Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết ký là một thể loại không được hư cấu nhưng cần đến
trí tưởng tượng để tái hiện một cách sinh động sự thật. Việc tìm hiểu khám phá
tác phẩm ký một cách hiệu quả cao vẫn đang là một thử thách lớn đối với giáo
viên và học sinh. Trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 có hai trích đoạn ký của
Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường được đưa vào chương trình chính
khóa. Khi dạy hai trích đoạn này đã khiến không ít giáo viên băn khoăn trong
cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng nhân vật Tôi trong văn bản. Là
giáo viên tham gia giảng dậy Ngữ văn 12 tôi xin được đề xuất cách tìm hiểu
hình tượng nhân vật Tôi trong thể loại ký.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nét nổi bật của ký là tính chủ quan, chất trữ tình rất đậm, nhân vật chính
là “cái tôi” của nhà văn. Cụ thể là, qua việc ghi chép những con người và sự
kiện cụ thể có thực nhà văn đặc biệt trú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc suy tư và
nhận thức của mình về con người và cuộc sống hiện tại. Trong trường trung học
phổ thông học sinh thường lúng túng trong việc khai thác hình tượng nhân vật
Tôi trong tác phẩm ký. Bởi thông thường nhân vật trong tác phẩm tự sự thường
xuất hiện trực tiếp còn trong tác phẩm ký nhân vật chính là “cái tôi” của nhà văn
thì xuất hiện gián tiếp qua các hình tượng thẩm mỹ. Với đề tài này người viết
muốn đưa ra một vài cách tìm hiểu cụ thể nhân vật chính là “cái tôi” của nhà văn
trong hai trích đoạn ký: Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt
tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Với đề tài này người viết nghiên cứu trong diện hẹp: Tìm hiểu hình
tượng
nhân vật Tôi trong tác phẩm ký ở chương trình Ngữ văn 12.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Từ việc tìm hiểu đặc điểm chung về thể loại ký, giáo viên hướng dẫn
học
Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu hình tượng nhân vật Tôi trong tác phẩm
ký
sinh tìm hiểu hình tượng “cái tôi” trữ tình của nhà văn trong tác phẩm ký .
- Từ đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng “cái tôi” của Nguyễn
Tuân trong tùy bút Người lái đò sông Đà và “cái tôi” của Hoàng Phủ Ngọc
Tường trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông.
IV. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: Gồm 3 phần
1. Phần thứ nhất: Mở đầu.
2. Phần thứ hai: Nội dung
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Cách phân tích hình tượng “cái tôi” trữ tình của nhà văn trong tác phẩm cụ thể.
- Trắc nghiệm kiểm chứng đề tài.
3. Phần thứ ba: Kết luận
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hình tượng “cái tôi” trữ tình trong tác
phẩm ký giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận xoay
quanh thể loại ký.
1. Thể loại ký
- Khái niệm về ký: Ký là tên gọi của một nhóm thể tài nằm ở phần giao
nhau giữa văn học và cận văn học (Báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các
loại…) chủ yếu là văn xuôi tự sự. Do hướng đến những phạm vi thông tin và
nhận thức đa dạng, ký cũng rất phong phú, bao gồm các thể tài: Phóng sự, tùy
bút, bút ký, hồi ký, ký sự…
- Đặc điểm của tùy bút, bút ký: So với các tiểu loại khác của ký, tùy bút và bút
ký tự do hơn tuy vẫn có không ít những yếu tố chính luận và chất suy tưởng triết lý.
Cấu trúc của các tiểu loại này nói chung không bị ràng buộc bởi cốt truyện cụ thể,
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Lê Trường PTTH Lê Quý Đôn – Nam Định
2
Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu hình tượng nhân vật Tôi trong tác phẩm
ký
song nội dung của nó vẫn được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng
chủ đề nhất định. Tùy theo “cái tôi” của nhà văn mà các tiểu loại này có loại thiên về
triết lý, có loại thiên về thông tin khoa học, có loại thiên về miêu tả phong cảnh, cũng
có loại thuần túy trữ tình. Được coi là những nhà văn viết tùy bút, bút kí nổi tiếng ở
Việt Nam, Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện những nét đặc sắc
về hình tượng “cái tôi” của mình qua những trang kí được coi là tuyệt bút đó.
- Nhân vật Tôi trong thể kí: Nhân vật trữ tình trong thể kí là “cái tôi” của
nhà văn. Qua đặc điểm của nhân vật Tôi người đọc thấy được những nét cơ bản
của phong cách nghệ thuật của từng nhà văn.
