
i

ª Phương sai của tỷ suất lợi tức (σ
2
):
Trong các phần trên, tỷ suất lợi tức kỳ vọng và rủi ro của chứng khoán được xác
định trên cơ sở phân tích những tình huống nhất định trong tương lai. Ngoài ra, các nhà
đầu tư cũng có thể dựa vào những dữ liệu quá khứ để ước lượng tỷ suất lợi tức kỳ
vọng và phương sai (hoặc độ lệch chuẩn) để sử dụng cho việc đầu tư trong tương lai.
Phương sai được ước lượng từ những dữ liệu quá khứ được xác định như sau:
Trong đó: - R : Tỷ suất lợi tức trung bình cộng
- n: Số lượng tỷ suất lợi tức từ mẫu được quan sát trong quá khứ.
ª Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro khác: Ngoài chỉ tiêu phương sai (hoặc độ
lệch chuẩn) được trình bày ở phần trên, các nhà đầu tư còn có thể sử dụng thêm một số
chỉ tiêu khác để đo lường rủi ro, gồm một số chỉ tiêu như:
- Bán phương sai (semivariance): Chỉ tiêu này được tính toán từ những giá trị lợi
tức có thể thấp hơn lợi tức kỳ vọng.
- Một chỉ tiêu khác (được mở rộng từ chỉ tiêu bán phương sai) là chỉ tiêu được tính
toán từ những giá trị lợi tức thấp hơn giá trị zero (lợi tức âm), hoặc có thể được tính từ
những giá trị lợi tức thấp hơn một giá trị chuNn nào đó.
Mặc dù có một số chỉ tiêu đo lường rủi ro khác nhau, chỉ tiêu phương sai (hoặc độ
lệch chuẩn) vẫn là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thực tế đầu tư cũng như các
nghiên cứu về lý thuyết đầu tư.
1.4. Đo lường lợi tức
1.4.1. Đo lường lợi tức của một chứng khoán
Trang: 15/75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 1: Rủi ro và tỷ suất sinh lợi

Lợi tức tổng cộng thu được từ việc đầu tư vào một chứng khoán bao gồm hai phần:
1. Các dòng thu nhập từ các chứng khoán đó (ví dụ: cổ tức của cổ phiếu, hoặc lãi nhận
được từ các chứng khoán nợ), và 2. Lợi tức do sự thay đổi trong giá cả của bản thân
chứng khoán (có thể (-) hoặc (+)). Thông thường, các nhà đầu tư sử dụng chỉ tiêu tỷ suất
lợi tức để đánh giá một chứng khoán. Tỷ suất lợi tức được xác định bằng với lợi tức tổng
cộng nhận được chia cho giá mua chứng khoán ban đầu (tỷ suất này còn được gọi là tỷ
suất lợi tức trong khoảng thời gian nắm giữ chứng khoán - HPY (Holding Period Yield)).
HPY = (D + P1 – P0)/P0
Trong đó: - D: Dòng thu nhập từ chứng khoán.
- P1: Giá bán chứng khoán vào cuối thời gian nắm giữ.
- P0: Giá mua chứng khoán ban đầu.
Ví dụ 1: Một nhà đầu tư mua một cổ phiếu với giá P
0
= $50 vào đầu năm và bán lại
với giá P
1
= $53 vào cuối năm. Cổ tức nhận được từ việc nắm giữ cổ phiếu là D = $2. Khi
đó, tỷ suất lợi tức sẽ là:
Việc tính toán HPY theo công thức trên giả định rằng cổ tức được thanh toán vào
cuối thời gian nắm giữ chứng khoán. Nếu cổ tức được nhận sớm hơn, công thức tính HPY
ở trên chưa tính đến việc tái đầu tư cổ tức trong khoảng thời gian kể từ lúc nhận được cổ
tức cho đến hết thời hạn đầu tư (tuy nhiên, trong các phần phân tích tỷ suất lợi tức sau
này, chúng ta giả định rằng cổ tức đã được tái đầu tư).
Để có thể dễ dàng so sánh các chứng khoán khác nhau, với giá cả khác nhau và có
thời gian tồn tại khác nhau, tỷ suất lợi tức thường được quy đổi thành tỷ suất %/năm. Việc
quy đổi được thực hiện như sau:
Nếu gọi AHPY (Annual HPY): Tỷ suất lợi tức/năm.
Khi đó:
Trong đó: n: Thời gian nắm giữ chứng khoán (tính theo năm).
Ví dụ 2: Một cổ phiếu có giá mua ban đầu là P0 = $250 và được bán lại với giá P1

