Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN: TÌM HIỂU VÀ TẠO SỰ HỨNG THÚ HỌC MÔN VẬT LÝ CỦA HỌC SINH BẬC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.56 KB, 29 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÌM HIỂU VÀ TẠO SỰ HỨNG THÚ
HỌC MÔN VẬT LÝ CỦA HỌC SINH BẬC THCS
PHẦN A: KHÁI QUÁT
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trị quan
trọng trong q trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người
tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù
phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao.
Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trị hết sức quan trọng, thực tế cho thấy
hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các
em. Vì vậy quá trình dạy và học tích cực địi hỏi sự biến đổi không ngừng cả tư duy
lẫn hành động của người dạy và người học. Trong q trình đó khơng thể thiếu
niềm đam mê khoa học. Qua quá trình học, học sinh được rèn luyện một số kỹ
năng như: Mơn Tốn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ,
mơn Văn giúp học sinh trình bày khả năng hiểu biết của mình cách mạch lạc, rõ
ràng……… Bên cạnh đó học sinh được làm quen với một môn học mới là môn
Vật Lý ở cấp THCS.
Vật lý là môn khoa học mà khi học tốt môn này sẽ giúp các em có tư duy tốt
hơn để học tập các môn khác, là cơ sở để các em có hứng thú trong học tập.
Mơn Vật Lý có vai trị rất quan trọng, là mơn học nghiên cứu những hiện
tượng xảy ra trong đời sống và có rất nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống hằng
ngày, giúp các em làm quen với các kiến thức mới, góp phần vào việc nâng cao sự
hiểu biết của học sinh về các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và cung cấp những
kiến thức cơ bản giúp các em hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng cách khoa
học, linh hoạt và giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống như : bằng
kinh nghiệm cá nhân ông bà có thể rót nước vào phích (bình thuỷ) dù khơng nhìn
thấy mực nước trong bình thuỷ vẫn biết được nước đầy hay chưa, dùng kiến thức


vật lý các em có thể dễ dàng giải thích được hiện tượng này cách khoa học, hay giải
thích sự tạo thành mưa trong tự nhiên ……………
Mơn vật lý vốn dĩ có sự cuốn hút kỳ lạ từ chính sự huyền ảo của các quy luật
tự nhiên. Nhưng trong quá trình dạy và học, vì quá để tâm tới câu chữ, tới các định
lý, định luật hay rập khuôn theo sách giáo khoa mà chúng ta bỏ qua sắc màu tự
nhiên của các hiện tượng. Đôi khi thầy cô chỉ thông báo cho học sinh những kết
luận mang tính áp đặt … chính vì vậy môn học đã trở nên khô cứng, tẻ nhạt thiếu
1


hấp dẫn, không tạo được sự hứng thú, nghiên cứu tìm tịi ở học sinh. Khơng chỉ
riêng đối với mơn Vật Lý mà bất kể các môn học khác việc tạo hứng thú học tập là
vơ cùng quan trọng. Nó giúp giáo viên thấy được quan niệm của học sinh về mơn
vật lý để từ đó điều chỉnh cách dạy, đồng thời tác động vào học sinh yêu môn học
hơn.
Mục tiêu của mơn vật lí ở trường THCS là giúp học sinh nắm vững kiến thức
vật lí ở bậc THCS, bước đầu hình thành ở học sinh những kiến thức phổ thơng cơ
bản, giúp học sinh có thói quen làm việc khoa học, đồng thời góp phần hình thành
năng lực nhận thức, phẩm chất nhân cách theo đúng mục tiêu giáo dục ở bậc
THCS.
Bên cạnh đó, mơn vật lí cịn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và tác động qua
lại với các môn khoa học khác. Nhiều kiến thức, kĩ năng đạt được qua mơn vật lí là
cơ sở cho việc học tập tốt một số môn học khác như: Tốn học, sinh học, địa lí,
cơng nghệ …
Tóm lại, vật lí là một mơn khoa học địi hỏi người giáo viên và học sinh phải
nỗ lực hết mình mới đạt được kết quả như mong muốn. Mỗi một người giáo viên
ngồi kiến thức bộ mơn, kĩ năng sư phạm thì bản thân cần phải biết khơi dậy ở
người học ý thức tự giác, tích cực hứng thú và say mê trong học tập. Có như vậy
mới phát huy vai trò chủ động của người học và nhằm thực hiện triệt để tinh thần
đổi mới phương pháp dạy học phổ thông làm cho mỗi tiết học sinh động hơn, thực

tế hơn và cuốn hút hơn
II.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của việc tìm hiểu và tạo sự hứng thú học tập của học sinh trong
môn học Vật Lý nhằm phát hiện, đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp để nâng
cao sự ham học hỏi của học sinh đối với môn học này.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp cơ sở lý luận của vấn đề hứng thú và hứng thú học tập
- Khảo sát thực trạng tạo sự hứng thú học môn vật lý của học sinh trường THCS
Ngô Quyền
- Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học môn
Vật Lý. Từ đó đề xuất những kiến nghị sư phạm cần thiết.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài này tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở
trường THCS Ngô Quyền nơi mà tôi đang công tác.
2


V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
-Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm hứng thú học tập môn vật lý của học sinh
trường THCS Ngô Quyền
-Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường THCS

VI. Các phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Khi đưa ra một vấn đề hay giảng dạy cho các em một bài nào đó thì: Giáo
viên phải nêu ra vấn đề, đó là vấn đề gì? thật rõ ràng để các em biết, sau đó đi vào
từng khía cạnh từ cái nhỏ đến cái lớn thật kỹ càng của vấn đề nhưng tránh lan man,
dài dịng.
Khi phân tích xong, giáo viên phải đúc kết lại đưa ra kết luận tổng hợp nhất.

