Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.57 KB, 88 trang )

Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thời kỳ của hội nhập kinh tế, Việt Nam với xuất phát điểm thấp,
gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Những nước đang phát triển
như Việt Nam muốn thúc đẩy kinh tế tiến bước, không chỉ dựa vào nội lực,
mà còn rất cần nguồn lực bên ngoài, trong đó quan trọng hơn cả là dòng FDI
đang đổ về từ các quốc gia trên thế giới. Với những lợi thế về nền chính trị ổn
định, tăng trưởng kinh tế khá cao, nguồn lao động dồi dào giá rẻ…, Việt Nam
đang là một trong những nền kinh tế đang phát triển được các nhà đầu tư nước
ngoài quan tâm nhất.
Trong bối cảnh thế giới đã đi lên khỏi đáy cuộc khủng hoảng kinh tế, dòng
FDI vốn sụt giảm và chững lại, thì nay lại đang từng bước lưu thông trở lại.
Từ nơi bắt nguồn và bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế
- Hoa Kỳ, vốn FDI đã tiếp tục được đổ về Việt Nam, và Hoa Kỳ lại tiếp tục
vai trò đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam. Để tận dụng cơ hội phát
triển, Hà Nội - với những lợi thế của một thủ đô và với vai trò là đầu tàu kinh
tế của cả nước - cũng đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để thu hút FDI của
đối tác chiến lược này.
Đứng trước tình hình trên, với mong muốn tăng cường thu hút luồng vốn
FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội, em đã chọn đề tài: “Tăng cường thu hút vốn
đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội” nhằm mục đích trên cơ sở phân
tích lý luận và thực trạng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội trong thời gian
qua, từ đó đề ra một số giải pháp đề thu hút nhiều hơn nữa FDI của Hoa Kỳ
vào phát triển kinh tế- xã hội của thủ đô, xứng với tiềm năng và mối quan hệ
vốn có của hai bên.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp



SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
2
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu hút FDI của Hoa
Kỳ vào Hà Nội; chỉ ra thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân; từ đó đề
xuất những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thu hút FDI
của Hoa Kỳ trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội
trong thời gian qua
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội
từ trước đến nay, cụ thể là đến năm 2010. Đề tài chỉ nghiên cứu về các dự án
FDI của Hoa Kỳ nằm ngoài các KCN, KCX và KCNC ở Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử.
- Kết hợp lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng với thực tiễn của Hà Nội
để lý giải những vấn đề mà luận văn đặt ra.
- Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, tổng hợp và phân tích, đối
chiếu so sánh để khái quát những vấn đề thực tiễn đặt ra và đề xuất một số
những giải pháp xử lý.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục thì nội dung
chính của Luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà
Nội
Chương 2: Thực trạng FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp


SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
3
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU
HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ NỘI

1.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư trong đó nhà đầu tư
nước ngoài bỏ toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư vào các dự án nhằm
giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn.
Bản chất của FDI là sự di chuyển của khối lượng nguồn vốn kinh doanh dài
hạn (hình thức xuất khẩu tư bản) giữa các quốc gia nhằm thu lợi nhuận cao
hơn.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm sau:
Một là, đây là hình thức đầu tư được thực hiện chủ yếu bằng vốn của tư
nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh
và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh đó. Đây là hình thức mang tính
khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có ràng buộc về chính trị, không để lại
gánh nặng nợ nần trực tiếp cho nền kinh tế.
Hai là, chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ hoạt động đầu tư nếu là
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp
liên doanh tùy theo tỷ lệ vốn góp của mình.
Ba là, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận
được kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý… là những
mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.
Bốn là, nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của
chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và vốn trong quá trình hoạt động,
mà nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng
dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.

Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
4
1.1.2. Các hình thức của FDI
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Là một thực thể kinh doanh
quốc tế, có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư nước ngoài góp 100% vốn
pháp định, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Doanh nghiệp liên doanh: Là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên
tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng góp vốn cùng kinh doanh,
nhằm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh
nghiệp liên doanh, phù hợp với khuôn khổ luật pháp nước nhận đầu tư.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Là một loại hình thức đầu tư được
ký giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước chủ nhà để tiến hành họat
động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm
và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới.
Các loại hợp đồng hợp tác kinh doanh gồm: Xây dựng - kinh doanh -
chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), xây dựng -
chuyển giao (BT).
Ngoài ra, tùy từng quốc gia còn có nhiều hình thức FDI khác như: hình
thức công ty quản lý vốn, mua lại, sáp nhập…
1.1.3. Vai trò của FDI với sự phát triển kinh tế- xã hội
* Đối với quốc gia đầu tư
Bằng việc bỏ vốn tiến hành sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư, các
chủ đầu tư nước ngoài đã tận dụng lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư, giảm chi
phí sản xuất, tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định.
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh thông qua các dự án mới tại quốc gia
khác, các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ
mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

