Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

hoàn thiện công tác tài trợ vốn đối với các hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội - chi nhánh thành phố hà nội - phòng giao dịch huyện thanh trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.13 KB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÀI TRỢ VỐN ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH THÀNH
PHỐ HÀ NỘI - PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN THANH TRÌ
Giáo viên hướng dẫn: : TS. ĐINH ĐÀO ÁNH THỦY
Sinh viên thực hiện: : NGUYỄN THỊ HUYỀN MY
Mã sinh viên: : CQ512129
Lớp: : KINH TẾ ĐẦU TƯ 51C
HÀ NỘI, THÁNG 05/2013
LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh
Thành phố Hà Nội - Phòng giao dịch huyện Thanh Trì, em đã hoàn thành
chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện công tác tài trợ vốn đối
với các hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố
Hà Nội - Phòng giao dịch huyện Thanh Trì”.
Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng em
dưới sự hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn trong thời gian em thực tập tại
Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố Hà Nội - Phòng giao
dịch huyện Thanh Trì
Nếu có bất kỳ sự sao chép nào từ các luận văn khác em xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, Ngày 10 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Huyền My
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÀI TRỢ VỐN ĐỐI VỚI CÁC HỘ


NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (NHCSXH) - CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ (TP) HÀ NỘI - PHÒNG GIAO DỊCH (PGD)
HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 3
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TÀI TRỢ VỐN ĐỐI VỚI CÁC HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH TP HÀ NỘI - PGD HUYỆN 52
THANH TRÌ 52
2.1.1.3. Nội dung, giải pháp thực hiện 55
2.2.1.Tăng cường nguồn vốn cho vay 58
2.2.2.Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên 59
2.2.3. Tăng cường phối hợp hoạt động giữa PGD với các cấp chính quyền địa
phương, các cơ quan đoàn thể, các Tổ TK&VV 59
2.2.4. Hướng dẫn người nghèo vay vốn biết cách làm ăn 60
2.2.5. Hoàn thiện mô hình Điểm giao dịch xã 61
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÀI TRỢ VỐN ĐỐI VỚI CÁC HỘ
NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (NHCSXH) - CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ (TP) HÀ NỘI - PHÒNG GIAO DỊCH (PGD)
HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 3
Bảng 1.9: Báo cáo tổng kết dư nợ theo địa bàn xã đến tháng 12 năm 2012
33
Bảng 1.12. Tình hình dư nợ của PGD giai đoạn 2010 - 2012 39
Bảng 1.14. Lãi suất cho vay hộ nghèo từ năm 2001 đến nay 42
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TÀI TRỢ VỐN ĐỐI VỚI CÁC HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH TP HÀ NỘI - PGD HUYỆN 52
THANH TRÌ 52
2.1.1.3. Nội dung, giải pháp thực hiện 55

2.2.1.Tăng cường nguồn vốn cho vay 58
2.2.2.Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên 59
2.2.3. Tăng cường phối hợp hoạt động giữa PGD với các cấp chính quyền địa
phương, các cơ quan đoàn thể, các Tổ TK&VV 59
2.2.4. Hướng dẫn người nghèo vay vốn biết cách làm ăn 60
2.2.5. Hoàn thiện mô hình Điểm giao dịch xã 61
KẾT LUẬN 63
Biều đồ 1.1: Bảng tổng hợp mục đích sử dụng vốn vay phân theo ngành
nghề của các hộ nghèo giai đoạn 2010 - 2012 Error: Reference
source not found