2. Ý nghĩa của của việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng “cái
tôi” của nhà văn trong tác phẩm kí.
a) Tìm hiểu tác phẩm kí
- Thông thường khi tìm hiểu tác phẩm kí giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm hiểu cả hai phương diện: vẻ đẹp đa dạng độc đáo của các hình tượng thẩm
mỹ và tài năng nghệ thuật của nhà văn khi khắc họa hình tượng đó. Ví dụ khi
tìm hiểu văn bản Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân giáo viên hướng dẫn
học sinh tìm hiểu hình tượng con sông Đà và hình tượng ông lái đò để thấy được
cảm hứng chủ đạo của văn bản là ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước cũng
như vẻ đẹp của con người lao động mới. Để hiểu được hình tượng thẩm mỹ đó
ta không thể không tìm hiểu hình tượng “cái tôi” của nhà văn với chất văn tài
hoa uyên bác khi phát hiện ra vẻ đẹp của non sông đất nước.
b) Tìm hiểu “cái tôi” của nhà văn trong tác phẩm kí
- Xét đến cùng, điều cốt lõi làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của các tác phẩm kí
phải kể đến “cái tôi” tài hoa, uyên bác và trí tưởng tưởng phong phú của các nhà văn.
Tuy nhiên để giúp học sinh tìm hiểu “cái tôi” trữ tình của nhà văn không phải là điều
đơn giản. Bởi không giống như các tác phẩm tự sự khác nhân vật Tôi trong kí không
xuất hiện qua số phận cuộc đời, mà lại xuất hiện gián tiếp qua các hình tượng thẩm
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Lê Trường PTTH Lê Quý Đôn – Nam Định
3
Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu hình tượng nhân vật Tôi trong tác phẩm
ký
mĩ. Vậy để tìm hiểu được hình tượng nhận vật này, giáo viên phải dẫn dắt học sinh
tìm hiểu thông qua các hình tượng thẩm mĩ được xây dựng trong tác phẩm.
- Các thao tác tiến hành tìm hiểu hình tượng nhân vật Tôi trong tác phẩm kí:
+ Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các hình tượng thẩm mĩ trong
tác phẩm. Ví dụ hình tượng con sông Đà trong Người lái đò sông Đà, hay hình
tượng con sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông
+ Thao tác 2: Tìm hiểu hình tượng nhân vật Tôi qua các hình tượng thẩm
mĩ. Ví dụ khi miêu tả về thác sông Đà, đá sông Đà, nước sông Đà, Nguyễn Tuân
không chỉ sử dụng ngôn ngữ văn chương mà còn sử dụng các bộ môn như hội
họa , âm nhạc, điêu khắc thậm chí cả thể thao và quân sự. Từ đó học sinh sẽ phát
hiện ra “cái tôi” uyên bác của nhà văn. Hay khi miêu tả hình tượng người lái đò
sông Đà, Nguyễn Tuân đã phát hiện ông Đò có “tay lái ra hoa”. Bởi với Nguyễn
Tuân, ông luôn nhìn sự vật con người ở góc độ văn hóa nghệ thuật. Từ đó học
sinh có thể phát hiện “cái tôi” của nhà văn là “cái tôi” tài hoa nghệ sĩ.
Vậy vấn đề hướng dẫn học sinh tìm hiểu “cái tôi” của nhà văn trong tác
phẩm ký là điều hết sức quan trọng. Giáo viên phải dẫn dắt để giúp học sinh tìm
hiểu được hình tượng nhân vật đặc biệt này.
II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU CÁI TÔI CỦA NHÀ VĂN
TRONG TÁC PHẨM KÝ CỤ THỂ
1. Nhân vật Tôi trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng
Phủ Ngọc Tường.
Qua hình tượng của con sông Hương thơ mộng, người đọc cũng thấy một
“cái tôi” rất riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
* Cái tôi uyên bác
a) Sự hiểu biết sâu sắc về Sông Hương và xứ Huế. Nhà văn đã tìm hiểu rất rõ
về Sông Hương và quả thật không sai khi người ta gọi ông là “cuốn từ điển về Huế”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Lê Trường PTTH Lê Quý Đôn – Nam Định
4
Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu hình tượng nhân vật Tôi trong tác phẩm
ký
+ Phải có một sự quan tâm đặc biệt, muốn tìm hiểu về dòng sông Hương thì
Hoàng Phủ Ngọc Tường mới biết “Sông Hương thuộc về một thành phố duy nhất”.