= $350 sau hai năm. Cổ phiếu không trả cổ tức (D = 0). Khi đó tỷ suất lợi tức/năm sẽ là:
1.4.2. Lợi tức trung bình của một chứng khoán:
Khi nhà đầu tư nắm giữ một chứng khoán qua nhiều năm, lợi tức mà chứng khoán
đó có thể mang lại thường là khác nhau (ví dụ: một vài năm có lợi tức cao, một vài năm
Trang: 16/75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 1: Rủi ro và tỷ suất sinh lợi
khác có lợi tức thấp). Bên cạnh việc xem xét lợi tức trong mỗi năm cụ thể, nhà đầu tư còn
quan tâm đến lợi tức trung bình hàng năm của chứng khoán đó trong toàn bộ thời gian
đầu tư. Có hai cách tính tỷ suất lợi tức trung bình hàng năm của một chứng khoán: trung
bình cộng (Arithmetic Mean - AM) và trung bình nhân (Geometric Mean - GM).
+ Trung bình cộng:

+ Trung bình nhân:
Trong đó:
- AHPYi: tỷ suất lợi tức của năm thứ i.
- n: Số năm nắm giữ chứng khoán.
Tỷ suất lợi tức trung bình cộng ≥ Tỷ suất lợi tức trung bình nhân
Ví dụ 3: Có dữ liệu của một chứng khoán như sau:
Năm Giá trị bắt đầu Giá trị kết thúc Tỷ suất lợi tức
1 100 115 0,15
2 115 138 0,20
3 138 110,4 -0,20
- Tỷ suất lợi tức trung bình cộng:
AM = [0,15 + 0,20 + (-0,20)]/3 = 0,05 hay 5%/năm
- Tỷ suất lợi tức trung bình nhân:
GM = [(1,15)*(1.20)*(0,80)]
1/3
- 1 = 0,03353 hay 3,353%/năm
Tỷ suất lợi tức trung bình cộng là chỉ tiêu phản ánh xu hướng trung tâm của một
phân phối bao gồm nhiều tỷ suất lợi tức được tính trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó

thể hiện thành quả tiêu biểu (mang tính đại diện) cho một năm cụ thể. Do vậy, tỷ suất lợi
tức trung bình cộng thường được sử dụng để ước lượng tỷ suất lợi tức kỳ vọng ở một năm
cụ thể trong tương lai. Tuy nhiên, tỷ suất lợi tức trung bình cộng không phải là chỉ tiêu
chính xác nếu như chúng ta muốn ước lượng thành quả đầu tư qua khoảng thời gian dài
(lớn hơn 1 năm).
Tỷ suất lợi tức trung bình nhân được xem là tỷ suất chính xác để đánh giá một
chứng khoán được đầu tư qua nhiều năm. Nó chính là tỷ lệ tăng trưởng của giá trị chứng
Trang: 17/75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 1: Rủi ro và tỷ suất sinh lợi
khoán theo thời gian. Do vậy, tỷ suất lợi tức trung bình nhân thường được sử dụng để
đánh giá thành quả đầu tư trong một thời kỳ đã qua.
1.4.3. Lợi tức kỳ vọng của một chứng khoán:
Khi cân nhắc quyết định đầu tư, các nhà đầu tư luôn cố gắng ước tính lợi tức mà họ
có thể nhận được. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng nhà đầu tư chắc chắn sẽ nhận
được lợi tức này. Thông thường, các nhà đầu tư xác định lợi tức kỳ vọng dựa vào những
giá trị lợi tức ước tính có thể và xác suất của mỗi lợi tức đó. Tỷ suất lợi tức kỳ vọng của
một chứng khoán được xác định như sau:
Trong đó: - E(R): Tỷ suất lợi tức kỳ vọng.
- R
i
: Tỷ suất lợi tức có thể nhận được trong tình huống i .
- P
i
: Xác suất nhận được R
i
.
Ví dụ 4: Xác định tỷ suất lợi tức kỳ vọng của một chứng khoán với các dữ liệu sau:
Trạng thái của nền kinh tế Xác suất
(p
i