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội
PGD : Phòng giao dịch
HĐQT : Hội đồng quản trị-
TP : Thành phố
NS&VSMT : Nước sạch và Vệ sinh môi trường
XK : Xuất khẩu
UBND : Ủy ban nhân dân
SXKD : Sản xuất kinh doanh
Tổ TK&VV : Tổ Tiết kiệm và vay vốn
VL : Việc làm
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
LỜI MỞ ĐẦU
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu. Những năm
gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng
nhanh; mức sống của đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một
cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao,
vùng xâu vùng xa…đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những
điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh

mẽ, và là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa
đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến
lược phát triển kinh tế xã hội nước ta.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân
quan trọng đó là: Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà
nước ta đã xác định tài trợ vốn đối với hộ nghèo là một mắt xích không thể
thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm
nghèo của Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4 tháng 10 năm
2002; Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân
hàng Chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người
nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác.
Trong quá trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề
là hiệu quả cho vay còn thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng phục vụ
người nghèo. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có
hiệu quả vốn vay; chất lượng tín dụng được nâng cao nhằm bảo đảm cho sự
phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời người nghèo thoát
khỏi cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng trên, qua thực tế nghiên cứu,
tìm hiểu tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội -
1
Phòng giao dịch huyện Thanh Trì, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công
tác tài trợ vốn đối với các hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi
nhánh Thành phố Hà Nội - Phòng giao dịch huyện Thanh Trì”
Nội dung Chuyên đề thực tập có 2 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác tài trợ vốn đối với các hộ nghèo tại
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) - Chi nhánh Thành phố (TP) Hà
Nội - Phòng giao dịch (PGD) huyện Thanh Trì giai đoạn 2010 - 2012
Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tài trợ vốn đối

với các hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố Hà
Nội - Phòng giao dịch huyện Thanh Trì

2
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÀI TRỢ VỐN ĐỐI VỚI CÁC HỘ
NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (NHCSXH) - CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ (TP) HÀ NỘI - PHÒNG GIAO DỊCH (PGD)
HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
1.1. Khái quát chung về NHCSXH - Chi nhánh TP Hà Nội - PGD huyện
Thanh Trì
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi tắt là NHCSXH) được thành
lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ - TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của
Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương
mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của
NHCSXH có vai trò rất quan trọng, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi
của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; từ đó tạo
điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước; hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận gần
hơn với chính quyền, các cơ quan đoàn thể ở địa phương.
- Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh TP Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 1, tầng 2 Nhà B10A Nam Trung Yên, phường Trung
Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố (TP) Hà Nội
được thành lập theo quyết định số 01/ QĐ - HĐQT trên cơ sở hợp nhất chi
nhánh NHCSXH tỉnh Hà Tây và chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội. Cột
mốc này đã đánh dấu một bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển của

NHCSXH Việt Nam. Sau khi thành lập, Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội đã
rất cố gắng trong việc mở rộng phạm vi hoạt động tới hầu khắp các quận
huyện trong thành phố và đã thu được nhiều thành công.
Đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2011, NHCSXH TP Hà Nội đã có
mạng lưới rộng khắp Hà Nội với 26 phòng giao dịch.
3
- Phòng giao dịch (PGD) huyện Thanh Trì
Địa điểm trụ sở: Km12+500 đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại: (04)6813260
Phòng giao dịch (sau đây gọi tắt là PGD) huyện Thanh Trì được thành
lập theo quyết định số 678/ QĐ - HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 của chủ
tịch hội đồng quản trị (sau đây gọi tắt là HĐQT) NHCSXH Việt Nam trên
cơ sở tổ chức lại hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm tách kênh
tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. Sự ra đời của PGD đã
nhận được sự quan tâm chỉ đạo của huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân (sau đây gọi tắt là UBND) huyện Thanh Trì.
Kể từ khi đi vào hoạt động, PGD huyện Thanh Trì đã thực hiện các
chương trình cho vay theo chính sách của NHCSXH như chương trình cho
vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh môi
trường, cho vay học sinh sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động thực hiện
các chương trình cho vay uỷ thác.
Dư nợ tín dụng cho vay của PGD đã tăng trưởng liên tục dù nền kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn cho thấy sự cố gắng nỗ lực hoạt động tốt nhất của
PGD để phục vụ cho các đối tượng chính sách đặc biệt là các hộ nghèo.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của PGD
Khi mới thành lập, PGD NHCSXH huyện Thanh Trì có 03 cán bộ định
biên, với sự thay đổi nhân sự qua các năm, tính đến ngày 31/12/2012 ngân
hàng có 09 cán bộ biên chế, 02 bảo vệ hợp đồng ngắn hạn. Mô hình tổ chức
bộ máy của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì được thể hiện thông
qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
4
Giám đốc PGD
Phó Giám đốc PGD
Các phòng Nghiệp vụ
Bộ phận
Kế hoạch - Nghiệp vụ
Bộ phận
Kế toán - Ngân quỹ
(Nguồn: PGD NHCSXH huyện Thanh Trì)
1.1.3. Các hoạt động cơ bản
1.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức
và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kì hạn, không kì hạn, tổ chức huy
động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.
Tổng dư nợ khi mới thành lập của PGD là 7. 028 triệu đồng, trong đó:
- Chương trình hộ nghèo: 2. 326 triệu đồng
- Chương trình Giải quyết việc làm: 4.702 triệu đồng
Tổng dư nợ đến 31/12/2012 là 120.644 triệu đồng. Tăng trưởng dư nợ
tín dụng kể từ khi thành lập đến 31/12/2012 là 113.616 triệu đồng, bình quân
tốc độ tăng trưởng 1,617%/năm, tăng bình quân 162%/năm.
Đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn đang quản lý tại PGD là 120.909 triệu
đồng, tăng 17,20 lần so với khi thành lập. trong đó:
- Nguồn vốn điều chuyển từ Thành phố để cho vay các chương trình
từ Nguồn Trung ương, nguồn Ngân sách Thành phố và nguồn Mặt trận Tổ
quốc (sau đây gọi tắt là MTTQ) Thành phố: 116.176 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 96,08% trên tổng nguồn vốn.
- Nguồn nhận ủy thác từ MTTQ huyện: 150 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
0,12% trên tổng nguồn vốn
- Nguồn vốn huy động được cấp bù chênh lệch lãi suất: 4.583 triệu