+ Có những người không biết thì cứ ngỡ Sông Hương là một dòng sông
hiền hoà chảy giữa lòng kinh thành Huế nhưng thực ra con sông đã vượt qua
cuộc hành trình đầy gian khổ, khó khăn, với một sự chuyển dòng liên tục trước
khi về với thành phố Huế của nó. Qua tuỳ bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”,
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã giúp ta tìm về cội nguồn và dòng chảy của dòng
sông Hương từ thượng nguồn cho đến khi ra khỏi rừng già, xuôi về phía đồng
bằng và chảy qua ngoại ô Kim Long để đến với thành phố Huế.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường quê gốc vốn ở tỉnh Quảng Trị, nhưng ông lại
sinh ra và lớn lên ở thành phố Huế. Phải chăng đó là lí do vì sao ông am hiển rõ
về con người nơi đây đến như vậy.
+ Nhà thơ yêu quí con người nơi đây bởi tính cách mềm mại, trí tình.
+ Ông thực sự ấn tượng với màu áo “điều lục…mà các cô dâu trẻ vẫn mặc
sau tiết sương giáng”…
b) Vốn hiểu biết về địa lí, lịch sử, âm nhạc, thi ca
* Từ góc nhìn địa lí, rất khó có thể tách Sông Hương ra khỏi thành phố
Huế. Bằng sự hiểu biết tường tận của mình về mảnh đất Kinh Kì cũ, Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã làm cuộc hành trình ngược về cội nguồn của dòng sông và gắn
kết nó với thiên nhiên xứ Huế. Từ đó, nhà văn giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp
của không gian và thời gian thiên nhiên Huế.
- Ngoài việc am hiểu tường tận về dòng chảy của Sông Hương, Hoàng
Phủ Ngọc Tường còn biết rất nhiều những địa danh nổi tiếng của xứ Huế như
núi Ngọc Trản, Vọng Cảnh, Thiên Thai, Thiên Mụ, Cồn Hến, Cồn Giã Viên, …
- Sông Hương phản quang vẻ đẹp của thiên nhiên Huế để thành phố có
một màu sắc biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”
* Vốn hiểu biết của nhà thơ về lịch sử kinh thành Huế
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Lê Trường PTTH Lê Quý Đôn – Nam Định
5
Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu hình tượng nhân vật Tôi trong tác phẩm
ký
- Chúng ta đã từng biết đến một Sông Hương thơ mộng nhưng lại ít biết
đến một dòng sông Hương vinh quang như một chứng nhân lịch sử. Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã cho ta thấy được vẻ đẹp của Sông Hương từ góc nhìn mới mẻ
này. Từ góc nhìn lịch sử, theo Hoàng Phủ Ngọc Tường thì “Sông Hương là một
dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”
- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đưa chúng ta trở về cội nguồn của lịch sử
sâu thẳm để nhìn những dấu tích lịch sử. Từ nhánh rẽ của dòng sông đến những
cây đa, cây cừ cổ thụ cũng hàm chứa một phần lịch sử. Nhà văn đưa chúng ta trở
về với quá khứ để khẳng định vai trò của Sông Hương trong lịch sử dân tộc.
+ Trong suốt các thế kỉ trung đại, Sông Hương mang tên Linh Giang, nó
đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc.
+ Thế kỉ 18, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân.
+ Trong suốt thế kỉ 19, con Sông Hương đã sống hết lịch sử bi tráng với
máu của những cuộc khởi nghĩa.
+ Sông Hương còn đi vào cuộc Cách mạng tháng tám với những chiến
công hiển hách…
Vậy là Sông Hương không chỉ là một con sông đẹp mà còn là một dòng
sông vinh quang. Ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường lấp lánh niềm tựu hào
khi viết về một dòng sông mềm mại, dịu dàng nhưng đã từng giữ những nhiệm
vụ lịch sử vinh quang của đất nước.