)
Tỷ suất lợi tứ
c
(R
i
)
Tăng trưởng mạnh 0,25 44%
Tăng trưởng bình thường 0,50 14%
Suy thoái 0,25 -16%
⇒ E(R) = 0,25*44% + 0,5*14% + 0,25*(-16%) = 14%
Trang: 18/75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 2: Đa dạng hóa và lý thuyết danh mục đầu tư
CHƯƠNG 2: ĐA DẠNG HÓA VÀ LÝ THUYẾT DANH
MỤC ĐẦU TƯ
2. Đa dạng hóa danh mục đầu tư
2.1. Đa dạng hóa đầu tư
Đầu tư chứng khoán là chuyển hoá nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội thành vốn đầu
tư dài hạn có lợi cho việc huy động tập trung vốn. Thông qua thị trường chứng khoán,
hoạt động này phân bổ một cách hữu hiệu các nguồn lực, thực hiện phân phối hợp lý và
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn xã hội, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn…nhưng những ai
tham gia vào sân chơi này cũng phải nếm trải những rủi ro mà thị trường gây ra. Tuy
nhiên có những nguyên tắc cơ bản của đầu tư chứng khoán để một nhà đầu tư có thể tối
thiểu hoá được rủi ro và tối đa hoá được lợi ích, một trong đó là phân tán đầu tư.
Đa dạng hóa đầu tư chính là phân tán rủi ro, việc bỏ vốn đầu tư vào các trái
phiếu, cổ phiếu có độ rủi ro khác nhau dựa trên những tỷ lệ đầu tư không giống nhau trên
thị trường, xây dựng lên một cơ cấu tài sản hợp lý để có thể hạn chế tối đa rủi ro đầu tư.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư là khái niệm ít được coi trọng và hiểu rõ nhất trong đầu tư.
Phân tán hoá đầu tư chứng khoán tuy không hoàn toàn có thể xoá bỏ được hết các
rủi ro nhưng nó có thể làm giảm bớt mức rủi ro đó, “không nên để tất cả trứng vào cùng
một rổ” là câu nói minh chứng cho trường hợp này. Khi tiến hành phân tán đầu tư, ta cần

