Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong phân môn tập làm văn – dạng bài nghi thức lời nói

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.9 KB, 31 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học của sáng kiến kinh nghiệm cần nghiên cứu:
a) Cơ sở lí luận:
Trong cuộc sống hàng ngày, Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp của người
Việt. Do đó, mỗi người Việt Nam cần sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình. Việc nói
đúng Tiếng Việt của mỗi người học được bắt đầu từ đâu? Có thể cho rằng, khi trẻ
cất tiếng nói đầu tiên đã được cha mẹ, người thân hướng dẫn cách nói. Nhưng việc
hướng dẫn trẻ nói Tiếng Việt đúng, chuẩn, có phương pháp, có hệ thống thì khi trẻ
bước vào học Tiểu học. Khi đến trường và các em gia nhập vào một phạm vi giao
tiếp mới có tổ chức: xã hội- lớp học (giáo tiếp với thầy cô giáo, với bạn bè). Các
em khơng thể nói “ứ ừ” hay lí nhí gật đầu như nói với bố mẹ. Hơn thế nữa, các em
cịn hiểu rằng có những lời nói là hay, là đẹp và có những lời nói là khơng hay,
không đẹp.
Để trả lời câu hỏi của cô giáo “Con học bài chưa?”, các em khơng thể được
phép nói “học rồi”. Các em phải hiểu và biết thực hiện nói thành câu và thể hiện
sự lễ phép “Thưa cô, con học bài rồi ạ!” . Hoặc trong giao tiếp với mọi người xung
quanh, các em biết rằng khi mắc lỗi (hay phạm khuyết điểm) thì cần phải biết đáp
lại những lời cảm ơn, xin lỗi của người khác đối với mình. Để học sinh tiểu học,
nhất là học sinh đầu cấp tiểu học thực hiện được điều này là nhờ mơn tiếng Việt
nói chung và phân mơn Tập làm văn nói riêng. Vì thế, dạy tiếng Việt trong trường
Tiểu học có một tầm quan trọng rất lớn.
b) Cơ sở thực tiễn:Phân môn Tập làm văn vận dụng các hiểu biết và kĩ
năng về tiếng Việt do các phân môn khác (tập đọc, kể chuyện, luyện từ câu...) rèn
luyện hoặc cung cấp. Tập làm văn có nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng nói và
viết cho học sinh. Tập làm văn đồng thời góp phần cùng các mơn học khác rèn
luyện tư duy phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Tập làm văn thực hiện hóa mục
tiêu quan trọng nhất của việc dạy và học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng
Việt trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, học sinh biết vận dụng tiếng Việt vào
giao tiếp. Người ta chia các bài văn thành hai dạng: Tập làm văn miệng và tập
làm văn nói. Tập làm văn miệng rèn khả năng trình bày một bài nói theo u cầu
đề bài. Tập làm văn nói phát triển cho học sinh kĩ năng lựa chọn từ ngữ, kiểu câu


1


mang phong cách khẩu ngữ. Tập làm văn nói rất có ích cho người đọc, người học,
giúp học sinh có khả năng độc thoại theo đề tài thường gặp trong đời sống (như
phát biểu ý kiến của mình về một vấn đề nào đó, hay trong thảo luận hoặc trong
giao tiếp hằng ngày). Giáo viên quan tâm đến việc dạy Tập làm văn nói là đã góp
phần phát triển ngơn ngữ cho các em thực hành giao tiếp. Với các em lớp 2,3,
việc rèn kĩ năng nói là đã góp phần phát triển ngôn ngữ cho các em thực hành
giao tiếp, đây là việc làm vô cùng quan trọng. Giúp các em phát âm chuẩn, diễn
đạt đúng ý định của bản thân là thông qua các giờ Tập làm văn nói.Nếu đọc, nói
khơng đúng (hay khơng rõ ràng) thì q trình giao tiếp sẽ gặp khó khăn, khó có
thể đạt được như mong muốn. Người nghe khó hiểu trọn vẹn được ý định của
người nói. Nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên Tiểu học là: Để thực hiện các bài
luyện nói cho các em cần lựa chọn phương pháp nào? Biện pháp nào giúp các em
mạnh dạn hơn trước tập thể lớp, trước thầy cô và trước mọi người xung quanh,
biết diễn đạt được những điều mình muốn nói. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để qua
việc dạy các bài luyện nói theo sách giáo khoa tiếng Việt mới là giáo viên đã dạy
các em giao tiếp hàng ngày của cuộc sống. Những trăn trở này chính là lí do tơi
đưa ra phương pháp: “RÈN KĨ NĂNG NĨI CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG
PHÂN MƠN TẬP LÀM VĂN – DẠNG BÀI: NGHI THỨC LỜI NĨI”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số biện pháp để rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong phân
mơn Tập làm văn- dạng bài: nghi thức lời nói.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
- Mục tiêu của việc luyện nói cho học sinh lớp 2;
- Đặc điểm, nội dung, chương trình sách tiếng Việt 2 theo chương trình cũ
và mới;
- Nội dung, phương pháp dạy Tập làm văn 2 dạng bài: nghi thức lời nói.
4. Kế hoạch nghiên cứu:

Để đạt được mục đích rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong phân môn
Tập làm văn, cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu các dạng lời nói và việc ứng dụng vào việc rèn kĩ năng nói cho
học sinh lớp 2.
- Nắm chắc mục tiêu, chương trình luyện nói ở lớp 2.
2


- Quy trình dạy Tập làm văn dạng: nghi thức lời nói và các biện pháp chủ
yếu khi dạy dạng bài này.
- Nắm vững đặc điểm nội dung của từng bài để lựa chọn thêm tình huống
và bổ sung thêm cho đủ 3 tương quan giao tiếp cơ bản.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản như sau:
- Phương pháp quan sát, khảo sát: Tôi đã khảo sát các tài liệu về rèn kĩ năng
nói trong phân mơn Tập làm văn, về sách giáo khoa, sách giáo viên, trọng tâm là
các bài Tập làm văn dạng: Nghi thức lời nói.
Dự giờ khảo sát các kĩ năng nói của học sinh.
- Phương pháp phân tích:
Phân tích chương trình – sách giáo khoa phân môn Tập làm văn lớp 2 mới
và cũ.
Phân tích thực trạng dạy Tập làm văn dạng bài: Nghi thức lời nói ở lớp 2.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
So sánh, đối chiếu chương trình – sách giáo khoa phân môn Tập làm văn
mới- cũ và kết quả khảo sát trước và sau vận dụng kinh nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm:
6. Thời gian thực nghiệm:
Từ tháng 9/2010 đến tháng 3/2011.