* Sự am hiểu của Hoàng Phủ Ngọc Tường về văn hoá xứ Huế
- Trước hết, Hoàng Phủ Ngọc Tường. đã cho ta thấy Sông Hương là dòng
sông của âm nhạc. Khi đến Huế, ta sẽ được nghe thấy tiếng chuông chùa Thiên
Mụ, những âm thanh của tiếng gõ mái chèo hay những điệu hò xứ Huế thân
thương…Và những điệu hò ấy có ảnh hưởng rất lớn đến âm nhạc cổ điển của xứ
Huế. Ngược lại, trên dòng sông mênh mang như vây, những câu hò vang lên thật
bồi hồi, xao xuyến.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Lê Trường PTTH Lê Quý Đôn – Nam Định
6
Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu hình tượng nhân vật Tôi trong tác phẩm
ký
Hoàng Phủ Ngọc Tường thật tinh tế khi ông gắn âm nhạc cổ điển của
Huế với dòng sông Hương.
- Trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Sông Hương còn là dòng
sông của thi ca. Với sự am hiểu về Sông Hương như nguồn mach chảy trong các
trang thơ, trang văn của biết bao nghệ sĩ, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm sống
dậy những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông Hương trong các văn phẩm của biết
bao tác giả. Và nhà văn đã nói với chúng ta rằng: “dòng sông Hương không bao
giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”.
+ Trước hết, nhà văn đã làm sống lại dòng sông Hương với những vần thơ
trữ tình của Tản Đà
“Dòng sông trắng, lá cây xanh
Xuân Giang, xuân thụ cho mình nhớ Ai đã đặt tên cho dòng sông”
(Chơi Huế)
+ Đó cũng có thể là dòng sông Hương hùng tráng, bất tử trong thơ của
Cao Bá Quát
“Trường Giang như kiếm lập thanh thiên”
+ Cũng có khi ta lại bắt gặp con sông Hương “từ nỗi quan hoài vạn cổ với
bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan”.
+ Dòng sông ấy cũng hiện lên trong cảm hứng về sự phục sinh của con
người và cuộc đời trong thơ Tố Hữu. Có những lúc “Sông Hương quả thực là
Kiều, rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy”.
Sông Hương là con sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các
sáng tác văn chương.
* Cái tôi tài hoa, tinh tế với trí tưởng tượng phong phú
a) Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết kí vô cùng phóng
túng và tài hoa. Với ngòi bút tài tình, điêu luyện của mình, Hoàng Phủ Ngọc
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Lê Trường PTTH Lê Quý Đôn – Nam Định
7
Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu hình tượng nhân vật Tôi trong tác phẩm
ký
Tường đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp về thiên nhiên và con người xứ Huế.
Trong bức vẽ ấy, sông Hương không chỉ làm tôn lên vẻ đẹp của thành phố mà
còn là một linh vật đối với con người nơi đây. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn có
lối viết giàu chất trữ tình lãng mạn, vì thế những tác phẩm của ông nhẹ
nhàng, tinh tế và dễ đi vào lòng người đọc. Đó cũng chính là một trong những
ưu điểm của ông.
b) Trong tuỳ bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông ”, Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã vận dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật hết sức linh hoạt.
- Khi miêu tả về dòng sông Hương, nhà văn đã đưa ra rất nhiều so sánh,
liên tưởng độc đáo. Từ đó diễn tả được những tính cách trái ngược nhau nhưng
lại phong phú đến khó hiểu của con sông Hương.
+ Ở thượng nguồn, con Sông Hương như “một bản trường ca của rừng
già”, đôi lúc nó lại như “một cô gái Di-gan man dại và phóng khoáng”, có khi
dòng sông lại trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”.
+ Xuôi về phía đồng bằng, Sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ
màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”…
Nhà văn đã hoá hồn vào dòng sông Hương, khiến con sông mang vẻ
đẹp và tâm hồn của chính những người dân nơi đây.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường còn có một trí tưởng tượng vô cùng phong phú,
bay bổng. Ông liên tưởng đến Nguyễn Du và rất nhiều lần tác giả nhắc đến
Truyện Kiều. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã có lần sống ở Huế và nhiều
trang Kiều ra đời trên mảnh đất có truyền thống nhã nhạc cung đình. Trong trí
tưởng tượng của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Du đã từng có những đêm
trăng xuôi thuyền trên Sông Hương với “phiến trăng sầu”. Và trên mặt sông,
Nguyễn Du đã cho ra những vần thơ kiệt suất trong Truyện Kiều.
* Cái tôi tràn đầy tình yêu xứ Huế - một tình yêu quê hương, đất nước.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Lê Trường PTTH Lê Quý Đôn – Nam Định
8
Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu hình tượng nhân vật Tôi trong tác phẩm
ký
- Phải yêu quí con sông quê hương thì Hoàng Phủ Ngọc Tường mới quan
tâm và tìm hiểu kĩ lưỡng về con sông đến như vậy. Ông nắm rõ dòng chảy của
con sông, biết được rằng Sông Hương đã phải vượt qua một quãng đường dài
khó khăn để về với thành phố.