Thâu tóm lại từng vấn đề, làm sao cho bản chất của vấn đề được bộc lộ rõ ràng
nhất, dễ hiểu nhất thì mới thu được kết quả cao trong giảng dạy
2. Phương pháp quan sát:
- Quan sát là việc con người sử dụng các giác quan để thu thập các giữ liệu,
số liệu.
* Các dạng quan sát:
+ Quan sát toàn diện hay từng hoạt động.
+ Sử dụng quan sát lâu dài hoặc trong một thời gian ngắn.
+ Quan sát thăm dò hoặc đi sâu.
+ Quan sát phát hiện và kiểm nghiệm.
3. Phương pháp điều tra, tổng hợp
4. Phương pháp đàm thoại:
Là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời
nhằm gợi mở cho học sinh những vấn đề mới, tự khai phá những tri thức mới bằng
sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc
sống nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá tri thức
đã tiếp thu nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp cho học sinh tự kiểm tra, tự
đánh giá việc lĩnh hội tri thức.

3


PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm.
- Hứng thú là thái độ đặc biệt của các nhận đối với đối tượng nào đó vừa có ý
nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng mang lại khối cảm cho cá nhân trong
q trình hoạt động.
Hứng thú Học tập mơn vật lý: Là sự u thích, ham học, có cảm giác phấn
chấn khi tiếp xúc mơn học, phát triển tối đa trí tuệ, sức sáng tạo, tích cực tự nghiên

cứu, tìm tịi dưới sự hướng dẫn của giáo viên giảng dạy.
Là những thái độ có tính chất tích cực của học sinh, làm cho kết quả dạy học
có chất lượng, khơng gây căng thẳng.
2. Đặc điểm của hứng thú.
*Hứng thú và nhu cầu có quan hệ mật thiết nhưng có sự khác nhau:
- Nhu cầu hướng vào đối tượng nhằm đáp ứng sự thoả mãn do đó có sự bão
hồ và có tính chu kỳ.
- Hứng thú chủ yếu hướng vào nhận thức, tìm tịi, sáng tạo, thưởng thức nên
tính thích thú say mê của nó dường như là vô tận.
- Nhiều nhà hoạt động khoa học, văn hoá, văn nghệ, sáng chế đã cặm cụi làm
việc suốt đời nên đã quên cả bản thân, quên cả thời gian. Nhiều người tun bố
“Nếu tơi có hai cuộc đời tôi vẫn tiếp tục công việc này”.
- Mỗi khi người ta có hứng thú say mê với hoạt động nào đó thì bản thân
hoạt động ấy đã trở thành nhu cầu quan trọng của chủ thể. Cũng nhiều khi hoạt
động để đáp ứng một phần nhu cầu trước mắt rồi sau chính hoạt động đó trở nên
hấp dẫn thành hứng thú của chủ thể.
* Người ta chia hứng thú ra thành: Hứng thú trực tiếp và hứng thú gián
tiếp.
Hứng thú trực tiếp có ý nghĩa là chủ thể tích cực tham gia trực tiếp vào hoạt
động sáng tạo.
VD: HS chơi game từ ngày nay qua ngày khác không biết mệt, nhạc sĩ đam mê
sáng tác, ca sĩ say mê biểu diễn không ngại khổ để tập luyện, cầu thủ say mê đá
bóng….
Hứng thú gián tiếp: Là chủ thể hướng vào thưởng thức kết quả hoạt động.
4


VD: Có người say mê tiểu thuyết đọc suốt thâu đêm, có người u thích bóng đá
đến nỗi cảm thấy đau khổ, thất vọng khi đội tuyển mình u thích thua cuộc.
=> Khó có thể nói rằng loại hứng thú nào mãnh liệt hơn, có điều hứng thú

trực tiếp hoạt động sáng tạo địi hỏi phải có sự kiên trì, sáng tạo.
3. Biểu hiện của hứng thú học tập.
- Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê; hấp dẫn bởi nội
dung hoạt động ở bề rộng và bề sâu của hứng thú.
- Hứng thú học tập môn vật lý biểu hiện cả ở trong và ngoài giờ học:
+ ở trong giờ học: Biểu hiện của hứng thú là chăm chỉ nghe giảng, xây dựng
bài, hăng hái phát biểu ý kiến.
+ Ngoài giờ học: Các em tìm đọc thêm các sách tham khảo mơn vật lý, tìm
hiểu các hiện tượng vật lý ngồi đời sống, tìm cách giải thích theo kiến thức đã học.
- Tổ chức những buổi tham quan du lịch, các ảnh vật hiện tượng tự nhiên
cũng tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Những biểu hiện của hứng thú học tập của mỗi học sinh về môn vật lý, ở
mỗi lớp, mỗi lứa tuổi là khác nhau. Tuy nhiên nếu chịu khó quan sát ta có thể nhận
biết được, bởi các em thường bộc lộ cảm xúc, tình cảm ra bên ngồi nên rất dễ
nhận biết.
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt
động nhận thức, tăng sức làm việc, sự sáng tạo vì thế: Cùng với nhu cầu hứng thú
là một trong nhân tố của hệ thống động lực nhân cách cụ thể.
Hứng thú là một trong những nhân tố quan trọng: có thể khẳng định rằng tạo
một hứng thú trong một tiết học, giờ học vật lý là đã tạo được 80% sự thành cộng
của giờ học.
Có hứng thú học thì khả năng tiếp thu bài của học sinh được tăng lên; chất
lượng học tập được nâng lên rõ rệt; hứng thú học tập chi phối sự thành công hay
thất bại của bài giảng.
=> Người giáo viên gây được hứng thú với học sinh thì đó là một thuận lợi
cho mơn dạy của mình. Chất lượng dạy học tăng lên rõ rệt. Nó tích cực đối với tất
cả các mơn học.
4. Vai trị của hứng thú và hứng thú học tập.
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt
động nhận thức, tăng sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu hứng thú là một trong