đồng, chiếm tỷ trọng 3,79% trên tổng nguồn vốn. Trong đó: Nguồn huy động
từ dân cư và tổ chức kinh tế là 387 triệu đồng và Nguồn huy động tiền gửi tiết
kiệm thông qua Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (sau đây gọi tắt là Tổ TK&VV) là
4.196 triệu đồng.
Trong các năm vừa qua, nguồn vốn tại PGD đã không ngừng tăng
5
trưởng, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 32,6%, phù hợp với tốc độ
tăng trưởng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, nguồn vốn hoạt động chủ yếu hiện
nay của PGD là nguồn điều chuyển từ Thành phố để cho vay các chương trình
từ nguồn vốn Trung ương và vốn nhận ủy thác từ Ngân sách Thành phố,
nguồn vốn nhận ủy thác từ MTTQ huyện tuy đã có nhưng còn thấp.
1.1.3.2. Tình hình tài trợ vốn
Theo Quyết định của Chính Phủ, hiện nay NHCSXH thực hiện 20
chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác. Do đặc điểm của địa phương, hiện tại PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
chỉ áp dụng cho vay 7 chương trình tín dụng sau:
- Chương trình cho vay hộ nghèo
- Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở
- Chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
- Chương trình cho vay giải quyết việc làm
- Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Chương trình cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở
nước ngoài
- Chương trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tăng trưởng dư nợ tín dụng kể từ khi thành lập đến 31/12/12: 113.616
triệu đồng, bình quân tốc độ tăng trưởng 1.617%/năm, tăng bình quân
162%/năm. Dư nợ cho vay từng chương trình cụ thể như sau:
6
Bảng 1.1: Tình hình sử dụng vốn của PGD huyện Thanh Trì năm 2009 - 2012
TT

Chương
Trình
Năm
2009
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ Dư nợ
Chênh
lệch
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
Dư nợ
Chênh
lệch
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
Dư nợ
Chênh
lệch
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
I
Tổng dư nợ các chương
trình
87.047 99.498 + 12.451 + 14,30 106.795 +7.297 +7,33 120.644 + 13.849 +12,97