3



B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÀM CƠ SỞ
CHO VIỆC RÈN KĨ NĂNG NĨI CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG PHÂN
MƠN TẬP LÀM VĂN
Phân mơn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy và học
tiếng Việt, vì Tập làm văn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các
phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hồn thiện chúng. Để
làm được một bài làm văn, người làm phải hoàn thiện cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc,
viết phải vận dụng này, các kỹ năng và kiến thức đó được hồn thiện và nâng cao
dần. Ngồi ra, phân mơn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sản sinh
văn bản (nói và viết), là một cơng cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy,
học tập. Nói cách khác phân mơn Tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu
quan trọng nhất của việc dạy và học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt
trong đời sống sinh hoạt, trong qúa trình lĩnh hội các tri thức khoa học.
Đối với dạy Tập làm văn ở Tiểu học, quan trọng nhất là các hiểu biết về
ngơn ngữ văn học, lí luận văn học và một phần rất quan trọng là lí thuyết hoạt
động của lời nói. Để thực hiện hoạt động giao tiếp chúng ta có thể dùng lời nói
hoặc viết thư.
Ví dụ: Chúng ta có một người thân gặp cảnh ngộ khó khăn, ta muốn chia sẻ
nỗi buồn với họ ta có thể viết thư thăm hỏi, gặp gỡ, trò chuyện để an ủi, động viên.
Vì vậy, các thầy cơ giáo phải phát triển ở học sinh khả năng tham gia giao tiếp,
giúp các em luyện lời nói đối thoại trong các phân môn, nhất là Tập làm văn lớp 2.
Qua các năm dạy thay sách giáo khoa Tiếng Việt mới, tôi thấy khi dạy học
sinh tiết Tập làm văn có phần luyện nói dạng bài: Nghi thức lời nói nhiều giáo
viên cịn lúng túng, khó khăn khi dạy học sinh làm văn nói. Khơng ít giờ Tập làm
văn nói rơi vào hoạt động đọc với bài văn miệng, các em đọc những điều đã chuẩn
bị theo đề bài cô giao thay cho hoạt động nói. Có khi các em đọc (và cả viết) về
4



một đề tài nào đó khá trơi chảy, song đứng trước lớp thì ấp úng khơng diễn đạt
được điều mình muốn nói. Các em thấy thật khó hiểu khi những người lớn hơn
mình lại nói lời xin lỗi với em. Hay biết trả lời thế nào khi người khác cảm ơn
mình đây. Hơn thế nữa các em lớp 2 khả năng ngơn ngữ chưa phát triển, lời nói
cịn hạn chế, các em thường học thuộc lòng tài liệu theo đúng từng câu, từng chữ,
khó mà sửa đổi lại hay diễn đạt bằng lời lẽ của mình. Nhiều khi các em đến trường
cịn nhút nhát, ngại nói trước lớp. Khơng những vậy mà người giáo viên còn chưa
nghiên cứu kĩ bài, chưa đào sâu kiến thức, gợi mở bằng câu hỏi chẻ nhỏ hay các
phương pháp dạy học, tổ chức buổi học có cải tiến. Năm học 2009-2010, tơi đã
dạy lớp 2A và 2B( với trình độ học sinh tương đương nhau) theo sách giáo viên
bài: Đáp lời xin lỗi (Tiếng Việt lớp 2 – Tập II – trang 40). Ở mục tiêu thứ (1) của
bài tức là dạy phần Nghi thức lời nói “Biết đáp lại lời xin lỗi trong giao tiếp đơn
giản” thì thấy được học sinh được luyện nói theo một chiều, có nhiều cách nói lời
xin lỗi, lời đáp nhưng tỉ lệ lời nói khác nhau, nói hay ít vì khơng có câu hỏi gợi
mở. Học sinh cịn khó hiểu tại sao khi muốn đi trước, muốn nhờ người khác điều
gì ta phải nói lời “xin lỗi” trước khi nhờ. Không những thế, dạy theo nội dung như
vậy bài tập tình huống mới chỉ chú ý đến một tương quan giao tiếp ngang vai (bạn
với bạn), không có tình huống với vai trên và vai dưới. Qua việc dạy tôi thấy kết
quả như sau:
Số HS chưa biết
Lớp

Sĩ số

2A
2B

30

32

Số HS nói theo

Số HS nói có lời

cách nói
SL
%
3
10
4
12,5

hướng đúng mẫu
SL
%
19
63
21
66

nói hay
SL
%
8
27
7
21,5


Kiểm tra thái độ các em thì tơi thấy các em cũng rất thích học mơn học này
và học cũng rất sơi nổi, nhưng vận dụng được luyện nói, nói hai chiều, nói hay,
nói biểu hiện giọng điệu, ánh mắt thì chưa có. Giáo viên chưa phát huy được điều
đó cho các em.
5


Chương II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
“RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2” TRONG PHÂN MƠN TẬP
LÀM VĂN- DẠNG BÀI NGHI THỨC LỜI NĨI
Với chương trình sách giáo khoa tiếng Việt 2 mới, một hệ thống bài tập làm
văn đề cập đến tình huống rèn kỹ năng nói làm nảy sinh nhu cầu nói năng, phát
triển kỹ năng giao tiếp cho các em là một nội dung mới.
Người giáo viên cần chú ý tổ chức các tiết Tập làm văn nói vận dụng các
phương pháp, biện pháp để học, để khai thác, phát huy hết những mặt mạnh của
việc rèn kỹ năng nói cho học sinh. Để luyện nói hay, nói thể hiện những yếu tố phi
ngôn ngữ (giọng điệu, ánh mắt…) trong phân mơn Tập làm văn thì người giáo
viên phải:
1. Nắm được các dạng lời nói và việc ứng dụng vào việc rèn kĩ năng nói
cho học sinh lớp 2:
Tùy theo nhiệm vụ, phương thức và tình huống sử dụng, người ta chia lời
nói ở các dạng khác nhau: lời nói miệng, bài viết. Lời nói miệng thì có lời đối
thoại và lời độc thoại.
- Lời nói đối thoại: Là lời trị chuyện, trao đổi, thảo luận, tranh luận của hai
hay nhiều người. Các lời đối thoại thường ngắn gọn giúp người đối thoại dễ theo
dõi, nắm được nội dung, có sức bật nhanh theo mạch nội dung hội thoại. Lời đối
thoại thường biểu hiện bản lĩnh, trình độ tri thức, khả năng giao tiếp, tính cách của
người nói. Lời đối thoại phải phù hợp với quan hệ vai giữa những người tham gia
đối thoại. Các lời đối thoại thường có sự phụ trợ của các yếu tố phi ngôn ngữ như:
điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt… do đó lời nói thêm sinh động, hấp dẫn. Các lời đối

thoại thường sử dụng các kiểu câu ngắn, các loại câu hỏi, câu cảm, các từ chêm
xen… Dạng lời nói đối thoại đã được đưa vào các tiết Tập làm văn cụ thể ở các
bài dạng: Nghi thức lời nói.
- Lời độc thoại là lời của một người nói cho người khác nghe hoặc cho
chính mình nghe. Lời nói được chuẩn bị chủ động thường xuất hiện khi báo cáo
hay đọc diễn văn.
6