những hệ thống động lực của nhân cách.
5


Trong bất kỳ hoạt động nào, tạo được hứng thú là điều cực kỳ quan trọng,
làm cho các em hăng say với cơng việc của mình, đặc biệt là học tập.
Đối với mơn vật lý, có hứng thú các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy cái
lý thú, cái hay trong môn học, không cảm thấy khô cứng, khó hiểu nữa. Từ đó tạo
niềm tin say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn.
Học sinh sẽ biết coi trọng tất cả các mơn học, có sự đầu tư, phân chia thời
gian hợp lý để kết quả học tập của mình có sự đồng đều, khơng coi nhẹ mơn phụ
hay mơn chính nào cả. Khi các em có sự phát triển đồng đều, như vậy sẽ tạo điều
kiện để phát triển nhân cách của các em.
5. Phát triển hứng thú của học sinh:
* Muốn học sinh hứng thú say mê hoạt động nào thì đối tượng của nó chứa
đựng những nội dung phong phú, hấp dẫn mới mẻ, càng tìm tịi học hỏi sáng tạo,
càng phát hiện trong hoạt động nhiều cái mới mẻ, cái hay có giá trị.
Những nội dung sinh hoạt nghèo nàn đơn điệu không thể gây hứng thú cho
học sinh được. Lúc đó người ta phải dùng những kích thích bên ngồi tác động để
tích cực hố hoạt động của học sinh.
Cần tạo điều kiện cho hoạt động sáng tạo của học sinh:
- Có điều kiện vật chất kỹ thuật tương ứng với hoạt động sáng tạo.
- Tạo khơng khí, mơi trường hoạt động sơi nổi, lơi cuốn học sinh tham gia.

6


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG
1. Thành phần học sinh ở trường
Thuận lợi

- Trình độ dân trí được nâng cao so với trước kia.
- Người dân đã có ý thức về tầm quan trọng của việc học đối với con em mình.
- Đời sống của nhân dân được nâng lên, người dân có điều kiện quan tâm, đầu
tư cho con em học tập.
- Ý thức học tập của học sinh say mê trong bộ mơn, thích tìm tịi, sáng tạo
trong nghiên cứu thí nghiệm.
Khó khăn
- Học sinh trên địa bàn gồm học sinh người Kinh xen lẫn học sinh dân tộc
( 35% HS dân tộc) đa số các em là con em nơng dân. Trình độ, khả năng tiếp thu
khơng đồng đều, một số học sinh dân tộc tiếp thu còn chậm, tiếng việt viết chưa
chuẩn. Bên cạnh đó học sinh ít học bài, làm bài tập ở nhà, dành nhiều thời gian cho
việc giải trí: game, phim, cùng nhau tụ tập…… Mặt khác các em lại ít tham gia
xây dựng bài nên khả năng trình bày ý kiến của mình bằng ngơn ngữ vật lý là khó
khăn dẫn đến các em khơng theo kịp và dễ chán. Ngồi ra các em không học bài cũ
dẫn đến kiến thức chồng chéo lẫn nhau nên mất căn bản cũng là nguyên nhân học
sinh khơng tập trung trong tiết học.
- Ngồi giờ học trên lớp các em còn phụ giúp cha mẹ rất nhiều nên khơng cịn
nhiều thời gian giành cho học tập ở nhà.
- Mặt bằng chung kiến thức không đồng đều một phần do nhận thức của đối
tượng học sinh.
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiểu hạn chế: chưa có phịng học bộ
mơn, dụng cụ thí nghiệm tính chính xác khơng cao….
2. Thành cơng - hạn chế
Thành cơng
Có phương pháp dạy học phù hợp với từng tiết dạy: lý thuyết,thực hành, vận
dụng lý thuyết vào tiết bài tập hay ôn tập.
Sau khi áp dụng thử nghiệm các phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho
học sinh trong môn học thì số lượng học sinh tập trung trong giờ học tăng lên, chất
lượng môn học qua từng năm được cải thiện