quan tâm đến hai nội dung chính:
• Một là, đầu tư vào nhiều loại chứng khoán. Nếu như đầu tư tất cả vốn vào
một loại cổ phiếu nào đó, nếu tình hình kinh doanh của công ty đó không được tốt, thậm
chí đi đến phá sản thì nhà đầu tư không những không thu được cổ tức mà còn bị mất cả
vốn. Nếu như đầu tư vào nhiều loại chứng khoán, cho dù có một vài loại chứng khoán
trong số đó gặp rủi ro thì ta vẫn có thể thu được lợi từ những chứng khoán khác để bù đắp
lại thiệt hại.
• Hai là, khi tiến hành đầu tư vào nhiều loại chứng khoán cũng cần phải chú
ý đến phương hướng đầu tư. Nhà đầu tư không những đầu tư vào các cổ phiếu có mức
thu lợi cao mà còn phải đầu tư vào các trái phiếu tuy có mức thu lợi thấp nhưng tương đối
an toàn. Cho dù mất vốn trong đầu tư cổ phiếu nhưng vẫn còn trái phiếu, không đến mức
phải mất hoàn toàn. Rủi ro là vấn đề cốt yếu mà các nhà đầu tư phải nghĩ đến trước khi
thực hiện đầu tư và luôn có một quy luật bất biến là "ở đâu rủi ro cao thì ở đó lợi nhuận
cao", nên nhiều nhà đầu tư đã lao đầu vào những loại chứng khoán rủi ro cao với tư
tưởng "được ăn cả ngã về không". Tuy nhiên một nhà chơi chứng khoán khôn ngoan phải
biết suy tính rủi ro cao đến mức nào thì chấp nhận được và lợi nhuận thấp đến mức nào
Trang: 19/75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 2: Đa dạng hóa và lý thuyết danh mục đầu tư
thì vẫn chấp nhận được để đầu tư ăn toàn hơn. Xuất phát từ thực tế cơ bản này, những ai
muốn tham gia hoạt động đầu tư cần phải chú ý đến 4 vấn đề sau đây:
+ Phải suy nghĩ và đánh giá đúng thực lực kinh tế của mình, tốt nhất là không
nên vay mượn để đầu tư. Nếu không khi gặp rủi ro thì nợ nần sẽ chồng chất.
+ Không nên dùng những khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày để đầu tư mà nên
dùng những khoản tiết kiệm.
+ Do rủi ro của thị trường chứng khoán là biến đổi khôn lường cho nên khi đầu
tư, nhà đầu tư phải linh hoạt điều chỉnh cơ cấu đầu tư của mình để thích ứng với tình hình
thị trường.
+ Nên lựa chọn những điều kiện phù hợp với bản thân và phương thức đầu tư
có hiệu quả chứ không thể đầu tư theo kiểu "tâm lý bầy đàn".
2.2. Lợi ích của đa dạng hóa đầu tư

Một là mở rộng phạm vi đầu tư vào nhiều công ty, nhiều lĩnh vực không có nhiều
sự liên kết với nhau, nhà đầu tư có thể kiềm chế bớt sự biến động giá cả với danh mục
của mình do thực tế, rất hiếm khi xảy ra trường hợp: tất cả các ngành đi lên hay đi xuống
với cùng một tốc độ và trong cùng một thời kỳ. Do đó, đa dạng hóa sẽ đảm bảo sự hoạt
động ổn định hơn, ít rủi ro hơn cho nhà đầu tư.
Hai là đa dạng hóa hầu như luôn luôn có lợi cho nhà đầu tư không ưa mạo hiểm do
nó giảm rủi ro trừ khi lợi tức của những chứng khoán diễn biến theo nhau một cách hoàn
hảo (rất hiếm xảy ra)
Ba là những lợi tức của hai chứng khoán càng không đi kèm với nhau nhiều thì lợi
ích của việc đa dạng hóa càng nhiều hơn (giảm rủi ro)
3. Xây dựng danh mục đầu tư
3.1. Danh mục đầu tư
Danh mục đầu tư (portfolio) là sự kết hợp nắm giữ các loại cổ phiếu, trái phiếu,
hàng hóa, bất động sản hay các tài sản khác bởi một nhà đầu tư cá nhân hay nhà đầu tư tổ
chức. Mục đích của danh mục đầu tư là làm giảm rủi ro bằng cách đa dạng hóa đầu tư.
3.2. Xây dựng danh mục đầu tư
Quá trình xây dựng danh mục đầu tư bao gồm các bước sau đây:
ª Thiết lập mục tiêu:
Mỗi nhà đầu tư đều có những mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. Bên cạnh đó thì
dựa vào thời gian đầu tư và các yếu tố khác như nhu cầu về thanh khoản hay nghĩa vụ về
thuế của nhà đầu tư mà họ sẽ xác định những mục tiêu khác nhau. Ngoài ra các khái niệm
Trang: 20/75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 2: Đa dạng hóa và lý thuyết danh mục đầu tư
về đa dạng hoá danh mục đầu tư và danh mục đầu tư hiệu quả cũng được xem xét khi
thiết lập mục tiêu đầu tư.
ª Xác định chiến lược đầu tư:
Có hai chiến lược đầu tư chính là: chiến lược đầu tư chủ động (Active strategy) và
chiến lược đầu tư bị động (Passive strategy).
• Chiến lược đầu tư chủ động: bao gồm việc dự đoán xu hướng thay đổi về
hiệu quả của các loại tài sản đầu tư khác nhau trong tương lai để lựa chọn được các tài