Vậy, với học sinh lớp 2, để đạt được mục đích rèn luyện kĩ năng nói cho các
em, người giáo viên phải chú trọng đến việc phát triển khả năng tham gia hội
thoại. Ở loại bài làm văn miệng các bài văn dạng Nghi thức lời nói, giáo viên cần
cho các em rèn luyện lời đối thoại, phát triển ở học sinh lời nói miệng có văn hóa,
đúng mục đích.
2. Mục tiêu của việc luyện nói cho học sinh lớp 2:
Trên cơ sở mục tiêu chung của môn tiếng Việt, người giáo viên cần nắm
vững và xác định được mục tiêu của việc luyện nói cho học sinh lớp 2.
Rèn kỹ năng nói cho học sinh được đặt lên hàng đầu trong việc dạy Tập làm
văn. Vì học sinh nắm được các nghi thức lời nói tối thiểu như: chào hỏi, tự giới
thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối,
chia vui, chia buồn …để biết vận dụng, sử dụng vào các tình huống giao tiếp nơi
cơng cộng, gia đình, trong trường học. Nghe hiểu được ý kiến của bạn để có thể
nêu ý kiến bổ sung, nhận xét bằng lời nói của mình. Luyện nói cịn bồi dưỡng tình
u tiếng Việt, có ý thức nói đúng tiếng Việt, nói rõ ràng, mạch lạc.
Luyện nói cho học sinh lớp 2 cịn có mục tiêu trau dồi thái độ ứng xử có văn
hóa, tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, lành mạnh
qua nội dung bài học.
3. Đặc điểm, nội dung, chương trình luyện nói ở lớp 2 theo sách giáo
khoa Tiếng Việt mới và điểm khác với sách giáo khoa cải cách (cũ):
Rèn luyện kĩ năng nói giúp học sinh có năng lực dùng tiếng Việt để học tập,

giao tiếp… trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Trong việc rèn kĩ năng
nói thì nói trong hội thoại nghĩa là các nghi thức lời nói được sắp xếp trong
chương trình dạy Tập làm văn được cấu tạo theo hai mạch: dạy làm văn nói và dạy
làm văn viết. Đây là điểm khác cơ bản giữa chương trình theo sách giáo khoa
Tiếng Việt lớp 2 mới và sách giáo khoa cải cách (cũ). Vì theo sách cải cách chia
Tập làm văn thành hai loại: bài văn miệng và bài văn viết. Cả hai loại bài này chủ
yếu là lời độc thoại. Có quan niệm cho rằng bài làm miệng chỉ chuẩn bị cho bài
viết. Cả bài miệng và bài viết đều chú ý thực hiện nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sản
7


sinh văn bản mà chưa quan tâm nhiều đến nghi thức lời nói trong giao tiếp hàng
ngày. Các em có thể sắp xếp câu, từ để nói (viết) về một cảnh đẹp nhưng lời nói
giới thiệu, làm quen, hay xin lỗi người khác lại khó nói. Trong sách Tiếng Việt lớp
2 mới đưa hai mạch: làm văn nói và làm văn viết là rất hợp lí vì ngồi những điểm
chung (đều là hoạt động của sản sinh văn bản), văn nói có những điểm riêng về đề
tài, nội dung, ngữ cảnh, chất liệu… Không phải đề tài nào, nội dung nào cũng có
thể đem ra nói được. Văn nói có nhiệm vụ đưa học sinh vào các hoàn cảnh giao
tiếp.Chương trình làm văn gồm các tiết rải đều ở hai học kì thì học sinh được rèn
luyện kĩ năng nói hầu hết ở các tiết. Có 27 tiết được rèn luyện nói trong đó có 4
tiết hồn tồn tập trung vào rèn luyện kỹ năng nói. Các nội dung bài luyện nói
thường rất gần gũi, quen thuộc với học sinh lớp 2, thường xoay quanh môi trường
hoạt động giao tiếp trong gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là những kỹ năng
giao tiếp đơn giản, thông dụng gắn với quan hệ vai giao tiếp hàng ngày mà các em
thường đảm nhận. Ví dụ như tuần đầu tiên các em được học cách “Tự giới thệu về
mình”. Được nói về bản thân mình, tự giới thiệu cho cơ giáo và các bạn cùng nghe
để làm quen với cô giáo và các bạn, điều đó thật cần thiết và cũng thật là thích thú
đối với các em. Hay các em được học cách “Chia vui, chia buồn, an ủi” để vận
dụng trong cuộc sống hàng ngày, để dần hình thành nhân cách tốt cho các em, các
em trở thành người biết quan tâm đến mọi người xung quanh. Nội dung dạy làm

văn theo chương trình sách Tiếng Việt mới cịn chú ý luyện cho các em lời nói đối
thoại (tả ngắn, kể ngắn. Ví dụ bài tả ngắn về biển – Tuần 24). Khác với sách giáo
khoa cũ chỉ luyện kĩ năng nói độc thoại (chủ yếu qua hình thức trả lời câu hỏi theo
nội dung bài tập đọc. Ví dụ như bài: Phong cảnh đền Hùng – Học sinh dựa vào bài
tập đọc cùng tên để trả lời câu hỏi…). Việc đưa lời hội thoại đơn giản trong quan
hệ hòa hợp tới học sinh có tác dụng giúp học sinh 7, 8 tuổi sớm có khả năng hịa
nhập với xã hội rộng lớn. Từ bài học trên lớp các em biết vận dụng vào thực tế
cuộc sống để trở thành người học sinh nói những lời nới đẹp, có giáo dục. Bên
cạnh đó, những lời hội thoại đơn giản sẽ tạo tiền đề sau này cho các em tập nói lời
hội thoại phức tạp, lời độc thoại ở những mức yêu cầu khác nhau. Từ đó cũng tạo
ra được sự hứng thú tập nói cho học sinh.
8