FDI bằng việc đưa lại tỷ suất lợi nhuận cao, vươn mình ra nhiều thị trường
và được khuyến khích ở nhiều quốc gia, đã giúp các chủ đầu tư bành trướng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
5
sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ và trách được
hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
* Đối với quốc gia nhận đầu tư (là nước có nền kinh tế đang phát triển):
Các quốc gia đang phát triển thường có xuất phát điểm thấp, thiếu các
nguồn lực để phát triển, đặc biệt là vốn. Mặt khác, huy động vốn trong nước
lại rất khó khăn vì thu nhập của dân cư còn thấp. Vì vậy, FDI với ưu điểm là
không để lại gánh nặng nợ cho nền kinh tế, sẽ là nguồn vốn quan trọng để các
quốc gia đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới.
Không những thế, FDI thường chảy vào những nơi có tỷ suất lợi nhuận cao
như một số ngành công nghiệp, dịch vụ, công nghệ cao, … từ đó góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế vốn nông nghiệp là chủ đạo theo hướng công
nghiệp, hiện đại.
Bên cạnh đó, với yêu cầu cao hơn về lao động, FDI góp phần phát triển
nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ cao, đồng thời tạo thêm việc làm cho
người lao động.
Ngân sách của các nước đang phát triển vốn nhỏ bé lại thường hay bị thâm
hụt, FDI với họat động kinh doanh thường có hiệu quả cao, sẽ tạo nguồn thu
khá lớn (thuế, phí, lệ phí…) cho ngân sách vốn eo hẹp của nước chủ nhà, góp
phần vào phát triển kinh tế - xã hội cũng những quốc gia này.
Các quốc gia đầu tư với mạng lưới phân phối lớn trên thị trường thế giới,
khi đầu tư vào một quốc gia, sẽ giúp doanh nghiệp quốc gia đó mở cửa và
bước đầu thâm nhập thị trường hàng hóa thế giới. Điều này rất có ích cho
những doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển, thường là các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, có năng lực cạnh tranh chưa cao.
Đặc điểm của FDI là gắn liền với khoa học - công nghệ. Các quốc gia đang
phát triển với đa phần công nghệ còn chưa hiện đại, khi tiếp nhận FDI sẽ có
cơ hội được chuyển giao khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
6
tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp… để đẩy nhanh tốc độ công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Khi FDI chảy vào một quốc gia, cũng đồng nghĩa là các doanh nghiệp nội
địa phải sẵn sang để cạnh tranh. Trong khi đó, ở những nước đang phát triển,
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp, nếu không tự đổi mới để
sản xuất kinh doanh hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, thì doanh nghiệp đó
sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Có thể nói, FDI là động lực để tăng năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh vai trò tích cực, FDI cũng có một vài hạn chế sau: Thứ
nhất, luồng vốn FDI chỉ đi vào những nước có môi trường kinh tế - chính trị
ổn định, môi trường đầu tư hấp dẫn. Thứ hai, mục tiêu của FDI là lợi nhuận,
vì vậy nếu nước đầu tư không có quy hoạch cụ thể, kế hoạch chi tiết và những
công cụ quản lý cần thiết, FDI có thể đi chệch hướng, làm mất cân đối cơ cấu
đầu tư, cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, trở thành bãi rác công
nghệ Thứ ba, doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển đa phần là doanh
nghiệp nhỏ, năng lực cạnh tranh còn chưa cao nên dễ bị các doanh nghiệp
FDI chèn ép, thôn tính…
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Dòng chảy của vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp quốc tế phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố, trong đó, không chỉ có những yếu tố ở bản thân quốc gia
nhận đầu tư mà còn do yếu tố nội tại của quốc gia đầu tư và yếu tố khách
quan của nền kinh tế thế giới.

1.1.4.1. Tình hình kinh tế thế giới
Sức khỏe của nền kinh tế thế giới có ảnh hưởng rất lớn đối với FDI chảy ra
và chảy vào một quốc gia. Nếu kinh tế thế giới tăng trưởng tốt, ổn định, có
nghĩa là hoạt động đầu tư diễn ra sôi động, sản phẩm và dịch vụ tạo ra nhiều,
sức mua của thị trường tăng, các chỉ số về giá cả và tài chính lành mạnh
khuyến khích các nhà đầu tư trong các hoạt động đầu tư và kinh doanh tìm
kiếm lợi nhuận, làm FDI dồi dào và mạnh mẽ hơn. Khi kinh tế thế giới khó
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
7
khăn hay bất ổn, dòng vốn này khan hiếm, các nhà đầu tư không những cắt
giảm vốn đầu tư mà còn thận trọng hơn trong việc đầu tư, hoặc đầu tư vào
lĩnh vực khác an toàn hơn, đầu tư trong nước, hoặc cất giữ tiền dưới dạng
ngoại tệ mạnh hay vàng.
Trình độ phát triển của kinh tế thế giới cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới
luồng FDI. Nền kinh tế phát triển đến trình độ cao, thông tin được tiếp cận
một cách dễ dàng và nhanh chóng, các nhà đầu tư càng muốn vươn mình ra
thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư ở những nước khác, FDI cũng vì thế mà
không ngừng dịch chuyển giữa các quốc gia.
Bên cạnh đó, mức độ hội nhập kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng trong
thu hút FDI. Khi các nền kinh tế mở cửa, quan hệ giữa các nền kinh tế sẽ ngày
càng chặt chẽ và ràng buộc lẫn nhau, tất yếu dẫn đến sự ra vào dễ dàng hơn
của luồng vốn đầu tư giữa các quốc gia. Nhờ đó mà dòng FDI lưu thông mạnh
mẽ hơn.
1.1.4.2. Tình hình kinh tế của quốc gia đầu tư
Tình hình kinh tế của quốc gia đầu tư là một yếu tố quyết định đến lượng
vốn FDI và tốc độ chảy của dòng vốn này. Nếu nền kinh tế quốc gia đó tăng
trưởng tốt, vốn dồi dào, sẽ kích thích các nhà đầu tư tăng đầu tư và đầu tư
mới, kể cả ở trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế quốc gia