sản mang lại hiệu quả cao. Ví dụ như nếu nhà quản lý danh mục đầu tư dự đoán lãi suất
trái phiếu trên thị trường trong thời gian tới sẽ tăng, do đó giá trái phiếu giảm thì họ sẽ
bán những trái phiếu họ đang nắm giữ. Một nhà quản lý danh mục đầu tư theo chiến lược
chủ động còn xác định liệu việc đầu tư sẽ tập trung chủ yếu vào những công ty có vốn
lớn hay đầu tư vào cổ phiếu của các công ty mà được kỳ vọng có khả năng tăng trưởng
cao…
• Chiến lược đầu tư bị động: một nhà quản lý danh mục đầu tư theo chiến
lược bị động thì sẽ có xu hướng lựa chọn đầu tư theo những thống kê của thị trường.
Chiến lược đầu tư bị động dựa vào việc đa dạng hoá danh mục để giảm thiểu rủi ro.
Trên thực tế nhiều quỹ đầu tư được quản lý theo hướng kết hợp cả hai chiến lược
chủ động và bị động.
ª Lựa chọn tài sản đầu tư:
Sau khi đã xác định chiến lược đầu tư thì bước tiếp theo là nhà quản lý quỹ phải
lựa chọn tài sản đầu tư. Thông thường thì một quy trình đầu tư có hệ thống được xây
dựng nhằm thiết lập những điều kiện để lựa chọn được tài sản thích hợp. Giai đoạn này
đòi hỏi nhà quản lý quỹ phải có những kỹ năng phân tích và đánh giá cần thiết để xác
định được những tài sản đang bị định giá thấp và trên cơ sở đó tìm cách tối đa hoá hiệu
quả đầu tư.
ª Đánh giá hiệu quả đầu tư:
Để đánh giá sự thành công của nhà quản lý quỹ, hiệu quả đầu tư được đánh giá
định kỳ theo một tiêu chuẩn được xác định trước - có thể là một chỉ số chứng khoán phù
hợp hoặc là một nhóm danh mục đầu tư tương tự.
4. Lý thuyết danh mục đầu tư
4.1. Các lý thuyết về đầu tư tài chính hiện đại
• Lý thuyết thị trường hiệu quả (Effecient Market Theory - EMH)
 Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại
 Mô hình định giá tài sản vốn CAPM
 Mô hình định giá quyền chọn Black – Scholes

• Lý thuyết về tài chính hành vi (Behavioral Finance).

Trang: 21/75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 2: Đa dạng hóa và lý thuyết danh mục đầu tư
• Giả thuyết thích ứng thị trường (Adaptive Market Hypothesis - AMH).
4.2. Lý thuyết danh mục đầu tư của Harry Markowitz:
Lý thuyết danh mục đầu tư được Harry Markowitz giới thiệu năm 1950. Năm
1952, Markowitz đưa ra mô hình lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại trong bài tham luận
“Lựa chọn danh mục đầu tư” trên tạp chí Journal of Finance. Năm 1959, ông đã xuất bản
cuốn sách cùng tên chính thức công bố lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại một cách có
hệ thống. Đến năm 1990, Harry Markowitz cùng với William Sharpe và Merton Miller
được nhận giải Nobel kinh tế về lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại.
4.2.1. Đặc điểm của lý thuyết Markowitz:
• Là nền tảng của lý thuyết danh mục đầu tư.
• Hạn chế đến mức tối đa những rủi ro phi hệ thống.
• Không sử dụng phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật về sự
biến động giá chứng khoán mà dựa vào những mô hình toán học để xây dựng những danh
mục đầu tư gồm nhiều loại tài sản dựa trên sự kết hợp giữa yếu tố lợi nhuận và rủi ro.
• Chứng minh được rằng một danh mục đầu tư được đa dạng hóa tối ưu có
thể giảm thiểu rủi ro đến mức đáng kể mà không phải hy sinh hay chỉ hy sinh một phần
nhỏ lợi nhuận.
4.2.2. Các giả định
Mô hình Markowitz dựa trên những giả định cơ sở như sau:
• Các nhà đầu tư đều là những nhà đầu tư ngại rủi ro. Với một mức rủi ro cho
trước nhà đầu tư sẽ ưa thích phương án đầu tư nào có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn. Tương
tự, với cùng một mức lợi nhuận kỳ vọng cho trước, nhà đầu tư sẽ ưa thích lựa chọn
những phương án nào có mức độ rủi ro thấp hơn.
• Các nhà đầu tư không đơn thuần theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận kỳ
vọng mà là mục tiêu tối đa mức hữu dụng của khoản đầu tư.
• Việc lựa chọn và quyết định phương án đầu tư của nhà đầu tư chỉ dựa trên
hai yếu tố là thu nhập kỳ vọng và rủi ro của thu nhập. Mức độ hữu dụng của khoản đầu tư
chỉ dựa vào hai yếu tố này.