Các ngữ liệu trong dạy Tập làm văn không lặp lại ngữ liệu trong các giờ Tập
đọc, Kể chuyện trước đó. Ở một số bài có sự lặp lại như tiết “Tự giới thiệu” có
phần được lặp lại của mẫu cấu trúc bài Tập đọc “Tự thuật: nhưng đó là những điều
khi làm tự thuật hay tự giới thiệu không thể thiếu (giới thiệu tên, quê quán). Sự
thay đổi ngữ liệu giúp giờ làm văn tạo khơng khí sơi nổi trong giờ học.
Việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tập làm văn thực
hiện theo phương pháp giao tiếp thể hiện chủ yếu thông qua hệ thống bài tập và
biện pháp dạy học. Các bài Tập làm văn đưa ra với nhiều hình thức khác nhau: Bài
tập học sinh nhận biết mẫu lời nói, có bài nhằm giúp học sinh thực hành, có bài
rèn luyện nói dạng Nghi thức lời nói mang tính gợi mở để học sinh phát huy tính
sáng tạo nhiều hơn. Các hình thức bài tập khác nhau cịn có tác dụng làm cho hoạt
động học tập sinh động, cách này hay cách khác các em được thay đổi hình thức
hoạt động: xem tranh, đọc, nói, viết. Ví dụ trong bài: Đáp lời xin lỗi (Tiếng Việt
2-Tập 2- Trang 40)
Bài tập 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh (Các em được xem tranh, đọc và
làm quen với mẫu lời nói).

Bài tập 2: Em đáp lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào?
a) Một bạn vội, nói với em trên cầu thang: “Xin lỗi. cho tớ đi trước một
chút.”.
b) Một bạn vô ý đụng vào người em, xin lỗi em “Xin lỗi, tớ vô ý quá”.
c) Một bạn nghịch làm mực bắn vào áo em, bạn xin lỗi em: “Xin lỗi bạn…
mình lỡ tay thơi”.
d) Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em: “Xin lỗi cậu. Tớ quên mang
sách trả cậu rồi”.
Khi làm bài tập này, các em làm quen với 4 tình huống thường xảy ra trong
cuộc sống hàng ngày. Học sinh cần xác định được mục đích giao tiếp, đối tượng,
nội dung giao tiếp trên cơ sở đó các em được thực hiện yêu cầu bài tập qua 3
bước:
+ Suy nghĩ dự đoán ý cần diễn đạt.
+ Tìm các cách có thể diễn đạt ý đó.
+ Lựa chọn từ, câu nói thích hợp.
9


Với bài tập này, học sinh sẽ xác định hoàn cảnh diễn ra từng sự việc, quan
hệ vai giao tiếp (lời nói lời xin lỗi với em là bạn- ngang vai). Trên cơ sở đó học
sinh sẽ lựa chọn mẫu cấu trúc lời nói, đáp lại lời xin lỗi kèm theo cách xưng hơ
thích hợp để thực hiện u cầu bài tập – cũng là thực hiện việc giao tiếp.
Ví dụ trong tình huống (a) ở bài: “Đáp lời xin lỗi” đã nêu. Các em có thể có
nhiều cách trả lời khác nhau như:
- Được thôi! Cậu đi đi!
- Xin mời!
- Mời bạn!
- Ừ, vội thế à?
Thế nhưng không phải học sinh nào cũng biết chọn lời nói hay, lời nói đẹp.
Sẽ có em đáp lại: “Từ từ đã: hoặc “Để tớ đi trước” hay “Việc gì phải xin lỗi”. Vì

thế, nhiệm vụ của giáo viên là nên yêu cầu thảo luận đề các em rút ra được thế nào
là lời nói đẹp, lời nói của người có văn hóa.
Các bài tập tình huống như trên có tác dụng rất lớn nhằm phát triển lời nói,
rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 2 nói riêng và học sinh Tiểu học nói
chung.
Để tiến hành các tiết dạy văn nói dạng Nghi thức lời nói cho học sinh, giáo
viên cần chọn lựa các biện pháp dạy học phù hợp trên lớp. Trước tiên giáo viên
cần giúp học sinh nắm được các yêu cầu bài tập nêu tình huống. Ở kiểu bài tập
giúp học sinh làm quen với mẫu lời nói, giáo viên có thể cho học sinh quan sát
tranh, đọc lời các nhân vật trong tranh. Ví dụ ở bài tập 1 bài “Đáp lại lời xin lỗi”,
giáo viên cho học sinh quan sát tranh (phóng to) từng cặp hai học sinh đóng vai
hai nhân vật: nói lời xin lỗi, đáp lời xin lỗi. Từ đó, các em ơn lại kiến thức cũ.
Trong trường hợp nào ta cần xin lỗi người khác? Đồng thời làm quen với mẫu lời
nói mới: Đáp lời xin lỗi.
Với bài tập tình huống, học sinh cần xác định nhân tố giao tiếp như: người
nói, người nghe, vai giao tiếp, hồn cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp, chọn ngơn
từ và thực hành nói. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh luyện tập bằng các bài
tập tình huống với nhiều hình thức như: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, sắm
vai, trị chơi… Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận để nhận xét,
10


đánh giá kết quả thực hành, luyện tập, hướng dẫn học sinh thực hành kỹ năng vào
thực tiễn giao tiếp lời nói. Ví dụ ở bài tập 2 trong bài “Đáp lời xin lỗi” các em cần
đáp lời xin lỗi trong 4 tình huống khác nhau. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
đóng vai từng cặp 2 em (1 em nói lời xin lỗi- 1 em đáp lại), học sinh có thể sáng
tạo cách nói lời xin lỗi của mình (khơng nhất thiết phải đúng theo lời trong sách
giáo khoa) và nhiều em đáp lại theo nhiều cách khác nhau ở mỗi tình huống. Ví dụ
tình huống (c) ở bài tập 2 nêu trên có thay nhau hai học sinh nói lời xin lỗi và đáp
lời xin lỗi. Các em có nhiều cách nói lời xin lỗi:

+ Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay thơi.
+ Ơi! Xin lỗi nhé! Tớ làm bẩn áo cậu rồi!
+ Tớ làm bẩn áo cậu rồi! Đừng trách tớ nhé!
Các em có thể đáp lại các cách như sau:
+ Thơi đã trót rồi mà!
+ Có gì đâu. Lần sau cậu cẩn thận hơn nhé!
+ Ừ! Khơng sao đâu! Sẽ giặt được mà.
Có thể cho các em đổi vai để học sinh đảm nhận vai giao tiếp khác. Hoặc có
thể cho học sinh thảo luận theo nhóm, thi giữa các nhóm để tìm câu trả lời hay
nhất. Như vậy có thể nói phân mơn Tập làm văn theo sách tiếng Việt lớp 2 mới có
nhiều ưu thế để thực hiện nhiệm vụ rèn kỹ năng nói đồng thời cịn phát triển ngơn
ngữ cho học sinh. Bên cạnh đó ta cũng phải nắm được đa số bài tập luyện kỹ năng
nói cho học sinh mới đề cập đến quan hệ ngang vai (quan hệ giữa bạn với bạn),
chính vì vậy mà nội dung chưa phong phú, học sinh khơng được luyện nói với các
tình huống ở quan hệ khác. Khơng những vậy mà cịn có một số bài khơng xác
định đựoc vai hay khó xác định vai khi hội thoại. Ví dụ như tình huống trong bài:
“Khẳng định, phủ định” (Sách tiếng Việt 2- Tập I trang 54) sách giáo khoa yêu
cầu: Trả lời câu hỏi bằng hai cách:
- Em có đi xem phim khơng? Xác định quan hệ giao tiếp vai trên (người
hỏi em là người trên: anh, chị, thầy giáo, cơ giáo).
- Mẹ có mua báo khơng? Học sinh khó xác định vai giao tiếp, có thể hiểu:
+ Bố hỏi con: Mẹ có mua báo không?
(con trả lời vai trên)
11


+ Em hỏi chị: Mẹ có mua báo khơng?
(chị trả lời vai dưới)
+ Bản thân hỏi mẹ: Mẹ có mua báo không?
(mẹ trả lời vai dưới)

Ở cách hiểu (1) và (2) mẹ là người ở ngơi thứ ba nói tới, ở cách hiểu (3) mẹ
là ngôi thứ hai cần trả lời (khẳng định hay phủ định). Cũng như vậy ở bài “Gọi
điện” - tuần 10 trang 85: Khi gọi điện gặp người nhà của bạn, em xin phép nói
chuyện với bạn thế nào? Học sinh khó xác định vai giao tiếp (người nhà của bạn)
là ai? (là bố mẹ, anh chị- vai trên hay là em của bạn-vai dưới) để các em chọn lời
đáp lại cho đúng theo cách xưng hơ mình đảm nhiệm. Trong các bài thuộc nghi
thức lời nói, rèn luyện kỹ năng nói với người thuộc vai dưới thì đề cập đến q ít,
đặc biệt chỉ có duy nhất một bài có đủ 3 tương quan vai giao tiếp nên học sinh rất
dễ tưởng nhầm người vai trên không cần xin lỗi với người vai dưới trong bài “Nói
lời xin lỗi”. Nếu như trên sân trường khi chạy nhảy va vào một em nhỏ lớp 1 thì
có cần xin lỗi không? Hay bạn em, em của em có chuyện buồn thì có cần nói lời
an ủi khơng? Vì trong bài “Chia buồn, an ủi” khơng đề cập đến quan hệ ngang vai
và vai dưới. Nội dung rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 được sắp xếp ở kì I
và kì II có sự phân chia độc lập. Học kì I đề cập đến việc dạy nghi thức nói (như
lời nói cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ…) thì học kì II dạy các lời đáp tương ứng. Giữa
lời nói và đáp án cách xa nhau quá, vì vậy người giáo viên cần nắm chắc các đặc
điểm về nội dung chương trình của lớp 2 mới trong mơn tiếng Việt để luyện nói
cho học sinh đúng, hay hơn.
4. Thực hiện đúng quy trình dạy làm văn dạng bài Nghi thức lời nói:
a) Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh làm lại bài tập ở tiết trước, bài tập về
nhà hoặc nhắc lại những nội dung cần ghi nhớ về kiến thức, kĩ năng ở bài trước.
Ví dụ: Dạy bài: “đáp lời xin lỗi”, kiểm tra bai cũ bài “Đáp lời cảm ơn”:
- Gọi 2 học sinh:

1 em: Nói lời cảm ơn.
1 em: Đáp lời cảm ơn của bạn.
(Hai em đổi vai)

- Khi nào ta cần nói lời cảm ơn với người khác?
12



b) Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Theo gợi ý trong sách giáo viên và sự sáng tạo của giáo
viên.
- Hướng dẫn làm bài: Giáo viên thựchiện lần lượt từng bài tập trong sách
giáo khoa nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của tiết học đề ra:
+ Học sinh đọc đề bài.
+ Phân tích nêu yêu cầu bài tập.
+ Thực hành (làm bài tập tình huống: nói hoặc đáp…)
Ví dụ bài: Đáp lời xin lỗi.
Bài tập 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh:
+ Học sinh quan sát tranh, phân tích nội dung tranh (hai bạn ngồi cùng bàn,
một bạn làm rơi sách của bạn kia…)
+ Nêu yêu cầu của bài tập: Đọc lời nhân vật trong tranh (học sinh đọc lời
nhân vật).
+ Thực hành: Một học sinh nói lời xin lỗi, một học sinh đáp lời xin lỗi của
bạn, học sinh trong lớp nhận xét. Giáo viên có thể cho điểm những cặp học sinh có
lời nói sáng tạo, lời nói hay.
c) Củng cố, dặn dị.
Chốt lại nội dung kiến thức và kĩ năng đã học.
(Ví dụ: Qua bài, em cần ghi nhớ điểu gi?)
Dặn dò thực hành; nêu yêu cầu những hoạt động tiếp nối (chuẩn bị bài sau).
* Chú ý: Dựa vào nội dung, yêu cầu bài tập cụ thể trong sách giáo khoa và
gợi ý sách giáo viên, tiết học cần được tổ chức thành chuỗi hoạt động sôi nổi
nhằm lôi cuốn học sinh tham gia thực hành luyện tập các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết…
5. Biện pháp dạy học chủ yếu dạng bài: Nghi thức lời nói:
a) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
* Giáo viên phải nắm được các loại bài tập:

- Xét theo kĩ năng rèn luyện bài tập về nghi thức lời nói.
13


- Xét theo mục đích của bài tập có: Bài tập nhận diện, bài tập phân tích lời
nói, bài tập tạo lập bài nói.
- Xét theo hình thức của bài tập: Trả lời câu hỏi, quan sát tranh trả lời câu
hỏi, nói và viết theo mẫu cho sẵn, nói và viết theo tình huống giao tiếp…
* Cách hướng dẫn học sinh:
- Bằng câu hỏi, bằng câu nói, lời giải thích giúp học sinh nắm vững yêu cầu
bài tập.
- Giáo viên giúp học sinh chữa một phần của bài tập mẫu (Một học sinh
chữa mẫu trước lớp).
- Học sinh thực hành làm bài tập (Thực hành nói đáp), giáo viên uốn nắn.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những
điểm ghi nhớ về tri thức.
b) Đánh giá kết quả thực hành luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp nối
(ở ngoài lớp, sau tiết học).
- Hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản
thân trong qúa trình luyện tập. Giáo viên tóm tắt, nhận xét chung (biểu dương
những học sinh thực hiện tốt).
- Nêu yêu cầu hướng dẫn học sinh hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả
thực hành luyện tập ở lớp (viết bài ở nhà, thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sử
dụng kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống).
6. Giáo viên cần nắm vững những đặc điểm, nội dung của từng bài để
lựa chọn thêm tình huống và bổ sung thêm cho đủ 3 tương quan vai giao tiếp
cơ bản:
Giáo viên sau khi nắm vững nội dung chương trình của các dạng bài nghi
thức lời nói thì cần phải nghiên cứu kĩ đặc điểm nội dung của từng bài để giúp học
sinh rèn luyện kỹ năng nói hay hơn vì dạy nghi thức lời nói là một nội dung hoàn

toàn mới mẻ đối với giáo viên. Trong q trình giảng dạy giáo viên khơng những
phải bám sát sách giáo khoa và dựa vào gợi ý sách giáo viên để thực hiện giờ dạy
mà còn phải nghiên cứu, lựa chọn thêm một số tình huống để sát với thực tế và bổ
14


sung cho đủ 3 tương quan giao tiếp (ngang vai, với vai trên, với vai dưới…) giáo
viên phải suy nghĩ, chẻ nhỏ câu hỏi để gợi ý học sinh dễ dàng trả lời, dẫn đến giao
tiếp, luyện nói dễ dàng hơn. Sau mỗi tiết dạy hướng dẫn thực hành nghi thức lời
nói thì giáo viên nên suy nghĩ để có rút ra phần ghi nhớ về cách sử dụng lời nói và
tác dụng của nghi thức lời nói. Câu ghi nhớ có thể là câu thành ngữ, tục ngữ, ca
dao hay có thể là những câu vần, những câu thơ ngắn các em dễ nhớ, dễ thuộc. Ví
dụ bài: “Nói lời cảm ơn”, có thể bổ sung ghi nhớ bằng câu ca dao:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau.
Hay khi dạy bài “Nói lời xin lỗi” hoặc “Đáp lời xin lỗi” các em phải rút ra
bài học: Khi làm phiền người khác phải nói lời xin lỗi, khi nghe người khác xin lỗi
cần đáp lại với thái độ nhẹ nhàng, thơng cảm.
Ngồi ra, với mỗi Nghi thức lời nói giáo viên nên đưa ra các đáp án phong
phú hơn. Một số nghi thức lời nói thơng dụng có thể giới thiệu thêm một vài cách
nói phổ biến trong thực tế đời sống. Ví dụ: khi dạy lời chào, có thể có nhiều cách
chào khác nhau:
- Chào nhau lúc gặp mặt khác lời chào chia tay.
- Với những người quen thân khi mới gặp nhau, có thể dùng lời hỏi thay cho
lời chào.
Ví dụ: - Cậu đi đâu đấy?
- Cô đi chợ ạ?
Câu hỏi thay cho lời chào có thể hiểu ở dạng người nghe không cần trả lời
cụ thể, chi tiết.
Giáo viên cần chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi gợi ý phù hợp với đối tượng

học sinh hiểu và thực hành các nghi thức lời nói. Có thể gợi ý để các em có nhiều
cách nói khác nhau ở mỗi nghi thức lời nói, phát huy tính sáng tạo của học sinh.
Ví dụ bài: Đáp lời xin lỗi.
15


Bài tập đưa ra tình huống: Bạn làm bắn mực vào áo em, nói lời xin lỗi. Em
đáp lại như thế nào?
Giáo viên có thể đặt ra câu hỏi gợi ý để học sinh có nhiều cách nói và đáp
khác nhau.
- Nếu em vô ý làm bắn mực vào áo bạn em sẽ nói như thế nào?
( Tớ xin lỗi ! )
- Em nào có thể nói lời xin lỗi của mình theo cách khác khơng?
( Xin lỗi ! Tớ làm bẩn áo cậu rồi.)
- Nếu bạn xin lỗi em sẽ trả lời ra sao?
( Không sao. )
- Em nào giỏi hơn có thể đáp lại bạn bằng câu nói thể hiện cả suy nghĩ của
mình hay hơn bạn?
( Cậu đừng ngại mẹ tớ sẽ giặt sạch được mà. )
Trong giao tiếp, lời nói ln đi kèm với các yếu tố phi ngôn ngữ như: giọng
điệu, ánh mắt, cử chỉ, nét mặt ... thì lơì nói sẽ hấp dẫn hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Vậy giáo viên luôn luôn chú ý hướng dẫn, uốn nắn cho học sinh kết hợp các yếu tố
này khi thể hiện lời nói. Ví dụ khi chia buồn, an ủi người khác thì giọng điệu phải
thể hiện sự thơng cảm, tình cảm, lời nói phải nhẹ nhàng, khơng được vừa nói vừa
cười ... Khi đáp lời xin lỗi của người khác cần nói năng nhẹ nhàng, sẵn sàng tha
thứ,
khiêm tốn. Với người trên lời nói cần kèm theo các từ: dạ, thưa, ạ ..., nét mặt,
giọng nói vui vẻ.
Trong q trình giảng dạy giáo viên cần phối hợp sử dụng linh hoạt các biện
pháp hình thức dạy học khác nhau. Việc rèn cho học sinh kỹ năng nói cần kiên trì,

tránh nơn nóng áp đặt cho các em các câu hỏi, câu trả lời theo một khn mẫu
nhất định. Cần khuyến khích, động viên tạo khơng khí thoải mái để các em tự nêu
cách nói của mình, khơng bắt trước theo bạn. Ở mỗi loại bài tập có thể cho các em
đóng vai cùng cặp với mình, sau đó đổi vai nhau để các em được diễn đạt lời nói
16


trong từng tình huống khác nhau ( người trao lời nói và người đáp lời nói ) một
cách tự nhiên thoải mái, tránh luyện nói một chiều.
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM
1. Mục đích thực nghiệm:
Trên cơ sở xác định rõ mục đích rèn kĩ năng nói cho học sinh qua các giờ
Tập làm văn dạng bài Nghi thức lời nói, và để đánh giá tính khả thi của các các
biện pháp đã được đề xuất ở chương II, tôi đã mạnh dạn đưa phương pháp dạy
theo nghiên cứu của tôi vào dạy môt lớp 2 để đối chứng với một lớp 2 dạy bình
thường( năm học 2010-2011).
2. Đối tượng thực nghiệm:
Tơi đã tổ chức thực nghiệm ở lớp 2A và 2B trường tiểu học Long Hưng,
huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đây là hai lớp chất lượng học sinh tương đương
nhau.
Lớp dạy bình thường: Lớp 2A - Sĩ số: 30 em
Lớp dạy thực nghiệm: Lớp 2B - Sĩ số: 31 em
3. Nội dung thực nghiệm:
Bài dạy: Đáp lời xin lỗi.
Sau đây tơi xin trình bày giáo án dạy lớp 2B theo ý tưởng đã nêu ở chương II.
I. Mục tiêu:
Biết đáp lời xin lỗi trong giao tiếp đơn giản.
(Thực hành soạn và dạy phần “Nghi thức lời nói”)
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa phóng to