7


Năm học

Tổng sô
HS lớp 9

Trước
20112012 vận dụng

62

Sau khi
vậndụng

62

5 8,1%
%

10 16,1%

Trước
20122013 vận dụng

90

7


18

Sau khi
vậndụng

90

10 11,1%

Tổng hợp

Giỏi

Khá

2 3,2%% 5

7,8%

Tăng 3%

8,1%

Yếu-kém

40 64,5%

15

24,2%


35
62,4%

12

19,4%

19

21,1%

10

11,1%

20% 46 51,1%

20
22,2%
Tăng
6,1%

Trung
bình

50
55,6%
Giảm
6,8%


Giảm 8,3%

Hạn chế
Hầu hết học sinh chỉ tập trung trong giờ học, học thuộc lý thuyết. Việc vận
dụng để giải các bài tập vẫn cịn chậm và ít.
Học sinh dân tộc và học sinh yếu kém trong 1 lớp chiếm khoảng 30%, vì thế
mức độ tiếp thu của học sinh không đồng đều.
3. Mặt mạnh, mặt yếu
Mặt mạnh
Môn Vật lý là mơn học có thí nghiệm trực quan giúp học sinh quan sát hiện
tượng từ đó đúc kết được kiến thức.
Nội dung biên soạn sách được sử dụng dưới các câu hỏi nhỏ( c 1,c2 …) dẫn
dắt vấn đề đến nội dung bài dạy giúp học sinh dễ trả lời và nắm bài dễ dàng hơn.
Mặt yếu
Ý thức học tập của một số học sinh chưa cao.
Đồ dùng thí nghiệm đã sử dụng nhiều năm nên tính chính xác khơng cao,
hoặc đã bị hư hỏng…
4. Tìm hiểu nguyên nhân
- Trong 1 tiết học có khoảng 5 đến 7 học sinh học được nhưng rất ít em trình
bày ý kiến của mình trước lớp do các em chưa được mạnh dạn.
- Một số học sinh tham gia trả lời tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa một
phần do các em được biết trước đáp án qua sách giải, được các bạn lớp trước ghi
kết quả vào sách nhưng khi làm bài thì điểm thấp.
- Các em ít học bài, làm bài tập về nhà nhưng giáo viên chưa có biện pháp phù
hợp với những đối tượng này.
8


- Do học sinh mất căn bản, thấy môn học q khó.

- Do mơn học khơng đủ sức hấp dẫn với học sinh.
- Do sự chán, lười học ở học sinh: một số học sinh lười học bài không phải vì
hồn cảnh gia đình nhưng vì các trị chơi hấp dẫn bên ngoài: game, bida, bi
lắc………
- Kết quả học tập không như mong đợi rồi bỏ bê, lười học.
- Do gia đình tạo nhiều áp lực với học sinh.
- Do học sinh thường khá bị động trong việc chuẩn bị bài vở nhà, kể cả khi
giáo viên kiểm tra 1 tiết, 15phút. Do lượng kiến thức nhiều mà học sinh có rất ít
thời gian để học bài ở nhà, học sinh chưa chú tâm tới môn học hay chưa nắm rõ
phương pháp học…..
- Giáo viên chưa tận dụng, phối hợp tối đa các phương pháp giảng dạy để lôi
cuối học sinh tham gia học tập cách tích cực.
5. Phân tích giá trị khoa học của các vấn đề về thực trạng mà đề tài đưa ra
Chương trình vật lí THCS đã cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức
cơ bản về các lĩnh vực: Cơ, nhiệt, điện, quang và âm học. Các kiến thức này được
xây dựng thành hai vịng xốy: Chương trình vật lí 6,7 gồm các phần kiến thức ở
mức độ định tính, vật lí 8,9 gồm các phần kiến thức ở mức độ định lượng được
xoáy trở lại nhưng ở mức độ sâu hơn, rộng hơn. Hơn nữa thực trạng của xã hội hiện
nay là ý thức học tập của một số em chưa cao còn lơ là trong việc học tập và kĩ
năng thực hành của các em còn hạn chế dẫn đến học lực không đồng đều của các
em trong một lớp học, học sinh có học lực yếu, kém cịn chiếm tỉ lệ cao trong một
lớp. Mặt khác do địa bàn nông thơn, hồn cảnh kinh tế khó khăn nên các bậc phụ
huynh chủ yếu làm kinh tế gia đình hay làm kinh tế xa, việc cải cách sách giáo
khoa so với trước đây nhiều phụ huynh muốn hướng dẫn cho con cũng không giúp
được…, nên việc học tập của các em ít được các bậc phụ huynh quan tâm đúng
mức để động viên giúp đỡ kịp thời.
Qua thực tế cho thấy, các em chưa có sự hứng thú và hờ hững với mơn học,
chỉ một số em rất tích cực tham gia học tập tuy nhiên khơng ít học sinh thụ động,
lười biếng dẫn đến kết quả thấp trong môn học này.
Giáo viên

- Đa số giáo viên dạy theo kinh nghiệm vốn có của bản thân, cố gắng truyền
thụ hết kiến thức trong sách giáo khoa trong thời gian yêu cầu, chưa khơi dậy tính
sáng tạo của học sinh.

9


- Khi đặt câu hỏi giáo viên chưa gợi mở để học sinh trả lời mà giáo viên đưa ra
đáp án của vấn đề tránh để mất thời gian dẫn đến học sinh có tính ỷ lại.
- Khi giải quyết vấn đề theo nhóm thì chỉ những em học sinh khá giỏi giải
quyết vấn đề, học sinh yếu kém có thái độ không hưởng ứng không tham gia làm
cho tiết học chưa đạt kết quả cao.
- Một giờ học với khơng khí căng thẳng khơng tạo hứng thú, tính sáng tạo của
học sinh.
Học sinh
- Đa số học sinh coi việc học là một nhiệm vụ, không hứng thú, chỉ một ít học
sinh yêu thích môn học này.
- Học sinh ngại trả lời sợ sai, sợ các bạn cho rằng mình thích chơi nổi. Một số
em có ý tưởng trả lời đúng vấn đề nhưng chưa biết sắp đặt ý để trả lời sao cho
đúng. Giáo viên cần biết khích lệ các em để những em khác cùng tham gia làm cho
tiết học sinh động, thoải mái hơn giúp hiệu quả giờ dạy đạt kết quả cao.
Để học sinh có niềm say mê với môn học giáo viên cần khơi dậy nơi các em tính
tự tin, sáng tạo. giáo viên phải áp dụng các phương pháp sao cho thích hợp với từng
đối tượng : tạo cơ hội cho những em yếu, kém, học sinh dân tộc trả lời những vấn
đề dễ kích thích tính mạnh dạn của các em. Cần tạo khơng khí sổi nổi, thân thiện
trong q trình dạy học, có khen, chế đúng lúc giúp kích thích tính sáng tạo ở các
em, giúp các em tự tin trình bày ý kiến của mình và ln thay đổi cách hướng dẫn
giúp các em tỉm ra kiến thức để nâng cao chất lượng dạy học.

