Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh cầu giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.76 KB, 39 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
UNC Ủy nhiệm chi
UNT Ủy nhiệm thu
KH Khách hàng
SBC Séc bảo chi
SCK Séc chuyển khoản
BIDV Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
MỤC LỤC
- Đối với UNC 29
3.2.2. Thực hiện việc xây dựng và mở rộng thẻ thanh toán tại chi nhánh 30
3.2.3. Mở rộng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo, Marketting các sản
phẩm, dịch vụ của Ngân hàng 31
3.2.4. Hiện đại hoá công nghệ thanh toán 32
MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế,
Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy,
là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ. Trong nền kinh tế
thị trường hiện nay làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò rất
lớn, góp phần cải thiện công tác thanh toán, ổn định lưu thông tiền tệ, khống chế
được lạm phát, thúc đẩy tăng nhanh vòng quay của vốn và một điều quan trọng là
nó thể hiện được vai trò quản lý của Nhà nước trong kinh tế.
Nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc sử dụng các công cụ thanh toán
không dùng tiền mặt được chú ý. Thế nhưng, cho đến nay thì thanh toán không
dùng tiền mặt vẫn được phát triển và phổ cập rộng rãi trong dân cư. Tỷ trọng thanh
toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thanh toán của nền kinh tế.
Tiền mặt là phương tiện thanh toán không thể thiếu, song ngày nay thanh


toán dựng tiền mặt không còn là hình thức thanh toán tối ưu trong các giao dịch
thương mại dịch vụ nữa, đặc biệt là các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn,
trước đây trong nền sản xuất hàng hoá còn nhỏ lẻ, khối lượng hàng hoá ít thì việc
thanh toán sử dụng tiền mặt là rất thuận tiện, nhưng trong nền kinh tế thị trường
hiện nay sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao, khối lượng hàng hoá vô cùng
lớn, việc trao đổi hàng hoá đa dạng và trên diện rộng, các hoạt động giao dịch
thương mại, dịch vụ hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt cả giới hạn
về khoảng cách thì hình thức thanh toán bằng tiền mặt không còn phù hợp nữa.
Thấy được tầm quan trọng của công tác thanh toán không dùng tiền mặt đối
với Ngành Ngân hàng nói chung cũng như các ngành khác trong nền kinh tế hiện
nay nên em đã chọn đề tài : “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt
tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cầu Giấy”.
1
Bài luận văn được chia làm 3 phần:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt
Chương 2: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy.
Chương 3 : Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cầu Giấy.
Do kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi có những thiếu
sót. Do vậy em rất mong được sự giúp đỡ và góp ý chân thành của thầy cô giáo và
ban bố.
Em xin trân thành cảm ơn thầy PGS.TS Lê Văn Hưng – Trưởng khoa Tài
Chính trường Kinh Doanh Công Nghệ Hà Nội - thầy giáo trực tiếp hướng dẫn
em viết luận văn cùng toàn thể các cơ chú, anh chị trong BIDV Cầu Giấy đã tạo
điều kiện giúp đõ em tận tình.
Hà Nội, ngày…. tháng….năm 2011
Sinh viên
Nguyến Minh Loan
2
Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1.1.Những nội dung cơ bản về TTKDTM
a/ Khái niệm
Thanh toán không dùng tiền mặt (hay thanh toán chuyển khoản) là phương thức
chi trả thực hiện bằng cách trích một số tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển sang
tài khoản của người thụ hưởng. Các tài khoản này đều được mở tại Ngân hàng.
b/Đặc điểm của TTKDTM
- Không có sự xuất hiện của tiền mặt( đây là đặc điểm căn bản nhất của
TTKDTM).
- Trong TTKDTM có ít nhất ba chủ thể tham gia: Người chi trả - Ngõ hàng
– Người thụ hưởng.
- Khi tiến hành các nghiệp vụ TTKDTM phải sử dụng các chứng từ thanh
toán riêng.
1.1.1.Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1.1 Thanh toán bằng SÉC
Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập ra lệnh cho người thực hiện thanh
toán là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của ngân
hàng nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để
thanh toán cho người thụ hưởng.
Séc thanh toán giữa các KH mở TK tiền gửi thanh toán tại các tổ chức tín
dụng, kho bạc Nhà nước.
Séc được thanh toán trong cùng hệ thống trên phạm vị toàn quốc và ngoài hệ
thống chỉ thanh toán trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố.
Séc được dựng để thanh toán chuyển khoản hoặc dựng để lĩnh tiền mặt.
3
Ưu nhược điểm của Séc
• Ưu điểm:
- Không quy định số tiền trên Séc.
- Được phép chuyển nhượng.

- Đơn vị mua chủ động phát hành Séc để thanh toán nên đảm bảo quyền lợi
cho đơn vị bán.
• Nhược điểm:
- Quyền lợi của đơn vị bán vẫn chưa được đảm bảo khi TK của người phát
hành Séc không đủ số dư hoặc NH từ chối thanh toán do Séc không hợp lệ.
- Thời hạn hiệu lực của tờ Séc là 15 ngày bao gồm thời hạn xuất trình và thời
hạn thanh toán dẫn đến khó khăn khi chuyển nhượng Séc.
1.1.1.2. Thanh toán bằng lệnh chi - uỷ nhiệm chi
UNC là lệnh của chủ tài khoản (đơn vị mua) lập theo mẫu in sẵn của Ngân
hàng, yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền từ tài khoản của mình
chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng( đơn vị bán) để thanh toán tiền vật tư
hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi đã nhận dược vật tư hàng hóa hoặc cung ứng
dịch vụ của người cung cấp.
Ngoài việc để thanh toán tiền vật tư hàng hóa, cung ứng dịch vụ, UNC còn
được dựng để trích TK nộp ngân sách, thanh toán công nợ hoặc được dựng để
chuyển tiền trong cùng hệ thống Ngõ hàng hay khác hệ thống Ngân hàng, ở trong
cùng một tỉnh, thành phố hay khác tỉnh, thành phố với nhau.
Phạm vi sử dụng của UNC rất rộng:
- Thanh toán giữa các KH có mở TK tại cùng một chi nhánh Ngân hàng.
- Các KH mở TK tại 2 chi nhánh khác nhau nhưng có tham gia thanh toán
bù trừ trên cùng địa bàn tỉnh, thánh phố.
- Các KH có mở TK tại 2 chi nhánh cùng hệ thống Ngân hàng.
- Các KH có mở TK tại 2 chi nhánh không tham gia thanh toán bù trừ.
Ưu – nhược điểm của UNC
• Ưu điểm:
- Nội dung đơn giản
- Phạm vi rộng
4
- Việc lập chứng từ do bên mua lập và nộp vào Ngân hàng nên việc lập và
trả tiền là chủ đọng của bên mua.

- Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí lưu thông
tiền, điều hòa lưu thông tiền tệ dễ dàng.
- Tăng cường sự kiểm soát bằng đồng tiền đối với nền kinh tế.
• Nhược điểm:
- Việc thanh toán tiền phụ thuộc hoàn toàn vào bên mua lập UNC nếu lập
UNC chậm hoặc trên TK không đủ tiền thì quyền lợi của bên bán không
được đảm bảo ( bị chiếm dụng vốn)
- Đã có phương châm hoạt động có thể phát sinh tín dụng ngòai NHTM:
mua bán khống UNC để vay tiền.
1.1.1.3. Thanh toán bằng nhờ thu - uỷ nhiệm thu
UNT là lệnh viết trên mẫu in sẵn, do đơn vị bán lập, nhờ NH phục vụ mình
thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hàng hóa,dịch vụ cho đơn vị mua theo
hợp đồng thỏa thuận.
Phạm vi áp dụng của UNT:
UNT được áp cụng thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa các chủ thể có thể mở
TK tiền gửi tại cùng chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng cùng
hoặc khác hệ thống.
Điều kiện áp dụng: Các chủ thể thanh toán phải thỏa thuận thống nhất dngf
hình thức thanh toán UNT với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp
đồng kinh tế hay đơn đặt hàng đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân
hàng phục vụ.
Khi nhận được giấy UNT, trong vòng 1 ngày làm Ngân hàng phục vụ bên
trả tiền phải trích TK của bên trả tiền để trả ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất
việc thanh toán.
Ưu – nhược điểm của UNT
• Ưu điểm:
- Hai bên bán giao hàng theo hợp đồng kinh tế nên người mua chủ động
kiểm tra số lượng hàng hóa trước khi thanh toán tiền.
5
- Phạm vi áp dụng rộng rãi

- Đảm bảo sự tín nhiệm giữa bên mua và bên bán.
- Việc lập chứng từ thanh toán do bên bán lập nên bên bán chủ động hơn.
- Có kỷ luật thanh toán nên đảm bảo quyền lợi của người bán.
- Giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm được chi phí.
- Tăng cường sự kiểm sóat bằng đồng tiền đối với nền kinh tế.
• Nhược điểm:
- Mặc dù quyền đòi tiền là đơn vị bán nhưng việc thanh toán vẫn phụ thuộc
vào đơn vị mua.
- Nếu thanh toán giữa 2 Ngân hàng khác nhau thì thủ tục luân chuyển chứng
từ phức tạp, tốc độ thanh toán chậm, dễ ứ đọng trong thanh toán.
1.1.1.4. Thanh toán thư tín dụng
Thư tín dụng (L/C) là lệnh của Ngân hàng bên mua đối với Ngân hàng bên
bán yêu cầu trả tiền cho người bán theo các chứng từ hóa đơn xuất trình phù hợp
với thông báo của TTD và nội dung của hợp đồng kinh tế mà hai bên đã kí kết.
Theo hình thức thanh toán này, khi đơn vị bán đã sẵn sàng giao hàng, đơn vị
mua phải kí quỹ vào Ngân hàng một số tiền đủ để mở TTD thanh toán tiền mua hàng.
TTD dựng để thanh toán trong điều kiện người mua phải có đủ số tiền để chi
trả ngay và khi khớp với tổng số tiền đã ghi trong hợp đồng. Mỗi TTD chỉ thanh
toán cho một người bán hàng bằng chuyển khoản. Ngoài ra để tạo điều kiện cho
Ngân hàng và các bên tham gia thanh toán kiểm sóat an toàn cũng như tiết kiệm
chi phí trong thanh toán thì người ta quy định mỗi TTD có thời hạn 3 tháng và mức
tối thiểu của TTD là 10 triệu đồng. TTD là cơ sở pháp lý thực hiện việc mua bán
hàng hóa và thanh toán nên trong TTD phải có đủ các yếu tố đảm bảo giao hàng
thuận lợi, nhanh chóng, đầy đủ chính xác.
Hiện nay hình thức thanh toán TTD chủ yếu được sử dụng trong thanh toán
quốc tế đối với các đơn vị xuất khẩu và khi đó đơn vị mua và đơn vị bán không
quen biết nhau và chưa nắm được tình hình tài chính của nhau.
6
1.1.1.5. Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng
Thẻ là một thể thức thanh toán hiện đại dựa trên công nghệ thông tin do

Ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ dựng để mua hàng, thanh toán dịch vụ hoặc rút
tiền mặt tại các máy rút tiền tự động ( ATM ).
Xét về góc độ nghiệp vụ kế toán thì thẻ thanh toán được chia làm 3 loại:
- Thẻ ghi nợ: Là loại thẻ không phải lưu ký tiền vào TK riêng ở NH, áp dụng
với KH có TK tiền gửi tại NH, thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với NH và
do NH phát hành. Đây còn được gọi là thẻ loại A.
- Thẻ ký quỹ thanh toán: Áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng KH. Muốn sử
dụng lọai thẻ này thì KH phải lưu ký một khoản tiền gửi vào TK riêng ở NH (số
tiền này chính là hạn mức thẻ). KH chỉ được sử dụng thanh toán trong phạm vi số
tiền lưu ký. Thẻ ký quỹ còn được gọi là thẻ lọai B.
- Thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng còn được gọi la thẻ C, áp dụng cho KH có đủ
điều kiện NH đồng ý cho vay. Số tiền vay chính là hạn mức thẻ, KH chỉ được phép
sử dụng trong phạm vi hạn mức cho vay trên thẻ. NH phát hành thẻ có trách nhiệm
thanh toán ngay số tiền trên biên lai do NH đại lý chuyển đến.
Ưu – nhược điểm của thẻ
• Ưu điểm:
- Đối với thẻ quốc tế phạm vi thanh toán rộng.
- Đảm bảo an toàn cho chủ thẻ nếu bị mất cắp thẻ.
- Hình thức thẻ đa dạng gọn nhẹ.
- Khách hàng có thể rút tiền mặt ngoái Ngân hàng tại các máy rút tiền tự
động.
• Nhược điểm:
- Thủ tục cấp thẻ phức tạp.
- Chủ thẻ phải chịu chi phí sử dụng và chi phí dịch vụ Ngân hàng cao.
- Giới hạn tỷ lệ thanh toán rút tiền tối đa trong 1 ngày đối với thẻ khó khăn
khi chủ thẻ muốn sử dụng một khoản tiền lớn hơn mức cho phép.
7
1.1.2.Vai trò của TTKDTM
TTKDTM được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, trong hệ thống này thì
Ngân hàng là một trung tâm thanh toán. Mọi hoạt động trao đổi về hàng hóa và

dịch vụ đều được kết thúc bằng thanh toán, quan hệ thanh toán liên quan đến mọi
hoạt động trong xã hội, vì vậy, việc tổ chức tốt công tác thanh toán đặc biệt là
TTKDTM có ý nghĩa kinh tế rất lớn, ý nghĩa này được thể hiện qua các mặt sau:
a/ Đối với nền kinh tế:
NHTM là Ngân hàng kinh doanh tiền tệ nhằm mục tiêu cơ bản là lợi nhuận, vì
vậy, nên mạng lưới Ngân hàng rộng khắp để đáp ứng nhu cầu tiền tệ - tín dụng và
thanh toán của nền kinh tế hàng hoá phát triển rộng khắp quốc gia và vươn ra thế
giới. Nhìn lại lịch sử hình thành ban đầu của NH, chúng ta thấy dịch vụ ban đầu
của NH mà cung cấp là dịch vụ quản lý vốn cho KH, bên cạnh đú Ngân hàng còn
đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn thuận tiện cho khách hàng, do
đú tạo được sự tín nhiệm cho khách hàng, và Ngân hàng đó thu hút được nguồn
vốn quan trọng nhất cho hoạt động của mình. Ngân hàng là trung gian thanh toán
cho khách hàng làm cho quá trình lưu thông hàng hóa được tiến hành một cách có
hiệu quả. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì tần số giao dịch ngày càng tăng và
diễn ra nhanh; khối lượng tiền tệ ngày càng nhiều, phạm vi đó mở rộng ra tận thế
giới. Trong điều kiện đú các doanh nghiệp không thể thanh toán trực tiếp với nhau
mà cần có sự tham giam của NH, chính vì vậy NH trở thành trung gian thanh toán
trong nền kinh tế.
Tiền mặt là phương tiện thanh toán không thể thiếu, song ngày nay thanh toán
dựng tiền mặt không còn là hình thức thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương
mại dịch vụ nữa, đặc biệt là các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn, trước đây
trong nền sản xuất hàng hoá còn nhỏ lẻ, khối lượng hàng hoá ít thì việc thanh toán
sử dụng tiền mặt là rất thuận tiện, nhưng trong nền kinh tế thị trường hiện nay sản
xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao, khối lượng hàng hoá vô cùng lớn, việc trao
đổi hàng hoá đa dạng và trên diện rộng, các hoạt động giao dịch thương mại, dịch
vụ hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt cả giới hạn về khoảng cách
thì hình thức thanh toán bằng tiền mặt không còn phù hợp nữa.
8
Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn phổ biến
bàng hình thức tiền mặt nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thể dẫn

đến một số bất lợi như:
• Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán là rất tốn kém.
• Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn dễ bị
các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực
hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc chủ nợ.
• Vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền luôn luôn tiềm
ẩn nhiều nguy hiểm.
• Sử dụng nhiều tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi
trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe doạ trực tiếp tới lợi ích của các
tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia.
Từ thực tế đó thì đòi hỏi phải có sự ra đời của một phương thức tiên tiến và
hiện đại hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán ngày càng cao của xã hội,
do vậy, sự ra đời của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là tất yếu.
b/ Đối với ngân hàng thương mại:
Thông qua công tác thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng có thể biết
được phần nào hoạt động thanh toán của KH từ đó tổng hợp số liệu để biết được
hoạt động thanh toán vốn chung cho cả nền kinh tế. Thông qua tình hình biến động
số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của KH, Ngân hàng sẽ thu thập được những
thông tin cần thiết về tình hình kinh tế - tài chính của khách hàng như thông tin về
dòng lưu chuyển tiền tệ, doanh thu…. Từ đú, Ngân hàng gián tiếp đánh giá được
tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng thanh toán… của KH, để thực
hiện kiểm soát đồng tiền thông qua việc có các chính sách kịp thời, hợp lý đối với
các quyết định về huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ khác của NH.
TTKDTM góp phần tạo thêm nguồn vốn đầu tư: đối với Ngân hàng thì
thanh toán qua Ngân hàng làm tăng thêm nguồn vốn vì nó sử dụng được số tiền
tạm thời nhàn rỗi của khách hàng gửi vào để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Mỗi một
doanh nghiệp, cá nhân đều giữ một lượng tiền mặt nhất định để chờ sử dụng. Nếu
KH gửi tiền vào NH để thanh toán bằng chuyển khoản thì số tiền này sẽ giảm,
9
Ngân hàng sẽ huy động thêm nhiều nguồn vốn để đầu tư cho nền kinh tế. Như vậy,