tăng trưởng kém, đầu tư ra nước ngoài của quốc gia đó chưa chắc đã chậm lại,
vì có thể nhà đầu tư lo rằng đầu tư trong nước sẽ gặp nhiều rủi ro hơn và
chuyển sang đầu tư ở quốc gia khác an toàn và có lợi hơn.
Cạnh tranh giữa các chủ thể trong nền kinh tế quốc gia đó cũng là yếu tố
tác động đến việc đầu tư ra nước ngoài. Nếu cạnh tranh quá gay gắt, nhà đầu
tư buộc phải tìm thị trường khác dễ hoạt động hơn, cạnh tranh ít hơn và lợi
nhuận nhiều hơn.
Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của một quốc gia như: tình hình chính trị - xã hội của quốc gia đầu tư,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
8
thị trường trong nước, trình độ phát triển của nền kinh tế đó, luật pháp về đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài, tập quán và văn hóa kinh doanh…
1.1.4.3. Tình hình quốc gia nhận đầu tư
a. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động đầu tư nói
chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Các quy định của luật pháp và
các chính sách trực tiếp liên quan bao gồm: các quy định về việc thành lập dự
án FDI và hoạt động của dự án; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài
khi thực hiện đầu tư; cơ chế hoạt động của thị trường trong đó có sự tham gia
của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nươc ngoài… Sự minh bạch, rõ ràng và
đồng bộ của các quy định trên tạo ra bước đi thuận lợi đầu tiên khi nhà đầu tư
nước ngoài chuẩn bị đầu tư vào nước chủ nhà.
Bên cạnh đó, một số quy định trong các ngành, lĩnh vực khác cũng có ảnh
hưởng đến FDI như: chính sách thương mại ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa
điểm đầu tư do FDI gắn liền với họat động sản xuất kinh doanh; chính sách tỷ
giá ảnh hưởng đến giá trị tài sản ở nước nhận đầu tư, đến lợi nhuận thu được
của nhà đầu tư…

Một yếu tố không kém phần quan trọng tạo ra môi trường pháp lý hấp dẫn
là những ưu đãi đầu tư. Việc quy định về ngành nghề, địa bàn được ưu đãi,
các ưu đãi cụ thể… làm việc đầu tư trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.
Nói chung, nhà đầu tư nước ngoài thường thích đầu tư vào những nước có
hành lang pháp lý, cơ chế chính sách đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng, minh
bạch và có thể dự đoán được… giúp đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư và tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
b. Môi trường chính trị
Môi trường chính trị ổn định, trong sạch cũng là một yếu tố thu hút FDI.
Một quốc gia có nền chính trị ổn định sẽ đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư và
hoạt động đầu tư khỏi những rủi ro: quốc hữu hóa, chiến tranh, biểu tình
Nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào quốc gia có nền chính trị bất ổn - nơi mà tài
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
9
sản và họat động sản xuất kinh doanh của họ có thể mất mát và bị tổn hại bất
cứ lúc nào.
Bên cạnh sự ổn định, nền chính trị trong sạch hay không, tỷ lệ tham nhũng
cao hay thấp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến FDI vào một quốc gia. Tham
nhũng ở đây được hiểu là việc đưa hối lộ cho quan chức để có được một số
“ân huệ” (trong cấp giấy phép đầu tư, thuế và phí…). Tóm lại, đây được coi
như một khoản “ chi phí”. Bên cạnh việc làm giảm lợi nhuận dự kiến của nhà
đầu tư, nó còn gián tiếp làm mất cơ hội đầu tư, mất thời gian, thậm chí còn
làm nhà đầu tư không thể tiến hành hoạt động đầu tư ở nước sở tại. Nhà đầu
tư sẽ không đầu tư, hoặc dè chừng và do dự nếu đầu tư vào một đất nước hay
một địa phương có tỷ lệ tham nhũng cao.
c. Môi trường kinh tế
Có thể nói, đây là yếu tố quyết định đến việc thu hút FDI của một quốc gia.
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ muốn đầu tư vào quốc gia có môi trường kinh tế vĩ

mô ổn định, thể hiện ở một vài khía cạnh như: tăng trưởng kinh tế cao và bền
vững, lạm phát ổn định ở mức vừa phải, lãi suất hợp lý… Bên cạnh đó, tùy
vào mục tiêu đầu tư mà môi trường kinh tế ảnh hưởng đến thu hút FDI.
Nếu mục tiêu của nhà đầu tư là tìm kiếm thị trường thì yếu tố quyết định
đến FDI là: dung lượng thị trường, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng
trưởng của thị trường, khả năng tiếp cận với thị trường khu vực và thị trường
thế giới, cơ cấu thị trường… của nước nhận đầu tư.
Nếu mục tiêu đầu tư là tìm kiếm yếu tố đầu vào và hạ thấp chi phí, thì các
yếu tố tác động đến FDI là: tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ hay nhân
công có tay nghề, trình độ khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng ( đường đi, bến
cảng, hệ thống cung cấp năng lượng, mạng lưới viễn thông…)… của quốc gia
nhận đầu tư.
d. Các yếu tố khác
Bên cạnh các yếu tố trên còn có rất nhiều yếu tố khác của quốc gia nhận
đầu tư có tác động đến dòng FDI vào quốc gia đó như: Điều kiện tự nhiên -
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
10
khí hậu, đặc điểm văn hóa - xã hội, vấn đề cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp…
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO HÀ NỘI
1.2.1. Hà Nội và vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước
Hà Nội - Thủ đô nước Việt Nam là một thành phố được hình thành và phát
triển 1000 năm, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Sau khi được mở rộng
vào tháng 8/2008, Hà Nội hiện nay rộng 3300 km2 với trên 6,5 triệu dân. Với
lợi thế về vị trí địa lý, diện tích và dân cư, Hà Nội đã và đang phát huy truyền
thống Thăng Long ngàn năm văn hiến, phát triển ngày càng hiện đại, văn
minh. Không chỉ là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, Hà Nội đang là
một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước. Nhìn lại chặng đường đã qua, có