10



CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP – BIỆN PHÁP
1. Mục tiêu giải pháp, biện pháp
- Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng làm thí nghiệm
- Kỹ năng thu thập xử lý thơng tin từ quan sát các thí nghiệm để rút ra kết luận
chung
- Khơi nguồn, động viên cho học sinh sáng tạo hơn trong việc tiếp thu bài học,
vận dụng kiến thức lý thức vào bài tập, giải thích được các hiện tượng trong tự
nhiên xung quanh mình…
2. Nội dung và cách thực hiện
Sau khi nắm được tình hình chung của các em thì nỗi băn khoăn của tơi là làm
thế nào để gây hứng thú cho các em trong môn học này để đạt chất lượng giáo dục
cao hơn. Qua q trình giảng dạy, tơi đã sử dụng kết hợp một số biện pháp thể hiện
qua các ví dụ sau:
- Tạo điều kiện cho các em có cảm giác tự tin, thoải mái khi bước vào giờ
học vật lý
- Học tập và làm việc theo nhóm để bổ sung kiến thức cho nhau
+ Khi tổ chức dạy học nhóm thơng thường mỗi nhóm được giao một nhiệm
vụ khác nhau hoặc 2-3 nhóm cùng một nhiệm vụ…Giáo viên cần làm cho tất cả các
thành viên trong nhóm đều nắm rõ nhiệm vụ của nhóm cũng như nhiệm vụ của bản
thân. Có thể giao nhiệm vụ cho từng nhóm chung ở giữa lớp, hoặc giao nhiệm vụ
dưới dạng phiếu giao việc cho từng nhóm…Nhưng dưới hình thức nào thì cũng cần
cho nhóm nêu nội dung mà nhóm cần thảo luận. Đây là cơ hội để giao công việc
cho các em khá, giỏi làm việc và giúp đỡ những học sinh yếu, đồng bào sau đó sẽ
gọi các em đồng bào, yếu trả lời và lấy điểm cho cả nhóm. Mỗi lần các em trả lời
sai chúng ta nên khuyến khích đừng tạo áp lực cho các em, đừng để các em thấy sợ
và thiếu tự tin khi phát biểu mà phải khích lệ các em hơn.
Ví dụ: Bài đo thể tích chất lỏng vật lý 6 ở câu C2, C3
Mỗi cá nhân học sinh lấy các ví dụ dụng cụ đo thể tích khác nhau để bổ làm

phong phú thêm dụng cụ đo của nhóm thêm phong phú hơn: dụng cụ đựng xăng,
dầu cho khách hàng, dụng cụ đong rượu cho khách, thùng đựng nước, chai, lon
nước ngọt…..
Bài lực đẩy Acsimét vật lý 8: HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, qua đó các
em rèn luyện thêm kỹ năng thực hành,phân công công việc, hợp tác giúp đỡ nhau
trong hoạt động tập thể, kỹ năng thu thập xử lý thông tin từ quan sát thí nghiệm
qua các số liệu cụ thể để rút ra được nội dung của C 1, C2: khi một vật nhúng chìm
trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên

11


- Giáo viên có vai trị tổ chức nhận thức cho các em, động viên đánh giá các
hoạt động đó. Trong q trình thảo luận giáo viên khơng đưa ra các đánh giá
“đúng – sai” mà để học sinh tự chọn lựa
Ví dụ khi dạy bài cơng cơ học vật lý 8: rất nhiều học sinh nhầm lẫn có lực là có
cơng hay có qng đường là có cơng mà qn mất để có cơng cơ học phải bao gồm
hai yếu tố là có lực tác dụng và vật phải dịch chuyển. Áp dụng vào câu C3 tôi cho
học sinh có thời gian suy nghĩ chọn đáp án cho minh sau đó phân tích từng trường
hợp cụ thể: lực nào tác dụng lên vật, vật có chuyển động khơng để học sinh một lần
nữa khẳng định lại đáp án của mình.
- Giúp các em tìm tịi phát hiện kiến thức quan trọng trong bài học bằng
cách gợi mở đồng thời luôn tạo điều kiện để các em chủ động sáng tạo đưa ra
các đề xuất với tinh thần thoải mái xây dựng bài học.
Ví dụ Lớp 6 Bài 15: Địn Bẩy Đặt vấn đề với một thí nghiệm như sau:
Dụng cụ
Chổi, Hai người bạn
Cách tiến hành

Nhờ bạn khác ( có thể mạnh và khoẻ hơn bạn) đưa hai tay thẳng ra nắm chặt

cây chổi
Bạn đưa hai tay mình vào chính giữa cây chổi, với cánh tay cong ở khuỷu,
nắm chặt cây chổi bằng một động tác hơi nghiêng xuống.
Khi người kia đẩy cây chổi về phía bạn, bạn hãy đẩy thẳng đứng. bạn sẽ vẫn
đứng tại chỗ
Qua thí nghiệm dẫn dắt học sinh vào bài mới. sau đó ( phân cũng cố) để học
sinh giải thịch được hiện tượng:Vì một cánh tay uốn cong có tác dụng như một địn
bẩy nên bạn có nhiều lực của một địn bẩy hơn nhiều so với người kia nắm bằng hai
12