việc thanh toán qua Ngân hàng sẽ giúp cho khả năng tạo tiền của NHTM, đảm bảo
được nhu cầu thanh toán ngày càng tăng trong nền kinh tế. Mặt khác NH thu phí
dịch vụ do thực hiện nghiệp vụ thanh toán giữa các KH.
TTKDTM thúc đẩy các nghiệp vụ khác: Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của mình, NH không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ khác nhau vì các
sản phẩm này đảm bảo cho Ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận. Các dịch vụ này muốn
phát triển được cần có sự hỗ trợ đắc lực của TTKDTM mới được thực hiện một
cách hiệu quả vì TTKDTM được tổ chức tốt sẽ tạo điều kiện cho NH thực hiện các
dịch vụ trả tiền với khối lượng lớn một cách chính xác và nhanh chóng qua đó thu
hút được ngày càng nhiều KH.
c/ Đối với các khách hàng
Do có phương thức TTKDTM mà KH có thể sử dụng như một cách thức
mang được nhiều tiền bên người mà lại gọn nhẹ và tiện ích. Hơn thế TTKDTM
giúp KH tránh được rủi ro khi bị mất cắp thẻ. Bởi ngay sau khi mất thẻ KH có thể
báo ngay với NH phục vụ mình để đóng các giao dịch ngay lập tức. KH có thể rút
tiền ở bất kì đâu có máy ATM.
Nhờ công tác thanh toán không dùng tiền mặt mà các khách hàng ở xa vẫn có
thể thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ nhanh chóng thay vì phải mất nhiều thời gian
để vận chuyển tiền mặt, có thể nói thanh toán không dùng tiền mặt đã rút nhanh
vòng quay vốn của khách hàng.
1.2 Các tiêu chí đánh giá sự mở rộng của TTKDTM
- Số lượng TK của KH tại NH: TTKDTM là việc thanh toán tiền hàng hóa dịch
vụ thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng vì vậy khi mà số lượng tài khoản
thanh toán của khách hàng trong Ngân hàng tăng lên điều đó chứng tỏ việc
TTKDTM đã được tăng lên.
- Lượng tiền mặt trong thanh toán giảm xuống: một khi mà khách hàng sử
dụng dịch vụ TTKDTM thì việc họ cầm trong tay một lượng tiền mặt để thanh
10
toán tiền hàng sẽ không còn mà họ chỉ cần báo với Ngân hàng và Ngân hàng sẽ
thanh toán thông qua TK của KH đó. Điều này sẽ làm cho lượng tiền mặt trong

TT giảm xuống.
- Các hình thức thanh toán : Đa dạng
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thanh toán không dùng tiền mặt
1.3.1. Tình hình kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế xã hội là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của
hình thức TTKDTM. Trong một nền kinh tế chưa phát triển, mức độ tin tưởng vào
nhau chưa cao, các giao dịch thanh toán thường đòi hỏi thanh toán trực tiếp bằng tiền
mặt - là phương thức thanh toán tin cậy nhất; còn khi tốc độ lạm phát cao thì người ta
có xu hướng quay về hình thức trao đổi hàng đổi hàng hoặc sử dụng các phương tiện
thanh toán không chính thức nhưng có giá trị tin cậy và ổn định hơn như vàng, ngoại
tệ Trong điều kiện như vậy thì TTKDTM không có cơ hội phát triển
TTKDTM là một hình thức thanh toán tiên tiến sử dụng công nghệ cao vì vậy
đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại, tình hình kinh tế xã hội phát triển cao mới có thể
đáp ứng được nhu cầu. Một nền kinh tế phát triển cao như các nước có nền kinh tế
phát triển thì các giao dịch thanh toán chủ yếu dưới hình thức phi tiền mặt với các
giao dịch thanh toán có giá trị lớn, theo đú cơ chế TTKDTM có lý do và điều kiện
để phát triển và hoàn thiện. Ngược lại, một nước có nền kinh tế kém phát triển và
dựa trên sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì giao dịch thanh toán chủ yếu sẽ là tiền
mặt và lúc đú vai trò thanh toán qua Ngân hàng là không phát triển được.
1.3.2. Cơ sở pháp lý quy định
Cơ sở pháp lý quy định trong TTKDTM là một trong những nhân tố rất quan
trọng. Cũng như các nghiệp vụ kinh doanh khác của NH, phương thức TTKDTM
cần phải có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, nhằm đảm
bảo công bằng và hợp lý, tránh tranh chấp xảy ra, điều đú cần đến vai trò của pháp
luật.
TTKDTM có ưu điểm là an toàn và tiện lợi hơn tiền mặt rất nhiều, do đú nó
chỉ có thể phát triển khi đảm bảo được các lợi thế đú, tức là nhanh chóng, chính
xác, thuận tiện và an toàn. Các quy định của pháp luật về TTKDTM và các văn bản
có liên quan cũng phải thể hiện được các yếu tố đú, an toàn nhưng phải linh hoạt,
11