Phiếu học tập cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:

17


Nội dung
A. Bài cũ:

Hoạt động của giáo viên
- Kiểm tra 2 học sinh

Hoạt động của học sinh

Đáp lời cảm ơn

+ Trong trường hợp nào em cần

+ Khi người khác giúp đỡ

nói lời cảm ơn?

mình em cần nói lời cảm
ơn.

+ Khi người khác cảm ơn, em + Khi người khác cảm ơn
phải làm gì?

em thì em phải khiêm tốn
đáp lại.


+ Khi em cho bạn mượn

+ Có gì đâu. Cậu cứ đọc đi.

truyện, bạn nói:
“ Cảm ơn cậu, tuần sau tớ sẽ
trả”. Em đáp lại bạn thế nào ?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:

- Em đáp lại với thái độ
- Khi nghe người khác nói cảm khiêm tốn
ơn mình, em phải đáp lại với
thái dộ như thế nào?

- Em cần phải đáp lại lời

- Vậy nếu người khác xin lỗi xin lỗi đó.
em, em cần phải làm gì ?
Phần đầu tiết Tập làm văn hôm
nay chúng ta sẽ học cách đáp lời
xin lỗi.
- Ghi đầu bài
2. Các bài luyện
tập:

- 2 em nhắc lại đầu bài
- Khi em làm đổ mực của


- Trong trường hợp nào ta phải bạn hay khi chạy va vào
có lời xin lỗi người khác ?

một em nhỏ hoặc em quên
việc mẹ dặn.
- Khi em làm phiền người
khác
=> Gọi 2 em học sinh trả
lời, 1 em nhắc lại.

18


a. Đọc lời các

+ Giáo viên treo tranh phóng to

nhân vật trong

hỏi:

- Tranh vẽ 2 bạn học sinh

tranh:

- Trong tranh có những ai?

- Một bạn đang cúi xuống

- Các bạn ấy đang làm gì?


nhặt quyển sách dưới đất và
nói: “ Xin lỗi, tớ vô ý quá”.
- Bạn kia đáp lại:

- Bạn kia đáp lại thế nào ?

“ Không sao”.
- Học sinh chỉ tranh và

+ Gọi môt em lên chỉ tranh và
nhắc lại lời bạn trong tranh.

- Hai học sinh trả lời:

+ Nếu em làm rơi sách của bạn + “Xin lỗi! Tớ vơ ý q.”
A, em sẽ nói thế nào ?

+ “Xin lỗi! Tớ làm rơi sách
của cậu rồi.”
- Em phải đáp lời xin lỗi

+ Nếu bạn A làm rơi sách của của bạn.
em, bạn xin lỗi, em phải làm gì? + “Khơng sao”.
+ Em sẽ đáp lại như thế nào?

+ “Khơng có gì đâu.”
- Học sinh nhận xét các
bạn vừa trả lời.


=> Khi nghe người khác xin lỗi
các em phải đáp lại lời xin lỗi
của họ. nhưng cần đáp lại lời
xin lỗi như thế nào cho phù hợp
với tình huống cụ thể, phù hợp
với người nói xin lỗi? Chúng ta
sẽ cùng đến với bài tập 2.
(Phiếu bài tập)

- Học sinh lấy phiếu bài

- Giáo viên chép sẵn các tình tập, đọc yêu cầu bài tập.
huống bài tập lên bảng phụ, yêu
19


cầu học sinh đọc và giải quyết
từng tình huống.
b, Đáp lại lời xin

a, Một bạn nghịch làm mực bắn

lỗi trong các tình

vào áo em, xin lỗi em: “Xin lỗi

huống sau:

bạn. Mình lỡ tay thơi.”


- Em sẽ đáp lại: “khơng sao

- Nếu bạn xin lỗi em, em sẽ đáp đâu.”
lại ra sao?

- Em sẽ xin lỗi bạn: “Xin

- Nếu em vô ý làm mực bẩn áo lỗi! Tớ làm bẩn áo cậu rồi.”
bạn, em sẽ làm gì?

- “Đã trót rồi mà! Lần sau

- Em nào có câu nói khác trước cậu phải cẩn thận nhé!”
lời xin lỗi của bạn?

- Vết mực có thể làm sạch

- Vết mực trên áo em có thể làm được. Vậy em sẽ nói với
sạch đựoc khơng? Em sẽ nói thế bạn: “Khơng sao đâu. Mẹ
nào để bạn bớt lo ngại?

tớ sẽ giặt sạch được mà.”
- Lần 1: A nói lời xin lỗi, B

- Giáo viên mời 2 em A và B đáp lời xin lỗi.
đóng vai 2 bạn trong tình huống Lần 2: B nói lời xin lỗi, A
(a) để nói và đáp lời xin lỗi (đổi đáp lời xin lỗi.
vai cho nhau)

- Học sinh nhận xét.


b, Trên sân trường, một em nhỏ
lớp Một vô ý chạy va vào người
em, xin lỗi em: “Xin lỗi! Em vô
ý quá!”

- Hai học sinh trả lời:

- Em sẽ đáp lại lời xin lỗi đó + “Khơng sao!”
như thế nào?

+ “Ừ, lần sau phải chú ý
nhé!”
+ A: “Em xin lỗi! Anh

- Gọi hai học sinh đóng vai nói đừng mắng em nhé!”
và đáp lời xin lỗi. Sau đó đổi
20

B: “Ừ! Không sao đâu!”


vai.