thể thấy Thủ đô Hà Nội đã đạt được những thành tựu rất to lớn và đáng tự
hào, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung của cả nước.
Trong 5 năm đầu đổi mới (1986 - 1990), tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
hàng năm là 7,1%, giai đoạn 1991 - 1995 là: 12,52%, giai đoạn 1996 - 2000 là
10,6%, giai đoạn 2000- 2005 là 11,3%, giai đoạn 2005 - 2010, giai đoạn 2006
-2010 là 10,6%. Riêng trong năm 2007, GDP tăng 12,1%, đạt mức tăng
trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Năm 2008 và 2009, trong bối cảnh khó
khăn chung, GDP của Hà Nội tăng 10,58% và 6,67%. Năm 2010, dù chưa
thoát hẳn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, Hà Nội vẫn đạt được tỷ lệ
tăng trưởng GDP là 11%. GDP bình quân đầu người của Hà Nội cũng không
ngừng tăng từ 470 (năm 1991) USD lên 915 USD (năm 1999), 1500 USD
(năm 2008) và 1900 USD (năm 2010).
Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài nhiều nhất, năm 2010 có 225 dự án FDI được cấp phép và 19 lượt dự án
tăng vốn, tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 311,3 tỷ USD. Thành phố cũng là
địa điểm của khoảng hơn văn phòng đại diện và chi nhánh nước ngoài.
Thành phố Hà Nội có 17 KCN và KCX, 2 KCNC với tổng diện tích trên
4.000 ha đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Trong đó có 8
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
11
KCN với tổng diện tích gần 1.200 ha đã cơ bản hoàn thành hạ tầng và lấp đầy
diện tích đất cho thuê. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đạt được đến năm 2009
của 8 KCN này bằng khoảng 1/10 của tổng các KCN cả nước. Riêng các
KCN&KCX đã thu hút được 524 dự án đầu tư với các thương hiệu lớn như
Canon, Panasonic, Yamaha, Toto, Meiko,…trong đó, 252 dự án đầu tư nước
ngoài với vốn đăng ký 3,55 tỷ USD và 272 dự án đầu tư trong nước vốn đăng
ký 11.000 tỷ đồng.
Hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ phát triển mạnh. Thị trường Hà Nội

ngày càng sôi động, hàng hóa phong phú, đa đạng, đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân. Là nơi có ảnh hưởng tiếp cận thị trường đông dân các tỉnh
miền Bắc, gần với Nam Trung Quốc và Lào, Hà Nội là địa điểm rất thuận lợi
để kinh doanh phân phối.
Xây dựng và quản lý đô thị có nhiều tiến bộ, đã cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ
tầng đầu tư xây dựng nhiều công trình mới làm cho diện mạo thủ đô ngày
càng khang trang. Các cửa ngõ ra vào thành phố được mở rộng; nhiều tuyến
đường mới như: Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Chí Thanh, Đại Cồ Việt, Trần
Khát Chân đã mang dáng dấp của tuyến phố hiện đại; nhiều con đường mới:
Bắc Thăng Long - Nội Bài, Láng - Hoà Lạc, Pháp Vân, Cầu Giẽ…được xây
dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Một số khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại như Linh Đàm, Định Công, Trung
Hoà - Nhân Chính, Trung Yên, Mỹ Đình…đã hình thành. Những vấn đề bức
xúc về nước sạch, điện chiếu sang, úng ngập, vệ sinh môi trường, từng bước
được giải quyết.
Hà Nội và các tỉnh lân cận có lực lượng lớn các lao động trẻ, được đào tạo,
dễ dàng tuyển dụng. Với hàng trăm viện nghiên cứu khoa học đầu ngành,
nhiều trường Đại học, Cao đẳng, có khả năng bổ sung cho thị trường lao động
trên 70000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm. Ngoài ra, sẵn sang đáp ứng nguồn
nhân lực chất lượng cao, có tay nghề, làm việc chăm chỉ sẽ là cơ hội giúp các
doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
12
Các cơ quan chính phủ Việt Nam, phái đoàn ngoại giao và các tổ chức
quốc tế đều đặt trụ sở tại Hà Nội đã tạo cho các nhà đầu tư một mạng lưới liên
lạc tốt nhất để chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm.
Tuy còn nhiều công việc phải làm, còn những tồn tại và không ít khó khăn
phải đối mặt nhưng Hà Nội đang vững vàng tiến lên phía trước, là địa phương

đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, xứng đáng là
đầu tầu kinh tế của cả nước.
1.2.2. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội
a. Do FDI có nhiều ưu điểm
Trong số các kênh bổ sung vốn từ bên ngoài thì nguồn FDI là kênh đầu tư
tương đối an toàn, thuận lợi là vì nhà đầu tư nước ngoài tự chịu trách nhiệm
về đầu tư vốn và hiệu quả đầu tư. Hơn nữa FDI không tạo ra sức ép ràng buộc
về điều kiện kinh tế, chính trị như nguồn vốn vay ODA. FDI cũng tránh cho
Thành phố khỏi những khó khăn ban đầu nếu huy động vốn từ thị trường
chứng khoán mà Việt Nam còn non nớt trong quản lý, vận hành loại định chế
tài chính bậc cao và nhạy cảm này.
Hơn nữa, năng lực sản xuất, nguồn vốn tài chính và công nghệ, kinh
nghiệm quản lý và đặc biệt là thị trường tiêu thụ, công ăn việc làm, nguồn thu
ngoại tệ do FDI tạo ra đã, đang và sẽ còn đóng vai trò như một động lực mạnh
để tăng trưởng kinh tế cao của Hà Nội.
b. Sự tăng lên nhanh chóng nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố Hà Nội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Với đà phát triển nhanh chóng của thủ đô, vốn là một yếu tố cực kỳ quan
trọng. Những năm tới, đầu tư cho phát triển từ ngân sách sẽ khó tăng mạnh,
trong khi nhu cầu vốn đầu tư nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội rất lớn. Do vậy, cần tăng cường thu hút nguồn vốn từ bên
ngoài, đặc biệt là FDI.
Việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô, đã mang đến cho Hà Nội những
lợi thế lớn cả về điều kiện tự nhiên lẫn về nhân lực và vật lực. Tuy nhiên
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
13
những vùng miền mới được sát nhập từ các tỉnh lân cận về Hà Nội và một số
địa bàn trên thành phố Hà Nội cũ vẫn chưa có được sự đầu tư đúng mức để