1 Cho vay hộ nghèo 39.880 41.315 + 1.435 + 3,60 40.098 -1.217 -2,94 45.897 + 5.799 +14,46
T. đó - Hộ nghèo theo NQ 30A
2
Cho vay giải quyết việc làm
(CT 120)
18.800 23.445 + 4.645 + 24,71 27.466 +4.021 + 17,15 30.345 + 2.879 + 10,48
3 Cho vayHọc sinhsinh viên 7.238 9.779 + 2.541 + 35,11 10.275 +496 + 5,07 9.717 - 558 - 5.43
4
Cho vay nước sạch và vệ
sinh môi trường (QĐ 62)
18.389 22.411 + 4.022 + 21,87 26.370 + 3.959 + 17,66 31.870 + 5.500 + 20,86
5
Cho vay doanh nghiệp vừa
và nhỏ(Dự án KFW)
2.000 1.950 - 50 - 2,5 1.850 - 100 - 5,13 1.850 0 0
6
Cho vay hộ nghèo về nhà ở
(QĐ 167)
560 568 + 8 + 1,43 736 + 168 + 29,58 965 + 229 + 31,11
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của PGD NHCSXH Huyện Thanh Trì)
Bốn năm qua, nhìn chung số lượt hộ vay tăng, giảm không đáng kể nhưng
số tiền bình quân mỗi hộ được vay và số dư nợ bình quân mỗi khách hàng tăng
dần qua các năm. Tỷ trọng cho vay hộ nghèo trong Tổng dư nợ vẫn chiếm tỷ
trọng cao nhất (năm 2012 là 38%). Mức đầu tư cho một hộ ngày càng tăng lên,
điều đó chứng tỏ việc cho vay ngày càng đáp ứng nhu cầu thực tế của các hộ
nghèo và khẳng định bước đi đúng đắn của NHCSXH Việt Nam.
Qua đây, ta cũng có thể thấy rõ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới và tình trạng lạm phát trong nước đến chất lượng tín dụng trong
năm 2011.

1.1.4. Kết quả hoạt động của PGD tính đến năm 2012
Trải qua quá trình hoạt động 10 năm từ năm 2003 đến năm 2012, hiện
nay PGD đã triển khai cho vay 7 chương trình tín dụng, cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng chính sách
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chương
trình vay
Cho vay
Thu nợ
Dư nợ đến 31/12/12
Số tiền Số hộ
Tổng
số
Số hộ
Nợ
quá
hạn
1 Hộ nghèo 206.468 14.497 162.897 45.897 2.628 87
2 Giải quyết VL 99.641 6.721 73.999 30.345 1.423 216
3 Sinh viên 14.280 1.051 4.564 9.717 627 62
4 XK lao động 90 3 90 0 0
5 NS&VSMT 46.737 5.849 14.867 31.870 3.997 9
6 Doanh nghiệp 6.850 15 5.000 1.850 4
7
Hộ nghèo về
nhà ở
968 121 3 965 121 0
375.034 31.258 261.420 120.644 8.800 374
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động của PGD NHCSXH huyện