thuận tiện và công bằng cho các bên tham gia thanh toán.Cơ sở pháp lý phải đủ để
điều chỉnh các thể thức TTKDTM. Và Nhà Nước đó tạo nên những khuôn khổ
pháp lý cho hoạt động TTKDTM. Nhà Nước đó cho ra đời các Quy định, Nghị
quyết, các văn bản trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới hoạt động TTKDTM. Sự
điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán tạo
môi trường và chuẩn mực pháp lý đảm bảo cho các quan hệ thanh toán được thực
hiện trong vòng trật tự phù hợp với lợi ích của Nhà nước và lợi ích của xã hội.
Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán là một yếu tố không thể tách rời cơ
chế thanh toán qua NH. Sự hoàn thiện của cơ sở pháp lý là điều thúc đẩy cơ chế
TTKDTM pháp triển. Một cơ sở pháp lý đủ, chặt chẽ và đồng bộ sẽ là điều kiện
thuận lợi cho TTKDTM, chẳng hạn như các văn bản quy định hướng dẫn cụ thể về
séc và sử dụng séc sẽ giúp cho việc thực hiện và quản lý về chúng dễ hơn. Trong
thanh toán điện tử nếu như tính chất pháp lý của các chứng từ điện tử chưa được
xác nhận bằng các văn bản pháp quy có liên quan thì thì thanh toán điện tử trong
hệ thống NH chưa đủ cơ sở để phát triển rộng rãi.
1.3.3. Năng lực chuyên môn của những người tiến hành thực hiện các thể thức
TTKDTM.
Hoạt động Ngân hàng trong điều kiện thị trường đòi hỏi cán bộ NH phải là
những người thật sự có năng lực chuyên môn, và không ngừng nâng cao năng lực
chuyên môn của mình để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của KH.
Ngoài các nhân tố kể trên thì thói quen sử dụng tiền mặt cũng là một trong
những nhân tố ảnh hưởng rõ tới việc sử dụng và phát triển TTKDTM. Việc sử
dụng tiền mặt trong thanh toán đó là một thói quen từ lâu của mọi người dân vì vậy
để thay đổi không phải là một việc đơn giản. Trình độ dân trí còn thấp, hiểu biết về
Ngân hàng còn ít, đây cũng là một hạn chế lớn cho việc phát triển TTKDTM.
Trình độ dân trí phát triển thì người dân có khả năng và điều kiện giao dịch tại NH
thường xuyên hơn, do vậy TTKDTM có cơ hội phát triển hơn; ngược lại, khi trình
độ dân trí thấp thì việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán là hình thức đơn giản và
tối ưu nhất.
12

Chương 2
THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH CẦU GIẤY
2.1. Khái quát về Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Chi Nhánh
Cầu Giấy
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Cầu Giấy.
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy được
thành lập theo QĐ 177/TTG ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính Phủ và thành
lập theo QĐ 287/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của nhà nước với tên gọi là Ngân hàng
Kiến Thiết Việt Nam ( trực thuộc Bộ Tài Chính) tiền thân của Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh,
200 cán bộ. Được thành lập với chức năng là Ngân hàng hoạt động chuyên trách
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nhằm thực hiện cấp phát vốn đầu tư xây
dựng cơ bản.
Ngày 31/10/1963 chi điểm 2 thuộc chi nhánh ngân hàng kiến thiết hà nội
được thành lập. Đến năm 1982 Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam chi điểm 2 đổi tên
thành Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Bank for
Invesment and Development of Việt Nam - BIDV) trực thuộc chi nhánh Hà Nội
trong hệ thống ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng Việt Nam.
Từ ngày 1/1/1995 BIDV chi nhánh Cầu Giấy thực sự hoạt động như một
ngân hàng thương mại, quán triệt mục tiêu định hướng phát triển trở thành một
NHTM hiện đại, Chi nhánh đã từng bước phân tích đánh giá đúng thực trạng các
mặt hoạt động như tín dụng, công tác tài chính kế hoạch, chất lượng nguồn nhân
lực, công nghệ và mạng lưới. Đưa ra những biện pháp uốn nắn chấn chỉnh để duy
trì củng cố hoạt động.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Cầu Giấy được nâng cấp, chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 1/10/2004 theo QĐ số 252/QĐ – Hội Đồng Quản
Trị ngày 16/9/2004 của Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam. Kể từ khi
13
được nâng cấp lên chi nhánh cấp I đến nay là khoảng thời gian đánh dấu bước

chuyển đổi căn bản cả về tư duy, nhận thức quy mô và hiệu quả hoạt động, Chi
nhánh Cầu Giấy được phép kinh doanh đa năng tổng hợp.
Chi nhánh Cầu Giấy được nâng cấp với 74 cán bộ; trong đó 65 cán bộ thuộc
chi nhánh cấp II Cầu Giấy chuyển lên, 5 cán bộ do chi nhánh Hà Nội điều động về
và 4 cán bộ chủ chốt được Ngân Hàng ĐT&PT VN điều động đến tăng cường cho
bộ máy lãnh đạo của chi nhánh.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của BIDV Cầu Giấy
- Huy động VND và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần
kinh tế dưới nhiều hình thức.
- Cho vay ngắn trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ
- Đại lý ủy thác, cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển của chính phủ,
các nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài với các doanh nghiệp hoạt động tại
Việt Nam.
- Thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi
tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu.
- Thực hiện dịch vụ ngân quỹ, thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh
toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
14
2.1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy chi nhánh
2.1.4. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
- Phòng kế toán nguồn vốn : Làm nhiệm vụ chính là huy động vốn từ dân cư
và các tổ chức kinh tế. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ lên kế hoạch tổng hợp,
thông tin phòn ngừa rủi ro…
- Phòng tiền tệ kho quỹ : Làm tham mưu cho giám đốc chỉ đạo điều hành về
chứng từ tiền tệ sử dụng trong quản lý kho quỹ của toàn chi nhánh. Tổng hợp số
liệu báo cáo kế hoạch, chủ động đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho họat động kinh
doanh của chi nhánh.
- Phòng thanh toán Quốc tế : Bân cạnh các nghiệp vụ thanh toán quốc tế,

phòng còn thực hiện mở và theo dõi các thư bảo lãnh, thư tín dụng và thực hiện
chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ.
15
Giám đốc
Phó giám đốcPhó giám đốc
Phòng
thanh
toán
QT
Phòng
tín
dụng
Phòng
điện
toán
Phòng
kiểm tra
nội bộ
Phòng
dịch
vụ KH
cá nhân
Phòng
dịch
vụ
KH
DN
Phòng
kế
toán

Phòng
tổ
chức
HC
Phòng
thẩm
dịch
QL TD
Phòng
tiền tệ
kho quỹ
Phòng
KH
nguồn
vốn
Phòng
quản
lý tín
dụng
- Phòng kiểm tra nội bộ : Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Tổ chức
kiểm era phối hợp với các phòn ban để kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của giám
đốc, tổ chức tiếp nhận đơn thư khiếu nại của các tổ chức cá nhân có liên quan.
- Phòng kế toán : Thực hiện hạch toán, theo dõi các quỹ. Lập kế hoạch thu
chi hàng quý, năm phù hợp nhu cầu kinh doanh của chi nhánh, bám sát kế hoạch
được giao.
- Phòng tổ chức hành chính: Tiến hành kiểm tra các hoạt động hành chính
trong NH góp phần làm tăng kỉ cương trong NH. Tham mưu cho giám đốc trong
việc thực hiện các văn bản chế độ Nhà Nước của ngành về bộ máy tổ chức, cán
bộ lao động, tiền lương đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ kinh doanh của
chi nhánh.