khai thác tốt tiềm năng, lợi thế sẵn có. Do vậy, Hà Nội cần phải có sự đầu tư
lại một cách thích đáng hơn cho mỗi vùng miền, mỗi ngành nghề để cân bằng
sự phát triển giữa các vùng trong thủ đô, đưa thủ đô lên tầm cao mới xứng
đáng với vai trò đầu tàu kinh tế của mình. Vì thế việc tăng cường thu hút FDI
lúc này là cấp thiết cho phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong những
năm tới.
c. FDI đã và đang phát huy vai trò to lớn của mình trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
Cùng với khu vực kinh tế khác, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội của thủ đô. Bên cạnh việc giải quyết vấn đề thiếu vốn của thành phố,
FDI còn giúp kinh tế Hà Nội chuyển dịch theo hướng hiện đại, góp phần thúc
đẩy xuất khẩu của thủ đô, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động,
đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước và cải thiện tình hình công
nghệ của thành phố.
Giai đoạn 1996 - 2000, FDI chiếm tỷ trọng 41% tổng vốn đầu tư phát triển
Thủ đô, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 46% tổng kim ngạch xuất khẩu và
đóng góp trên 15% nguồn thu ngân sách cho Hà Nội, tạo ra hơn 20.000 việc
làm. Giai đoạn 2001 - 2005, FDI chiếm 42% trong tổng số 12,3 nghìn tỷ đồng
vốn đầu tư phát triển Thủ đô. Giai đoạn 2006 - 2010 FDI chiếm 15,71% trong
tổng số 240 - 250 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển Thủ đô.
d. Tăng cường thu hút FDI là một hướng tăng cường hội nhập kinh tế quốc
tế cho Hà Nội
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ khi
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO thì việc thu hút và sử dụng
nguồn lực từ bên ngoài thông qua hội nhập kinh tế quốc tế nhằm bổ sung và
phát triển nguồn lực trong nước là xu thế phát triển tất yếu. Trong điều kiện
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01

14
hiện nay, FDI chính là tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ hội nhập kinh tế
quốc tế của một nền kinh tế; là con đường hiệu quả để tiếp cận với các thành
quả tiến bộ chung của thế giới trong mọi lĩnh vực.
Việt Nam đang thực hiện việc mở cửa, tuân thủ các cam kết quốc tế đã ký
trong các hiệp định với các nước và các tổ chức khu vực và trên thế giới
(ASEAN, APEC, WTO ). Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, cho nên không
thể không mở rộng cửa thu hút FDI, cũng như thực hiện các cam kết hội nhập
kinh tế quốc tế của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng.
e. FDI vào Hà Nội còn hạn chế, chưa tương xứng với khả năng và tiềm
năng thu hút của thủ đô.
Sau khi được mở rộng, FDI vào Hà Nội tăng đáng kể do còn gồm cả FDI
vào Hà Tây và những vùng được sáp nhập, tuy nhiên, với diện tích đất đai
rộng lớn và nhiều lợi thế, thì lượng FDI vào Hà Nội hiện nay dường như là
chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng thu hút FDI của thủ đô. Những
năm gần đây, Hà Nội vẫn nằm ngoài top 10 các địa phương thu hút FDI nhiều
nhất. Chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội còn chưa cao và liên tục bị giảm.
Năm 2010, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của Hà Nội xếp thứ 43, tụt 10
bậc so với năm 2009.
Như vậy, với tất cả yếu tố trên, việc tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội là
thực sự cần thiết và trở thành một trong những mục tiêu trong chiến lược phát
triển kinh tế của thành phố.
1.3. HOA KỲ VÀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA HOA KỲ
1.3.1. Giới thiệu về Hoa Kỳ vào đặc điểm FDI của Hoa Kỳ
* Giới thiệu về Hoa Kỳ:
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (còn gọi là Mỹ) là một nước cộng hòa lập hiến
liên bang, gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang, nằm trọn ở Tây bán
cầu, diện tích là: 9,38 triệu km2 với hơn 300 triệu dân. Với ưu thế về điều
kiện tự nhiên, sự đa dạng của đất đai và con người, tuy được thành lập từ năm
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp


SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
15
1776 nhưng cho đến năm 1890 đã vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu
cho tới nay. GDP của Hoa Kỳ năm 2006 là 13.000 tỷ USD và 14.620 tỷ USD
vào 2010, dù là trước hay sau khủng hoảng kinh tế thì vẫn không thể chối bỏ
được vị trí đứng đầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Hiện nay, Hoa Kỳ
đang là quốc gia xuất khẩu đứng thứ 3 và nhập khẩu đứng đầu thế giới, chiếm
gần 20% GDP toàn cầu.
Về đầu tư nước ngoài, Hoa Kỳ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đổ vào lớn nhất thế giới và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài lớn nhất thế giới.
* Đặc điểm FDI của Hoa Kỳ:
Ngoài những đặc điểm chung của FDI, FDI của Hoa Kỳ còn có những đặc
điểm riêng sau:
Thứ nhất, mục tiêu kinh doanh của Hoa Kỳ là luôn vươn tới tối đa hoá lợi
nhuận trong các hoạt động của mình. Trong khi đó, mục tiêu hàng đầu của
Nhật Bản là phát triển tập đoàn, chú trọng tăng tỷ lệ chiếm lĩnh và khai thác
thị trường thế giới, phát triển sản phẩm mới, kỹ thuật mới, tăng cường vị trí
cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Thứ hai, nhà đầu tư Hoa Kỳ rất chú trọng đến khả năng tiếp cận thị trường
của nước nhận đầu tư và coi đó là nền tảng để xây dựng chiến lược đầu tư của
mình. Điều này cũng lý giải tại sao trong thời gian qua, các nước phát triển
(Châu Âu, Nhật Bản…) vẫn là nơi nhận được nhiều vốn đầu tư nhất của Hoa
Kỳ, đó là vì khu vực này có qui mô lớn, giàu có và tính liên kết của các thị
trường cao. Điều này khác với các công ty Nhật Bản, quan tâm nhiều hơn đến
nguồn lao động rẻ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm đạt được những
chi phí sản xuất thấp hơn.
Thứ ba, Hoa Kỳ cũng rất quan tâm đến vị trí chiến lược của nước nhận đầu
tư. Họ muốn phát triển mạng lưới sản xuất và phân phối khép kín trong châu