Thanh Trì)
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến 31/12/2012 là 120.644 triệu
đồng, tăng 17,16 lần so với khi thành lập, tốc độ tăng trưởng bình quân là
32,5%/năm, tăng trưởng dư nợ chủ yếu tập trung vào các năm đầu khi mới
thành lập, các năm gần đây, tốc độ tăng dư nợ bình quân 12-20%.
Nguồn vốn của PGD đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của hộ vay. Vốn
chương trình hộ nghèo cho vay kịp thời đến các hộ nghèo phát sinh theo từng
thời điểm trong năm; 100% hộ nghèo trong diện phê duyệt hỗ trợ hộ nghèo về
nhà ở, Học sinh sinh viên đúng đối tượng có nhu cầu đều được Ngân hàng
cho vay vốn. Vốn giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu của 20 - 30% nhu cầu
giải quyết việc làm trong năm, Vốn cho vay NS&VSMT đáp ứng 60% nhu
cầu hộ cần vay.
Chất lượng tín dụng luôn được Ngân hàng quan tâm, chú trọng nâng
cao đảm bảo hiệu quả và an toàn vốn vay. Nợ quá hạn nhận bàn giao chiếm
0,4% tổng dư nợ, qua các năm với sự thăng trầm của nền kinh tế, các đợt
thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn mắc phải, nợ quá hạn cũng thay đổi. Đến
31/12/2012, nợ quá hạn là 374 triệu đồng, chiếm 0,31% tổng dư nợ.
1.2. Tình hình đói nghèo tại huyện Thanh Trì và sự cần thiết phải tài trợ
vốn đối với các hộ nghèo
1.2.1. Thực trạng đói nghèo tại huyện Thanh Trì
1.2.1.1. Số lượng, cơ cấu và phân bố các hộ nghèo ở huyện Thanh Trì
Chuẩn nghèo ở Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo
của các hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn nghèo này khác với chuẩn nghèo bình
quân trên thế giới. Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam
170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn
nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 :
- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ
200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
- Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Ngày 21/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
1752/CT-TTg về việc tổ chức tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc phục vụ
cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2011 – 2015 nhằm
xác định chính xác đầy đủ hộ nghèo, tỷ lệ nghèo ở từng địa phương và trên cả
nước, làm căn cứ cho việc xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính sách phát
triển kinh tế và an sinh xã hội của các địa phương và cả nước.
Tiếp đó, ngày 30/1/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng
cho giai đoạn 2011 - 2015.
Theo hai văn bản nêu trên, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho
giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống;
- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống;
- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ
401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng;
- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ
501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
Huyện Thanh Trì có 15 xã và 1 thị trấn. Theo chuẩn nghèo trên, giai
đoạn 2001 - 2005: tổng số hộ nghèo thời điểm tháng 12/2000 là 1.764 hộ
nghèo (5.645 khẩu), chiếm 3,38% tổng số hộ toàn huyện, đã giảm xuống còn
0,5% vào cuối năm 2005, không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách.
Giai đoạn 2006 - 2010, chuẩn nghèo được điều chỉnh tăng, tại thời
điểm điều tra tháng 11/2005, toàn huyện có 2.360 hộ nghèo với 8.021 khẩu,
chiếm 6,58% tổng số hộ.
Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành đã tích cực thực hiện các giải
pháp giảm nghèo, đến năm 2011 số hộ nghèo của huyện là 1.743. Cuối năm
2012 số hộ nghèo chỉ còn 1.353 hộ chiếm 1,87% tổng số hộ toàn huyện.
Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn ở huyện Thanh Trì: đói

nghèo còn phổ biến ở nông thôn với 90% số người sinh sống ở nông thôn.
Trên 80% số người nghèo là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp
cận với nguồn lực trong sản xuất.
Đói nghèo tập trung trong khu vực thành thị ở huyện Thanh Trì: trong
khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trung bình cao
hơn mức chung cả nước, nhưng mức độ cải thiện đời sống không đều. Đa số
người nghèo thành thị đều làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức,
công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh.
1.2.1.2. Nguyên nhân của đói nghèo tại huyện Thanh Trì
• Nguyên nhân nghèo của các hộ nghèo chủ yếu do ba nguyên nhân
chủ quan sau:
- Thứ nhất, do thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra về hộ nghèo
cho thấy đây là nguyên nhân chủ yếu. Nông dân thiếu vốn thường rơi vào
vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm không đủ ăn, phải đi thuê, phải đi vay để
đảm bảo cuộc sống tối thiểu hằng ngày. Thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn
nhất hạn chế sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia
đình nghèo. Nguyên nhân thiếu vốn chiếm khoảng 70% - 90% tổng số hộ
được điều tra.
- Thứ hai, do thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương thức
canh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính,
con cái thất học. Những khó khăn đó làm cho hộ nghèo không thể nâng cao
trình độ dân trí, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào
canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh dẫn đến năng
suất thấp, không hiệu quả.
- Thứ ba, bệnh tật, gia đình có người tàn tật và sức khỏe yếu kém cũng
là yếu tố đẩy con người vào đói nghèo trầm trọng. Ngoài ra nhiều hộ gia đình
có con em hoặc người trong nhà mắc các tệ nạn xã hội (ma túy, cờ bạc,…)
gây ra nghèo đói.
• Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan trên, tình trạng đói nghèo
còn do các nguyên nhân khách quan, đó là:

- Đất đai canh tác ít, tình trạng không có đất canh tác đang có xu
hướng tăng lên, đặc biệt là những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp theo chính
sách của Nhà nước (như địa bàn xã Liên Ninh, xã Ngọc Hồi một số hộ bị thu
hồi đất để phục vụ cho xây dựng Tổ hợp Ga Ngọc Hồi).
- Chính sách nhà nước còn nhiều hạn chế: sau khi thống nhất đất nước
việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp
và chính sách giá - lương - tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn
còn kém phát triển của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước
và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên
đến 700% năm.
- Hình thức sở hữu: chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập
thể của các tư liệu sản xuất được áp dụng chủ yếu trong một thời gian dài
khiến thui chột động lực sản xuất.
- Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, chính sách ngăn sông
cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn
điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương
nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập của đa số bộ phận giảm
sút trong khi dân số tăng cao.
- Lao động dư thừa ở khu vực nông thôn không được khuyến khích ra
thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp,
đồng thời chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để
ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố làm ăn.
- Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới
do nguồn vốn đầu tư thấp và đầu tư thiếu hiệu quả vào các công trình vốn của
Nhà nước.
- Người dân chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống và sản xuất mà chưa có
các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch
bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá
sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực
(khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào…), rủi ro về chính sách thay

đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch,
quan liêu, tham nhũng.
- Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh
nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không cần thế chấp, đầu tư vào con người
ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp
ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng
nhà nước.
- Sự nghèo đói và HIV/AIDS còn nối tiếp qua nhiều thế hệ. Các em
không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và
bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của
mình.
- Môi trường đang bị hủy hoại, ô nhiễm trong khi đa số người nghèo
lại sống nhờ vào nông nghiệp.
1.2.2. Sự cần thiết phải tài trợ vốn cho các hộ nghèo tại huyện Thanh Trì
1.2.2.1. Đặc điểm của công tác tài trợ vốn đối với các hộ nghèo
Tài trợ vốn đối với hộ nghèo là những khoản vay chỉ dành riêng cho
những người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn được hưởng theo lãi
suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo mau chóng vượt qua nghèo
đói.
Tài trợ vốn đối với người nghèo hoạt động theo các mục tiêu nguyên
tắc, điều kiện riêng, khác với các loại hình tài trợ vốn của các ngân hàng
thương mại, nó chứa đựng những yếu tố cơ bản sau:
Mục tiêu: nhằm vào việc giúp những người nghèo đói có vốn sản xuất
kinh doanh (sau đây gọi tắt là SXKD), cải thiện nâng cao đời sống, góp phần
thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm,
ổn định xã hội.
Nguyên tắc cho vay: hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên
tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận

1.2.2.2. Sự cần thiết tài trợ vốn đối với các hộ nghèo
Đối với nước ta trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường,
xuất phát điểm nghèo nàn lạc hậu, tình trạng đói nghèo càng không tránh
khỏi, thậm chí trầm trọng và gay gắt. Như vậy, hỗ trợ người nghèo trước hết
là mục tiêu của xã hội. Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội,
tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Người
nghèo được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua,
khuyến khích sản xuất phát triển.
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, có nguyên nhân cơ bản
và chủ yếu là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Do không đáp ứng đủ vốn
nhiều người rơi vào vòng luẩn quẩn, làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay
nặng lãi, cầm cố ruộng đất… mong được đảm bảo cuộc sống tối thiểu hằng
ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe dọa.
Việc giải quyết được vốn cho người nghèo có những tác động hiệu quả
thiết thực như sau:
- Tài trợ vốn là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói
Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân: Già, yếu, ốm, đau, không có
sức lao động, lười lao động, thiếu kiến thức trong sản xuất, do điều kiện tự
nhiên bất lợi, thiếu vốn…trong thực tế bản chất những người nông dân là cần
cù, tiết kiệm, nhưng nghèo đói là do thiếu vốn để sản xuất, thâm canh, kinh
doanh. Vì vậy vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp
họ vượt qua khó khăn thoát nghèo. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù
họ sẽ tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
- Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, hiệu quả
hoạt động kinh tế được nâng cao.
Những người nghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc để tiếp tục duy trì cuộc
sống họ buộc lòng phải đi vay nặng lãi với mức lãi suất cao. Chính vì thế, khi
nguồn vốn chính sách đến tận tay người nghèo với số lượng lớn thì không còn
thị trường cho các chủ cho vay nặng lãi .
- Giúp người nghèo nâng cao với kiến thức tiếp cận với thị trường, có