- Phòng thông tin điện toán : Làm đầu mối thu nhập, xử lý, tổng hợp, lưu trữ
và truyền thông tin về hoạt động tiền tệ, tín dụng và thanh toán của ngân hàng.
- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân : Thực hiện các dịch vụ phục vụ khách
hàng cá nhân, đáp ứng toàn bộ nhu cầu về sản phẩm,trực tiếp thỏa mãn các nhu cầu
của KH hoặc chuyển sag cho các bộ phận khác.
- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp : Thực hiện các dịch vụ phục vụ
khách hàng là doanh nghiệp, thực hiện toàn bộ các dịch vụ có liên quan đến doanh
nghiệp và thực hiện chuyển giao KH doanh nghiệp cho bộ phận tín dụng.
- Phòng tín dụng : Tiếp xúc phỏng vấn, hoàn thiện hồ sơ xin vay và theo dõi
tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Thu nợ, phát hiện kịp thời các khoản vay có
vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo an toàn trong kinh của Ngân hàng.
- Phòng thẩm định : Thẩm định xem xét đánh giá các thông tin liên quan đến
các khoản vay như : đánh giá giá trị tài sản đảm bảo; xem xét mức độ hiệu quả của
phương án kinh doanh; đưa ra các thông tin cần thiết cho cán bộ tín dụng để phòng
tín dụng đưa ra các quyết định cho vay.
- Phòng quản lý tín dụng : Thực hiện việc kiểm tra và quản lý tín dụng đảm
bảo cho các khoản vay của Ngân hàng được thực hiện theo đúng quy chế.
16
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV Cầu Giấy trong 3 năm gần đây
2.1.5.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và của BIDV Cầu
Giấy nói riêng trong thời gian qua sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn
thách thức do hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 nên Chi
nhánh đã xác định công tác huy động vốn là trọng điểm, nhiệm vụ hàng đầu và
xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành hoạt động và nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt
động của Chi nhánh. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng số liệu dưới đây :
Bảng tình hình huy động vốn của chi nhánh 2008- 2010 .
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu

2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09
Số tiền
Số tiền Số tiền Số tiền TL% Số tiền TL%
Tổng nguồn vốn
huy động
3270 3900 6436 630 +1,19 2536 +1,65
Theo khách hàng
gửi tiền
Tiền gửi DN, TCKT
2.150 2.075,22 4091 -74,78 -0,97 2015,77 +1,97
Tiền gửi dân cư
1.120 1.824,78 2345 704,78 +1,63 520,22 +1,29
Theo thời gian
Gửi không
Thời hạn
2.307,69 2.916 4.448 608,31 +1,26 1.532 +1,52
Gửi có kì hạn
962,31 984 1.988 21,69 +1,02 1.004 +2,02
Theo đơn vị tiền tệ
Tiền gửi VND
2.134,45 2.610 4.530,23 475,55 +1,22 1920,23 +1,74
Tiền gửi bằng ngoại tệ
quy đổi
1.135,55 1.290 1.905,77 154,45 +1,14 615,77 +1,5
( Nguồn: báo cáo của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy )
Qua bảng số liệu trên ta thấy một sự tăng trưởng rõ rệt của tổng nguồn vốn
huy động. Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động tăng 96% so với năm 2008 và tăng
17
65% so với năm 2009.
Ngân hàng BIDV Cầu Giấy đã khai thác tối đa tiền gửi của các KH hiện tại,

tiếp tục tìm kiếm và tiếp cận các KH tiền gửi mới; đẩy mạnh hoạt động huy động
vốn KH cá nhân nhân nhắm tăng tính ổn định, bền vững của nguồn vốn, đồng thời
tiếp tục tăng cường huy động vốn từ các KH tổ chức kinh tế, các định chế tài
chính. Từng bước cơ cấu lại nguồn vốn huy động giảm dần mức độ phụ thuộc vào
những biến động bất thường của một số KH có lượng tiền gửi lớn tại chi nhánh. Cụ
thể năm 2009 huy động vốn dân cư tại Chi nhánh đạt 1.824,78 tỷ đồng, tăng 63%
sao với 2008 và đến năm 2010 đạt 2.345 tỷ đồng tăng 29% so với năm 2009. Huy
động tiền gửi từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế năm 2010 chiếm 64% trong
tổng nguồn huy động tăng 97% so với năm 2009.
Nguồn vốn nội tệ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, năm 2010 là 70,4% trong
khi nguồn vốn ngọai tệ chỉ chiếm 29,6%. Năm 2009 nguồn vốn tính theo nội tệ là
2.610 tỷ đồng và cho đến năm 2010 đã tăng nhanh chóng đạt 4530,23 tỷ đồng, tăng
74% so với 2009. Chứng tỏ Ngân hàng đã có những chính sách rất kịp thời đáp
ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng nhất là trong thời kỳ này- Việt Nam đang
dần dần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2.1.5.2. Hoạt động cho vay
Huy động vốn đã là một vấn đề khó khăn nhưng việc sử dụng những nguồn
huy động đó như thế nào cho hiệu quả còn là vấn đề nan giải hơn rất nhiều. Việc
giải ngân và sử dụng vốn là một công việc lớn lao, mặc dù kinh doanh trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt nhưng toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên
của BIDV Cầu Giấy vẫn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt những mục tiêu đã đề ra
nhằm bù đắp các chi phí chung và chi phí đầu vào của NH. Mục tiêu kinh doanh
mà BIDV Cầu Giấy đã đặt ra từ đầu năm nay là: “kinh tế phát triển, an toàn vốn,
tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý”
Thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu của chi
nhánh là hoạt động cho vay. Vì nguồn vốn huy động được tập trung chủ yếu cho
các thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội, phần vốn không sử dụng hết được NH
điều chuyển về BIDV Việt Nam để điều hòa cho các NH thiếu vốn. Lợi nhuận
mang lại từ hoạt động cho vay thường chiếm tỷ trọng cao gần 90% trên tổng lợi
nhuận của NH, ngoài ra còn có lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác như kinh