lục chứ không chỉ ở một nước với sự liên kết cao và phân công chặt chẽ rõ
ràng. Do đó vị trí địa - kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hoa Kỳ,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
16
Singapore là một ví dụ ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cần chú ý tới vị trí
địa lý - kinh tế trong việc thu hút FDI từ Hoa Kỳ.
Thứ tư, các nhà đầu tư Hoa Kỳ có xu hướng tập trung vào những dự án lớn
ở trình độ công nghệ cao như công nghệ thông tin, viễn thông… Số vốn đầu
tư có thể nằm trong khoảng 200 triệu tới 1 tỷ USD. Ngoài ra năng lượng là
lĩnh vực Hoa kỳ đặc biệt quan tâm, nhất là các dự án nhiệt điện số vốn đầu tư
có thể lên tới 4 đến 5 tỷ USD. Lĩnh vực đầu tư thứ ba là dịch vụ và du lịch số
vốn cũng rất lớn từ 1 tới 10 tỷ USD. Những dự án ở các lĩnh vực này đều
được Hoa Kỳ dùng máy móc và công nghệ chất lượng cao hàng đầu thế giới
với trình độ quản lý tiên tiến và khoa học. Điều mà Việt Nam học được và tận
dụng được ở Hoa Kỳ chính là công nghệ cao, số vốn lớn và trình độ quản lý
hiện đại.
Thứ năm, nhà đầu tư Hoa Kỳ rất coi trọng hạ tầng của nước nhận đầu tư.
Cơ sở về thông tin liên lạc, điện, giao thông vận tải có ảnh hưởng lớn đến
chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
sản phẩm của họ.
Thứ sáu, nhà đầu tư Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nhân
lực. Họ không chú trọng nhiều vào nguồn lao động rẻ, mà là trình độ lao
động. Nguồn nhân lực có dồi dào đi chăng nữa, nhưng trình độ thấp thì không
hấp dẫn được các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Những ngành được quan tâm là những
ngành chế tạo, công nghệ cao và dịch vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ
năng quản lý của lao động cao.
Thứ bảy, FDI của Hoa Kỳ còn chịu ảnh hưởng của chính sách đầu tư ra
nước ngoài của Chính phủ Hoa Kỳ. Cơ chế chính sách đầu tư của Hoa Kỳ

luôn hướng vào việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
Chính phủ Hoa Kỳ thành lập nhiều tổ chức hỗ trợ như EXIMBANK (Ngân
hàng xuất nhập khẩu), OPIC (Tổng công ty đầu tư tư nhân ở nước ngoài) và
có những chính sách bảo hộ quyền sở hữu tài sản cho các công ty Hoa Kỳ.
Chính phủ Hoa Kỳ còn ký các hiệp định song phương với các đối tác như:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
17
Hiệp định bảo hộ đầu tư, Hiệp định thương mại, và các Hiệp định đa phương
khác. Hầu hết các quy định về cơ chế chính sách đầu tư ra nước ngoài của
Hoa Kỳ đều thực hiện theo những nguyên tắc của WTO. Như vậy có thể thấy
Chính phủ Hoa Kỳ luôn có nhiều chính sách, biện pháp để thực hiện mục đích
quan trọng nhất là nhằm tạo lập một vị trí vững chắc cho mình trên trường
quốc tế, đồng thời tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp
Hoa Kỳ hoạt động tại nước ngoài, tránh các rủi ro về chính trị hay thương
mại.
1.3.2. Khái quát tình hình FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam
Những năm vừa qua, FDI từ Hoa Kỳ liên tục tăng, Hoa Kỳ đang trở thành
đối tác đầu tư chiến lược của Việt Nam. Tính đến ngày 09/03/2011, Hoa Kỳ
có 565 dự án FDI đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn
13,132 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh hết luồng vốn đầu tư
trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam do có rất nhiều công ty Hoa Kỳ như Tập
đoàn Coca Cola, Procter & Gamble, Cheveron, Conoco đầu tư vào Việt
Nam thông qua các chi nhánh, công ty con đăng ký tại một số nước khác như
British Virgin Islands, Singapore, Hongkong Thực tế cho thấy, lượng vốn
đầu tư của Hoa Kỳ theo diện này còn cao hơn so với đầu tư trực tiếp từ chính
quốc, do vậy, những con số thống kê trên càng cho thấy chúng chưa phản ánh
hết số vốn FDI của Hoa Kỳ thực sự vào Việt Nam.
Hoa Kỳ hiện đang đứng thứ 7 trong tổng số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ

đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt năm 2009, Hoa Kỳ là đã vươn lên là nhà đầu
tư số 1 với 43 dự án cấp mới, 12 dự án tăng vốn với tổng số vốn cấp mới và
tăng thêm lên đến 9,8 tỷ USD.





Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
18
Bảng 1.1: FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua một số năm
Năm
Số dự án cấp mới
Vốn đầu tư (USD)
1997
14
273.960.626
2000
15
81.685.000
2001
28
139.564.000
2002
39
162.812.397
2004
30

74.936.765
2007
66
358.026.250
2008
53
1.485.867.750
2009
43
5.948.210.070
2010
52
1.833.385.038
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Đầu tư của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn
uống (chiếm 45,2% tổng vốn đầu tư), trong đó có một số dự án với quy mô
lớn như Winvest Investment LCC cam kết đầu tư 4,1 tỷ USD xây khách sạn 5
sao tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Good Choice USA cam kết gần 1,3 tỷ USD xây
dựng khu khách sạn cao cấp tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Lĩnh vực kinh doanh bất
động sản đứng thứ 2 (chiếm 28,3% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo là các
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất phân phối điện nước, vận tải,
kho bãi










Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
19
Bảng 1.2: FDI của Hoa Kỳ vào một số lĩnh vực chính ở Việt Nam
(Tính đến 09/03/2011)
Chuyên ngành
Số dự án
Tổng vốn đầu tư (USD)
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
14
5.944.605.000
Kinh doanh bất động sản
12
3.719.385.996
Công nghiệp chế biến, chế tạo
286
685.159.962
Sản xuất, phân phối điện, khí nước,
điều hòa
8
849.640.200
Vận tải, kho bãi
13
192.682.000
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
9
168.210.000
Nông, lâm nghiệp; thủy sản