điều kiện hoạt động SXKD.
Cung ứng vốn người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho
SXKD để xóa đói giảm nghèo thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã
bắt buộc người vay phải có tính toán để hiệu quả kinh tế cao. Để làm được
điều đó họ phải học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong lao động sản xuất, tích lũy
kinh nghiệm. Sản phẩm làm ra được trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp
cận được với nền kinh tế thị trường một cách trực tiếp.
- Góp phần trực tiếp vào cơ cấu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn, thực hiện phân công lao động lại trên phạm vi xã hội.
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ
thuật mới vào sản xuất: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại
giống mới có năng suất cao vào sản xuất… Điều này đòi hỏi phải có một
lượng lớn vốn để khuyến nông, khuyến ngư…những người nghèo phải được
đầu tư vốn mới có khả năng thực hiện được. Như vậy, công tác tài trợ vốn đầu
tư cho những người nghèo đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu
nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch
vụ mới trong nông nghiệp góp phần trực tiếp vào cơ cấu chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện lại phân công lao động trên xã hội.
- Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới
Công tác tài trợ vốn cho người nghèo cũng tạo ra sự gắn bó giữa hội
viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thông qua việc hướng
dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế gia đình.
Các tổ chức tương trợ tạo điều kiện cho những người vay vốn có hoàn
cảnh gần gũi nhau, nêu cao tính tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau tăng
cường tình làng, nghĩa xóm tạo niềm tin ở dân đối với Đảng, Nhà nước. Kết
quả phát triển kinh tế làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn, an ninh trật
tự, an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế những mặt tiêu cực tạo ra bộ mặt mới
trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn.
1.3. Thực trạng công tác tài trợ vốn đối với các hộ nghèo tại PGD
NHCSXH huyện Thanh Trì giai đoạn 2010 - 2012

1.3.1. Căn cứ của thủ tục tài trợ vốn đối với hộ nghèo
Căn cứ để tài trợ vốn cho hộ nghèo tại PGD huyện Thanh Trì là:
Thứ nhất, là hồ sơ vay vốn của hộ nghèo
Thứ hai, các căn cứ pháp lý, quy phạm và các định mức theo quy
định của nhà nước
• Hồ sơ vay vốn của hộ nghèo
Theo quy định của NHCSXH thì bộ hồ sơ vay vốn của hộ nghèo
phải bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
1- Hồ sơ do hộ vay lập:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số
01/TD) do hộ nghèo viết
2- Hồ sơ do Tổ TK&VV lập
- Biên bản họp tổ và thông qua quy ước hoạt động (mẫu số 10/TD)
do Tổ trưởng Tổ TK&VV lập có tên hộ nghèo vay vốn
- Danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) do Tổ
trưởng Tổ TK&VV lập có tên hộ nghèo vay vốn
- Trong quá trình hoạt động, tổ lập sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu
lãi, thu tiết kiệm của thành viên vay vốn (mẫu số 13/TD) (nếu có)
3- Hồ sơ do PGD lập
- Thông báo phê duyệt danh sách hộ nghèo được vay vốn (mẫu số
04/TD) do PGD lập
- Thông báo chuyển nợ quá hạn (mẫu số 05/TD) do PGD lập (nếu có)
- Phiếu kiểm tra sau khi cho vay (mẫu số 11/TD)
4- Hồ sơ do hộ nghèo, Tổ TK&VV và PGD cùng lập
- Sổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu số 02/TD)
- Văn bản thỏa thuận ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm (mẫu số
11/TD) (nếu có)
• Các căn cứ pháp lý và các tiêu chuẩn, quy phạm.
- Nghị quyết số 31/1999/QH10 Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 6 từ
ngày 18 tháng 11 đến ngày 22 tháng 12 năm 1999 về nhiệm vụ năm 2000.