18
doanh ngoại tệ.
Tuân thủ các chỉ đạo điều hành của Ngân hàng BIDV Việt Nam trong công tác
tín dụng, Chi nhánh nỗ lực và kiên quyết kiểm soát tăng trưởng tín dụng, theo hướng
gắn liền với huy động vốn đảm bảo an toàn, hiệu quả và phù hợp với định hướng phát
triển tín dụng theo từng năm; Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát toàn diện hoạt
động tín dụng, phát hiện kịp thời những sai sót để chấn chỉnh và khắc phục kịp thời;
Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá toàn diện từng KH, chấm điểm xếp hạng KH.
Thường xuyên đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay toàn Chi nhánh, hoàn thiện
hồ sơ thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm kịp thời bổ sung tài sản đảm bảo nợ vay.
Thực trạng sử dụng vốn của chi nhánh BIDV Cầu Giấy qua bảng dưới đây.
Bảng thực trạng cho vay của chi nhỏnh 2008-2010 .
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền TL% Số tiền TL%
Tổng dư nợ 1899 2356 2748 457 1,24 392 1,16
Theo thời gian
Ngắn hạn 1528,70 1666,87 1886,78 138,17 1,09 219,91 1,13
Dài hạn 370,3 689,13 861,22 318,83 1,86 172,09 1,25
Theo tp kinh tế
DN quốc doanh 660,85 618,68 567,46 -42,17 0,94 -51,22 0,92
DN ngoài quốc
doanh và dân cư
1238,15 1737,32 2180,54 499,17 1,40 443,22 1,26
Theo nghành
Công nghiệp 379,8 235,6 219,84 -144,2 0,62 -15,76 0,93
Xây dựng 398,79 589 687 190,21 1,48 98 1,17
Giao thông 75,96 117,8 192,36 41,84 1,55 74,56 1,63

Thương nghiệp 1044,45 1413,6 1648,8 369,15 1,35 235,2 1,17
Theo đơn vị
tiền tệ
VNĐ 1538,2 1884,8 2033,52 346,6 1,23 148,72 1,08
Ngoại tệ quy đổi 360,8 471,2 714,48 110,4 1,31 243,28 1,52
Nợ xấu 2,47 15,08 20,34 12,61 6,11 5,26 1,35
Nợ quá hạn 10,56 11,54 9,62 0,98 1,09 -1,92 0.38
( Nguồn: báo cáo của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy )
19
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng dư nợ của BIDV Cầu giấy có
những bước tăng mạnh. So với năm 2008, tổng dư nợ của năm 2009 tăng 24%,đến
năm 2010 tổng dư nợ toàn chi nhánh là 2.748 tỷ đồng. tăng 16% so với năm 2009.
Khi dư nợ được chia theo thời gian thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn.
Năm 2008, dư nợ ngắn hạn là 1.528,70 đến năm 2010 là 1886,78 tỷ đồng, tăng
thêm 13% so với năm 2009.
Trong dư nợ chia theo thành phần kinh tế thì doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và dân cư ngày càng chiếm tỷ trọng lướn. Năm 2010, dư nợ của doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư là 2.180,54 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 79,35% và
tăng thêm 26% so với năm 2009.
Xã hội phát triển, kinh tế phát triển cũng đồng nghĩa với rủi ro trong cho vay
của NH ngày càng tăng. Tuy nhiên, với những chính sách đúng đắn và các biện
pháp hợp lý thì BIDV Cầu Giấy đã hạn chế tối thiểu các rủi ro trong cho vay. Tỷ lệ
nợ xấu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ.
Được sự hỗ trợ của Hội Sở Chính, Chi nhánh tích cực tìm mọi biện pháp thu
hồi nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng. Năm 2008, Chi nhánh thu hồi được 1 tỷ
đồng nợ hạch toán ngoài bảng của nhà máy Quy chế thuộc tổng công ty Xây lắp
công nghiệp, hoàn thành 333% kế hoạch được giao.
Với tinh thần tích cực thu hồi nợ xấu, đến hết 2010, Chi nhánh đã thu hồi 1,2 tỷ
đồng nợ hạch toán ngoài bảng của công ty CP Phú Diễn, đạt 120% kế hoạch thu nợ.
2.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Được sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo của ngân hàng ĐT& PT Việt
Nam cùng với sự nỗ lực và cố gắng của cán bộ công nhân viên, Chi nhánh BIDV
Cầu Giấy đã vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu trở thành một trong 9 Chi nhánh
hoàn thành Đặc biệt xuất sắc KHKD năm 2009. Kinh tế thế giới phục hồi trở lại
với tốc độ tăng trưởng đạt mức 4,2%. Trong bối cảnh đó NHNN đã đưa ra những
biện pháp can thiệp mạnh mẽ nhằm “hạ nhiệt” thị trường tiền tệ. Nhờ vậy, Chi
nhánh BIDV Cầu Giấy đã đạt những kết quả xuất sắc hoàn thành mục tiêu mà kế
hoạch kinh doanh đã đặt ra. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bảng số liệu sau:
20
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy giai đoạn 2008- 2010.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền TL% Số tiền TL%
Tổng tài sản 3.638 4.150 6.113 512 +1,14 1.963 +1,47
Nguồn vốn huy động 3.270 3.900 6.436 630 +1,19 2.536 +1,65
Thu nhập 90.471 79.065 107.185 -11.406 -0,87 28.120 +1,35
Chi phí 90.394 78.975 107.057 -11.419 -0,87 28.082 +1,36
Chênh lệch thu chi 115 90 128 -25 -0,78 38 +1,42
( Nguồn: báo cáo của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy )
Qua bảng trên ta có thế thấy:
Tổng tài sản năm 2009 tăng 14% so với năm 2008 và đến năm 2010 tổng tài
sản đã tăng nhanh chóng đạt 47%. Nguồn vốn huy động của BIDV Cầu Giấy năm
2009 tăng 19% so với năm 2008 và trong năm 2010 có sự tăng trưởng vượt bậc đạt
6.436 tỷ, tăng 65% so với năm 2009. Đõy là động lực lớn giúp NH có thể sử dụng
nguồn vốn huy động để cho vay, đầu tư cũng như luân chuyển vốn trong hệ thống.
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên năm 2009 lợi nhuận
của NH bị giảm đáng kể. Song do kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, kỷ cương
điều hành được tăng cường nên lợi nhuận năm 2010 tăng lên vượt mức kế hoạch đạt