13
126.844.162
Hoạt đông chuyên môn, nghiên cứu
khoa học
53
93.118.441
Thông tin và truyền thông
91
71.453.484
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Về hình thức đầu tư, hình thức đầu tư chủ yếu của Hoa Kỳ ở Việt Nam là
100% vốn nước ngoài với hơn 10,368 tỷ USD (chiếm khoảng hơn 80% tổng
vốn đầu tư đăng ký).
Bảng 1.3: FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam theo hình thức đầu tư
(Tính đến 09/03/2011)
Hình thức
Số dự án
Tổng vốn đầu tư (USD)
100% vốn nước ngoài
450
10.368.168.142
Liên doanh
90
2.567.365.802
Công ty cổ phần
13
119.082.500
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
12
77.536.082

Tổng
565
13.132.152.526
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Về phân bố ở các địa phương, trừ lĩnh vực dầu khí, đầu tư của Hoa Kỳ đã
có mặt tại 38/63 địa phương của cả nước, nhưng chủ yếu tập trung vào các địa
phương thuộc trọng điểm kinh tế phía Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương, miền Bắc thì ít hơn và tập trung
ở các địa phương như: Hà Nội (gồm cả Hà Tây cũ), Hải Phòng…
Hiện tại, rất nhiều công ty, tập đoàn lớn của Mỹ đã có mặt tại Việt Nam
như: Starwood Hotels & Resorts, Citigroup và American Group, New York &
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
20
Company, Alfonso DeMatteis, Dickerson Knight Group, AIA… và đã khẳng
định được chỗ đứng của mình trên thị trường Việt Nam. Cùng với các làn
sóng đầu tư của các công ty khổng lồ này, đầu tư của người Mỹ gốc Việt tại
Việt Nam cũng đã có dấu hiệu khởi sắc, tuy quy mô chưa thật lớn.
Các dự án FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã phát huy được những thế mạnh
của nhà đầu tư cũng như đáp ứng được yêu cầu của hai nước, mang đến lợi
ích cho cả hai bên. Nguồn vốn này đã góp phần tích cực vào công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho người lao động,
chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và phát triển nguồn nhân lực.
1.3.3. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Nhìn chung, FDI vào Hà Nội tuy nhiều nhưng còn chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển kinh tế và chưa tương xứng với tiềm năng thu hút của thành
phố. Vì vậy, việc tăng cường thu hút FDI từ các nước, trong đó có Hoa Kỳ, là
thực sự cần thiết.
Đối với riêng FDI của Hoa Kỳ, từ sau hiệp định thương mại Việt Nam -

Hoa Kỳ có hiệu lực, FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam nói chung và vào Hà Nội
nói riêng đều tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, Hoa Kỳ mới chỉ là nhà đầu tư lớn
chứ chưa trở thành nhà đầu tư chính của Hà Nội. So với Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapore thì FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội là rất nhỏ bé. Cho đến hết năm
2010, Hoa Kỳ chỉ đứng thứ 10 về số vốn đầu tư đăng ký vào Hà Nội (hơn 210
triệu USD) và đứng thứ 6 về tổng số dự án đầu tư (59 dự án). Các năm về
trước - sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, số vốn
đầu tư của Hoa Kỳ cũng chỉ quanh quẩn ở các vị trí này.
Hà Nội cũng chưa phải là địa phương hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳ nhiều
nhất. Hoa Kỳ có xu hướng đầu tư vào khu vực phía Nam hơn, đặc biệt là một
số tỉnh, thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu. Các dự án lớn hầu như được xây dựng ở phía Nam. Các
địa bàn đầu tư của Hoa Kỳ nhằm vào các vùng này vì cơ chế và chính sách hỗ
trợ đầu tư cũng như mặt bằng và hạ tầng ở các địa phương này hơn hẳn các
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
21
vùng phía Bắc Việt Nam. Các địa phương phía Nam Việt Nam tỏ ra am hiểu
và phản ứng nhanh nhạy trước những đòi hỏi của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Họ
đã xây dựng những KCN và KCX chất lượng cao hơn hẳn các khu ở miền
Bắc tạo ra sự cạnh tranh cao hơn, đủ để hấp dẫn các đối tác Hoa Kỳ với nhiều
yêu cầu khá chặt chẽ về môi trường đầu tư. Vì vậy, dẫu là một trong hai đầu
tàu của kinh tế Việt Nam với sự vượt trội về kinh tế, Hà Nội vẫn cần phải nỗ
lực rất nhiều, học hỏi kinh nghiệm thu hút của các tỉnh và các quốc gia khác
và có những biện pháp cần thiết để tăng cường thu hút FDI nói chung và FDI
của Hoa Kỳ nói riêng.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01

22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ
VÀO HÀ NỘI

2.1. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ NỘI
2.1.1. Khái quát tình hình thu hút FDI ở Hà Nội
Kinh tế thế giới đang bước vào kỷ nguyên của hội nhập, mở ra cơ hội đầu
tư lẫn nhau của các quốc gia. Thật vậy, đầu tư ra nước ngoài hiện nay đang là
xu hướng phát triển của các nền kinh tế. Trong bối cảnh bất ổn về kinh tế -
chính trị - xã hội đang lan rộng trên toàn cầu, Việt Nam không những ít bị ảnh
hưởng mà còn là một trong những quốc gia đang phát triển được các nhà đầu
tư quan tâm và đánh giá cao về môi trường đầu tư khá hấp dẫn và ổn định.
FDI vào Việt Nam đang tăng theo thời gian. Đi cùng với xu thế đó, FDI vào
Hà Nội cũng tăng lên mạnh mẽ.
Hiện nay, Hà Nội còn khoảng gần 2000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số
vốn đầu tư hơn 15 tỷ USD. FDI vào Hà Nội tăng mạnh qua các năm cả về số
dự án và quy mô vốn đầu tư:
Giai đoạn 1989 - 1992: thu hút được 770 triệu USD
Giai đoạn 1993 - 1996: thu hút được 5545 triệu USD
Giai đoạn 1997 - 2004 : thu hút được 3048 triệu USD
Giai đoạn 2006 - 2010: thu hút được triệu 9.618 USD
Năm 2010, Hà Nội có 225 dự án cấp mới với 180,2 triệu USD, 19 lượt dự
án tăng vốn với 131,1 triệu USD, tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là
311,3 triệu USD. Với kết quả như trên, Hà Nội hiện đang đứng thứ 12 trong
các địa phương trên cả nước về thu hút FDI.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
23