+ B: Em xin lỗi! Em không
cố ý.”
A: “Em làm đau anh rồi!
Lần sau em phải chạy từ từ
nhé!”
- Học sinh nhận xét.


c, Bố hứa với em chủ nhật sẽ
cho đi chơi. Vì có việc bận đột
xuất ở cơ quan nên bố không đi
được, bố xin lỗi em: “Xin lỗi
con nhé! Hôm nay bố bận quá!” + “Không sao đâu ạ. tuần
- Em đáp lại lời bố như thế nào? sau bố cho con đi nhé!”
+ “Thôi bố ạ! Lúc nào có
thời gian bố cho con đi
cũng được.”
- Vì bạn và em nhỏ đã vơ ý
=> Trong 3 tình huống a, b, c vì làm điều khơng phải với
sao bạn em, em nhỏ và bố phải em, còn bố xin lỗi vì bố lỡ
xin lỗi em?

hứa nhưng khơng thực hiện
được vì bận.

* Khi vơ ý làm điều khơng phải
với người khác, ta cần nói lời
xin lỗi. Cịn trong tình huống
sau đây, các em hãy suy nghĩ vì
sao bạn xin lỗi em?
d, Một bạn vội nói với em trên
cầu thang: “Xin lỗi, cho tớ đi
trước một chút!”

- Bạn không mắc lỗi với
21



- Bạn có mắc lỗi với em khơng? em.
- Bạn xin lỗi em vì bạn
- Vì sao bạn xin lỗi em?

muốn em nhường để bạn đi
trước.

Như vậy, không chỉ vô ý làm
điều khơng phải với người khác
ta nói lời xin lỗi, mà khi muốn
nhờ vả hay làm phiền người
khác ta cũng cần nói lời xin lỗi
để người khác thơng cảm với
mình và cịn thể hiện cách nói
lịch sự của người có văn hố.

- “Ừ, cậu cứ đi trước đi.”

- Nếu có bạn nhờ em như vậy,
em sẽ đáp lại ra sao?

+ A: “Cậu có thể cho tớ đi

- Gọi hai học sinh đóng vai (u trước một chút khơng?”
cầu học sinh đổi vai)

B: “Ừ, cậu đi trước đi”
+ B: “Xin lỗi, cậu cho tớ đi
trước nhé!”

A: “Không sao đâu! Cậu
cứ tự nhiên”.
- Học sinh nhận xét
- Khi đáp lại lời xin lỗi, em

3, Củng cố

* Khi đáp lại lời xin lỗi của

cần nói nhẹ nhàng, nét mặt

người khác, ta cần nói với giọng vui vẻ và thơng cảm với
điệu, lời nói, nét mặt như thế

người xin lỗi.

nào?

- Học sinh thảo luận theo

- Yêu cầu học sinh thảo luận

nhóm.

nhóm:

Đại diện nhóm nêu câu

Em hãy tìm câu nói hay nhất
22


trả lời.


đáp lại lời xin lỗi trong 4 tình
huống vừa luyện tập.

- Khi làm điều không phải,

- Trong trường hợp nào cần nói

làm phiền hay nhờ vả người

lời xin lỗi người khác?

khác ta phải nói lời xin lỗi.
- Em phải đáp lại một cách

- Khi người khác xin lỗi, em

nhẹ nhàng, vui vẻ.

phải làm gì?

- Gọi 3 học sinh đọc.

- Cho học sinh đọc Ghi nhớ:
Khi làm phiền người khác
Em nói lời xin lỗi
Miệng em nở nụ cười

Vui vẻ nói: “Khơng sao!”
4, Dặn dị

- Học sinh ghi nhớ:
Thực hành nói lời xin lỗi và
đáp lại lời xin lỗi trong thực tế
hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi, lúc
học, lúc chơi…)

23


Họ và tên:
Lớp:
PHIẾU HỌC TẬP
Bài: Đáp lời xin lỗi
Em đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào?
1, Một bạn nghịch làm mực bắn vào áo em, xin lỗi em: “Xin lỗi bạn! Mình
lỡ tay thơi.”
……………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………
2, Trên sân trường, một em nhỏ lớp 1 vô ý chạy va vào người em, xin lỗi
em: “Em xin lỗi! Em không cố ý”.
……………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………
3, Bố hứa với em chủ nhật này sẽ đưa em đi chơi cơng viên. Vì có việc bận
đột xuất ở cơ quan, bố không đi được, bố xin lỗi em: “Xin lỗi con. Bố bận quá!”
……………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………
4, Một bạn vội nói với em trên cầu thang: “Xin lỗi! Cho tớ đi trước một

chút.”
……………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………

24


4. Kết quả thực nghiệm:
Qua việc dạy bài: “Đáp lời xin lỗi” và kết quả thực tế ở hai tiết dạy như sau:

Số học sinh chưa
LỚP
2A
2B

SĨ SỐ
30
31

biết cách nói
SL
3
2

Số học sinh nói
theo hướng đúng

Số học sinh nói có

mẫu


%
10
6,5

SL
19
9

%
63
28

lời nói hay
SL
8
20

%
27
65,5

Lớp 2A được dạy theo đúng nội dung sách giáo khoa và gợi ý hướng dẫn
của sách giáo viên, học sinh được luyện nói một chiều (hoặc nói lời xin lỗi hoặc
đáp lại lời xin lỗi), lời nói của các em chủ yếu được vận dụng theo mẫu, học sinh
chưa biết nói lời hay, lời nói khác mẫu. Các bài tập tình huống chỉ đề cập đến một
tương quan giao tiếp (ngang vai), do đó học sinh khó vận dụng trong thực tế với
những quan hệ giao tiếp thuộc vai trên và vai dưới.
Lớp 2B được dạy theo phương pháp cải tiến, nội dung bài có sự điều chỉnh
đủ 3 tương quan giao tiếp, có hệ thống câu hỏi gợi ý, hướng dẫn. Trên cơ sở quan

sát tranh, học sinh đựoc tiếp xúc với lời nói mẫu, dựa vào câu hỏi gợi ý học sinh
biết nói những lời hay, lời đẹp khác mẫu để đáp lại lời xin lỗi. Ở mỗi bài tập tình
huống, học sinh đựơc đóng vai từng cặp và đổi vai để được luyện nói cả hai
chiều. Bên cạnh đó, bài tập tình huống cịn giúp các em hiểu: Không chỉ khi làm
điều không phải với người khác ta nói lời xin lỗi, Mà nếu khơng thực hiện đựoc
lời hứa hay muốn nhờ một điều gì đó cũng cần nói lời xin lỗi.
Cuối bài có bổ sung phần ghi nhớ giúp học sinh nắm vững, nhớ lâu nội dung
bài học. Do đó, lớp học sơi nổi, thực hiện tốt phương pháp đổi mới, giáo viên
hướng dẫn, học sinh hoạt động tích cực, lời nói phát triển phong phú.

25


×