cánh tay thẳng. đòn bẩy giúp nâng các vật nặng với một lực nhỏ, tạo cho bạn một
lợi thế về cơ học
Lớp 8 Bài 9: Áp suất khí quyển Vì khơng khí khơng sờ được nên để học sinh
chấp nhận khơng khí có trọng lượng qua kiểm chứng sau đây:
Dụng cụ: 1 quả bóng rổ cịn đầy hơi,1 quả xì hết hơi, cân (ghi rõ gam)
Cách làm: dùng cân để cân 2 quả bóng rổ trên ( hoặc cho hs cầm để cảm
nhận được độ nặng nhẹ của 2 quả bóng rổ)
Giải thích: Mặc dù khơng khí cân khơng nặng lắm nhưng vẫn thấy sự khác
biệt nhỏ giữa một quả bóng rổ xẹp và quả bóng rổ căng. Sự khác nhau này là do
lượng khơng khí bên trong quả bóng.
- Giáo viên khuyến khích, chấp nhận tính độc lập sáng tạo của học sinh.
Sau khi học xong bài 11vât lý 8. Giáo viên đặt vấn đề có 3 ly nước giống
nhau, làm cách nào để thả cùng một qủa trứng vào 3 ly mà có 3 hiện tượng xảy ra:
trứng chìm, trứng nổi, trứng lơ lửng. Mục đích để học sinh tìm cách giải quyết vấn
để. Khi tiến hành bài học cần cho học sinh trả lời làm như thế nào và ghi điểm nếu
đáp án hợp lý đồng thời giáo viên đưa ra đáp án của mình và tiến hành thí nghiệm
tại lớp để chứng minh
Dụng cụ: quả trứng, ba cái ly, nước muối
Cách làm: cho trứng vào 3 ly nước quan sát hiện tượng xảy ra

Ly 1: để hơn ½ ly nước ( trứng chìm)
Ly 2: để hơn ½ ly nước, cho vào 3 muỗng muối và khuấy đều (trứng nổi)
Ly 3: để hơn ½ ly nước, cho vào 10 muỗng muối và khuấy đều sau đó rót
thêm nước vào cho đầy ly( khơng khuấy). Từ từ dìm nhẹ quả trứng vào ly nước
này. (trứng lơ lửng)
- Đứng trước những câu hỏi, giáo viên cho học sinh thời gian để trả lời và
nên ưu tiên những câu hỏi dễ cho học sinh yếu, dân tộc vì số lượng học sinh trong
một lớp khoảng 30 đến 35 học sinh, học sinh khá giỏi chiếm khoảng 3 đến 4 em vì
thế khi đặt câu hỏi để tránh mất thời gian giáo viên thường gọi học sinh học sinh
khá giỏi trả lời và xem như học sinh trung bình, yếu cũng đã có câu trả lời. Tác
động này tạo ra tính ỷ lại nơi các em
- Giáo viên cung cấp thời gian cho học sinh xây dựng mối quan hệ và phát
biểu chúng bằng lời.
- Giáo viên nuôi dưỡng suy nghĩ có tính tị mị tự nhiên của học sinh trong
q trình học tập. Chẳng hạn như
Vật lý 8 Bài 7: lực ma sát là bài dạy thiên về lý thuyết nhiều. để đưa các em
trở về một tiết học sôi động tơi tiến hành thí nghiệm:
Dụng cụ
Hai lon sơn khơ ( rỗng) giống nhau
Vài viên bi
Cách làm
-Để những viên bi vào đường rãnh chung quanh mặt lon sơn
13


-Úp ngược lon sơn cịn lại và đặt nó lên lon sơn đầu tiên. Đường rãnh trên
lon sơn úp ngược này cần phải ở trên những viên bi. Hãy xoay quanh cái lon phia
trên và chú ý xem nó xoay dễ dàng như thế nào
Giải thích
Chúng ta đang thực hiện mơ hình “ổ bi” là vật được dùng để làm giảm ma

sát giữa hai bề mặt cọ xát với nhau. Trong xe đạp ln có những ổ bi cho phép hai
bánh xe xoay trịn tự do.
- Qua q trình đứng lớp tơi thấy người giáo viên đóng vai trị quan trọng
trong việc học tập của các em, với phương châm đề ra là phải quan tâm đến
chất lượng học tập của các em vì thế trước mỗi tiết học tơi giành 2 phút để kiểm
tra toàn bộ bài tập về nhà của học sinh để có biện pháp kịp thời nhằm giúp các
em cũng cố kiến thức cũ.
- Khi sửa những bài tập về nhà không cần sửa nhiều, tràn lan chỉ sửa những
bài tập dễ, vừa và giải thích cặn kẽ, đặt ra nhiều câu hỏi nhỏ và gọi các em dân
tộc , các em có mức học yếu trả lời để các em thấy mình khơng bị bỏ quên với
những bạn có viên cần linh hoạt tuỳ theo bài cần đòi hỏi học sinh tham gia làm
bài tập đầy đủ ở nhà còn cần phải giành thời gian đọc qua bài mới.
- Đề thi, bài kiểm tra cần được giảm tải phù hợp với khả năng của học sinh
- Sau mỗi tiết học cần giành khoảng thời gian 5 phút đặt những câu hỏi
trọng tâm, dễ yêu cầu học sinh trả lời. Bên cạnh đó cũng nêu một vài vấn đề để
học sinh khá giỏi về nghiên cứu tìm tịi, hướng dẫn một vài thí nghiệm đơn giản,
dụng cụ dễ tìm để HS làm ở nhà nhằm cũng cố kiến thức vừa học được hay phát
hiện vấn đề bài học ngày hôm sau:
Lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? ( cho HS tiến
hành thí nghiệm ở nhà trước 3 tuần)
Dụng cụ:
Bánh xà phịng nhỏ
Lọ thuỷ tinh 1 lít có nắp đậy
Hồ dán
Giấy, nước, bút chì
Cách làm:
- Dán một băng giấy lên hơng lọ theo chiều thẳng đứng. bỏ cục xà phòng vào
lọ, đổ nước đầy
- Vặn nắp và đặt vào nơi yên tĩnh. Kiểm tra lọ 4 ngày 1 lần. bạn sẽ thấy có
hai lớp trong lọ. xà phịng tan tạo một dung dịch đậm đặc bên dưới lớp nước