• Các quyết định đầu tư được đưa ra và kết thúc trong một khoảng thời gian
xác định. Tất cả các nhà đầu tư đều có thời hạn đầu tư như nhau.
Lý thuyết danh mục đầu tư chỉ đưa ra được cách thức để phân tán rủi ro chính là
đa dạng hóa danh mục đầu tư “không bỏ trứng vào cùng một rổ”. Với lý thuyết này,
người ta chỉ có thể giảm thiểu phần nào rủi ro, đi kèm với nó là sự sụt giảm lợi nhuận.
Nhưng đây cũng là tiền đề để Markowitz bổ sung sự thiếu hụt của nó, phát triển nó một
Trang: 22/75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 2: Đa dạng hóa và lý thuyết danh mục đầu tư
cách toàn diện thành lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại. “Không bỏ trứng vào cùng một
rổ” – vậy phải chia làm bao nhiêu rổ, mỗi rổ có bao nhiêu trứng, có nên để số trứng ở mỗi
rổ là như nhau? Những câu hỏi này đã được Markowitz giải quyết toàn bộ bằng những
công thức và mô hình toán học có tính chất thuyết phục cao. Với lý thuyết danh mục đầu
tư hiện đại của Markowitz và những công thức, mô hình toán học, nhà đầu tư có thể kết
hợp được những danh mục đầu tư với một tỷ lệ thích hợp phù hợp với điều kiện của từng
nhà đầu tư. Đồng thời, nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận tối đa và giảm thiểu rủi ro
đến mức tối thiểu.
4.2.3. Nội dung
.4.2.3.1. Hữu dụng và đường bàng quan
Hữu dụng là khái niệm kinh tế học dùng để chỉ sự hài lòng hay độ hữu ích mang
tính chất chủ quan mà một cá nhân có được khi tiêu dùng hàng hóa dịch vụ
Mức hữu dụng của Danh mục đầu tư là mức độ thỏa mãn và hài lòng mà danh mục
đầu tư mang lại cho nhà đầu tư
Mức hữu dụng của một danh mục đầu tư được đánh giá theo tương quan giữa tỉ
suất lợi nhuận kì vọng và độ rủi ro của danh mục. Mức hữu dụng xác định bởi hàm hiệu
dụng
Hàm hiệu dụng:
U = E[Rp] – ½ A. σ
2
Với: A là mức ngại rủi ro của nhà đầu tư
U là mức hữu dụng