Bảng 2.1: Tình hình thu hút FDI vào Hà Nội qua một số năm
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký
(triệu USD)
1999
45
345
2000
41
100
2001
49
211
2002
68
379
2003
71
172
2004
78
297
2005
110
1.585
2006
148
1.106
2007

309
2.535
2008
294
5.009
2009
262
656,7
2010
244
311,3
(Nguồn: Phòng ĐTNN - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)
a. Theo hình thức đầu tư,
Giai đoạn đầu các dự án FDI chủ yếu theo hình thức liên doanh, sau đó
chuyển dần sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để phát huy được
tính chủ động; hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh từ trước đến nay
vẫn rất ít. Nếu tính theo số dự án còn hiệu lực đến hết năm 2010 thì hình
thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là nhiều nhất với 1220 trong
tổng số 1748 dự án, tương ứng 69,8%; đứng thứ 2 hình thức liên doanh có
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
24
510 dự án chiếm 29,2%; còn lại 6 dự án theo hình thức hợp đồng hợp tác
liên doanh chiếm 1%.
Bảng 2.2: Số dự án FDI ở Hà Nội theo hình thức đầu tư
(Đến hết năm 2010)
S
TT
Hình thức đầu tư

Số dự
án
Tỷ lệ
(%)
1
Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài
1220
69,8%
2
Liên doanh
510
29,2%
3
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
18
1%

Tổng
1748
100%
(Nguồn: Phòng ĐTNN - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)
b. Theo cơ cấu ngành, lĩnh vực
Xét theo số dự án, đứng đầu là ngành xây dựng với 343 dự án (chiếm
19,6% trong số 1748 dự án), đứng thứ hai là công nghiệp chế biến chế tạo với
334 dự án (chiếm 19,1%), thứ ba là hoạt động chuyên môn, khoa học và công
nghệ với 286 dự án (chiếm 16,4%), tiếp đó là thông tin và truyền thông với
258 dự án (chiếm 14,8%).
Xét theo tổng số vốn đầu tư, hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm số
vốn đầu tư cao nhất là 8.103,6 triệu USD (chiếm 53,66% tổng số vốn đầu tư),

thứ hai là lĩnh vực thông tin và truyền thông với 2.697,56 triệu USD ( chiếm
17,89%), thứ ba là công nghiệp chế biến chế tạo với 1.641,18 triệu USD
(chiếm 10,87%),…
Có thể thấy, vốn FDI chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp, dịch vụ,
đặc biệt là hoạt động kinh doanh bất động sản (đứng đầu về số vốn đầu tư).
Trong khi đó, đầu tư vào nông nghiệp rất hạn chế: 20 dự án (chiếm 1,1%
trong tổng số dự án FDI) với số vốn đầu tư là 56,609 triệu USD (chiếm 0,37%
trong tổng số vốn FDI vào các lĩnh vực).
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01
25
(Tham khảo chi tiết ở phụ lục 1)
c. Theo đối tác đầu tư
Trong những năm vừa qua, Hà Nội đã đón nhận FDI từ rất nhiều quốc gia
trên thế giới, cả những nhà đầu tư quen thuộc như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,
Trung Quốc,… đến những nhà đầu tư mới như: Isarel, Ukraina,… Trong đó,
về số dự án FDI, Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu với 516 trên 1736 dự án
(29,72%), tiếp đó là Nhật Bản với 230 dự án (chiếm 13,25%), thứ ba là Trung
Quốc (không tính HongKong) với 143 dự án (chiếm 8,24%). Xét về tổng vốn
đầu tư, Hàn Quốc vẫn dẫn đầu với gần 3.895 triệu USD trên tổng số 15.136
triệu USD (chiếm 25,73%); đứng thứ hai là Singapore với 3136 triệu USD
(chiếm 70,72%); đứng thứ ba là Malaysia với 1109,8 triệu USD (chiếm
7,33%).
Như vậy, quốc gia đầu tư nhiều nhất là Hà Nội là Hàn Quốc và một vài
nước thuộc khu vực Châu Á. Các quốc gia khác như Mỹ, EU,… tuy số dự án
và số vốn đầu tư chưa nhiều nhưng cũng bắt đầu chú ý đến Hà Nội.
d. Đóng góp của FDI vào kinh tế - xã hội của Hà Nội
Với những ưu điểm của mình, FDI ngày càng chứng tỏ vai trò của mình
trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. GDP của khu vực FDI ngày

càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP của thành phố (từ hơn 5%
giai đoạn 1993 - 1995 lên hơn 15% trong những năm gần đây).
Bảng 2.3: Đóng góp của khu vực FDI vào GDP của Hà Nội

1993-1995
1996-2000
2001-2005
2006
2007
2008
GDP(Tỷ đồng)
32.972
118.517
175.000
35.987
58.377
64.553
FDI (Tỷ đồng)
1.771
14.503
18.500
5.614
8.815
9.170
Tỷ trọng
5,4
12,2
10,5
15,6
15,1

14,2
( Nguồn: Phòng ĐTNN - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)
FDI còn thúc đẩy sự phát triển của thành phố thông qua đóng góp vào
Ngân sách của thành phố của các doanh nghiệp FDI bằng các loại thuế, phí.

×