- Đánh dấu vị trí của xà phịng trên giấy mỗi tuần, lớp xà phịng này từ từ
dâng lên phía trên. Em có biết tại sao khơng?
Giải thích trong tiết học của bài này
Ban đầu xà phòng tan trong nước ( thấy lớp dung dịch xà phòng dưới đáy)
Tuy nhiên các phân tử chuyển động nên các phân tử xà phòng và nước đang vận
14


động không ngừng, luôn luôn tác đông qua lại. Cuối cùng dung dịch xà phòng tự
rải rác khắp cả lọ nước. đây gọi là sự khuyếch tán
- Vì tuổi các em là hiếu động nên trong tiết học cần có dụng cụ thí nghiệm
và giáo viên cần tận dụng tối đa cho học sinh làm thí nghiệm với tác phong
nhanh, tập trung để tránh mất thời gian mà các em thấy hứng thú với tiết học
sinh động như thế. Mỗi tiết học vừa là sự tập trung học tập vừa tạo nên 1 giờ
học thoải mái khơng căng thẳng, địi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư, chuẩn bì,
tìm tịi…
Ví dụ Bài 53 Sự phân tích ánh sáng trắng
Sau khi học xong có thể cho học sinh tiến hành thí nghiệm giúp các em cũng
cố kiến thức vừa học bằng cách là cầu vòng tự tạo
Dụng cụ

Khay làm bánh
Nước
Gương soi nhỏ
Tờ giấy trắng
Cách tiến hành
Đổ nước vào khay cao khoảng 2.5cm. để khay chỗ nào nhận được trực tiếp
ánh sáng mặt trời. đút gương soi vào nước, sao cho một nửa gương gác lên cạnh
khay như hình
Hướng tia phản chiếu về phía trần nhà hay vách sơn trắng, hoặc tờ giấy trắng

Giải thích
Tia sáng mặt trời đi qua nước sẽ bị uốn cong. Mỗi màu hợp thành tia sáng bị
uốn cong ở một góc độ khác nhau tạo ra hiệu ứng cầu vồng
Khi giải bài tập giáo viên phải chọn bài vừa sức : bài dễ cho HS yếu làm để lấy
điểm động viên tinh thần học tập các em.
- Khuyến khích học sinh trả lời những câu hỏi phát vấn dễ, hay những bài
tập vừa sức và cộng vào điểm hệ số một giúp các em cải thiện điểm số và để học
sinh thấy được thầy cô không q khắt khe nếu bản thân mình có cố gắng trong học
tập, để từ đó học sinh có thiện cảm và cố gắng hơn trong giờ học vật lý.
- Giáo vên phải kiên nhẫn dẫn dắt các em từ những kiến thức dễ học, đã
học đến để vận dụng giải thích các hiện tượng vật lý thường găp trong cuộc
sống như vận dụng kiến thức sự giản nở vì nhiệt để giải thích hiện tượng vì sao
15


kinh khí cầu lại bay lên được, tại sao các bộ phận làm lạnh thường đạt ở trên cao và
các bộ phận làm nóng như ấm điện, nồi cơm điện lại thường đặt ở dưới đáy
nồi…………………………
- Bản thân giáo viên phải tự mình rèn luyện học hỏi và tiếp thu những sáng
kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp để bổ sung cho bài dạy.
- Phối hợp với gia đình , nhà trường tạo điều kiện thi đua giúp các em có
hứng thú với môn học hơn.
- Sử dụng sơ đồ từ duy để hệ thống kiến thức đã học sau mỗi bài hay bài
tổng kết chương để các em nhớ bài cách tổng quát hơn

16


17



- Giáo viên có thể kết hợp máy chiếu làm dụng cụ hỗ trợ công việc giảng dạy
với những file flas, clip thí nghiệm giúp học sinh dễ hiểu bài hơn, u thích mơn
học hơn khi dụng cụ thí nghiệm có tính chính xác khơng cao do xuống cấp trong
q trình sử dụng hay khơng có dụng cụ thí nghiệm
Dưới đây là một vài ví dụ mà tơi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy
LỚP 6
Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Giúp học sinh quan sát thí nghiệm một cách rõ ràng để thấy được thanh thép nở
vì nhiệt có thể gây ra lực lớn như thế nào.

Tác dụng nhiệt lên thanh thép

Kết qủa tác dụng nhiệt
18


LỚP 7
Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng
File flas giúp HS dễ dàng hình dung được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực khi
xảy ra trong cuộc sống

Hiện tượng nhật thực

Hiện tượng nguyệt thực
LỚP 8
Bài 1: Chuyển động cơ học
File flas tính tương đối của chuyển động giúp giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy
được cách dễ dàng một vật có thể đứng yên với vật này nhưng lại chuyển động với
vật khác


Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
19


File flas nhiệt độ và chuyển động của phân tử cho học sinh thấy được qua hai
trường hợp, nhiệt độ thấp phân tử chuyển động như thế nào và nhiệt cao phân tử
chuyển động có gì khác.