E[Rp]là lợi nhuận kì vọng của danh mục
σ
2
là phương sai của danh mục
Hệ số ½ là hệ số đo lường điều chỉnh
Mức ngại rủi ro:
- Nhà đầu tư yêu thích rủi ro thì A < 0
- Nhà đầu tư bàng quang với rủi ro A = 0
- Nhà đầu tư ngại rủi ro A > 0
Ví dụ 5: Xác định một vài điểm nằm trên đường cong hữu dụng cụ thể cho một
nhà đầu tư có hệ số ngại rủi ro A = 4. Kết quả tính toán được trình bày trong bảng dưới
đây:
Một nhà đầu tư sẽ có rất nhiều đường bàng quan với mức xuất phát lợi nhuận khác
nhau thể hiện quan điểm của họ về rủi ro. Tập hợp toàn bộ những đường bàng quan trên
sẽ thể hiện được thái độ của từng cá nhân riêng biệt với rủi ro.
Trang: 23/75
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 2: Đa dạng hóa và lý thuyết danh mục đầu tư
Tỷ suất lợi tức kỳ
vọng E(R)
Độ lệch chuẩn
σ
Giá trị hữu dụng
U = E(R) - 0,005A
σ
2
10% 20% 10 - 0,005*4*400 = 2
15 25,5 15 - 0,005*4*650 = 2
20 30 20 - 0,005*4*900 = 2
25 33,9 25 - 0,005*4*1.150 = 2
Đồ thị biểu diễn đường cong hữu dụng:

Một số điểm cần lưu ý về đường cong hữu dụng:
Hệ số ngại rủi ro càng lớn, độ dốc của đường cong hữu dụng càng lớn. Với một
hệ số ngại rủi ro A được xác định trước, các đường cong hữu dụng không giao nhau. Tuy
nhiên, đường cong hữu dụng của hai nhà đầu tư khác nhau sẽ giao nhau (trong trường
hợp hệ số ngại rủi ro của hai nhà đầu tư đó khác nhau). Mỗi nhà đầu tư có vô số các
đường cong hữu dụng. Bởi vì các nhà đầu tư luôn muốn tối đa hóa giá trị hữu dụng nếu
như có cơ hội, các đường cong hữu dụng cao hơn luôn được mong muốn hơn các đường
cong hữu dụng thấp hơn.

Trang: 24/75
E(R)
σ
Hệ số ngại
rủi ro cao
Hệ số ngại
rủi ro thấp
E(R)
σ
Lý thuyết danh mục đầu tư Chương 2: Đa dạng hóa và lý thuyết danh mục đầu tư
Hai đường cong hữu dụng với hệ số ngại rủi ro khác nhau
E(R)
Giá trị hữu dụng gia tăng
σ
Các đường cong hữu dụng với cùng hệ số ngại rủi ro
.4.2.3.2. Lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư
ª Lợi nhuận của danh mục đầu tư:
Với:
Trong đó: - E(Rp): Tỷ suất lợi tức kỳ vọng của danh mục đầu tư.
- wi: Tỷ trọng của chứng khoán thứ i trong danh mục đầu tư.
- E(Ri): Tỷ suất lợi tức kỳ vọng của chứng khoán i.

- n: Số loại chứng khoán trong danh mục đầu tư.
Ví dụ 6: Xác định tỷ suất lợi tức kỳ vọng của một danh mục đầu tư với các dữ liệu
sau:
Tỷ trọng
c
ủa
chứng khoán i (w
i
)
Lợi tức kỳ vọng của
chứng khoán i [E(R
i
)]
w
i
*E(R
i
)
0,2 0,10 0,020
0,3 0,11 0,033
0,3 0,12 0,036
0,2 0,13 0,26
E(R
p
) = 0,1150
ª Rủi ro của danh mục đầu tư
Mở rộng việc đa dạng hóa bằng cách thêm nhiều loại chứng khoán khác vào
danh mục đầu tư, thành phần rủi ro riêng của tài sản càng được giảm thiểu, và do vậy,
rủi ro của danh mục đầu tư càng giảm dần. Vì vậy, rủi ro riêng của tài sản cũng còn được
gọi là rủi ro có thể đa dạng hóa (diversifiable risk). Tuy nhiên, rủi ro của danh mục đầu

tư cũng chỉ có thể giảm đến một mức độ nào đó (ngay cả trong trường hợp danh mục đầu
Trang: 25/75

×