- Không chỉ hiểu rõ về con sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn am
hiểu tường tận về thành phố Huế như lòng bàn tay từ các góc nhìn: Địa lí, lịch sử,
văn hoá. “Cuốn từ điển về Huế” ấy đã cho người đọc hiểu thêm về những danh lam
thắng cảnh đẹp ở Huế, những lịch sử hào hùng, vẻ vang, chói lọi mà thành phố đã
làm nên và cả một góc văn hoá trữ tình, thơ mộng mang đậm nét riêng của xứ Huế.
2. Hình tượng “cái tôi’’ của nhà văn Nguyễn Tuân trong “Người lái đò sông
Đà”
* Cái tôi tài hoa và uyên bác:
- Nguyễn Tuân thường nhìn nhận và khám phá mọi sự vật hiện tượng ở
phương diện thẩm mĩ và miêu tả con người ở góc độ tài hoa nghệ sĩ:
+ Sông Đà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân quả là một công trình nghệ thuật
tuyệt vời của tạo hóa: “ tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân
tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo”. Màu sắc sông Đà
thì mùa xuân là “ dòng xanh ngọc bích”’ mùa thu thì “lừ lừ chín đỏ”, có lúc lại lóe
lên cái “ màu nắng tháng ba Đường thi “ Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”…
+ Khi miêu tả ông lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân nhìn ông đò là người
nghệ sĩ chèo đò với “tay lái ra hoa”. Tác giả rất công phu khi miêu tả nghệ thuật
vượt thác ghềnh của ông đò. Ông đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá,
thuộc lòng các luồng sinh luồng tử của các thác dữ, để có thể lái con thuyền vun
vút qua hàng trăm ghềnh thác ngổn ngang
- Sự uyên bác của Nguyễn Tuân thể hiện qua những trang văn đầy ắp
những hiểu biết phong phú, đa dạng về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống,
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Lê Trường PTTH Lê Quý Đôn – Nam Định
9
Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu hình tượng nhân vật Tôi trong tác phẩm
ký
từ các bộ môn nghệ thuật ( hội họa, điện ảnh, âm nhạc…) cho đến lịch sử địa lí,
quân sự , thể thao.
- Là nghệ sĩ ngôn từ, Nguyễn tuân đã huy động và điều khiển thành công
đội quân Việt ngữ đông đảo, xếp đặt chúng vào từng vị trí chiến đấu phù hợp và
phát huy hết sức mạnh của chúng trong việc tái tạo những kì công của tạo hóa và
những kì tích lao động của con người
* Cái tôi tràn đầy tình yêu thiên nhiên, đất nước
- Với Nguyễn Tuân, thiên nhiên không thuần túy là thiên nhiên, thiên
nhiên cũng là một sản phẩm nghệ thuật vô giá của tạo hóa. Cần phải trân trọng
và phát lộ các vẻ đẹp đó.
- Qua hình tượng con sông Đà, nhà văn muốn kín đáo thể hiện tình cảm
yêu mến tha thiết và say mê đối với thiên nhiên đất nước
III. TRẮC NGHIỆM KIỂM CHỨNG ĐỀ TÀI
Qua việc tìm hiểu “cái tôi” của nhà văn trong hai trích đoạn: “ Người lái
đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng
Phủ Ngọc Tường, áp dụng với lớp 12D và 12F, tôi nhận thấy:
- Hầu hết học sinh hiểu, nắm chắc, khắc sâu được kiến thức về hình tượng
nhân vật này.
- Áp dụng làm bài làm văn về phân tích hình tượng nhân vật Tôi một cách
có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Đề tài này không phải là một hướng đi mới mà chỉ là một phương pháp cụ
thể hóa vấn đề tìm hiểu “cái tôi” của nhà văn trong thể ký. Những điều người
viết trình bày trên là một gợi ý để đồng nghiệp cùng tham khảo. Rất mong được
sự đóng góp chỉ bảo của đồng nghiệp.
Trực Ninh tháng 1 năm 2010
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Lê Trường PTTH Lê Quý Đôn – Nam Định
10
Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu hình tượng nhân vật Tôi trong tác phẩm
ký
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Thu Lê
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Lê Trường PTTH Lê Quý Đôn – Nam Định
11