LỚP 9
Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
File flas khúc xạ ánh sáng giúp học sinh quan sát rõ hơn hiện tượng khúc xạ ánh
sáng ở mơi trường nước sang khơng khí

Bài 48: Mắt
File flas khoảng nhìn thấy của mắt giúp học sinh thấy được các bộ phận quan
trọng của mắt và ảnh hiện lên ở màng lưới có đặc điểm như thế nào khi di chuyển
vật ra xa hay lại gần

20


Vật đặt ở xa

Vật đặt gần
Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
Trộn hai màu với nhau

21



Vật màu hồng

Kết quả khi cho ánh sáng màu qua vật màu hồng

Trộn ba màu trường hợp 1

Trộn ba màu trường hợp 2
22


File flas phối màu giúp học sinh thấy được sự trộn màu của hai hay ba màu khác
nhau 1 cách rõ rang, dễ nhớ.
- Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt thì hơn ai hết người giáo viên phải nắm và
thơng cảm với hồn cảnh cụ thể của từng em, từ đó có những điều chỉnh phù hợp
để nâng cao chất lượng dạy học
3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Để các giải pháp trên có thể mang lại hiệu quả cao và các biện pháp áp dụng
thực sự hữu ích thì một trong những u cầu đặt ra là: học sinh cần phải có sự nhìn
nhận đúng về mơn học, phải sẵn sàng đón nhận những phương pháp (kĩ thuật) dạy
học mà giáo viên áp dụng, hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường cần đủ để tiến
hành (như máy chiếu, phịng thí nghiệm), giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết với
nghề, ln tìm tịi sáng tạo để không ngừng nâng cao chuyên môn...
4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Với những giải pháp trên để mang lại hiệu quả giáo dục cao đòi hỏi phải có
những biện pháp thực hiện song mà người giáo viên không phải là người đưa ra tri
thức, mà là những người hướng dẫn các em tự tìm ra tri thức ấy và áp dụng vào
thực tiễn cuộc sống. Các biện pháp phải thực tế, không quá xa vời, phù hợp với
từng tình huống đặt ra, từng đối tượng học sinh
5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

Qua 2 năm học kết quả khảo nghiệm của đề tài trải nghiệm là đã nâng cao chất
lượng dạy và học.
- Các em đã mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trong giờ học một cách sơi
nổi, ít thụ động hơn.
- Kỹ năng thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm cũng được cải thiện hơn so
với trước.
- Kết quả học tập của học sinh được nâng cao.
Đây chỉ là một đề tài nghiên cứu bộ môn, tuy chỉ mới áp dụng ở một vài lớp 9
của trường THCS Ngô Quyền nhưng ý nghĩa khoa học của đề tài ln khẳng định
tính đứng đắn có thể tiếp tục áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và
học.

23


CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ
KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
Để đáp ứng được yêu cầu mục tiêu đào tạo của đất nước thì việc đổi mới
phương pháp dạy học để học sinh có hứng thú hơn với mơn học, khơng xem đó là
một nhiệm vụ phải làm một cách máy móc là một việc làm khơng thể thiếu đối với
các mơn học nói chung và mơn vật lý nói riêng.
Trên đây là những phương pháp mà tôi đẫ đổi mới để thu hút học sinh trong và
ngồi giờ học hơn đối với mơn vật lý. Kết quả thấy được học sinh ham học và u
thích mơn vật lý hơn, số học sinh yếu kém giảm đáng kể

PHẦN C
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc thực hiện đề tài một mặt giúp nắm bắt được mức độ hứng thú đối với môn

học của học sinh. Đó là cơ sở để đề xuất biện pháp phù hợp để hình thành và nâng
cao hứng thú học tập giúp học sinh đạt kết quả học tập cao hơn. Qua kết quả điều
tra cho thấy các em có hứng thú nhất định đối với môn Vật Lý. Được thể hiện:
- Mức độ tiếp thu bài của học sinh.
- Học sinh chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn.
- Chất lượng bài kiểm tra được nâng cao.
- Các em giành thời gian trao đổi, học hỏi bạn bè.
- Trao đổi với giáo viên khi gặp bài tập, hiện tượng khó chưa tìm ra cách giải
quyết.
• Để đạt được kết quả đó thì mỗi giáo viên cần phải :
- Tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện để không ngừng trau dồi về kiến thức kỹ
năng dạy học môn Vật lý.
- Thường xuyên đổi mới cách soạn, cách giảng, áp dụng các ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học môn Vật lý.
- Cần quan tâm đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu.
Trên đây là một số kinh nghiệm và kết quả mà tôi đã đạt được trong những
năm học qua. Tơi xin được trình bày cùng q thầy cơ và rất mong đề tài này phát
huy được khả năng vận dụng vào thực tế công tác giảng dạy và học tập của giáo
viên và học sinh, cũng như việc góp phần đạt những mục tiêu giáo dục.

24


Tuy nhiên đây không phải là biện pháp tối ưu nhất vì thế mong các thầy cơ
và đồng nghiệp góp ý để đề tài được tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng trong công
tác giảng dạy và học tập của học sinh.

2. Kiến nghị

- Chính quyền địa phương, các cấp cần tạo điều kiện bố trí các phịng học bộ

mơn để học sinh học tập và làm thí nghiệm có hiệu quả hơn
- Nhà trường tổ chức các cuộc thi giúp học sinh giao lưu, học tập trau dồi kiến
thức lẫn nhau và tạo được sân chơi lành mạnh để học sinh thi đua, phấn đấu.
- Gia đình cần quan tâm và tạo điều kiện cho con em học tập tốt hơn.
- Các cấp xem xét bố trí thêm máy chiếu vì số lượng lớp tương đối nhiều mà
máy chiếu quá hạn chế ( 1 cái) để mỗi giáo viên có thể khai thác hết được lợi ích
của cơng nghệ thông tin trong dạy học giúp tiết học đạt kết quả cáo hơn.
Người thực hiện

PHAN THỊ THUÝ HẰNG

25


×