- Nghị định số 78/2002/NĐ - CP ngày 4 tháng 10 năm 2002 của
Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
khác.
- Văn bản số 316/NHCS - KH ngày 2 tháng 5 năm 2003 của Tổng
giám đốc NHCSXH về Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo.
- Văn bản số 676/NHCS - TD ngày 22 tháng 4 năm 2007 của Tổng
Giám đốc NHCSXH việc sửa đổi một số điểm của văn bản số 316/NHCS –
KH.
- Văn bản số 243/NHCS - TD ngày 18 tháng 2 năm 2009 của Tổng
giám đốc NHCSXH hướng dẫn quy trình phát hành sổ vay vốn và phát hành
biên lai thu lãi tiền vay.
- Văn bản số 720/NHCS - TDNN - HSSV ngày 29 tháng 3 năm 2011
của Tổng giám đốc NHCSXH Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, thay thế một số
điểm trong các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác.
1.3.2. Quy trình tài trợ vốn đối với hộ nghèo
Sơ đồ 1.2: Quy trình tài trợ vốn đối với hộ nghèo
Đạt yêu cầu
Thông báo Kế hoạch tài trợ vốn
Hướng dẫn các Tổ trưởng Tổ
TK&VV lập danh sách
Tiếp nhận danh sách vay vốn
Thẩm định hồ sơ vay vốn
Quyết định cho vay
Lập sổ Tiết kiệm và vay vốn
Thông báo các hộ không
được tài trợ vốn (ghi rõ lý do)
Không đạt yêu
cầu
Giải ngân

Kiểm tra việc sử dụng vốn vay
Thu nợ gốc và thu lãi
(Nguồn: PGD NHCSXH huyện Thanh Trì)
Đứng trên góc độ PGD NHCSXH, quy trình tài trợ vốn cho hộ nghèo
diễn ra theo sáu bước như sau:
1.3.2.1. PGD thông báo kế hoạch tài trợ vốn theo đợt tới UBND các xã
Quyết định phân bổ Nguồn vốn tài trợ cho hộ nghèo từ Hội sở chính
NHCSXH được thông báo tới Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội. Căn cứ vào tỷ
lệ hộ nghèo các quận (huyện, thị xã), Ban Đại diện HĐQT Chi nhánh
NHCSXH TP Hà Nội xây dựng kế hoạch tín dụng chính sách của các quận
(huyện, thị xã). Trên cơ sở nguồn vốn phân bổ cho huyện Thanh Trì, Ban đại
diện HĐQT NHCSXH huyện Thanh Trì lập kế hoạch tài trợ vốn và tờ trình để
UBND huyện phê duyệt. Nếu được thông qua, Trưởng Ban đại diện HĐQT
NHCSXH huyện Thanh Trì ra văn bản quyết định cho Chánh văn phòng Hội
đồng nhân dân - UBND huyện, Giám đốc PGD NHCSXH huyện Thanh Trì,
Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn có trách
nhiệm thi hành.
Ví dụ minh họa: Ngày 21 tháng 3 năm 2013, Ban đại diện HĐQT
NHCSXH ra quyết định số 3159/QĐ – BĐD về việc phân bổ chỉ tiêu kế
hoạch tín dụng chính sách năm 2013. Cụ thể:
Theo kế hoạch tín dụng đợt 1 năm 2013 tổng nguồn vốn phân bổ cho
PGD là 1,5 tỷ đồng. Trong đó, địa bàn xã Tam Hiệp được giải ngân số vốn
lớn nhất - 400 triệu đồng. Vĩnh Quỳnh vẫn là xã có dư nợ lớn nhất trong 16 xã
và thị trấn.

×