128 tỷ, tăng 42% cùng kỳ năm trước. Với khẩu hiệu “vừa chạy vừa xốc lại đội hình”
BIDV Cầu Giấy dần trở thành một chi nhánh NH năng động, có sức cạnh tranh cao
so với các chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng cũng như trên cả nước.
2.2. Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cầu Giấy
2.2.1. Tình hình thanh toán chung tại BIDV chi nhánh Cầu Giấy
Để hồ mình vào cùng với sự chuyển mình của hệ thống NHĐT & PT Việt
Nam thời gian qua NHĐT & PT Cầu Giấy đó nhanh chóng cải tiến, đổi mới công
tác kế toán cũng như áp dụng một cách linh hoạt các nghị định, văn bản hướng dẫn
mới ban hành cho công tác thanh toán. Việc đổi mới công tác kế toán, cải tiến chế
21
độ thanh toán đó thúc đẩy hoạt động của NH nói chung và quy trình thanh toán nói
riêng ngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay,
một mặt giúp cho các doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay vốn, mặt khác, còn đảm
bảo an toàn tài sản Ngân hàng.
Trong thời gian qua, hoạt động thanh toán tại chi nhánh đó không ngừng nâng
cao về chất lượng các thao tác nghiệp vụ, đảm bảo nhanh chóng, an toàn thuận lợi cho
cả KH và NH. Số đơn vị và cá nhân mở TK và đến giao dịch ngày càng nhiều, doanh
số thanh toán nói chung cũng như TTKDTM nói riêng không ngừng tăng lên.
Nhỡn chung TTKDTM có xu hướng tăng cả về số món và số tiền trên tổng số
thanh toán chung, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng thực trạng thanh toán của chi nhánh 2008-2010 .
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền TL% Số tiền TL%
Phân theo
công cụ TT
Thanh toán ko
dựng TM

36.019,1 54.638,4 78.901,6 18.619,3 +1,52 24.263,2 +1,44
Thanh toán
dựng TM
2.564,4 2.020,8 3.267,3 -543,6 -0,78 1246,5 +1,62

(Nguồn: báo cáo của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy)
Qua bảng số liệu ta thấy TTKDTM chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thanh
toán của chi nhánh, và tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt ngày càng giảm xuống .
Năm 2008 công tác thanh toán của Ngân hàng đầu tư phát triển Cầu Giấy phát
triển thêm một bước mới thông qua chương trình hiện đại hóa NH. Cụ thể doanh
số thanh toán trong nước không dùng tiền mặt năm 2008 là 36.019 tỷ đồng tương
đương 93,4%. Năm 2009 thanh toán trong nước không dùng tiền mặt chiếm 96,1%
và thanh toán dựng tiền mặt chỉ chiếm 3,9%. Đến năm 2010 thì tỷ lệ đã là 96,5%
và 3,5%.
Như vậy tình hình thanh toán trong nước của chi nhánh khá ổn định tuy
22
nhiên cần phát huy hơn nữa hoạt động này để không ngừng nâng cao chất lượng cũng
như hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Và dự kiến tỷ trọng này còn giảm
mạnh trong những năm gần đây, thay vào đú là tỷ trọng TTKDTM sẽ tăng lên đáng
kể. Việc tăng tỷ trọng TTKDTM của chi nhánh có thể giải thích như sau:
Trong nền kinh thị trường ngày nay thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có
quyền lựa chọn các phương thức thanh toán cho mình. Mặt khác, nhận thấy được
các lợi ích từ TTKDTM như: an toàn, nhanh chóng, thuận tiện…. nên các cá nhân,
tổ chức, các doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng hình thức thanh toán này hơn.
Do chi nhánh đó có nhiều sự đổi mới trong công tác thanh toán, đa dạng hoá
các thể thức thanh toán, đã tạo được niềm tin trong dân chúng.
Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa
trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng
chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ
trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần

trước đây, nay chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác
địa bàn), chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản thanh toán trong
cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn). Vì vậy, đây là một thay đổi đáng kể góp phần
quan trọng vào việc tăng tỷ lệ TTKDTM.
Về phương thức thanh toán thì ngoài thanh toán trong nội bộ chi nhánh còn sử
dụng phương thức thanh toán điện tử liên NH và thanh toán bù trừ điện tử với các
NH khác, hệ thống thanh toán cốt lõi là hệ thống thanh toán Liên Ngân hàng của
NHNN, vì vậy, khi chi nhánh tham gia vào phương thức thanh toán này đó thúc
đẩy nhanh hơn cho việc phát triển phương thức thanh toán qua NH này.
Qua kết quả thực tế cho thấy, chi nhánh NHĐT & PT Cầu Giấy đó và đang
từng bước đạt được mục tiêu của ngành NH đặt ra đú là “Tăng tỷ trọng thanh toán
không dùng tiền mặt, giảm tối thiểu thanh toán bằng tiền mặt”. Để đạt được kết
quả đáng ghi nhận này là nhờ việc cải tiến các phương thức thanh toán, đổi mới
công nghệ, đặc biệt là nhờ sự phấn đấu không mệt mỏi của toàn bộ cán bộ công
nhân viên của chi nhánh.
2.2.2. Tình hình TTKDTM tại chi nhánh
23

×