Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.96 KB, 16 trang )

Đ ề tài nghiên cứu:
Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Lớp : Tư tưởng Hồ Chí Minh 11
Họ tên : Trần Đức Cường
Mã SV : CQ503209
Khoa: Kinh tế phát triển 50B
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc, là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng
đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã lựa
chọn, nó vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của dân tộc và khát vọng của quần
1
chúng nhân dân là giành lấy độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc, giải phóng cuộc
đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và
bè lũ tay sai.
Trước kia, Việt Nam vốn là một nước phong kiến và nông nghiệp. Từ khi bị
đế quốc Pháp xâm chiếm, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Với đặc trưng của một nước tư bản chủ nghĩa, Pháp trong cả hai lần khai thác thuộc
địa đã áp dụng chính sách độc quyền - chia để trị. Chúng chia nước ta làm ba xứ để
cai trị: Bắc kì - Trung kì và Nam kì. Giữa thực dân Pháp và phong kiến Việt Nam
có sự cấu kết chặt chẽ với nhau. Pháp dựa vào phong kiến để lấy cơ sở đàn áp nhân
dân, còn phong kiến Việt Nam lại nhờ vào Pháp để duy trì địa vị của mình. Những
hình thức áp bức, bóc lột tàn nhẫn, dã man của phong kiến chẳng những không
được xoá bỏ mà còn bị thực dân Pháp lợi dụng để bóc lột, áp bức nhân dân Việt
Nam nặng nề thêm. Nguyên nhân đó là dẫn đến sự mâu thuẫn gay gắt giữa nông
dân và phong kiến, vấn đề dân chủ được đặt ra.
Mặt khác, thực dân Pháp khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam để kinh doanh
lấy lợi, chủ nghĩa tư bản đã phát sinh. Chúng ra sức bóc lột nhân dân Việt Nam, coi
đó là nguồn nhân công rẻ mạt để phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa của
chúng. Trong vô vàn hình thức bóc lột, phải kể đến thủ đoạn bóc lột nhân dân ta
bằng cách đánh thuế nặng (thuế ruộng đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế


thuốc phiện và hàng trăm thứ thuế khác…). Chính điều đó làm cho nhân dân ta
càng khốn đốn, mâu thuẫn giữa nhân dân ta và thực dân Pháp ngày càng quyết liệt.
Sự bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho tình hình xã hội Việt Nam có sự phân hoá
sâu sắc; trong đó giai cấp nông dân chiếm trên 90% vừa bị phong kiến, lại vừa bị
thực dân bóc lột nặng nề bằng cả thủ đoạn sưu cao, thuế nặng, tô tức, tạp dịch…
giai cấp công
nhân ra đời sớm nhưng cũng bị Pháp đàn áp. Giai cấp tư sản bị Pháp chèn ép
đến cùng, không thể nào ngóc đầu lên được. Thực trạng Việt Nam lúc này vô cùng
2
khốn đốn. Trong xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản cần phải được giải
quyết. Vấn đề về dân tộc và giai cấp.
Tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc
với vấn đề giai cấp là một trong những nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng
Việt Nam, một trong những đóng góp xuất sắc của Người vào kho tàng lý luận cách
mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Quá trình hình thành tư tưởng về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ
Chí Minh đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người ngay từ những
năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Như mọi người đều thấy rõ, trước khi học
thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam thì các phong trào yêu nước của
người Việt Nam chống thực dân Pháp liên tục nổ ra, nhưng kết cục đều thất bại.
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các phong trào đó thất bại chính là do bế
tắc về đường lối, mặc dù các bậc lãnh tụ của những phong trào yêu nước ấy đã
dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp của mình, nhưng do họ không nhận thức được
xu thế của thời đại, nên không thấy được giai cấp trung tâm của thời đại lúc này là
giai cấp công nhân - giai cấp đại biểu cho một phương thức sản xuất mới, một lực
lượng tiến bộ xã hội. Do đó, mục tiêu đi tới của những phong trào ấy không phản
ánh đúng xu thế vận động của lịch sử và thời đại, nên không thể đem lại kết quả và
triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Độc lập dân tộc là mục tiêu cao cả, là giá trị tinh thần quý nhất của người
Việt Nam, là sự thể hiện tập trung của chủ nghĩa yêu nước và ý chí tự lực, tự cường

Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho ý chí đó, Người viết: “Trên đời
ngàn vạn điều cay đắng, cay đắng chi bằng mất tự do”. Trong bản “Tuyên ngôn độc
lập 1945” Người đã trịnh trọng tuyên bố “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và
độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập, toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vừng quyền
3
độc lập tự do ấy”(1). Hay, khi giặc Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, Người đã
khẳng khái kêu gọi “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ”(2); Đến khi giặc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền
Bắc, hòng kéo nước ta trở về thời kỳ đồ đá, Người tuyên bố “Không có gì quý hơn
độc lập tự do”. Đó là sự khẳng định ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân
dân.
Trước yêu cầu bức xúc của vấn đề giải phóng dân tộc, từ chủ nghĩa yêu
nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường
cứu nước. ''Công lao to lớn đầu tiên của Bác đối với sự nghiệp cách mạng Việt
Nam là đã tìm ra con đường cứu nước, khai phá con đường giải phóng dân tộc và
các dân tộc bị áp bức trên thế giới''.
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, qua khảo sát thực tế ở các nước trên các
châu lục Âu, Phi, Mỹ và ngay cả trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra nhận xét:
chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân là nguồn gốc mọi sự đau khổ của công nhân,
nông dân lao động ở cả “chính quốc” cũng như ở thuộc địa. Nghiên cứu các cuộc
cách mạng dân chủ tư sản Mỹ (1776); Pháp (1789), Nguyễn Ái Quốc nhận thấy các
cuộc cách mạng này tuy nêu khẩu hiệu ''tự do'', ''bình đẳng'', nhưng không đưa lại
tự do, bình đẳng thực sự cho quần chúng lao động. Người viết: Tiếng là cộng hoà,
dân chủ kì thực trong thì nó bóc lột công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Tuy
khâm phục các cuộc cách mạng ấy, nhưng Nguyên Ái Quốc cho rằng đó là cách
mạng chưa đến nơi. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt động đấu
tranh trong phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức, phong trào giải phóng
giai cấp công nhân ở các nước tư bản. Chính vì vậy mà Nguyễn Ái Quốc đã tìm
đến với cách mạng Tháng Mười Nga, đến với V.I. Lênin; như một tất yếu lịch sử.

Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi là một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng
trong quá trình hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Đặc biệt, sau
khi đọc ''Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin,
4
Nguyễn Ái Quốc đã thấy rõ hơn con đường đúng đắn mà cách mạng Việt Nam sẽ
trải qua. Người khẳng định: ''Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách
nô lệ''; rằng: ''Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác
con đường cách mạng vô sản''. Kết luận trên đây của Nguyễn Ái Quốc là sự khẳng
định một hướng đi mới, nguyên tắc chiến lược mới, mục tiêu và giải pháp hoàn
toàn mới, khác về căn bản so với các lãnh tụ của các phong trào yêu nước trước đó
ở Việt Nam; đưa cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản,
tức là sự nghiệp cách mạng ấy phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy
hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng. Vấn đề dân tộc ở nước ta vào
đầu thế kỷ XX đã đặt ra trên cơ sở những hệ tư tưởng khác nhau: Các sĩ phu yêu
nước từ sau phong trào Cần Vương đấu tranh chống lại chế độ cai trị thực dân để
giành chủ quyền dân tộc và duy trì sự thống trị của chế độ quân chủ chuyên chế
theo ý thức hệ nho giáo, phong kiến. Các chí sĩ yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản,
tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… đấu tranh
giành độc lập dân tộc để phát triển đất nước theo hướng cộng hoà dân chủ như một
số nước phương Tây lúc bấy giờ. Khuynh hướng thứ ba là đấu tranh cho tự do, dân
chủ của nhân dân, đưa đất nước theo con đường tiến bộ của thời đại do đại diện của
giai cấp công nhân Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra và kiểm chứng qua
các phong trào cách mạng từ nhiều thập niên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đi
đến khẳng định rằng: Vận mệnh dân tộc chỉ có thể được đảm bảo, tự do dân chủ và
bình đẳng dân tộc chỉ có thể có được bằng con đường cách mạng do giai cấp công
nhân lãnh đạo.
Bình đẳng giữa các dân tộc theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin là
bình đẳng toàn diện, trước hết là bình đẳng về chính trị và kinh tế, mà cốt lõi là sự
phát triển đồng đều của lực lượng sản xuất. C.Mác đã viết: “Những quan hệ qua lại

giữa các dân tộc khác nhau đều phụ thuộc vào những trình độ phát triển của mỗi
5
dân tộc đó về mặt lực lượng sản xuất, sự phân công lao động và sự giao tiếp nội
bộ
1
. Nguyên lý đó được mọi người thừa nhận. Song không phải chỉ riêng quan hệ
của dân tộc này với dân tộc khác, mà cả toàn bộ kết cấu bên trong của bản thân dân
tộc cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất và sự giao tiếp bên trong và
bên ngoài của dân tộc ấy. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của một dân
tộc biểu lộ ra rõ nhất ở trình độ phát triển của sự phân công lao động”. Ngày nay,
đọc lại “Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt” của Đảng ta do Bác Hồ khởi thảo,
đã chỉ rõ quan điểm về dân tộc trên cơ sở phân tích sâu sắc mối quan hệ biện chứng
giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, dân tộc và thời đại. Người đã tìm ra
động lực cho cách mạng nước ta phù hợp với lý tưởng giải phóng dân tộc và giải
phóng xã hội. Với tư duy khoa học và cách mạng, thấm đượm sâu sắc văn hoá
phương Đông, Người đã chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta với hai lĩnh
vực trên hai phương diện tổng quát là:
1Nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, vấn đề dân tộc trước tiên đặt ra
là giành độc lập tự do cho toàn dân tộc; cho mọi người dân cả nước, cả dân tộc
đa số và các dân tộc thiểu số từ thân phận người nô lệ trở thành chủ nhân của
đất nước.
2Là một quốc gia đa dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc ở đây là xác định đường
lối, hoạch định chính sách để đưa các dân tộc thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu,
xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong xã hội công bằng, dân chủ và văn
minh.
Vì vậy, con đường phát triển tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc phải
phát triển thành cách mạng XHCN. Người chỉ rõ: ''Cách mạng giải phóng dân tộc
phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn
toàn''. Trong quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã đấu
tranh và chỉ đạo giải quyết mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai

cấp, bền bỉ chống các quan điểm không đúng về vấn đề dân tộc và thuộc địa, đã
6

×